You are on page 1of 54

Mục lục

CHƯƠNG 1: tổng quan về môn học và cấu trúc doanh nghiệp ..................................................... 3
1.1: mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. ....................................................................................... 3
1.2: tổng quan về doanh nghiệp .......................................................................................................... 4
PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP ................................................................................................ 4
Mục tiêu của doanh nghiệp ............................................................................................................ 7
Kiểm soát doanh nghiệp ................................................................................................................. 7
1.4. Hệ thống quản trị doanh nghiệp ............................................................................................. 8
1.5 các ràng buộc về quản lý............................................................................................................ 9
CHƯƠNG 2: Mục tiêu kinh doanh và các lý thuyết về doanh nghiệp .......................................... 9
1.1 tối đa hóa lợi nhuận và quyết định cung của doanh nghiệp .............................................. 10
1.2 Tối đa hóa doanh thu ............................................................................................................... 13
1.3 Các mô hình hành vi ................................................................................................................ 14
1.4:trách nhiệm xã hội cuả doanh nghiệp .................................................................................... 16
CHƯƠNG 3: Rủi Ro Và Bất Ổn Định .............................................................................................. 16
1.1: các trạng thái khác nhau cuả thông tin ................................................................................. 16
1.2 RỦI RO....................................................................................................................................... 16
1.2.2: ích lợi và thái độ đối với rủi ro ....................................................................................... 17
1.2.3: phân tích đường bàng quan giữa rủi ro và thu nhập. ................................................. 18
1.3: BẤT ỔN .................................................................................................................................... 19
1.4: Ra quyết định trong điều kiện rủi ro. ................................................................................... 21
Chương 4:Phân tích và ước lượng hàm cầu ..................................................................................... 21
1.1:quy luật cầu: .............................................................................................................................. 21
Phương trình hàm cầu ................................................................................................................... 22
Co giãn hình cung của cầu- phương pháp trung điểm.............................................................. 25
Các yếu tố ảnh hưởng đến co giãn của cầu theo giá .................................................................. 26
Kết luận ........................................................................................................................................... 29
Độ co giãn và doanh thu biên ....................................................................................................... 29
1.2 Ước lượng hàm cầu.................................................................................................................. 32
1.2: Hàm sản xuất ............................................................................................................................ 35
Sản xuất trong ngắn hạn và dài hạn. ....................................................................................... 36

1
SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN.......................................................................................... 37
Sản xuất trong dài hạn .............................................................................................................. 38
1.3. đường đồng lượng ................................................................................................................... 38
các đường đẳng lượng này có đặc điểm sau: .......................................................................... 39
Mối quan hệ giữa tỷ lệ thay thế kỹ thuật cân biên và năng suất biên ................................ 40
1.4 Các dạng phương trình của hàm sản xuất và đường đồng lượng: ..................................... 41
Hàm sản xuất Leontief...................................................................................................... 41
hàm sản xuất cobb Douglas ............................................................................................. 42
1.5 đường đẳng phí ........................................................................................................................ 42
Nguyên tắc tối đa hóa sản lượng hay tối thiểu hóa chi phí.................................................. 44
1.6 Phân loại chi phí ....................................................................................................................... 44
MC=∆ /∆ = (∆ +∆ )/∆ =∆ /∆ ................................................................................ 45
=W.∆ ∆ = ..................................................................................................................... 45
Đường chi phí trung bình dài hạn: LAC, LATC và LRAC ................................................... 47
1.7 TÍNH KINH TẾ THEO QUY MÔ........................................................................................... 48
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong .................................................................................... 51
Lợi thế nhờ quy mô bên ngoài ................................................................................................. 52
Tính kinh tế theo phạm vi: ....................................................................................................... 53

2
CHƯƠNG 1: tổng quan về môn học và cấu trúc doanh nghiệp

1.1: mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.


Khái niệm:kinh tế học kinh doanh là môn khoa học về vận dụng lý thuyết kinh tế và các
công cụ của khoa học ra quyết định vào việc sử dụng tối ưu các nguồn lực khan hiếm của một
tổ chức nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Giới thiệu những vấn đề cốt lõi của khoa học kinh doanh

Hướng dẫn các ứng dụng những khái niệm mang tính lý thuyết vào vấn đề kinh tế thức
tiễn.
Các vấn đề ra quyết định
quản lí

Lý thuyết Kinh tế học Khoa học ra


kinh tế kinh doanh quyết định

Giải pháp tối ưu với quyết


định quản lý

*Các vấn đề ra quyết định quản lý

-giá và sản lượng

-công nghệ sản xuất

-sản xuất hay đi mua

-mức tồn kho

-phương tiện và mức độ quảng cáo

-thuê và đào tạo lao động

-đầu tư và tài chợ cho đầu tư

*các lý thuyết kinh tế

-lý thuyết kinh tế vĩ mô

3
+chính sách tài khoa

+chính sách tiền tệ

-lý thuyết kinh tế vi mô

-lý thuyết hành vi người tiêu dùng

-lý thuyết doanh nghiệp

-lý thuyết về cấu trúc thị trường và định giá

Các lý thuyết kinh tế tìm cách dự đoán và giải thích các hành vi kinh tế và thường xây dựng dưới
dạng mô hình

*khoa học ra quyết định

Công cụ và kỹ thuật phân tích

-phân tích số liệu

-ước lượng thống kê

-dự báo

-lý thuyết trò chơi

-tối ưu hóa

-mô phỏng

=> xây dựng và ước lượng mô hình kinh tế để xác định mô hình tối ưu của doanh nghiệp

1.2: tổng quan về doanh nghiệp


-là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh
theo pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

-thị trường được xây dựng trên các thể chế và doanh nghiệp là các thể chế chính trong nền kinh
tế thị trường.

-nền kinh tế thị trường: +phi tập trung

+linh hoạt

+thực tế

+có thể thay đổi được

PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP


1) theo bản chất kinh tế của chủ sỡ hữu.

3 loại

+doanh nghiệp tư nhân:1 chủ sở hữu.

4
+doanh nghiệp hợp danh: đông chủ sở hữu

+doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn

2) căn cứ vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp

a) Doanh nghiệp tư nhân

Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu và cá nhân chủ sở hữu đó chỉ làm chủ sở
hữu của một doanh nghiệp tư nhân, không được đồng thời làm chủ sở hữu của nhiều doanh
nghiệp tư nhân khác hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh

Cá nhân chủ sở hữu tự ra quyết định cơ cấu tổ chức và đích thân trực tiếp quản lý các hoạt
động sản xuất kinh doanh và là người đại diên theo pháp luật của doanh nghiệp. cá nhân chủ sở
hữu có trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân không phải là pháp nhân (vì không có tài sản độc lập với
chủ sở hữu)

b) Công ty hợp danh

Là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là cá nhân trong đó phải có ít nhât 1 thành viên hơp
danh. Ngoài thanh viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. thành viên hợp danh phải là cá
nhân còn thành viên góp vốn có thể là tổ chức. thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm liên
đới và vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình với khoản nợ và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp
còn các thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty.

Thành viên hợp danh có quyền quản lý và điều chỉnh hoạt động kinh doanh của công ty.
Thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty. Trường hợp thành viên góp vốn tham gia
điều hành công ty thì thành viên đó phải gọi là thành viên hợp danh. Công ty hợp danh có tư
cách pháp nhân và không được quyền phát hành chứng khoán.

Về thực chất: các thành viên hợp danh cũng không khác nhiều so với chủ sở hữu của công ty
tư nhân. Tuy nhiên để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả kinh doanh khi không có khả năng tự
lập doanh nghiệp riêng thì việc kết hợp một số người bạn cùng chung ý tưởng để cùng kinh
doanh thì loại hình công ty hợp danh là một trong những loại hình tốt nhất.

c) Công ty trách nhiệm hữu hạn

+một thành viên

+nhiều thành viên

Sự khác biệt cơ bản giữa 2 loại hình này nằm ở cơ cấu tổ chức quản lý hay cách thực hiện
quyền chủ sở hữu.

Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở
hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tàn sản khác của công ty
trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.

5
Công ty TNHH 2 thành viên là doanh nghiệp trong đó 2 thành viên có thể là cá nhân hay
tổ chức, số lượng không vượt quá 50.

Dù là TNHH 1 hay 2 thành viên thì đều chung các đặc điểm sau:

+số lượng thành viên không quá 50.

+trách nhiệm của các thành viên bị giới hạn trong phạm vi vốn góp vào công ty

+phần vốn góp chuyển nhượng được nhưng có điều kiện:

Phải trào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần
vốn góp của họ trong công ty

Chỉ chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của
công ty mua không hết hoặc không mua trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.

+công ty là pháp nhân độc lập, tách biệt với thành viên

+công ty TNHH không được phát hành chứng khoán

Mặc dù không có phát hành chứng khoán đê thu hút vốn cho hoạt động kinh doanh như
loại hình côn ty cổ phần nhưng loại hình công ty TNHH lại được nhiều người lựa chọn để tiến
hành cùng nhau hợp tác kinh doanh do đặc tính chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào
công ty và việc chuyển nhượng vốn của các thành viên góp vốn bị hạn chế so với loại hình công
ty cổ phần.

d) Công ty cổ phần

Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau được
gọi là cổ phần. cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng tối thiểu là 3 và không hạn chế tối đa.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợp và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp. cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình
cho người khác.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân. Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn. tài sản
của các nhân và doanh nghiệp tách biệt nhau. Cá nhân chỉ chịu trách nhiệm đối với hoạt động
của doanh nghiệp trong phạm vi góp vốn của mình.

Sau khi công ty được thành lập 3 năm thì có thể phát hành chứng khoán để thu hút vốn
đầu tư cho hoạt động kinh doanh.

3) căn cứ vào chế độ trách nhiệm

-trách nhiệm hữu hạn

6
-trách nhiệm vô hạn

Mục tiêu của doanh nghiệp


 Tối đa hóa lợi nhuận
 Tối đa hóa doanh thu
 Tối đa hóa lợi ích quản lý
 Tự thỏa mãn

Các bên liên quan mật thiết trong doanh nghiệp có thể được chia thành các nhóm sau:

 Trong nội bộ doanh nghiệp có người lao động, HĐQT, ban quản lý…
 Các bên liên quan có quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp có cổ đông, khách hàng, nhà cung
cấp, nhà tài trợ, chủ nợ, truyền thông…
 Các tổ chức cá nhân bên ngoài doanh nghiệp: Chính phủ. Các hiệp hội , cộng đồng tổ chức
công nghiệp và thương mại các tổ chức quan trọng khác, Đối thủ cạnh tranh…
 Cổ đông: cổ đông bầu ra HĐQT. Trong doanh nghiệp, cổ đông là những người sở hữu cổ phiều
của doanh nghiệp, nói một cách khác họ chính là những người chủ của doanh nghiệp.
 Cổ đông quan tâm tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách chia lợi
nhuận, các chiến lược trong cả ngắn hạn và dài hạn. cổ đông rất quan tâm tới hình ảnh và
thương hiệu của doanh nghiệp và các mối quan hệ khác của doanh nghiệp, đặc biệt là mối
quan hệ với cổ đông và khách hàng.
 Ban giám đốc: thực hiện và quản lý các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, quyết định
sx, liên quan đến hoạt động sx kinh doanh.
 Hội đồng quản trị:

+giám sát quản lý

+giải quyết các vần đề đặc biệt của doanh nghiệp

+đưa ra các quyết định dựa trên lợi ích của cổ đông.

Kiểm soát doanh nghiệp


 Kiểm soát doanh nghiệp là gì?

Là quyền lựa chọn hoặc thay đổi cách thức quản lý doanh nghiệp

 Doanh nghiệp do chủ sở hữu hay người quản lý kiểm soát?

Quyền kiểm soát doanh nghiệp do người quản lý nắm giữ khi cổ đông không nắm quyền kiểm
soát trong HĐQT hoặc không đủ quyền biểu quyết để nắm quyền kiểm soát dẫn tới việc người
quản lý có quyền lực nhiều hơn so với trường hợp CSH kiểm soát.

Quyền kiểm soát doanh nghiệp do chủ sở hữu nắm giữ nếu chủ sở hữu của doanh nghiệp có đủ
quyền kiểm soát đối với hội đồng quản trị nhằm gây ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định thông
qua

1. Kiểm soát trực tiếp số phiếu bầu trong HĐQT ( thường tỉ lệ phiếu bầu hơn 10%)

7
2. Kiểm soát gián tiếp thông qua việc nắm giữ đủ lớn số cổ phiếu có quyền biểu quyết
(thường tỉ lệ phiếu bầu 10% trong nhóm phiếu bầu)

So sánh quyền kiểm soát chủ sở hữu và người quản lý nắm giữ

Chủ sở hữu có vai trò đặc biệt trong giai đoạn khởi đầu:

-năng suất/hiệu quả cao hơn, phù hợp hơn với mong muốn của chủ sở hữu

-hài hòa lợi ích của chủ sở hữu và người quản lý

-duy trì khả năng của chủ sở hữu trong việc định hướng hoạt động của doanh nghiệp, lựa chọn
đầu tư và mức độ rủi do

Người quản lý:

-Phù hợp với sự đa dạng quy mô, phạm vi của doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động

-Bảo vệ quyền lợi các cổ đông nhỏ

-Năm giữ kiên thức chuyên môn góp phần quản lý hiệu quả.

Các yêu tố ảnh hưởng đến quyền kiểm soát:

-quy mô của cổ đông lớn nhất

-quy mô và phân bổ các cổ phần còn lại

-sự sẵn lòng của các cổ đông khác trong việc hình thành các nhóm quyết định

-sự sẵn lòng của các cổ đông khác nhằm chủ động áp đảo quyền biểu quyết của nhóm điều hành.

1.4. Hệ thống quản trị doanh nghiệp


Quản trị doanh nghiệp liên quan đến mọi quy trình do CSH công ty tiến hành nhằm đảo
bảo lợi ích tốt nhất có thể có cho công ty.

Gồm có:

-Hệ thống bên trong(Pháp, Đức, Nhật…)

+ít công ty niêm yết

+quyền sở hữu tập trung

+cổ đông chính là các công ty/tổ chức

+mua bán cổ phiếu diễn ra với số lượng lớn( số lượng dao dịch 1 lần lớn nhưng số lần diễn ra
mua bán ít, mối liên hệ giữa cổ đông chặt chẽ, chỉ bán khi chuyển quyền sở hữu)

=>cổ đông chủ động tham gia kiểm soát công ty

8
-Hệ thống bên ngoài( Anh, Mỹ)

+quyền sở hữu phân tán do có nhiều cổ đông.

+các cổ đông chủ yếu: là các tổ chức phi ngân hàng, cá nhân.

+ban giám đốc công ty: Cổ đông và các bên liên quan.

+cổ phiếu được mua bán thuận lợi, phục vụ mục đích đầu tư do được niêm yết.

Việc thay đổi chính sách/quản lý diễn ra chậm hơn.

+chịu sự chi phối của thị trường (thông qua giá cổ phiếu)

Vì NQL không chỉ quan tâm đến quản lý mà quan tâm đến giá doanh nghiệp trên thị trường ra
sao. Thị trường phản chiếu hoạt động của doanh nghiệp, Nếu kết quả không tốt, vị trí của người
quản lý sẽ bị đe dọa.

+Không có mối liên hệ chặt chẽ giữa cổ đông và người quản lý

+Quyền lợi của cổ đông được chú trọng.

1.5 các ràng buộc về quản lý


Mức đọ quyền hạn của người quản lý cấp cao trong việc hoạch định mục tiêu của công ty bị giới
hạn bởi các ràng buộc bên trong và bên ngoài.

*ràng buộc bên ngoài

1. Nhóm cổ đông lớn của công ty


2. Người mua cổ phiếu của công ty
3. Người mua tiềm tàng có triển vọng mua lại toàn bộ cổ phiếu có quyền biều quyết
4. Chủ nợ, nhà đầu tư
5. Các cơ quan chức năng và công ty kiểm toán

*ràng buộc bên trong

1. Giám đốc không điều hành công ty: người được bầu vào hội đồng giám sát trong công ty
(vd ở Anh) để tiến hành giám sát hoạt động của đội ngũ giám đốc điều hành công ty.
2. Cổ đông: nhóm người có thể thực hiện quyền lực của mình trong các cuộc họp của công
ty hoặc thông qua đội ngũ quản lý.
3. Nhóm người có quyền lợi liên quan: nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, chủ nợ và cộng
đồng tại địa phương.

CHƯƠNG 2: Mục tiêu kinh doanh và các lý thuyết về doanh nghiệp


*vai trò của lợi nhuận

-duy trì sự tồn tại dài hạn của doanh nghiệp.

-là nguồn tài chính quan trọng cho các khoản đầu tư tương lai.

9
-chi trả thù lao, thưởng cho các bên liên đới

-Là phương tiện để đánh giá quá trình hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư
của doanh nghiệp.

1.1 tối đa hóa lợi nhuận và quyết định cung của doanh nghiệp
(q)= TR(q) – TC(q)

-tổng doanh thu: TR= P.Q



-doanh thu biên (MR) :MR= =

-dựa vào công thức tính MR ta có thể viết lại


( . )
MR= = = +

 Nếu só lượng hàng hóa mà doanh nghiệp bán ra không ảnh hưởng gì đến giá thị trường
khi đó doanh thu biên bằng giá: MR=P
- Nếu doanh nghiệp bán ra thêm sản phẩm làm giảm giá cả thị trường , đây là đặc điểm của
thị trường độc quyền, thì doanh thu biên nhỏ hơn giá.
< 0 => MR<P

Chúng ta có thể thấy doanh thu biên giảm vì doanh nghiệp phải giảm giá để bán được nhiều sản
phẩm hơn. Hình dạng của đường doanh thu biên phụ thuộc vào hình dạng của đường cầu.

 Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận.


( ) = 0 => =
"( ) < 0

-khi MR(q) > MC(q), đầu ra


sẽ tăng.
-Khi MR(q)< MC(q) thì sẽ
giảm sản xuất
 Như vậy MR(q)=MC(q)

10
- Doanh thu bình quân (AR): AR=
- Lợi nhuận đơn vị (q)
( ) ( )
q= = = =P-AC

AC= = + = +

AC: chi phí cố định trung bình để ra 1 sản phẩm

AFC: chi phí cố định trung bình

AVC: chi phí biến đổi trung bình

Giá >SAC1 : có lợi nhuận

Giá ∈ (SAVC1, SAC1) :lỗ nhưng trong ngắn hạn chấp nhận được vì được đền bù vào phần chi phí
cố định

Giá <SAVC1 :DN ngừng sản xuất

11
- Nếu P ≥ LAC1 => sản xuất Q*
- Nếu P< LAC1 => đóng cửa

*Hạn chế của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận:

- Về lý thuyết:

1. Thông tin không hoàn hảo làm việc xác định MR, MC khó khăn. Phải biết chi phí yếu tố đầu
vào, chi phí giá cả, điều kiện biến động thị trường để tính MR, MC. Việc tìm kiếm thông tin rất
khó khăn và tốn kém.

2. Lợi nhuận chịu ảnh hưởng của yếu tố thời gian, DN có thể sẵn sàng hy sinh lựa chọn lợi nhuận
thấp ngắn hạn để đạt được mục đích lợi nhuận dài hạn. Mặt khác, đồng tiền mất giá theo thời
gian. Nếu chỉ tối đa hóa lợi nhuận mà không xét đến tỷ lệ chiết khấu (giảm giá) của đồng tiền đối
với lợi nhuận, như vậy thực chất, lợi nhuận thu được là không cao, không đáp ứng được mục
tiêu của DN.

3. Trong thực tế, DN không chỉ có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà cần phải quan tâm đến lợi
ích các bên liên đới, Nếu không họ không hoạt động vì mục tiêu của doanh nghiệp. Khi tối đa
hóa lợi nhuận, DN sẽ phải đạp đổ mối quan hệ với người khác, như vậy sẽ không tạo ra được
mối quan hệ lâu dài trong DN.

- Về thực tế.

Nghiên cứu chỉ ra:

47,4% doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, trong đó chỉ có 26,1% doanh nghiệp coi lợi nhuận là
trên hết.

*Ưu điểm của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

- Là kiến thức thực tiễn, không phải kiến thức khoa học. Trong việc ra quyết định, các DN áp
dụng các phương pháp sai và thử lại, sử dụng tối đa kinh nghiệm và sự hiểu biết đã đưa ra quyết
định, thích ứng với thị trường và điều tiết chính sách.

12
- Là ràng buộc, yêu cầu với DN trước sự cạnh tranh trên thị trường khi DN hoạt động mà không
có lợi nhuận. không có sự cạnh tranh, sẽ bị đào thải. Do đó, DN coi lợi nhuận là mục tiêu quan
trọng để tồn tại trên thị trường, để Hội đồng quản trị hài lòng.

1.2 Tối đa hóa doanh thu


TR= P.q

 Mức sản lượng mà doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu phải thỏa mãn điều kiện:

TRmax  MR=0

Ràng buộc về lợi nhuận:

-Mức lợi nhuận tối thiểu mà doanh nghiệp cần đạt được.

-Đưọc xác định ở mức thấp hơn mức lợi nhuận tối đa.

Ràng buộc về lợi nhuận đưọc xác định dựa trên các yếu tố sau:

-mức lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận thông thường trong ngày

-mức lợi nhuận thoả mãn các cổ đông

-mức lợi nhuận giúp doanh nghiệp tránh bị thâu tóm hay mua lại.

Quảng cáo và doanh thu

+giả định

-Doanh thu cận biên của quảng cáo luôn dương.

-giá cả thị trường cuả hàng hoá không đổi.

-quảng cáo là tăng doanh thu với hiệu suất giảm dần.

13
A là chi phí quảng cáo

TC+A tổng chi phí=chi phí sx+ chi phí quảng cáo

(giả thiết chi phí sx là cố định OT)

nc: lợi nhuận ràng buộc

như vậy

A* :mức QC làm tối đa hoá lợi nhuận

Ac :Mức QC làm tối đa hoá doanh thu

1.3 Các mô hình hành vi


giả định:

-quyền kiểm soát và sở hưũ là tách biệt

-các nhóm riêng biệt có những mục tiêu khác nhau

-doanh nghiệp có nhiều mục tiêu theo thứ bậc khác nhau

Simon(1959)

mục tiêu ngắn hạn

-đạt mức lợi nhuận thoả đáng.

-duy trì sự tồn tại cuả doanh nghiệp

-đạt mức gần với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.

14
-điều chỉnh thông qua việc rà soát các mục tiêu đã đạt được.

-các nhóm lợi ích khác nhau có mục tiêu khác nhau

-quá trình ra quyết định phụ thuộc vào sự tương tác giưã các nhóm lợi ích.

-nghiên cứu sự tương tác giưã các nhóm lợi ích nhằm xác định lợi ích dài hạn cuả doanh nghiệp.

Cyert& march(1963)

-doanh nghiệp có nhiều nhóm lợi ích và nhiều mục tiêu

-mục tiêu cuả doanh nghiệp là nhằm thoả mãn các bên liên đới

-doanh nghiệp đạt sự đồng thuận thông qua các cam kết về chính sách và các khoản đền bù bên
ngoài.

Mục tiêu cụ thể cuả doanh nghiệp:

-sản xuất

-tồn kho

-doanh số

-thị phần

-lợi nhuận

15
1.4:trách nhiệm xã hội cuả doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội cuả doanh nghiệp được định nghiã là mức độ mà doanh nghiệp phục vụ cho
các lợi ích cuả xã hội hơn là cho chính lợi ích cuả chủ sở hữu hay người quản lý, dù điều này mâu
thuẫn với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cuả doanh nghiệp.

Động cơ thực hiện trách nhiệm xã hội cuả doanh nghiệp:

-Lợi ích dài hạn cuả chính bản thân doanh nghiệp.

-đòi hỏi các bên liên đới

-quy định của chính phủ.

CHƯƠNG 3: Rủi Ro Và Bất Ổn Định


1.1: các trạng thái khác nhau cuả thông tin
có 3 trạng thái khác nhau cuả thông tin.

-thứ nhất là chắc chắn, nghĩa là ngừời ra quyết định có được thông tin trước một cách hoàn hảo
về các kết quả của các quyết định cuả mình.Mỗi quyết định chỉ có một kết quả và người ra quyết
định biết được kết quả đó. Đó là những quyết định thường xuyên và lặp đi lặp lại,

-trạng thái thứ 2 cuả thông tin là rủi ro. trong tình huớng này một quyết định có thể có nhiều hơn
1 kết quả do đó không có sự chắc chắn. nhưng người ra quyết định biết tất cả kết quả và xác suất
xảy ra các kết quả đó.

-Trạng thái thứ 3 là không chắc chắn hay còn gọi là tình huống bất định, bất trắc, bất ổn.

Trong tình huống này một quyết định có thể có nhiều kết quả và người ra quyết định biết giá trị
cuả các kết quả nhưng không biết xác suất xảy ra cuả các kết quả đó.

 Xác suất chủ quan nghĩa là xác suất cuả 1 biến cố là số lần biến cố này sẽ sảy ra theo như
người ra quyết định nghĩ.

Đối với xác suất chủ quan thì nguời ra quyết định phải phán đoán và phán đoán chủ quan
này phụ thuộc vào kinh nghiệm, tri thức, thông tin, khả năng phân tích và xử lý thông tin... Cuả
nguời ra quyết định. mỗi hệ quả tất yếu là xác suất chủ quan thường khác nhau.

1.2 RỦI RO
1.2.1 Các kỹ thuật ra quyết định trong điều kiện rủi ro.

1.2.1.1 sử dụng giá trị kỳ vọng

Giá trị kì vọng cuả một hành động cụ thể(EV) bằng tổng cuả các tích cuả kết quả và xác
suất xảy ra cuả chúng, và tất cả các kết quả có thể xảy ra đều được tính đến.

E(x)= EV= ∑ .

Pi : xác suất của kết quả i. tổng Pi=1

Vi : giá trị kết quả thứ i

16
-Những hạn chế cuả kỳ vọng

Nếu giá trị kỳ vọng đưọc sử dụng làm tiêu thức ra quyết định thì người ta quyết định hợp lý luôn
luôn chọn được hành động đem lại giá trị dự kiến cao nhất.

mặc dù về mặt cảm tính ta có thể thấy đây là một cách có ý nghiã để ra quyết định nhưng nhiều
ví dụ cho thấy việc vận dụng nó có thể dẫn đến kết luận vô nghiã.

1.2.1.2 đo lường mức độ mạo hiểm.

Thước đo phổ biến nhất cuả mức độ rủi ro cuả một hành động là phương sai và độ lệch
chuẩn cuả kết quả.

Độ lệch chuẩn cuả một phân bố xác suất biểu thị giá trị trung bình cuả chênh lệch tuyệt
đối cuả tất cả các kết quả so với giá trị kỳ vọng cuả phân bố xác suất đó. chênh lệch giưã mỗi kết
quả có thể và giá trị dự kiến được gán cho các trọng số là xác suất xảy ra cuả nó.

Phương sai phản ánh mức độ phân tán cuả các giá trị của biến ngẫu nhiên xung quanh giá
trị trung bình cuả nó là kỳ vọng toán. Trong thống kê, người ta dùng phương sai để đo độ biến
thiên cuả một đại lương ngẫu nhiên. biến thiên ở đây hàm nghĩa biến thiên so với giá trị trung
bình (hay giá trị kỳ vọng )

Công thức tính phương sai:

V(x) = =p1(x1-Ex)2 + p2(x2-Ex)2+…..+pn(xn-Ex)2

x1, x2….xn : các kết quả có thể xảy ra của một biến ngẩu nhiên

p1, p2….pn : xác suất tương ứng.

độ lệch chuẩn

σ= − ( ) .

1.2.2: ích lợi và thái độ đối với rủi ro


lợi ích kỳ vọng được tính theo công thức:

EU= ∑ .

Trong đó: Pi là xác suất của kết quả thứ i

Ui là lợi ích của kết quả thứ i

Giá trị ích lợi là bao nhiêu tùy vào ước lượng chủ quan cuả người ra quyết định nhưng lợi
ích cuả kết quả thuận lợi phải cao hơn so với kết quả kém thuận lợi hơn.

Dạng cuả hàm lợi ích rất đa dạng tuỳ theo lợi ích cuả người ra quyết định chứ không nhất
thiết là lợi ích tăng theo lợi nhuận tăng.

thái độ cuả mọi người đối với rủi ro:

17
gét rủi ro:

Ưa thích một khoản tiền M chắc chắn hơn là khoản đầu tư với giá trị kỳ vọng bằng M.

Không quan tâm đến rủi ro:

Bàng quan trong việc lưạ chọn khoản tiền M và khoản đầu tư với giá trị kỳ vọng bằng M.

Ưa thích rủi ro:

ưa thích khoản đầu tư với giá trị kỳ vọng bằng M hơn là khoản tiền chắc chắn bằng M.

Người ghét may rủi là người khi được phép chọn giưã một tình huống chắc chắn và không
chắc chắn có giá trị kỳ vọng tương đương sẽ chọn tình huống chắc chắn.

Người thích may rủi là người khi được phép chọn giữa một tình huống chắc chắn và một
tình huống không chắc chắn có giá trị kỳ vọng tương đương sẽ chọn tình huống không chắc chắn.

Người bàng quan với may rủi chỉ quan tâm đến giá trị kỳ vọng mà không quan tâm tới
may rủi của tình huống.

1.2.3: phân tích đường bàng quan giữa rủi ro và thu nhập.
-thể hiện các kết hợp giưã rủi ro và thu nhập đem lại mức độ thoả dụng là như nhau đối với một
cá nhân.

-các cá nhân khác nhau có đường bàng quan với hình dạng khác nhau.

Khi rủi ro tăng lên, kỳ vọng thu nhập tăng cao hơn thì mới chấp nhận rủi ro.

18
Chỉ quan tâm đến thu nhập kỳ vọng mà không quan tâm đến rủi ro.

Càng nhiều rủi ro càng thích, sẵn sàng chấp nhận thu nhập kỳ vọng thấp nhưng rủi ro cao.

1.3: BẤT ỔN
1.3.1: Bất ổn và hành vi cá nhân

Khách hàng ghét rủi ro:

-Cửa hàng nhỏ, Trung tâm thương mại.

-quán ăn lạ, Nhà hàng quen.

Bảo hiểm

-Sẵn sàng mua bảo hiểm để hạn chế rủi ro

- Người mua bảo hiểm sẵn sàng từ bỏ một khoản tiền nhỏ (phí bảo hiểm) để loại bỏ rủi ro khi xảy
ra mất mát.

Trong thị trường nhiều thông tin.người gét rủi ro sẽ làm gì?

Tìm hiểu thông tin:

19
-Khách hàng không biết giá cuả sản phẩm tương tự của các doanh nghiệp khác.

-Giá bảo lưu: là mức giá mà tại đó khách hàng bàng quan trong việc mua hàng ở mức giá hiện tại
và tìm kiếm để có mức giá thấp hơn.

-Giá càng tăng, EB tăng dần, người tiêu dùng quyết định dừng lại khi chi phí tìm kiếm bằng giá
trị kỳ vọng lợi ích đạt được.

-Chi phí tìm kiếm >EB >= không tìm kiếm, chấp nhận giá.

Bất ổn và doanh nghiệp.

Ghét rủi ro:

-Đa dạng hoá: Đầu tư vào nhiều dự án để giảm rủi ro.

 Tối đa hoá lợi nhuận. MR=MC


 Bất ổn và thị trường.
 Thông tin bất cân xứng:

Là tình huống khi một vài người có thông tin tốt hơn so với những người khác.

-Nhóm người có ít thông tin từ chối không tham gia vào thị trường.

-Ảnh hưởng tới lợi nhuận và các quyết định quản lý khác.

-Đặc tính ẩn: là những đặc tính mà chỉ có một bên trong giao dịch kinh tế nắm được thông tin.

-Hành động ẩn: Là hành động được thực hiện bởi 1 bên mà bên kia không thể giám sát được.

-Lựa chọn ngịch: xảy ra trước khi giao dịch được ký kết.

Tiêu chí ra quyết định Maxi-min (tìm cơ hội tốt nhất trong điều kiện xấu nhất)

20
-Lựa chọn dự án với giá trị kỳ vọng cao nhất trong các kết quả với giá trị thấp nhất.

-Là tiêu chí ra quyết định của người gét rủi ro.

(trc cái tin kia): Rủi ro về đạo đức: xảy ra khi dao dịch được ký kết, gây ra mối nguy hại cho cả 2
bên.

1.4: Ra quyết định trong điều kiện rủi ro.


Cây ra quyết định

- đưa ra quyết định dựa trên sự phụ thuộc trong tương tác cuả các chuỗi kết quả.

- chuỗi lựa chọn đưọc thể hiện dưới dạng sơ đồ cây.

 Tiêu chí ra quyết định maxi-min ( tìm ra cái tốt nhất trong những các xấu nhất)

-lựa chọn những dự án có giá trị kỳ vọng cao trong những dự án có giá trị kỳ vọng thấp

-là tiêu chí ra quyết định của người gét rủi ro

 Tiêu chí ra quyết định Maxi-max (tìm cái tốt nhất trong cái tốt nhất)

- lựa chọn dự án với giá trị kỳ vọng cao nhất trong các quyết định với giá trị cao nhất.

-là tiêu chí ra quyết định của những người ưa thích rủi ro.

 Tiêu chí ra quyết định mini-max regret:

-so sánh chi phí cơ hội của các lựa chọn sai lầm.

- Cho phép người quản lý phân tích lợi ích/thiệt hại đi kèm với các quyết định.

-Lựa chọn dự án nhằm hạn chế sự hối tiếc.

Chương 4:Phân tích và ước lượng hàm cầu


1.1:quy luật cầu:
 Quan hệ giữa giá và lượng cầu tỉ lệ ngịch.
 Đường cầu dốc xuống phiá phải
 thay chuyển vể lượng câu là di chuyển dọc đưòng cầu
 di chuyển cầu là dịch chuyển đường cầu.

-Các yếu tố quyết định cầu:

+Thu nhập

+Giá cả các hàng hóa liên quan (hàng bổ xung và thay thế)

+quảng cáo bản thân sản phẩm và sở thích cá nhân

+dân số

+kỳ vọng

21
+thị hiếu

+lãi suất

..v...v....

Phương trình hàm cầu


Qxd= f(Px,Py,M,H)

Qxd :lượng cầu với giá hàng hóa X

Px :giá cả hàng hóa X

Py :giá cả hàng hóa Y

M : thu nhập

H : các nhân tố khác

Độ co dãn của cầu: Biểu thị mức độ thay đổi của luợng cầu về hàng hoá khi có một mức thay đổi
nhất định của một yếu tố ảnh hưởng đến cầu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi

Là mức thay đổi phần trăm về lượng cầu khi có 1% thay đổi của một yếu tố ảnh hưởng đến cầu.
%∆ ∆ / ∆
Ep=%∆ = =
∆ / ∆

Với Q=a-p.P
( ) ( . . )
Ep= =
( ) ( )

 Ep=-b.P/Q => Ep=Q’.P/Q

Khi P=a/2b và Q=a/2 => Ep=-1

Khi P=0 => Ep=0, khi Q=0 => Ep=

22
Cầu không co giãn: hệ số co dãn nhỏ hơn 1

Cầu co giãn: hệ số co dãn lớn hơn 1

23
Đối với đường cầu nằm ngang, ∆ /∆ là vô hạn. Một thay đổi nhỏ của P đều dẫn đến thay đổi
lớn về cầu.

Cầu co dãn vô hạn

Đối với đường cầu đứng: ∆ /∆ bằng 0. Lượng cầu luôn như nhau ở mọi mức giá.

24
Cầu hoàn toàn không co giãn

Sự co giãn của cầu theo thu nhập là sự thay đổi % trong lượng cầu Q do có sự gia tăng 1% trong
thu nhập I
%∆ ∆ / .∆
Ei= %∆ = =
∆ / .∆

Công thức Ei

Ei thông thường có giá trị dương vì thu nhập và lượng cầu thay đổi cùng chiều theo quy luật của
Egel. Đối với mặt hàng thiết yếu %∆ /%∆ giá trị của Ei=I

Đối với các hàng hóa cao cấp, %∆ /%∆ giá trị của Ei=I

Đối với sản phầm hàng hóa cấp tháp Ei có giá trị âm vì thu nhập và lượng cầu thay đổi ngược
chiều nhau.

Độ co giãn chéo giữa hai mặt hàng X và Y là: % thay đổi trong lượng cầu X khi giá hàng Y thay
đổi 1%

Như vậy độ co giãn của cầu đối với giá hàng X có tính tới giá mặt hàng Y sẽ viết:
%∆ ∆ / .∆
Exy=%∆ =∆ =
/ .∆

Exy=0: X và Y là 2 mặt hàng không liên quan.

Exy <0: X và Y là hai mặt hàng bổ xung

Exy>0: X và Y là hai mặt hàng thay thế.

Co giãn hình cung của cầu- phương pháp trung điểm


Những tính toán về độ co giãn của cầu theo giá với một đường thẳng cầu mà chúng ta đã ban là

thẳng tiến bởi vì:

25
1. Chúng ta đã tính độ co giàn điểm. Đây là độ co giãn được tính tại bất kỳ điểm nào dọc

theo đường cầu.

2. ∆ /∆ là không đổi tại bất kỳ điểm nào dọc theo đường cầu.

Tuy nhiên khi đường cầu không phải đường thẳng, người ta sử dụng phương pháp trung điểm

để tính hệ số co giãn giá của cầu giữa hhai điểm (Q1,P1) và (Q2,P2) như sau:

Ep=[(Q2-Q1)/(P2-P1)]*{[(P2+P1)/2]/[(Q2+Q1)/2]}

( )/[( )/ ] ( )( )
 Ep= =
( )/[( )/ ] ( )( )

Các yếu tố ảnh hưởng đến co giãn của cầu theo giá
- Các hàng hóa thay thế: nếu có nhiều hàng hóa với mức độ thay thế càng cao thì cầu về

hàng hóa đang xem xét càng co giãn.

- Tổng thu nhập của người tiêu dùng chi cho hàng hóa đang xem xét: nếu phần chi tiêu của

một hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của người tiêu dùng thì sự thay đổi của

giá sẽ ảnh hưởng tới lượng cầu.

- Khoảng thời gian xem xét: trong dài hạn cầu sẽ có xu hướng co dãn hơn trong ngắn hạn

vì người tiêu dùng có thể biết được sự thay đổi giá và tìm ra các cách khác để thỏa mãn

các nhu cầu của mình. Nhưng đối với một số mặt hàng thì hoàn toàn ngược lại.

Hàng tiêu dùng Hàng lâu bền

Vd 1: Ngay cả khi giá café tăng mạnh lượng cầu café sẽ giảm xuống dần dần do những người
tiêu dùng bắt đầu bớt uống café.

26
Độ co dãn của cầu và tổng doanh thu

27
Bởi đường cầu co giãn, sự tăng của giá cả dẫn đến sự suy giảm của lượng cầu với tỷ lệ lớn hơn.
Do đó, tổng doanh thu (bằng tích của giá và sản lượng) giảm. Ở đây, mức tăng giá từ 60$ lên
80$ làm cho lượng giảm từ 20 xuống 10, do đó tổng doanh thu giảm từ 1200$ xuống chỉ còn 800$.

Tổng doanh thu thay đổi như thế nào khi chúng ta di chuyển dọc theo đường cầu?

Câu trả lời phụ thuộc vào hệ số co giãn giá của cầu.

Nếu cầu không co giãn, thì sự gia tăng giá cả làm tăng tổng doanh thu. Ở đây, sự tăng giá cả từ
20$ lên 40$ chỉ làm cho lượng cầu giảm từ 40$ xuống 30$, do đó tổng doanh thu tăng từ 800$ lên
1200$.

28
Sự gia tăng giá cả làm tăng tổng doanh thu PxQ vì sự giảm sút của Q nhỏ hơn so với sự gia tăng của
P

Kết luận
- Khi đường cầu không co giãn (hệ số co giãn giá của cầu nhỏ hơn 1), sự gia tăng của giá
cả làm tăng tổng doanh thu và sự giảm sút của giá cả làm giảm tổng doanh thu (đồng
biến).
- Khi đường cầu co giãn (hệ số co giãn giá của cầu lớn hơn 1), sự gia tăng của giá cả làm
giảm tổng doanh thu và ngược lại, sự giảm sút của giá cả làm tăng tổng doanh thu (nghịch
biến).
- Trong tình huống đặc biệt với cầu co giãn đơn vị (hệ só co giãn của cầu bằng 1),(TR đạt
mức tối đa).

Độ co giãn và doanh thu biên


Chúng ta đã biết doanh thu của doanh nghiệp là một hàm số theo giá cả và sản lượng:

TR=P.q

Ta có: P=a+bq =>TR=a.q+bq2 => TR’ =MR=a+2bq

Mức sản lượng mà doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu phải thỏa mãn điều kiện:

= =0

Ta có:TR đạt tối đa  cầu co giãn đơn vị, suy ra:

- MR>0 : cầu co giãn


- MR=0 : cầu co giãn đơn vị
- MR<0 : cầu ít co giãn

29
Theo đồ thị trên:

Đường cầu đi qua 2 điểm (100,0) và (0,50) và có dạng P=a+b.Q => 100=a và 0=a+b.50 => a=100
và b=-2

Ta có: TR=P.Q =a.Q+b.Q2 => TR’max=MR=a+2b.Q=0  0=100-4.Q => Q=25 =>P=50

Như vậy, ở đồ thị trên tại mức giá P=50 và Q=25

- MR=0  cầu co giãn đơn vị


- MR>0 : cầu co giãn
- MR<0 : cầu ít co giãn

30

Ta có MR= ∆ =

TR=P.Q => ∆ = .∆ + .∆

MR=P+Q.∆ ; nhân cả tử và mẫu ∆ /∆ với P

.∆
 MR=P+P( )=P+P/Ed=P.(1+1/Ed)
.∆

.∆ .∆
(vì Ed= .∆
=> .∆
= )

Trường hợp đặc biệt về đường cầu có độ co giãn không đổi theo giá

Cho Q=a. ℎ Q=a/ ; a,b là một hằng số

Ta có: dQ/dP=-b.a.
%∆ ∆
Ep= %∆ = =

Ep=(-b.a. ). =−

 Độ co giãn của cầu không đổi ở bất kỳ mức giá nào.

Độ co giãn của cầu đối với phương trình đường cầu tuyến tính

Qxd= 0+ x Px + y Py+ MM+ HH

31
EQxPx= x .Px/Qx EQx.Py= Py/Qx
y EQx.M= M .M/Qx

Own price cross price income

Elasticity Elasticity elasticity

Own price elasticity: co giãn theo giá của chính sản phẩm

Cross price elasticity: co giãn chéo giữa 2 mặt hàng X và Y

Income Elasticity: co giãn của cầu theo thu nhập

Ví dụ: nghiên cứu tình huống về :định giá vé vào tham quan viện bảo tàng

Giả sử bạn là giám đốc một viện bảo tàng nghệ thuật, Anh trưởng phòng tài chính nói với

bạn rằng viện bảo tàng sắp hết tiền và đề nghị bạn tăng giá vé vào tham quan bảo tàng để tăng

doanh thu. Khi đó bạn sẽ làm gì? Tăng hay giảm giá vé?

Trả lời: nếu cầu về vé tham quan bảo tàng không co giãn thi việc tăng giá vé sẽ làm tăng

doanh thu. Nhưng nếu cầu co giãn thì biện pháp tăng giá vé sẽ làm giảm lượng khách thăm quan

nhiều đến mức làm giảm doanh thu thì bạn thì bạn sẽ không tăng. Việc giảm giá vé làm tăng

lượng khách nhiều đến mức làm tăng doanh thu thì bạn sẽ giảm giá vé…v…v.., việc tăng hay

giảm phụ thuộc vào hệ số co giãn và để ước lượng được hệ số co giãn cầu theo giá thì bạn phải

hỏi các nhà thống kê để nghiên cứu xem số lượt khách thăm quan viện bảo tàng thay đổi thế nào

qua các năm khi giá vé thay đổi.

Ứng dụng độ co giãn của cầu

- Định giá

- Quản lý dòng tiền

- Xác định ảnh hưởng từ đối thủ cạnh tranh

- Xác định ảnh hưởng từ các điều kiệ về thị trường

- Xác định ảnh hưởng từ hoạt động quảng cáo.

1.2 Ước lượng hàm cầu


Ước lượng hàm cầu thực tế

- Dựa trên số liệu thực tế của thị trường

32
Các phương pháp ước lượng hàm cầu chính

- Các phương pháp trực tiếp

Phỏng vấn khách hàng (người tiêu dùng)

Nghiên cứu thị trường/ thử nghiệm thị trường

- Các phương pháp gián tiếp:

Sử dụng kỹ thuật hồi quy/ kinh tế lượng

Đường cung:

-thay đổi lượng cung: di chuyển dọc đường cung

-thay đổi cung: dịch chuyển đường cung

33
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung

- Giá cả đầu vào:

Khi giá cả máy móc thiết bị, nhân công, nguyên vật liệu tăng lên trong điều kiện các yếu tố

khác giữ nguyên, chi phí sản xuất hàng hóa sẽ tăng lên và đường cung hàng hóa sẽ dịch chuyển

lên trên và sang trái. Ngược lại khi các đầu vảo rẻ hơn, chi phí sản xuất sẽ hạ xuống, đường cung

sẽ dịch chuyển xuống dưới và sang phải.

- Giá cả các hàng hóa có liên quan

Có hai trường hợp: thứ nhất, chúng là những hàng hóa cạnh tranh nhau trong việc sử dụng

một hay một số nguồn lực( đầu vào) cố định. Trong trường hợp này, nếu người sản xuất sử dụng

nhiều nguồn lực hơn cho việc sản xuất một hàng hóa thì cũng có nghĩa là anh ta sử dụng ít nguồn

lực hơn cho hàng hóa còn lại.

- Giá kỳ vọng

Những dự kiến hay kỳ vọng của mọi người về tương lai có ảnh hưởng quan trọng đến quyết

định trong hiện tại của họ. khi ra quyết định cung ứng nào đó về một loại hàng hóa, những người

sản xuất đã có một hình dung nhất định về mức giá tỏng tương lai của nó- đó là mức giá kỳ vọng.

34
khi mức giá kỳ vọng này thay đổi họ cũng sẽ thay đổi mức sản lượng cung ứng tại từng mức giá

hiện tại của hàng hóa.

- Chính sách của nhà nước

Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng to lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Bằng chính sách của mình, nhà nước có thể điều chỉnh hành vi và tác động đến các điều

kiện sản xuất của các doanh nghiệp. Khi mà các doanh nghiệp có thể tiền hành sản xuất trong

những môi trường dễ dàng hay thuận lợi hơn, chi phí sản xuất của chúng thường hạ và cung về

hàng hóa sẽ tăng và ngược lại.

-thuế theo đơn vị

-thuế theo giá trị

Dường cung:

- Thể hiện mối quan hệ giữa mức giá và lượng cung khi những điều kiện khác ảnh hưởng

tới cung là không đổi

Phương trình đường cung: Qs=f(Px,Pr,W,H)

 Qs: lượng cung hàng hóa x

 Px: giá cả hàng hóa x

 Pr: giá cả hàng hóa liên quan

 W: giá cả đầu vào

 H: cá yếu tố khách ảnh hưởng đến cung

1.2: Hàm sản xuất


Hàm sản xuất là một phương trình toán học cho biết mức sản lượng tối đa có thể sản xuất được
từ một tập hợp các yếu tố đầu vào và công nghệ hiện có.

Q=f(X1,X2….Xn)

Q= sản lượng

X1, X2,…Xn =đầu vào

Để đơn giản, giả sử cử chỉ có hai yếu tố đầu vào: vốn: (K) và lao động (L): Q=f(K,L)

35
-yếu tố sản xuất cố định: là đầu vào sản xuất mà người quản lý không thể điều chỉnh trong ngắn
hạn.

-yếu tố sản xuất biết đổi: là đầu vào sản xuất mà người quản lý có thể điều chỉnh nhằm thay đổi
sản xuất

Trong ngắn hạn doanh nghiệp có thể tăng sản lượng bằng việc sử dụng nhiều hơn đầu
vào biến đổi cùng với các đầu vào cố định. Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi quy mô
nhà máy và máy móc thiết bị. Trong dài hạn, công nghệ được cải tiến nhờ đó có thể sản xuất được
nhiều sản phẩm hơn từ mức sản lượng đầu vào đã cho. Một mức sản lượng với đầu vào ít hơn.

Sản xuất trong ngắn hạn và dài hạn.


 Trong ngắn hạn, một số yếu tố đầu vào là cố định và một số khác có thể thay đổi.:(ít nhất
một đầu vào cố định)

Ví dụ: doanh nghiệp có thể thay đổi số lao động nhưng không thế thay đổi lượng tư bản.

Trong ngắn hjan chúng ta có thể bàn về năng suất nhân tố.

 Trong dài hạn, mọi yếu tố đầu vào đều có thể thay đổi

Ví dụ: dài hạn là khoảng thời gian mà một doanh nghiệp có thể điều chỉnh mọi yếu tố đầu
vào theo những tình huống khác nhau.

Trong dài hạn chúng ta có thể bàn về hiệu xuất theo quy mô.

Những thay đổi ngắn hạn của quá trình sản xuất: Năng suất nhân tố

Số đơn vị K
được sử Mức sản lượng Q
dụng
8 37 60 83 96 107 117 127 128
7 42 64 78 90 101 110 119 120
6 37 52 64 73 82 90 97 104
5 31 47 58 67 75 82 89 95
4 24 39 52 60 67 73 79 85
3 17 29 41 52 58 64 69 73
2 8 18 29 39 47 52 56 52
1 4 8 14 20 27 24 21 17
1 2 3 4 5 6 7 8
Số đơn vị L được sử dụng
Những thay đổi dài hạn của quá trình sản xuất: Hiệu xuất theo quy mô

36
Số đơn vị K
được sử Mức sản lượng Q
dụng
8 37 60 83 96 107 117 127 128
7 42 64 78 90 101 110 119 120
6 37 52 64 73 82 90 97 104
5 31 47 58 67 75 82 89 95
4 24 39 52 60 67 73 79 85
3 17 29 41 52 58 64 69 73
2 8 18 29 39 47 52 56 52
1 4 8 14 20 27 24 21 17
1 2 3 4 5 6 7 8
Số đơn vị L được sử dụng

SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN


Mối quan hệ giữa Tổng sản lượng, Sản lượng trung bình và Sản lượng cận biên

 Tổng sản lượng (TP) = tông sản lượng trên tổng đầu vào
 Sản lượng trung bình (AP)= tổng sản lượng trên tổng đầu vào
 Sản lượng cận biên (MP) = sự thay đổi của sản lượng khi sử dụng thêm một đơn vị đầu
vào
 Sản lượng cận biên (năng suất biên) của lao động (vốn) là sự thay đổi của sản lượng khi
sử dụng thêm một số đơn vị lao động (vốn), khi các yếu tố đầu vào khác giữ nguyên:

MPL=∆Q/∆L= / (giữ nguyên K)

MPL=∆Q/∆K= / ( giữ nguyên L)

 Sản lượng (năng suất) trung bình của L và K:

APL=Q/L (giữ nguyên K)

APk= Q/K (giữ nguyên L)

37
Nguyên tắc xác định mức đầu vào tối ưu

Một doanh nghiệp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận hoạt động trên thị trường đầu ra và đầu vào
cạnh tranh hoàn hảo sẽ kết hợp đầu vào tối ưu khi doanh thu thêm được từ việc bán cách sản
phẩm mà đơn vị lao động đó tạo ra (sản phẩm doanh thu cận biên của lao động) bằng với chi phí
bỏ thêm để thuê thêm đơn vị đó (chi phí lao động cận biên):

MRP=MLC

Sản xuất trong dài hạn


 Mọi đầu vào (cả K và L ) đều có thể thay đổi
 Làm thế nào để xác định được kết hợp của tối ưu giữa các yếu tố đầu vào?

Để minh họa cho trường hợp này chúng ta sử dụng các đường đẳng lượng và đẳng phí.

1.3. đường đồng lượng


Giả sử chúng ta có các kết hợp của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất vải của một doanh
nghiệp được cho trong bảng như sau:

Số giờ sử Số giờ sử dụng máy móc trong ngày (K)


dụng lao 1 2 3 4 5
động động
ngày
1 20 40 55 65 75
2 40 60 75 85 90
3 55 75 90 100 105
4 65 85 100 110 115
5 75 90 105 115 120

38
Đường đồng lượng cho biết các kết hợp khác nhau của vốn và lao động để sản xuất ra một số
lượng sản phẩm nhất định q0 nào đó.

Như thế, ta có thể viết phương trình của đường đồng lượng (đẳng lượng) như sau:

f(K,L)=q0

các đường đẳng lượng này có đặc điểm sau:


1. tất cả những phối hợp khác nhau giữa vốn và lao động trên một đường đẳng lượng sẽ sản
xuất ra một số lượng sản phẩm như nhau
2. tất cả những phối hợp nằm trên đường cong phía trên (phía dưới) mang lại mức sản lượng
cao hơn (thấp hơn)
3. đường đẳng lượng thường dốc xuống về hướng bên phải và lối về phía gốc tọa độ.
4. Những đường đẳng lượng không bao giờ cắt nhau.

Khái niệm: tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của vốn cho lao động là số đơn vị vốn phải bớt đi để
tăng thêm một đơn vị lao động mà không làm thay đổi tổng sản lượng.

MRTSk cho L=− ∆ = −

39
Mối quan hệ giữa tỷ lệ thay thế kỹ thuật cân biên và năng suất biên
Khi giảm sử dụng một số lượng ∆ của đầu vào K1 làm sản lượng giảm đi một lượng ∆ . =
∆ . Lượng giảm sút của sản lượng này sẽ được bù đắp bằng việc tăng sử dụng đầu vào L một
lượng L1 để cho sản lượng không đổi. Sản lượng tăng têm từ việc tăng L là ∆ . MPl = ∆ phải
vừa đủ sản lượng mất đi từ việc giảm K.do vậy:

-∆ .MPK= ∆ .MPL

MPL/MPK = - ∆ /∆ = MRTS

Vì vậy, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên vốn của vốn cho lao động bằng với tỷ số giữa năng suất lào
động biên (MPL) và năng suất vốn biên (MPk)

40
1.4 Các dạng phương trình của hàm sản xuất và đường đồng lượng:
-Hàm sản xuất tuyến tính: thế hiện mối quan hệ tuyến tính giữa các yếu tố sản xuất đầu vào và
đầu ra của sản phẩm.

Q= f(K,L)=aK+bL (a,b>=0)

Dùng đạo hàm để tìm MP của vốn và lao động

MPk= / =a

MPL= / =b

Phương trình của đường đẳng lượng ứng vớ hàm sản xuất tuyết tính là:

q0=aK+bL hay K= -

vậy dường đẳng lượng của hàm số sản xuất này là những đường thẳng song song có độ dốc –b/a

ví dụ: Q=4K+3L, năng suất biên của mỗi các yếu tố sản xuất đầu vào là gì? MPL=3 và MPk=4

Nếu đầu ra của sản phẩm là 1000 đơn vị, ta có thể sử dụng bao nhiêu lao động nếu như không
dùng vốn trong quá trình sản xuất? L=333 (còn nếu không dùng lao động trong khi K=250 thì
sao?) yếu tố sản xuất đầu vào nào có năng suất cao hơn?

 Hàm sản xuất Leontief: là hàm sản xuất giả định rằng các yếu tố sản xuất đầu vào được
sử dụng theo một tỷ lệ cố định, hay một lượng K nhát định phải được dùng với L, các yếu
tố sản xuất đầu vào Không thể thay thế cho nhau.

Q=f(K,L) =min (bK,cL)

Chữ min hàm ý là ta sẽ sản xuất mức thấp hơn trong số hai yếu tố sản xuất đầu vào.

Ví dụ: Q=min (3K,4L) sẽ làm ra được bao nhiêu đầu ra của sản phẩm nếu ta sử dụng 3 đơn vị
lao động và 6 đơn vị vốn?

Phương trình hàm sản xuất q=min

(aK,bL) cho biết rằng số lượng sản xuất ra bằng với giá trị nhỏ nhất của hai giá trị trong ngoặc

 Nếu aK<bL thi q=aK. Trong trường hợp này, ta nói vốn là yếu tố ràng buộc đối với hàm
sản xuất. Việc tăng thêm lao động không làm gia tăng sản lượng nên MPL=0. Vốn là yếu
tố quyết định.
 Nếu aK>bL thi q=bL. Trong trường hợp này, ta nói lao động là yếu tố ràng buộc đối với
hàm sản xuất, việc tăng thêm vốn không làm gia tăng sản lượng nên MPK=0. Lao động là
yếu tố quyết định.
 Khi aK=bL, cả hai yếu tố K và L được sử dụng tối đa, khi đó K/L =b/a. đẳng thức này xảy
ra tại các điểm gốc của đường đẳng lượng. ta có thể vẽ được một đườn thằng nối các điểm
gốc này (vì K/L=b/a => K=Lb/a: đây là phương trình của một đường thằng). Trên hình các
điểm A,B và C là những phương án kết hợp đầu vào có hiệu quả.

41
 Một ví dụ về hàm sản xuất này là công việc xây dựng hè phố bê tông bằng cách sử dụng
búa khoan. Mỗi búa khoan cần một công nhân điều khiển, khối lượng công việc hoàn
thành chắc chắn không tăng lên khi 2 người sử dụng chung một búa hay khi một người
được trang bị 2 búa. Trong ngành công nghiệp may mặc, một người thợ may làm việc với
một máy máy, Anh ta không thể sản xuất nhiều hơn với nhiều máy may, để tăng sản
lượng, số thợ may và số máy may phải tăng theo tỷ lệ tương ứng. một máy/1 lao động,loại
hàm sản xuất này cũng có thể quan sát thấy trong dịch vụ taxi hay một số dịch vụ khác.
 hàm sản xuất cobb Douglas- là một hàm sản xuất giả định rằng các yếu tố sản xuất đầu
vào có thể thay thế phần nào cho nhau.

Q ở dạng tổng quát có thể viết như sau:

Q=KaLb

Q=KaL1-a (trường hợp đặc biệt)

Số mũ cho biết hiệu suất như là tỷ trọng của đầu ra của sản phẩm, ví dụ Q= K0,5L0,5 nghĩa là
mỗi yếu tố sản xuất đầu vào L &K làm nên 1 nửa đầu ra, hay K2/3L1/3 ám chỉ K chiếm gấp 2 lần
L

Vi dụ: Q=K0,5L0,5. Hãy tìm Q nếu K=36 và L=36

Q=L0,5K0,5= 6.6=36

1.5 đường đẳng phí


Bây giờ chúng ta bắt đầu đề cập đến vấn đề chi phí của việc sử dụng các yếu tố đầu vào: vốn và
lao động. Giả sử một doanh nghiệp dùng một số tiền nào đó để mua hay thuê vosn và lao động
cho sản xuất, Giả sử ta ký hiệu số tiền này là TC (tổng chi phí), nếu đơn giá của vốn và v và của
lao động là w thì doanh nghiệp có thể mua được bao nhiêu vốn và lao động. đường đẳng phí sẽ
cho ta biết điều đó.

42
 Thể hiện các kết hợp đầu vào có mức chi phí giống nhau đối với nhà sản xuất.

Phương trình đường đẳng phí có dạng như sau: TC=vK+wL

Trong đó: TC là tổng chí phí, v là đơn giá vốn và w là đơn giá lao động

 Sự đánh đổi giữa vốn và lao động được biểu diễn thông qua độ dốc của đường đẳng phí,
nếu gọi S là độ dốc của đường đẳng phí, ta có:
/
S=− =−
/

TC=vK+wL => K=TC/v – (w/v).L

43
Nguyên tắc tối đa hóa sản lượng hay tối thiểu hóa chi phí
Nguyên tắc: để tối thiểu hóa chi phí sản xuất để sản xuất ra một số lượng sản phẩm nhất định
nào đó. Nhà sản xuất sẽ chọn sản xuất tại điểm mà tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (giữa lao động
và vốn) bằng với tỷ lệ giữa đơn giá lao động và đơn giá vốn.

MRTS= MPL/MPK=w/v

Ta cũng có thể chứng minh nguyên tắc này bằng phương pháp lagrange. Ta cần tối thiểu hóa
hàm chi phí sản xuất. TC=vK+wL, để đạt được mức sản lượng q0=f(K,L), (tức là tìm cực trị của
hàm TC)

Ví dụ: một doanh nghiệp có hàm sản xuất: q=f(K,L)= K0,5L0,5, giả sử doanh nghiệp cần sản xuất ra
100 sản phẩm, vậy doanh nghiệp sẽ lựa chọn tập hợp đầu vào nào nếu giá của vốn là 20 và của
lao động là 5 đơn vị tiền?

1.6 Phân loại chi phí


Chi phí ngắn hạn

Ngắn hạn biểu thị khoảng thời gian mà doanh nghiệp chỉ có thể điều chỉnh thay đổi được một số

yếu tố đầu vào trong khi không điều chỉnh thay đổi được một số yếu tố đầu vào khác

Chi phí trong dài hạn

Dài hạn là khoảng thời gian đủ dài để doanh nghiệp có thể thay đổi hay điều chỉnh được tất cả

các yếu tố đầu vào. Thời gian đủ dài khiến cho việc điều chỉnh tăng giam quy mô đầu vào, kể cả

những đầu vào không dễ dàng hay đổi trong một thời gian ngắn trở nên có thể thực hiện được.

Chi phí trong ngắn hạn

44
Tổng chi phí (TC) là toàn bộ chi phí để sản xuất ra một số lượng sản phẩm q nhất định. Tổng chi phí gồm

hai bộ phận cấu thành, chi phí cố định hay còn gọi là định phí và chi phí biến đổi hay còn gọi là

biến phí.

Chi phí cố định (FC) là những khoản chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Nói rộng ra, chi phí

cố định là những chi phí mà doanh nghiêp phải trả dù không sản xuất sản phẩm nào.

Các chi phí trong ngắn hạn:

Chi phí cố định trung bình: AFC= FC/Q

chi phí biến đổi trung bình: AVC=VC(Q)/Q

Chi phí trung bình ATC hay AC=TC/Q hay C(Q)/Q

AC= = + = +


Các chi phí cận biên MC=∆

∆ ∆
MC= ∆ = = =

MC=∆ /∆ = (∆ +∆ )/∆ =∆ /∆

=W.∆ =

Vì ∆ = 0, ∆ = .∆ . = ∆

-MC giảm khi MPL tăng nếu giảm đầu vào lao động (L)

45
-MC tăng khi MPL giảm nếu tăng đầu vào lao động (L)

-MC min khi MPL max, đầu vào lao động là tối ưu (L*)

MC=TC, MC=VC’

ATC có chữ U và cắt MC tại ATC min

MC đi qua ATC min  (ATC)=0

Vì ATC=TC/Q => (ATC)’ =(TC/Q)’

(TC/Q)’=(TC’.Q-TC.Q’)/Q2= (MC-ATC)/Q=0

( vì 1/Q>0, đạo hàm của ATC theo Q nên Q’=1)

MC= ATC  (ATC)’ =0, ATC min vì thế MC cắt ATC tại điểm tối thiểu => MC cũng cắt AVC tại

điểm tối thiểu, vì AFC không thay đổi.

MC> ATC.(ATC)’ >0 , Q tăng, ATC tăng, như vậy khi MC>ATC thi ATC tăng dần, (MC kéo

ATC lên)

MC< ATC. (ATC)’ <0, Q tăng, AVC giảm, như vậy khi MC< ATC thì ATC giảm dần (MC kéo

theo ATC xuống)

46
Đường chi phí trung bình dài hạn: LAC, LATC và LRAC
-là đường chi phí thể hiện chi phí trung bình nhỏ nhất để sản xuất ở mức sản lượng khác nhau

cho phép lựa chọn các yếu tối sản xuất cố định và biến đổi một các tối ưu.

-Là tổng chi phí dài hạn tính trên một sản phẩm

LAC=LATC=LRAC=LTC/Q

Đường chi phí biên dài hạn (LMC): mô tả chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản

phẩm, đường LMC không phải là đường tập hợp các điểm của các đường ngắn hạn.

Khi LMC thấp hơn LAC thì LAC sẽ giảm xuống.

Tương tự khi LMC lớn hơn LAC thi LAC tăng lên

Khi LAC đạt cực tiểu hay LAC không đổi  LMC bằng với LAC

LMC=∆LTC/∆ = ′

47
1.7 TÍNH KINH TẾ THEO QUY MÔ
Tính kinh tế theo quy mô: khi doanh nghiệp tăng sản lượng mà làm cho chi phí trung bình dài

hạn của doanh nghiệp giảm,ta gọi quá trình sản xuất này có tính kinh tế nhờ quy mô

Tính phi kinh tế theo quy mô: khi doanh nghiệp tăng sản lượng mà làm cho chi phí trung bình

dài hạn của doanh nghiệp tăng , ta goi quá trình sản xuất này có tính phi kinh tế theo quy mô.

Hiệu suất không đổi theo quy mô: khi doanh nghiệp tăng sản lượng mà làm cho chi phí trung

bình dài hạn của doanh nghiệp vẫn không đổi, ta gọi quá trình này là có lợi tức theo quy mô cố

định.

48
49
Giả sử một quá trình sản xuất có mối quan hệ giữa số lượng yếu tố đầu vào và số lượng đầu ra

được biểu thị bằng hàm sản xuất q=f(K,L)

Như vậy với số lượng yếu tố đầu vào là K và L, doanh nghiệp có thể sản xuất ra mức sản lượng

q và tốn tổng chi phí LTC (TC=vK+wL)

Khi đó, chi phí trung bình để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm là LTC =LTC/q. khi doanh nghiệp

tăng số lượng K và L lên gấp m lần tổng chi phí sẽ tăng lên đúng gấp m lần thành mLTC, còn sản

lượng tăng lên thành q*

Chi phí trong trường hợp sản xuất nhiều sản phẩm: thể hiện chi phí sản xuất hai hay nhiều sản

phẩm đầu gia với giả định các đầu vào được sử dụng hiệu quả.

Hàm chi phí đa sản phẩm bậc 2:

-C(Q1,Q2)=f+aQ1Q2+ (Q1)2+(Q2)2

-MC1(Q1,Q2) =C’(Q1,Q2)Q1=aQ2+2Q1

Chi phí cận biên để sản xuất thêm một sản phẩm Q1

-MC2(Q1,Q2) =C’(Q1,Q2)Q2 =aQ1+2Q2, chi phí cận biên để sản xuất thêm một sản phẩm Q2

-chi phí sản xuất 2 sản phẩm có tính bổ trợ khi : nếu sản xuất them đơn vị đầu ra Q1 thì giảm chi

phí cận biên sản phẩm 2. Tăng số lượng sản phẩm 2 làm giảm chi phí cận biên sản phẩm 1

-Tính kinh tế theo phạm vi: chi phí sản xuất từng mặt hàng đơn lẻ sẽ lơn hơn chi phí sản xuất 2

mặt hàng.

-ví dụ: McDonals có thể sản xuất bánh Hamburgers và khoai tây rán với chi phí trung bình nhở

hơn nếu hai doanh nghiệp sản xuất cũng những loại đồ ăn trên bởi bì McDonals sử dụng cùng

một kho chứa hàng, cùng những trang thiết bị chế biến và những thứ tương tự trong quá trình

sản xuất.

Ta có C(Q1,Q2)=f +aQ1Q2+(Q1)2+(Q2)2

Theo tính kinh tế theo phạm vi => C(Q1,0)+C(0,Q2) >C(Q1,Q2)

 f+(Q1)2+f+(Q2)2> f +aQ1Q2+(Q1)2+(Q2)2

50
 f-aQ1Q2>0

Các lợi thế chiến lược:

 Tính kinh tế theo quy mô: Chi phí sản xuất trung bình giảm khi quy mô sản xuất tăng

 Tính kinh tế theo phạm vi: Chi phí sản xuất trung bình giảm khi đa dạng hóa sản phẩm

sử dụng chung các yếu tố đầu vào.

 Tính kinh tế theo kinh nghiệm: chi phí sản xuất trung bình giảm khi sử dụng các yếu tố

sản xuất hiệu quả hơn.

Tính kinh tế theo quy mô:

(1) Tính chuyên môn hóa lao động và tư bản: chuyên môn hóa làm tăng năng suất lao động,

ATC giảm

(2) Quy tắc kỹ thuật: chi phí đầu vào tăng theo lũy thừa 2, sản lượng tăng theo lũy thừa 3

Ví dụ: Maersk: 20m3: chi phí 5000$

60m3: chi phí 10000$

 Chi phí tăng gấp đôi mà sản lượng tăng gấp 3

(3) Tính bất khả phân của quy mô sản xuất lớn: một số quy trình sản xuất chỉ đạt hiệu qua khi

sản xuất ở quy mô đầu ra lớn.

Các yếu tố khác:

- Lợi thế tài chính

- Lợi thế quản lý, marketing và các chức năng khác

- Lợi thế về kênh phân phối

- Lợi thế về mua hàng hóa

Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong


Lợi thế kinh tế nhớ quy mô bên trong liên quan đến các chi phí đơn vị thấp hơn mà một

công ty duy nhất có thể phát triển về quy mô của bản thân doanh nghiệp.

Có năm loại chính của lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong.

51
 Mua số lượng lớn: khi các doanh nghiệp phát triển, họ cần đặt hàng số lượng lớn, các đầu

vào sản xuất, ví dụ họ sẽ đặt hàng thêm nhiều nguyên liệu. khi tăng giá trị đơn hàng, doanh

nghiệp có được quyền mặc cả nhiều hơn với các nhà cung cấp.

 Lợi thế kỹ thuật: doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn có thể sử dụng máy móc tiên tiến

hơn (hoặc sử dụng máy móc hiện có hiệu quả hơn). Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các kỹ

thuật sản xuất hàng loạt, là một hình thức sản xuất hiệu quả hơn.

 Lợi thế tài chính: Nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn để có được tài chính và khi làm

được điều đó, chi phí tài chính thường khá cao.điều này do các doanh nghiệp nhỏ đợc xem như

nhiều rủi ro hơn so với các doanh nghiệp lớn hơn đã phát triển và một hồ sơ tốt. các công ty lớn

hơn do đó tìm nguồn tài chính dễ dàng hơn từ những người cho vay tiềm năng và dễ có tiền với

lãi suất thấp hơn

 Lợi thế tiếp thị : Mỗi khâu của tiếp thị đều có chi phí- đặc biệt là phương pháp như quảng

cáo và xúc tiến một lực lượng bán hàng.Nhiều khoản chi phí tiếp thị là chi phí cố định và như

vậy là một doanh nghiệp càng lơn, nó có thể chia sẻ chi phí tiếp thị trong một phạm vi rộng hơn

các sản phẩm và cắt giảm chi phí trung bình cho mỗi đơn vị.

 Lợi thế quản lý: Khi một công ty phát triển sẽ có tiềm năng lơn hơn để các nhà quản lý chuyên

nghiệp hơn trong nhiệm vụ cụ thể nào đó. Chuyên gia quản lý có thể sẽ hoạt đọng hiệu quả hơn

khi họ có trình độ cao về kinh nghiệm , chuyên môn và trình độ so với một người trong một công

ty nhỏ hơn đang cố gắng thực hiện tất cả các vai trò này.

Lợi thế nhờ quy mô bên ngoài


Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài xảy ra khi một công ty có được lợi ích nhờ đơn vị chi phí

thấp hơn do kết quả của toàn bộ ngành công nghiệp đó phát triển quy mô.

Các loại lợi thế chính là:

 Giao thông vận tải và các liên kết truyền thông được nâng cao:

Khi một ngành công nghiệp hình thành và phát triển ở một vùng nào đó, có khả năng là chính

phủ sẽ cung cấp hạ tầng giao thông vận chuyển tốt hơn và liên kết truyền thông để nâng cao khả

năng tieespc ận với khu vực. Điểu này sẽ làm giảm chi phí vận chuyển cho các công ty trong khu

52
vực như thời gian vận chuyển được giảm và cũng có thể thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm

năng.

 Đào tạo và giáo dục trở nên tập trung vào các ngành công nghiệp.

Các trường đại học và Cao đẳng sẽ cung cấp các khóa học phù hợp hơn cho một ngành công

nghiệp đã trở thành chủ chốt trong khu vực hoặc toàn quốc. Ví dụ: có rất nhiều khóa học CNTT

đang được mở tại các trường ĐH/Cao đẳng do toàn bộ ngành công nghiệp CNTT đã phát triển

gần đây. ĐIều này có nghĩa các công ty có thể có lợi từ việc có một nguồn nhân lực lớn có tay

nghề phù hợp để tuyển dụng.

 Các ngành công nghiệp khách phát triển để bổ trợ ngành công nghiệp này.

Một mạng lưới các nhà cung cấp hoặc các ngành công nghiệp hỗ trợ có thể phát triển về kích

thước và/ hoặc xác định vị trí gần với ngành công nghiệp chính. Điều này có nghĩa một công ty

có nhiều cơ hội lớn trong việc tìm kiếm những nguồn nguyên liệu, vật tư chất lượng cao được

cung cấp giá cả phải chăng từ các nhà cung cấp gần đó.

Tính kinh tế theo phạm vi:


Xảy ra khi chi phí sản xuất đồng thời hai hay nhiều sản phẩm thấp hơn tổng chi phí sản xuất

từng sản phẩm riêng biệt.

- Đối với các sản phẩm không liên quan:

Sử dụng chung các yếu tố sản xuất đầu vao như quản lý, điều hành, marketing dẫn tới chi phí

sản xuất giảm.

- Đối với các sản phẩm có liên quan:VD Dầu gội, dầu xả có tính chất bổ xung sản xuất.

- Đối với các sản phẩm phụ. thừa của 1 sản phẩm để sản xuất ra 1 sản phẩm 2 .VD: sx quần

áo người lớn thừa vải để sx quần áo trẻ con.

Tính bổ sung về chi phí:

-xảy ra khi chi phí cận biên để sản xuất một sản phẩm giảm khi sản lượng đầu ra của sản phẩm

khác tăng lên

53
54

You might also like