You are on page 1of 186

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KINH TẾ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ .......................9


1.1. Bản chất kinh tế của thương mại ............................................................................10
1.1.1. Lịch sử về sự ra đời của thương mại ................................................................10
1.1.2. Bản chất kinh tế của thương mại ......................................................................12
1.1.2.1. Một số cách tiếp cận khi nghiên cứu bản chất kinh tế của Thương mại ....12
1.1.2.2. Bản chất kinh tế của Thương mại ..............................................................14
1.1.3. Phân loại Thương mại ......................................................................................15
1.1.3.1. Theo phạm vi hoạt động thương mại .........................................................15
1.1.3.2. Theo các khâu của quá trình lưu thông ......................................................16
1.1.3.3. Theo đối tượng của hoạt động thương mại ................................................16
1.1.3.4. Theo kỹ thuật trao đổi, buôn bán................................................................17
1.1.3.5. Phân loại theo mức độ cản trở thương mại ................................................17
1.2. Những lý thuyết cơ bản và lợi thế so sánh trong thương mại ................................19
1.2.1. Lý thuyết của Adam Smith ...............................................................................19
1.2.2. Lý thuyết của D. Ricardo hay còn gọi là lý thuyết về lợi thế so sánh ..............20
1.2.3. Lý thuyết của Haberler về lợi thế so sánh ........................................................21
1.2.4. Lý thuyết của Heckscher – Ohlin .....................................................................21
1.3. Chức năng của thương mại .....................................................................................22
1.3.1. Chức năng chung của thương mại ....................................................................22
1.3.2. Biểu hiện chức năng của thương mại trong lĩnh vực thương mại hàng hóa ....23
1.3.2.1. Chức năng thay đổi hình thái giá trị, thực hiện giá trị ...............................23
1.3.2.2. Chức năng tổ chức quá trình phân phối hàng hóa, đưa hàng hóa từ lĩnh vực
sản xuất đến thị trường và tiếp tục hoạt động sản xuất trong lĩnh vực lưu thông ...23
1.3.2.3. Sự phát triển nhận thức về chức năng thương mại hàng hóa trong xã hội hiện
đại ............................................................................................................................24
1.3.3. Biểu hiện các chức năng thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ...........................24
1.4. Cơ sở luận nghiên cứu và phân loại các tác động của thương mại ........................25
1.4.1. Cơ sở luận nghiên cứu tác động thương mại ....................................................25
1.4.2. Phân loại tác động của thương mại ..................................................................26
1.4.2.1. Theo xu hướng ảnh hưởng của tác động ....................................................26
1.4.2.2. Theo phạm vi ảnh hưởng ............................................................................26
1
1.4.2.3. Dựa theo lĩnh vực tác động ........................................................................27
1.4.2.4. Các cách phân loại khác .............................................................................27
1.5. Những tác động của thương mại ............................................................................28
1.5.1. Những tác động kinh tế của thương mại ..........................................................28
1.5.1.1. Thương mại với tăng trưởng kinh tế ..........................................................28
1.5.1.2. Thương mại với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................................29
1.5.1.3. Thương mại với cán cân thanh toán quốc gia ............................................29
1.5.1.4. Những tác động kinh tế khác của thương mại............................................30
1.5.2. Những tác động xã hội của thương mại ...........................................................30
1.5.2.1. Thương mại và các vấn đề văn hóa ............................................................30
1.5.2.2. Thương mại và các vấn đề luật pháp ..........................................................31
1.5.2.3. Thương mại và các vấn đề chính trị ...........................................................32
1.5.2.4. Thương mại và các vấn đề xã hội...............................................................32
1.5.3. Những tác động môi trường của thương mại ...................................................33
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG QUẢN LÝ VỀ THƯƠNG MẠI VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH & PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI Ở NƯỚC TA..................................36
2.1. Hệ thống quản lý nhà nước về Thương mại ...........................................................36
2.1.1 Vai trò và nội dung quản lý Nhà nước về thương mại ......................................36
2.1.1.1. Vai trò quản lý của Nhà nước đối với thương mại .....................................37
2.1.1.2. Thương mại là đối tượng quản lý của Nhà nước .......................................38
2.1.1.3. Nội dung quản lý Nhà nước về thương mại ...............................................38
2.1.2. Các phương pháp quản lý thương mại .............................................................39
2.1.2.1. Phương pháp hành chính ............................................................................39
2.1.2.2. Phương pháp kinh tế ...................................................................................40
2.1.2.3. Phương pháp tuyên truyền, giáo dục ..........................................................41
2.1.2.4. Các yếu tố cơ bản của hệ thống công cụ quản lý .......................................42
2.2. Quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng của Thương mại nước ta ................46
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................46
2.2.2. Đặc trưng cơ bản của thương mại trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện
nay ..............................................................................................................................48
2.2.3. Hội nhập quốc tế về thương mại của Việt Nam ...............................................54
2.2.3.1. Cơ sở hội nhập quốc tế về thương mại .......................................................54
2.2.3.2. Tổ chức và diễn đàn kinh tế thương mại quốc tế Việt Nam tham gia .......57
CHƯƠNG 3: THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ................................................................64
2
3.1. Bản chất và các phương thức mua bán chủ yếu trong thương mại hàng hóa. ........65
3.1.1.Bản chất và phân loại thương mại hàng hóa .....................................................65
3.1.1.1. Khái niệm thương mại hàng hoá ................................................................65
3.1.1.2. Phân loại thương mại hàng hoá ..................................................................66
3.1.2. Những đặc điểm cơ bản của thương mại hàng hóa ..........................................67
3.1.2.1. Tính hữu hình của đối tượng trao đổi .........................................................67
3.1.2.2. Sự chuyển quyền sở hữu sản phẩm trong trao đổi .....................................67
3.1.2.3. Lưu thông hàng hoá tách rời sản xuất và tiêu dùng ...................................68
3.1.2.4. Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa các khâu của quá trình lưu thông ......68
3.1.3. Các phương thức mua bán chủ yếu trong thương mại hàng hóa ......................68
3.1.3.1. Mua bán buôn và mua bán lẻ .....................................................................68
3.1.3.2. Mua bán trực tiếp và qua trung gian ..........................................................69
3.1.3.3. Mua bán qua đại lý và môi giới ..................................................................69
3.1.3.4. Mua bán truyền thống và qua mạng internet ..............................................69
3.1.3.5. Mua bán thanh toán ngay và mua bán chịu Error! Bookmark not defined.
3.1.3.6. Các phương thức khác ................................................................................70
3.2. Những vấn đề cơ bản của kinh tế thương mại hàng hóa ........................................72
3.2.1. Nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa ..................................................72
3.2.1.1. Nhu cầu có khả năng thanh toán, quỹ mua và sức mua hàng hoá..............72
3.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu có khả năng thanh toán........................72
3.2.1.3. Hoạt động mua hàng trên thị trường ..........................................................73
3.2.2. Cung ứng và nguồn cung ứng hàng hóa ...........................................................74
3.2.2.1. Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng tới cung ứng hàng hoá ....................74
3.2.2.2. Nguồn hàng cung ứng trên thị trường ........................................................75
3.2.2.3. Hoạt động bán hàng của các nhà cung ứng ................................................75
3.2.3. Dự trữ hàng hóa trong lưu thông ......................................................................75
3.2.3.1. Khái niệm và sự cần thiết của dự trữ hàng hoá ..........................................75
3.2.3.2. Phân loại dự trữ hàng hoá...........................................................................76
3.2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới dự trữ hàng hoá ...............................................77
3.2.4. Chi phí lưu thông hàng hóa ..............................................................................77
3.2.4.1. Khái niệm chi phí lưu thông .......................................................................77
3.2.4.2. Ý nghĩa của việc hạ thấp chi phí lưu thông trong nền kinh tế ...................79
3.2.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí lưu thông .............................................79
3.2.5. Kết quả trong thương mại hàng hóa .................................................................79
3
3.2.5.1. Khái niệm kết quả thương mại ...................................................................79
3.2.5.2. Các chỉ tiêu chủ yếu biểu hiện kết quả trong thương mại hàng hoá ..........80
3.2.5.3. Đặc điểm phát triển có tính quy luật trong thương mại hàng hoá ..............81
3.3. Hiệp định GATT và các xu hướng tự do hóa, các vấn đề bảo hộ trong thương mại
hàng hóa .........................................................................................................................83
3.3.1. Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) và những hiệp định có
liên quan tới GATT cuả WTO....................................................................................83
3.3.1.1. Mục tiêu của GATT ...................................................................................83
3.3.1.2. Quy tắc cơ bản ............................................................................................83
3.3.1.3. Các hiệp định khác có liên quan tới GATT ...............................................85
3.3.2. Vấn đề bảo hộ trong thương mại hàng hóa ......................................................86
3.3.2.1. Căn cứ của chính sách bảo hộ trong thương mại hàng hoá ........................86
3.3.2.2. Các biện pháp và rào cản của chính sách bảo hộ trong thương mại hàng
hoá ...........................................................................................................................86
3.3.2.3. Ảnh hưởng và hạn chế của chính sách bảo hộ trong thương mại hàng hoá
.................................................................................................................................87
3.3.3. Xu hướng cơ bản về hội nhập trong thương mại hàng hóa quốc tế .................87
3.3.3.1. Đơn phương mở cửa thị trường, hợp tác song phương và tự do hoá thương
mại hàng hoá ...........................................................................................................87
3.3.3.2. Khu vực hoá và tự do hoá thương mại khu vực .........................................87
3.3.3.3. Tăng cường hợp tác, thực hiện các cam kết và thoả thuận đa phương ......87
CHƯƠNG 4: THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ, THƯƠNG MẠI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ
TUỆ VÀ THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ .............................................88
4.1. Thương mại dịch vụ................................................................................................90
4.1.1. Bản chất của thương mại dịch vụ .....................................................................90
4.1.1.1. Khái niệm về thương mại dịch vụ ..............................................................90
4.1.1.2. Đặc điểm của thương mại dịch vụ..............................................................90
4.1.1.3. Phân loại thương mại dịch vụ.....................................................................93
4.1.2. Vai trò của thương mại dịch vụ ........................................................................93
4.1.3. Các Hiệp định liên quan đến thương mại dịch vụ ............................................95
4.1.3.1. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in
Sevice – GATS).......................................................................................................95
4.1.3.2. Các Hiệp định khác liên quan đến thương mại dịch vụ .............................98
4.2. Thương mại quyền sở hữu trí tuệ ...........................................................................98

4
4.2.1. Bản chất của thương mại quyền sở hữu trí tuệ .................................................98
4.2.1.1. Khái niệm tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ và thương mại quyền sở hữu trí
tuệ ............................................................................................................................98
4.2.1.2. Đặc điểm của thương mại quyền sở hữu trí tuệ .......................................101
4.2.1.3. Phân loại thương mại quyền sở hữu trí tuệ ..............................................103
4.2.2. Vai trò của thương mại quyền sở hữu trí tuệ ..................................................104
4.2.3. TRIPs và các Hiệp định khác liên quan đến thương mại quyền sở hữu trí tuệ
..................................................................................................................................105
4.2.3.1. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ ..........................................................................................................................105
4.2.3.2. Các Hiệp định khác liên quan đến thương mại quyền sở hữu trí tuệ .......107
4.3. Thương mại liên quan đến đầu tư .........................................................................107
4.3.1. Bản chất của thương mại liên quan đến đầu tư ..............................................107
4.3.1.1. Đầu tư và thương mại liên quan đến đầu tư .............................................107
4.3.1.2. Nội dung của các khía cạnh thương mại liên quan đến đầu tư ................108
4.3.2. TRIMs và các Hiệp định khác về thương mại liên quan đến đầu tư ..............109
4.3.2.1. Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Agreement
on Trade Related Investment Measures - TRIMs) ................................................109
4.3.2.2. Các Hiệp định khác về thương mại liên quan đến đầu tư ........................111
CHƯƠNG 5: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ....................................................................112
5.1. Khái niệm và đặc điểm của thương mại điện tử ...................................................114
5.1.1. Khái niệm .......................................................................................................114
5.1.1.1. Theo nghĩa rộng........................................................................................114
5.1.1.2. Theo nghĩa hẹp .........................................................................................115
5.1.2. Đặc trưng của thương mại điện tử ..................................................................116
5.1.2.1. Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự
phát triển của ICT (Infornation Commercial Technlogy) .....................................116
5.1.2.2. Sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia bị xóa mờ ............................116
5.1.2.3. Mạng lưới thông tin chính là thị trường ...................................................117
5.1.2.4. Có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể ......................................................118
5.1.2.5. Độ lớn về quy mô và vị trí của các doanh nghiệp không quan trọng ......118
5.1.3.6. Hàng hoá trong thương mại điện tử .........................................................119
5.1.3.7. Không gian thực hiện thương mại điện tử................................................119
5.1.3.8. Tốc độ giao dịch nhanh chóng - thời gian không giới hạn.......................119
5
5.1.3.9. Thương mại điện tử là một nguồn tài nguyên khổng lồ ...........................120
5.1.3. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử .......................................................121
5.1.3.1. Lợi ích của thương mại điện tử ..................................................................121
5.1.3.2. Hạn chế của thương mại điện tử..............................................................123
5.2. Cơ sở để phát triển thương mại điện tử ................................................................124
5.2.1. Cơ sở hạ tầng công nghệ ................................................................................124
5.2.2. Cơ sở hạ tầng về an toàn và bảo mật ..............................................................125
5.2.3. Cơ sở hạ tầng pháp lý .....................................................................................126
5.2.4. Cơ sở hạ tầng thanh toán ................................................................................128
5.2.5. Cơ sở hạ tầng về kho tàng và chuyển phát vật lý ...........................................130
5.2.6. Cơ sở hạ tầng nhân lực ...................................................................................133
5.2.7. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ...........................................................................133
5.3. Các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử ...............................................135
5.4. Ảnh hưởng của thương mại điện tử ......................................................................136
5.4.1. Tác động đến hoạt động marketing ................................................................136
5.4.2. Thay đổi mô hình kinh doanh.........................................................................137
5.4.3. Tác động đến hoạt động sản xuất ...................................................................137
5.4.4. Tác động đến hoạt động tài chính, kế toán .....................................................138
5.4.5. Tác động đến hoạt động ngoại thương ...........................................................139
5.5. Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam.....................139
5.5.1. . Thương mại điện tử thế hệ thứ ba ................................................................139
5.5.2. Xu hướng toàn cầu hóa của TMĐT ................................................................142
5.5.3. Tình hình phát triển TMĐT tại Việt Nam .....................................................143
CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TRONG
DOANH NGHIỆP .......................................................................................................147
6.1. Doanh nghiệp thương mại ....................................................................................148
6.1.1. Khái niệm doanh nghiệp thương mại .............................................................148
6.1.2. Các loại hình Doanh nghiệp thương mại ........................................................149
6.1.3. Đặc điểm kinh doanh của Doanh nghiệp thương mại ....................................151
6.2. Tổ chức kinh doanh thương mại dịch vụ trong doanh nghiệp thương mại ..........153
6.2.1. Tạo nguồn mua hàng của doanh nghiệp thương mại .....................................153
6.2.1.1. Khái niệm về nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại ........................153
6.2.1.2. Phân loại nguồn hàng ...............................................................................153
6.2.1.3. Lập kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp thương mại ...........................154
6
6.2.2. Dự trữ của doanh nghiệp thương mại .............................................................156
6.2.2.1. Tính tất yếu của dự trữ hàng hóa ..............................................................156
6.2.2.2. Phân loại dự trữ hàng hóa.........................................................................157
6.2.2.3. Xác định nhu cầu dự trữ của doanh nghiệp thương mại ..........................158
6.2.2.4. Phương pháp xác định nhu cầu dự trữ của DNTM .................................159
6.2.3. Quản trị bán hàng ...........................................................................................161
6.2.3.1. Quan niệm và vai trò của bán hàng trong cơ chế thị trường ....................161
6.2.3.2. Đặc điểm của bán hàng trong cơ chế thị trường ......................................164
6.2.3.3. Nội dung cơ bản của quản trị bán hàng ở DNTM ....................................166
6.2.4. Dịch vụ khách hàng ở doanh nghiệp thương mại ...........................................172
6.2.4.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động dịch vụ khách hàng ở các
doanh nghiệp thương mại ......................................................................................172
6.2.4.2. Các loại hoạt động dịch vụ khách hàng ở doanh nghiệp thương mại ......173
6.2.4.3. Phương hướng tổ chức hoạt động dịch vụ khách hàng ở các doanh nghiệp
thương mại .............................................................................................................174
6.2.5. Hiệu quả kinh doanh thương mại ...................................................................175
6.2.5.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh thương mại .......................................175
6.2.5.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh thương mại ..............................................176
6.2.5.3. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh thương
mại .........................................................................................................................177
6.2.5.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại .............................179
6.3. Kinh doanh xuất nhập khẩu ở doanh nghiệp thương mại.....................................179
6.3.1. Khái niệm, đặc điểm của kinh doanh xuất nhập khẩu ở doanh nghiệp thương
mại ............................................................................................................................179
6.3.1.1. Khái niệm, vai trò kinh doanh xuất nhập khẩu ở doanh nghiệp thương mại
...............................................................................................................................180
6.3.1.2. Đặc điểm kinh doanh xuất nhập khẩu ở doanh nghiệp thương mại .........180
6.3.2. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa ......................................................................181
6.3.3. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa .......................................................................183

7
LỜI NÓI ĐẦU

8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KINH TẾ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ

A) MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Nắm được nguyên nhân ra đời của Thương mại,
+ Hiểu được khái niệm thương mại theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp; phân tích
được khái niệm thương mại theo luật thương mại 2005
+ Phân loại được thương mại theo các tiêu chí khác nhau
+ Nắm được chức năng của thương mại, những tác động của thương mại
- Kỹ năng:
Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và kỹ năng thu thập, xử lý, phân tích
thông tin để giải quyết vấn đề, phát triển tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học
9
- Mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
+ Có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Có ý thức kỷ luật, tuân thủ luật pháp, biết vận dụng các nghiệp vụ vào công
việc thực tế. Có bản lĩnh, tự tin, nhiệt tình, đam mê nghề nghiệp; có khả năng thích nghi
đối với sự thay đổi, sẵn sàng làm việc độc lập, làm việc nhóm; có khả năng tiếp thu và
bảo vệ quan điểm.
+ Tự định hướng, tự thích nghi với môi trường làm việc khác nhau; tự hoàn thiện
và phát triển các kiến thức nhằm nâng cao năng lực bản thân để vận dụng vào công tác
chuyên môn.
B) TÀI LIỆU HỌC TẬP
- Tài liệu chính:
[1] Ths. Đào Thúy Nga (2023), Bài giảng Kinh tế thương mại và dịch vụ, Trường Đại
học Hải Dương, (lưu hành nội bộ)
[2] GS. TS. Đặng Đình Đào, GS. TS. Hoàng Đức Thân đồng chủ biên , (2013) ,
Giáo trình Kinh tế thương mại, ĐH Kinh tế Quốc dân.
- Tài liệu tham khảo
Trang Web “Google”, từ khóa: “Kinh tế Thương mại và Dịch vụ”, “ Thương
mại hàng hóa”; “Thương mại dịch vụ” v.v
C) NỘI DUNG
1.1. Bản chất kinh tế của thương mại
1.1.1. Lịch sử về sự ra đời của thương mại
Thương mại là một phạm trù kinh tế ra đời và tồn tại gắn liền với sự ra đời và tồn
tại của Kinh tế hàng hóa.
Về mặt lịch sử, kinh tế loài người đã trải qua hai quá trình là Kinh tế tự nhiên và
kinh tế hàng hóa. Xã hội loài người bắt đầu bằng kinh tế tự nhiên. Trong nền kinh tế tự
nhiên con người sản xuất ra các sản phẩm với mục đích phục vụ cho nhu cầu của bản
thân họ,vì thế chưa có trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Trao đổi hàng hóa chỉ xuất hiện trong nền kinh tế hàng hóa khi phân công lao
động xã hội đã tương đối phát triển và chế độ tư hữu hình thành. Trong lịch sử phát triển
loài người trao đổi hàng hóa xuất hiện vào giai đoạn cuối của xã hội cộng đồng nguyên
thủy và thời kỳ đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ. Lúc đầu trao đổi mang tính ngẫu nhiên
và được tiến hành trực tiếp theo hình thức hàng đổi hàng (H-H’).
Khi xã hội xuất hiện tiền tệ thì từ đó trao đổi được tiến hành thông qua môi giới của tiến
tệ (H- T – H’) và lưu thông hàng hóa ra đời.
10
Lưu thông hàng hóa là hình thái phát triển của trao đổi hàng hóa, đó là sự trao
đổi hàng hóa thông qua môi giới của tiền tệ.
Lưu thông hàng hóa ra đời làm cho quá trình mua bán trao đổi dễ dàng hơn, thuận
tiện , mở rộng hơn về không gian và thời gian. Nó đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển
của trao đổi và đưa đến sự phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp.
Tuy nhiên sự tách rời giữa quá trình mua bán cũng làm xuất hiện mầm mống của
mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng. Do vậy cũng làm nảy sinh những điều kiện dẫn
tới khủng hoảng sản xuất và tiêu thụ.
Trong trao đổi hàng hóa trực tiếp và lưu thông hàng hóa, chủ thể của hoạt động trao
đổi là những người sản xuất và những người tiêu dùng, không có sự tham gia của những
người trung gian (thương nhân) . Mục đích của hoạt động trao đổi là giá trị sử dụng.
Sự phát triển ngày càng cao của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một
tầng lớp xã hội mới, đó là những người thương gia. Khác với những người sản xuất trực
tiếp và những người tiêu dùng trực tiếp, thương gia bỏ tiền ra mua hàng hóa của những
người sản xuất, sau đó bán lại để kiếm lời trong hoạt động buôn bán. Hoạt động kinh tế
của những người thương gia thông qua mua bán để kiếm lời chính là hoạt động thương
mại (T - H - T').
Khác với trao đổi hàng hóa trực tiếp và lưu thông hàng hóa, hoạt động thương
mại bắt đầu bằng tiền với hành vi mua và kết thúc cũng bằng tiền với hành vi bán. mục
đích của hoạt động thương mại không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị cụ thể là nhằm
vào lợi nhuận.
Lưu thông hàng hóa ra đời đã phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp, ngược lại
thương mại ra đời không đưa đến sự phủ định lưu thông mà trái lại nó làm cho lưu thông
hàng hóa phát triển ở một trình độ cao hơn.
Như vậy, sự xuất hiện của hoạt động thương mại gắn liền với sự xuất hiện của
thương gia. Về lịch sử, những người thương gia xuất hiện vào cuối chế độ công xã
nguyên thủy và đầu chế độ phong kiến
Những hoạt động thương mại lúc đầu chỉ giới hạn chủ yếu trong lĩnh vực trao đổi
các sản phẩm hữu hình (thương mại hàng hóa), sau đó được mở rộng sang các sản phẩm
vô hình (thương mại dịch vụ), và trong nền kinh tế hiện đại, thương mại còn liên quan
rất chặt chẽ với các hoạt động đầu tư và sở hữu trí tuệ.
Những người thương gia ngày càng đông trong xã hội như là kết quả tất yếu của
quá trình phân công lao động xã hội ngày càng mở rộng và chuyên sâu . Khi đó, một bộ
phận lao động xã hội tách khỏi sản xuất, độc lập với sản xuất, chuyên làm chức năng
lưu thông làm xuất hiện một ngành kinh tế mới đó là ngành Thương mại. Ngành thương
11
mại ra đời như là kết quả tất yếu của sự phát triển trao đổi và phân công lao động xã hội.
Phân công lao động lần thứ nhất bằng việc tách chăn nuôi ra khỏi trồng trọt đã thúc đẩy
sự phát triển của trao đổi và tiền tệ xuất hiện trong giai đoạn này. Phân công lao động
lần thứ hai bằng việc tách thủ công nghiệp khỏi nông nghiệp, sản xuất hàng hóa hình
thành. Phân công lao động lần thứ ba với việc tách riêng chức năng tiêu thụ khỏi chức
năng sản xuất, đã làm xuất hiện một ngành kinh tế chuyên làm chức năng trao đổi, mua
bán nhằm vào mục đích kiếm lời trong nền kinh tế đó là ngành thương mại.
Phân công lao động xã hội vẫn tiếp tục phát triển và tạo ra nhiều ngành mới.
Trong lĩnh vực thương mại, ngoài ngành phân phối là ngành chuyên cung cấp các dịch
vụ mua bán hàng hóa hữu hình gồm bán buôn và bán lẻ, còn có các ngành thương mại
dịch vụ chuyên đảm nhận việc cung ứng dịch vụ cho thị trường thông qua các hoạt động
thương mại vì mục đích lợi nhuận (hiện nay theo phân loại của WTO, lĩnh vực thương
mại dịch vụ được phân thành 12 ngành, trong đó có 155 tiểu ngành dịch vụ khác nhau).
Ngành thương mại ra đời vừa là sự tiến bộ của lịch sử, vừa là điều kiện thúc đẩy sự phát
triển một bước cao hơn nữa của sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng
hóa là 2 yếu tố cơ bản hợp thành Kinh tế hàng hóa.
Kinh tế hàng hóa tất nhiên sản sinh và hình thành thị trường. Vì thế, nói tới
thương mại, nói đến kinh tế hàng hóa, không thể tách rời phạm trù thị trương và kinh tế
thị trường. Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường, cũng như thương mại và thị trường
đó là những mặt không thể tách rời nhau của cùng một sự vật.
1.1.2. Bản chất kinh tế của thương mại
1.1.2.1. Một số cách tiếp cận khi nghiên cứu bản chất kinh tế của Thương mại
Nghiên cứu bản chất kinh tế của Thương mại chúng ta có nhiều cách tiếp cận
khác nhau. Trong giáo trình này chúng tôi sẽ đề cập tới 3 cách tiếp cận cơ bản nhất:
a. Thương mại - hoạt động kinh tế.
Nếu nhìn dưới góc độ một hoạt động kinh tế thì thương mại là một trong những
hoạt động kinh tế cơ bản và rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường.
Mọi hoạt động thương mại đều bắt đầu bằng hành vi mua hàng và kết thúc bằng hoạt
động bán. Mục đích của hoạt động thương mại là nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Có thể tóm
tắt hoạt động thương mại bằng công thức sau: T - H - T' .
Đối tượng của các hoạt động thương mại là các hàng hóa vá dịch vụ. Chủ thể của
hoạt động thưong mại gồm những người bán (người sản xuất hàng hóa, người cung ứng
dịch vụ, thương gia) và những người mua( người sản xuất, thương gia, những người tiêu
dùng).Tuy nhiên tham gia vào hoạt động thương mại còn có một số người khác như :
người môi giới, người đại lý thương mại ... Hoạt động thương mại xảy ra trong khâu lưu
12
thông, trên thị trường với những điều kiện kinh tế, xã hôi, luật pháp, chính tri, và môi
trường vật chất cụ thể.
Trong hành vi mua, người ta chuyển đổi hình thái giá trị của hàng hóa từ hình
thái tiền tệ sang hình thái hiện vật và cùng với quá trình này là sự chuyển đổi về sở hữu,
người mua đổi quyền sở hữu tiền tệ để có được quyền sở hữu hàng hóa. Nhờ vậy mà có
được quyền sử dụng sản phẩm cho việc thỏa mãn nhu cầu. Trong hành vi bán hàng, quá
trình diễn ra hoàn toàn ngược lại.
Hoạt động thương mại là một quá trình bao gồm các hoạt động cơ bản là mua và
bán. Ngoài các hoạt động cơ bản còn có các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động mua
bán, người ta gọi chung các hoạt động này là dịch vụ thương mại.
Dịch vụ thương mại gồm tất cả những hoạt động thương mại ngoài hoạt động
thương mại cơ bản (hoạt động mua và bán ), chúng phát sinh gắn với mua bán, hỗ trợ
cho mua bán được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả.
Hoạt động thương mại được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận
và cùng có lợi. Vì thế quá trình mua bán vừa là quá trình cạnh tranh vừa là quá trình hợp
tác giữa người bán và người mua.
Thông qua các hoạt động thương mại, người bán đạt được giá trị nhằm mục đích lợi nhuận,
người mua có được giá trị sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng khác nhau.
Chính nhờ hoạt động thương mại mà sản xuất và tiêu dùng nối liền với nhau trong
điều kiện của kinh tế hàng hóa.
b. Thương mại - khâu trao đổi (lưu thông) của quá trình tái sản xuất xã hội
Tái sản xuất xã hội gồm 4 khâu cơ bản: Sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu
dùng. Bốn khâu này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau trong đó mối quan
hệ giữa sản xuất và tiêu dùng là mối quan hệ cơ bản nhất.
Là hình thái phát triển của trao đổi và lưu thông hàng hóa, thương mại được coi
là một khâu cơ bản của tái sản xuất. Thương mại chính là khâu trao đổi nằm trung gian
giữa sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện xã hội hóa sản xuất và lưu thông hàng hóa
ngày một phát triển, hàng hóa được tạo ra trong khâu sản xuất, sau đó được chuyển sang
khâu lưu thông qua các giai đoạn khác nhau của khâu lưu thông: Mua ---> Vận chuyển
---> Dự trữ ---> Bán. Kết thúc khâu lưu thông, hàng hóa sẽ được chuyển sang lĩnh vực
tiêu dùng.
Trong điều kiện kinh tế hàng hóa, đại bộ phận các sản phẩm và dịch vụ được sản
xuất ra đều phải trải qua khâu lưu thông, thông qua hoạt động mua bán bằng tiền mới
có thể chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu khác nhau của xã hội. Vì thế
khâu lưu thông rất quan trọng. Nó là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nền kinh tế
13
hàng hóa giống như một cơ thể sống. Trong đó, lưu thông hàng hóa, thương mại được
xem như hệ tuần hoàn. Thương mại phát triển, lưu thông hàng hóa thông suốt là biểu
hiện của nền kinh tế lành mạnh, thịnh vượng.
c. Thương mại - ngành kinh tế
Nếu nhìn dưới giác độ phân công lao động xã hội thì thương mại được coi là một
ngành kinh tế độc lập của nền kinh tế. Ngành thương mại chuyên đảm nhận chức năng
tổ chức lưu thông hàng hóa và cung ứng các dịch vụ cho xã hội thông qua việc thực hiện
mua bán nhằm sinh lợi.
1.1.2.2. Bản chất kinh tế của Thương mại
Nghiên cứu Thương mại dưới các góc độ cơ bản: Hoạt động kinh tế, khâu của
quá trình tái sản xuất xã hội cũng như góc độ ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân,
chúng ta đều nhận thấy đặc trưng chung nhất của Thương mại là buôn bán, trao đổi hàng
hóa và cung ứng dịch vụ gắn với tiền tệ và nhằm mục đích lợi nhuận. Như vậy khái niệm
thương mại cần được hiểu ở 2 nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng có thể rút ra bản chất kinh tế chung của Thương mại là:
Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn
và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận.
→ Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Luật Thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng ghi:
Hoạt động Thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm: mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lợi khác.
Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động
sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai.
Từ quy định này, chúng ta hoàn toàn có thể nói nhà, các công trình xây dựng đều được xem là hàng
hóa. Do vậy, nhà và công trình xây dựng đều là đối tượng điều chỉnh của Luật thương mại và là đối
tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trong Bộ luật dân sự 2015, quy định BĐS: đất đai, những vật gắn liền vs đất. Và đất đai k dc coi là
hàng hóa, còn những vật gắn liền vs đất đai dc coi là hàng hóa.
Đất đai không được coi là hàng hóa trong thương mại. Nó là sở hữu của toàn dân, d NN đại dienj chủ
sở hữu. Quyền sử dụng đất cũng được chuyển nhượng, nhưng giao dịch này do luật đất đai điều chỉnh.
Hợp đồng mua bán hầng hóa là nhà, công trình gắn liền với đất đai không chỉ chịu sựu điều chỉnh của
Bộ luật dân sự, Luật Thương mại, mà còn chịu sự điều chỉnh của luật KD BĐS và luật đất đai. Đây cũng
là một vấn đề phức tạp trong việc áp dụng pháp luật đối với việc mua bán hàng hóa là vật gắn liền với
đất đai.
14
Theo quy định của tổ chức thương mại thế giới thì thương mại bao gồm: Thương
mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ.
Như vậy, hoạt động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ mà còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới các hình thức
đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh bằng Luật Đầu tư, Luật Doanh
nghiệp 2005 Luật Kinh doanh bất động sản , Luật Chứng khoán và các Luật chuyên
ngành khác.
Theo nghĩa hẹp, Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ trên thị
trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Với cách tiếp cận này thì các hành
vi thương mại bao gồm: mua bán hàng hóa, đại lý hàng hóa, gia công thương mại, bán
buôn, bán lẻ…
1.1.3. Phân loại Thương mại
1.1.3.1. Theo phạm vi hoạt động thương mại
Người ta phân thành Thương mại nội địa (nội thương) và Thương mại Quốc tế
(ngoại thương)
Thương mại nội địa có thể được phân thành: Thương mại thành thị và Thương mại
nông thôn, Thương mại vùng đặc biệt,thương mại biên giới, thương mại vùng sâu, vùng xa.
Thương mại nội địa phản ánh những quan hệ kinh tế thị trường của các chủ thể
kinh tế của một quốc gia. Các hoạt động thương mại nội địa về cơ bản diễn ra trong
phạm vi biên giới của một quốc gia.
Thương mại Quốc tế bao gồm việc mua bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới
quốc gia có thể ở phạm vi toàn cầu (WTO), có thể ở phạm vi khu vực (EU, ASEAN ...)
hoặc thương mại song phương giữa 2 quốc gia. Thương mại quốc tế phản ánh những
mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các chủ thể kinh tế của các quốc gia với nhau.
Chúng tuân thủ những luật lệ và những thông lệ buôn bán toàn cầu, khu vực và các hiệp
định thương mại ký kết song phương giữa các quốc gia.
Trong hoạt động ngoại thương, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho
nước ngoài và nhập khẩu là việc mua hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài.
Ngoại thương là hoạt động kinh tế đã có từ rất lâu, nhưng ngoại thương chỉ thực sự phát
triển trong thời đại Tư bản chủ nghĩa. Ngày nay toàn cầu hóa kinh tế thế giới và tự do
hóa thương mại là một xu hướng phổ biến, thì sự phát triển ngoại thương hết sức mạnh
mẽ. Ngoại thương không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là sự trao đổi buôn bán với bên ngoài
mà thực chất cùng với các quan hệ kinh tế đối ngoại khác ngoại thương tham gia vào
phân công lao động quốc tế.

15
Thương mại nội địa diễn ra trên thị trường nội địa, ngoại thương là hoạt động
thương mại diễn ra trên thị trường quốc tế. Thị trường thế giới và thị trường nội địa là
những thị trường khác nhau vì vậy thương mại nội địa và ngoại thương được thực hiện
theo những hình thức và phương pháp hoàn toàn không giống nhau.
1.1.3.2. Theo các khâu của quá trình lưu thông
Người ta phân thành Thương mại bán buôn và thương mại bán lẻ.
Thương mại bán buôn chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực buôn bán các sản phẩm vật
thể. Chủ thể của hoạt động thương mại bán buôn là những nhà sản xuất và thương gia.
Chúng phản ánh các mối quan hệ kinh tế thương mại giữa những nhà sản xuất, giữa nhà
sản xuất với thương gia và giữa những người thương gia với nhau. Khi hoàn thành các
hoạt động mua bán buôn, hàng hóa vẫn chưa kết thúc quá trình lưu thông, chúng nằm
lại trong khâu sản xuất để sau khi kết thúc sản xuất lại tiếp tục quay trở lại lưu thông
hoặc vẫn nằm trong lưu thông để chờ bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Thương mại bán lẻ: phản ánh mối quan hệ buôn bán hàng hóa và các dịch vụ
giữa những nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ hoặc các thương gia với bên kia là
những người tiêu dùng cuối cùng. Khi hoàn thành các hoạt động mua, bán lẻ hàng hóa
sẽ kết thúc quá trình lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng để thỏa mãn những nhu cầu
khác nhau của xã hội.
Sự phân biệt giữa thương mại bán buôn và thương mại bán lẻ dựa chủ yếu về sự
khác biệt theo các khâu của quá trình lưu thông của sản phẩm. Bất kỳ mối quan hệ
thương mại nào mà một bên có sự tham gia của người tiêu dùng cuối cùng quan hệ
thương mại đó thuộc về thương mại bán lẻ và ngược lại thì đó là thương mại bán buôn.
Các hoạt động bán buôn diễn ra ở các chợ đầu mối, thị trường với trung tâm
buôn bán trong nước và quốc tế… Ngược lại, hoạt động bán lẻ diễn ra ở các chợ, các
cửa hàng chuyên doanh, tổng hợp, các siêu thị, hội chợ thương mại…
1.1.3.3. Theo đối tượng của hoạt động thương mại
Ngưới ta phân thành thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ.
Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ là những khái niệm phân biệt với
nhau chủ yếu dựa vào sự khác biệt về đối tượng của hoạt động trao đổi trong thương
mại. Nếu thương mại hàng hóa về cơ bản là trao đổi các sản phẩm hữu hình thì Thương
mại dịch vụ là lĩnh vực trao đổi, mua bán các sản phẩm “vô hình” .
Thương mại dịch vụ là lĩnh vực rất rộng và phức tạp. Trong nền kinh tế hiện đại,
thương mại dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thương mại dịch vụ tồn tại song
song cùng thương mại hàng hóa và ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh
tế của xã hội hiện đại.
16
Thương mại hàng hóa gồm thương mại hàng tư liệu sản xuất và thương mại hàng
tiêu dùng.
Người ta có thể phân chia thương mại theo từng nhóm hàng. Ví dụ: Thương mại
về hàng công nghiệp, hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản,hay theo mặt hàng Ví dụ như:
gạo, cà phê, chè hay sắt thép, máy nông nghiệp...
1.1.3.4. Theo kỹ thuật trao đổi, buôn bán
Người ta phân thành thương mại truyền thống và thương mại điện tử.
Sự phân biệt giữa hai khái niệm này dựa trên sự khác biệt về các phương thức mua bán
trong thương mại. Các phương thức mua bán trong thương mại truyền thống được xẩy
ra trong môi trường tự nhiên ở đó người mua, người bán thường tiếp xúc trực tiếp trên
thị trường dưới nhiều hình thức khác nhau.Trong thương mại truyền thống người
mua người bán gặp gỡ trực tiếp, tiến hành các giao dịch mua bán ở các chợ, siêu thị,
trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm... thương mại truyền thống đã có từ rất lâu cùng
với sự ra đời của trao đổi .
Ngược lại, thương mại điện tử là một phương thức trao đổi mua bán bằng phương
pháp điện tử trong môi trường điện tử. Thương mại điện tử chỉ xuất hiện trong xã hội
hiện đại. Hiện nay thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh chóng trên toàn thế giới
và đó là xu hướng phát triển tất yếu vừa là yếu tố hợp thành của nền kinh tế số hóa.
Theo định nghĩa phổ biến hiện nay, thương mại điện tử là phương thức hoạt
động thương mại bằng các phương pháp điện tử, là việc trao đổi thông tin thương mại
thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà không cần phải in ra giấy trong bất
cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch.
Các phương tiện điện tử được sử dụng trong phương thức mua bán này rất đa
dạng: điện thoại, máy fax, truyền hình,các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toán điện
tử, các mạng nội bộ (intranet), mạng ngoại bộ (extranet), mạng toàn cầu internet…
Cần lưu ý rằng “Thương mại điện tử” còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với cách
hiểu thông thường chỉ là buôn bán các hàng hóa và dịch vụ. Trong thực tế, áp dụng
thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của gần như tất cả các hoạt động
kinh tế.
Thương mại điện tử sẽ trở thành phương thức thương mại phổ biến trong xã hội
tương lai, tuy nhiên thương mại truyền thống vẫn giữ nguyên giá trị về kinh tế và văn
hóa, nó vẫn tồn tại song song cùng với thương mại điện tử mặc dù kinh tế thị trường và
thương mại thế giới không ngừng mở rộng và phát triển.
1.1.3.5. Phân loại theo mức độ cản trở thương mại
Người ta phân thành thương mại có bảo hộ và thương mại tự do hóa.
17
Thương mại bảo hộ thường được các quốc gia áp dụng trong một số lĩnh vực nhạy cảm
để bảo vệ các lợi ích quốc gia hoặc để bảo vệ sản xuất trong nước, nhất là đối với những
ngành công nghiệp non trẻ, mới hình thành. Các biện pháp thường được sử dụng trong
thương mại bảo hộ là thuế quan và các biện pháp phi thuế quan như: các biện pháp hành
chính, cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép, các quy định kỹ thuật, các tiêu
chuẩn...đồng thời các quốc gia còn có thể áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đối với sản
xuất trong nước.
Thương mại tự do hóa được thể hiện qua việc xóa bỏ và giảm thiểu hàng rào
thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho các
thương nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa trong nước và quốc tế lưu thông
thông suốt. Thương mại tự do hóa có nhiều cấp độ và hình thức khác nhau.
Tự do thương mại hay bảo hộ thương mại thì sẽ tốt hơn?
Ở trong nước, Vinasun đang kiện Grab. Trên thế giới, Việt Nam, Trung Quốc và vài nước khác đang kiện Hoa Kỳ
vì áp thuế nhập khẩu với các tấm pin mặt trời. Ở Hoa Kỳ, cuộc tranh cãi cũng đang diễn ra khi chính quyền Donald
Trump định áp thuế thép và nhôm với tỉ lệ lần lượt là 25% và 10% cho các sản phẩm nhập khẩu nhằm bảo vệ ngành
thép trong nước, và mức thuế này có thể sẽ bãi bỏ đối với các nước đồng minh, chẳng hạn như Canada hay Mexico,
nếu họ nới lỏng các điều khoản cho hàng Mỹ trong Hiệp định Tự do Thương Mại Bắc Mỹ (NAFTA). Câu hỏi là liệu
rằng tự do thương mại thì tốt hơn hay bảo hộ thương mại thì tốt hơn cho một quốc gia? Trước khi đề cập đến các
yếu tố chính trị, những đánh giá chính sách trước hết sẽ nghiêng thuần tuý về phân tích kinh tế.
Những sinh viên kinh tế khi học về kinh tế thế giới, mô hình đầu tiên luôn được dạy đó là mô hình lợi thế tương
đối của Ricardo mở đầu cho tự do thương mại. Mô hình này vốn được toán hoá, nhưng ở đây sẽ được trình bày
một cách đơn giản như sau. Có hai nước A và B. Cả hai nước người dân đều có thể sản xuất áo quần và lúa gạo.
Chất lượng hàng hoá giả sử là như nhau. Có điều năng suất lao động thì khác nhau. Người dân cả hai nước A và
B đều có thể tự cung và tự cấp, đóng cửa quốc gia, tự dệt vải và trồng lúa để sinh sống coi như không có tồn tại
quốc gia kia. Tuy vậy, người dân ở quốc gia A thì được thiên phú về đất đai và người dân nước B thì lại khéo tay.
Cho nên thay vì tự cung tự cấp, đóng cửa không giao thương, thì nếu tất cả người dân ở quốc gia A chuyển sang
trồng lúa, còn tất cả người dân ở quốc gia B chuyển sang dệt vải, rồi hai quốc gia trao đổi hàng hoá cho nhau,
kết quả cuối cùng sẽ là tổng lượng hàng hoá gồm lúa và vải sẽ lớn hơn nhiều khi hai nước tự cung tự cấp, đóng
cửa không giao thương. Với điều kiện như vậy, mô hình đề nghị chính sách là mở rộng cửa thương mại để trao
đổi hàng hoá với nước khác, cái gì nước mình có lợi thế cạnh tranh tương đối thì tập trung làm rồi trao đổi với
nước khác để thế giới được nhiều hàng hoá hơn, mức sống nâng cao hơn.
Nghe thì có vẻ đơn giản, vì nếu vậy thì mỗi quốc gia muốn phát triển cứ mở rộng cánh cửa tự do thương mại, vậy
là đủ, để mọi thứ thị trường lo. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ bạn sẽ thấy nhiều nước, bằng nhiều cách khác nhau, lo
bảo hộ những ngành sản xuất của nước mình, và chuyện muôn thưở ở một số nước phát triển là chính quyền luôn
tìm cách bảo vệ và trợ cấp cho ngành nông nghiệp thay vì dẹp ngành nông nghiệp và đưa những nông dân đi làm
nghề khác nơi mà nước họ có cạnh tranh tương đối.
Quay lại mô hình Ricardo ở trên, mô hình này hoạt động trong thực tế dưới ba điều kiện. Điều kiện thứ nhất là
khả năng chuyển đổi nghề nghiệp của người dân. Câu hỏi là liệu khi muốn cả nước chuyển sang trồng lúa như ở
nước A thì những thợ dệt ở nước A có đủ kỹ năng để chuyển thành nông dân không? Tương tự, ở nước B các nông
dân có đủ kỹ năng để chuyển sang làm thợ dệt không? Ở tầm mức quốc gia, đây là một bài toán khó khi một ngành
sản xuất phải đóng cửa và nhà nước phải hướng dẫn nghề nghiệp cho hàng trăm ngàn đến hàng triệu người.

18
Điều kiện thứ hai là liệu rằng sau khi sản xuất xong rồi thì nước A có dễ dàng xuất khẩu để bán sang nước B
không? Vấn đề này liên quan đến hàng rào thuế quan, việc công bằng trong các hoạt động nhập cảng, phân phối
và kinh doanh sản phẩm ở nước B.
Và điều kiện cuối cùng là bảo đảm cán cân thương mại giữa hai nước, tránh tình trạng một nước thu lợi lớn hơn
nước còn lại bằng cách bán nhiều nhưng mua lại ít. Một ví dụ là điều gì sẽ diễn ra khi nước A bán hết lúa sang
nước B, nhưng họ không mua vải ngược lại từ nước B, khiến nước B muốn chi trả tiền thóc phải đi vay?
Vì vậy, một cách tóm tắt, thương mại tự do sẽ chỉ hiệu quả khi diễn ra dưới sự công bằng và tự do. Mà để giao
thương diễn ra công bằng thì phải đảm bảo việc san bằng những rào cản thương mại, thuế, phí, lãi suất cho vay,
thủ tục, các điều kiện và ưu đãi khác trong giao dịch, việc đối xử công bằng của chính quyền địa phương với
doanh nghiệp nước ngoài và địa phương, cũng như tỉ giá hối đoái công bằng.
Thực tế là những điều kiện để đảm bảo thương mại tự do và công bằng không diễn ra. Nước nào cũng bảo vệ lợi
ích kinh tế của nước mình. Sự mở cửa tự do thương mại do đó chỉ tương đối.
Đóng cửa hẳn cũng không tốt mà mở toang cánh cửa tự do thương mại cũng chưa chắc là giải pháp tối ưu. Do
đó, lựa chọn của các chính quyền thường là họ sẽ bảo vệ những lĩnh vực mà ở đó tác động nhiều đến an ninh quốc
phòng và an sinh xã hội, công ăn việc làm của người dân. Sự tự do thương mại do đó chỉ được cơi nới nếu họ
đánh giá tổng quan mang lại lợi ích kinh tế cho nước họ.
Lấy ví dụ ở Nauy. Những ngày này ở Việt Nam đang có tranh cãi giữa Vinasun, là một đại diện cho các hãng taxi
truyền thống, và Grab, tương tự như Uber, là một đại diện cho một loại hình công ty điều phối vận tải mới, khiến
giá thành vận chuyển giảm hẳn và đe doạ sự tồn vong của các hãng taxi truyền thống. Tuy vậy, ở Nauy có lẽ sẽ
hiếm có những cuộc tranh cãi tương tự, đơn giản là bởi vì Uber không được cấp phép hoạt động, cho mãi đến gần
đây thì chỉ được phép cung cấp dịch vụ vận chuyển cao cấp mà giá thành không rẻ hơn bao nhiêu taxi truyền
thống. Tại sao chính phủ Nauy làm vậy? Họ làm vậy là để bảo vệ những hãng taxi và những lái xe taxi. Nếu họ
cho phép Uber hoạt động tự do thì người tiêu dùng sẽ đi taxi rẻ hơn, đánh đổi lại là các hãng taxi phải đóng cửa
và nhiều lái xe taxi phải thất nghiệp. Việc cho phép Uber hoạt động — vốn là một chính sách kinh tế — sẽ đối mặt
với hai mặt được và mất. Cuối cùng thì sau một thời gian suy xét, chính phủ quyết định giải pháp ôn hoà đó là cho
phép dịch vụ cao cấp của Uber được hoạt động.
Tương tự với trường hợp của Trung Quốc, những đối tác giao thương với Trung Quốc đều lo lắng về sự thiếu tự
do và công bằng. Những người Việt Nam buôn bán dưa hấu với Trung Quốc hẳn sẽ hiểu vấn đề khi cuối năm xuất
khẩu sang Trung Quốc nhưng phía Trung Quốc trì hoãn thông quan nhanh khiến hàng xe dưa hấu phải vứt bỏ.
Chuyện Trung Quốc trợ giá các sản phẩm công nghiệp từ thép cho đến các tấm pin năng lượng mặt trời bán sang
các nước nhằm dành lấy thị trường và làm đóng cửa các công ty địa phương. Chuyện Trung Quốc bắt buộc các
công ty ngoại quốc đến kinh doanh ở nước mình phải hợp tác với doanh nghiệp trong nước và chuyển giao công
nghệ. Một vấn đề quan trọng khác là chuyện Trung Quốc điều khiển tỉ suất hối đoái nhằm làm cho hàng hoá mình
giá rẻ hơn, cạnh tranh hơn trên trường thế giới,nhằm đè bẹp đối thủ. Và cuối cùng, việc nhắm mắt mở cửa đối
với hàng hoá Trung Quốc khiến thị trường Việt Nam hầu như bị khống chế và tràn ngập các sản phẩm từ Trung
Quốc, mà nhiều trong số đó là các sản phẩm kém chất lượng, và làm phá huỷ nền kinh tế quốc gia. Một giải pháp
đáng lẽ ra Việt Nam phải làm từ lâu đó là thắt chặt kiểm soát biên giới và đánh thuế nhập khẩu có chọn lọc một
số mặt hàng từ Trung Quốc nhằm bảo vệ hàng nội địa.
1.2. Những lý thuyết cơ bản và lợi thế so sánh trong thương mại
1.2.1. Lý thuyết của Adam Smith
Lý thuyết về lợi thế so sánh tuyệt đối ra đời vào cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ
XIX. Người đề xướng đầu tiên là David Hume (1752) tiếp đến là Adam Smith (1723-
1790) và sau đó được tiếp tục phát triển bởi những người kế tục của ông.

19
Lợi thế tuyệt đối đề cập tới số lượng của một loại sản phẩm có thể được sản xuất,
khi sử dụng cùng một nguồn lực ở hai nước khác nhau.
Lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một loại sản phẩm có thể do các lợi thế tự
nhiên hoặc các lợi thế có được do kỹ thuật và sự lành nghề.
Theo lý thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối thì các quốc gia nên chuyên môn hóa sản
xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối sau đó bán những hàng hóa này sang
quốc gia khác để đổi lấy các sản phẩm mà nước ngoài có lợi thế hơn. Bằng việc chuyên
môn hóa sản xuất những sản phẩm có lợi thế tuyệt đối cả hai quốc gia đều có lợi khi
quan hệ thương mại với nhau.
Ví dụ: Nước Mỹ có điều kiện tự nhiên thuận lợi trong việc trồng lúa mì. Ngược lại
nước Anh có nhiều thuận lợi trong sản xuất vải vóc. Khi đó nước Mỹ sẽ chuyên môn hóa
sản xuất lúa mì còn nước Anh sẽ chuyên môn hóa sản xuất vải vóc. Nước Anh sẽ sản xuất
được nhiều vải vóc hơn và nước Mỹ cũng sẽ sản xuất được nhiều lúa mì hơn so với khi
hai nước đó còn ở tình trạng tự túc tự cấp. Nước Mỹ sẽ tiến hành trao đổi một phần lúa
mì để đổi lấy một lượng vải vóc của nước Anh. Người ta cũng chứng minh được rằng cả
2 nước Mỹ và Anh sẽ cùng được hưởng lợi nhờ quan hệ thương mại với nhau.
1.2.2. Lý thuyết của D. Ricardo hay còn gọi là lý thuyết về lợi thế so sánh
Nhược điểm của lý thuyết về lợi thế so sánh tuyệt đối của A. Smith là không lý
giải được hoạt động thương mại khi một trong hai nước có lợi thế tuyệt đối sản xuất tất
cả các mặt hàng. David Ricardo đã phát triển và đưa ra một lý thuyết tổng quát hơn về
thương mại so với lý thuyết của A. Smith đó là Lý thuyết lợi thế so sánh. Lý thuyết này
được trình bày trong tác phẩm “những nguyên lý của kinh tế chính trị học 1817”. Theo
D. Ricardo thương mại giữa 2 nước dựa trên lợi thế tương đối.
Lợi thế tương đối hay còn gọi là lợi thế so sánh đề cập tới việc các quốc gia có
thể sản xuất ra khối lượng các mặt hàng giống nhau khi sử dụng các nguồn lực như nhau
nhưng với chi phí khác nhau.
Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia
sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có
thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác);
ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể
sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác)
Do sự không đồng đều về lợi thế tuyệt đối, nếu mỗi nước chuyên môn hóa vào
sản xuất mặt hàng có lợi thế tuyệt đối lớn hơn và dùng một phần để trao đổi với nước
khác bằng mặt hàng có lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn thì cả 2 nước sẽ cùng thu được lợi ích
thông qua thương mại.

20
Ví dụ:
Có 2 nước X và Y và cùng có 2 loại hàng dệt may và lúa mì.
a= Chi phí sản xuất hàng dệt may của nước X

Chi phí sản xuất hàng dệt may của nước Y


b= Chi phí sản xuất lúa mì của nước X

Chi phí sản xuất hàng lúa mì của nước Y


Nếu a < b thì nước X nên chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu hàng dệt
may và ngược lại nước Y chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu lúa mì. Sau quá
trình chuyên môn hóa và thương mại, tổng sản phẩm hàng dệt may và lúa mì mà 2 nước
sản xuất đều tăng lên và số lượng hàng hóa mà người dân của mỗi nước có thể tiêu dùng
đều được cải thiện.
1.2.3. Lý thuyết của Haberler về lợi thế so sánh
Lợi thế tương đối là một khái niệm rất quan trọng của kinh tế học. Hạn chế của
David Ricardo ở chỗ mới chỉ đề cập đến khái niệm lợi thế tương đối trên cơ sở lý thuyết
về lao động, trong khi đó lao động lại chỉ là một yếu tố của sản xuất. Haberler đã đưa
ra cách giải thích toàn diện hơn dựa trên lý thuyết về chi phí cơ hội.
Theo Haberler, chi phí cơ hội của hàng hóa là số lượng các hàng hóa khác phải
cắt giảm để nhường lại đủ các nguồn tài nguyên để sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa thứ
nhất. Một nước có lợi thế tương đối về sản xuất một mặt hàng nào đó so với nước khác
khi nó có thể sản xuất mặt hàng đó với chi phí cơ hội thấp hơn so với nước khác.
Ví dụ: ở 2 nước X và Y khi không có thương mại quốc tế thì X phải bỏ đi 2/3 số
đơn vị của vải để sản xuất thêm 1 đơn vị của thép. Như thế chi phí cơ hội sản xuất thép
ở X là 1 thép = 2/3 đơn vị vải vóc. Còn ngược lại, chi phí cơ hội về thép ở nước Y là 1
thép = 2 vải. Vậy là nước X có lợi thế về sản xuất thép còn nước Y có lợi thế tương đối
trong sản xuất vải.
Theo lập luận của lý thuyết này thì mỗi quốc gia đều có lợi thế so sánh so với
một quốc gia khác trong việc sản xuất một sản phẩm khi mà chi phí cơ hội để sản xuất
sản phẩm này ở quốc gia này là rẻ hơn so với quốc gia khác. Và theo đó, mỗi quốc gia
nên chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh để
đổi lấy các sản phẩm mà nước khác sản xuất rẻ hơn một cách tương đối. Người ta cũng
chứng minh được rằng trong quan hệ thương mại này cả 2 quốc gia đều cùng có lợi.
1.2.4. Lý thuyết của Heckscher – Ohlin

21
Hai nhà kinh tế học Thụy Điển Eli Heckscher (1919) và Recto Ohlin (1933) đưa
ra một cách giải thích khác về nguồn gốc của lợi thế so sánh. Theo hai ông, lợi thế so
sánh của một quốc gia xuất phát từ sự khác biệt về mức độ sẵn có của các yếu tố sản
xuất. Các yếu tố sản xuất mà lý thuyết này đề cập là: đất đai, lao động và tư bản.
Trên cơ sở lý thuyết về lợi thế tương đối, Heckscher và Ohlin đã phân tích ảnh
hưởng của các yếu tố sản xuất tiềm tàng đến thương mại và giải thích các động thái
thương mại xuất phát từ sự khác nhau về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất.
Một quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà việc
sản xuất chúng sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà nước đó tương đối dư thừa và rẻ, đồng
thời sẽ nhập khẩu những mặt hàng khi sản xuất chúng đòi hỏi sử dụng nhiều yếu tố sản
xuất mà nước đó tương đối khan hiếm và đắt. Cụ thể một quốc gia tương đối dư thừa lao
động, nhưng lại thiếu vốn sẽ sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cần nhiều lao động
và nhập khẩu những mặt hàng cần nhiều vốn. Heckscher và Ohlin cũng cho rằng trong
trường hợp này, quan hệ thương mại làm lợi cho cả 2 quốc gia tham gia vào trao đổi
1.3. Chức năng của thương mại
1.3.1. Chức năng chung của thương mại
Được hình thành trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ phân
công lao động xã hội nên chức năng của thương mại mang tính khách quan.
Thương mại đã từng tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Bản chất
kinh tế xã hội của các hình thái kinh tế xã hội này mặc dù có sự khác nhau nhưng chức
năng chung của thương mại là giống nhau. Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng
các chức năng của thương mại chứ không thể tùy tiện áp đặt hoặc thay đổi các chức
năng đó.
Trong mọi hình thái kinh tế xã hội còn tồn tại sản xuất và lưu thông hàng hóa
chức năng của thương mại là thực hiện lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ thông
qua mua bán bằng tiền.
Tuy nhiên cũng cần phân biệt chức năng thương mại với các tư cách là khâu của
tái sản xuất, hoạt động kinh tế và ngành kinh tế.
Là hoạt động kinh tế thương mại thực hiện chức năng mua bán hàng hóa và các
dịch vụ bằng tiền.
Là một khâu của tái sản xuất, thương mại thực hiện chức năng cầu nối giữa sản
xuất với tiêu dùng thông qua trao đổi, đảm bảo thực hiện tái sản xuất nhanh chóng, hiệu
quả trong điều kiện của kinh tế hàng hóa.

22
Là một ngành kinh tế, thương mại thực hiện chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa
và cung ứng dịch vụ, thông qua mua bán để gắn liền sản xuất với thị trường trong và ngoài
nước nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường về hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp nhất.
1.3.2. Biểu hiện chức năng của thương mại trong lĩnh vực thương mại hàng hóa
Trong thương mại hàng hóa, chức năng của thương mại có thể được chia thành 2 nhóm
chức năng cơ bản sau:
1.3.2.1. Chức năng thay đổi hình thái giá trị, thực hiện giá trị
Thương mại có chức năng thay đổi hình thái giá trị từ tiền sang hình thái vật chất
trong hành vi mua (T - H) và ngược lại trong hành vi bán.
Cùng với việc thay đổi hình thái giá trị là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu về hàng
hóa và tiền tệ. Quyền sở hữu tiền tệ chuyển từ người mua sang người bán và ngược lại,
quyền sở hữu hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua. Nhờ chức năng này của
thương mại mà người bán đạt được giá trị nhằm tìm kiếm
lợi nhuận, người mua có được các giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng khác
nhau của họ.
Để thực hiện được chức năng này, thương mại phải tiến hành hàng loạt những
hoạt động gắn với việc thay đổi hình thái giá trị và chuyển đổi quyền sở hữu như: mua
hàng, bán hàng, xúc tiến thương mại, tiếp thị, quảng cáo...
Về lý thuyết, các hoạt động này không tạo ra giá trị mới, không làm tăng giá trị sử dụng
của hàng hóa nhưng nó rất cần thiết và có ích cho xã hội.
1.3.2.2. Chức năng tổ chức quá trình phân phối hàng hóa, đưa hàng hóa từ lĩnh vực
sản xuất đến thị trường và tiếp tục hoạt động sản xuất trong lĩnh vực lưu thông
Sản xuất với tiêu dùng thường không ăn khớp với nhau về không gian, thời gian,
số lượng, chủng loại... Vì vậy, thương mại cần thực hiện việc đưa các sản phẩm được
sản xuất ra đến các thị trường nơi mà con người có nhu cầu phù hợp các đòi hỏi của thị
trường về số lượng, cơ cấu, thời gian và không gian với chi phí thấp nhất.
Nhờ có chức năng này mà thương mại có thể tiếp tục thực hiện chức năng thay
đổi hình thái giá trị, thực hiện giá trị hàng hóa mà chúng ta vừa đề cập ở trên. Cũng
thông qua chức năng này thương mại giải quyết được những mâu thuẫn vốn có giữa
cung, cầu, sản xuất và tiêu dùng trong điều kiện kinh tế hàng hóa. Chức năng này của
thương mại được thực hiện qua hàng loạt những hoạt động khác nhau.
Hoạt động vận tải nhằm di chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến thị trường và
những dịch vụ có liên quan đến vận tải như: làm các thủ tục vận tải, giao nhận hàng hóa...
Hoạt động giữ gìn, bảo quản hàng hóa. Những hoạt động này nhằm bảo vệ giá trị
sử dụng của hàng hóa về số lượng, chất lượng trong quá trình vận chuyển cũng như lưu
23
kho phát sinh do sự không ăn khớp giữa sản xuất và đòi hỏi của thị trường về không
gian và thời gian.
Các hoạt động tiếp tục sản xuất trong lĩnh vực lưu thông như: phân loại, chia
nhỏ, đóng gói, bao bì sản phẩm và các hoạt động gia công, chế biến, hoàn thiện sản
phẩm trước khi bán cho người tiêu dùng...
Các hoạt động thương mại thực hiện nhóm chức năng này là các hoạt động sản
xuất. Chúng xảy ra trong khâu lưu thông và được thực hiện bởi ngành thương mại.
Chúng góp phần làm tăng giá trị hàng hóa, bảo vệ và làm tăng giá trị sử dụng. Hoạt động
thương mại xét về góc độ này trực tiếp góp phần tạo ra thu nhập quốc dân.
1.3.2.3. Sự phát triển nhận thức về chức năng thương mại hàng hóa trong xã hội hiện đại
Trong xã hội hiện đại cùng với việc phồn thịnh về kinh tế, nhu cầu của con người
ngày càng gia tăng và đa dạng hơn. Việc thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng và đa
dạng của xã hội làm nảy sinh mâu thuẫn trong phân bổ và sử dụng quĩ thời gian của con
người. Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của con người, đòi hỏi một mặt
phải không ngừng sản xuất ra ngày càng nhiều của cải và dịch vụ , mặt khác phải tăng
quĩ thời gian sử dụng cho cho việc tiêu dùng các của cải và các dịch vụ. Mâu thuẫn là ở
chỗ quĩ thời gian tự nhiên của mỗi con người là một hằng số trong khi đó xã hội càng
phát triển quĩ thời gian dành cho tiêu dùng trong tổng quĩ thời gian tự nhiên đòi hỏi ngày
càng gia tăng.
Để gia tăng thời gian cho tiêu dùng trong điều kiện quĩ thời gian tự nhiên không
đổi thì vấn đề tiết kiệm và sử dung hợp lý quĩ thời gian trong tiêu dùng trở nên rất bức
thiết. Việc mở rộng các dịch vụ bán hàng đặc biệt là các dịch vụ trước, trong và sau bán
hàng như: dịch vụ hoàn thiện sản phẩm , các dịch vụ chuẩn bị sẵn sàng nhất cho người
tiêu dùng và các dịch vụ liên quan đến quá trình tổ chức phục vụ quá trình tiêu dùng cá
nhân nhằm tạo sự thoải mái, thuận tiện, tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng đang
ngày gắn với hoạt động buôn bán và trở thành các hoạt động thuộc chức năng của thương
mại trong xã hội hiện đại.
Kinh tế thị trường hiện đại với các đặc trưng không phải là “khan hiếm” mà “dư
thừa” làm cho cạnh tranh khốc liệt ngày càng buộc các doanh nghiệp thương mại cần
phải nhận thức sâu sắc hơn xu hướng thay đổi này trong chức năng của thương mại.
1.3.3. Biểu hiện các chức năng thương mại trong lĩnh vực dịch vụ
Do những đặc tính riêng biệt của dịch vụ: tính vô hình, sản xuất và tiêu dùng
đồng thời,... nên chức năng của thương mại cũng có sự biểu hiện khác so với thương
mại hàng hóa.

24
Thương mại dịch vụ thực hiện đồng thời cả chức năng sản xuất, chức năng lưu
thông và chức năng tổ chức tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ. Nghĩa là trong thương mại
dịch vụ các doanh nghiệp không chỉ thuần túy thực hiện việc mua bán, ngoài việc thực
hiện chức năng thương mại nó còn đồng thời thực hiện chức năng sản xuất ra các dịch
vụ và tổ chức cả quá trình tiêu dùng các dịch vụ cho khách hàng. Các chức năng này vế
cơ bản được thực hiện đồng thời ở cung một không gian và trong cùng một thời gian.
Trong thương mại dịch vụ về cơ bản không có các hoạt động vận tải, bảo quản, dự
trữ... Việc thay đổi hình thái giá trị, quá trình chuyển đổi sở hữu tiền tệ và sở hữu sản
phẩm có những đặc thù so với thương mại hàng hóa.
Việc nhận thức đúng và vận dụng đúng các chức năng của thương mại có ý nghĩa
to lớn không chỉ trong tổ chức hoạt động cung ứng dịch vụ ở phạm vi doanh nghiệp mà
nó còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước đối với thương mại dịch
vụ ở phạm vi vi mô.
1.4. Cơ sở luận nghiên cứu và phân loại các tác động của thương mại
1.4.1. Cơ sở luận nghiên cứu tác động thương mại
Khi nghiên cứu tác động thương mại cần quán triệt các vấn đề lí luận cơ bản sau:
Thứ nhất: Thương mại là một hoạt động kinh tế cơ bản và phổ biến trong nền kinh
tế thị trường.
Là một hoạt động kinh tế cơ bản, thương mại có liên quan mật thiết và ảnh hưởng
đến những hoạt động kinh tế khác như: kinh doanh, đầu tư,...
Là hoạt động kinh tế phổ biến vì thế thương mại tác động đến nhiều chủ thể kinh tế và
các quan hệ kinh tế khác nhau trong nền kinh tế thị trường.
Thứ hai: Thương mại là khâu lưu thông trong quá trình tái sản xuất xã hội
Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng và có liên hệ mật thiết với khâu phân
phối. Một mặt thương mại chịu sự chi phối của sản xuất và tiêu dùng, mặt khác thương
mại cũng có những tác động đến quy mô, cơ cấu và sự phát triển của sản xuất và tiêu
dùng xã hội.
Thứ ba: Thương mại là một ngành kinh tế rất quan trọng của nền kinh tế.
Theo nghĩa rộng, ngành thương mại không chỉ gồm những doanh nghiệp cung ứng dịch
vụ bán buôn, bán lẻ hàng hóa mà gồm cả những doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ đa
dạng trong nhiều ngành dịch vụ vì mục tiêu lợi nhuận. Đó là lĩnh vực rất rộng, bao gồm
nhiều ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Ngành thương mại thông qua hoạt
động mua bán hàng hóa và dịch vụ với mục đích lợi nhuận có liên quan và tác động to
lớn tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đa dạng của nền kinh tế.
Thứ tư: Thương mại còn được xem như một hệ thống kinh tế.
25
Thương mại là một tập hợp các yếu tố có mối liên hệ qua lại thực hiện việc trao
đổi mua bán hàng hóa và các dịch vụ thông qua tiền tệ vì lợi nhuận. Hệ thống thương
mại được hình thành bởi 2 hệ thống con là cung và cầu. Các hệ thống này hoạt động và
liên hệ với nhau qua hoạt động của người mua, người bán trên thị trường. Đó là một hệ
thống kinh tế mở với môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp, công nghệ, xã hội và môi
trường tự nhiên bên ngoài.
Thương mại một mặt chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nói trên, những
yếu tố này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của thương mại nhưng ngược lại
thương mại cũng tác động trở lại làm biến đổi những yếu tố môi trường.
Vì thế tác động thương mại không chỉ thuần túy mang tính chất kinh tế, thương
mại còn có tác động mang tính chất xã hội, chính trị, pháp luật, công nghệ và ảnh hưởng
mật thiết với môi trường tự nhiên.
1.4.2. Phân loại tác động của thương mại
Tác động của thương mại rất phức tạp và đa chiều. Chúng ta có thể phân loại tác
động thương mại trên một số tiêu chí cơ bản sau:
1.4.2.1. Theo xu hướng ảnh hưởng của tác động
Tác động của thương mại được phân thành các tác động tích cực và tác động
tiêu cực.
Những tác động của thương mại mà kết quả của ảnh hưởng có thể là những lợi
ích (vật chất hoặc tinh thần) hoặc tạo ra sự thúc đẩy vận động của các quá trình kinh tế-
xã hội theo chiều hướng tiến bộ. Đó là những tác động tích cực.
Ngược lại những tác động của thương mại mà kết quả mang lại là những tổn thất
(về vật chất và tinh thần) hay tạo ra xu hướng kìm hãm, đẩy lùi sự vận động của các quá
trình kinh tế - xã hội được coi là những tác động tiêu cực.
Cần lưu ý rằng: Một hoạt động thương mại cụ thể, một chính sách thương mại
nhất định có thể vừa chứa đựng trong đó những tác động tích cực và cả những tác động
tiêu cực. Rất ít trường hợp tác động thương mại chỉ thuần túy mang tính tích cực hay
tiêu cực.
1.4.2.2. Theo phạm vi ảnh hưởng
Tác động của thương mại được phân thành các tác động vi mô và vĩ mô.
Những tác động vi mô là ảnh hưởng của thương mại trong phạm vi doanh nghiệp,
hộ gia đình.
Những tác động thương mại vĩ mô là những tác động mà ảnh hưởng của nó vượt
ra ngoài khuôn khổ các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh, những tác động này có

26
thể ở phạm vi toàn cầu, hoặc một khu vực kinh tế (ASEAN, EU,...), phạm vi quốc gia
hoặc địa phương trong mỗi quốc gia.
Hoạt động kinh doanh ở đơn vị kinh tế ngoài việc xem xét tác động vi mô cần
phải tính đến các tác động vĩ mô mà nó có thể ảnh hưởng. Ngược lại, quản lý nhà nước
ở phạm vi vĩ mô với hoạt động thương mại cần xem xét toàn diện ảnh hưởng của tác
động thương mại ở cả phạm vi vi mô và vĩ mô một cách hài hòa.
1.4.2.3. Dựa theo lĩnh vực tác động
Tác động của thương mạsi được phân thành các tác động kinh tế, tác động xã
hội (xã hội, chính trị, văn hóa) và tác động môi trường tự nhiên.
Tác động kinh tế bao gồm những ảnh hưởng của thương mại đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế , sự thay đổi cơ cấu kinh tế, hoạt động đầu tư, các cân đối kinh tế vi mô
trong nền kinh tế...
Tác động xã hội bao gồm những ảnh hưởng của thương mại tới sự ổn định chính
trị quốc gia, tới thực hiện đường lối, chính sách của nhà nước, ảnh hưởng tới hệ thống
luật pháp của quốc gia.Ngoài ra nó còn bao gồm cả những tác động thương mại tới yếu
tố dân cư, hôn nhân và tổ chức gia đình, mức sống và trình độ giáo dục, phong tục, tập
quán, lối sống, hệ thống giá trị ...trong xã hội.
Tác động môi trường tự nhiên bao gồm những ảnh hưởng của thương mại tới môi
trường sống: bảo tồn các yếu tố tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, hệ thực vật,
động vật...), các yếu tố hạ tầng (giao thông vận tải, hệ thống thông tin, truyền thông...)
Con người càng ngày càng nhận thức sự cần thiết và quan trọng của sự phát triển
bền vững. Vì vậy nghiên cứu các tác động thương mại cần xem xét toàn diện không chỉ
ảnh hưởng về kinh tế mà cả những khía cạnh tác động thương mại về xã hội, môi trường
cũng ngày càng được chú trọng trong việc hoạch định chiến lược và chính sách thương
mại phát triển của các quốc gia.
1.4.2.4. Các cách phân loại khác
Ngoài các cách phân loại cơ bản trên, người ta còn có thể phân loại tác động
thương mại theo nhiều tiêu thức khác như:
Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tác động có thể lượng hóa được (đo lường
được) và những tác động khó đo lường được (nhiều tác động thương mại có thể cảm
nhận được bằng định tính song rất khó định lượng).
Một số tác động thương mại mà hậu quả của nó có thể khắc phục được dễ dàng,
nhưng cũng có nhiều tác động mà hậu quả lại có thể là vĩnh viễn không khắc phục được
hoặc nếu sửa chữa được thì phải tốn kém nhiều tiền của, sức lực và thời gian.

27
1.5. Những tác động của thương mại
Ý nghĩa của việc nghiên cứu những tác động của thương mại
Nghiên cứu những tác động của thương mại rất quan trọng, nó không chỉ giúp
cho việc thúc đẩy hoạt động thương mại ở phạm vi doanh nghiệp đạt được những mục
tiêu kinh doanh mà còn có tầm quan trọng đối với việc quản lý hoạt động thương mại ở
phạm vi vi mô một cách có kết quả và hiệu quả, góp phần đảm bảo hiệu quả kinh tế xã
hội của thương mại cũng như đáp ứng những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế bền vững.
1.5.1. Những tác động kinh tế của thương mại
1.5.1.1. Thương mại với tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là mức tăng lượng của cải vật chất của cải của một quốc gia
trong một thời kỳ nhất định. Mức gia tăng của cải có thể được tính bằng hiện vật hoặc
tiền (giá trị).
Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế: lao động, vốn đầu tư, khoa học công
nghệ, thông tin, cơ chế chính sách... Các yếu tố này có vai trò không giống nhau đối với
tăng trưởng kinh tế trong một thời kỳ.
Thương mại có thể tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong
một giai đoạn nhất định trên các mặt: số lượng và chất lượng của tăng trưởng.
Tác động của thương mại đến tăng trưởng thể hiện ở chỗ: Thương mại tạo khả năng huy
động các nguồn lực sẵn có của quốc gia cũng như tác động tới việc di chuyển các yếu
tố sản xuất giữa các quốc gia. Nhờ vậy mà góp phần to lớn vào mở rộng quy mô sản
xuất của mỗi quốc gia
Thương mại còn tác động đến tăng khả năng tiêu dùng của một nước và gián tiếp
sản xuất ra các sản phẩm có hiểu quả hơn là tự sản xuất (điều này đã được chứng minh
trong các lý thuyết của A. Smith, D. Recardo và các lý thuyết khác của Heckscher Ohlin).
Thương mại tác động đến chất lượng của tăng trưởng ở phương diện nâng cao hiệu quả
sản xuất. Thứ nhất, nhờ lợi thế về quy mô do các công ty có thể tiếp cận với các thị
trường rộng lớn hơn ở nước ngoài. Thương mại cho phép các công ty tiếp cận được với
các công nghệ hiện đại hóa, do vậy năng suất lao động được cải thiện. Ngoài ra việc mở
cửa thị trường trong nước cho các công ty nước ngoài làm cho cạnh tranh gia tăng trên
thị trường nội địa và nhờ vậy có tác dụng kích thích các công ty trong nước nâng cao
hiệu quả kinh doanh của mình.
Thương mại một mặt trực tiếp làm gia tăng GDP nhờ chính hoạt động của mình,
mặt khác gián tiếp tác động đến việc gia tăng GDP của các ngành khác nhờ ảnh hưởng
có tính chất lan truyền như đã phân tích trong các lí thuyết của kinh tế học hiện đại.

28
1.5.1.2. Thương mại với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế được hiểu là cách thức liên kết, phối hợp giữa các phân tử cấu
thành hệ thống kinh tế biểu hiện quan hệ tỷ lệ cả về mặt lượng và chất của các phần tử
hợp thành của hệ thống kinh tế. Cơ cấu kinh tế thường được xem xét trên các phương
diện: cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần của nền kinh tế.
Thương mại có thể tác động làm thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng
đa dạng hóa thành phần kinh tế, thay đổi vai trò của các thành phần kinh tế xu hướng
biến đổi có thể không giống nhau trong các nền kinh tế. ở Việt nam sự biến đổi theo xu
hướng xuất hiện nhiều thành phần kinh tế, kinh tế tư nhân, kinh tế vốn đầu tư nước ngoài
ngày càng chiếm tỷ trọng gia tăng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Thương mại có thể tác động làm biến đổi cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế theo xu
hướng làm xuất hiện những vùng kinh tế trọng điểm, các vùng kinh tế đặc biệt có tác
động lớn tới nền kinh tế, làm thay đổi cơ cấu kinh tế thành thị, nông thôn, kích thích
phát triển kinh tế của các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế biên giới...
Thương mại có thể tác động làm biến đổi cơ cấu kinh tế ngành của nền kinh tế.
Xu hướng chung tác động thương mại là kích thích phát triển những ngành kinh tế có
lợi thế so sánh, kích thích phát triển các ngành dịch vụ đặc biệt là các ngành dịch vụ hạ
tầng của nền kinh tế như: vận tải, viễn thông, ngân hàng... và các ngành dịch vụ đáp ứng
nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống: y tế, giáo dục, thể thao, giải trí, du lịch...Nhờ
vậy mà làm biến đổi cơ cấu khu vực sản xuất và lĩnh vực dịch vụ theo hướng tăng tỷ
trọng ngành dịch vụ và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp.
1.5.1.3. Thương mại với cán cân thanh toán quốc gia
Cán cân thanh toán quốc gia là một bảng cân đối hay một bản báo cáo thống kê
tổng kết tất cả các giao dịch tài chính với nước ngoài mà một quốc gia tham gia trong 1
thời gian nào đó. Cán cân thanh toán quốc gia mô tả mối quan hệ giữa 2 luồng thanh
toán vận hành liên tục một vào và một ra mà một đất nước phải có.
Cán cân thương mại là một bộ phận rất quan trọng của cán cân thanh toán quốc
gia. Đó là mức chênh lệch của giá trị xuất khẩu và nhập khẩu các hàng hóa và các dịch
vụ và giá trị nhập khẩu của chúng trong một thời kỳ nhất định.
Nếu giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của 1 quốc gia lớn hơn so với giá trị
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thì cán cân thương mại dương (hay thặng dư). Điều đó
sẽ làm cải thiện cán cân thanh toán của quốc gia và ngược lại.
Thương mại quốc tế là một nhân tố quan trọng góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ
của một quốc gia. Thiếu ngoại tệ gây ra những hạn chế về nguồn tài chính cho sự phát

29
triển kinh tế của một đất nước. Vấn đề này càng có ý nghĩa quan trọng đối với những
nền kinh tế của các nước đang phát triển.
Thông thường chính sách của các quôc gia đều cố gắng khai thác tối đa các lợi
thế so sánh của đất nước mình nhằm đẩy mạnh xuất khẩu không chỉ hàng hóa mà cả các
dịch vụ kể cả trên thị trường quốc tế và xuất khẩu tại chỗ nhằm tăng nguồn thu về ngoại
tệ. Với nguồn ngoại tệ này có thể bù đắp được những nhu cầu nhập khẩu của quốc gia
mình. Và nếu thặng dư thì nguồn ngoại tệ dư thừa có thể bù đắp về thâm hụt ngoại tệ do
những nhu cầu khác hoặc tăng cường dự trữ quốc gia.
Việc đánh giá tác động của thương mại đối với việc cải thiện cán cân thanh toán
của một quốc gia không giống với các quốc gia khác và ngay cả các thời kỳ khác nhau
của một quốc gia cũng cần phải được đánh giá một cách thận trọng.
1.5.1.4. Những tác động kinh tế khác của thương mại
Ngoài những tác động nói trên, thương mại còn có những tác động kinh tế khác
như: thúc đẩy phân công lao động quốc tế, thúc đẩy quá trình mở cửa hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực.
Tác động của thương mại hết sức to lớn tới quá trình phân công lao động không
chỉ ở phạm vi từng quốc gia mà ảnh hưởng tới quá trình phân công lại lao động sâu hơn
giữa các quốc gia trong phạm vi toàn cầu và phạm vi các khu vực của nền kinh tế thế giới.
Thương mại thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Hội nhập kinh tế quốc tế là
quá trình phát triển đan xen của các nền kinh tế trên thế giới, hình thành nên các mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình
khách quan thể hiện mức độ phù hợp của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất ở quy
mô toàn cầu và khu vực. Hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng hoàn thiện và góp
phần tích cực vào dàn xếp các quan hệ kinh tế giữa các nước trong từng khu vực và trên
phạm vi toàn cầu.
Hội nhập kinh tế quốc tế bắt đầu từ hội nhập về thương mại, tiếp đó là vốn và cuối
cùng là sản xuất kinh doanh. Điều này nói lên ảnh hưởng quan trọng của thương mại đối
với quá trình này. Thực tiễn của hội nhập kinh tế của tất cả các quốc gia đều khẳng định
tác động to lớn và không thể bỏ qua của sự phát triển và hội nhập về thương mại.
1.5.2. Những tác động xã hội của thương mại
Thuật ngữ “tác động xã hội” ở đây được hiểu là những tác động của thương mại
trên các mặt văn hóa, chính trị, luật pháp và xã hội.
1.5.2.1. Thương mại và các vấn đề văn hóa
Thương mại và văn hóa có mối quan hệ rất mật thiết. Một mặt các yếu tố văn hóa
chi phối các hoạt động thương mại của mọi cá thể, địa phương và từng quốc gia. Tuy
30
nhiên sự phát triển thương mại cũng có tác động ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa của từng
cá thể, cộng đồng và mỗi quốc gia ở những mức độ rất khác nhau.
Sự phát triển các mối quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa và các dịch vụ trong thương
mại không chỉ đơn thuần là sự trao đổi các yếu tố vật chất thông thường mà nó còn hàm
chứa trong đó và đi liền với nó là những yếu tố và các quan hệ mang tính văn hóa.
Các yếu tố văn hóa chứa đựng trong bản thân các hàng hóa và các dịch vụ cụ thể,
các thông tin quảng cáo, hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại cũng như trong các hoạt
động giao dịch thương mại của con người... Các yếu tố này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp
ảnh hưởng tới văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán, phong cách, lối sống, đạo đức,
niềm tin, hệ thống các giá trị... của mỗi cá thể, cộng đồng và các quốc gia.
Ngày nay quá trình hội nhập thương mại quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ
thì phạm vi ảnh hưởng và cường độ tác động của thương mại tới văn hóa cũng gia tăng
rất nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu.
Sự giao thoa của các nền văn hóa, sự mong muốn bổ sung các yếu tố “tốt” của
nền văn hóa khác loại bỏ các yếu tố “xấu” thông qua ảnh hưởng của thương mại làm
cho văn hóa nhân loại trở nên phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên không phải tất cả
các tác động này đều “bổ ích” và mang tính tích cực. Thương mại cũng mang lại nhiều
yếu tố “ngoại lai’ thậm chí “độc hại”, những tác động này không loại trừ bất kỳ ai và
bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu sắc và đáng chú ý nhất về văn hóa của
thương mại là đối với các nước đang phát triển và các dân tộc lạc hậu.
1.5.2.2. Thương mại và các vấn đề luật pháp
Các hoạt động thương mại bao giờ cũng diễn ra trong môi trường luật pháp và
thể chế nhất định. Luật pháp và thương mại có mối quan hệ rất chặt chẽ. Luật pháp gồm
luật thành văn và luật bất thành văn. Luật thành văn là các đạo luật do nhà nước ban
hành, các đạo luật này nằm trong các ấn bản luật thành văn. Luật bất thành văn được tạo
ra bởi các phong tục tập quán của con người. Chúng chi phối các hoạt động thương mại
trong nước và cả ở phạm vi buôn bán quốc tế. Một mặt thương mại chịu sự chi phối của
luật pháp và các luật lệ do xã hội quy định. Tuy nhiên thương mại cũng có tác động
mạnh mẽ trở lại tới luật pháp. Luật pháp là một khung các nguyên tắc và luật lệ do xã
hội quy định để điều tiết các hành vi và các thành viên của nó trong đó có các hoạt động
buôn bán, thương mại. Các hoạt động kinh tế, hoạt động thương mại không ngừng vận
động và phát triển vì thế luật pháp cũng phải không ngừng phát triển và hoàn thiện như
là kết quả của những thay đổi các chuẩn mực và các giá trị của xã hội.
Tác động của thương mại tới luật pháp có thể nhận thấy rất rõ trong quá trình hội
nhập kinh tế và thương mại quốc tế. Sự phát triển của các mối quan hệ thương mại giữa

31
các quốc gia, quan hệ thương mại giữa các quốc gia trong từng khu vực kinh tế và ở
phạm vi toàn cầu đang hình thành nên 1 hệ thống đa dạng những định ché, những luật
lệ thương mại mới ở phạm vi toàn cầu, khu vực cũng như đối với các quốc gia để điều
chỉnh những mối quan hệ thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp và không ngừng
biến đổi trong nền kinh tế thị trường của xã hội hiện đại.
Tác động thương mại tới luật pháp cũng thấy rất rõ đối với quốc gia như Việt
nam từ 1986 đến nay khi mà Việt nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế thương mại
với thế giới và khu vực.
1.5.2.3. Thương mại và các vấn đề chính trị
Thương mại và chính trị cũng có mối liên hệ rất chặt chẽ. Đặc trưng nổi bật về
chính trị thể hiện ở định hướng chính trị mà mỗi chế độ chính trị nhằm đạt tới. Sự ổn
định chính trị là điều kiện hết sức quan trọng trong sự phát triển thương mại, nó tạo ra
môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn về đầu tư, về quyền
sở hữu các tài sản... Đó là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy thương mại phát triển.
Ngược lại sự thịnh vượng thương mại là yếu tố quan trọng đưa lại sự thịnh vượng
kinh tế cho các quốc gia, các khu vực kinh tế. Do vậy, đây là yếu tố tác động quan trọng
đến sự ổn định chính trị. Vì suy cho đến cùng kinh tế quyết định chính trị.
Hội nhập kinh tế thương mại quốc tế là quá trình mở rộng giao lưu kinh tế giữa nhiều
quốc gia với các chế độ chính trị khác nhau. Chính thương mại như một nhân tố quan
trọng tác động liên kết lợi ích của các quốc gia. Nhờ vậy mà mang lại những lợi ích to
lớn cho sự chung sống hoà bình giữa các quốc gia có thể chế chính trị khác nhau thậm
chí đối lập (ASEAN là một ví dụ điển hình).
Thương mại là nhân tố tạo nên sự ổn định chính trị thế giới và khu vực. Tuy nhiên
thương mại mà bản chất của nó là vì lợi nhuận luôn đi cùng với cạnh tranh khốc liệt, đó
là những cuộc cạnh tranh không khoan nhượng giữa các quốc gia nên cũng là nguyên
nhân trực tiếp hoặc sâu xa của nhiều mâu thuẫn và xung đột chính trị.
1.5.2.4. Thương mại và các vấn đề xã hội
Các yếu tố xã hội như các đặc điểm về dân số (quy mô, cơ cấu dân cư, mức tăng
dân số), hôn nhân và tổ chức gia đình, mức sống và chất lượng cuộc sống của dân cư...
đều có ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại. Ngược lại thương mại cũng có những ảnh
hưởng rất to lớn đến các yếu tố xã hội nói trên.
Thứ nhất, thương mại tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, những việc làm mà
thương mại tạo ra trực tiếp và trước hết là ở những doanh nghiệp thương mại và các đơn
vị liên quan trực tiếp tới các hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu hàng hoá và những đơn
32
vị cung ứng dịch vụ vì mục đích lợi nhuận trong nền kinh tế. Tuy nhiên xét rộng hơn,
thương mại còn tạo thêm nhiều việc làm cho các ngành và các lĩnh vực có liên quan.
Cần lưu ý đến một đặc điểm là: Thương mại là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động sống và
lao động phổ thông. Các lĩnh vực thương mại dịch vụ lại càng sử dụng nhiều lao động
hơn, lao động sử dụng trong lĩnh vực này thường rất đa dạng. Điều này có ý nghĩa quan
trọng đối với tất cả các quốc gia nhưng đặc biệt quan trọng với những nước đang phát
triển nơi mà có nhiều lao động dư thừa và vì vậy phát triển thương mại như một giải
pháp quan trọng giải quyết vấn đề dư thừa lao độngvà nạn thất nghiệp.
Thứ hai, sự phát triển thương mại góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhiều vùng
lạc hậu, vùng sâu, vùng xa của đất nước, tạo cơ hội thuận lợi và thúc đẩy phát triển kinh
tế nhiều quốc gia đang phát triển, nhiều khu vực kinh tế kém phát triển của kinh tế thế
giới. Như vậy thương mại như một nhân tố quan trọng tác động rút ngắn chênh lệch
khoảng cách phát triển giữa các quốc gia, các vùng, các khu vực kinh tế trong nền kinh
tế thế giới.
Phát triển thương mại đặc biệt là thương mại dịch vụ có ý nghĩa rất to lớn trong
việc ổn định và nâng cao mức sống và đặc biệt là chất lượng cuộc sống của dân cư.
Phát triển thương mại cũng là nhân tố quan trọng mở rộng hội nhập giao lưu văn hoá,
củng cố hoà bình, xây dung tình hữu nghị giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới.
Thương mại cũng là nhân tố tác động quan trọng tới những sự thay đổi quy mô,
cơ cấu dân cư, hôn nhân tổ chức gia đình và các yếu tố xã hội khác một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp.
Những tác động xã hội của thương mại không chỉ bao gồm những yếu tố tích cực.
Do bản chất kinh tế của thương mại có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực về xã hội như
động cơ tìm kiếm lợi nhuận có thể đưa đến nguy cơ xâm nhập lối sống thực dụng, chạy
theo đồng tiền, du nhập lối sống ngoại lai xa lạ với lối sống và bản sắc văn hoá của dân
tộc. Phân phối bất bình đẳng của thị trường có thể tác động phân hoá giàu nghèo giữa
các tầng lớp dân cư, chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia, cạnh tranh để chiếm lĩnh
thị trường, chiếm lĩnh các nguồn tài nguyên nhiều khi là nguyên nhân trực tiếp của các
xung đột giữa các dân tộcvà các quốc gia.
1.5.3. Những tác động môi trường của thương mại
Tác động thương mại tới việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Thương mại phát triển thúc đẩy mở rộng và phát triển sản xuất. Thương mại càng phát
triển thì càng làm cho sản xuất hướng vào nhu cầu tiêu dùng, tức là sản xuất để bán sản
phẩm cho thị trường.

33
Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất ra của
cải phục vụ đời sống con người. Thương mại càng phát triển, kinh tế càng phát triển thì
quy mô sản xuất càng mở rộng, điều đó làm giảm tổng lượng tài nguyên thiên nhiên
phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa vì mục đích thương mại. Tài nguyên thiên nhiên thì
luôn có giới hạn mà nhu cầu của con người thì vô hạn, hơn nữa dân số trong hành tinh
của chúng ta ngày càng gia tăng. Sự phát triển thương mại, phát triển kinh tế tự phát
theo điều tiết của thị trường có thể đưa đến sự khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên
thiên nhiên vốn có hạn.
Sự phát triển thương mại không chỉ gia tăng sử dụng tài nguyên thiên nhiên mà
đòi hỏi gia tăng sử dụng khai thác yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng như: giao thông vận tải,
bưu chính viễn thông... Vì vậy một mặt thương mại phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng của nền kinh tế mặt khác nếu sự phát triển này thiếu kế hoạch
có thể làm quá tải và hư hỏng hệ thống hạ tằng đặc biệt đối với các nước đang phát triển.
Khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như các yếu tố kết cấu hạ tầng
nền kinh tế luôn gắn bó hữu cơ với việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển thương mại có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sinh thái:
nguồn nước, không khí, tiếng ồn, ... phá hủy hệ sinh thái, quần thể động thực vật. Vì thế
cùng với sự phát triển thương mại cần phải có hệ thống luật pháp, chính sách về khai
thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chính sách bảo vệ môi trường, chính sách khuyến
khích phát triển sản xuất sạch, tiêu dùng sản phẩm sạch nhằm đảm bảo yêu cầu của phát
triển bền vững.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP, THẢO LUẬN CHƯƠNG I
1. Thương mại là gì? Phân tích cơ sở hình thành và các đặc trưng cơ bản của Thương mại?
2. Chức năng và nhiệm vụ của Thương mại? Cho biết các biện pháp cơ bản để thực hiện
các chức năng và nhiệm vụ đó?
3. Trình bày vai trò của thương mại trong nền kinh tế nước ta? Cho các ví dụ cụ thể
minh họa?
4. Vì sao nói thương mại là một ngành của nền KTQD?
5. Mục tiêu, quan điểm phát triển thương mại ở nước ta?
6. Lưu thông hàng hóa và thương mại, cái nào tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế?
7. Phân biệt trao đổi dưới hình thái lưu thông hàng hóa và thương mại. Tại sao nói
thương mại ra đời không phủ định lưu thông hàng hóa mà còn thúc đẩy lưu thông hàng
hóa phát triển
8. Trình bày các cách phân loại t]ác động của thương mại. Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề
này trong quản lí nhà nước về thương mại ở việt nam.
34
35
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG QUẢN LÝ VỀ THƯƠNG MẠI VÀ QUÁ TRÌNH
HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI Ở NƯỚC TA

A) MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Nắm được vai trò và nội dung các phương pháp quản lý nhà nước về thương mại
+ Nắm được quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm của thương mại ở nước ta
+ Hiểu được nguyên nhân và tình hình hội nhập thương mại quốc tế của Việt Nam
- Kỹ năng:
Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và kỹ năng thu thập, xử lý, phân tích
thông tin để giải quyết vấn đề, phát triển tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học
- Mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
+ Có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Có ý thức kỷ luật, tuân thủ luật pháp, biết vận dụng các nghiệp vụ vào công
việc thực tế. Có bản lĩnh, tự tin, nhiệt tình, đam mê nghề nghiệp; có khả năng thích nghi
đối với sự thay đổi, sẵn sàng làm việc độc lập, làm việc nhóm; có khả năng tiếp thu và
bảo vệ quan điểm.
+ Tự định hướng, tự thích nghi với môi trường làm việc khác nhau; tự hoàn thiện
và phát triển các kiến thức nhằm nâng cao năng lực bản thân để vận dụng vào công tác
chuyên môn.
B) TÀI LIỆU HỌC TẬP
- Tài liệu chính:
[1] Ths. Đào Thúy Nga (2023), Bài giảng Kinh tế thương mại và dịch vụ, Trường Đại
học Hải Dương, (lưu hành nội bộ)
[2] GS. TS. Đặng Đình Đào, GS. TS. Hoàng Đức Thân đồng chủ biên , (2013) ,
Giáo trình Kinh tế thương mại, ĐH Kinh tế Quốc dân.
- Tài liệu tham khảo
Trang Web “Google”, từ khóa: “Kinh tế Thương mại và Dịch vụ”, “ Thương
mại hàng hóa”; “Thương mại dịch vụ” v.v
C) NỘI DUNG
2.1. Hệ thống quản lý nhà nước về Thương mại
2.1.1 Vai trò và nội dung quản lý Nhà nước về thương mại

36
2.1.1.1. Vai trò quản lý của Nhà nước đối với thương mại
Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước đã được khẳng định cả về lý luận và thực
tiễn. Trong lĩnh vực thương mại nước ta, vai trò quản lý của Nhà nước được thể hiện
trên các mặt sau đây:
• Một là, Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho thương mại phát triển. Nhà
nước bảo đảm sự ổn định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho thương mại phát triển.
Nhà nước thực thi cơ chế, chính sách để hạn chế tình trạng thiểu cầu, giảm lạm phát,
khuyến khích sản xuất và tiêu dùng. Nhà nước tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, bao
gồm kết cấu hạ tầng vật chất, tài chính, giáo dục, luật pháp... cho thương mại. Tạo lập
môi trường cạnh tranh bình đẳng, môi trường vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển
của thương mại trong cơ chế thị trường.
• Hai là, Nhà nước định hướng cho sự phát triển của thương mại. Sự định hướng
này được thực hiện thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh
tế xã hội, các chương trình mục tiêu, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Định hướng dẫn
dắt sự phát triển của thương mại còn được bảo đảm bằng hệ thống chính sách, sự tác
động của hệ thống tổ chức quản lý thương mại từ trung ương đến địa phương.
• Ba là, Nhà nước điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động thương mại của
nền kinh tế quốc dân. Nhà nước có vai trò củng cố, bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội
cho mọi người, mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường. Xây dựng
một xã hội văn minh, dân chủ rộng rãi, khuyến khích và đề cao trách nhiệm cá nhân là
điều kiện cho sự phát triển toàn diện kinh tế xã hội. Trong kinh tế thị trường sự phân
hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội là rất lớn. Nhà nước cần có sự can thiệp và điều
tiết hợp lý nhằm bảo đảm cuộc sống ổn định, nhân cách của con người được tôn trọng,
đồng thời bảo đảm tính tự chủ, sáng tạo và ham làm giàu của mọi công dân.
• Bốn là, quản lý trực tiếp khu vực kinh tế Nhà nước. Nhà nước quy định rõ
những bộ phận, những ngành then chốt, những nguồn lực và tài sản mà Nhà nước trực
tiếp quản lý. Đất đai, các nguồn tài nguyên, các sản phẩm và ngành có ý nghĩa sống còn
với quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước. Ở đây Nhà nước phải quản lý và kiểm soát việc sử
dụng tài sản quốc gia nhằm bảo tồn và phát triển các tài sản đó. Nhà nước trực tiếp quản
lý các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước. Thành phần kinh tế Nhà nước
giữ vai trò nòng cốt trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần ở nước ta. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước là nội dung quan trọng của
định hướng xã hội chủ nghĩa. Duy trì vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước
là công việc quan trọng để vượt qua nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua
các doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước có thể hướng dẫn, chỉ đạo sự phát triển của các
37
doanh nghiệp thuộc các thành phần khác, tập trung mọi nguồn lực cho sự công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Thông qua thành phần kinh tế Nhà nước, Nhà nước nắm và
điều tiết một bộ phận lớn các hàng hóa – dịch vụ chủ yếu có ý nghĩa quan trọng và then
chốt của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng và phát
triển cân đối với nhịp độ cao.
2.1.1.2. Thương mại là đối tượng quản lý của Nhà nước
Thương mại là lĩnh vực mà nhà nước phải quản lý xuất phát từ các lý do sau đây:
• Là khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất, Thương mại được coi là một
ngành kinh tế quốc dân quan trọng, sự phát triển của thương mại góp phần vào việc nâng
cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
• Thương mại là hoạt động mang tính liên ngành, là hoạt động có tính xã hội hoá
cao, mà mỗi doanh nhân không thể xử lý các vấn đề một cách tốt đẹp, hơn nữa trong
điều kiện của nền kinh tế thị trường, những mặt trái của nó đòi hỏi phải có sự quản lý
can thiệp của Nhà nước.
• Thương mại – dịch vụ là lĩnh vực chứa đựng những mâu thuẫn của đời sống
kinh tế xã hội (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với ngưười lao
động, giữa doanh nhân với cộng đồng).
• Trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ có những hoạt động mà doanh nghiệp,
người lao động không được làm hoặc có những vị trí mà nhà nước cần phải chiếm lĩnh
để điều chỉnh các quan hệ kinh tế.
• Trong hoạt động thương mại dịch vụ, có cả các doanh nghiệp nhà nước.
2.1.1.3. Nội dung quản lý Nhà nước về thương mại
• Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật, chính sách thương mại. Tạo môi
trường và hành lang pháp lý cho các hoạt động thương mại.
• Định hướng phát triển ngành thương mại thông qua chiến lược, quy hoạch và
kế hoạch phát triển thương mại.
• Kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành pháp luật thương mại.
• Kiểm tra, kiểm soát thị trường, điều tiết lưu thông hàng hoá và quản lý chất
lượng hàng hóa lưu thông, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
• Quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống độc quyền và chống bán phá giá.
• Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, thương mại
trong và ngoài nước. Quản lý nhà nước các hoạt động xúc tiến thương mại.
• Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại và đào tạo nguồn nhân lực
cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa thương mại.
38
• Ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về thương mại. Đại diện và quản lý
hoạt động thương mại của Việt Nam ở nước ngoài.
2.1.2. Các phương pháp quản lý thương mại
2.1.2.1. Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là sự tác động trực tiếp của cơ quan quản lý hay người
lãnh đạo đến cơ quan bị quản lý hay người chấp hành nhằm mục đích bắt buộc thực hiện
một hoạt động. Để quản lý tập trung thống nhất cần sử dụng phương pháp hành chính.
Không sử dụng đúng đắn phương pháp hành chính có thể dẫn tới tình trạng lộn xộn vô
chính phủ. Lênin rất đề cao phương pháp hành chính. Phương pháp này bao hàm những
nội dung sau đây:
• Trước hết phải thiết lập được hệ thống quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Cơ quan bị
lãnh đạo, bị quản lý phải phục tùng cơ quan lãnh đạo, quản lý. Cơ quan quản lý cấp dưới
phải phục tùng cơ quan quản lý cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương. Tất
nhiên ở đây cũng có tác động ngược chiều để cơ quan quản lý cấp trên kịp thời điều
chỉnh quyết định của mình cho phù hợp với thực tiễn.
• Thứ hai là xác định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng của các bộ phận trong hệ thống
tổ chức. Xây dựng bộ máy tổ chức phù hợp với chức năng nhiệm vụ của nó. Khi quy
định chức năng nhiệm vụ cần phải quan tâm đến mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ
chức.
• Thứ ba là tác động bằng hệ thống pháp chế. Đó chính là hệ thống pháp luật, các
quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh, nội quy... Phương pháp hành chính đặt ra yêu cầu chống
tập trung quan liêu và hành chính quan liêu. Mỗi cấp quản lý phải không ngừng hoàn
thiện phương pháp và lề lối làm việc, chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa bè phái, cá
nhân chủ nghĩa, địa phương chủ nghĩa. Phương pháp hành chính trực tiếp tác động tới
người bị quản lý. Do vậy, hiệu quả của nó rất rõ và có tính chất tức thời. Phương pháp
hành chính thể hiện quyền lực của quản lý. Vấn đề sử dụng đúng mức không lạm dụng
phương pháp hành chính có ý nghĩa lớn đối với thành công của người quản lý. Sử dụng
các phương pháp hành chính đòi hỏi các cấp quản lý thương mại phải nắm vững các vấn
đề sau:
+ Trước hết, quyết định hành chính chỉ có hiệu lực và hiệu quả khi quyết định đó
có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế. Ngoài ra, quyết định phải
xuất phát từ tình hình thực tế, nắm vững tình huống cụ thể. Cho nên, khi đưa ra các
quyết định hành chính, một mặt phải thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, mặt khác,
người quản lý cần dự kiến trước được tình hình khi quyết định được thi hành, từ đó đề
ra các biện pháp xử lý các tình huống phát sinh, hạn chế tác động tiêu cực có thể xẩy ra.
39
+ Khi sử dụng các phương pháp hành chính cần gắn quyền hạn và trách nhiệm
của cấp ra quyết định. Cơ quan hành chính, cán bộ quản lý phải hiểu rõ và nắm vững
quyền hạn của mình để không lạm quyền, không thể hiện đầy đủ quyền lực.
Thứ ba, khi ra quyết định hành chính, người ra quyết định phải nắm rõ khả năng và tâm
lý người thực hiện. Trong những trường hợp cần thiết phải làm công tác tư tưởng cho
người thực hiện trước khi ra quyết định.
• Thứ tư, khi triển khai thực hiện, khâu khó khăn, khâu trọng yếu then chốt, người
lãnh đạo phải trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thường xuyên và tổng kết rút kinh
nghiệm kịp thời.
2.1.2.2. Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là sự tác động tới lợi ích vật chất của tập thể hay cá nhân
nhằm làm cho họ quan tâm tới kết quả hoạt động và chịu trách nhiệm vật chất về hành
động của mình. Phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất là động lực cơ bản của sự phát
triển kinh tế xã hội. Lợi ích cá nhân người lao động phải được coi là nền tảng và tác
động trực tiếp đến hoạt động của con người. Vi phạm nguyên tắc khuyến khích lợi ích
vật chất và trách nhiệm vật chất sẽ thủ tiêu động lực kích thích người lao động.
Vai trò của lợi ích vật chất trong kinh tế thị trường đã được xác định rõ ràng. Lợi
ích vật chất là động lực của mọi hành động. Ăng ghen đã nhấn mạnh rằng, lợi ích vật
chất là cái làm chuyển động quảng đại quần chúng nhân dân lao động, đồng thời lợi ích
vật chất cũng là chất kết dính các hoạt động riêng lẻ theo một mục đích chung.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học đã khẳng định rằng ở đâu không
có sự thống nhất về lợi ích thì ở đó không có sự thống nhất về mục đích chứ đừng nói
đến sự thống nhất về hành động. Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, do tồn tại nhiều
thành phần kinh tế cho nên tồn tại nhiều hệ thống lợi ích khác nhau. Thực chất của việc
huy động sử dụng các thành phần kinh tế chính là kết hợp hài hoà các lợi ích. Nguyên tắc
các bên cùng có lợi chi phối sự liên kết hay chia rẽ hoạt động kinh doanh giữa các doanh
nghiệp. Sử dụng các đòn bẩy kinh tế là nội dung chủ yếu của phương pháp kinh tế.
Các đòn bẩy như tiền lương, thu nhập, tiền thưởng, giá cả, lợi nhuận, chi phí...
có tác động lớn tới người lao động. Nó có tác dụng kích thích hay hạn chế động lực làm
việc của mỗi người. Các đòn bẩy này phải được sử dụng đồng bộ. Bên cạnh sử dụng hệ
thống đòn bẩy còn phải sử dụng cả hệ thống đòn hãm như phạt vật chất và trách nhiệm
vật chất khác. Đặc điểm của các phương pháp kinh tế là nó tác động lên đối tượng quản
lý không bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích vật chất. Các phương pháp kinh
tế chấp nhận những giải pháp kinh tế khác nhau cho cùng một vấn đề. Các phương pháp
kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân của đối tượng bị quản lý, chứa đựng nhiều

40
yếu tố kích thích kinh tế, cho nên tác động rất nhậy bén, phát huy được tính chủ động
sáng tạo của người lao động và các tập thể. Với biện pháp kinh tế đúng đắn, các lợi ích
được thực hiện thoả đáng thì tập thể con người trong hệ thống quan tâm hoàn thành
nhiệm vụ, người lao động hăng hái sản xuất và nhiệm vụ chung được giải quyết nhanh
chóng có hiệu quả. Các phương pháp kinh tế là phương pháp tốt nhất để thực hành tiết
kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời mở rộng quyền chủ động cho các cá nhân và
các doanh nghiệp. Điều đó giúp cho Nhà nước giảm được nhiều việc điều hành, kiểm tra,
mang tính chất sự vụ hành chính, nâng cao ý thức tự giác của mọi người, mọi doanh nghiệp.
2.1.2.3. Phương pháp tuyên truyền, giáo dục
Phương pháp tuyên truyền giáo dục là sự tác động tới tinh thần và năng lực
chuyên môn của người lao động để nâng cao ý thức và hiệu quả công tác. Phương pháp
này bao hàm những nội dung chủ yếu sau:
• Tác động thông qua hệ thống thông tin đa chiều tới toàn bộ hệ thống quản lý
và người lao động. Hệ thống thông tin đa chiều có định hướng, chính xác và kịp thời sẽ
có tác động kích thích chủ thể theo khuynh hướng đã dự kiến. Qua hệ thống cung cấp
thông tin cũng tác động tới tư tưởng người lao động, uốn nắn kịp thời những tư tưởng
thiếu lành mạnh, khơi dậy ý thức và tinh thần trách nhiệm của mỗi con người.
• Phương pháp giáo dục thể hiện được sự khen chê rõ ràng. Nêu gương là cách
rất quan trọng để tác động gây chú ý và thuyết phục người khác làm theo, xử phạt nghiêm
minh để giữ vững kỷ cương và ngăn chặn các khuynh hướng tiêu cực.
• Bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết
hợp chặt chẽ với cơ chế, tuyển dụng, bố trí sử dụng và đào thải người lao động.
• Giáo dục chuyên môn và năng lực công tác là vấn đề rất quan trọng trong hệ
thống tuyên truyền vận động. Dân trí nâng cao không ngừng, con người được giải phóng
và tự do tư tưởng là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của mọi hoạt động.
Đó là cơ sở để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác.
• Giáo dục truyền thống ở mỗi doanh nghiệp là việc làm có ý nghĩa và hiệu quả
cao, làm cho mỗi người có ý thức đầy đủ về vị trí của doanh nghiệp, tự hào về những
đóng góp của doanh nghiệp, xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, đề cao trách nhiệm
đối với công việc.
• Phải làm phong phú đời sống tinh thần, tăng niềm tin của người lao động vào
doanh nghiệp. Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa to lớn trong quản lý kinh tế vì đối
tượng của quản lý là con người – một chủ thể của sản xuất kinh doanh năng động và có
yếu tố tâm lý, nhu cầu và tâm linh. Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở sử dụng
các quy luật tâm lý. Đặc trưng của các phương pháp này là tính thuyết phục, làm cho
41
người lao động phân biệt được phải – trái, đúng – sai, lợi – hại, thiện – ác... Từ đó nâng
cao tính tự giác làm việc và phấn đấu không ngừng vì doanh nghiệp mình. Các phương
pháp giáo dục thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác một cách hài
hoà, linh hoạt. Đây là phương pháp đã đem lại những thành công vang dội cho nhiều
công ty Nhật Bản, Mỹ, Anh, Thụy Điển và một số nước Đông Nam Á... Phương pháp
kinh tế và phương pháp tuyên truyền giáo dục là cách thức tác động gián tiếp đến người
lao động, hiệu quả của nó không bộc lộ ngay mà nhiều khi mang tính chất của một quá
trình. Mỗi phương pháp quản lý đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, do
vậy, để phát huy mặt mạnh, hạn chế những nhược điểm cần phải sử dụng tổng hợp các
phương pháp trong quản lý. Việc vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý ở các cấp
được thể hiện trong quá trình ra các quyết định quản lý và tổ chức thực hiện các quyết định
đó. Ở mỗi giai đoạn khác nhau và với mỗi đối tượng quản lý khác nhau có thể đặt trọng tâm
vào phương pháp này hay phương pháp khác tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể.
2.1.2.4. Các yếu tố cơ bản của hệ thống công cụ quản lý
Hệ thống các công cụ quản lý thường có 3 yếu tố cơ bản sau:
• Kế hoạch hóa định hướng.
• Pháp luật.
• Hệ thống các chính sách và công cụ kinh tế.
Thứ nhất: Kế hoạch hoá là công cụ thể hiện các mục tiêu lý tưởng của một nền
kinh tế, nhờ có kế hoạch hoá mà chính phủ có thể phối hợp hoạt động của các doanh
nghiệp, các bộ, các ngành và các địa phương. Kế hoạch hoá là công cụ duy nhất để chính
phủ có thể chuyển tải nội dung đường lối chính sách.
Trong kinh tế quản lý tập trung, công cụ kế hoạch hoá được sử dụng một cách
không thành công bởi phương pháp kế hoạch và các mục tiêu lựa chọn. Khi chuyển sang
cơ chế mới, kế hoạch hoá vẫn còn là công cụ đóng vai trò quan trọng, vấn đề là phải đổi
mới công cụ này cho thích hợp. Kế hoạch trong cơ chế mới không phải là áp đặt mà là
định hướng và thực hiện theo dự án.
Ngày nay, kế hoạch hoá đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong nền kinh tế
hiện đại. Xét trên phạm vi xã hội, nói cách khác, xét ở tầm vĩ mô, nền kinh tế nhiều
thành phần cần phải được kế hoạch hoá nhưng không thể là kế hoạch hoá trực tiếp –
pháp lệnh, không thể xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh vĩ mô cho cả nền kinh tế.
Chỉ có thể thực hiện kế hoạch hoá gián tiếp, định hướng đối với nó mà thôi. Quản lý có
kế hoạch hay là sự điều tiết vĩ mô có ý thức, có hướng đích nền kinh tế hàng hóa khác
về nguyên tắc so với sự quản lý, điều tiết nền kinh tế tự nhiên, hiện vật.

42
Các khái niệm, phạm trù và do đó, cả công nghệ quản lý, công nghệ điều tiết ở
đó, không phải là sự “phát triển thêm”các khái niệm, phạm trù và công nghệ quản lý
nền kinh tế tự nhiên, hiện vật, mà được hình thành theo những nguyên lý riêng với hai
yếu tố cốt lõi hợp thành: lôgích ngang giá và lôgích tự điều chỉnh. Hoạt động quản lý
có kế hoạch ngày nay là đòi hỏi tự nhiên của mọi hoạt động kinh tế dù ở tầm doanh
nghiệp, hay tầm quốc gia, tầm khu vực hay tầm quốc tế. Và vì các hoạt động kinh tế
trên tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội đều đã chứa đựng nguyên lý ngang
giá và nguyên lý tự điều chỉnh cho nên, mô thức tổ chức quản lý nền kinh tế quốc dân
có hiệu quả nhất là phải lấy sự điều tiết của thị trường làm “nguyên tắc kỹ thuật điều
hành căn bản”.
Kế hoạch là công cụ quản lý liên ngành của nhà nước bao gồm nhiều loại công
việc, nhiều loại hình với nhiều hình thức phong phú đa dạng. Mỗi loại hình, mỗi hình
thức biểu hiện có vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là
truyền dẫn ý đồ mục tiêu của kế hoạch vĩ mô vào cuộc sống. Vai trò chủ yếu của kế
hoạch hoá ở tầm vĩ mô là thúc đẩy hình thành cơ cấu hợp lý, vì vậy phải bảo đảm tính
thống nhất trong cân đối các nguồn lực, lựa chọn phương hướng phát triển đúng đắn và
động viên được sức lực, trí tuệ của toàn xã hội thực hiện thắng lợi những mục tiêu đề
ra. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, chính phủ đã quản lý nền kinh tế bằng kế hoạch và
đề ra các chỉ tiêu kế hoạch để hướng dẫn sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng trên thực
tế, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch của thời kì ấy đã không hoàn thành chức năng định hướng.
Vì phần lớn các chỉ tiêu kế hoạch dài hạn hay ngắn hạn của Nhà nước hoặc là nghiêng
về phía cung hoặc là nghiêng về phía cầu và thường mang tính hình thức. Nhà nước là
người đại diện cho xã hội làm chủ tư liệu sản xuất, không thể trực tiếp tiến hành sản
xuất kinh doanh do đó không thể định ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh trực tiếp
mang tính pháp lệnh cho các đơn vị kinh tế quốc doanh. Nhà nước có thể thông qua hình
thức đơn đặt hàng theo nguyên tắc thị trường mà hướng dẫn và giúp đỡ các đơn vị kinh
tế quốc doanh thực hiện những nhiệm vụ của kế hoạch nhà nước. Nhìn chung, nhà nước
có thể thực hiện sự quản lý vĩ mô thông qua kế hoạch hoá gián tiếp cùng hệ thống đòn
bẩy kinh tế, các công cụ pháp luật và hệ thống thông tin mà hướng dẫn các đơn vị kinh
tế hoạt động theo định hướng của mình.
Để phù hợp với việc quản lý kinh tế vĩ mô theo cơ chế thị trường, hệ thống kế
hoạch hoá định hướng cần phải:
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cũng như các chiến
lược phát triển ngành, vùng, lĩnh vực. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm

43
2020 và những định hướng lớn sẽ là cơ sở cho các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở xác
định phương hướng phát triển, phương hướng đầu tư một cách lâu dài.
- Hệ thống thông tin – dự báo có vai trò rất quan trọng cần được quan tâm đúng
mức. Công tác dự báo cần tập trung vào các dự báo dài hạn và dự báo cho một số lĩnh
vực, ngành quan trọng; đồng thời cần phải được xử lý tổng hợp để nâng cao chất lượng,
cung cấp kịp thời thông tin kinh tế xã hội, thị trường, khoa học công nghệ phục vụ quá
trình xây dựng kế hoạch.
- Nghiên cứu thiết kế các chương trình và dự án phát triển. Đây là một phương
pháp kế hoạch hoá, đồng thời cũng là một bộ phận cấu thành của kế hoạch. Trong cơ
chế cũ (kế hoạch hoá tập trung) việc tổ chức thực hiện các mục tiêu và phân bổ các
nguồn lực tiến hành theo đơn vị quản lý hành chính như: UBND các tỉnh, thành phố
hay các đơn vị quản lý ngành như các Bộ, Tổng cục, nay trong cơ chế mới sẽ chuyển
dần sang các chương trình và các dự án phát triển. Thực tế đây là phần “cứng” của kế
hoạch định hướng, chương trình dự án bao gồm nhiều cấp độ: tầm kinh tế quốc dân,
tầm ngành và phân ngành, tầm vùng lãnh thổ và địa phương, thông qua các chương
trình và các dự án, nhà nước có điều kiện bố trí và chỉ đạo kế hoạch một cách có trọng
điểm và hiệu quả.
- Đổi mới nội dung và phương pháp lập kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm.
Đây là những bộ phận chủ yếu của hệ thống kế hoạch hoá định hướng, cần phát huy vai
trò, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà
nước. Hướng tới công tác kế hoá ở nước ta là: “Đổi mới mạnh mẽ công tác kế hoạch
hoá, nâng cao tính định hướng và dự báo, nâng cao chất lượng của các quy hoạch và kế
hoạch, gắn quy hoạch và kế hoạch với thị trường. Hoàn thiện hệ thống thông tin và dự
báo, phục vụ kế hoạch, gắn kế hoạch với cơ chế chính sách. Tăng cường chế độ trách
nhiệm và sự phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa các cấp trong xây dựng, điều hành
thực hiện kế hoạch. Đổi mới nội dung và phương pháp lập và thực hiện kế hoạch theo
hướng huy động tối đa nội lực, khai thác mọi tiềm năng của ngành, của địa phương gắn
với sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài” .
Trong giai đoạn đầu của cơ chế thị trường còn duy trì một số nội dung và phương
pháp kế hoạch hóa cũ không phải do ý muốn chủ quan mà là do hệ thống các công cụ
quản lý vĩ mô hoạt động thiếu đồng bộ, phải chuyển giao từng bước song song với quá
trình hình thành cơ chế kế hoạch hoá mới. Đến nay phương pháp kế hoạch hoá trực tiếp
so với trước còn duy trì khoảng 1% (theo danh mục chỉ tiêu) trong kế hoạch sản xuất,
2% trong kế hoạch lưu thông vật tư hàng hóa, khoảng 30% trong kế hoạch đầu tư (theo
tổng mức vốn, chủ yếu là vốn ngân sách và tín dụng ưu đãi). Còn tín dụng thương mại,

44
vốn tự huy động của cơ sở quốc doanh, vốn đầu tư ngoài quốc doanh, vốn đầu tư trực
tiếp của nước ngoài hoạt động theo cơ chế hướng dẫn hoặc hoàn toàn chủ động.
Thứ hai: Công cụ pháp luật trong quản lý.
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, pháp luật thể hiện vai
trò của nó trên hai phương diện.
- Pháp luật là công cụ cưỡng chế hành vi của các doanh nghiệp nếu như hoạt
động sản xuất kinh doanh của họ có thể làm tổn hại đến lợi ích của toàn xã hội.
- Hai là: Pháp luật là công cụ tạo ra môi trường tự do kinh doanh, tự do cạnh
tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp bởi vì nhờ có pháp luật mà doanh nghiệp biết
được cái gì được làm, cái gì không được làm và đương nhiên cái gì được làm là được
pháp luật bảo hộ quyền tự do.
Chính vì vậy, rất có sự khác nhau giữa pháp luật của nền kinh tế kế hoạch hoá và
pháp luật của nền kinh tế thị trường có sự quản lý. Trong pháp luật của nền kinh tế kế
hoạch hoá, doanh nghiệp nhận thấy cái gì được làm thì trong pháp luật của kinh tế thị
trường có sự quản lý, doanh nghiệp sẽ nhận thấy cái gì không được làm, không được
phép, ngoài những cái đó ra họ có quyền làm tất cả những gì mà họ có khả năng. o Việc
hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay cần
tính đến một số vấn đề có tính nguyên tắc sau đây:
Trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, chúng ta đang phải đối mặt với
một khó khăn lớn: phải tạo lập một hệ thống pháp luật trong đó cơ chế pháp lý của nó
phải phản ánh sự đa dạng của chủ thể kinh doanh và lợi ích kinh doanh nhưng lại phải
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật đó phải giải quyết hài hòa mối
quan hệ giữa lợi ích kinh doanh và công bằng xã hội.
Vì vậy, việc hoàn thiện một cách nóng vội, muốn có đầy đủ ngay một hệ thống
pháp luật ban hành dưới hình thức pháp luật cao (luật, bộ luật) sẽ không tránh khỏi
những nhược điểm, thiếu sót. Việc hoàn thiện pháp luật kinh tế, phải được tiến hành
từng bước, vững chắc, có chương trình, trật tự ưu tiên. Sau khi pháp luật được ban hành
và đưa vào điều chỉnh trong thực tế thì việc sửa đổi, bổ sung pháp luật là một khâu quan
trọng trong hoạt động lập pháp. Nền kinh tế thị trường ở nước ta mới bắt đầu hình thành,
các quan hệ kinh tế chưa ổn định. Vì vậy, các định chế cụ thể cần sửa đổi, bổ sung
thường xuyên. Việc phân tích hiệu lực các định chế pháp luật hàng năm phải coi là một
nhiệm vụ của các cơ quan thuộc Chính phủ. Mặt khác, đặc biệt quan trọng là phải kiểm
tra thực hiện luật. Tiến hành thường xuyên việc tổ chức kiểm nghiệm lại hiệu lực thi
hành của các văn bản pháp luật đã ban hành là vấn đề quan trọng nhằm giúp cho việc
sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm đáp ứng hoạt động kinh doanh có hiệu lực, hiệu quả.

45
- Trong nền kinh tế thị trường, quyền tự do kinh doanh là trung tâm, mục tiêu
động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Tuy nhiên, tự do kinh doanh không có nghĩa
là vô chính phủ, là vô hạn mà nó được thực hiện trong sự tôn trọng lợi ích của xã hội,
của nhân dân, của các chủ thể kinh doanh khác. Pháp luật không thể là những quy định
hạn chế quyền tự do kinh doanh mà phải tạo tiền đề pháp lý cho sự ổn định các quan hệ
kinh doanh làm cho mọi thành phần kinh tế, mỗi doanh nghiệp và công dân yên tâm huy
động mọi tiềm năng sáng tạo và tiềm năng kinh tế vào hoạt động kinh doanh. Quan điểm
cơ bản chi phối và quyết định việc xây dựng hệ thống pháp luật quản lý kinh tế theo cơ
chế mới là quan điểm quản lý kinh tế bằng pháp luật.
- Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, pháp luật kinh tế thường liệt kê những
quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp như điều bị cấm, điều bắt buộc phải
làm, điều được làm. Quy định như vậy không đảm bảo nguyên tắc tự do kinh doanh. Cơ
chế thị trường lấy nguyên tắc “doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật không
ngăn cấm” thay cho nguyên tắc “doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật cho
phép”. Pháp luật chỉ quy định những điều cấm và để tạo hành lang pháp lý cho doanh
nghiệp hoạt động
Thứ ba: Hệ thống các chính sách và công cụ kinh tế. Hệ thống các chính sách và
công cụ kinh tế sẽ giúp nhà nước có thể điều khiển hoạt động của các doanh nghiệp, có
thể nói, mỗi chính sách kinh tế là một hành lang hướng dẫn hoạt động đầu tư mở rộng
phát triển sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn các doanh nghiệp hành động một cách phù
hợp với lợi ích của toàn xã hội. Các chính sách kinh tế có nhiều loại, song có hai cách
sử dụng:
- Thứ nhất, sử dụng để tác động vào phía cung hoặc phía cầu. Mỗi chính sách
kinh tế đều có thể tác động vào cả hai phía. Khi nhà nước định sử dụng một chính sách
cụ thể nào đó để tác động vào phía cung thì phải tạo ra các phản ứng phụ để hạn chế ảnh
hưởng của nó vào phía cầu và ngược lại.
- Thứ hai, phân loại theo khu vực, các chính sách kinh tế có thể tác động đồng
thời lên các lĩnh vực sau: lĩnh vực tài chính, lĩnh vực tiền tệ, lĩnh vực thương mại, lĩnh
vực tỷ giá... Chính vì vậy một chính sách nào đó được ban hành cần phải xác định rõ nó
là chính sách gì? Chính sách tài chính? Chính sách tiền tệ? Chính sách thương mại?...
để có thể tạo ra cơ chế phối hợp giữa các chính sách...
2.2. Quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng của Thương mại nước ta
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

46
a) Thời kỳ 1955 – 1975: thời kỳ hình thành, phát triển thương nghiệp Quốc doanh,
phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước
- Giai đoạn 1955 – 1957: Giai đoạn phục hồi kinh tế, hàn gắn vết thương. Xây
dựng nhiều nhà máy, ổn định nông nghiệp, tích cực xây dựng những cơ quan quản lý
kinh tế của Nhà nước. Thời kỳ này còn tồn tại những nhà tư sản thương mại và buôn
bán nhỏ lẻ cùng làm nhiệm vụ lưu thông hàng hóa.
- Giai đoạn 1958 – 1960: Giai đoạn 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế. Nền kinh
tế Miền Bắc đã hồi phục, chủ trương của Đảng và Nhà nước là tiến hành cải tạo công
thương nghiệp tư bản tư doanh cũng như cải tạo nông nghiệp, chủ trương cải tạo thông
qua hình thức gia công đặt hàng, đại lý, xí nghiệp hợp tác xã để tiến hành cải tạo. Đối
với những người buôn bán nhỏ lẻ chủ yếu đưa vào các hợp tác xã mua bán, và chuyển
mộtb ộ phận lớn sang sx. Thông qua đó, thương mại trong nền kinh tế quốc dân chỉ còn
2 thành phần là thương mại tập thể và thương mại quốc doanh. Thành phần buồn bán
nhỏ vẫn còn nhưng không đáng kể và chỉ còn lưu thông các hàng hóa có tính chất địa
phương và bán lại các hàng của mậu dịch.
- Giai đoạn 1961 – 1975: Nhiệm vụ đặt ra là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc,
thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xhcn và tiếp tục chi viện cho sự nghiệp giải phòng
miền Nam. 1961 – 1965: hệ thống kinh doanh của 3 cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ lưu
thông hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân được thánh lập theo 2 cấp: Tổng công ty – công
ty các đầu mối (Bộ Ngoại thương); công ty khu vưc (tổng cục vật tư); công ty tỉnh, thành
phố (Bộ Nội thương). Dưới các tổng công ty có các trạm, tổng kho khu vực, dưới các công
ty khu vực có các trạm, ban tiếp nhận và các cửa hàng. 1965 – 1975: Chủ chương chuyển
hướng quản lý kinh tế, sơ tán phân tán các xí nghiệp của các Bộ, ngành ra các tỉnh, xa thành
phố để tiếp tục sx. Sau đó thực hiện phân cấp quản lý cho các tỉnh, tp.
b) Thời kỳ 1976 – 1985
Giải phóng Miền Nam, triển khai mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung trên cả
nước. Đến 1981, Nhà nước phân cấp quản lý kinh tế cho cấp huyện. Lúc này sự phân
cấp quản lý trong nền KTQD có 3 cấp: Trung ương (bộ và Tổng cục), Tỉnh, tp và huyện.
Đặc điểm và ưu nhược điểm của kinh tế kế hoạch hóa tập trung:
o Đặc điểm:
+ Nền kinh tế có 2 hình thức sở hữu: sở hữu quốc doanh (nhà nước) và sở hữu
tập trung ( hợp tác xã) cũng do nhà nước điều hành.
+ Nhà nước tổ chức và trực tiếp quản lý, trực tiếp điều hành toàn bộ nền KTQD
thông qua các cấp.

47
+ công cụ chủ yếu để quản lý là kế hoạch hóa. Mọi việc sản xuất, cung ứng, tiêu
thụ đều theo chỉ tiêu kế hoạch được giao trực tiếp từ trên.
+ Về phân phối và lưu thông hàng hóa: định lượng và định giá sẵn tại mối vùng,
chỉ tiêu phân phối theo cấp quản lý kinh tế trực tiếp
o Ưu điểm: Nhà nước tập trung lực lượng vật chất: sức người, của vào tay mình;
có thể thực hiện được các nhiệm vụ lớn của Nhà nước như xây dựng, Quốc phòng…bình
đẳng xã hội, xóa bỏ bóc lột.
o Nhược điểm: Lãng phí nguồn lực; Khoa học công nghệ chậm phát triển, sản xuất
kinh doanh phát triển chậm→ kinh tế trì trệ, bộ máy quản lý cồng kềnh, tham nhũng.
c) Thời kỳ 1986 đến nay: Chuyển sang cơ chế thị trường có quản lý của Nhà nước
định hướng XHCN.
+ Từ nền kinh tế một thành phần sang nền kinh tế nhiều thành phần
+ Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. (độc lập kinh
doanh, buôn bán, tự chủ)
+ Từ nền kinh tế đóng cửa sang nền kinh tế mở cửa (kêu gọi đầu tư nước ngoài)
2.2.2. Đặc trưng cơ bản của thương mại trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
hiện nay
Nền kinh tế được coi như một hệ thống các quan hệ kinh tế. Khi các quan hệ kinh
tế giữa các chủ thể đều biểu hiện qua mua – bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường thì
nền kinh tế đó là nền kinh tế thị trường.
Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế thị trường. Theo Xmit
(Adam Smith), với lí thuyết “bàn tay vô hình" thì nền kinh tế thị trường là nền kinh tế
tự điều tiết, vận động theo quy luật của thị trường, hầu như không có sự can thiệp của
Nhà nước. Kinh tế thị trường được hiểu dưới góc độ khác là có sự can thiệp trực tiếp
của Nhà nước “bàn tay hữu hình" mà đại diện cho thuyết này là Kâynơ (J. M. Keynes)
với “Lí thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ".
Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế – xã hội, trong đó, các quan hệ kinh
tế của cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị
trường và thái độ cư xử của mọi thành viên, chủ thể kinh tế là hướng vào việc tìm kiếm
lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường. Kinh tế thị trường là kinh
tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, khi tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái
sản xuất xã hội đều được tiền tệ hoá; các yếu tố của sản xuất như đất đai và tài
nguyên,vốn bằng tiền và vốn vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lý; các sản phẩm
và dịch vụ tạo ra; chất xám đều là đối tượng mua bán, là hàng hóa.

48
Ở Việt Nam, xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản
lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được đặt ra từ Đại hội lần thứ VỊ
Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986), được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm
1992 và các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Từ việc phát triển kinh tế trong cơ chế cũ
- cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trước đây với hai thành phần kinh tế là kinh tế
Nhà nước và kinh tế tập thể (kinh tế tư bản, tư nhân không được thừa nhận), đến nay,
trong nền kinh tế Việt nam đã có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển với
những hình thức sở hữu khác nhau, trong đó, đáng chú ý là sự hiện diện của thành phần
tư bản nước ngoài đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Nhà nước Việt Nam khuyến
khích và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật, chính sách để các thành phần ` kinh tế cùng
có cơ hội phát triển trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Từ quan điểm của Đảng có thể hiểu, tính đặc thù của kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam được thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, đó là mô hình kinh tế thị trường hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị
trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước.
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không phải là cái khác biệt mà đó vẫn là “nền
kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật khách quan của kinh tế thị trường”
như quy luật tự do cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị; thực hiện tự do hoá
thương mại,...
Các nguyên tắc, thông lệ quốc tế trong quản lý và điều hành kinh tế được tuân
thủ và vận dụng một cách hợp lý, linh hoạt. “Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy
động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển; là động lực chủ yếu để giải phóng
sức sản xuất”.
Thị trường cũng chính là cơ chế chủ yếu thực hiện phân phối các thành quả của
tăng trưởng kinh tế, trong đó thu nhập của mỗi người được hình thành trên cơ sở và phù
hợp với kết quả lao động cũng như mức đóng góp về các nguồn lực trong quá trình tạo
ra của cải xã hội.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường đó không phải là kinh tế thị trường tự do mà có
sự điều tiết, quản lý của nhà nước XHCN Việt Nam, bảo đảm định hướng XHCN nền
kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước trên nguyên tắc tuân thủ và
tôn trọng các nguyên tắc của thị trường.
Nhà nước quản lý, điều hành nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách, pháp luật, và bằng cả sức mạnh vật chất của lực lượng kinh tế nhà nước;
thực hiện sự điều tiết ở tầm vĩ mô, “định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế;
tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch” bảo đảm cho thị trường phát triển lành

49
mạnh, tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường, tương thích với thông lệ của các
nước; “sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng
và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường, thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển”.
Thông qua những chính sách kinh tế, những biện pháp tài chính cần thiết, nhà
nước phát huy cao độ những mặt tích cực, những ưu thế của nền kinh tế thị trường, hạn
chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, tạo điều kiện cho thị trường phát
triển mạnh mẽ hơn và lành mạnh hơn, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Thứ hai, là mô hình kinh tế thị trường với đa dạng các hình thức sở hữu và đa
dạng các thành phần kinh tế; đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Kinh tế thị trường ở Việt Nam “có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh
tế”. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc
dân, “cùng bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển”, trong đó “kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”.
“Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một
nền kinh tế độc lập, tự chủ”. Các thành phần kinh tế đều hoạt động theo cơ chế thị trường
nhưng theo định hướng chung và khuôn khổ pháp luật của nhà nước XHCN.
Sự lựa chọn đa dạng các hình thức sở hữu là phù hợp với trình độ phát triển chưa
đồng đều của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay nhằm khai thác tối đa thế mạnh
của mọi nguồn lực kinh tế cho mục tiêu tăng trưởng.
Nhà nước coi trọng và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển tự do,
bình đẳng , “thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp,
không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế”. Trong đó, kinh tế nhà nước phải
được củng cố và phát triển ở các vị trí then chốt của nền kinh tế, ở lĩnh vực an ninh quốc
phòng, ở các lĩnh vực dịch vụ xã hội cần thiết... mà các thành phần kinh tế khác không
có điều kiện hoặc không muốn đầu tư.
Kinh tế nhà nước là công cụ để Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô và định
hướng XHCN nền kinh tế, đảm bảo các cân đối lớn cho nền kinh tế, kiểm soát các nguồn
tài nguyên chiến lược, phát triển các kết cấu hạ tầng và dịch vụ công có vốn đầu tư lớn,
luân chuyển chậm, lợi nhuận không cao, rất cần thiết cho nền kinh tế - xã hội nhưng khu
vực tư nhân không muốn đảm nhận;...
Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế và sẽ được tạo các điều
kiện phát triển, nhằm khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của thành phần kinh tế này cho
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nhà nước cũng thực hiện quản lý, định hướng

50
thành phần kinh tế này theo những mục tiêu chung của đất nước, đảm bảo hài hoà lợi
ích doanh nghiệp và lợi ích của dân tộc.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam dựa trên chế độ công hữu
về những tư liệu sản xuất cơ bản, “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại
diện chủ sở hữu”, thực hiện “công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng đất công; tăng
cường giám sát, quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất giao cho các cộng đồng
và doanh nghiệp” phục vụ cho mục đích chung của toàn dân tộc và của nhân dân, “bảo
đảm quyền quản lý, thu lợi của Nhà nước đối với tài sản công và quyền bình đẳng trong
việc tiếp cận, sử dụng tài sản công của mọi chủ thể trong nền kinh tế”(10).
Thứ ba, việc phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam được thực hiện trên nguyên tắc “chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế,
đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ
thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội”(11).
Nền kinh tế thị trường ở nước ta với đa dạng hình thức sở hữu, đa dạng thành
phần kinh tế, đa dạng phương thức sản xuất kinh doanh… do đó cần đa dạng các hình
thức phân phối. Trong nền kinh tế đó, lao động trở thành cơ sở quyết định địa vị và phúc
lợi vật chất của mỗi người.
Vì vậy, phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là hình thức phân phối căn
bản, là nguyên tắc phân phối chủ yếu và thích hợp nhất, phù hợp với quan hệ sản xuất
của các thành phần kinh tế đang tồn tại ở nước ta.
Bên cạnh đó, hình thức phân phối theo mức đóng góp vốn nhằm huy động tốt các
nguồn lực cho mở rộng, phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng là rất cần
thiết và công bằng đối với các chủ thể kinh tế.
Mặt khác, nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN với mục tiêu không chỉ dừng ở tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn không
ngừng nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tốt các vấn đề an sinh xã hội,… vì vậy,
phân phối lại thông qua hệ thống phúc lợi xã hội cũng là rất đúng đắn và hợp lý nhằm
đảm bảo công bằng, bình đẳng trong xã hội, góp phần thực hiện các mục tiêu của nhà
nước XHCN Việt Nam.
Hơn nữa, phát triển kinh tế thị trường chúng ta cũng phải chấp nhận sự phân hóa
thu nhập, phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng, chấp nhận thực tế là sẽ có những
nhóm người yếu thế, không đủ sức cạnh tranh trong vòng xoáy của cơ chế thị trường,
gặp rủi ro...

51
Vai trò của Chính phủ là phải quan tâm đến vấn đề đó, hạn chế phân hóa xã hội
sâu sắc… bằng cách thực hiện tái phân phối lại thu nhập xã hội. Đây chính là nét ưu việt
của chế độ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Thứ tư, là nền kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”.
Kinh tế thị trường ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước XHCN Việt Nam, được
định hướng cao về mặt xã hội, có mục đích đảm bảo tối đa lợi ích của đại đa số nhân
dân và sự phát triển bền vững của đất nước; tôn trọng và tạo điều kiện cho các chủ thể
kinh tế tự do phát triển đồng thời thực hiện các biện pháp hữu hiệu để hạn chế những
khuyết tật của tính tự phát thị trường.
Nền kinh tế đó chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế XHCN mà nội dung căn
bản là bảo đảm phúc lợi đầy đủ và sự phát triển tự do, toàn diện của mọi thành viên
trong xã hội, vì lợi ích của đại đa số nhân dân, “bảo đảm mọi người đều được bình đẳng
trong tiếp cận các cơ hội và điều kiện phát triển, được tham gia và hưởng lợi từ quá trình
phát triển”
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam luôn được định hướng
theo đuổi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; huy động sức
mạnh của mọi thành phần kinh tế cũng như của toàn xã hội cho tăng trưởng kinh tế, từng
bước nâng cao đời sống cho đại bộ phận nhân dân.
Thứ năm, là“nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế”.
Đặc trưng này thể hiện nền kinh tế thị trường mà nước ta xây dựng không phải
là cái khác lạ so với kinh tế thị trường ở các nước, mà cũng là một bộ phận hữu cơ của
nền kinh tế thị trường thế giới, “kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế
thị trường của nhân loại”, “hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và các yếu tố thị
trường, các loại thị trường đầy đủ, đồng bộ, vận hành thông suốt, gắn kết chặt chẽ với
các nền kinh tế trên thế giới”, tuân thủ các nguyên tắc, quy ước, hiệp định, điều lệ, chuẩn
mực chung của thế giới để phát triển, thực hiện tự do hóa trên phạm vi quốc tế trong các
lĩnh vực hợp tác thương mại, đầu tư, tài chính, dịch vụ, lao động, việc làm, tham gia vào
chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu; thực hiện chuyển giao các thành tựu, phát minh,
sáng chế khoa học công nghệ hiện đại với các quốc gia…
Trong điều kiện như vậy, thương mại ở nước ta có những đặc trưng cơ bản sau:
• Thương mại hàng hóa, dịch vụ phát triển dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành
phần (thương mại nhiều thành phần). Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần
52
đó là do còn nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Nghị quyết Đại hôị
Đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán
chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo mọi điều kiện
thuận lợi để doanh nghiệp và công dân đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh; tập
trung sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật, đổi mới công tác chỉ đạo thực hiện
để bảo đảm các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác
cạnh tranh lành mạnh... đó là kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu
chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Nền kinh tế nhiều thành phần trong sự vận động của cơ chế thị trường ở nước ta là nguồn
lực tổng hợp to lớn để phát triển nền kinh tế đưa thương mại phát triển trong điều kiện
hội nhập.
• Thương mại phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của
Nhà nước. Sự vận động của nền kinh tế, thương mại theo cơ chế thị trường không thể
nào giải quyết hết được những vấn đề do chính cơ chế đó và bản thân hoạt động thương
mại dịch vụ đặt ra. Đó là các vấn đề về quan hệ lợi ích, thương mại với môi trường, nhu
cầu kinh doanh với các nhu cầu xã hội, buôn lậu, gian lận thương mại... Những vấn đề
đó trực tiếp hay gián tiếp đều có tác động ngược trở lại và có ảnh hưởng đến sự phát
triển thương mại, dịch vụ. Vì vậy, sự tác động của Nhà nước vào các hoạt động thương
mại trong nước và với nước ngoài là một tất yếu của sự phát triển. Sự quản lý của Nhà
nước đối với thương ‘mại ở nước ta được thực hiên bằng luật pháp và các chính sách,
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại. Nhà nước sử dụng những công
cụ đó để quản lý các hoạt động thương mại làm cho thương mại phát triển trong trật tự
kỷ cương, kinh doanh theo đúng quy tắc của thị trường.
• Thương mại tự do hay tự do lưu thông hàng hóa dịch vụ theo quy luật kinh tế
thị trường và theo pháp luật. Sản xuất hàng hóa trước hết là sản xuất những giá trị sử
dụng nhưng những giá trị sử dụng này phải qua trao đổi mới là hàng hóa được. Bởi vậy,
thương mại làm cho sản xuất phù hợp với những biến đổi không ngừng của thị trường
trong nước và thế giới, với tiến bộ kỹ thuật thay đổi nhanh chóng, đồng thời thông qua
việc phục vụ tiêu dùng (sản xuất và cá nhân) làm nảy sinh những nhu cầu mới mà kích
thích sản xuất. Tự do thương mại làm cho lưu thông hàng hóa nhanh chóng, thông suốt
là điều kiện nhất thiết phải có để phát triển thương mại và kinh tế hàng hóa. Sản xuất
được cởi mở, nhưng việc mua bán những sản phẩm sản xuất bị gò bó, hạn chế thì rút
cuộc sản xuất cũng bị kìm hãm.
• Thương mại theo giá cả thị trường. Giá cả thị trường được hình thành trên cơ
sở giá trị thị trường, nó là giá trị trung bình và là giá trị cá biệt của những hàng hóa

53
chiếm phần lớn trên thị trường. Mua bán theo giá cả thị trường tạo ra động lực để thúc
đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo cơ hội để các doanh nghiệp vươn lên (làm giàu).
• Các thể nhân và pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại cạnh tranh
bình đẳng với nhau. Nhà nước vừa xây dựng luật chống độc quyền, vừa tạo lập môi
trường cạnh tranh bình đẳng. Các doanh nghiệp, doanh nhân vừa hợp tác với nhau vừa
cạnh tranh với nhau. Cạnh tranh thực hiện các chức năng của nó trong kinh tế thị trường
ở nước ta. Vấn đề quan trọng là phải thích nghi với môi trường cạnh tranh ở cả trong
nước và trên thị trường thế giới.
“Buôn có bạn” hàm nghĩa trong kinh doanh, bạn cần liên kết, liên hệ được với những người
khác nhau để cùng tạo ra liên minh buôn cán, cung ứng sản phẩm hàng hóa cho nhau.
“Bán có phường” nghĩa là gì? Hiện nay có xu hướng bán các mặt hàng giống nhau trên cùng một con
đường, hoặc con phố riêng. Điều này thể hiện được mặt tập trung buôn bán, cũng có những thuận lợi
và hạn chế nhất định.
Bán có phường, một mặt giúp cho các mặt hàng được tập trung, khách hàng được tha hồ lựa
chọn kiểu dáng, mẫu mã giá cả khác nhau, thì mặt khác lại chính là sự cạnh tranh giữa các nhà kinh
doanh khác nhau.
“Buôn có bạn, bán có phường” chung quy lại chính là trong hoạt động kinh doanh, có một
quy luật từ xưa đến nay chính là buôn bán phải có đầu mối, có bạn bè, liên kết được với nhau, và để
kinh doanh tốt phải có tổ chức sự cạnh tranh và đổi mới.
→ tham gia vào các tổ chức, diễn đàn “chợ” thương mại thế giới là cần thiết. Đó chsinh lầ
vấn đề hội nhập thương mại
2.2.3. Hội nhập quốc tế về thương mại của Việt Nam
2.2.3.1. Cơ sở hội nhập quốc tế về thương mại
a) Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế quốc tế
Lần thứ nhất: bắt đầu bằng chuyến khưởi hành vượt biển vòng quanh thế giới
của thuyền trưởng Christopher Columbus vào năm 1892. Sau đó nhiều chuyến vượt biển
thành công theo con đường mà vị thuyền trưởng tài ba này đã khai phá. Đặc biệt trên
bộ, nhiều con đường tơ lụa được hình thành…người ta đã nối được thế giới Phương Tây
với phương Đông. Từ đó hàng hóa được chuyển tải từ Đông sang Tây, công nghệ và tri
thức mới được chuyển tải từ Tây sang Đông với khối lượng ngày cầng nhiều. Theo đó
nhiều hải cẩng được hình thành, nhiều thành phố sầm uất được xây dựng, nhiều dòng
hàng hóa được tiêu dùng và khơi thông trên phạm vi toàn cầu.
Lần thứ hai: Bắt đàu từ năm 1800 và kéo dài gần 200 năm. Khác với toanaf cầu
hoas lần thứ nhất, lần này quá trình được sự trợ giúp của rất nhiều công nghệ hiện đại
máy hơi nước, động cơ Diesel, đường sắt, điện tín, điện thoại, cáp quang và internet,
người ta đã nối được Châu Âu với Bắc Mỹ giàu có, tiến bộ về khoa học với phần nghèo
đói, lạc hậu hơn của Trái Đất.
54
Quá trình toàn cầu hóa lần thứ 2 được thực hiện trên quy mô rộng lớn. Tài nguyên,
khoáng sản và nhân lực của những nước thuộc địa được huy động tối đa phục vụ cho
lòng khao khát làm giàu của tư bản, ngược lại nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ sở hậ
tầng…cũng được chuyển giao, xây dựng tại những nước thuộc địa và những vùng đất
mới được các cường quốc khám phá.
Lần thứ ba: Bắt đầu từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước còn đâng tiếp diễn
cho đến ngày nay. Quá trình toàn cầu hóa lần này được sự trợ giúp của những công nghệ
hiện đại nhất thời nay nhưu công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ
Nano, công nghệ nguyên tử, công nghệ vũ trụ, công nghệ 4.0…
Bên cạnh sự hỗ trợ của các công nghệ hiện đại, quá trình toàn cầu hóa này còn
được sự trợ giúp của những thỏa thuận về tự do hóa, công bằng hóa trong hoạt động
thương mại trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy quá trình toàn cầu hóa xảy ra rộng hơn, tác
động mạnh mẽ hơn tới mọi ngóc ngách của đời sống kinh tế - xã hội của hết thảy các
quốc gia.
Nếu nhìn vào cả 3 lần toàn cầu hóa thấy có nhiều điểm khác nhau về quy mô,
phạm vi và mức độ tác động..nhưng chúng đều có những điểm chung. Chính những
điểm chung này tạo nên bản chất của quá trình toàn cầu hóa và chsinh bản chất của toàn
cầu hóa đang chi phối mọi hoạt động của tất cả chúng ta.
Ba bản chất của quá trình toàn cầu hóa:
- Càng thực hiện toàn cầu hóa, trái đất càng nhỏ bé lại, biên giới giữa các quốc
gia càng “mờ đi một cách tương đối”, con người trên trái đất càng hiểu nhau hơn, gần
nhau hơn. Từ đây đòi hỏi muôn đi theo xu hướng toàn cầu hóa càng phải làm rõ chủ
quyền quốc gia để tăng cường hợp tác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Trong hoàn
canarh đs, sự công nhận lẫn nhau trong các thủ tục ở cửa khẩu, sự tương đồng về luật
pháp giữa các quốc gia được mở rộng, mối quan hệ thân thiện, tích cực giữa con người
với con người trở thành tài sản vô giá.
- Không có sự hỗ trợ của những công nghệ tiên tiến thfi không thể thực hiện được
quá trình toàn cầu hóa. Có thể nói, trình độ công nghệ khoa học kỹ thuật quyết định
phạm vi, tốc độ và hiệu quả kinh tế- xã hội của quá trình toàn cầu hóa. Mặt khác, chsinh
trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật cũng làm nảy sinh những mặt trái của quá trình
toàn cầu hóa nếu nó không được sử dụng vì mục đích chung của nhân loại, cộng đồng.
Do vậy, muốn đi theo xu thế toàn cầu hóa, đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội đòi hỏi phải
tìm cách tiếp cận và làm chủ được công nghệ cao, công nghệ thích hợp.

55
- Quá trình tàn cầu hóa mở đường cho dòng dịch chuyển các yếu tố của quá trình
tái sản xuất xã hội (đó là hàng hóa, dịch vụ, lao động, tiền vốn, khoa học kỹ thuật và
công nghệ, kỹ năng quản lý).
Dòng chuyển dịch các yếu tố của quá trình tái sản xuất trên phạm vi toàn cầu
được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động thương mại, đầu tư, liên kết, liên doanh.
Ngoài ra dòng chuyển dịch này còn được thực hiện thông qua các hoạt động viện trợ,
cứu trợ.
Mức độ toàn cầu hóa sẽ quyết định quy mô và cường độ của cấc dòng chuyển
dịch các yếu tố của quá trình tái sản xuất xã hội. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, cấc yếu
tố này chuyển dịch theo những dòng ngược chiều nhau: hàng hóa tiêu dùng, nguyên vật
liệu, lao động phổ thông …chủ yếu chuyển dịch từ những nước kém phát triển, đang
phát triển sang các nước phát triển. Ngược lại, tiền vốn, khoa học và công nghệ kỹ năng
quản lý, lao động có chất lượng đặc biệt cao lại được chuyển dịch từ các nước phát triển
đến những phần còn lại của thế giới.
Thông qua hai dòng dịch chuyển các yếu tố của quas trình tái sản xuát này, kinh
tế thế giới được phát triển, hạ tầng kỹ thuật được cải thiện và hiện đại hóa, chất lượng
cuộc sống của con người được nâng cao. Tuy nhiên, cũng do quá trình chuyển dịch này
có thể gâu ra xung đột giữa các nhóm có lợi ích, tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt
tài nguyên, chênh lệch giàu nghèo, truyền thống văn hóa tốt đẹp của một số cộng đồng
dân cư bị xâm hại…Đó chính là 2 mặt của quá trình toàn cầu hóa.
b) Đặc trưng chủ yếu của hội nhập quốc tế về thương mại
Một là, tính thời sự: từ nửa cuối thế kỷ XX, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế trở thành xu hướng mạnh mẽ. Tại hội nghị lần thứ 29 của diễn đàn kinh tế thế giới tại
DaVos Thụy Sỹ họp từ ngày 28/1 đến 2/2/1999 đã khẳng định toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế đã không còn là xu thế nữa mà đã trở thành một tất yếu. Thực tế này
cuốn hút tất cả các nước, từ nước giàu đến nước nghèo, từ quốc gia lớn đến nhỏ. Hội
nhâp kinh tế thế giới diễn ra với mọi quốc gia từ chủ định đến tự phát. Đó là vấn đề thời
sự nóng với người dân, doanh nghiệp và lãnh đạo các cấp.
Hai là, sự phụ thuộc ngày càng lớn của thị trường trong nước vào thị trường thế giới
Thị trường trong nước của cấc quốc gia được lưu thông với thị trường thế giới.
Mọi sự thay đổi của thị trường thế giới đều tác động đến thị trường trong nước vaf những
biến đổi của thị trường trong nước một quốc gia cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thị
trường thế giới. Quá trình hội nhập càng sâu thì sự lệ thuộc cả “đầu vào” và “đầu ra”
của thị trường trong nước vào thị trường thế giới càng lớn. Quá trình này bắt buộc các
quốc gia đều tham gia vào nền kinh tế thế giới theo một kiểu thị trường thế giới thống

56
nhất “một sân chơi chung” bình đẳng cho mọi nền kinh tế, bất kẻ đó là nền kinh tế thuộc
trình độ và xuất phát điểm như thế nào.
Thứ ba, các định chế quốc tế có khả năng chi phối lớn tới các quốc gia.
Hội nhập kinh tế quốc tế lầ trình độ cao của quan hệ hợp tác quốc tế. Hội nhâp
có nghĩa là gia nhập, thâm gia vào một tổ chức chung, một trào lưu chung của quốc tế,
mỗi quốc gia trở thành một bộ phận trong tổng thể. Hội nhập kinh tế thì mỗi quốc gia
vẫn tồn tại với tư cách là quốc gia độc lập tự chủ, tự nguyện lựa chọn các lĩnh vực và tổ
chức thích hợp để tham gia. Tuy nhiên khi gia nhập phải tuân thủ các nguyên tắc chung,
phải thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của một thành viên, phải điều chỉnh chính sách của
mình cho phù hợp với luật chơi chung. Các định chế quốc tế là những quy định
chungbawts buộc các nước muốn tham gia phaair công nhận và thực thi. Điều chỉnh
chính sách cho phù hợp với cấc định chế quốc tế là điều kiện tối quan trọng để có thể
hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Thứ tư, quan hệ kinh tế quốc tế bị các nước lớn lũng đoạn và trở thành lá bài
chính trị
Hội nhập kinh tế thế giới không tránh khỏi sự bất bình đẳng giữa các quốc gia.
Các nước lớn sẽ mặc cả với nhau để lũng đoạn thị trường thế giới. Trước hết các nước
lớn sẽ lũng đoạn thị trường, chi phối và thống trị nền kinh tế toàn cầu thông qua các
công ty xuyên quốc gia. Theo đánh giá của ngân hàng thế giới, nếu trước đây các nước
tư bản tiến hành thôn tính thuộc địa thông qua lực lượng quân sự thì thực dân hóa đầu
thế kỷ 21 được thực hiện bằng bành trướng kinh tế của các công ty xuyên quốc gia.
(Ví dụ chính sách cấm vận của Mỹ đối với nhiều quốc gia làm cho nhiều nước phải
khuất phục).
2.2.3.2. Tổ chức và diễn đàn kinh tế thương mại quốc tế Việt Nam tham gia
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại và diễn ra
mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì hội
nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn sự tụt hậu so với các nước khác.
Bài viết này đề cập một số khía cạnh về lý luận và thực tiễn của khái niệm hội nhập
quốc tế, tiến trình 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đồng thời, bài viết
cũng nêu lên những thành tựu và vấn đề đặt ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
ở Việt Nam. Từ đó đề ra những giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
trong thời gian tới.
Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991) đã xác định rõ chủ trương “độc lập tự chủ,
đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại” với phương châm “Việt Nam muốn làm

57
bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát
triển”2, đánh dấu bước khởi đầu tiến trình hội nhập trong giai đoạn mới của nước ta.
Bước vào thế kỷ mới, Đại hội (Đại biểu Toàn quốc lần thứ) IX của Đảng Cộng sản Việt
Nam khẳng định: "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở đa
phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin
cậy của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển"5.
Đảng nhấn mạnh quan điểm Việt Nam, không chỉ "sẵn sàng là bạn" mà còn sẵn sàng “là
đối tác tin cậy của các nước" và "chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Đây là sự phản
ánh một nấc thang cao hơn trong nhận thức và tư duy về đối ngoại nói chung và về hội
nhập quốc tế nói riêng của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
Trước hết, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với hàng loạt quốc gia và khu vực, trở
thành thành viên của các tổ chức kinh tế, thương mại chủ chốt, tạo điều kiện thuận lợi
cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng hiệu quả hơn. Nối lại các quan hệ với các nước
lớn: Trung Quốc, Hoa Kỳ, kết quả Chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với
Việt Nam năm 1994, Tổng thống Mỹ tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với
Việt Nam năm 1995, tháng 7/2000, ký Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Khai
thông và phát triển quan hệ với Nhật Bản và năm 1992 Chính phủ Nhật nối lại viện trợ
ODA cho Việt Nam. Năm 1991, Chính phủ Australia bãi bỏ lệnh cấm vận buôn bán với
Việt Nam. Năm 1992, Việt Nam - Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ...
a) Tổ chức thương mại thế giới WTO
Tổ chức thương mại thế giới được thành lập năm 1995 là tổ chức quản lý các
hiệp định thương mại được đàm phán giữa các quốc gia các thành viên, đặc biệt là hiệp
định chung về thuế quan và thương mại (GATT), hiệp định chung về thương mại dịch
vụ (GATS) và hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS).
WTO xây dựng trên nền tảng cơ cấu tổ chức đó được phát triển với sự bảo trợ của GATT
vào đầu những năm 1990.
WTO hoạt động với chức năng chủ yếu là một diễn đàn hợp tác quốc tế về các
chính sách liên quan đến thương mại, tạo ra các bộ luạt ứng xử cho Chính phủ các nước
thành viên.
WTO có 3 mục tiêu sau:
Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho
sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường;
Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh
chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa
phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo đảm cho các

58
nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng thụ
những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu
phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập
sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới;
Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên,
bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) vào ngày 11-1-2007 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế của nước ta. Ðể thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO, Việt Nam đã tiến
hành điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn, ban
hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để thực hiện các cam kết đa phương, mở cửa
thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ trong nước nhằm
tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập.
Ý nghĩa của việc gia nhập WTO:
Thứ nhất, việc gia nhập WTO đã góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường
quốc tế về kinh tế, chính trị, ngoại giao,... Các đối tác kinh tế, thương mại đánh giá Việt
Nam như là một đối tác quan trọng và giàu tiềm năng của khu vực Ðông - Nam Á
Thứ hai, việc điều chỉnh thể chế kinh tế, hoàn thiện từng bước khung pháp lý,
xóa bỏ các rào cản và nâng cao tính minh bạch trong chính sách kinh tế, thương mại, cải
thiện môi trường kinh doanh đã làm tăng hiệu quả và thúc đẩy kinh tế phát triển bền
vững hơn. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã đa dạng hơn và hàng hóa của Việt
Nam đã thâm nhập tốt hơn, đứng vững hơn trong các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU,...
Thứ ba, do việc điều chỉnh chính sách kinh tế theo các cam kết quốc tế, môi
trường kinh doanh và đầu tư trở nên thông thoáng và minh bạch hơn, dẫn đến việc gia
tăng luồng vốn FDI vào Việt Nam
Thứ tư, việc mở cửa thị trường dịch vụ theo cam kết WTO góp phần phát triển
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ cho các nhà sản xuất, dẫn tới việc
tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Mặt khác, thông qua việc liên doanh, hợp tác với
nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được tăng cường thêm về vốn, trình độ
quản lý, nhân sự và phát triển công nghệ.
b) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á lầ một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa
và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập
ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
Singapore và Philippines nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng
59
khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại các nước
thành viên.
Mục tiêu của tổ chức ASEAN
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông
qua những sáng kiến chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm củng cố nền tảng
cho một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á.
- Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua tôn trọng công lývà pháp quyền trong
mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến
chương Liên Hợp Quốc;
- Thúc đẩy hợp tác tích cực và hỗ trợ lẫn nhau về các vấn đề cùng quan tâm trong các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, khoa học và hành chính;
- Hỗ trợ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu trong
các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính;
- Hợp tác hiệu quả hơn nhằm sử dụng tốt hơn ngành nông nghiệp và công nghiệp mở
rộng thương mại, bao gồm việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thương mại hàng
hóa quốc tế, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc, nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân;
- Thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á;
- Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và
mục đích tương tự, và tìm kiếm các phương thức để có thể hợp tác chặt chẽ hơn gữa các
tổ chức này.
Ngày 28-7-1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) ở
Brunei, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
và trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội này. Việc gia nhập ASEAN năm 1995 của
Việt Nam được đánh giá là một quyết định rất quan trọng, có ý nghĩa cả ở tầm quốc gia
và khu vực, thể hiện rõ nét chính sách chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Việt
Nam, mở ra một thời kỳ hội nhập sâu vào khu vực của Việt Nam trên các lĩnh vực chính
trị - an ninh, kinh tế.
Ý nghĩa:
Thứ nhất, chúng ta có được môi trường hợp tác hòa bình, ổn định trong bối cảnh
Việt Nam đang tiến hành đổi mới, khắc phục hậu quả của chiến tranh để hướng tới hội
nhập vào khu vực và quốc tế.
Thứ hai, giúp cho Việt Nam phát triển về kinh tế, tranh thủ sự giúp đỡ, đầu tư
của các nước ở khu vực. Thứ ba, giúp cho nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam, Việt

60
Nam không chỉ mở rộng quan hệ song phương với các nước trong khu vực, mà còn với
các nước, các đối tác lớn là đối tác của ASEAN.
c) Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương ( APEC)
Tháng 11/1989, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia -
Pacific Economic Cooperation, gọi tắt là APEC) được thành lập tại Can-bê-ra, theo sáng
kiến của Ốt-xtrây-lia, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tự do hóa, thuận lợi hóa thương
mại và đầu tư.
Từ 12 thành viên sáng lập (gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây, Ca-na-đa, In-đô-nê-xia,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lai-xia, Niu Di-lân, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan và Hoa
Kỳ), sau 4 lần mở rộng thành viên vào các năm 1991(Trung Quốc, Hồng Công - Trung
Quốc, Đài Bắc - Trung Quốc), 1993 (Mê-hi-cô, Pa-pua Niu Ghi-nê), 1994 (Chi-lê) và
1998 (Pê-ru, Nga, Việt Nam), đến nay APEC có 21 thành viên. Từ năm 1997 APEC chủ
trương tạm ngừng kết nạp thành viên mới.
Vị thế và tiềm năng của APEC: đại diện khoảng 40% dân số thế giới, đóng góp
54% GDP và 44% thương mại toàn cầu.
Mục tiêu của APEC
Xây dựng cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương năng động, gắn kết thông qua
thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, liên kết kinh tế khu vực, hợp tác kinh tế - kỹ
thuật, hợp tác bảo đảm an ninh con người, và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và
bền vững.
Ngày 15/11/1998, tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 6 tại Ma-lai-xia, Việt Nam
đã trở thành thành viên chính thức của APEC; đánh dấu bước triển khai quan trọng chính
sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của ta.
Ý nghĩa:
APEC là cơ chế hợp tác kinh tế đầu tiên ở tầm Châu Á- Thái bình Dương mà
Việt Nam tham gia kể từ khi bước vào công cuộc đổi mới, là minh chứng về chủ trương
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toafan diện của đất nước.
APEC cũng là nơi để Việt Nam triển khai, cụ thể hóa các khuôn khổ hợp tác dài
hạn đã được thiết lập với nhiều đối tác trong khu vực.
Nhiều nền kinh tế thành viên của APEC là những hình mẫu của thế giới về liên
kết và tăng trưởng kinh tế. Do đso Việt Nam có điều kiện học tập kinh nghiệm, góp phần
thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
Thương mại, đầu tư, giao lưu con người với các nền kinh tế APEC là những
nguồn lực rất quan trọng để đưa VIệt Nam phát triển lên một giai đoạn mới theo hướng
bền vững vaf hội nhập quốc tế.
61
d) Hội nghị thượng đỉnh A- Âu (ASEM)
Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu, được chính thức thành lập vào năm 1996 trong hội
nghị cấp cao đầu tiên tại Bangkok. ASEM là một diễn đàn liên khu vực bao gồm Ủy ban
châu Âu và 27 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và 14 thành viên của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á.
Sự ra đời của ASEM phản ánh chiều hướng mới trong quan hệ quốc tế khi quá
trình toàn cầu hóa đang được đẩy mạnh.
ASEM lần đầu tiên tụ họp được những nhà lãnh đạo của hai châu lục, cùng nhau
tìm lại những cái chung, những cái bất đồng bị che phủ trong tiến trình lịch sử. ASEM
chưa phaair là một tổ chức có bộ máy vầ trụ sở hoạt động như các tổ chức quốc tế và
khu vực khác
Mục tiêu:
- Thúc đẩy đối thoại chính trị để tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và thống
nhất quan điềm của hai châu lục đối với các vấn đề chính trị và xã hội của thế giới;
- Xây dựng quan hệ đối tác một cách toàn diện và sâu rộng giữa hai châu lục Á,
Âu để thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên.
- Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, môi trường, phát triển
nguồn nhân lực:... để tạo sự tăng trưởng bền vững ở cả châu Á và châu Âu.
- Thúc đẩy giao lưu giữa các doanh nghiệp;Cải thiện môi trường kinh doanh
nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư; và
- Tạo sự tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.
Như vậy, trong lĩnh vực kính tế, tuy ASEM chưa đề ra các mục tiêu về giảm thuế
và các nghĩa vụ mang tính chất bắt buộc như các tổ chức ASEAN, WTO, song ba mục
tiêu cụ thể nêu trên đã tạo nền tảng cho việc phát triển quan hợp tác kinh tế chặt chẽ
giữa hai châu lục, góp phần tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại, đầu tư và đóng vai
trò như một chất xúc tác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực.
Ý nghĩa:
Việt Nam là một trong những nước thành viên sáng lập của ASEM. Trong những
năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEM trong nhiều lĩnh vực đã
có những bước phát triển tích cực.
Từ năm 1996, ASEM đã đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hội nhập kinh
tế của Việt Nam. Thị trường ASEM đã và đang tạo nhiều cơ hội hơn cho Việt Nam trong
thu hút nguồn vốn FDI và gia tăng khối lượng thương mại với các đối tác trong ASEM.
Có thể nói, đầu tư của các nước ASEM vào Việt Nam trong những năm qua đã
góp phần tích cực vào việc tạo việc làm cho người lao động, tăng một khối lượng đáng
62
kể hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hiệp định thương mại tự do
Hiệp định thương mại tự do (tiếng Anh: free trade agreement; viết tắt: FTA) là một
thỏa thuận gữa hai hay nhiều thành viên nhằm laoij bỏ các rào cản đối với phần
lớn thương mại giữa các thành viên với nhau.
Thành viên của các FTA có thể là các quốc gia (ví dụ Việt Nam, Trung Quốc, Hoa
Kỳ…) hoặc các khu vực thuế quan độc lập (ví dụ Liên minh Châu Âu, Hong Kong,
Trung Quốc…)
Các FTA có thể là song phương hoặc đa phương/khu vực
FTA khác với WTO và các hiệp định thương mại khác như thế nào??
WTO là tổ chức bao gồm rất nhiều các hiệp định trong các lĩnh vực thương mại khác
nhau (hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư…) Cấc hiệp định này đều có nội dung
hướng tới việc thống nhất các quy tắc cho thương mại toàn cầu và giảm bớt các rào cản
thương mại. Tuy nhiên WTO mới chỉ thành công trong việc giảm bớt mà chưa đạt được
mức lọ bỏ rào cản đối với phần lớn thương mại như trong các FTA. Do đó, không c ó
hiệp định nào trong WTO là FTA cả.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP, THẢO LUẬN CHƯƠNG II
1. Cơ chế quản lý kinh tế là gì? Cho biết các nội dung cơ bản của cơ chế quản lý kinh
tế? Phân biệt Thương mại theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung và thương mại theo cơ chế
thị trường?
2. Mục tiêu, yêu cầu của chính sách thương mại ở nước ta? Cho biết vai trò của chính
sách thương mại trong hệ thống các chính sách kinh tế xã hội?
3. Trình bày nội dung cơ bản của một số chính sách thương mại của nước ta?
4. Chính sách quản lý thương mại nội địa, thực trnagj và định hướng phát triển?
5. Chính sách quản lý thương mại quốc tế ở nước ta?
6. Chính sách và quản lý hoạt động nhập khẩu: Khái quát hiện trạng và biện pháp quản
lý nhập khẩu?
7. Chính sách và quản lý xuất khẩu? Khái quát hiện trạng và biện pháp thúc đẩy xuất
khẩu?
8. Chính sách thương mại ở các nước, từ đó cho biết khả năng vận dụng tại Việt Nam?

63
CHƯƠNG 3: THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
A) MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Nắm được bản chất và phân loại thương mại hàng hóa
+ Nắm được những đặc điểm cơ bản vaf phương thức mua bán trong thương
mại hàng hóa nội địa và quốc tế
+ Hiểu được các vấn đề cơ bản kinh tế thương mại hàng hóa
+ Hiểu được vai trò của WTO và hiệp định GATT trong thương mại hàng hóa
- Kỹ năng:
Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và kỹ năng thu thập, xử lý, phân tích
thông tin để giải quyết vấn đề, phát triển tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học
- Mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
+ Có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Có ý thức kỷ luật, tuân thủ luật pháp, biết vận dụng các nghiệp vụ vào công
việc thực tế. Có bản lĩnh, tự tin, nhiệt tình, đam mê nghề nghiệp; có khả năng thích nghi
đối với sự thay đổi, sẵn sàng làm việc độc lập, làm việc nhóm; có khả năng tiếp thu và
bảo vệ quan điểm.
+ Tự định hướng, tự thích nghi với môi trường làm việc khác nhau; tự hoàn thiện
và phát triển các kiến thức nhằm nâng cao năng lực bản thân để vận dụng vào công tác
chuyên môn.
B) TÀI LIỆU HỌC TẬP
- Tài liệu chính:
[1] Ths. Đào Thúy Nga (2023), Bài giảng Kinh tế thương mại và dịch vụ, Trường Đại
học Hải Dương, (lưu hành nội bộ)
[2] GS. TS. Đặng Đình Đào, GS. TS. Hoàng Đức Thân đồng chủ biên , (2013) ,
Giáo trình Kinh tế thương mại, ĐH Kinh tế Quốc dân.

64
- Tài liệu tham khảo
Trang Web “Google”, từ khóa: “Kinh tế Thương mại và Dịch vụ”, “ Thương
mại hàng hóa”; “Thương mại dịch vụ” v.v
C) NỘI DUNG
3.1. Bản chất và các phương thức mua bán chủ yếu trong thương mại hàng hóa.
3.1.1.Bản chất và phân loại thương mại hàng hóa
3.1.1.1. Khái niệm thương mại hàng hoá
Thương mại hàng hoá ra đời từ rất lâu trong lịch sử. Hoạt động trao đổi thông
qua mua bán gắn liền với sự xuất hiện của tiền tệ và có trước thương mại với tư cách là
ngành kinh tế.
Thương mại hàng hoá là lĩnh vực trao đổi hàng hoá hữu hình, bao gồm tổng thể
các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động hỗ trợ của các chủ thể kinh tế nhằm
thúc đẩy quá trình trao đổi đó diễn ra theo mục tiêu đã xác định. Đó là hình thức hoạt
động kinh tế của các chủ thể người bán và người mua. Người bán, người mua trong
thương mại hàng hoá chính là nhà sản xuất, người tiêu dùng và thương nhân. Do vậy,
quan hệ trao đổi trong thương mại hàng hoá bao gồm các quan hệ chủ yếu giữa nhà sản
xuất với sản xuất, nhà sản xuất với thương nhân, thương nhân với nhau, nhà sản xuất và
thương nhân với người tiêu dùng. Ngoài ra, chủ thể tham gia vào thương mại hàng hoá
còn có các nhà môi giới, tư vấn, giao nhận, quảng cáo,… Họ là nhữnsg nhà cung cấp
các dịch vụ hỗ trợ và thúc đẩy thương mại hàng hoá phát triển.
Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.
→ Bất động sản mua bán thì chịu quy định của luật KD BĐS 2014
Đất đai không được coi là hàng hóa trong thương mại. Quyền sử dụng đất cũng
được chuyển nhượng, nhưng giao dịch này do luật đất đai điều chỉnh. Hợp đồng mua
bán hầng hóa là nhà, công trình gắn liền với đất đai không chỉ chịu sựu điều chỉnh của
Bộ luật dân sự, Luật Thương mại, mà còn chịu sự điều chỉnh của luật KD BĐS và luật
đất đai. Đây cũng là một vấn đề phức tạp trong việc áp dụng pháp luật đối với việc mua
bán hàng hóa là vật gắn liền với đất đai.
Trong thương mại hàng hoá, quan hệ giữa người bán và người mua được thể hiện
trên thị trường thông qua hình thức trao đổi hàng hoá-tiền tệ hoặc hàng đổi hàng. Các
quan hệ trao đổi hàng hoá được thực hiện bởi các phương thức mua bán khác nhau và
diễn ra không chỉ trong phạm vi thị trường nội địa mà còn mở rộng trên phạm vi thị
trường khu vực và toàn cầu.
65
Xét về bản chất, thương mại hàng hoá là đó là thương mại, nhưng đối tượng trao đổi là
sản phẩm hữu hình. Thương mại hàng hoá là lĩnh vực hoạt động kinh té khác với thương
mại dịch vụ cần có định chế riêng để hướng dẫn, điều chỉnh và kiểm soát cho phù hợp
(WTO đưa ra Hiệp định chung về thương mại và thuế quan - GATT).
3.1.1.2. Phân loại thương mại hàng hoá
Nghiên cứu các cách phân loại thương mại hàng hoá có các ý nghĩa sau:
Trên tầm vĩ mô, giúp cho việc xây dựng các quy định về chính sách, khung khổ
pháp lý để hướng dẫn và điều tiết các hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá cụ thể ở
phạm vi từng quốc gia, từng khu vực và toàn cầu.
Trên tầm vi mô, các chủ thể kinh doanh đầu tư và sử dụng các nguồn lực trong
lĩnh vực thương mại hàng hoá phù hợp với môi trường thể chế.
a. Theo công dụng của hàng hoá
Thương mại hàng sản xuất, là phản ánh quan hệ mua bán hoặc xuất nhập khẩu
các hàng hoá với tư cách là các đầu vào của sản xuất kinh doanh, bao gồm vật tư, nguyên
nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng…
Thương mại hàng tiêu dùng, là sự trao đổi mua bán hàng lương thực, thực phẩm
và hàng công nghiệp tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống và sinh hoạt của con
người, nhu cầu tái sản xuất sức lao động.
b. Theo phạm vi trao đổi
Thương mại hàng hoá trong nước, phản ánh quan hệ trao đổi hàng hoá giữa các
chủ thể trong nước tham gia thị trường trong giới hạn lãnh thổ quốc gia. Thương mại
hàng hoá trong nước lại được phân nhỏ hơn thành thương mại hàng hoá ở thành thị,
nông thôn, miền núi, cửa khẩu, biên giới, các vùng.
Thương mại hàng hoá quốc tế, phản ánh hoạt động trao đổi ngoại thương(XNK)
giữa một quốc gia với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới hoặc quan hệ trao đổi giữa
các chủ thể thương mại một nước với nước ngoài diễn ra tại lãnh thổ của nước đó.
Thương mại hàng hoá quốc tế cũng được phân chia thành thương mại hàng hoá khu vực
và toàn cầu. Trong TM quốc tế, bao giờ cũng gắn với 2 hoạt động là xuất khẩu hàng hóa
và nhập khẩu hàng hóa.
c. Theo đặc điểm của lưu chuyển hàng hoá
Thương mại hàng hoá bán buôn, là sự trao đổi mua bán hàng hoá giữa các nhà
sản xuất với sản xuất, sản xuất với thương nhân hoặc nội bộ thương nhân. Hoạt động
bán buôn hàng hoá diễn ra chủ yếu ở các chợ đầu mối, đầu nguồn, các thị trường, trung
tâm bán buôn trong nước và quốc tế.

66
Thương mại hàng hoá bán lẻ, phản ánh quan hệ trao đổi mua bán trực tiếp về
hàng hoá giữa những người sản xuất hoặc thương nhân bán lẻ với người tiêu dùng cuối
cùng không có sự tham gia của trung gian. Hoạt động mua bán lẻ diễn ra trên thị trường
bán lẻ bao gồm các chợ, cửa hàng chuyên doanh, bách hoá, tổng hợp, các siêu thị, hội
chợ,...
d. Theo mức độ rào cản và hướng điều tiết vĩ mô
Thương mại bảo hộ, là trao đổi buôn bán hàng hoá trong trường hợp có hàng rào
bảo hộ thông qua thuế quan, trợ cấp hoặc các biện pháp phi thuế, sự nâng đỡ của chính
phủ nhằm cản trở hàng hoá nhập khẩu khi thâm nhập vào thị trường quốc nội.
Thương mại tự do, là trao đổi buôn bán hàng hoá có rất ít hoặc không gặp trở
ngại nào về rào cản thương mại, tạo thuận lợi cho thương mại của 2 bên được tư do, mở
rộng và phát triển. Thương mại tự do thường gắn liền với sự mở cửa về thị trường hàng
hoá trong quá trình hội nhập.
e. Theo nhóm hàng kinh doanh
Thương mại hàng nông sản, hàng thuỷ sản, hàng dệt may, hàng giày dép, hàng
thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử,...
Mỗi nhóm hàng đều có đặc điểm riêng, có lợi thế thương mại và vị trí quan trọng
khác nhau trong nền kinh tế. Trong mỗi nhóm hàng lại phân ra những mặt hàng cụ thể,
trong đó có những mặt hàng chủ yếu. Thông thường những nhóm, mặt hàng chủ yếu
được hiểu là những nhóm, mặt hàng có khả năng cạnh tranh, tỷ trọng thương mại lớn,
đóng góp quan trọng vào quá trình hội nhập thương mại và phát triển.
3.1.2. Những đặc điểm cơ bản của thương mại hàng hóa
3.1.2.1. Tính hữu hình của đối tượng trao đổi
Sản phẩm đưa ra thị trường trao đổi tồn tại ở dạng vật thể hữu hình, nên các chủ
thể thương mại có thể dùng các giác quan để cảm thụ về hàng hoá.
Nhà kinh doanh, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước đều có thể dễ dàng
hơn trong việc nhận biết sản phẩm về số lượng, chất lượng, mức độ công năng, lợi ích
và sự an toàn của sản phẩm đối với người sử dụng.
3.1.2.2. Sự chuyển quyền sở hữu sản phẩm trong trao đổi
Dù các giao dịch có đa dạng thế nào chăng nữa, trong thương mại hàng hoá, kết
thúc quá trình mua bán quyền sở hữu về sản phẩm sẽ chuyển từ người bán sang người
mua. Tuy nhiên, người mua không được sở hữu về tài sản trí tuệ hay bản quyền, nhãn
hiệu sản phẩm đó.

67
3.1.2.3. Lưu thông hàng hoá tách rời sản xuất và tiêu dùng
Chức năng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng đối với hàng hoá tương đối độc lập
với nhau. Đối với nhà sản xuất, có thể sản xuất ra bán ngay hoặc chưa bán, người tiêu
dùng mua hàng hoá nhưng chưa sử dụng, còn đối với nhà thương mại có thể mua nhưng
chưa bán, hoặc bán nhưng lại chưa mua.
3.1.2.4. Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa các khâu của quá trình lưu thông
Quá trình lưu thông hàng hoá bao gồm quá trình mua, bán, vận chuyển và dự trữ
kho hàng. Nhìn nhận tổng thể quá trình lưu thông, hàng hoá chỉ thoát khỏi quá trình sản
xuất và vân động tới tiêu dùng nếu có sự thống nhất và kết hợp các quá trình bộ phận
lưu chuyển hàng hoá (mua, bán) và giao nhận (vận chuyển và kho hàng). Tuy nhiên, ở
từng khâu của quá trình lưu thông lại có sự mâu thuẫn và tách rời giữa lưu chuyển hàng
hoá và giao nhận, hoặc mâu thuẫn trong từng quá trình bộ phận đó.
3.1.3. Các phương thức mua bán chủ yếu trong thương mại hàng hóa
Có nhiều phương thức mua bán được sử dụng trong thương mại hàng hoá. Mỗi
phương thức mua bán, trao đổi thương mại đều có đặc điểm riêng, bao gồm những hình
thức cụ thể và có ý nghĩa thực tiễn ở các góc độ nghiên cứu khác nhau.
Đối với nhà kinh doanh, đòi hỏi vận dụng các phương thức mua bán hoặc xuất
nhập khẩu phù hợp với từng loại hàng hoá, điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp và
hoàn cảnh cụ thể của môi trường thương mại .
Đối với nhà nước, cần có chính sách khuyến khích phát triển các phương thức
kinh doanh tiến bộ, đa dạng, tạo thuận lợi về hành lang pháp lý cho doanh nghiệp sử
dụng các phương thức đó mà không gặp các trở ngại, rủi ro trong chính sách thương
mại, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của người bán và người mua, nhà sản xuất
và người tiêu dùng.
Dưới đây là một số phương thức mua bán chủ yếu:
3.1.3.1. Mua bán buôn và mua bán lẻ
Mua bán buôn là phương thức trao đổi hàng hoá giữa các chủ thể nhà sản xuất,
thương nhân nhưng hàng hoá vẫn còn trong khâu lưu thông, chưa đến lĩnh vực tiêu dùng.
Mua bán buôn và dự trữ kho hàng thường với khối lượng lớn. Thời gian chu chuyển
hàng hoá và thu hồi vốn nhanh. Thanh toán thông qua ngân hàng thương mại và sử dụng
các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Mua bán lẻ là phương thức trao đổi giưã các chủ thể người sản xuất, thương nhân
và người tiêu dùng, hàng hoá ra khỏi lưu thông và bắt đầu đến lĩnh vực tiêu dùng. Mua
bán lẻ và dự trữ kho hàng với khối lượng nhỏ. Chu chuyển hàng hoá và thu hồi vốn
chậm. Thanh toán trực tiếp và sử dụng tiền mặt trong thanh toán là chủ yếu.
68
3.1.3.2. Mua bán trực tiếp và qua trung gian
Mua bán trực tiếp là phương thức mà các chủ thể người mua, người bán trực tiếp
quan hệ, giao dịch và trao đổi hàng hoá-tiền tệ, không có sự xuất hiện của người thứ 3.
Mua bán trực tiếp có phân biệt giữa hoạt động nội thương và ngoại thương (về trụ sở
của người giao dịch, đồng tiền thanh toán, sự di chuyển của hàng hoá). Mua bán trực
tiếp diễn ra trên cả thị trường bán buôn và bán lẻ, trong các cửa hàng, trung tâm thương
mại, siêu thị và các chợ.
Mua bán qua trung gian. Trong thương mại không phải các nhà sản xuất và người
tiêu dùng đều có điều kiện để thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp, mà phải tiến hành giao
dịch thương mại qua trung gian, tức người thứ 3. Nhiều hàng hoá xuất khẩu không qua
chế biến, ở dạng thô, hàng nguyên liệu công nghiệp hay dây chuyền công nghệ không
tiếp cận được thị trường nguồn… đều phải mua bán qua trung gian thương mại.
3.1.3.3. Mua bán qua đại lý và môi giới
Mua bán qua đại lý. Người sản xuất muốn trao đổi mua bán với nhau hoặc với
người tiêu dùng, trong trường hợp này phải qua đại lý. Đại lý là người đại diện mua, bán
hoặc xuất, nhập khẩu hàng hoá cho người khác. Họ không bỏ tiền ra mua, bán hàng và
không chịu những rủi ro trong kinh doanh thương mại thay người uỷ thác. Họ có thể là
pháp nhân hay thể nhân tiến hành một hoặc một số hành vi thương mại theo sự uỷ thác
của người uỷ thác. Quan hệ giữa họ và người uỷ thác thể hiện trong các hợp đồng đại
lý. Họ được hưởng một khoản hoa hồng nhất định theo kết quả mua bán theo thoả thuận
trong hợp đồng. Những mặt hàng áp dụng phương thức mua bán này thường có quy mô
sản xuất lớn, tính chuyên môn hoá cao và được tiêu chuẩn hoá.
Mua bán qua môi giới. Trong trường hợp nay giữa người mua và người bán
không tiến hành các quan hệ và giao dịch trực tiếp mà thông qua môi giới. Người môi
giới cũng không bỏ vốn ra kinh doanh như người đại lý, mà chỉ chắp nối các quan hệ
trao đổi thông qua cung cấp các thông tin, tư vấn, làm cầu nối cho người mua, người
bán tiếp xúc, ký kết hợp đồng và triển khai hoạt động thương mại có hiệu quả. Họ được
hưởng hoa hồng từ cả người bán và người mua theo thoả thuận của mỗi lần giao dịch
với người uỷ thác. Người môi giới có thể được người bán hoặc người mua uỷ thác cả
công việc bán và mua hàng hoá. Phương thức này thường được áp dụng trong trường
hợp người bán không biết người mua hoặc ngược lại, ngoài ra còn có những yếu tố khác
như năng lực giao dịch trực tiếp bị hạn chế…
3.1.3.4. Mua bán truyền thống và qua mạng internet
Mua bán truyền thống. Đây là phương thức phổ biến, mang tính truyền thống lâu
đời trong lịch sử. Người bán và người mua phải tiếp xúc với nhau tại các địa điểm nhất

69
định để thực hiện các giao dịch mua bán và thanh toán. Các quan hệ mua bán diễn ra
theo hợp đồng hoặc không nhất thiết phải có thoả thuận từ trước.
Mua bán qua mạng internet. Khác với phương thức mua bán truyền thống,
phương thức trao đổi này sử dụng mạng internet để tiến hành các giao dịch mua bán
hoặc xuất nhập khẩu. Phương thức này luôn luôn phải dựa vào nền tảng công nghệ thông
tin, viễn thông. Trong nền kinh tế số hoá, khi thương mại điện tử phát triển, các giao
dịch thương mại về cơ bản sẽ không cần đến giấy tờ.
Trên thực tế, mua bán qua mạng có thể khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối cùng,
nhưng cũng có thể kết hợp với các giao dịch của phương thức thương mại truyền thống
(chẳng hạn, tìm kiếm thông tin, đặt hàng qua mạng nhưng giao hàng và thanh toán thì
người mua trả tiền trực tiếp cho người bán hoặc người được uỷ quyền). Các hình thức
cụ thể về mua bán qua mạng tuỳ thuộc vào hạ tầng của thương mại điện tử và thói quen
của các chủ thể kinh doanh.
3.1.3.5. Các phương thức khác
Trong thương mại hàng hoá còn có các phương thức khác như:
Tạm nhập tái xuất: Là phương thức xuất khẩu trở lại nước ngoài (ở nước tái xuất)
đối những sản phẩm trước đây đã nhập khẩu, nhưng chưa qua chế biến. Phương thức
mua bán này phản ánh giao dịch thương mại của 3 bên: nước xuất khẩu, nhập khẩu và
nước tái xuất.
Thông thường, hàng hóa sau khi được nhập khẩu vào một quốc gia thì sẽ được
lưu lại tại quốc gia đó để phân phối ra thị trường hoặc phục vụ cho một mục đích nhất
định của doanh nghiệp nhập khẩu trong sản xuất kinh doanh và có lưu thông trên thị
trường Việt Nam. Tuy nhiên, với trường hợp tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu không
nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn được
xuất khẩu sang nước thứ ba.
Hàng hoá đi từ nước xuất khẩu sang nước tái xuất rồi đi tiếp đến nước nhập khẩu.
Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. Phương thức
này bao gồm cả hình thức chuyển khẩu (hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước
nhập khẩu).
Tại sao công ty C lại k nhập khẩu trực tiếp từ cty A:
- Vấn đề thương hiệu: người tiêu dùng VN ưa thích hàng Nhật. trong khi lookcool
là công ty Nhật toàn hàng TQ
- Vấn đề khó khăn khi tiếp cận thị trường giữa cty C và công ty A: do thuế suất,
do hạn ngạch, chính trị… ( ví dụ Mỹ và TQ)

70
Buôn bán đối lưu: Là phương thức hàng đổi hàng trong đó hoạt động mua và bán
kết hợp chặt chẽ với nhau, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi tương
đương với nhau về giá trị. Phương thức này phản ánh hoạt động không phải vì mục đích
tiền tệ, mà là một lượng hàng hoá có giá trị tương đương. Yêu cầu cơ bản của giao dịch
thương mại là sự cân bằng (về mặt hàng, giá, tổng trị giá, điều kiện giao hàng). Buôn
bán đối lưu còn có các hình thức bù trừ, bồi hoàn).
Ví dụ: Caterpillar xuất khẩu máy xúc sang Venezuela. Đổi lại, chính phủ
Venezuela trả cho Caterpillar 350.000 tấn quặng sắt
các nước Trung Đông cũng trả tiền hàng nhập khẩu bằng dầu thô, ví dụ như khi Ả Rập
Saudi mua máy bay phản lực của Hoa Kỳ
Mua bán đối lưu ra đời để khắc phục hai vấn đề cơ bản:
- Những nước thường xuyên thiếu ngoại tệ mạnh
- Hoạt động trao đổi hàng hóa không làm tăng hay giảm cán cân thương mại của
các quốc gia tham gia
Xuất nhập khẩu tại chỗ: Là phương thức mua bán giữa một bên trong nước với
một bên nước ngoài nhưng thông qua thể nhân hoặc pháp nhân của nước này đang hiện
diện ở nước bên kia và ngược lại. Trong trường hợp này, hàng hoá không có sự di chuyển
qua biên giới của nước có quan hệ trao đổi thương mại. Phương thức này phù hợp và áp
dụng ngày càng phổ biến ở các nước tham gia vào tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế
quốc tế.
Gia công thương mại: Là phương thức trao đổi mà bên nhận gia công tiếp nhận
vật tư, nguyên liệu do bên đặt gia công giao hoặc bán cho, cùng bản vẽ thiết kế và tiến
hành lắp ráp, chế tạo sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật đã quy định trước, sau đó giao
hoặc bán lại hàng hoá cho bên đặt gia công. Bên nhận gia công sẽ nhận được một khoản
thù lao (gọi là phí gia công) theo thoả thuận trong hợp đồng. Đây là phương thức thường
được áp dụng trong thương mại quốc tế đối với các nước đang phát triển (nơi có nhiều
lao động, giá nhân công thấp ) trong một số lĩnh vực như dệt may, da giày,...
Đấu giá: Là phương thức mua bán đặc biệt, trong đó hàng hoá được tổ chức bán
công khai tại một địa điểm nhất định, những người mua được xem trước hàng hoá, tự do
cạnh tranh về giá và cuối cùng hàng hoá được bán cho người trả giá cao nhất. Những mặt
hàng áp dụng phương thức mua bán này thường là những hàng hoá khó tiêu chuẩn hoá.
Đấu thầu: Là phương thức mua bán đăc biệt, trong đó người mua (là người gọi
thầu) công bố các điều kiện mua hàng để người bán (người dự thầu) báo giá cả và các
điều kiện trả tiền, sau đó người mua sẽ chọn mua của người báo giá rẻ nhất và điều kiện
về tín dụng, giao hàng phù hợp hơn cả so với yêu cầu mà người mua đã đưa ra. Phương
71
thức này áp dụng phổ biến trong mua sắm (đấu thầu mua hàng) và thi công (đấu thầu
dịch vụ xây lắp) cấc công trình.
3.2. Những vấn đề cơ bản của kinh tế thương mại hàng hóa
3.2.1. Nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa
3.2.1.1. Nhu cầu có khả năng thanh toán, quỹ mua và sức mua hàng hoá
Nhu cầu có khả năng thanh toán là một bộ phận của nhu cầu nói chung. Đó là
nhu cầu về hàng hoá bị giới hạn bởi khả năng thanh toán bằng tiền hay các tài sản thanh
toán của dân cư và xã hội. Nhu cầu có khả năng thanh toán luôn được thể hiện trên thị
trường ở tổng số và cơ cấu hàng hoá mà xã hội và dân cư đòi hỏi thị trường phải thoả
mãn trong một khoảng thời gian nhất định.
Thu nhập bằng tiền của dân cư và xã hội dùng để mua hàng hay thanh toán hàng
hoá chính là quỹ mua hàng hoá. Sức mua hàng hoá trên thị trường phản ánh khối lượng
hàng hoá mà người tiêu dùng nhận được khi sử dụng quỹ mua để thanh toán tiền hàng
trong điều kiện giá cả xác định. Sức mua hàng hoá trên thị trường phụ thuộc vào sức
mua của đồng tiền và quỹ mua của dân cư và xã hội.
Giữa nhu cầu có khả năng thanh toán, quỹ mua và sức mua trên thị trường có
quan hệ tỷ lệ thuận. Giá cả hàng hoá tỷ lệ nghịch với sức mua và nhu cầu có khả năng
thanh toán về hàng hoá.
3.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu có khả năng thanh toán
a. Nhóm yếu tố thuộc về nhu cầu nói chung
Nhu cầu là cơ sở của nhu cầu có khả năng thanh toán, do vậy các nhân tố ảnh
hưởng tới nhu cầu cũng tác động tới quy mô, cơ cấu nhu cầu có khả năng thanh toán của
dân cư và xã hội.
Các yếu tố về dân cư, điều kiện sinh hoạt và lao động của con người: Nhìn
chung số dân càng đông, số người trong mỗi gia đình càng lớn thì nhu cầu về hàng
hoá càng tăng. Thay đổi quy mô dân số và số người trong mỗi gia đình còn ảnh hưởng
tới cơ cấu nhu cầu có khả năng thanh toán. Thông thường thu nhập thấp, nhưng số
dân đông, số thành viên trong gia đình lớn thì hướng chi tiêu cho hàng lương thực,
thực phẩm sẽ cao. Trong trường hợp ngược lại, sẽ chi tiêu cho mua hàng phi lương
thực, thực phẩm nhiều hơn.
Các sở thích, tập quán, thói quen tiêu dùng: Các yếu tố tâm lý, sở thích của con
người, tập quán, thói quen tiêu dùng của dân cư, kỳ vọng của người tiêu dùng có thể ảnh
hưởng theo hướng kích thích hoặc hạn chế nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội.
Các điều kiện về tự nhiên: Sự biến đổi của môi trường tự nhiên, thời tiết khí hậu… đều
có ảnh hưởng tới nhu cầu và nhu cầu có khả năng thanh toán.
72
b. Nhóm yếu tố về thu nhập và phân phối thu nhập của dân cư, của xã hội
Thu nhập bằng tiền tăng lên, thì thường nhu cầu có khả năng thanh toán sẽ mở
rộng và cơ cấu của nhu cầu cũng thay đổi theo hướng sử dụng nhiều hàng phi lương
thực, thực phẩm hơn và ngược lại.
Ngoài ra, hướng sử dụng thu nhập bằng tiền sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô
và cơ cấu chi tiêu của dân cư, của xã hội để mua hàng hoá trên thị trường. Nếu dân cư
giảm dự trữ hoặc không gửi tiết kiệm tiền mặt thì chi tiêu mua hàng hoá và thanh toán
dịch vụ sẽ tăng lên. Nếu giảm chi tiêu cho dịch vụ thì nhu cầu có khả năng thanh toán
của dân cư và xã hội về hàng hoá sẽ tăng và ngược lại.
c. Nhóm yếu tố về sản xuất, cung ứng
Sản xuất và cung ứng có sự phù hợp về quy mô, cơ cấu và chất lượng hàng hoá
cũng như tính đều đặn, đảm bảo tiến độ thời gian giao hàng theo yêu cầu của thị trường
sẽ làm tăng nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội và ngược lại.
Hoạt động sản xuất, cung ứng với tính ổn định càng cao và chi phí càng thấp càng kích
thích làm tăng nhu cầu có khả năng thanh toán.
d. Nhóm yếu tố về giá cả, thị trường và cạnh tranh
Giá hàng tiêu dùng tăng thông thường làm hạn chế hoặc giảm nhu cầu có khả
năng thanh toán của dân cư và ngược lại. Giá các mặt hàng bổ sung gia tăng sẽ không
kích thích nhu cầu có khả năng thanh toán. Giá mặt hàng thay thế giảm sẽ làm chuyển
dịch nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư sang mặt hàng thay thế đó.
Hạ tầng của thị trường về kỹ thuật, về dân cư và pháp lý, dung lượng thị trường,
quan hệ cung cầu, xu hướng cạnh tranh về chất lượng, về dịch vụ hỗ trợ như quảng cáo,
tư vấn, giao nhận, … đều ảnh hưởng tới nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư và
xã hội.
e. Nhóm yếu tố về chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ
Chính sách của chính phủ có thể điều tiết cung, cầu và mối quan hệ đó, cũng như
giá cả. Xu hướng các tác động từ chính sách vĩ mô của chính phủ là nhằm kích cung
hoặc kích cầu và cải thiển mối quan hệ đó, bình ổn giá cả để đáp ứng tốt hơn các mục
tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
3.2.1.3. Hoạt động mua hàng trên thị trường
Nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội thể hiện thông qua thị trường, thương
mại mà cụ thể ở hoạt động mua hàng của người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Hoạt
động mua hàng là bộ phận cấu thành của hoạt động thương mại. Trên thị trường diễn ra
hoạt động mua hàng của nhà sản xuất, người tiêu dùng và thương nhân bán buôn, bán lẻ
với tư cách là người đại diện cho cả sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động mua hàng luôn
73
phản ánh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư,
của xã hội và doanh nghiệp.
Đối với thương nhân, hoạt động mua hàng (T-H) bao giờ cũng là khởi đầu của hoạt
động thương mại. Mua hàng có ảnh hưởng trực tiếp đén bán hàng và kết quả hoạt động
thương mại. Hoạt động mua hàng vừa tuân theo các quy luật của thị trường, vừa chịu sự
hướng dẫn, điều tiết của chính phủ. Chính phủ hướng dẫn bằng các chính sách và điều chỉnh
đối với các hoạt động mua hàng trên thị trường thông qua hệ thống chế định, pháp luật.
3.2.2. Cung ứng và nguồn cung ứng hàng hóa
3.2.2.1. Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng tới cung ứng hàng hoá
a. Khái niệm
Cung ứng hàng hoá là tổng trị giá và cơ cấu hàng hoá hiện có và sẽ có bán trên thị
trường đề đáp ứng nhu cầu có khả năng thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định.
Cung ứng hàng hoá bao gồm những hàng hoá là các thành phẩm đã kết thúc quá
trình sản xuất, những bán thành phẩm sẽ được hoàn tất quá trình sản xuất để đưa vào
lưu thông. Cung ứng hàng hoá thể hiện ở cả tổng trị giá và lượng hàng hoá đưa ra thị
trường từ các nguồn hàng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu có khả năng thanh toán của
dân cư và xã hội trong một khoảng thời gian xác định.
b. Các yếu tố ảnh hưởng tới cung ứng hàng hoá bao gồm
Yếu tố về sản xuất như năng lực sản xuất trong nước thể hiện ở quy mô vốn,
nhân lực và trình độ công nghệ, chu kỳ sống của sản phẩm. Các yếu tố đó ảnh hưởng
tới sự phát triển nguồn hàng trong nước, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, quy
mô và cơ cấu cũng như thời gian cung ứng hàng hoá trên thị trường. Ngoài ra, yếu tố
sản xuất còn phụ thuộc vào công tác nghiên cứu và triển khai, phát triển sản phẩm.
Yếu tố về nguồn hàng nhập khẩu. Quy mô, cơ cấu, khoảng cách địa lý và tính ổn
định hay sự thay đổi của nguồn hàng nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến cung ứng
hàng hoá trong nước. Ngoài ra, năng lực, uy tín của các nhà cung cấp nước ngoài và
yếu tố xuất khẩu cũng ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng đối với các hàng hoá nhập
khẩu để lưu thông trên thị trường nội địa.
Yếu tố về thị trường. Giá cả hàng hoá và các sản phẩm thay thế, những thay đổi
của nhu cầu, tình hình cạnh tranh trong nước và quốc tế, … có thể ảnh hưởng tới quy
mô hay cơ cấu cung ứng hàng hoá trên thị trường.
Các chính sách vĩ mô đối với cung và nguồn hàng bao gồm các chính sách
thương mại, đầu tư, tài chính, đất đai, tài nguyên môi trường, …và quy hoạch phát
triển nguồn hàng.

74
3.2.2.2. Nguồn hàng cung ứng trên thị trường
a. Khái niệm
Nguồn hàng là nguồn tạo ra hàng hoá để cung ứng trên thị trường. Đó là nơi phát
ra các luồng hàng hoá vận động trên thị trường trong nước và quốc tế, là nơi cung ứng
hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn
hàng không phải đơn thuần là khái niệm chỉ vị trí địa lý, nơi khởi nguồn các dòng chảy
của hàng hoá vào kênh phân phối, mà còn hàm chứa quy mô, cơ cấu và sự phân bố nguồn
hàng, tiềm năng đưa hàng hoá ra thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.
b. Tạo lập nguồn hàng cung ứng trên thị trường
Nguồn hàng có 2 loại: nguồn hàng trong nước và nguồn nhập khẩu. Mỗi nguồn
hàng có vị trí, vai trò quan trọng khác nhau đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước.
Một mặt quy mô, cơ cấu và sự phân bố nguồn hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động cung ứng hàng hoá trên thị trường. Mặt khác, sự phát triển của nguồn hàng
phụ thuộc vào sản xuất, các quy hoạch phát triển kinh tế và chính sách vĩ mô của chính
phủ về tài chính, thương mại và đầu tư cũng như các hỗ trợ khác về hạ tầng cơ sở, các
yếu tố của môi trường quốc tế.
Nhà nước cần phải có chính sách tạo lập và phát triển nguồn hàng, đảm bảo
nguồn hàng mang tính ổn định, hợp lý và cân đối. Doanh nghiệp cũng cần chủ động
tham gia đầu tư vào các khu vực nguồn hàng để tạo ra cơ sở vật chất cho hoạt động
cung ứng liên tục, mang tính cạnh tranh và có hiệu quả, nhất là trong điều kiện hội nhập
quốc tế.
3.2.2.3. Hoạt động bán hàng của các nhà cung ứng
Chủ thể của hoạt động bán hàng trên thị trường là các nhà sản xuất hoặc thương
nhân trong và ngoài nước (gọi chung là các nhà cung ứng). Hoạt động bán hàng có ảnh
hưởng tới tính liên tục của dòng chảy hàng hoá từ nguồn hàng ra thị trường và vận động
tới người tiêu dùng.
Đối với thương nhân, bán hàng (T-H’) là khâu kết thúc của hoạt động thương
mại, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả thương mại. Chính phủ phải có
chính sách, quy hoạch phát triển mạng lưới bán hàng và hệ thống kênh phân phối hàng
hoá trong nước và xuất nhập khẩu để khơi thông các luồng hàng, thúc đẩy quá trình lưu
thông hàng hoá trên cả thị trường trong và ngoài nước.
3.2.3. Dự trữ hàng hóa trong lưu thông
3.2.3.1. Khái niệm và sự cần thiết của dự trữ hàng hoá
a. Khái niệm dự trữ hàng hoá
75
Dự trữ hàng hoá là một hình thái dự trữ sản phẩm xã hội, bao gồm toàn bộ hàng
hoá cần thiết đang vận động trong các khâu khác nhau của quá trình lưu thông. Đó là
những hàng hoá đã thoát khỏi quá trình sản xuất nhưng chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng.
Các hình thái dự trữ sản phẩm xã hội bao gồm: dự trữ trong sản xuất, trong lưu thông
và trong tiêu dùng. Dự trữ trong lưu thông là dự trữ hàng hoá, có quan hệ ảnh hưởng
tới dự trữ trong sản xuất và tiêu dùng. Dự trữ trong lưu thông bao gồm hàng hoá ở kho
thành phẩm của nhà sản xuất, kho trạm của mạng lưới thương mại bán buôn, bán lẻ và
hàng đang đi trên đường, hàng gửi bán. Dự trữ hàng hoá khác tồn kho ở chỗ nó chủ
động hình thành và cần thiết cho lưu thông, luôn đổi mới không ngừng trong quá trình
vận động. Tồn kho còn bao gồm cả hàng hoá do hậu quả của lưu thông để lại.
b. Sự cần thiết của dự trữ hàng hoá
Dự trữ hàng hoá là điều kiện cần thiết của lưu thông, đảm bảo cho lưu thông
hàng hoá diễn ra liên tục thông suốt. Không có dự trữ hàng hoá thì không có lưu thông
hàng hoá. Tuy nhiên, dự trữ hàng hoá phải hợp lý mới rút ngắn thời gian lưu thông,
thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất và tiết kiệm chi phí.
Dự trữ hàng hoá hình thành là do quan hệ cung cầu, giá cả và tình hình cạnh tranh
thị trường, do yêu cầu xử lý mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng, nhằm đảm bảo cho quá
trình lưu thông hàng hoá diễn ra liên tục, thông suốt. Mặt khác, dự trữ hàng hoá là cần thiết
còn do vai trò của nó trong các công cụ, chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ, thông
qua đó để nắm bắt, khai thác các cơ hội thị trường và giảm thiểu các nguy cơ rủi ro.
3.2.3.2. Phân loại dự trữ hàng hoá
a. Theo công dụng của hàng hoá dự trữ
Dự trữ hàng sản xuất bao gồm toàn bộ hàng hoá vật tư, nguyên, nhiên phụ liệu,
máy móc thiết bị, phụ tùng, công nghệ... là những “đầu vào” phục sản xuất được lưu
thông trên thị trường.
Dự trữ hàng tiêu dùng bao gồm hàng lương thực, thực phẩm và hàng công nghiệp
tiêu dùng được lưu thông trên thị trường phục vụ tiêu dùng đời sống dân cư.
b. Theo mục đích sử dụng
Dự trữ thường xuyên bao gồm toàn bộ những hàng hoá thường xuyên phải có bán
trên thị trường. Nếu thiếu hàng sẽ gián đoạn lưu thông, gây khó khăn trở ngại cho sản xuất
và đời sống (Ví dụ: xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng, lương thực, thực phẩm...).
Dự trữ thời vụ, là những hàng hoá được hình thành ở vào thời vụ của sản xuất
và tiêu dùng nhằm tận dụng tối đa các cơ hội trong mua và bán hàng hoá hoặc khắc
phục tính thời vụ của sản xuất và tiêu dùng (chẳng hạn, kinh doanh hàng nông sản, hàng

76
thuỷ sản ở vào mùa thu hoạch, hàng tiêu dùng trong các dịp lễ, tết, … và chính sách vĩ
mô của chính phủ đối với dự trữ lưu thông đối với các mặt hàng có tính thời vụ đó) .
Dự trữ bảo hiểm là loại dự trữ đề phòng những rủi ro, bất trắc xảy ra (chẳng hạn,
do bán nhanh hết hàng, do vận chuyển hàng đến chậm, do thiên tai, do chiến tranh ...).
c. Các phân loại khác (theo quy mô, thời gian, hình thức biểu hiện và sự vận động của
dự trữ)
Theo quy mô gồm có dự trữ thấp nhất, cao nhất và bình quân. Theo thời gian
gồm có dự trữ đầu kỳ, cuối kỳ. Theo hình thức biểu hiện có dự trữ hiện vật, trị giá dự
trữ và thời gian (số ngày) dự trữ hàng hoá. Theo quá trình vận động gồm hàng hoá dự
trữ trong các kho hàng, hàng hoá đang trên đường đi, hàng gửi bán hoặc quảng cáo tại
các hội chợ thương mại.
3.2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới dự trữ hàng hoá
Các yếu tố thuộc về sản xuất như quy mô, cơ cấu, trình độ, tính chất và sự phân
bố sản xuất.
Hệ thống giao thống và hạ tầng kỹ thuật: số lượng, chất lượng, cơ cấu các loại
tuyến đường và phương tiện giao thông cũng như sự phân bố hạ tầng giao thông. Các
hạ tầng kỹ thuật khác như thông tin, viễn thông, ngân hàng, điện năng,...
Mạng lưới thương mại và hệ thống phân phối bao gồm cửa hàng, kho hàng, trung
tâm thương mại, siêu thị, hội chợ triển lãm, các chợ bán buôn, bán lẻ,... Cơ sở vật chất
kỹ thuật thương mại gồm các phương tiện kinh doanh trong các khâu mua bán, kho hàng
và vận chuyển hàng hoá.
Tình hình thị trường và cạnh tranh trong thương mại. Quan hệ cung cầu hàng hoá,
giá cả, mức độ cạnh tranh và xu hướng biến động của các yếu tố và quan hệ đó.
Chính sách kinh doanh của doanh nghiệp và cơ chế quản lý nhà nước đối với hàng
hoá lưu thông.
Các yếu tố khác (điều kiện tự nhiên, những bất trắc khác).
3.2.4. Chi phí lưu thông hàng hóa
3.2.4.1. Khái niệm chi phí lưu thông
Chi phí lưu thông là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao
động vật hoá phục vụ cho việc tổ chức và quản lý quá trình lưu thông hàng hoá trong
nền kinh tế.
Các hao phí về lao động vật hoá bao gồm các bộ phận cấu thành chủ yếu như hao
mòn vật chất về tài sản, phương tiện trong các khâu mua, bán, kho hàng và vận chuyển
hàng hoá, hao hụt, tổn thất hàng hoá. Ngoài ra, còn bao gồm những hao phí vật chất ở
các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại. Hao phí về lao động sống bao gồm hao
77
phí sức lao động của nhân sự thực hiện các công việc ở các khâu lưu thông nói trên và
công tác quản lý thương mại.
Chi phí lưu thông trong nền kinh tế bao gồm chi phi lưu thông của nhà sản xuất
trong mua các yếu tố “đầu vào”, tiêu thụ sản phẩm “đầu ra”, chi phi lưu thông của nhà
thương mại và chi phí thời gian mua sắm của người tiêu dùng, trong đó chi phí lưu thông
của thương mại là bộ phận lớn nhất.
chi phí lưu thông hàng hóa được chia thành 4 khoản mục lớn: khoản mục chi phí vận
tải, bốc dỡ hàng hóa; khoản mục chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ; khoản mục chi
phí hao hụt hàng hóa và khoản mục chi phí quản lí hành chính. Ta có thể hình dung
bảng danh mục chi phí lưu thông như sau:
- Chi phí vận tải, bốc dỡ hàng hóa
1. Tiền cước vận tải
2. Tiền khuân vác, bốc dỡ hàng hóa
3. Tạp phí vận tải
- Chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ (bán hàng)
4. Tiền lương (tiền công) trực tiếp kinh doanh
5. Tiền thuê nhà và công cụ
6. Tiền khấu hao nhà cửa, công cụ
7. Chi phí phân loại, chọn lọc, đóng gói, bao bì
8. Chi phí bảo quản
9. Chi phí sửa chữa nhỏ, nhà cửa, công cụ
10. Chi phí nhiên liệu, điện lực
11. Chi phí trả lãi vay ngân hàng
12. Chi phí vệ sinh kho tàng, cửa hàng
13. Chi phí tuyên truyền, quảng cáo
14. Chi phí đào tạo, huấn luyện
15. Chi phí khác
- Chi phí hao hụt hàng hóa
16. Chi phí hao hụt hàng hóa trong định mức
17. Chi phí hao hụt ngoài định mức
- Chi phí quản lí hành chính
18. Tiền lương bộ máy quản trị kinh doanh
19. Khấu hao tài sản cố định
20. Chi phí nhiên liệu, điện lực

78
21. Chi phí nộp lên cấp trên
22. Chi phí tiếp khách
23. Chi phí hành chính khác
3.2.4.2. Ý nghĩa của việc hạ thấp chi phí lưu thông trong nền kinh tế
Hạ thấp chi phí lưu thông được hiểu là giảm thấp tỷ suất chi phí chứ không phải
giảm quy mô, khối lượng chi phí phục vụ quá trình lưu thông hàng hoá. Hạ thấp chi phí
lưu thông có ý nghĩa như sau:
Tiết kiệm chi phí và vốn đầu tư của nhà nước, của xã hội và doanh nghiệp vào
lĩnh vực lưu thông, dành vốn ưu tiên cho các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
Nâng cao hiệu quả thương mại và sức cạnh tranh của hàng hoá, của doanh nghiệp
cũng như của cả nền kinh tế.
Tiết kiệm chi phí thời gian và tiền bạc trong quá trình mua sắm hàng hoá của người tiêu
dùng.
3.2.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí lưu thông
Khối lượng và cơ cấu hàng hoá lưu thông. Quy mô lưu chuyển hàng hoá tăng làm
khối lượng chi phí cũng tăng lên, nhưng tỷ lệ chi phí lưu thông có xu hướng giảm, nhờ
tiết kiệm các chi phí cố định. Mỗi loại hàng, nhóm hàng có đặc điểm kinh doanh khác
nhau, đòi hỏi hao phí trong quá trình trao đổi khác nhau, do vậy, sự chuyển dịch cơ cấu
hàng hoá lưu chuyển sẽ làm thay đổi quy mô và cơ cấu chi phí lưu thông.
Dự trữ hàng hoá và thời gian lưu thông. Dự trữ hàng hoá càng lớn, thời gian lưu
thông hàng hoá càng kéo dài chi phí càng tăng và thậm chí gây lãng phí lớn tiền vốn đầu
tư vào lĩnh vực thương mại.
Giá cả hàng hoá và giá các dịch vụ. Tỷ suất chi phí lưu thông có quan hệ tỷ lệ
nghịch với giá cả và tỷ lệ thuận với giá các dịch vụ.
Sử dụng các phương thức mua bán, các phương tiện kinh doanh thích hợp vừa
thúc đẩy chu chuyển hàng hoá, vừa giảm thấp chi phí trong lưu thông nói chung và chi
phí khâu thanh toán tiền hàng.
Công tác quản lý cũng như trình độ nguồn nhân lực, thủ tục thương mại đều có
ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu chi phí lưu thông trong nền kinh tế.
Các yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, những bất trắc do chiến tranh, xung đột
sắc tộc, dịch bệnh, thiên tai.
3.2.5. Kết quả trong thương mại hàng hóa
3.2.5.1. Khái niệm kết quả thương mại
Đó là phạm trù kinh tế phản ánh kết cục hoạt động thương mại của chủ thể nào
đó trong một thời kỳ nhất định. Kết quả thương mại thường được xác định trên tầm vĩ
79
mô và doanh nghiệp. Kết quả phản ánh mục tiêu mà hoạt động thương mại cần hoặc đã
đạt được trong khoảng thời gian xác định.
Kết quả và hiệu quả thương mại có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Tuy nhiên hiệu
quả bao giờ cũng phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được kết quả thương
mại theo mục tiêu đã đặt ra, không thể đồng nhất với kết quả.
3.2.5.2. Các chỉ tiêu chủ yếu biểu hiện kết quả trong thương mại hàng hoá
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá.
Kết quả hoạt động thương mại nội địa hay lưu thông hàng hoá trong nước được
thể hiện ở tổng mức lưu chuyển hàng hoá. Trong trường hợp này, toàn bộ kết quả hoạt
động trao đổi được tính theo trị giá, đo lường theo đồng nội tệ (bản tệ). Tổng mức lưu
chuyển hàng hoá bao gồm tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn và bán lẻ.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn phản ánh kết quả dưới hình thái giá trị
các giao dịch thương mại diễn ra trên thị trường giữa các nhà doanh nghiệp với nhau
trong hoạt động mua bán buôn, hàng hoá vẫn nằm trong khâu lưu thông, chưa kết thúc
khâu bán lẻ để tới người tiêu dùng cuối cùng.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ (hay tổng mức bán lẻ xã hội).
Đó là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động lưu thông hàng hoá
trong nước. Tất cả kết quả các giao dịch mua bán giữa chủ thể người bán với người tiêu
dùng cuối cùng trên thị trường dưới hình thái giá trị đều được phản ánh qua chỉ tiêu
tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ. Chỉ tiêu này rất cần thiết cho các phân tích kinh
tế vĩ mô về cân đối cung cầu, quỹ mua và nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư
và xã hội. Đây là chỉ tiêu quan trọng và là bộ phận hợp thành chủ yếu của tổng mức lưu
chuyển hàng hoá trong nền kinh tế.
Kết quả thương mại còn được biểu hiện dưới hình thức hiện vật, đó là khối lượng
hàng hoá lưu chuyển. Thông thường những mặt hàng quan trọng, thiết yếu thuộc cân
đối lớn trên tầm vĩ mô của quốc gia, cần phải thống kê và phân tích theo cả 2 hình thức
giá trị và hiện vật để phục vụ cho công tác hoạch định chính sách kinh tế và quản lý
thương mại của nhà nước.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu phản ánh toàn bộ hoạt động thương mại quốc
tế hai chiều (ngoại thương) của một quốc gia, bao gồm kim ngạch xuất khẩu và nhập
khẩu. Đơn vị sử dụng trong đo lường kết quả hoạt động ngoại thương là đồng ngoại tệ
(có thể là đồng tiền chung quốc tế USD hay các đồng tiền của đối tác thương mại). Chỉ
tiêu này cũng phản ánh qui mô và cơ cấu cán cân thương mại của quốc gia trong từng
thời kỳ cụ thể. Nó cho phép đánh giá chiến lược, chính sách thương mại, cũng như phân
80
tích các xu hướng tăng trưởng, phát triển kinh tế, vị thế của thương mại từng quốc gia
trong nền thương mại toàn cầu và khu vực.
Kim ngạch xuất khẩu phản ánh kết quả hoạt động ngoại thương một chiều xuất khẩu
của quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Kim ngạch nhập khẩu phản ánh kết quả hoạt động
ngoại thương trong trường hợp ngược lại khi nhập hàng từ nước ngoài về. Ngày nay, do mở
cửa thị trường và tự do hoá thương mại, hoạt động ngoại thương của một nước có thể diễn
ra ngay tại thị trường trong nước, đó là trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ.
Để tính toán và phân tích kết quả hoạt động thương mại nói chung của quốc gia, cần
phải quy đổi ra một đơn vị tiền tệ thống nhất các kết quả thương mại trên thông qua lựa
chọn đúng đắn quan hệ tỷ giá chuyển đổi giữa đồng nội tệ và ngoại tệ. Chỉ tiêu phản ánh
toàn bộ kết quả hoạt động thương mại của quốc gia, đó tổng trị giá thương mại hay tổng
thương mại.
Giá trị gia tăng trong thương mại hàng hoá.
Chỉ tiêu này phản ánh khoảng cách chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả đạt được và
chi phí nguồn lực bỏ ra trong trao đổi thương mại hàng hoá của quốc gia. Giá trị gia tăng
có phân biệt khi mua bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nội địa và quốc tế. Giá trị
gia tăng là chỉ tiêu phản ánh kết quả tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Nó cho phép phân
tích, đánh giá sự tham gia, đóng góp của thương mại vào thu nhập quốc dân của nền kinh
tế. Nếu so sánh tương quan (số tương đối) giữa giá trị gia tăng với chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó thì đây còn là thước đo về hiệu quả và sức cạnh tranh của thương mại.
Ngoài ra, còn có chỉ tiêu trị giá thương mại hàng gia công.
Trong thương mại, ngoài kết quả trao đổi theo các giao dịch thông thường, còn
có gia công, lắp ráp, chế biến sản phẩm. Kết quả của các hoạt động này tuy mang tính
chất sản xuất nhưng lại diễn ra trong khâu lưu thông nên được tính vào giá trị thương
mại. Trị giá hàng hoá gia công trong thương mại quốc tế được coi là kim ngạch xuất
khẩu. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá hiệu quả xã hội của thương mại
thể hiện ở thu hút việc làm, khai thác lợi thế về nhân công dồi dào, giá rẻ.
3.2.5.3. Đặc điểm phát triển có tính quy luật trong thương mại hàng hoá
(1) Quy mô thương mại hàng hoá ngày càng tăng lên trên cả thị trường nội địa
và thị trường xuất khẩu, tỷ trọng thương mại có xu hướng giảm trong tổng thương mại.
Cơ sở:
Do nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời sống xã hội ngày càng tăng lên. Sản
xuất hàng hoá ngày càng phát triển với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến. Chiến
lược và các chính sách phát triển kinh tế và thương mại của quốc gia ngày càng phù hợp

81
với quá trình tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá kinh tế thế giới. Sự phát triển của
thương mại dịch vụ và thương mại điện tử.
Biểu hiện:
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá trên thị trường nội địa, kim ngạch xuất nhập khẩu
ngày càng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước về trị giá thương mại.
Các nước phát triển sẽ gia tăng thương mại đối với những hàng hoá có yêu cầu đổi
mới công nghệ và chuyển giao kỹ thuật, phát triển quy mô thương mại ở thị trường
nước ngoài.
Các nước đang và chậm phát triển tăng quy mô thương mại trên cở sở khai thác
quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm
kinh doanh quản lý quốc tế.
Thương mại hàng hoá không chỉ tăng lên về quy mô, mà còn có khả năng gia
tăng tốc độ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đều, tỷ trọng có xu hướng giảm trong
tổng thương mại.
(2) Cơ cấu thương mại hàng hoá ngày càng thay đổi theo hướng đa dạng hơn,
phong phú hơn và đáp ứng ngày càng nhanh hơn, tốt hơn nhu cầu thị trường.
Cơ sở:
Do yêu cầu cuả thị trường ngày càng cao về chất lượng, đa dạng về chủng loại,
nhanh chóng về thời gian cung cấp. Do chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn
nhờ tiến bộ khoa học công nghệ. Do cạnh tranh ngày càng quyết liệt đòi hỏi phải nâng
cao chất lượng và hiệu quả thương mại. Do những xu hướng tiêu dùng, do ảnh hưởng
của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đến phân bổ nguồn lực thương mại, phát triển và
thay đổi các luồng thương mại quốc tế.
Biểu hiện:
Những hàng hoá đã qua chế biến, hàng hoá có hàm lượng lao động kĩ thuật, chất
xám cao, các hàng hoá đắt tiền, có giá trị lớn ngày càng gia tăng làm thay đổi cơ cấu, tỷ
trọng thương mại.
Những hàng hoá có tính mốt gia tăng nhanh và rất đa dạng. Kiểu mốt hàng hoá
thay đổi nhanh chóng. Xu hướng này diễn ra trên cả thị trường trong và ngoài nước.
Hàng hoá có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn vệ sinh, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng cuộc sống ngày càng được quan tâm và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống,
tiêu dùng xã hội.
(3) Hàng hoá ngày càng phong phú về nhãn hiệu, có xuất xứ ngày càng đa dạng
và được tiêu chuẩn hoá.
Cơ sở:
82
Do đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng và sản xuất ngày càng phát triển.
Do cạnh tranh và hội nhập trong thương mại quốc tế thúc đẩy sự đa dạng của
hàng hoá, nâng cao uy tín thương hiệu, nhãn hiệu. Do yêu cầu đặt ra của hệ thống luật
pháp cũng như các thông lệ buôn bán quốc tế.
Biểu hiện:
Nhiều nhãn hiệu sản phẩm mới ra đời và được cung ứng trên thị trường.
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận ISO ngày càng gia tăng. Sản
phẩm trao đổi ngày càng chú trọng đến các tiêu chuẩn về lao động, vệ sinh, môi trường.
Sản phẩm có xuất xứ đa dạng, khác nhau, nhưng rõ ràng về nguồn gốc là xu
hướng mang tính phổ biến trong thương mại hàng hoá quốc tế.
Bên cạnh những đặc điểm trên, thương mại hàng hoá toàn cầu hiện nay đang gặp
phải những khó khăn trở ngại rất lớn là vấn đề hàng giả và buôn bán phi pháp, nhất là
trong điều kiện hội nhập quốc tế.
3.3. Hiệp định GATT và các xu hướng tự do hóa, các vấn đề bảo hộ trong thương
mại hàng hóa
3.3.1. Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) và những hiệp định có
liên quan tới GATT cuả WTO
3.3.1.1. Mục tiêu của GATT
Tổ chức việc xây dựng và đề ra các nguyên tắc đa phương về thương mại hàng hoá
nhằm tạo ra một hệ thống thương mại tự do và thông thoáng, nhờ đó các doanh nghiệp từ
các nước thành viên có thể buôn bán với nhau trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh. Tạo
môi trường kinh doanh an toàn, ổn định và có thể dự đoán trước, đồng thời đảm bảo
cạnh tranh công bằng, không phân biệt đối xử.
Khuyến khích thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư, sản xuất trên cơ sở sử dụng
tốt hơn các nguồn lực của thế giới và đảm bảo việc làm, tăng thu nhập giữa các quốc gia
thành viên.
3.3.1.2. Quy tắc cơ bản
Để đạt mục tiêu trên, GATT đưa ra 4 quy tắc cơ bản sau đây:
(1) Bảo hộ ngành sản xuất trong nước thông qua thuế quan.
Các nước thành viên có thể sẽ bảo vệ sản xuất trong nước chống lại cạnh tranh
nước ngoài. Sự bảo hộ đó được thực hiện thông qua hệ thống thuế quan. Việc sử dụng
các biện pháp hạn chế định lượng sẽ bị cấm, trừ trong một số trường hợp hạn chế (chẳng
hạn khi các quốc gia gặp khó khăn trong cán cân thanh toán quốc tế được phép hạn chế
nhập khẩu nhằm đảm bảo tình hình tài chính đối ngoại của mình).

83
Các nước phát triển, nhiều nước không áp dụng quy tắc chống hạn chế định lượng
như trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại hàng dệt may (tuy nhiên, đối với hàng
dệt may có sự khác biệt nhất định với hàng nông sản bởi Hiệp định đa sợi MFA cho
phép hạn chế nhập khẩu trong những điều kiện nhất định).
Các nước đang phát triển, bên cạnh việc đánh thuế (bảo hộ) cao còn áp dụng các
hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu ở cả lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp.
Hệ thống pháp lý của WTO củng cố nguyên tắc chống sử dụng hạn chế định lượng bằng
cách thuế hoá trong lĩnh vực nông nghiệp và xoá bỏ dần những hạn chế (hạn ngạch) về
hàng dệt may.
Tóm lại, thuế quan tỷ lệ thuận với mức độ bảo hộ về hàng hoá trong nước và tỷ
lệ nghịch với mở cửa thị trường cho hàng hoá nhập khẩu. Để bảo hộ hàng hoá trong
nước, ngày nay nhiều nước không chỉ áp dụng quy tắc này mà còn sử dụng các biện
pháp phi thuế.
(2) Ràng buộc về thuế quan (giảm thuế và cam kết không tăng thêm).
Các nước đều thúc đẩy việc cắt giảm và ở đâu nếu có thể thì loại bỏ bảo hộ sản
xuất trong nước bằng cách giảm thuế và loại bỏ các rào cản về thương mại khác trong
đàm phán thương mại đa biên. Việc cắt giảm thuế nằm trong danh mục cam kết quốc
gia của mỗi nước thành viên và nó sẽ bị bắt buộc không được tăng lên nữa. Đây chính
là một bộ phận trong hệ thống pháp lý của GATT.
Trong đàm phán thương mại, một nước có thể ràng buộc thuế suất dương (chẳng
hạn 10%) hoặc thuế suất hiện hành bằng 0 hoặc giảm thuế suất (chẳng hạn từ 10% xuống
còn 5%) và ràng buộc thuế suất đã giảm.
Tóm lại, cắt giảm thuế quan và duy trì không tăng lên gắn liền với đàm phán
thương mại của từng quốc gia thành viên. Điều đó cho phép nhận biết mức độ thay đổi
bảo hộ và mở cửa thị trường của quốc gia đó.
(3) Đối xử tối huệ quốc (MFN).
Đây là nguyên tắc không phân biệt đối xử (không kém ưu đãi hơn) đối với các
hàng hoá có xuất xứ từ các nước khác nhau. Nó đòi hỏi thuế quan và các quy định khác
sẽ được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu hay xuất khẩu không được phân biệt đối
xử giữa các nước thành viên (không đánh thuế vào hàng hoá của nước này với thuế suất
cao hơn thuế suất được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu của nước khác). Tuy nhiên vẫn
có những ngoại lệ, chẳng hạn thương mại giữa các nước thành viên của các thoả thuận
thương mại khu vực được hưởng thuế suất ưu đãi hoặc miễn thuế; hay trong Hệ thống
ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) các nước phát triển áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc miễn

84
thuế cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước đang phát triển, nhưng lại áp dụng thuế suất
MFN cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước khác.
(4) Đối xử quốc gia (NT)
Nguyên tắc này cấm các nước phân biệt đối xử giữa các sản phẩm nhập khẩu và
các sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước (kể cả trong việc đánh thuế nội địa như
thuế doanh thu, thuế VAT và áp dụng các quy định trong nước). Đây là nguyên tắc
không được đối xử kém ưu đãi hơn đối với hàng hoá nhập khẩu so với hàng hoá có xuất
xứ trong nước.
3.3.1.3. Các hiệp định khác có liên quan tới GATT
Ngoài các quy tắc trên, GATT còn quy định các quy tắc áp dụng tại biên giới liên
quan tới 4 Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan, về rào cản kỹ thuật đối với
thương mại, về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật và về các thủ tục cấp
phép nhập khẩu. Hệ thống đa biên của GATT còn có các quy tắc điều tiết sử dụng trợ
cấp liên quan tới Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng nhằm hạn chế hoặc
cấm sử dụng nó làm bóp méo thương mại và cạnh tranh. Các biện pháp (tự vệ và chống
phá giá) mà chính phủ nước nhập khẩu có thể thực hiện nếu ngành sản xuất nội địa yêu
cầu liên quan tới Hiệp định về các biện pháp tự vệ và về các hành động chống bán phá
giá (thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng), các quy định trong Hiệp định TRIMs,
Quy tắc xuất xứ đều có liên quan tới thương mại hàng hoá.
Ngoài ra, còn có một số văn kiện quan trọng giải thích và các quyết định. Ví dụ,
văn kiện về Quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại hàng hoá, Quyết
định về thương mại và môi trường, Cơ chế rà soát chính sách thương mại…
Trong thương mại hàng hoá, WTO cũng như chính phủ các nước rất quan tâm
tới thương mại hàng nông sản và hàng dệt may, do vị trí, ý nghĩa của các sản phẩm này
đối với đời sống con người và tầm quan trọng của các ngành nông nghiệp và công nghiệp
dệt may đối với sự phát triển kinh té và xã hội. Do vậy, cùng với Hiệp định GATT, WTO
còn có các Hiệp định chuyên ngành về nông nghiệp và hàng dệt may.
Hiệp định về nông nghiệp quy định những trường hợp trong đó mở cửa thị trường
có thể bị hạn chế và sự hỗ trợ trong nước không bị coi là rào cản chính đối với thông lệ
hạn chế thương mại. Mặt khác, trợ cấp xuất khẩu sẽ giảm dần nhờ việc thực hiện những
cam kết trong các vòng đàm phán của WTO. Thường các nước đang phát triển có xuất
siêu được hưởng lợi nhiều hơn từ hiệp định trên. Chính sách thương mại và nông nghiệp
ở các nước đang phát triển đều phải nhằm mục đích không chỉ thúc đẩy xuất khẩu, mà
còn phải bảo vệ sản xuất trong nước và đảm bảo an ninh lương thực trong quá trình phát
triển. Các nước phát triển chưa thật thống nhất, sẵn sàng giúp các nước nghèo thông qua

85
nới lỏng các điều kiện tiếp cận và mở rộng thị trường nhập khẩu hàng nông sản. Điều
đó lý giải những đàm phán về nông nghiệp gần đây của WTO thường gặp nhiều thách
thức và tiến triển chậm chạp.
Hiệp định về hàng dệt may (ATC) về cơ bản chính là sự quy định loại bỏ dần hạn
ngạch đối với dệt may do Mỹ, EU và Canada đặt ra từ Hiệp định Đa sợi (MFA) trước
đó nhằm không phân biệt đối xử hàng dệt may đối với các hàng hoá khác theo quy định
của GATT. Đồng thời hạ thấp thuế suất hàng dệt may ở các nước đang phát triển để
ATC mang tính chất có đi có lại và các nhà sản xuất ở các nước phát triển có thể chấp
nhận được. ATC cũng quy định những biện pháp bảo hộ trong những trường hợp cụ thể
đối với ngành công nghiệp dệt may trong nước.
Chính phủ các nước chưa phải là thành viên WTO cũng có những chính sách
thương mại cụ thể đối với các nhóm hàng, mặt hàng khác trên đây nhằm hướng dẫn và
điều tiết các hoạt động thương mại phù hợp với các thoả thuận, cam kết trong các hiệp
định thương mại song phương và khu vực đã ký.
3.3.2. Vấn đề bảo hộ trong thương mại hàng hóa
3.3.2.1. Căn cứ của chính sách bảo hộ trong thương mại hàng hoá
Do năng lực cạnh tranh trong nước về hàng hoá còn hạn chế.
Do yêu cầu bảo vệ sản xuất nội địa đối với các ngành, nhóm hàng nhạy cảm,
ngành sản xuất non trẻ đòi hỏi phải có sự hỗ trợ trong nước.
Do yêu cầu khác (về an ninh kinh tế, vấn đề việc làm và thất nghiệp).
3.3.2.2. Các biện pháp và rào cản của chính sách bảo hộ trong thương mại hàng hoá
Bảo hộ hàng hoá trong nước tránh sự thâm nhập của hàng nhập khẩu bao gồm
nhiều hình thức khác nhau như thuế, trợ cấp, lãi suất, thưởng và hỗ trợ tài chính khác.
Đồng thời chính phủ các nước có thể sử dụng các hình thức phi kinh tế để hạn chế hàng
nhập khẩu trong những trường hợp cần thiết, nhất là các nước đang phát triển, chưa là
thành viên của WTO.
Biện pháp của chính sách bảo hộ thông qua thuế suất cao là biện pháp có tính
ngăn chặn, trong khi đó trợ cấp trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp có tác dụng nâng đỡ để nâng
cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá trong nước nhờ chính sách của
chính phủ. Các công cụ phi thuế tuy không phải là quy tắc của GATT đưa ra, nhưng
những thành quả của đàm phán thời gian qua của WTO theo quy tắc thứ 2 đang làm
thay đổi cách thức bảo hộ hàng hoá trong nước. Đó là sự chú trọng bảo vệ sản xuất nội
địa thông qua các biện pháp phi thuế như rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường, vệ
sinh an toàn thực phẩm, các thủ tục hành chính, pháp lý và điều kiện thương mại khác.

86
3.3.2.3. Ảnh hưởng và hạn chế của chính sách bảo hộ trong thương mại hàng hoá
Tác động tích cực: Bảo vệ ngành sản xuất mới, non trẻ, các ngành nhạy cảm và
liên quan tới an ninh kinh tế và an ninh quốc gia. Bảo vệ lợi ích kinh doanh nhỏ và
quyền lợi người tiêu dùng. Chuẩn bị các điều kiện cho hội nhập và cạnh tranh.
Hạn chế: Bóp méo thương mại và cạnh tranh, phân biệt đối xử. Có nguy cơ tạo
nên sự trì trệ, thiếu năng động, không thúc đẩy đổi mới và phát triển nếu bảo hộ không
hợp lý, không có giới hạn.
3.3.3. Xu hướng cơ bản về hội nhập trong thương mại hàng hóa quốc tế
3.3.3.1. Đơn phương mở cửa thị trường, hợp tác song phương và tự do hoá thương
mại hàng hoá
Một số nước phát triển đơn phương mở cửa thị trường, tự do hoá thương mại trên
cơ sở các mối quan hệ hợp tác song phương. Họ khởi xướng và kêu gọi các nước đang phát
triển noi gương họ và tham gia vào quá trình này để tìm kiếm lợi ích. Họ ở thế mạnh nên
thường áp đặt luật choiư trong quá trình tổ chức lại thị trường trong phạm vi toàn cầu.
Quan hệ thương mại giữa các nước là quan hệ song phương theo xu hướng này
thường được thể hiện trong các hiệp định thương mại hoặc hiệp định thương mại tự do.
3.3.3.2. Khu vực hoá và tự do hoá thương mại khu vực
Sự hình thành các Khu vực thương mại tự do (FTAs) và các Thoả thuận Thương
mại khu vực (RTAs) gia tăng nhanh chóng. Đến nay, đã có trên 250 hiệp định thương
mại tự do song phương và khu vực đã ký.
Khu vực Đông á có ASEAN/FTA, FTA ASEAN+1 (Trung Quốc): ACFTA,
tương lai sẽ có các FTA giữa ASEAN với Mỹ, Hàn Quốc, ấn Độ, Nhật Bản và
ASEAN+3 (TQ, Hàn Quốc và Nhật Bản).
Bảy nước là ấn Độ, Pakistan, Nêpan, SriLanka, Maldives, Banglades và Butan
(chiếm 1/4 dân số thế giới, với cam kết giảm thuế tư 25-30% xuồng 0-5%) đã ký thoả
thuận thành lập Khu vực thương mại tự do Nam á .
FTA Bắc Mỹ (NAFTA) và Mỹ La tinh (LAFTA) gồm 33 nước với trên 911 triệu
dân, GDP trên 11 nghìn tỷ USD.
EU mở rộng sang phía Đông bao gồm 25 thành viên với số dân 455 triệu người,
GDP khoảng 9 nghìn tỷ USD.
3.3.3.3. Tăng cường hợp tác, thực hiện các cam kết và thoả thuận đa phương
WTO là tổ chức thương mại đa phương lớn nhất hành tinh, là “một Liên hợp quốc
trong lĩnh vực thương mại”, hiện đã có 150 thành viên và hơn 20 nước đang đàm phán
gia nhập. Thương mại hàng hoá của các thành viên WTO chiếm gần 90% tổng thương
mại hàng hoá toàn cầu.
87
WTO ngày càng có vai trò hấp dẫn hơn đối với các nền kinh tế đang phát triển
và ngày càng có nhiều nước xin gia nhập (Việt Nam, Nêpan, CH Liên bang Nga, ...).
Một số nước đã rút ngắn quá trình đàm phán, thậm chí bỏ qua hầu hết các bước để nhanh
chóng được kết nạp.
Nhìn chung các nước có bối cảnh và điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau, nhưng
lựa chọn chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế đều phải nhận thức và vận dụng đúng đắn
các xu hướng trên. Đồng thời, tính toán, cân nhắc, thận trọng, kỹ lưỡng những trường
hợp, những đối tượng, vấn đề cụ thể để ứng xử thông qua chính sách (mở cửa, tự do hoá
và bảo hộ) một cách hợp lý để mang lại thành công và hiệu quả.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP, THẢO LUẬN CHƯƠNG III
1. Thương mại hàng hóa là gì? Phân loại thương mại hàng hóa? Ý nghĩa nghiên cứu vấn
đề này trong hoạt động kinh doanh thương mại?
2. Những đặc điểm cơ bản của thương mại hàng hóa?
3. Các phương thức mua bán chủ yếu trong thương mại hàng hóa?
4. Các chỉ tiêu chủ yếu biểu hiện kết quả trong thương mại hàng hoá?
5. bảo hộ trong thương mại hàng hóa? Tại sao phải bảo hộ thương mại hàng hóa?
6. Nêu các biện pháp và rào cản của chính sách bảo hộ trong thương mại hàng hoá?
7. trình bày khái niệm sự cần thiết và các cach phân loaị dự trữ hàng hóa. Ý nghĩa ngiên
cứu vấn đề này trong hoạt động kinh doanh quản lí thương mại nhà nước về thương
mại?
8. trình bày khái niệm chi phí và tỉ suất chi phí lưu thông hàng hóa, các cách phân loại
lưu thông hh và ý nghĩa hạ thấp tỉ suất chi phí lwu thông hàng hóa?

CHƯƠNG 4: THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ, THƯƠNG MẠI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ

88
TUỆ VÀ THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ

A) MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Hiểu được bản chất của dịch vụ và thương mại dịch vụ
+ Phân tích được vai trò của thương mại dịch vụ, và các hiệp định liên quan đến
thương mại dịch vụ
+ Nắm được quyền sở hữu trí tuệ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ và các
hiệp định liên quan.
+ Hiểu được bản chất của thương mại liên quan đến đầu tư và các hiệp định liên quan.
- Kỹ năng:
Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và kỹ năng thu thập, xử lý, phân tích
thông tin để giải quyết vấn đề, phát triển tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học
- Mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
+ Có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Có ý thức kỷ luật, tuân thủ luật pháp, biết vận dụng các nghiệp vụ vào công
việc thực tế. Có bản lĩnh, tự tin, nhiệt tình, đam mê nghề nghiệp; có khả năng thích nghi
đối với sự thay đổi, sẵn sàng làm việc độc lập, làm việc nhóm; có khả năng tiếp thu và
bảo vệ quan điểm.
+ Tự định hướng, tự thích nghi với môi trường làm việc khác nhau; tự hoàn thiện
và phát triển các kiến thức nhằm nâng cao năng lực bản thân để vận dụng vào công tác
chuyên môn.
B) TÀI LIỆU HỌC TẬP
- Tài liệu chính:
[1] Ths. Đào Thúy Nga (2023), Bài giảng Kinh tế thương mại và dịch vụ, Trường Đại
học Hải Dương, (lưu hành nội bộ)
[2] GS. TS. Đặng Đình Đào, GS. TS. Hoàng Đức Thân đồng chủ biên , (2013) ,
Giáo trình Kinh tế thương mại, ĐH Kinh tế Quốc dân.
- Tài liệu tham khảo
Trang Web “Google”, từ khóa: “Kinh tế Thương mại và Dịch vụ”, “ Thương
mại hàng hóa”; “Thương mại dịch vụ” v.v
C) NỘI DUNG

89
4.1. Thương mại dịch vụ
4.1.1. Bản chất của thương mại dịch vụ
4.1.1.1. Khái niệm về thương mại dịch vụ
a. Khái niệm về thương mại dịch vụ
Thương mại dịch vụ là một khái niệm phân biệt với khái niệm thương mại về
hàng hoá. Nếu thương mại hàng hoá về cơ bản là mua bán các sản phẩm hữu hình, thì
thương mại dịch vụ về cơ bản là trao đổi về các sản phẩm vô hình. “Bất kỳ thứ gì mua
bán trong thương mại mà không thể rơi vào chân bạn đó là dịch vụ”.
Trên thị trường dịch vụ được cung cấp thông qua các phương thức khác nhau để
đổi lấy tiền công trả cho việc cung cấp các dịch vụ đó.
Dịch vụ có thể được cung cấp trên thị trường như một sản phẩm độc lập (ví dụ
cung cấp một khoá học tiếng anh), một số trường hợp chúng được cung cấp nhu một tập
hợp nhiều dịch vụ riêng lẻ có tính chất bổ sung lẫn nhau (ví dụ một tour du lịch bao
gồm: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ nhà hàng…), trường hợp khác chúng
phải đi kèm cùng với các sản phẩm hàng hoá (ví dụ các dịch vụ nhà hàng luôn đi kèm
với thức ăn, đồ uống).
Cần lưu ý rằng không phải bất kỳ sự cung ứng dịch vụ nào trong xã hội cũng có
tính thương mại. Thương mại dịch vụ chỉ bao gồm những hoạt động mua bán và trao
đổi nhằm vào mục đích lợi nhuận.
Vậy thương mại dịch vụ là toàn bộ những hoạt động cung ứng dịch vụ trên thị
trường thông qua mua bán nhằm mục đích lợi nhuận.
4.1.1.2. Đặc điểm của thương mại dịch vụ
a. Tính đặc thù về đối tượng trao đổi trong thương mại dịch vụ
Sự khác biệt rõ nhận thấy nhất giữa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ
chính là ở đối tượng của hoạt động trao đổi. Trong thương mại hàng hóa đối tượng trao
đổi là các sản phẩm vật thể còn trong thương mại dịch vụ chúng là các sản phẩm phi vật
thể. Mặc dù có sự khác biệt nhưng dịch vụ và hàng hóa vẫn có những điểm giống nhau:
Là sản phẩm của lao động vì vậy dich vụ mang giá trị. Trong trao đổi giá trị dịch
vụ thể hiện thông qua giá cả thị trường. Dịch vụ cũng có giá trị sử dụng, giá trị sử dụng
của dịch vụ hay công dụng của chúng chính là các lợi ích mà người tiêu dùng nhận được
và thỏa mãn khi tiêu dùng chúng.
Vì dịch vụ vô hình nên so với hàng hoá chúng khó thương mại hoá quốc tế hơn,
điều này lý giải vì sao cho mãi đến thập niên 70 các nhà kinh tế học vẫn cho rằng:
“ngành dịch vụ là tập hợp chủ yếu của những hoạt động phi thương mại” (theo
UNCTAD). Cũng chính vì thế mà cho đến nay tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong
90
GDP khá cao nhưng giá trị kim ngạch dịch vụ cho xuất khẩu hoặc trao đổi là tương đối
nhỏ. Đối với các nước phát triển tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP chiếm khoảng
hai phần ba nhưng kim ngạch thương mại dịch vụ trong nền kinh tế chỉ chiếm khoảng
một phần năm (theo Service Economy).
Vì dịch vụ vô hình nên khi xẩy ra mất cân đối cung cầu theo thời gian người ta
không dự trữ chúng lại trong các kho hoặc nếu có sự mất cân đối cung cầu theo không
gian người ta không thể điều hoà bằng cách vận chuyển chúng từ nơi này qua nơi khác
bằng các phương tiện vận tải nhằm điều tiết cung cầu như trong trường hợp thương mại
hàng hoá.
Trong thương mại dịch vụ để thoả mãn đòi hỏi của khách hàng người ta luôn phải
đảm bảo sự sẵn sàng cung ứng tại nơi và thời điểm mà thị trường có nhu cầu. Mâu thuẫn
là ở chỗ cầu về dịch vụ thường có tính đàn hồi cao và mang tính thời vụ lớn trong khi
cung dịch vụ lại có tính “cứng”. Điều này dẫn tới những mâu thuẫn về cung cầu. Đây là
bài toán nan giải trong nhiều ngành dịch vụ. Ví dụ: khả năng truyền tải mạng điện thoại
di động hay mạng Internet thì có hạn nhưng cầu lại biến động và mang tính thời vụ rất
cao nên thường xẩy ra tình trạng “quá tải” do có nhiều người cùng sử dụng vào những
giờ cao điểm hoặc ngược lại có những lúc lại có rất ít người sử dụng như ban đêm hay
ngày nghỉ cuối tuần.
b. Tính đặc thù về các phương thức cung cấp trong thương mại dịch vụ
Do những đặc trưng của sản phẩm dịch vụ nên các giao dịch trong thương mại
dịch vụ giữa người mua, người bán thường đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trực tiếp. Trao
đổi các dịch vụ có thể xảy ra trong các trường hợp sau: dịch vụ được chuyển dịch trực
tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng (trong thương mại hàng hóa hoạt động trao đổi
này là phổ biến thì trong thương mại dịch vụ chỉ có một số ít dịch vụ được thực hiện
theo cách này. Ví dụ như chuyển tiền qua ngân hàng…). Các trường hợp giao dịch phổ
biến trong lĩnh vực dịch vụ là: nhà cung cấp dịch vụ dịch chuyển đến nơi có người tiêu
dùng (ví dụ các bác sỹ đến khám bệnh tại nhà) hoặc người tiêu dùng di chuyển đến nơi
có nhà cung cấp dịch vụ (ví dụ bệnh nhân đến bệnh viện để khám, chữa bệnh) hoặc nhà
cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng cùng di chuyển đến một địa điểm thứ ba, ví dụ:
một doanh nghiệp của Pháp mở bệnh viện ở Việt Nam (bệnh viện Việt Pháp) để khám,
chữa bệnh cho một bệnh nhân đến từ Nhật Bản.
Trong buôn bán quốc tế dịch vụ được cung cấp giữa các quốc gia theo một trong
bốn phương thức sau:
- Phương thức 1: di chuyển qua biên giới của các sản phẩm dịch vụ (các dịch vụ
có thể truyền qua phương tiện viễn thông như chuyển tiền qua ngân hàng).

91
- Phương thức 2: di chuyển của người tiêu dùng sang nước khác( khách du lịch
sang thăm một nước khác).
- Phương thức 3: thiết lập hiện diện thương mại tại một nước để cung cấp dịch vụ
(thành lập chi nhánh hay công ty con ở nước ngoài).
- Phương thức 4: di chuyển tạm thời của thể nhân sang một nước khác để cung
cấp dịch vụ tại đó (các luật sư hay bác sỹ di chuyển đến nước khác để làm việc).
c. Tính liên ngành của các dịch vụ
Lĩnh vực dịch vụ có một đặc điểm nổi bật là sự liên kết cao giữa các ngành và
phân ngành dịch vụ. Một mặt, sự phát triển của mỗi ngành kinh doanh dịch vụ phụ
thuộc chặt chẽ vào các ngành dịch vụ khác như là các yếu tố đầu vào. Mặt khác do tính
chất của nhiều loại nhu cầu của dịch vụ mà sự thoả mãn chúng đòi hỏi sản phẩm dịch
vụ không chỉ là những dịch vụ riêng lẻ mà chúng như là một tổ hợp gồm nhiều dịch vụ
có tính chất bổ sung lẫn nhau. Để tạo ra một sản phẩm dịch vụ loại này phải là sự liên
kết và phối hợp hoạt động của nhiều ngành dịch vụ khác nhau cùng tạo ra và cung ứng
các dịch vụ (ví dụ như sản phẩm du lịch).
d. Tính đa dạng cúa các loại hình dịch vụ
Dịch vụ là lĩnh vực rất rộng, đa dạng về quy mô và tính chất kinh doanh. Bên
cạnh một số ngành dịch vụ quy mô kinh doanh lớn: vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại,
lao động chuyên môn cao như dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ hàng không,
vận tải biển, vận tải đường sắt… còn có vô số những ngành dịch vụ kinh doanh nhỏ, linh
hoạt, phân tán, lao động giản đơn, thích hợp với loại hình kinh doanh nhỏ, hộ gia đình
và doanh nghiệp nhỏ. Những ngành dịch vụ này tồn tại khách quan do nhu cầu đời sống
như trông xe, giữ trẻ, xe ôm, giúp việc gia đình… cho dù sự phát triển ở trình độ nào
của nền kinh tế thì chúng vẫn tồn tại như là một bộ phận không thể thiếu được của nền
kinh tế xã hội và vai trò của chúng không nhỏ, nhất là trong việc thỏa mãn nhu cầu muôn
màu, muôn vẻ của đời sống xã hội và tạo công ăn việc làm cho dân cư.
Sự đa dạng về vai trò của dịch vụ đối với đời sống và sản xuất: có nhiều ngành dịch
vụ là những ngành quan trọng cung cấp yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh và trình
độ của những ngành dịch vụ này có ảnh hưởng rất lớn tới sức cạnh tranh của hàng hoá và
dịch vụ của quốc gia ví dụ dịch vụ vận tải, dịch vụ viễn thông…Nhiều ngành dịch vụ không
chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất mà cả nhu cầu sinh hoạt của dân cư như dịch vụ điện thoại.
Ngoài ra có một số dịch vụ hoàn toàn chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân cư .
e. Tính chất nhạy cảm về tác động của dịch vụ với đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và
môi trường

92
Thương mại dịch vụ là lĩnh vực hoạt động kinh tế có sự phụ thuộc chặt chẽ và
đặc biệt nhậy cảm vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng. Ngược lại, cũng là lĩnh vực mà
hoạt động của chúng có tác động rất phức tạp và khó dự báo đối với đời sống xã hội.
4.1.1.3. Phân loại thương mại dịch vụ
Ngày nay, dịch vụ là một lĩnh vực bao gồm những hoạt động hết sức rộng lớn.
Ban thư ký WTO đã chia các hoạt động dịch vụ khác nhau thành 12 ngành (trong đó
gồm 155 tiểu ngành):
1. Các dịch vụ kinh doanh
2. Dịch vụ bưu chính viễn thông
3. Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan
4. Dịch vụ phân phối
5. Dịch vụ giáo dục
6. Dịch vụ môi trường
7. Dịch vụ tài chính
8. Các dịch vụ xã hội và liên quan đến y tế
9. Các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành
10. Các dịch vụ giải trí, văn hoá, thể thao (ngoài dịch vụ nghe nhìn)
11. Dịch vụ vận tải
12. Các dịch vụ khác chưa được thống kê ở trên
Cần lưu ý rằng ngoài 11 ngành dịch vụ chính, nhóm dịch vụ thứ 12 (nhóm các
dịch vụ khác) là vô số những loại dịch vụ tồn tại một cách khách quan do nhu cầu của
đời sống. Những dịch vụ này rất đa dạng và hiện vẫn chưa được xét đến trong thống kê
thương mại.
4.1.2. Vai trò của thương mại dịch vụ
Trong thời đại ngày nay, thương mại dịch vụ có một ví trí ngày càng quan trọng
trong buôn bán toàn cầu và trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các quốc
gia phát triển. ở nhiều nước, một số ngành dịch vụ được xem là ngành kinh tế có vị trí
mũi nhọn, ngành công nghiệp không ống khói. Theo thống kê của WTO, tổng giá trị
thương mại dịch vụ của những năm đầu thế kỷ XI đã tăng gấp 4 lần so với tổng giá trị
thương mại dịch vụ năm 1980. Giá trị thương mại dịch vụ năm 2002 đạt 2.900 tỷ USD,
chiếm 20% tổng giá trị thương mại thế giới. ở các nước phát triển, các ngành dịch vụ
chiếm tỷ trọng khoảng 60-70% GNP, như Anh, Pháp, Đức khoảng 65%, riêng Hoa Kỳ
chiếm gần 80%, và ở các nước đang phát triển tỷ trọng này cũng chiếm khoảng 50%.
Mỹ, EU và Nhật Bản là những quốc gia có sức cạnh tranh cao trong các ngành dịch vụ,
đặc biệt là tài chính, viễn thông, vận tải. Các nước này đang tăng cường vị trí của mình
93
trong thương mại dịch vụ nhiều hơn thương mại hàng hóa. Với vị trí đó, thương mại
dịch vụ đã đem lại những vai trò đặc biệt quan trọng cho các quốc gia trong thời đại
ngày nay, cụ thể:
- Thương mại dịch vụ có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào GNP
của nền kinh tế các quốc gia.
Vai trò của thương mại dịch vụ với tăng trưởng kinh tế không những thể hiện ở
sự tăng trưởng nhanh chóng của bản thân những ngành dịch vụ mà vai trò này còn thể
hiện ở việc thúc đẩy, hỗ trợ các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt
là vai trò của các ngành dịch vụ như bưu chính - viễn thông, tài chính - ngân hàng, giao
thông - vận tải… Với khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đó, những đóng góp của
thương mại dịch vụ vào GNP cũng ngày càng được khẳng định. Theo WTO, giai đoạn
1980-2002, hàng năm bản thân thương mại dịch vụ trên thế giới có tốc độ tăng trưởng
bình quân 9%, cao hơn tốc độ tăng 6% của thương mại hàng hóa. Về đầu tư, khoảng
60% giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ. (2)
- Vai trò của thương mại dịch vụ với tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế, cải
thiện cán cân thương mại của các quốc gia.
Xu thế tự do hóa thương mại không chỉ còn diễn ra ở lĩnh vực thương mại hàng
hóa, mà tự do hóa thương mại dịch vụ cũng đang từng bước mở ra. Hiện nay, các nước
phát triển đang chú trọng vào phát triển và tìm cơ hội xuất khẩu ở các ngành dịch vụ
như tài chính, viễn thông, y tế và giáo dục. Các nước này thường thu được lợi ích rất
cao nhờ vào những ngành dịch vụ và thường gây sức ép đòi hỏi các nước mở cửa hơn
đối với thị trường này. Mặc dù các nước đang phát triển và chậm phát triển thường có
nhiều bất lợi khi mở của thị trường dịch vụ, song họ cũng đang khai thác những lợi thế
so sánh của mình để hội nhập và cải thiện cán cân thương mại thông qua các ngành dịch
vụ như du lịch, xuất khẩu lao động.
- Vai trò của thương mại dịch vụ với việc thúc đẩy phân công lao động và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động
xã hội, các ngành dịch vụ mới không ngừng ra đời và phát triển nhanh chóng. Do vậy,
lĩnh vực dịch vụ đã ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.
Đồng thời, một số ngành dịch vụ ra đời đã thúc đẩy tích cực trao đổi hàng hóa và dịch
vụ giữa các vùng, giữa các quốc gia, đưa đến xu thế phân bổ nguồn lực theo nguyên lý
cân bằng hiệu quả cận biên (Marginal Efficiency). Những tác động đó đã góp phần thúc
đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong

94
phạm từng quốc gia, cũng như trên phạm vi toàn thế giới phù hợp với lợi thế so sách
của từng vùng và từng quốc gia.
- Vai trò của thương mại dịch vụ đối với việc tạo ra công ăn việc làm cho xã hội.
Một mặt, qui mô của lĩnh vực dịch vụ ngày càng được mở rộng sẽ đem lại công
ăn việc làm ngày càng nhiều cho xã hội. Mặt khác, đối với một số ngành dịch vụ, sự
phát triển nó sẽ đem lại số lượng công ăn việc làm mới cả về số tương đối và tuyệt đối.
Đây là những lĩnh vực dịch vụ có cấu tạo hữu cơ mà việc sử dụng lao động sống có xu
hướng tăng nhanh hơn lao động vật hóa. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các
quốc gia phát triển, tỷ trọng lao động của các ngành dịch vụ chiếm khoảng 60-70% công
ăn việc làm trong xã hội. Chỉ tính riêng ngành du lịch, năm 2002 đã thu hút khoảng 204
triệu lao động trên toàn thế giới (ước tính cứ 9 lao động thì có 1 lao động làm việc trong
lĩnh vực du lịch), chiếm khoảng 10,6% lực lượng lao động thế giới.
- Vai trò của thương mại dịch vụ đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của
con người.
Trước hết, xuất phát từ những vai trò của thương mại dịch vụ nói trên mà nó đã
góp cải thiện tích cực thu nhập cho xã hội và người lao động. Theo đó việc cải thiện thu
nhập được xem là một yếu tố quan trọng cho phép con người nâng cao chất lượng cuộc
sống của họ. Mặt khác, thực tế ngày nay ở hầu hết các quốc gia thì chất lượng cuộc sống
đang phụ thuộc chủ yếu vào khả năng thỏa mãn nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ, đặc
biệt là các dịch vụ liên quan đến chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân trí, giải trí hay phục
vụ cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, thương mại dịch vụ còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường
giao lưu văn hóa, chuyển giao công nghệ…
4.1.3. Các Hiệp định liên quan đến thương mại dịch vụ
4.1.3.1. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in
Sevice – GATS)
Thương mại dịch vụ là một lĩnh vực mới mẻ song đã có sự phát triển mạnh mẽ
và ngày càng có những đóng góp quan trọng vào nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội
của loại người. Vì vậy, vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu cũng
đã được đặt ra. Trên cơ sở GATT 1994, GATS đã được đưa ra thương thảo ở vòng đàm
phán Urugoay và đã trở thành một hiệp định quan trọng của WTO.
- Mục tiêu của GATS: Mở của thị trường dịch vụ để kích thích cạnh tranh nhằm
tạo ra nhiều dịch vụ sẵn sàng hơn, rẻ hơn, chất lượng hoàn hảo hơn nhằm thỏa mãn các
nhu cầu sản xuất - kinh doanh và nâng cao mức sống cho con người.

95
- Phạm vi áp dụng của GATS: Ngoại trừ các dịch vụ được cung cấp thuộc phạm vi
các hoạt động chức năng của cơ quan Chính phủ, cụ thể là việc cung cấp dịch vụ không
mang tính chất thương mại và cạnh tranh với bất cứ nhà cung cấp nào. Các loại dịch vụ
khác đều thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS. Theo GATS các loại dịch vụ được chia
thành 12 ngành và 155 phân ngành.
- Nội dung chủ yếu của GATS: Nội dung chủ yếu của GATS là các nước thành
viên đưa ra cam kết về mở của thị trường dịch vụ thông qua đàm phán và tự do hóa từng
bước thương mại dịch vụ.
Do thương mại dịch vụ là một lĩnh vực mới mẻ và có nhiều đặc thù so với thương mại
hàng hóa mà quá trình thực hiện tự do hóa đối lĩnh vực này cũng có nhiều điểm khác biệt.
Vì vậy, nội dung của GATS được dựa trên những nguyên tắc chung được đưa ra ở GATT
1994, đồng thời có sự vận dụng cho lĩnh vực đặc thù của thương mại dịch vụ.
Những nội dung chủ yếu của thương mại dịch vụ:
+ Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): Qui tắc đãi ngộ tối huệ quốc của GATS qui định
rằng nghĩa vụ bắt buộc của một nước thành viên là phải dành ngay lập tức và không điều
kiện cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đãi ngộ
không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà thành viên này dành cho dịch vụ và người
cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác.
+ Đãi ngộ quốc gia (NT): GATS qui định một thành viên phải dành cho dịch vụ
và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém thuận
lợi hơn sự đãi ngộ mà thành viên đó đã dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của
chính mình. Tuy nhiên, nguyên tắc này được thực hiện thông qua đàm phán và các cam
kết về tiến trình tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên, thể hiện ở
những lĩnh vực được ghi trong danh mục cam kết và tùy thuộc vào các điều kiện và tiêu
chuẩn được ghi trong danh mục đó.
+ Cam kết mở cửa thị trường: Việc mở cửa thị trường thương mại dịch vụ được thực
hiện thông qua các qui tắc về đãi ngộ tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, tiếp cận thị trường…
Đối với việc tiếp cận thị trường, GATS qui định một thành viên phải dành cho
dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các thành viên khác sự đãi ngộ không kém
phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ theo những điều kiện, điều khoản và hạn chế đã được thỏa
thuận và qui định tại danh mục cam kết cụ thể. Danh mục cam kết cụ thể của một lĩnh
vực dịch vụ nào đó phải bao gồm các qui định sau:
1. Điều khoản, giới hạn và điều kiện tiếp cận thị trường;
2. Điều kiện và tiêu chuẩn về đãi ngộ quốc gia;
3. Việc thực hiện những cam kết bổ sung ;
96
4. Lộ trình thực hiện các cam kết đó (nếu có thể) và
5. Thời hạn các cam kết đó có hiệu lực.
+ Tự do hóa từng bước thương mại dịch vụ: Nói chung, GATS mới đạt được một
số kết quả về mức độ mở của thị trường dịch vụ. Các điều khoản đã đạt được trong
GATS mới chỉ có tính chất ban đầu, làm nền móng và tiền đề cho khuân khổ pháp lý
chung về thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên. Vì vậy, một trong những đặc
điểm quan trọng của GATS là các nước thành viên cùng ghi nhận một mong muốn tiếp
tục đạt được mức độ tự do hóa thương mại dịch vụ ngày càng cao hơn thông qua việc tổ
chức tiếp những vòng đàm phán đa biên.
+ Tăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển: Với mong muốn tạo thuận
lợi để các nước đang phát triển tham gia ngày càng nhiều vào thương mại dịch vụ và mở
rộng xuất khẩu dịch vụ của mình. Hiệp định cũng qui định lộ trình tự do hóa thương mại
dịch vụ cần tiến hành với sự quan tâm đúng mức đến các mục tiêu chính sách quốc gia
và trình độ phát triển của mỗi nước thành viên. Sự linh hoạt thích đáng dành cho các
thành viên là các nước đang phát triển trong việc mở cửa thị trường với ít lĩnh vực hơn,
tự do hóa ít loại hình giao dịch hơn để dần dần mở rộng việc tiếp cận thị trường phù hợp
với tình hình phát triển.
+ Một số ngoại lệ: Cùng với mục tiêu tăng cường tự do hóa thương mại dịch vụ,
GATS cũng chấp nhận nguyên tắc tự do hóa dần dần thông qua tiếp tục các vòng đàm
phán, tạo thuận lợi để các nước đang phát triển tham gia ngày càng nhiều vào thương
mại dịch vụ. Do vậy, một nội dung quan trọng của GATS là thừa nhận quyền của các
thành viên trong việc điều chỉnh, ban hành những qui chế mới về cung cấp dịch vụ trên
lãnh thổ của mình nhằm:
1. Đạt được mục tiêu chính sách quốc gia và
2. Xuất phát từ sự chênh lệch hiện có về trình độ phát triển của cơ chế điều chỉnh
dịch vụ tại các nước khác nhau;
3. Đáp ứng nhu cầu riêng của các nước đang phát triển đối với việc thực thi được
quyền này.
Từ những mục tiêu mang tính nguyên tắc trên, GATS đã dành tương đối nhiều
ngoại lệ cho các thành viên. Thực chất, đây là những qui định xuất phát từ những đặc
thù của thương mại dịch vụ nhằm tạo điều kiện để các thanh viên có thể thực hiện được
quá trình mở cửa, tự do hóa thị trường này. Những ngoại lệ đó bao gồm những ngoại lệ
chung để bảo vệ đạo đức, trật tự, cuộc sống, sức khỏe cộng đồng, bí mật cá nhân, đảm
bảo việc thực hiện đánh thuế và thu thuế công bằng… và những ngoại lệ về lý do an
ninh, về qui chế đãi ngộ tối huệ quốc, hội nhập kinh tế, hạn chế cán cân thanh toán…

97
4.1.3.2. Các Hiệp định khác liên quan đến thương mại dịch vụ
- Các Hiệp định chuyên ngành về thương mại dịch vụ:
GATS là một hiệp định đa biên, các điều khoản đã đạt được trong GATS mới chỉ
có tính chất ban đầu, làm nền móng và tiền đề cho khuân khổ pháp lý chung về thương
mại dịch vụ giữa các nước thành viên. Vì vậy, bên cạnh GATS, để cụ thể hóa và tạo ra
nguyên tắc phù hợp hơn với từng lĩnh vực nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại dịch vụ,
việc đưa ra các Hiệp định mang tính chuyên ngành trong lĩnh vực này là cần thiết.
Tuy chưa hình thành những Hiệp định độc lập như trong thương mại hàng hóa,
song đối với các lĩnh vực chuyên ngành các nước đã bổ sung vào GATS các phụ lục để
đưa ra một số qui tắc bổ sung về chi tiết hóa theo ngành, và hướng dẫn tiếp tục đàm
phán nhằm đạt được tự do hóa cao hơn. Các phụ lục đó bao gồm: Phụ lục về các dịch
vụ vận tải hàng không; Phụ lục về các dịch vụ tài chính; Phụ lục thứ hai về dịch vụ tài
chính; Phụ lục về đàm phán các dịch vụ vận tải đường biển; Phụ lục về Viễn thông; Phụ
lục về đàm phán các dịch vụ về viễn thông cơ bản…
- Các Hiệp định khu vực và song phương liên quan đến thương mại dịch vụ:
Trên cơ sở các điều khoản mang tính chất ban đầu về khuân khổ pháp lý chung
đối với thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên của WTO, các khu vực và các
quốc gia có thể tiến hành đàm phán để đưa ra những cam kết cho quá trình tự do hóa
thương mại dịch vụ. Những cam kết này chủ yếu được đưa ra trong các Hiệp định thương
mại khu vực và song phương. Các Hiệp định thương mại khu vực và song phương dựa
vào những đặc thù về điều kiện và trình độ phát triển của khu vực và quốc gia mình đàm
phán để thúc đẩy mở cửa thị trường cho lĩnh vực thương mại dịch vụ.
Các hiệp định khu vực liên quan đến thương mại dịch vụ như Hiệp định khung
ASEAN về dịch vụ (ASEAN Framework Agreement on Services - AFAS); Hiệp định
thương mại tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement - NAFTA)…
Các hiệp định song phương liên quan đến thương mại dịch vụ như Hiệp định
thương mại song phương Việt – Mỹ (U.S –Vietnam BTA) hay Hiệp định thương mại
Trung Quốc và Hoa Kỳ; Hiệp định thương mại Nhật Bản và Hoa Kỳ; Hiệp định thương
mại Nga và ấn Độ; Hiệp định thương mại Thái Lan và Singapore…
4.2. Thương mại quyền sở hữu trí tuệ
4.2.1. Bản chất của thương mại quyền sở hữu trí tuệ
4.2.1.1. Khái niệm tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ
a. Khái niệm tài sản trí tuệ
Tài sản trí tuệ là sản phẩm của óc sáng tạo của con người, tri thức của nhân loại.

98
"Tài sản trí tuệ là tài sản được hình thành qua quá trình hoạt động trí tuệ của con
người. Tài sản trí tuệ là một bộ phận của tài sản vô hình, khác với khả năng không thể
hoặc khó có thể tái tạo của tài sản hữu hình, tài sản trí tuệ lại có khả năng tái tạo". (Bộ
luật dân sự -2015)
Các sản phẩm trí tuệ gồm: Các ý tưởng sáng tạo, phát minh sáng chế, công nghệ,
các tác phẩm văn học nghệ thuật...
Tài sản trí tuệ có 4 đặc trưng cơ bản sau:
- Tài sản trí tuệ có tính vô hình.
- Tài sản trí tuệ có khả năng tái tạo và phát triển.
- Tài sản trí tuệ có khả năng bị hao mòn vô hình. Một tài sản trí tuệ có thể được coi
là có giá trị lớn ở thời điểm này, nhưng sẽ có những tài sản trí tuệ khác có giá trị cao
hơn ở những thời điểm sau đó.
- Tài sản trí tuệ dễ bị sao chép
- Tài sản trí tuệ có thể nhiều người cùng sử dụng, mà việc sử dụng của người này
có thể không hoặc có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng của người khác.
- Tinh tương đối: Có thể đúng/phù hợp thời điểm này, những không đúng /phù hợp
thời điểm khác (VD: công nghệ sx xi măng lò đứng k còn được sử dụng vì ô nhiễm, và
lò quay)
Tài sản trí tuệ về bản chất là vô hình, nhưng nói chung nó được chứa đựng trong
một hình thái hữu hình cố định. Tuy nhiên, những vật thể này thường chẳng bao giờ có
một giá trị tương đương với giá trị của những ý tưởng được tổ chức mà vật thể đó thể
hiện.
b. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với các tài sản trí tuệ.
Quyền sở hữu trí tuệ cho phép chủ sở hữu quyền lựa chọn ai có thể tiếp cận và sử
dụng tài sản của mình và bảo vệ nó trước việc sử dụng không được phép.
Quyền sở hữu trí tuệ được trao cho chủ sở hữu về ý tưởng, phát minh và những
biểu hiện có đặc điểm sáng tạo mang tính chất của tài sản (tài sản trí tuệ). Như vậy,
quyền sở hữu trí tuệ là quyền hợp pháp đối với kết quả của các hoạt động trí óc trong
các lĩnh vực khoa học, công nghiệp và văn học nghệ thuật.
Quyền sở hữu bao gồm quyền sử dụng, quyền hưởng dụng và quyền định đoạt
đối với một tài sản, các quyền lợi này gọi là các quyền lợi đối vật vì được hành xử trên
các vật hữu hình. Tuy nhiên, bên cạnh quyền lợi đối vật và các quyền lợi đối nhân (nghĩa
vụ dân sự) còn có một quyền lợi thứ ba gọi là các quyền lợi tinh thần (quyền nhân thân)
như quyền được bảo vệ danh dự, quyền đối với bí mật đời tư, quyền được xác định tử
99
hệ… Các quyền lợi này có tính chất phi tài sản, không thể giá trị bằng tiền bạc và đương
nhiên chúng không thể đem ra trao đổi.
Quyền sở hữu trí tuệ có tính chất đặc biệt, nó vừa là một quyền lợi về tài sản, vừa
là phi tài sản. Khi nói đến quyền sở hữu nói chung người ta thường nghĩ đến các quyền
lợi tài sản của chủ sở hữu. Song đối với quyền sở hữu tài sản trí tuệ thì các quyền lợi phi
tài sản (quyền lợi tinh thần) lại có tính trội yếu.
Quyền sở hữu trí tuệ hiện được đề cập chủ yếu bao gồm: Quyền tác giả và quyền
liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với người gây giống.
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tác
hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang
chương trình được mã hóa.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạng tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật
kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Quyền đối với người gây giống là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống mới
do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Những quyền sở hữu trí tuệ chỉ có giá trị trong nền kinh tế thị trường. Những
quyền này tạo ra một cơ chế cho những vật không thể sờ thấy được (sản phẩm vô hình)
để được buôn bán trên thị trường và quan hệ cung cầu trên thị trường sẽ quyết định giá
trị của tài sản trí tuệ.s
Việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ góp phần tích cực vào phát triển kinh tế
- xã hội thông qua việc thúc đẩy sự sáng tạo, phổ biến và sử dụng kết quả của hoạt động
trí óc và khuyến khích trao đổi công bằng.
c. Khái niệm thương mại quyền sở hữu trí tuệ
Thương mại quyền sở hữu trí tuệ có thể được hiểu là toàn bộ những hiện tượng,
hoạt động và những quan hệ kinh tế phát sinh gắn với việc mua bán, chuyển nhượng
quyền sở hữu trí tuệ mang tính thương mại trên thị trường.
Trong trường hợp này quyền sở hữu đối với những tài sản trí tuệ là đối tượng của
hoạt động thương mại.
Trong thực tế, không phải mọi hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ đều
mang tính thương mại, chẳng hạn việc chuyển nhượng đó chỉ đơn thuần là việc hiến, tặng
của tác giả cho người khác, hoặc cho xã hội mà việc chuyển nhượng này không mang tính
cạnh tranh và không vì lợi ích kinh tế. Đồng thời, việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí

100
tuệ cũng chỉ được xem là có tính thương mại khi người nhận chuyển nhượng quyền sở
hữu trí tuệ phải sử dụng và khai thác các quyền đó liên quan đến mục đích sinh lợi.
Các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại quyền sở hữu trí tuệ cũng bao
gồm người người bán (người chuyển nhượng) và người mua (người nhận chuyển
nhượng). Người bán có thể là bất kỳ cá nhân, tập thể hoặc tổ chức nào có quyền sở hữu
đối với một tài sản trí tuệ. Người bán có thể là tác giả (trường hợp tác giả và chủ sở hữu
tài sản trí tuệ là một) hoặc có thể người bán chỉ là người chủ sở hữu tài sản trí tuệ mà
không đồng thời là tác giả (ví dụ: Một tổ chức thuê người nghiên cứu ra phát minh sáng
chế thì người phát minh sáng chế là tác giả nhưng chủ sở hữu tài sản trí tuệ lại thuộc về
tổ chức thuê nghiên cứu). Người mua có thể là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu đối với
một tài sản trí tuệ nào đó nhằm mục đích chủ yếu là khai thác giá trị của tài sản này để
kiếm lợi.
Thương mại quyền sở hữu trí tuệ có thể diễn ra trong các lĩnh vực sau: Chuyển
nhượng quyền sở hữu các tác phẩm văn học nghệ thuật; Chuyển nhượng quyền sở hữu
công nghiệp; Chuyển nhượng quyền sở hữu giống cây trồng.
Cùng với sự phát triển của thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, thương
mại quyền sở hữu trí tuệ cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là thương mại
quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến chuyển giao công nghệ từ những nước phát
triển sang các nước đang phát triển.
4.2.1.2. Đặc điểm của thương mại quyền sở hữu trí tuệ
a. Đặc điểm của đối tượng chuyển nhượng (mua, bán) trong thương mại quyền sở hữu
trí tuệ
- Đối tượng chuyển nhượng trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở
hữu đối với những tài sản trí tuệ, những tài sản do lao động trí óc của con người tạo ra.
- Quyền sở hữu trí tuệ về cơ bản chỉ thực sự trở thành đối tượng chuyển nhượng
khi quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thừa
nhận và bảo hộ. Lẽ đương nhiên, quyền sở hữu trí tuệ sẽ không được thừa nhận là đối
tượng chuyển nhượng trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ nếu quyền sở hữu tài sản
đó đã hết thời gian bảo hộ.
- Quyền sở hữu trí tuệ với tư cách là đối tượng chuyển nhượng chỉ là quyền về tài
sản. Như đã nói ở trên, quyền sở hữu trí tuệ có tính chất đặc biệt, nó vừa là một quyền
lợi về tài sản, vừa là phi tài sản. Trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ, các quyền nhân
thân (hay quyền phi tài sản) không phải là đối tượng chuyển nhượng. Chẳng hạn, trong
lĩnh vực văn học nghệ thuật, khi tác giả chuyển nhượng tác phẩm của mình cho người
khác thì người này chỉ trở thành chủ sở hữu các quyền lợi tài sản đối với tác phẩm mà

101
thôi, các quyền phi tài sản vẫn thuộc về tác giả. Do đó, sau khi chuyển nhượng, người
chủ sở hữu cho phép người khác khai thác tác phẩm thì vẫn phải được sự chấp thuận
của tác giả. Nói cách khác, đối tượng chuyển nhượng ở đây chỉ là các quyền lợi tài sản
của tác giả trên tác phẩm mà không phải là quyền tác giả đối với tác phẩm.
- Không phải mọi quyền sở hữu trí tuệ đều có thể trở thành đối tượng của hoạt
động chuyển nhượng nói chung và chuyển nhượng mang tính thương mại nói riêng.
Những quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ chỉ mang tính phân biệt chung về xuất xứ nơi
sản xuất và địa phương có điều kiện về con người và tự nhiên đặc biệt cho việc sản xuất
ra sản phẩm thì không thể đưa ra chuyển nhượng, đó là tên gọi xuất xứ hoặc chỉ dẫn địa
lý của hàng hóa.
b. Đặc điểm về chủ thể tham gia vào quá trình chuyển nhượng trong thương mại quyền
sở hữu trí tuệ
- Do đối tượng chuyển nhượng trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ chỉ là quyền
tài sản nên người nhận chuyển nhượng (người mua) trong quan hệ thương mại này phải
tôn trọng các quyền nhân thân (quyền phổ biến, quyền về sự tôn trọng tên tuổi, quyền
về sự tôn trọng tác phẩm) của tác giả. Người nhận chuyển nhượng phải nêu rõ tên hoặc
bút hiệu của tác giả trên tác phẩm; phải tôn trọng sự toàn vẹn của tác phẩm, không được
thay đổi, thêm bớt, sửa chữa tác phẩm nếu không được tác giả đồng ý.
- Trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ, người nhận chuyển nhượng phải thực
hiện trả thù lao (mức giá cả) cho tác giả tài sản trí tuệ hoặc theo một tỷ lệ phần trăm trên
thu nhập từ việc khai thác tài sản trí tuệ hoặc là một khoản tiền khoán nhất định. Tuy
nhiên, phương thức phổ biến là trả theo tỷ lệ phần trăm. Bởi vì, nếu trả một khoản tiền
khoán nhất định cho tác giả có thể đem lại sự rủi ro và thiệt thòi cho một trong hai bên
hoặc người khai thác hoặc tác giả.
c. Đặc điểm liên quan đến điều kiện chuyển nhượng trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ
- Việc thực hiện các hoạt động thương mại quyền sở hữu trí tuệ chỉ có thể diễn ra
trong môi trường pháp lý có thực thi nghiêm túc sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Nhà
nước. Bởi vì nếu không có sự bảo hộ này các tài sản trí tuệ sẽ trở thành hàng hóa công,
và do vậy các hoạt động chuyển nhượng mang tính thương mại sẽ không thể diễn ra.
- Việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu được thực hiện thông qua
hợp đồng chuyển nhượng bằng văn bản với những điều khoản chủ yếu như quyền lợi
được chuyển nhượng (quyền sao chép, in ấn, trình diễn…); Thời hạn khai thác; Hành vi
vi phạm phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các bên;… Đặc điểm này bắt nguồn
từ tính dễ gian lận và đặc thù của đối tượng chuyển nhượng.
d. Các đặc điểm khác

102
Như là tính nhạy cảm trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ đối với những sản
phẩm trí tuệ liên quan đến bảo vệ sức cạnh tranh của nền kinh tế, đến các cuộc chạy đua
vũ trang; tính cạnh tranh; giá cả… trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ.
4.2.1.3. Phân loại thương mại quyền sở hữu trí tuệ
a. Căn cứ vào đối tượng của hoạt động thương mại
- Thương mại quyền sở hữu các tác phẩm văn học nghệ thuật, đó là hoạt động
mua bán các quyền đối với các tài sản trí tuệ là:
+ Các tác phẩm văn chương (tiểu thuyết, hồi ký, tùy bút, thơ, bài báo,…)
+ Các tác phẩm âm nhạc;
+ Các tác phẩm nghệ thuật (tác phẩm sân khấu và các loại hình biểu diễn, tác
phẩm điện ảnh, Video, kiến trúc, tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh…);
+ Phần mền máy tính (các chương trình máy tính, tài liệu mô tả chương trình,
tài liệu bở trợ, cơ sở dữ liệu).
- Thương mại quyền sở hữu công nghiệp, đó là hoạt động mua bán các quyền đối
với các tài sản trí tuệ là:
+ Sáng chế và giải pháp hữu ích;
+ Kiểu dáng công nghiệp;
+ Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
+ Nhãn hiệu;
+ Tên thương mại;
+ Bí mật kinh doanh…
- Thương mại quyền sở hữu giống.
b. Căn cứ vào phạm vi của hoạt động thương mại
- Thương mại quyền sở hữu trí tuệ trong nước.
- Thương mại quyền sở hữu trí tuệ quốc tế.
Ngày nay, với sự phát triển của tự do hóa thương mại, đầu tư và sự trợ giúp đắc
lực của những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các hoạt động thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ giữa các quốc gia cũng không ngừng gia tăng. Trong điều kiện đó, những vấn đề
liên quan đến hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia được đặt ra để
không những tạo ra những thuận lợi cho hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ,
mà còn để chống lại những hành vi vi phạm những quyền này gây tổn hại đến lợi ích,
uy tín của người chủ sở hữu tài sản trí tuệ. Những vi phạm này chủ yếu liên quan đến
những vấn đề làm hàng giả, hàng nhái, ăn cắp bản quyền tác giả…

103
c. Căn cứ vào số lượng bên nhận chuyển nhượng tham gia khai thác một quyền sở hữu
trí tuệ
- Chuyển nhượng cho duy nhất một bên độc quyền khai thác. ở đây bên nhận
chuyển nhượng quyền sở hữu đối với một tài sản trí tuệ là một bên duy nhất và họ được
độc quyền khai thác quyền này. Những tài sản trí tuệ có sự rủi ro về lợi ích rõ rệt hoặc
khó kiểm soát hay dự đoán trong khai thác khi có sự tham gia của nhiều bên thường
được chuyển nhượng theo hình thức này.
- Chuyển nhượng cho nhiều bên cùng đồng thời khai thác. Trong trường hợp này,
một quyền sở hữu tài sản trí tuệ có thể được chuyển nhượng cho nhiều đối tác cùng đồng
thời khai thác. Việc chuyển nhượng thương hiệu hàng hóa cho nhiều bên khai thác là ví
dụ cho trường hợp này.
d. Căn cứ vào hình thức chuyển nhượng
- Hình thức chuyển nhượng từng phần một quyền sở hữu công nghiệp.
- Hình thức chuyển nhượng toàn bộ một quyền sở hữu công nghiệp.
Thông thường các quyền sở hữu trí tuệ được chuyển nhượng toàn bộ do các
thành phần của tài sản trí tuệ đó có tính liên kết chặt chẽ mà khi tách ra không thể
đem lại giá trị trong khai thác. Tuy nhiên, đối với một số tài sản trí tuệ thì các thành
phần có tính tương đối độc lập và mỗi thành phần đó có thể có những giá trị khai
thác nhất định. Chẳng hạn, một tác phẩm âm nhạc có thể tách làm hai phần là phần
nhạc và phần lời, phần nhạc có thể được chuyển nhượng để sử dụng trong sản xuất
một tác phẩm điện ảnh.
4.2.2. Vai trò của thương mại quyền sở hữu trí tuệ
- Vai trò kích thích các hoạt động sáng tạo của con người. Một thực tế là nếu hoạt
động lao động mà không đem lại lợi ích, đặc biệt là lợi ích về kinh tế thì hoạt động lao
động đó rất khó diễn ra và diễn ra có chất lượng. Các hoạt động thương mại quyền sở
hữu trí tuệ đem lại quyền lợi kinh tế thỏa đáng cho người sáng tạo ra những tác phẩm
nghệ thuật hay những sáng chế, giải pháp hữu ích. Thông qua các hoạt động thương mại,
tác giả của những tài sản trí tuệ có thể chuyển nhượng sản phẩm của mình trên thị trường
theo quan hệ cung cầu. Trong thời đại ngày nay, do hoạt động thương mại quyền sở hữu
trí tuệ được phát triển và mở rộng đã đang đem lại cho loài người một khối lượng sản
phẩm trí tuệ ngày càng nhiều trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế,
bưu chính viễn thông… Chính vì vậy, sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri
thức ngày nay có một vai trò rất quan trọng của thương mại quyền sở hữu trí tuệ.
- Vai trò thúc đẩy ứng dụng các tiến bộ về công nghệ, gống cây trồng và phổ biến
các tác phẩm nghệ thuật. Ngày nay, tiến bộ xã hội chủ yếu dựa vào việc ứng dụng những
104
tài sản trị tuệ trong đời sống văn hóa, tinh thần và kinh tế. Nếu các tác phẩm văn chương,
nghệ thuật có vai trò làm giàu, đẹp đời sống văn hóa, tinh thần của con người thì các
sáng chế, các giải pháp hữu ích… lại góp phần làm giàu của cải vật chất cho xã hội. Tuy
nhiên, những tài sản trí tuệ đó chỉ có thể phục vụ hiệu quả cho con người khi nó có một
cơ chế khai thác thích hợp. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ thông qua thương
mại cho phép người có nhu cầu ứng dụng, khai thác các tài sản trí tuệ được thuận lợi
hơn trong tìm kiếm, lựa chọn các tài sản phù hợp. Đồng thời, trong quá trình chuyển
nhượng này cũng đòi hỏi những người khai thác phải sử dụng một cách triệt để và có
hiệu quả tài sản mà mình đã mua. Thực tế, những sáng tạo của con người là vô hạn và
nó có thể đem lại sự tiến bộ nhanh chóng về công nghệ, cũng như những giá trị khoa
học khác. Điều này còn đòi hỏi người khai thác phải đẩy nhanh sự ứng dụng thì mới có
thể đem lại hiệu quả cho đầu tư của mình.
- Vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa. Hiện nay với sự phát
triển mạnh mẽ của thương mại mà đặc biệt là thương mại quốc tế, hoạt động chuyển
nhượng quyền sở hữu trí tuệ mang tính thương mại ở trong từng quốc gia và giữa các
quốc gia theo đó cũng đã phát triển rất sôi động. Quá trình này đã giúp các quốc gia giao
lưu và hội nhập nhiều hơn về văn hóa, công nghệ, kinh tế... Việc chuyển nhượng những
ứng dụng khoa học công nghệ và phổ biến các tác phẩm nghệ thuật phục vụ các ngành
công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục, viễn thông, điện ảnh, âm nhạc… giữa các quốc
gia đã góp phần không nhỏ làm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển
giữa các quốc gia và các khu vực.
- Các vai trò khác, như vai trò đối vấn đề giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển
văn minh nhân loại...
4.2.3. TRIPs và các Hiệp định khác liên quan đến thương mại quyền sở hữu trí tuệ
4.2.3.1. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
(Agreement on Trade Related Aspects of Interllectual Property Rights – TRIPs)
Với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình tự do hóa thương mại, việc xây dựng hệ
thống nguyên tắc chung điều chỉnh các hoạt động thương mại quyền sở hữu trí tuệ là
cần thiết nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại nói chung và chuyển giao, phổ biến các
sản phẩm trí tuệ nói riêng. Đồng thời đảm bảo tính thống nhất khi giải quyết những tranh
chấp và bảo vệ lợi ích chính đáng cho các bên trong các quan hệ thương mại liên quan
đến quyền sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng vi
phạm bản quyền... Đó chính là những lý do dẫn đến sự ra đời của TRIPs.
- Mục tiêu của TRIPs là nhằm thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu quả và thích
hợp các quyền sở hữu trí tuệ và đảm bảo rằng các biện pháp và thủ tục thực thi quyền

105
sở hữu trí tuệ không trở thành các trở ngại cho hoạt động thương mại. Đồng thời, TRIPs
cũng nhấn mạnh việc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải góp phần đổi mới,
chuyển giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và
sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế và tạo ra sự cân
bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ.
- Phạm vi điều chỉnh của TRIPs: Bao gồm các đối tượng :
+ Quyền tác giả;
+ Thương hiệu;
+ Chỉ dẫn địa lý;
+ Kiểu dáng công nghiệp;
+ Văn bằng bảo hộ sáng chế;
+ Thiết kế bố trí mạch tích hợp;
+ Bảo hộ thông tin bí mật;
+ Kiểm soát các hoạt động chống cạnh tranh trong hợp đồng Li-xăng.
- Nội dung cơ bản của TRIPs:
Cũng giống như các cơ chế và luật lệ điều tiết khác trong khuân khổ của WTO,
TRIPs đưa ra các qui định về việc thúc đẩy việc bảo hộ và các đảm bảo về thực thi các
biện pháp bảo hộ sở hữu trí tuệ theo hướng tạo thuận lợi hơn, tự do hơn, mở cửa và công
bằng hơn. Trong các qui chế của TRIPs, có 2 qui chế quan trọng là Qui chế đãi ngộ tối
huệ quốc và Qui chế đãi ngộ quốc gia.
Quy chế đãi ngộ tối huệ quốc của TRIPs đòi hỏi một nước thành viên của WTO
dành những ưu đãi, ưu tiên hoặc miễn trừ áp dụng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hoạt động thương mại cho công dân của một quốc gia thì cũng phải dành những
điều kiện tương tự cho các công dân của tất cả các quốc gia thành viên khác thuộc WTO.
Quy chế đãi ngộ quốc gia của TRIPs đòi hỏi mỗi quốc gia thành viên WTO cho
các công dân của các quốc gia thành viên khác những đối xử không kém thuận lợi hơn về
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại so với công dân của nước mình.
Hai quy chế trên có thể không phải áp dụng trong các trường hợp ngoại lệ (qui định
miễn trừ nghĩa vụ tuân thủ Hiệp định TRIPs của WTO). Các trường hợp ngoại lệ được
qui định cụ thể trong: Công ước Paris; Công ước Berne; Công ước Rome; Hiệp ước
Washington.
- Thời hạn thực hiện TRIPs: Thời hạn cần thiết để thực hiện chuyển đổi hệ thống
luật của quốc gia phù hợp với nội dung của Hiệp định TRIPs là:
+ Đối với các nước công nghiệp phát triển là 1 năm sau khi hiệp định TRIPs có
hiệu lực (tức 01/04/1995);
106
+ Đối với các nước đang phát triển là 5 năm;
+ Đối với các nước kém phát triển là 11 năm.
4.2.3.2. Các Hiệp định khác liên quan đến thương mại quyền sở hữu trí tuệ
- Ngoài TRIPs, liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ còn có các Hiệp
ước và Công ước điều chỉnh trong từng lĩnh vực như sau:
+ Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp;
+ Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật;
+ Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các
tổ chức phát thanh truyền hình;
+ Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mạch tích hợp.
- Tương tự như các lĩnh vực khác, các vấn đề liên quan đến thương mại của quyền
sở hữu trí tuệ còn được đề cập trong các Hiệp định thương mại khu vực và song phương.
4.3. Thương mại liên quan đến đầu tư
4.3.1. Bản chất của thương mại liên quan đến đầu tư
4.3.1.1. Đầu tư và thương mại liên quan đến đầu tư
a. Khái niệm về đầu tư
Đầu tư nói chung là việc bỏ các nguồn lực ở hiện tại vào một lĩnh vực hoạt động
nào đó nhằm thu được kết quả lớn hơn trong tương lại so với các nguồn lực đã bỏ ra.
Nguồn lực bỏ ra có thể là:
- Hiện vật hữu hình: Tư liệu sản xuất, nhà xưởng, hàng hóa, mặt đất, mặt nước,
mặt biển, tài nguyên…
- Hàng hóa vô hình: Sức lao động, công nghệ, bí quyết công nghệ, bằng phát minh,
nhãn hiệu, biểu tượng, uy tín hàng hóa…
- Các tài sản tài chính: Các ngoại tệ mạnh và tiền nội địa, cổ phiếu, hối phiếu,
vàng bạc, đá quí…
Những kết quả sẽ đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn),
tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, trường học…), tài sản trí tuệ (trình độ
văn hóa, chuyên môn, quản lý, khoa học kỹ thuật, sáng chế, giải pháp hữu ích…) và
nguồn nhân lực đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền kinh tế
xã hội.
Tùy theo từng tiêu chí phân loại hay mục đích nghiên cứu, hoạt động đầu tư có
thể bao gồm các loại hình như đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp; Đầu tư trong nước
hay đầu tư nước ngoài; Đầu tư vào lĩnh vực tài chính, thương mại hay vào tài sản vật
chất và sức lao động.

107
Các hoạt động đầu tư có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền sản xuất
xã hội, đặc biệt là đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển
kinh tế, chuyển giao công nghệ, giải quyết việc làm.
b. Khái niệm về thương mại liên quan đến đầu tư
Trong nền kinh tế thị trường, phần lớn hoạt động đầu tư đều gắn liền với các hoạt
động thương mại trên thị trường.
Thương mại liên quan đến đầu tư là toàn bộ những hiện tượng, hoạt động và các
mối quan hệ kinh tế mang tính thương mại phát sinh và gắn và gắn liền với các hoạt
động đầu tư trong nền kinh tế.
Trong thời đại ngày nay, kinh tế thị trường và tự do hóa thương mại đang ngày
càng đem lại sự thuận lợi nhiều hơn cho việc di chuyển các nguồn lực không những
trong phạm vi mỗi quốc gia mà còn ở phạm vi toàn cầu. Bên cạnh nguồn lực tài chính,
các nguồn lực về công nghệ, con người cũng ngày càng di chuyển dễ dàng hơn dưới
hình thức thương mại thông qua con đường đầu tư.
4.3.1.2. Nội dung của các khía cạnh thương mại liên quan đến đầu tư
Thương mại liên quan đến đầu tư có thể diễn ra ở những khía cạnh chủ yếu sau:
a. Cung ứng các dịch vụ
Các dịch vụ được cung ứng phục vụ cho các hoạt động đầu tư bao gồm:
- Cung ứng các dịch vụ tư vấn trong đầu tư. Trong lĩnh vực đầu tư, tư vấn được
hiểu là việc cung ứng những kinh nghiệm, chuyên môn cần thiết cho chủ đầu tư trong
quá trình xem xét, kiểm tra và ra các quyết định cho toàn bộ các giai đoạn của một dự
án đầu tư từ chuẩn bị đầu tư đến tổ chức thực hiện dự án. Ngoài ra, tư vấn còn cung ứng
các dịch vụ khác như thu xếp tài chính, tư vấn các vấn đề pháp luật…
- Cung ứng các dịch vụ xây lắp. Quá trình xây lắp được triển khai ở giai đoạn thực
hiện dự án. Hoạt động này chủ yếu được thông qua các nhà thầu xây lắp để thực hiện
xây dựng các công trình, hạng mục công trình và lắp đặt thiết bị cho công trình. ở đây
quan hệ thương mại diễn ra giữa nhà đầu tư (bên mời thầu) và các nhà thầu xây lắp.
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn công nghệ, chẳng hạn dịch vụ hỗ trợ kỹ
thuật, hướng dẫn lắp đặt, vận hành chạy thử dây truyền công nghệ, đào tạo huấn luyện
chuyên môn…
- Cung ứng các dịch vụ khác, như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ
sửa chữa, bảo hành…
b. Cung ứng hàng hóa

108
Để tiến hành các hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư phải thực hiện các hoạt động
thương mại trên thị trường nhằm đáp ứng các nhu cầu về hàng hóa, như máy móc, thiết
bị, nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm…
c. Chuyển giao công nghệ
Mua công nghệ hiện đang là cách thức có nhiều ưu điểm nhằm nhanh chóng ứng
dụng những thành tựu công nghệ hiện đại và phù hợp cho các dự án đầu tư. Nội dung
của chuyển giao công nghệ bao gồm những vấn đề cơ bản sau:
- Chuyển giao quyền sở hữu hay sử dụng các sáng chế, các giải pháp hữu ích hoặc các
đối tượng sở hữu công nghiệp khác như kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu hàng hóa…
- Chuyển giao thông qua việc mua bán, cung cấp các bí quyết hoặc các kiến thức
kỹ thuật chuyên môn dưới dạng các phương án, các qui trình công nghệ, các tài liệu thiết
kế, các công thức, bản vẽ, sơ đồ…
d. Chuyển nhượng các dự án đầu tư
Nếu đối với các hoạt động thương mại trên, thương mại chỉ liên quan đến đầu tư
thông qua việc cung ứng các yếu tố và điều kiện cho hoạt động đầu tư, thì trong trường
hợp này, các dự án đầu tư là đối tượng của hoạt động thương mại. Thực tế, khi chủ đầu
tư có ý tưởng nhưng do một hạn chế nào đó (có thể do hạn chế về tài chính hoặc kỹ
thuật) mà không thể tiến hành chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư hoặc thậm chí cả vận
hành kết quả của đầu tư thì chủ đầu tư có thể chuyển nhượng mang tính thương mại lại
cho một đối tác thực hiện ý tưởng của mình và sau đó có thể bàn giao lại dự án vào một
thời điểm được thỏa thuận giữa hai bên. Việc chuyển nhượng các dự án đầu tư cũng có
thể là sự chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án. Việc chuyển nhượng các dự án
đầu tư chủ yếu thông qua dạng chìa khóa trao tay, như dự án BOT (build, operate and
transfer), dự án BTO (build, transfer and operate), dự án BT (build and transfer)… Đối
với loại hình này, đối tượng mà bên nhận chuyển nhượng (bên mua) là toàn bộ một dự
án chứ không phải một phần công việc nào.
4.3.2. TRIMs và các Hiệp định khác về thương mại liên quan đến đầu tư
4.3.2.1. Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Agreement on
Trade Related Investment Measures - TRIMs)
Để thu hút đầu tư và định hướng đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên, chính phủ các
quốc gia đã đưa ra những biện pháp đầu tư theo hướng phục vụ mục tiêu này. Tuy nhiên,
nhiều biện pháp đã cản trở, bóp méo thương mại hay còn gọi là các biện pháp đầu tư liên
quan đến thương mại. Xuất phát từ thực tế đó, Hiệp định TRIMs được đưa ra ở vòng đàm
phán Urugoay nhằm cấm các quốc gia sử dụng các biện pháp đầu tư liên quan đến thương

109
mại. Những biện pháp đó được xem là không nhất quán với các qui tắc GATT về đối xử
quốc gia và các qui tắc chống lại việc sử dụng những hạn chế về số lượng.
- Mục tiêu của TRIMs là xóa bỏ các biện pháp đầu tư gây cản trở đến thương mại.
- Phạm vi điều chỉnh của TRIMs: Chỉ áp dụng các biện pháp liên quan đến thương mại
hàng hóa của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trực tiếp.
- Nội dung cơ bản của TRIMs: Là yêu cầu các nước phải xóa bỏ các biện pháp đầu tư
gây cản trở đến thương mại. Cụ thể:
+ Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng nguyên tắc đối xử quốc gia
(NT) trong hoạt động đầu tư sang các nước thành viên thuộc WTO.
+ Loại bỏ (không áp dụng) các biện pháp thương mại gây trở ngại cho hoạt
động đầu tư.
Các biện pháp đầu tư được coi là gây trở ngại đến thương mại khi các biện pháp
đó: 1) Trái (vi phạm) nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (nghĩa là các công ty nước ngoài được
hưởng các quyền lợi tương tự như các công ty trong nước về đầu tư, thành lập, hoạt
động trong nội địa) hoặc:
2) Hạn chế số lượng (vi phạm nguyên tắc tự do hóa, không hạn chế số lượng).
Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (gây cản trở cho thương mại) bị cấm là:
1) Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa hay hàm lượng nội địa hóa, tức là yêu cầu doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài phải mua hoặc sử dụng một tỷ lệ nhất định các sản phẩm sản
xuất trong nước hoặc từ nguồn do các doanh nghiệp trong nước cung cấp để làm đầu
vào của sản xuất.
2) Yêu cầu cân đối xuất nhập khẩu, tức là yêu cầu doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài chỉ được nhập khẩu một khối lượng hàng hóa tương ứng với khối lượng và
giá trị hàng hóa mà doanh nghiệp này xuất khẩu;
3) Yêu cầu cân đối ngoại tệ, tức là khống chế việc nhập khẩu của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài thông qua qui định các doanh nghiệp này chỉ được sử dụng một
tỷ lệ nhất định trong tổng số ngoại tệ doanh nghiệp thu được từ xuất khẩu hoặc từ các
nguồn khác;
4) Yêu cầu hạn chế hối đoái, tức là hạn chế các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tiếp cận ngoại hối;
5) Yêu cầu tiêu thụ nội địa, tức là yêu cầu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
buộc phải bán một tỷ lệ nhất định sản phẩm trên thị trường nội địa. Yêu cầu này cũng
đồng nghĩa với việc hạn chế xuất khẩu.
- Thời hạn thực hiện TRIMs:

110
Thời gian chuyển tiếp cho việc loại bỏ dần, tiến tới chấm dứt các biện pháp nêu trên
được yêu cầu đối với các nước như sau:
+ Các nước công nghiệp phát triển là 2 năm sau khi TRIMs có hiệu lực
(01/01/1995);
+ Các nước đang phát triển là 5 năm;
+ Các nước chậm phát triển là 7 năm.
4.3.2.2. Các Hiệp định khác về thương mại liên quan đến đầu tư
- Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng.
- Hiệp định chung về thương mại dịch vụ.
- Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP, THẢO LUẬN CHƯƠNG IV
1. Dịch vụ là gì? Phân biệt dịch vụ và hàng hóa hữu hình?
2. Phân tích vai trò của thương mại dịch vụ?
3. Trình bày khái niệm và các cách phân loại thương mại dịch vụ. Cho biết 12
ngành chính theo phân loại thương mại dịch vụ của WTO/GATS.
4. Trình bày các phương thức cung ứng trong thương mại dịch vụ nói chung và trong
thương mại dịch vụ quốc tế. Hãy chỉ ra xu hướng phát triển của các phương thức trên.
5. Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản lý vĩ mô của nhà nước với hoạt động
thương mại ở Việt Nam.
6. Phân tích những đặc điểm có tính đặc thù và vai trò của thương mại dịch vụ. Liên hệ
giải pháp của nhà nước nhằm phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam giai đoạn hiện
nay?
7. Phân tích các xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ. Ý nghĩa nhận
8.Tài sản trí tuệ và đặc điểm của tài sản trí tuệ? Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ gồm
những đối tượng nào?
9. Thường mại quyền sở hữu trí tuệ là gì? Vai trò của thương mại quyền sở hữu trí tuệ?
Hiệp định nào liên quan đến thương mại quyền sở hữu trí tuệ?

111
CHƯƠNG 5: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

A) MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Nắm được khái niệm và đặc điểm của thương mại điện tử
+ Nắm được cơ sở để phát triển thương mại điện tử
+ Hiểu được các hình thức giao dịch trong TMĐT
+ Phân tích được những ảnh hưởng của TMĐT đến các hoạt động chức năng
của doanh nghiệp
- Kỹ năng:
Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và kỹ năng thu thập, xử lý, phân tích
thông tin để giải quyết vấn đề, phát triển tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học
- Mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
+ Có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Có ý thức kỷ luật, tuân thủ luật pháp, biết vận dụng các nghiệp vụ vào công
việc thực tế. Có bản lĩnh, tự tin, nhiệt tình, đam mê nghề nghiệp; có khả năng thích nghi
đối với sự thay đổi, sẵn sàng làm việc độc lập, làm việc nhóm; có khả năng tiếp thu và
bảo vệ quan điểm.
+ Tự định hướng, tự thích nghi với môi trường làm việc khác nhau; tự hoàn thiện
và phát triển các kiến thức nhằm nâng cao năng lực bản thân để vận dụng vào công tác
chuyên môn.
B) TÀI LIỆU HỌC TẬP
- Tài liệu chính:
[1] Ths. Đào Thúy Nga (2023), Bài giảng Kinh tế thương mại và dịch vụ, Trường Đại
học Hải Dương, (lưu hành nội bộ)
[2] GS. TS. Đặng Đình Đào, GS. TS. Hoàng Đức Thân đồng chủ biên , (2013) ,
Giáo trình Kinh tế thương mại, ĐH Kinh tế Quốc dân.
- Tài liệu tham khảo
Trang Web “Google”, từ khóa: “Kinh tế Thương mại và Dịch vụ”, “ Thương
mại hàng hóa”; “Thương mại dịch vụ” v.v
C) NỘI DUNG

112
Khi nghiên cứu sự phát triển của lịch sử loài người, đặc biệt là nhìn vào lịch sử phát triển nhảy
vọt về chất của lực lượng sản xuất qua mỗi giai đoạn, Alvin Toffler chia nền văn minh làm ba phần, hay
còn gọi là ba làn sóng. Làn sóng thứ nhất với giai đoạn văn minh nông nghiệp, làn sóng thứ hai với giai
đoạn văn minh công nghiệp, làn sóng thứ ba với giai đoạn văn minh hậu công nghiệp.
Về làn sóng thứ nhất
Alvin Toffler chia nền văn minh của làn sóng thứ nhất – văn minh nông nghiệp – làm hai giai
đoạn: giai đoạn nguyên thủy và giai đoạn văn minh. Giai đoạn nguyên thủy là điểm khởi đầu của lịch
sử loài người. Nó ở vào khoảng 8000 – 10000 năm trước CN trở về trước, giai đoạn này cuộc cách mạng
nông nghiệp chưa xuất hiện, cho nên chưa thể có văn minh nông nghiệp. Giai đoạn văn minh theo Alvin
Toffler, bắt đầu khoảng 8000 – 10000 trước CN. Cuộc cách mạng nông nghiệp xuất hiện và kéo dài cho
đến những năm 1650 – 1750. Biểu tượng của làn sóng thứ nhất là cái cuốc. Quan điểm của ông về làn
sóng thứ nhất chủ yếu thể hiện ở các nội dung kinh tế, chính trị và gia đình, nhịp điệu cuộc sống và
những quan hệ với thời gian. So với xã hội hiện đại thì trong làn sóng thứ nhất hoàn cảnh tự nhiên còn
đè nặng lên đời sống xã hội.
Về làn sóng thứ hai
Theo Alvin Toffler, từ những năm 1650 – 1750, làn sóng thứ hai – văn minh công nghiệp – bắt
đầu. Sở dĩ như vậy vì ông cho rằng trong làn sóng thứ nhất tuy đã có một số dấu hiệu của làn sóng thứ
hai nhưng đó chỉ là cá biệt. “Chúng chưa bao giờ được tập hợp lại trong một hệ thống chặt chẽ. Do đó,
cho đến những năm 1650 – 1750 chúng ta mới có thể nói về một thế giới làn sóng thứ hai”. Nền văn
minh này thống trị đến năm 1950, biểu tượng của nó là nhà máy.
Alvin Toffler thực hiện việc mô tả, phân tích làn sóng thứ hai trên nhiều mặt với nhiều biểu hiện
phong phú, đa dạng. Vẫn là trên các vấn để chủ yếu như kinh tế, chính trị, xã hội, gia đình, đặc biệt hơn
là sự xung đột giữa làn sóng thứ nhất với làn sóng thứ hai, nhưng ông thể hiện các nội dung này trong
rất nhiều mối liên hệ, qua đó ông phác họa khá đầy đủ và chính xác diện mạo của làn sóng thứ hai.
Về làn sóng thứ ba
Theo Alvin Toffler, làn sóng thứ ba – văn minh hậu công nghiệp được đánh dấu từ những năm
50 của thế kỷ XX. Đó là vào năm 1956, năm đầu tiên ở Hoa Kỳ số nhân viên mặc “áo cổ trắng” và nhân
viên dịch vụ đã vượt về số lượng so với nhân viên mặc “áo cổ xanh”. Đó là chỉ báo sớm sủa nói lên rằng
nền kinh tế “ống khói” của làn sóng thứ hai đang lu mờ dần và một nền kinh tế mới mẻ của làn sóng thứ
ba đã bắt đầu ra đời”. Alvin Toffler khẳng định: “Đây cũng chính là thập niên chứng kiến việc đưa vào
sử dụng rộng rãi máy tính điện tử, đi lại bằng máy bay phản lực thương mại, viên thuốc tránh thai và
nhiều cách tân tác động mạnh khác”. Biểu tượng của làn sóng thứ ba là chiếc máy vi tính.

113
Mô tả, phác họa, dự báo về làn sóng thứ ba, Alvin Toffler đề cập đến không ít vấn đề. Trong
đó, ông tập trung sự chú ý vào những vấn đề nổi bật bao gồm thông tin, cách thức tổ chức sản xuất, ứng
xử của con người cũng như những biểu hiện trong việc thực hiện quyền lực chính trị.
Như vậy, qua việc phân chia lịch sử loài người ra thành các làn sóng khác nhau, Alvin Toffler
cố chứng minh rằng nền văn minh của làn sóng thứ ba sẽ ra đời và dần thay thế làn sóng thứ hai – nền
văn minh công nghiệp ống khói. Trong làn sóng thứ ba này, ông đặc biệt chú trọng đến sự nở rộ, lên
ngôi của truyền thông, thông tin, tri thức khoa học. Tư tưởng về ba làn sóng văn minh cũng chính là cơ
sở để sau này ông đưa ra tư tưởng về quyền lực tri thức.
5.1. Khái niệm và đặc điểm của thương mại điện tử
5.1.1. Khái niệm
TMĐT (thương mại điện tử) là một hình thức kinh doanh thương mại trên cơ sở
mạng máy tính toàn cầu. Nó được dự báo là phương thức hoạt động chủ yếu trong nền
kinh tế số. Thương mại điện tử trong thời gian gần đây đã được các nước quan tâm và
phát triển. Ra đời trên cơ sở phát triển mạng internet và công nghệ thông tin (CNTT),
thương mại điện tử lúc đầu có nhiều tên gọi khác nhau. Và chỉ đến tháng 7/1997, khi
Chính phủ Mỹ công bố văn bản quan trọng ''khung thương mại điện tử toàn cầu'' thì
thuật ngữ thương mại điện tử (e-commerce) mới được sử dụng khá rộng rãi.
Tuy nhiên, có nhiều định nghĩa thương mại điện tử được nhìn nhận dưới nhiều
góc độ khác nhau, nhưng khái quát lại thuật ngữ thương mại điện tử có thể hiểu như sau:
5.1.1.1. Theo nghĩa rộng
Trong Luật mẫu về thương mại điện tử của ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương
mại quốc tế (UNCITRAL), thuật ngữ thương mại được diễn giải theo nghĩa rộng để bao
quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không
có hợp đồng. Theo quan điểm này thì thương mại điện tử bao gồm tất cả các quan hệ
mang tính thương mại như: các giao dịch liên quan đến việc cung cấp hoặc trao đổi
hàng hóa hoặc dịch vụ, thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác
hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình, tư vấn, đầu tư, cấp vốn, liên
doanh…; các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở
hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.
Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của thương mại điện tử hiểu theo nghĩa này là rất
rộng, nó bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Việc mua bán hàng hóa và
dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của thương mại điện tử mà thôi.
Tóm lại, theo nghĩa rộng thì thương mại điện tử có thể được hiểu là các giao
dịch tài chính và thương mại bằng các phương tiện điện tử. Nếu hiểu thương mại điện
tử theo phương diện này, thương mại điện tử không phải là một vấn đề mới mẻ. Bởi vì

114
những giao dịch điện tử, được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc
đã tồn tại hàng chục năm nay (fax, telex…) và đã trở nên rất quen thuộc.
5.1.1.2. Theo nghĩa hẹp
Thương mại điện tử, hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm các hoạt động thương mại
được thực hiện thông qua mạng internet.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thương mại điện tử được hiểu bao
gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình. Theo Tổ chức hợp
tác phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc (OECD) thì thương mại điện tử được định
nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền
thông như Internet.
Như vậy, theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động
thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet và công nghệ thông tin mà không
tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex... Theo nghĩa này thì
thương mại điện tử chỉ mới tồn tại trong những năm gần đây nhưng đã đạt được những
kết quả rất đáng quan tâm. Nếu hiểu thương mại điện tử theo nghĩa này, ta có thể nói
rằng thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức
mua sắm của con người.
Tham gia thương mại điện tử có 3 chủ thể chính: doanh nghiệp, công dân và
các cơ quan chính phủ. Tuy theo mối quan hệ này mà ta có các loại giao dịch thương
mại điện tử B2B, B2C, G2B và G2C, P2P. Trong đó giao dịch B2B chiếm một tỷ trọng
lớn trong thương mại điện tử.
Thương mại điện tử có thể tồn tại dưới nhiều hình thức, phụ thuộc vào mức độ
số hoá của sản phẩm hoặc dịch vụ, các quá trình kinh doanh và các đại lý chuyển giao.
Một sản phẩm có thể là dưới dạng vật thể hay số hoá. Tất cả các chiều đều hiện hữu
trong mô hình thương mại truyền thống, trong khi ở mô hình thương mại điện tử thì
tất cả các chiều đều ảo. Trong mô hình, ngoài các khu vực thương mại truyền thống là
hiện hữu, còn trong khu vực thương mại điện tử thì tất cả các mảng đều bao gồm sự
kết hợp giữa các chiều thực và số.
Theo định nghĩa rộng rãi nhất, và giản dị nhất, và đã được chấp nhận phổ biến,
thì thương mại điện tử là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại;
nói chính xác hơn thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua
các phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong
bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.

115
Thương mại điện tử lợi dụng những thành tựu của ngành công nghiệp truyền
thông và công nghệ thông tin để thực hiện một hình thái thương mại “không giấy tờ”
nhưng lại hiệu quả hơn thương mại truyền thống nhiều lần. Ngành thương mại này tuy
còn mới mẻ nhưng tiềm năng thì lại rất lớn và sự phát triển mạnh mẽ của nó sẽ là điều
tất yếu. Khi nói về thương mại điện tử, hầu như mọi người thường cho rằng đây là một
hình thức kinh doanh thông qua mạng truyền thông sử dụng thủ tục chuẩn TCP/iP
(Mạng internet, intranet, extranet), nghĩa là việc sử dụng công nghệ internet cho việc
điều hành kinh doanh nội bộ (intranet), việc quan hệ kinh doanh với các đối tác
(extranet) và việc quảng cáo, tiếp thị, mua/bán các sản phẩm/dịch vụ (internet). Nhưng
thực ra thương mại điện tử là một khái niệm rộng hơn nhiều:
Có thể đưa ra một định nghĩa chung như sau:
Thương mại điện tử là hình thức thực hiện, quản lý và điều hành kinh doanh
thương mại của các thành viên trên thị trường đang được phát triển mạnh trên thế giới
thông qua và với sự trợ giúp của các phương tiện điện tử, vi tính, công nghệ thông tin
và mạng truyền thông.
5.1.2. Đặc trưng của thương mại điện tử
5.1.2.1. Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát
triển của ICT (Infornation Commercial Technlogy)
Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt
động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy
thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, ngược lại, sự phát triển của thương mại
điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm
chuyển dụng cho các ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho thương mại
điện tử v.v...
Giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng. Trong hoạt động thương
mại truyền thống, các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch
và đi đến ký kết hợp đồng, còn trong hoạt động thương mại điện tử, nhờ việc sử dụng
các phương tiện điện tử có kết nối với mạng toàn cầu, chủ yếu là sử dụng mạng internet
mà giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn
có thể đàm phán, giao dịch được với nhau.
5.1.2.2. Sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia bị xóa mờ
Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái
niệm biên giới quốc gia, còn trong thương mại điện tử, nó dần được xoá mờ.
Có thể nói rằng khái niệm biên giới là một cản trở lớn đối với thương mại truyền
thống. Đề cập tới khái niệm biên giới trong thương mại truyền thống, người ta thường
116
hay nghĩ tới sự gia tăng của chi phí giao dịch, những rào cản thuế quan và phi thuế
quan- những điều có thể cản trở một doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của
mình trên những thị trường nước ngoài.
Vào thế kỷ 21, bất kỳ khách hàng nào dù là người tiêu dùng, người kinh doanh
nhỏ hay là những công ty lớn đều có thể mở rộng việc giao dịch của mình tới những
nơi xa xôi nhất của hành tinh.
Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp toàn cầu
không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia vào cũng một
giao dịch bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào các trang mạng xã
hội. Toàn cầu hoá, tự do hoá mậu dịch và phát triển là con đường nhanh chóng đưa các
quốc gia và các doanh nghiệp thay đổi theo hướng cạnh tranh quốc tế trên phạm vi
toàn cầu, kể cả việc dành lấy thị trường nước ngoài, thu hút các nhà đầu tư và các đối
tác thương mại nước ngoài. heo xu hướng này, các nước đã và đang dần từng bước cố
gắng loại bỏ những rào cản thuế quan và phi thuế quan để tạo điều kiện thuận lợi cho
các giao dịch thương mại quốc tế. Song, ngay cả trong điều kiện đó thì vấn đề chi phí
giao dịch, kinh doanh ngoài biên giới vẫn là một rào cản to lớn đối với các doanh
nghiệp muốn vươn tới những thị trường mới.
Tuy nhiên, rào cản về chi phí lại có thể được xoá bỏ bởi sự phát triển của thương
mại điện tử. Thật vậy, thương mại điện tử phát triển càng nhanh thì máy tính cá nhân
càng trở thành một công cụ hữu dụng cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp
thế giới. Không chỉ có các công ty hàng đầu thế giới mới có thể tiếp cận được những
thị trường mới, mà ngay cả một công ty vừa mới khởi sự cũng có một mạng lưới tiêu
thụ và phân phối không biên giới ngay nhờ đầu ngón tay của mình. Với thương mại
điện tử, một doanh nhân dù mới bắt đầu công việc kinh doanh cũng hoàn toàn có thể
kinh doanh ở Nhật Bản, Đức hay Mỹ…, mà không hề phải bước chân ra khỏi nhà -
một công việc mà trước kia phải mất nhiều năm.
5.1.2.3. Mạng lưới thông tin chính là thị trường
Với thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để các
bên tham gia giao dịch có thể trao đổi dữ liệu tiến tới việc thực hiện giao dịch, còn nơi
gặp gỡ, tiếp xúc của họ để tiến hành giao dịch kinh doanh là hoàn toàn độc lập. Còn
trong thương mại điện tử, mạng lưới thông tin cũng chính là thị trường – nơi gặp gỡ
giữa người bán và người mua. Trên Internet đã xuất hiện những khu chợ ảo khổng lồ,
tại đó người bán và người mua có thể gặp gỡ nhau, trao đổi dữ liệu, thương lượng và
tiến hành giao dịch. Các trang Web khá nổi tiếng như Yahoo, America Online…thực
sự đã trở thành những khu chợ sầm uất trên Internet. Với mỗi lần nhấn chuột, khách

117
hàng có thể truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào
cũng như mua hàng tại các cửa hàng ảo này là rất cao.
Như vậy, trong thương mại điện tử, bản chất của thông tin không thay đổi.
thương mại điện tử chỉ biến đổi cách thức khởi thảo, trao đổi, bảo quản và xử lý thông
tin mà hoàn toàn không thay đổi những chức năng cơ bản của thông tin đối các bên
tham gia truyền thống của hợp đồng.
5.1.2.4. Có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể
Trong thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia giao dịch giống như trong
giao dịch thương mại truyền thống (người mua và người bán) đã xuất hiện thêm một
bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực…Đây là những
người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ
mạng có nhiệm vụ chuyển, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch
thương mại điện tử, đồng thời, họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong
giao dịch thương mại điện tử.
5.1.2.5. Độ lớn về quy mô và vị trí của các doanh nghiệp không quan trọng
Nếu như trong thương mại truyền thống, độ lớn và vị trí có ảnh hưởng quan
trọng với sự thành công trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì trong
thương mại điện tử, điều này không còn đúng nữa. Thật vậy, trong thương mại điện
tử, bất kỳ là lớn hay nhỏ, doanh nghiệp đều có thể dễ dàng truy nhập đến các khách
hàng tiềm năng. Internet không giống như thế giới hiện thực mà trong đó vị trí và độ
lớn của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với khách hàng. Thành
công này đã được chứng tỏ bởi các doanh nghiệp mới được thành lập như
Amazon.com, e-trade và e-toys, tất cả đã xác định lại các thị trường tương ứng của
mình và hiện nay chiếm thị phần lớn trên Internet. Các công ty này chưa tồn tại trước
khi có Internet. Ngày nay, họ đã có thể cạnh tranh với các công ty tồn tại lâu đời, có
cơ sở hạ tầng vững mạnh và quyền lực mua bán lớn bằng cách sử dụng sự hiểu biết và
linh hoạt để tận dụng ưu thế của môi trường mới.
Một ưu thế của sự hiện diện trên Web là nó không có vị trí xác định, kể cả múi
giờ và biên giới lãnh thổ. Thông qua Web, doanh nghiệp có thể tiếp cận với các khách
hàng ở các vùng địa lý mà trước đây họ không thể vươn tới được. Nhiều người tham
quan website của doanh nghiệp không ý thức được về độ lớn cũng như vị trí của doanh
nghiệp. Với một website, doanh nghiệp có thể dễ dàng hỗ trợ khách hàng ở bất kỳ đâu
trên thế giới. Múi giờ không còn trở nên quan trọng nữa. Internet có thể truy cập 24
giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần (gọi là sự hiện diện web 24 7). Các CSDL và thư
điện tử cũng giúp các doanh nghiệp nhiều trong việc cung cấp cho khách hàng các yêu

118
cầu về thông tin hay dịch vụ. Doanh nghiệp có thể duy trì hay giảm số lượng nhân viên
hiện tại mà vẫn có thể cung cấp cho các khách hàng hiện tại và tương lai nhiều thời
gian hỗ trợ và phục vụ hơn. Không có khoảng thời gian trễ giữa việc công bố thông tin
trên website và việc khách hàng truy nhập đến các thông tin này. Doanh nghiệp có thể
theo dõi các sản phẩm mới và các chiến dịch marketing ngay lập tức. Các thông điệp,
sự sắp xếp và trọng tâm của các chiến dịch marketing trực tuyến có thể được phân nhỏ
với chi phí rất ít và không có thời gian trễ.
5.1.3.6. Hàng hoá trong thương mại điện tử
Thương mại điện tử được coi là một loại hình thương mại có sự trợ giúp của
công nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính và công nghệ mạng. Ngoài các hàng hoá và
dịch vụ ''vật thể '' trong các giao dịch thông thường khác, trong thương mại điện tử còn
có cả hàng hoá đặc thù của mình đó là “hàng hoá số” và “dịch vụ số”. Hàng hoá và
dịch vụ số là những hàng hóa và dịch vụ có thể phân phối qua cơ sở hạ tầng mạng,
bao gồm: các dữ liệu, các số liệu thống kê, thông tin, âm thanh, hình ảnh, phần mềm
máy tính, kinh doanh trong bảo hiểm, tài chính, an ninh và các loại hàng hoá khác.
Người ra dự tính rằng các lĩnh vực tăng trưởng chính trong thương mại điện tử sẽ là
truyền thông toàn cầu và các ngành công nghiệp giải trí, du lịch (bao gồm khách sạn
và hàng không), các dịch vụ chuyên nghiệp và tài chính, bảo hiểm và bán lẻ. Nghiên
cứu này đã chỉ ra rằng những nhân tố thành công của các sản phẩm nhất định bao gồm
các yếu tố: thương hiệu mạnh, sản phẩm đặc trưng và chào giá cạnh tranh.
5.1.3.7. Không gian thực hiện thương mại điện tử
Một điều khác biệt với các hoạt động thương mại bình thường khác là trong
thương mại điện tử thì chúng ta dùng thuật ngữ ''Market-space'' dùng để chỉ nơi họp chợ,
trong các giao dịch nó thay thế cho ''Market-place''- nơi họp chợ của các hoạt động
thương mại thông thường khác. Market space tạm dịch là không gian họp chợ, chỉ bối
cảnh thực tế trong đó người mua, người bán khám phá lẫn nhau và tiến hành giao dịch
thông qua mạng viễn thông và Internet. Như vậy thương mại điện tử dùng không gian
ảo để tiến hành các hoạt động mang tính thương mại giữa các bên tham gia.
5.1.3.8. Tốc độ giao dịch nhanh chóng - thời gian không giới hạn
Trước đây để thực hiện một giao dịch thương mại truyền thống chúng ta phải
mất một khoảng thời gian dài, đôi khi là cả năm. Bill Gates nói: “Tốc độ quyết định
một doanh nghiệp thành công hay thất bại”. Với những ứng dụng TMĐT, ta chỉ cần
bấm một phím, một giao dịch hoặc một hợp đồng đã được ký kết. Sẽ không cần bất kỳ
cuộc họp kín hay các hội nghị lớn nào nhận được nhiều thông tin, nhiều sự lựa chọn.
Căn cứ vào đó, các doanh nghiệp có thể xác định được khách hàng tiềm năng và tìm

119
cách thoả mãn họ không chút chậm trễ. Thậm chí nếu chúng ta không có vốn, vẫn có
thể sử dụng kinh nghiệm, kiến thức, ý tưởng và khả năng đánh giá để kiếm được nhiều
tiền. Tốc độ ở đây còn là khả năng cung cấp thông tin về sản phẩm, những tin tức mới
nhất, cập nhật nhất các doanh nghiệp tham gia TMĐT luôn phải đổi mới từ công nghệ,
phương thức kinh doanh, quản lý cũng như kiểm soát kênh của mình. Nguyên tắc của
các doanh nghiệp khi tham gia MĐT là phải trả lời những thắc mắc của khách hàng
trong vòng 48 giờ. Nếu không làm được điều đó thì doanh nghiệp đó coi như bị thất
bại và mất khách hàng. Điều này cho thấy yếu tố tốc độ là rất quan trọng.
Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều có thể tiến hành các
giao dịch suốt 24 giờ/ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng
viễn thông và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này, đây là các phương
tiện có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch.
5.1.3.9. Thương mại điện tử là một nguồn tài nguyên khổng lồ
TMĐT chính là một nguồn tài nguyên khổng lồ, không những nó không bị cạn
kiệt khi được khai thác như các loại tài nguyên thiên nhiên mà trong kỷ nguyên công
nghệ thông tin và viễn thông phát triển như vũ bão, nó ngày càng phong phú và đa
dạng hơn.
Tài nguyên ở đây chúng tôi muốn nói đến không phải là tài nguyên thiên nhiên
như sắt, than, đất đá… mà là những thông tin, những sản phẩm cả về vật chất cũng
như tinh thần, đó còn là những công cụ hỗ trợ cho TMĐT. Những thông tin, tin tức
trên hệ thống mạng luôn được làm mới và khi doanh nghiệp khai thác tức là truy nhập
vào mạng thì thông tin đó không bị mất đi như khi doanh nghiệp mua một cái bánh và
ăn. Thông tin này không chỉ có doanh nghiệp khai thác mà có hàng triệu người trên
thế giới cũng khai thác như doanh nghiệp vậy. Hãy tưởng tượng thông tin này như một
cuốn sách, khi đọc một cuốn sách thì cái chúng ta được là kiến thức, cuốn sách không
mất đi một chữ nào cả, giá trị của nó vẫn giữ nguyên thì tài nguyên của TMĐT cũng
như vậy. Tài nguyên đó chỉ có thể nói là mới hay cũ, giá trị hay không giá trị chứ
không phải là hết hay không hết. Đó là điểm khác biệt giữa tài nguyên TMĐT với tài
nguyên thiên nhiên.
Như ta đã biết TMĐT được thực hiện thông qua internet, www, điện thoại…v.v,
đó là những sản phẩm thuộc sự sáng tạo của con người. Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
sự sáng tạo của con người là vô hạn và hàng loạt các phầm mền dùng cho TMĐT sẽ
phát triển. Và nếu không đuổi kịp, không tận dụng được TMĐT thì mỗi cá nhân, doanh
nghiệp sẽ bị “đào thải”. Trước sự cạnh tranh khốc liệt đó, các doanh nghiệp sẽ tận dụng
tiềm năng của TMĐT và phát triển nó ngày càng cao hơn để không chỉ cạnh tranh với

120
các đối thủ mà còn thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Điều đó sẽ làm cho
TMĐT ngày càng phong phú và đa dạng hơn chính nhờ vào quá trình khai thác nó.
5.1.3. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử
5.1.3.1. Lợi ích của thương mại điện tử
a) Lợi ích đối với doanh nghiệp
- Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại
truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung
cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp,
khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu
sản phẩm hơn.
- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thông tin,
chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.
- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân
phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các
showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm được
chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.
- Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và
Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều
chi phí biến đổi.
- Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”,
lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp.
- Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá
trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá
nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.
- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng
phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản
phẩm ra thị trường.
- Giảm chi phí thông tin liên lạc:
- Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%);
giảm giá mua hàng (5-15%)
- Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan
hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa
sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng
trung thành.
121
- Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều
có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
- Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách
giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển
khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet.
- Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch
vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao
dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm
chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.
b) Lợi ích đối với người tiêu dùng
- Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách
hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới
- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua
có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn.
- Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng
có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá
phù hợp nhất.
- Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số
hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm.... việc giao hàng được thực hiện dễ dàng
thông qua Internet.
- Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng
tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm
(search
engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh).
- Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham
gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng
mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.
- Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh thương mại điện tử cho
phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia xẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả
và nhanh chóng.
- “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng
khác nhau từ mọi khách hàng.
- Thuế: Trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, nhiều nước khuyến khích bằng
cách miến thuế đối với các giao dịch trên mạng.
c) Lợi ích đối với xã hội
122
- Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua
sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.
- Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do
đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người.
- Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm,
dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và thương mại điện tử. Đồng
thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... được đào tạo qua mạng.
- Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo
dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn,
thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế.... là các ví dụ thành công
điển hình
5.1.3.2. Hạn chế của thương mại điện tử
Có hai loại hạn chế của Thương mại điện tử, một nhóm mang tính kỹ thuật, một
nhóm mang tính thương mại.
a) Nhóm hạn chế mang tính kĩ thuật
An toàn: Vấn đề an toàn trong giao dịch tiếp tục là vấn đề lớn đối với thương
mại điện tử. Nhiều khách hàng ngần ngại không muốn cung cấp số thẻ tín dụng qua
Internet.
Toàn vẹn dữ liệu: Bảo vệ dữ liệu và tính toàn vẹn của dữ liệu là một vấn đề
nghiêm trọng. Do sự xuất hiện của các virus máy tính dẫn đến đường truyền dữ liệu bị
nghẽn, các tệp dữ liệu bị phá hủy. tin tặc truy cập trái phép hệ thống để lấy cắp thông
tin, hủy hoại dữ liệu khiến cho khách hàng lo lắng về hệ thống thương mại điện tử.
Lỗi lo lắng về nâng cấp hệ thống (system scalability): Sau một thời gian phát
triển hệ thống website thương mại điện tử, số lượng khách hàng truy cập ngày một
đông sẽ dẫn đến tốc độ truy cập chậm lại, nghẽn mạng. Kết quả là khách hàng rời bỏ
website. Để tránh xảy ra hiện tượng này, các hệ thống thương mại điện tử thường phải
nâng cấp hệ thống. Để duy trì một hệ thống có được 70 triệu truy cập trong vòng hai
tuần mà không xảy ra tắc nghẽn cần phải trang bị một hệ thống phần cứng và phần
mềm không rẻ.
b) . Nhóm hạn chế mang tính thương mại
Thương mại điện tử đòi hỏi phải đầu tư xứng đáng: Kinh nghiệm cho thấy các
công ty thành công với thương mại điện tử thường có đầu tư lớn cho việc xây dựng hệ
thống. Các doanh nghiệp nhỏ thường không thể cạnh tranh bằng giá cả nhất là khi tham
gia thị trường rộng lớn của thương mại điện tử. Trong thương mại truyền thống, vấn

123
đề trung thành với thương hiệu rất quan trọng nhưng trong thương mại điện tử vấn đề
này kém quan trọng hơn.
Quá trình tìm kiếm thông tin của khách hàng trong thương mại điện tử không
phải hiệu quả về chi phí. Nhìn bề ngoài, các sản giao dịch điện tử có vẻ như là nơi cho
phép người bán và người mua trên toàn thế giới trao đổi thông tin mà không cần trung
gian. Nếu tiếp cận gần hơn sẽ thấy xuất hiện một hệ thống trung gian mới để đảm bảo
về chất lượng sản phẩm, những người dàn xếp, các cơ quan chứng thực để đảm bảo tính
hợp pháp của các giao dịch. Các chi phí này được tính vào chi phí giao dịch.
5.2. Cơ sở để phát triển thương mại điện tử
5.2.1. Cơ sở hạ tầng công nghệ
Thương mại điện tử là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hoá của công
nghệ thông tin và viễn thông tạo ra cơ sở hạ tầng công nghệ, đó là mạng máy tính và
internet.
Hạ tầng cơ sở công nghệ ấy bao gồm từ các chuẩn của doanh nghiệp, của quốc
gia, và sự liên kết của các chuẩn ấy với các chuẩn quốc tế, tới kỹ thuật ứng dụng và
thiết bị ứng dụng; và không chỉ của riêng từng doanh nghiệp, mà phải là một hệ thống
quốc gia, với tư cách như một phân hệ của hệ thống công nghệ thông tin khu vực, và
toàn cầu (trên nền tảng của internet hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là bao gồm cả các phân
mạng, và hệ thống liên lạc viễn thông toàn cầu), và hệ thống ấy phải tới được từng cá
nhân trong hệ thống thương mại (cho tới từng cá nhân người tiêu thụ).
Hạ tầng cơ sở công nghệ không chỉ có nghĩa là tính hiện hữu (availability; nay
cũng thường dùng chữ "tính thường hữu" để diễn đạt cả sắc thái ổn định), mà còn hàm
nghĩa có tính kinh tế sử dụng (affordability), nghĩa là chi phí trang bị các phương tiện
công nghệ thông tin (điện thoại, máy tính, modem v.v.) và chi phí dịch vụ truyền thông
(phí điện thoại, phí nối mạng và truy cập mạng) phải được đông đảo người sử dụng
chấp nhận được. Điều này có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với các nước đang phát triển,
mức sống nói chung còn thấp. Cũng cần lưu ý thêm rằng hạ tầng cơ sở công nghệ thông
tin chỉ có thể có và hoạt động đáng tin cậy trên nền tảng một nền công nghiệp điện
năng vững chắc, đảm bảo cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định, và với mức giá hợp lý.
Thiết lập và củng cố được một hạ tầng công nghệ trên nền tảng công nghiệp điện năng
như vậy đòi hỏi thời gian, hơn nữa phải đầu tư rất lớn, là điều đặc biệt khó khăn đối
với các nước đang phát triển.
Khi xem xét đến hạ tầng công nghệ của thương mại điện tử, người ta nghiên
cứu các vấn đề chính sau: Mạng máy tính; Các cấu trúc liên kết mạng; Môi trường
truyền dẫn; Các giao thức internet; Cấu trúc máy chủ/trạm dựa trên web; An toàn và

124
bảo mật trong thương mại điện tử. Như vậy, muốn cho thương mại điện tử phát triển
vững chắc đòi hỏi phải có một nền công nghiệp điện tử hiện đại; một hệ thống bưu
chính viễn thông tiên tiến và trải rộng; một khối lượng lớn máy tính được nối mạng,
nghĩa là có nhiều người có điều kiện tham gia thương mại điện tử; một mức phí đủ
thấp để có thể khuyến khích phần lớn dân chúng sử dụng Internet
5.2.2. Cơ sở hạ tầng về an toàn và bảo mật
Thông tin trên mạng là tài sản riêng của các đối tượng tham gia, nhưng những
thông tin này lại nằm ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của các chủ thể tham gia. Có 3
nhóm thông tin trên mạng: một là thông tin miễn phí; hai là thông tin có phí; ba là
thông tin bảo mật. Cần có hệ thống bảo vệ sao cho thông tin có phí không bị đánh cắp,
thông tin bảo mật không bị lộ. Mặt khác, các hệ thống thanh toán phải bảo đảm độ
chính xác và an toàn cao, không để xảy ra tình trạng thanh toán sai lệnh, tài khoản bị
đánh cắp. Nếu không, sẽ có rất ít người sẵn lòng tham gia thương mại điện tử.
Theo Hiệp hội An toàn máy tính quốc gia NCSA (National Computer Sercurity
Association) vấn đề an toàn thương mại điện tử gồm các khía cạnh:
Tính xác thực: Trong giao thức TCP/IP, phương tiện để nhận diện một người
sử dụng là mật mã. Các địa chỉ IP có thể được gạn lọc để bảo vệ sự truy nhập trái phép,
nhưng không thể nhận dạng khi một gói tin thực sự được gửi tới từ một miền nhất định.
Thông qua công nghệ gọi là xảo thuật IP, kẻ đột nhập có thể gửi một mẩu tin đến từ
một miền xác định nào đó, trong khi mẩu tin đó không có thật. Hoặc kẻ đột nhập có
thể thay thế một URL trên một trang Web và như vậy các lần truy nhập sau đó như thể
chúng đang được xử lý trên một trang thực thụ.
Tính riêng tư: Các hành vi vi phạm tính riêng tư có thể xuất hiện trong và sau
quá trình chuyển giao. Khi một mẩu tin được nhận, người gửi phải đảm bảo rằng nội
dung của mẩu tin đó hoàn toàn bí mật. ở đây thuật ngữ “nội dung” được hiểu theo
nghĩa rộng nhất. Ví dụ một người sử dụng truy nhập vào một trang Web, thì giao dịch
được ghi lại. Bản ghi ghi lại các thông tin như ngày thán, thời gian, địa chỉ của người
sử dụng và URL của trang trước mà người sử dụng vừa truy nhập. Nếu người sử dụng
đang truy nhập vào trang Web thông qua nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP thì máy
chủ của nhà cung cấp dịch vụ Internet có thể giữ được mọi tranh mà người sử dụng đã
truy nhập. Với cùng đặc điểm đó, nhiều trang Web thương mại sử dụng Cookies để
lưu lại thông tin của người sử dụng (mặc dù hầu hết các trường hợp, cookies được sử
dụng hợp pháp). Tuy nhiên một vài nhà quảng cáo đã sử dụng cookies vô nguyên tắc
để theo dõi các thói quen của người sử dụng. Sự đe dọa lớn nhất đối với tính riêng tư

125
không phải là các thông tin được lấy từ sự lừa lọc mà từ đó là sự thỏa hiệp trong việc
tự do cung cấp thông tin của người sử dụng.
Tính trung thực: TCP/IP có vai trò truyền các gói tin dữ liệu trong văn bản thuần
túy. Vì các gói tin liên quan đến một mẩu tin cụ thể thường được truyền qua một số
cầu dẫn và các đường truyền khi chúng đi từ máy trạm đến máy chủ và ngược lại, do
đó chúng rất dễ bị nắm bắt và mô phỏng trong quá trình di chuyển. Ví dụ người đột
nhập có thể mô phỏng địa chỉ mà ở đó các nội dung của trang Web sẽ được đệ trình.
Người sử dụng điền đầy đủ các thông tin về thẻ tín dụng của họ trong một mẫu và gửi
đi mà không biết rằng thông tin đó sẽ được chuyển sang máy chủ của kẻ đột nhập.
Thừa nhận (Nonrepudiation): Nếu người sử dụng đặt hàng qua thư điện tử và
trả tiền bằng séc, điều này sẽ trở nên khó khăn khi xảy ra tranh chấp tính xác thực của
đơn hàng. Nếu khách hàng đặt qua Catalog’s 1-800 và thanh toán bằng thẻ tín dụng thì
việc tranh chấp có thể thông qua một diễn đàn. Vấn đề quan trọng của tính thừa nhận
là vấn đề ”chữ ký”. Nó là khả năng không thể từ chối các giao dịch đã thực hiện
Việc kết nối qua mạng Internet hiện nay chủ yếu sử dụng giao thức TCP/IP.
TCP/IP cho phép các thông tin được gửi từ một máy tính này tới một máy tính khác
thông qua một loạt các máy trung gian hoặc các mạng riêng biệt trước khi nó có thể
đi tới đích. Tính linh hoạt này của giao thức TCP/IP đã tạo cơ hội cho “bên thứ ba”
có thể thực hiện các hành động bất hợp pháp, cụ thể là:
Nghe trộm: thông tin vẫn không bị thay đổi, nhưng sự bí mật của nó thì không
còn. Ví dụ, số thẻ tín dụng hoặc các thông tin cần bảo mật bị lộ.
Giả mạo: các thông tin trong khi truyền đi bị thay đổi hoặc thay thế trước khi
đến người nhận. Ví dụ, đơn đặt hàng hay lý lịch của một cá nhân bị thay đổi.
Mạo danh: thông tin được gửi tới một cá nhân mạo nhận là người nhận hợp
pháp theo hai hình thức. Hình thức thứ nhất là bắt chước, tức là một cá nhân có thể giả
vờ như một người khác như dùng địa chỉ mail của một người khác hoặc giả mạo một
tên miền của một trang web. Hình thức thứ hai là xuyên tạc, tức là một cá nhân hay
một tổ chức có thể đưa ra những thông tin không đúng sự thật về họ như một trang
web mạo nhận chuyên về kinh doanh trang thiết bị nội thất, nhưng thực tế lại là một
trang chuyên ăn cắp mã thẻ tín dụng và không bao giờ gửi hàng cho khách.
5.2.3. Cơ sở hạ tầng pháp lý
Sự phát triển thương mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh
doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên
bên cạnh đó, cũng tiềm ẩn những rủi ro trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên
mạng. Do vậy thương mại điện tử đòi hỏi phải có một cơ sở pháp lý đầy đủ để điều
126
chỉnh các quan hệ giao dịch trên mạng. Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho
thấy, để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển thì Nhà nước phải xây dựng một hệ
thống pháp lý đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ thương mại điện
tử. Nếu không có một cơ sở pháp lý vững chắc và đầy đủ thì thương mại điện tử sẽ
không phát triển và các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc
giải quyết các vấn đề có liên quan. Các cơ quan Nhà nước cũng khó có cơ sở để kiểm
soát được các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Đây là yêu cầu mang tính cấp
thiết. Cơ sở pháp lý của thương mại điện tử bao gồm:
Thừa nhận tính pháp lý của các văn bản điện tử, chữ ký điện tử và có các thiết
chế pháp lý, các cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực, chứng nhận chữ ký điện
tử và chữ ký số.
Bảo vệ về mặt pháp lý các thanh toán điện tử (bao gồm cả việc pháp chế hoá
các tổ chức phát hành thẻ thanh toán).
Bảo vệ pháp lý đối với vấn đề sở hữu trí tuệ (bao gồm vấn đề bản quyền tác giả)
liên quan đến mọi hình thức giao dịch điện tử.
Bảo vệ bí mật riêng tư một cách thích đáng nhằm ngăn cản các bí mật đời tư bị
đưa lên mạng một cách phi pháp, không chỉ tên tuổi, dung mạo mà còn cả các bí mật
khác liên quan đến sức khoẻ, tôn giáo, đặc điểm chính trị, giới tính...
Bảo vệ pháp lý với mạng thông tin, chống tội phạm thâm nhập với các mục đích
bất hợp pháp như thu thập tin tức mật, thay đổi thông tin trên các trang Web, thâm
nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền virus phá hoại…
Tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại: Vì giao dịch mua bán diễn ra trên
mạng nên người mua không thể trực tiếp sờ mó, nhìn ngắm các sản phẩm định mua.
Do đó, sản phẩm bán trên mạng cần phải được tiêu chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc
tế, được kiểm soát bằng hệ thống văn bản pháp quy.
Các quy định về thuế quan và hệ thống thuế: Chính phủ các nước đều nhận thấy
rằng việc giảm thuế quan đem lại lợi ích cho nền kinh tế và công dân của các nước có
mậu dịch tự do. Do đó, Internet thực sự là một phương tiện toàn cầu, nó mang rất ít ý
nghĩa đối với việc áp dụng thuế quan với hàng hoá dịch vụ phát ra trên Internet. Hơn
nữa trên Internet không có các địa giới rõ ràng và cố định của việc di chuyển hàng hoá,
trong khi nó vẫn có thể quản lý các thuế quan đối với các sản phẩm được đặt hàng trên
Internet nhưng cuối cùng lại được phân phối trên mặt đất hoặc qua đường hàng không.
Trong tương lai, Internet được tuyên bố là môi trường phi thuế quan khi mà nó
được sử dụng để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ. Nguyên tắc này có thể được thiết

127
lập nhanh chóng trước khi các nước đánh các khoản thuế và trước khi các hình thái
quyền lợi được bảo đảm để bảo vệ các khoản thuế đó.
5.2.4. Cơ sở hạ tầng thanh toán
Thực thi thương mại điện tử yêu cầu phải có hệ thống thanh toán tự động. Khi
chưa có hệ thống thanh toán tự động, thương mại điện tử chỉ sử dụng được phần trao
đổi thông tin, quảng cáo, tiếp thị...v.v chưa thể có thương mại điện tử theo đúng nghĩa
của nó.
Chức năng quan trọng nhất của các trang web thương mại điện tử chính là việc tiến
hành hoạt động thanh toán trực tuyến thông qua mạng Internet. Thanh toán trong lĩnh
vực thương mại điện tử có thể dưới nhiều hình thức. Theo Evans và Schmalensee để
đánh giá xem hình thức thanh toán điện tử nào được sử dụng nhiều nhất phải dựa trên
những nhân tố sau:
• Tính độc lập: Một vài hình thức thanh toán điện tử phải sử dụng đến phần mềm và
phần cứng riêng biệt để tiến hành thanh toán. Hầu hết tất cả các hình thức thanh toán
điện tử đều yêu cầu người bán phải cài đặt những phần mềm chuyên biệt để có thể cho
phép khách hàng thực hiện thanh toán trực tuyến. Và thường thì các hình thức thanh
toán này không được các tổ chức ủng hộ.
Kết nối và Di chuyển: Tất cả các hình thức thanh toán điện tử đều chạy trên một hệ
thống riêng biệt nhằm kết nối với hệ thống và ứng dụng của các doanh nghiệp khác.
Thanh toán điện tử thường phải được kết nối với những ứng dụng có sẵn và máy tính
sẽ hỗ trợ làm việc này.
• An ninh: Người bán trước khi tiến hành một hình thức thanh toán điện tử thường tự
đặt ra những câu hỏi như: Việc chuyển tiền có mức độ an toàn đến đâu? Kết quả của
quá trình chuyển tiền như thế nào? Hay nếu rủi ro của người bán lớn hơn rủi ro đối với
người mua thì hình thức thanh toán nào là không được chấp thuận? Liệu hình thức
thanh toán đó có dễ bị giả mạo hay không?
• Khả năng lần theo dấu vết: Nếu người mua thanh toán bằng tiền mặt thì người bán
sẽ rất khó khăn để biết được tiền thanh toán đang ở khu vực nào, trong khi nếu thanh
toán bằng thẻ tín dụng hay séc thì người bán có thể có được câu trả lời tiền.
• Thanh toán: Hầu hết người bán chỉ chấp thuận thẻ tín dụng đối với những đơn hàng
từ nhỏ tới lớn. Với hàng hóa có chi phí quá nhỏ (chỉ vài đôla) thì thẻ tín dụng sẽ không
được sử dụng. Ngoài ra, thẻ tín dụng sẽ không được dùng đối với những đơn hàng có
giá trị quá lớn – như việc mua một chiếc máy bay.

128
• Dễ dùng: Đối với hình thức thanh toán điện tử B2C, thẻ tín dụng là phương tiện sử
dụng nhiều nhất. Còn đối với thanh toán điện tử B2B, câu hỏi đặt ra là liệu hình thức
thanh toán nào có thể được dùng cho cả hình thức mua sắm offline hiện có.
• Phí giao dịch: Nếu sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán thì người bán phải trả phí giao
dịch lên tới 3% giá trị đơn hàng. Điều này sẽ khiến cho những người mua với giá trị
hàng thấp sẽ tìm một hình thức thanh toán thay thế khác với mức phí thấp hơn.
Hiện nay có bốn hình thức thanh toán phổ biến cả trong lĩnh vực thương mại
truyền thống và thương mại điện tử B2C, đó là tiền, séc, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Thẻ
tín dụng là hình thức thanh toán trực tuyến phổ biến và phát triển nhất hiện nay. 85%
người tiêu dùng trên thế giới đã sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng trực tuyến. Riêng
tại Mỹ con số này là 96%. Loại hình thanh toán trực tuyến phổ biến thứ hai trên thế
giới là tiền điện tử do các công ty cung cấp. Tiền điện tử dùng để mua sắm hàng hóa
và dịch vụ, tuy nhiên nó không thể chuyển thành tiền mặt.
Hoạt động thanh toán điện tử tiến hành hoàn toàn qua các phương tiện điện tử,
chính vì vậy, trong hoạt động có thêm chủ thể thứ ba không thể thiếu được là các trung
gian. Các trung gian trong thanh toán điện tử có thể là ngân hàng, các cơ quan cung
cấp giải pháp thanh toán. Trong thanh toán điện tử các bên tiến hành hoạt động thanh
toán mà không cần gặp gỡ nhau trực tiếp nên rủi ro trong thanh toán là cao hơn nhiều
so với hình thức thanh toán thông thường:
• Rủi ro đối với người mua: Thông tin cá nhân có thể bị người bán sử dụng sai mục
đích, hay thông tin về tài khoản thẻ bị ăn cắp nhằm mục đích sai trái khi kẻ xấu cố tình
truy cập vào hệ thống thông tin.
• Rủi ro đối với người bán: Có khi khách hàng của công ty là đối thủ cạnh tranh tham
gia vào nhằm mục đích tham khảo giá; khách hàng có thể là những kẻ giả mạo mua
hàng, nhận hàng mà không thanh toán; khách hàng cũng có thể là những tin tặc xấu
truy cập vào với mục đích làm giảm uy tín doanh nghiệp, thay đổi dữ liệu khách hàng,
thay đổi thông tin về giá, ăn trộm thông tin khách hàng.
• Rủi ro đối với các nhà trung gian: Thông tin thẻ thanh toán của khách hàng bị mất;
khách hàng không trả tiền (thường là đối với thẻ tín dụng)
• Rủi ro đối với xã hội: Nhiều hoạt động thanh toán điện tử là nhằm mục đích rửa tiền.
Từ những rủi ro nêu trên để phát triển hoạt động thanh toán điện tử thì đòi hỏi phải
xây dựng một cơ sở hạ tầng đảm bảo những yêu cầu sau:
• Đảm bảo an toàn: Hệ thống thanh toán phải có khả năng bảo mật cao, kẻ xấu không
thể tấn công vào hệ thống thông tin thẻ và cơ sở dữ liệu của người bán với mục đích
xấu.
129
• Linh hoạt: Sử dụng những công cụ thanh toán điện tử khác nhau cho từng hoàn cảnh
khác nhau để tránh được rủi ro.
• Gần gũi với hệ thống máy tính: Nhằm giảm thiểu chi phí cho các giao dịch đến mức
tối thiểu nhất. Phát triển thanh toán điện tử trước hết phải phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật bao gồm: cơ sở hạ tầng để triển khai hoạt động thanh toán điện tử, song hành với
nó là phát triển hạ tầng bảo mật. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật thanh toán điện tử chính
là việc xây dụng hệ thống thẻ thanh toán, giải pháp thanh toán trực tuyến. Hiện nay hạ
tầng thẻ thanh toán phát triển với tốc độ chóng mặt do nó đem lại nhiều tiện ích cho
xã hội trong cả các giao dịch trực tuyến và truyền thống.
Ngoài sử dụng các loại thẻ trong thanh toán điện tử ra thì người tiêu dùng còn
có thể sử dụng các giải pháp thanh toán trực tuyến như: tiền điện tử, ví điện tử, hóa
đơn điện tử. Các giải pháp thanh toán như ví điện tử, tiền điện tử, hay thẻ thanh toán
đã giúp cho các chủ thể tham gia vào thương mại điện tử có thế thanh toán trực tuyến.
Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay đó là các thông tin thanh toán của chủ thẻ thường
xuyên bị ăn cắp với mục đích không tốt, có hiện tượng rửa tiền thông qua việc sử dụng
tiền điện tử...Chính vì vậy, bên cạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thanh
toán điện tử thì còn phải chú trọng tới xây dựng cơ sở hạ tầng bảo mật thanh toán giúp
cho hoạt đông thanh toán điện tử tiến hành dễ dàng, minh bạch.
Có một đặc điểm chung của hệ thống thanh toán, cho dù là truyền thống hay
thanh toán điện tử, là đòi hỏi chế độ bảo mật rất cao. Chính vì vậy, các nghiên cứu và
kết quả nghiên cứu nhằm vào lĩnh vực này ngày càng nhiều. Ngoài ra, hệ thống thanh
toán tự động cũng luôn đi kèm với hệ thống mã hoá (mã số, mã vạch) sản phẩm trên
phạm vi toàn cầu.
5.2.5. Cơ sở hạ tầng về kho tàng và chuyển phát vật lý
Đối với một giao dịch bán lẻ hàng hóa hữu hình như bộ quần áo hay món đồ
thủ công mỹ nghệ không thể truyền qua mạng như các hàng hóa, dịch vụ số. Sau khi
thực hiện xong một giao dịch qua phương thức điện tử, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện
tiếp khâu cuối cùng, đó là vận chuyển hàng hóa hữu hình đến địa chỉ mà khách hàng
yêu cầu. Nếu không có một cơ sở hạ tầng chuyển phát thì thương mại điện tử không
thể phát huy tác dụng của nó. Các doanh nghiệp khi kinh doanh thương mại điện tử
phải xem xét nên tự đầu tư hệ thống chuyển phát hàng hóa hay thuê ngoài hoặc liên
kết kinh doanh (thuê các hãng vận chuyển chuyên nghiệp, các doanh nghiệp bưu
chính…v.v) và doanh nghiệp cũng phải xây dựng giá cước hợp lý theo từng cự ly, khu
vực địa lý khác nhau.

130
Chức năng của kho hàng gồm: Gom hàng; Phối hợp hàng hóa; Bảo quản và lưu
giữ. Vai trò của nó là:
Đảm bảo tính liên tục của quá trình phân phối hàng hóa. Góp phần giảm chi phí
sản xuất và vận chuyển
Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng thông qua việc đảm bảo hàng hóa
sẵn sàng về số lượng, chất lượng và trạng thái lô hàng giao, góp phần giao hàng đúng
thời gian và địa điểm.
Có khá nhiều loại kho khác nhau đc sử dụng khá linh hoạt để đáp ững các mục
tiêu dự trữ cụ thể:
Theo đối tượng phục vụ có: Kho định hướng thị trường; Kho định hướng
nguồn hàng.
Theo đặc điểm kiến trúc có: Kho kín; Kho nửa kín; Kho lộ thiên (bãi chứa hàng).
Theo quyền sở hữu có: Kho riêng; Kho công cộng; Kho hợp đồng.
Theo điều kiện thiết kế, thiết bị: Kho thông thường; Kho đặc biệt (kho lạnh…).
Hoạt động giao hàng của kênh bán hàng trực tuyến rất quan trọng. Đây chính
là một trong những yếu tố làm nên sự khác biệt giữa các công ty bán hàng trên mạng.
Thông số kỹ thuật của hàng hóa có thể xem trên mạng nhưng chất lượng dịch vụ giao
hàng thì phải chờ khi nhận hàng mới đánh giá được. Đối với một số loại hàng, như
thực phẩm tươi sống, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khách mua hàng trực tuyến ưu
tiên hàng đầu là yếu tố tiện lợi chứ không phải giá cả. Vì vậy, nếu tạo uy tín tốt về dịch
vụ giao hàng như nhanh chóng, tiện lợi, an toàn, doanh nghiệp sẽ chinh phục được
niềm tin của khách hàng. Ngược lại, nếu khâu giao hàng làm không tốt, khách hàng sẽ
không hài lòng và có thể không quay trở lại.
Để đảm bảo chất lượng giao hàng trong kênh trực tuyến, doanh nghiệp có thể
chọn lựa hai kế hoạch: Tự tổ chức việc giao hàng và Vận chuyển hợp đồng (Sử dụng
một phần hoặc toàn bộ dịch vụ giao hàng từ đối tác thứ ba).
Tự tổ chức việc giao hàng là loại hình vận chuyển trong đó các doanh nghiệp
sản xuất-kinh doanh có phương tiện vận tải và tự cung cấp dịch vụ vận chuyển cho
riêng mình. Lí do chính để một doanh nghiệp sở hữu phương tiện vận tải riêng là để
đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng và tính ổn định của quá trình sản xuất-kinh
doanh, mà các dịch vụ này không phải lúc nào cũng có thể thuê được các hãng vận
chuyển bên ngoài. Các đơn vị vận tải thường có nhiều khách hàng và không thể luôn
thoả mãn các yêu cầu vận chuyển đặc biệt của mỗi khách hàng (chẳng hạn: vận chuyển
nhanh với độ tin cậy cao; xử lí hàng hoá phức tạp), nhất là vào những thời kì cao điểm
của thị trường vận tải.
131
Những đặc điểm về chất lượng dịch vụ như: mức độ tin cậy cao; chu kì hoạt
động ngắn; phản ứng nhanh chóng; kiểm soát chặt chẽ và mức độ tiếp xúc với khách
hàng cao là ưu điểm của bộ phận vận chuyển nội bộ. Nếu như khối lượng hàng hoá
vận chuyển lớn và đều đặn, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa công xuất của các
phương tiện thì chi phí vận chuyển có thể thấp hơn so với thuê ngoài, tuy rằng chi phí
đầu tư ban đầu khá lớn, và có thể nảy sinh thêm một số vấn đề về lao động và quản lí.
Hầu hết các phương tiện vận chuyển riêng do doanh nghiệp tự sở hữu là ô tô trọng tải
vừa và nhỏ do mức đầu tư không quá cao, do tính linh hoạt và cơ động của phương
tiện này, và đồng thời cũng là công cụ quảng cáo di động rất hữu hiệu của doanh nghiệp
trên đường phố.
Việc sử dụng vận chuyển riêng không chỉ đơn thuần là quyết định về vận tải,
mà còn là quyết định về tài chính và tổ chức. Đây là quyết định có tính chiến lược và
dài hạn, cần có sự cân đối tổng thể về năng lực phục vụ khách hàng với năng lực tài
chính và mục tiêu của doanh nghiệp.
Không phải công ty nào cũng có đủ nguồn lực để tự tổ chức việc giao hàng tận
nhà cho khách, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, điều đó không có
nghĩa là họ không thể tham gia vào việc bán hàng trực tuyến. Ngược lại, họ vẫn có thể
thực hiện việc giao hàng đúng thời gian và quy cách cho khách hàng bằng cách sử
dụng dịch vụ từ một đối tác thứ ba.
Ưu điểm của vận chuyển hợp đồng là có khả năng cung cấp nhiều loại dịch vụ
đơn lẻ và trọn gói khác nhau theo đúng yêu cầu của khách hàng về lịch trình, địa điểm
và thời gian. Các đơn vị vận tải này còn có thể đáp ứng cả những dịch vụ đặc biệt trong
quá trình vận chuyển như dịch vụ bảo vệ (sản phẩm tươi sống được bảo quản đông lạnh,
sản phẩm dễ vỡ được bao gói và chằng dây an toàn); dịch vụ vận chuyển liên tuyến (khi
đơn vị vận tải chỉ hoạt động trong địa bàn nhất định nhưng chịu trách nhiệm chuyển giao
cho hãng vận chuyển khác và đảm bảo trách nhiệm pháp lí về hàng hoá từ đầu đến cuối);
dịch vụ bốc dỡ, chất xếp hàng hoá, làm các thủ tục giấy tờ hải quan. v.v.
Khi tham gia kênh bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp cần nghiên cứu và nhận
dạng những yếu tố cốt lõi mà khách hàng mong muốn khi chọn mua hàng qua kênh
trực tuyến. Doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng dịch vụ bán hàng trực tuyến mà
trong đó chất lượng của dịch vụ giao nhận hàng là một yếu tố quan trọng. Tùy vào
nguồn lực doanh nghiệp và thực tế thị trường, doanh nghiệp có thể chọn một trong hai
chiến lược: hoặc tự thực hiện, hoặc chuyển việc giao nhận này cho đối tác thứ ba. Dù
là cách nào, cũng cần đảm bảo hai điều: phải làm khách hàng hài lòng và đảm bảo lợi
nhuận cho công ty.

132
5.2.6. Cơ sở hạ tầng nhân lực
Đối với những ngành sản xuất kinh doanh khác, yêu cầu về nguồn nhân lực chỉ
đặt ra đối với các nhà cung ứng sản phẩm. Trong khi đó, thương mại điện tử còn đặt
ra yêu cầu về trình độ, khả năng của người mua hàng. Vì vậy, muốn phát triển thương
mại điện tử đòi hỏi:
a. Người quản lý (Senior Manager and Middle Manager): Không như thương
mại truyền thống, ngoài người mua, người bán trong thương mại điện tử còn đòi hỏi
một cơ sở hạ tầng nhân lực mà trong đó chuyên gia công nghệ thông tin đóng một vai
trò hết sức quan trọng góp phần đưa hàng hóa và dịch vụ tới những khách hàng hay
người sử dụng qua mạng Internet. Như vậy cần có một lực lượng các nhà quản lý
chuyên môn giỏi, đủ sức điều hành và khai thác mạng, có khả năng thực hiện tốt các
giao dịch trên mạng.
b. Chuyên gia công nghệ thông tin (Knowledge worker): Như các phần trước
đã trình bày, thương mại điện tử được hình thành từ các khái niệm về công nghệ thông
tin, máy tính và mạng Internet. Do vậy các chuyên gia công nghệ thông tin sẽ là những
người tham gia quyết định việc chuyển loại hình kinh doanh thương mại truyền thống
sang kinh doanh thương mại điện tử.
c. Nhân viên tác nghiệp (Operational Worker): thương mại điện tử là những ứng
dụng của Internet và công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, chính vì vậy,
bên cạnh đội ngũ kỹ thuật viên, để các hoạt động thương mãi diễn ra trôi chảy, không
thể thiếu các nhân viên kinh doanh, những người sẽ trực tiếp nghiên cứu và triển khai
việc bán gì trên mạng với giá cả nào, bán cho ai và chăm sóc họ như thế nào…v.v. Tuy
nhiên, đội ngũ nhân viên kinh doanh này cũng đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật nhất
định về máy tính và Internet để chủ động điều hành tác nghiệp.
d. Khách hàng (Customer): Số lượng người tiêu dùng quyết định sự thành bại
của một sản phẩm hay dịch vụ. Muốn phát triển thương mại điện tử thì đông đảo người
tiêu dùng phải hiểu biết và sử dụng được các dịch vụ Internet. Theo ý kiến các chuyên
gia, để hình thành thị trường thương mại điện tử thì số người sử dụng Internet phải đạt
khoảng 5% dân số thì thương mại điện tử mới thực sự có điều kiện phát triển và đa số
người mua hàng biết cách làm việc trên mạng, sử dụng tương đối tốt các kỹ năng về
công nghệ thông tin, các công cụ thanh toán điện tử, đọc hiểu được tiếng Anh (hơn
80% nội dung trên Internet được biểu thị bằng tiếng Anh).
5.2.7. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
Để phát triển thương mại điện tử, hạ tầng kinh tế - xã hội phải được phát triển
một cách đồng bộ. Trong đó các vấn đề quan trọng cần được lưu ý, giải quyết là:

133
- Hệ thống mã vạch quốc gia
Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho
người ta thường in trên hàng hóa một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của
hàng hóa. Mã số mã vach của hàng hóa bao gồm hai phần : mã số của hàng hóa và mã
vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc. Việc tương thích mã quốc gia
trên mạng Internet là hết sức quan trọng, các hệ thống máy tính sẽ xử lý thông tin trên
cơ sở việc đọc mã vạch trên các sản phẩm hàng hóa. Hệ thống thông tin kinh tế của
nhiều quốc gia hiện tại không tương thích với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế (thậm chí
từng có tranh chấp về việc cung cấp và quản lý mã vạch).
- Tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại
Vì giao dịch mua bán diễn ra trên mạng nên người mua không thể trực tiếp sờ
mó, nhìn ngắm các sản phẩm định mua. Do đó, sản phẩm bán trên mạng cần phải được
tiêu chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế, được kiểm soát bằng hệ thống văn bản
pháp quy.
- Mức sống của người dân
Mức sống thấp không cho phép đông đảo dân cư tiếp xúc với các phương tiện
của “kinh tế số hóa”. Nếu chi phí cho một máy tính cá nhân, thiết bị phụ trợ, thuê bao
Internet, phí truy nhập, … qua lớn so với thu nhập bình quân của một người dân thì
lượng người truy cập vào Internet sẽ ít. hực tế là ở các nước chậm và đang phát triển,
chỉ những người dân thành thị mới có cơ hội tiếp cận với máy tính và số ít trong đó
được biết đến Internet. Mức sống của người dân còn quyết định sức mua. Thương mại
điện tử không thể phát triển trong điều kiện một thị trường có sức mua thấp!
- Năng suất lao động
Nền kinh tế Internet đòi hỏi một nền sản xuất có năng suất lao động cao. ở các
nước nghèo đang phát triển, năng suất lao động còn thấp, cách thức tổ chức công việc
thiếu khoa học, tỉ lệ thất nghiệp cao chưa tạo được động lực thúc đẩy tiết kiệm cao độ
chi phí vật chất và thời gian.
- Nhận thức
Thương mại điện tử ảnh hưởng rất nhiều đến con người với các thành phần khác
nhau. Việc ứng dụng thương mại điện tử sẽ nảy sinh các vấn đề như làm sao để có thể
phổ cập các ứng dụng trên mạng Internet hoặc có một đội ngũ chuyên gia tin học đủ
mạnh để thường xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới phát triển ra để phục vụ
cho nền kinh tế số hoá nói chung và thương mại điện tử nói riêng, hoặc có khả năng
xây dựng được các chương trình ứng dụng có thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động của
một nền kinh tế số hoá, tránh bị lệ thuộc vào các nước đã phát triển.a
134
5.3. Các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử
TMĐT được phân chia thành một số loại như B2B, B2C, C2C dựa trên thành
phần tham gia hoạt động thương mại. Có thể sử dụng hình sau để minh họa cách phân
chia này.
Government Business Consumer
Government G2G G2B G2C
Business B2G B2B B2C
Consumer C2G C2B C2C
Hình thức giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với khách hàng (Business
to Customer B2C) thành phần tham gia hoạt động thương mại gồm người bán là doanh
nghiệp và người mua là người tiêu dùng. Sử dụng trình duyệt (web browser) để tìm
kiếm sản phẩm trên Internet. Sử dụng giỏ hàng (shopping cart) để lưu trữ các sản phẩm
khách hàng đặt mua. Thực hiện thanh toán bằng điện tử.
Hình thức giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp
(Business to Business - B2B): thành phần tham gia hoạt động thương mại là các doanh
nghiệp, tức người mua và người bán đều là doanh nghiệp. Sử dụng Internet để tạo mối
quan hệ giữa nhà cung cấp và các cửa hàng thông qua các vấn đề về chất lượng, dịch
vụ. Marketing giữa hai đối tượng này là marketing công nghiệp. Hình thức này phổ
biến nhanh hơn B2C. Khách hàng là doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận và sử dụng
Internet hay mạng máy tính. Thanh toán bằng điện tử.
Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan chính quyền (Business to
Government- B2G) và giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan chính quyền (B2G).
Các giao dịch này gồm khai hải quan, nộp thuế, báo cáo tài chính và nhận các văn bản
pháp qui..Giao dịch giữa các cá nhân với cơ quan chính quyền (Custmer to Government
C2G). Các giao dịch này gồm xin giấy phép xây dựng, trước bạ nhà đất…
Hai loại giao dịch này thuộc về một hình thức được gọi là chính phủ điện tử.
Chính phủ điện tử là cách thức qua đó các Chính phủ sử dụng các công nghệ mới trong
hoạt động để làm cho người dân, Doanh nghiệp tiếp cận các thông tin và dịch vụ do
Chính phủ cung cấp một cách thuận tiện hơn, để cải thiện chất lượng dịch vụ và mang
lại các cơ hội tốt hơn cho người dân, Doanh nghiệp trong việc tham gia vào xây dựng
các thể chế và tiến trình phát triển đất nước.
Mục đích của chính phủ điện tử là của dân, do dân và vì dân, có ảnh hưởng
mang tính cách mạng đến sức mạnh và sự sống còn của các Chính phủ và nền dân chủ
thực sự ở mỗi quốc gia. Việc phát triển Chính phủ điện tử theo lộ trình được hoạch
định sẽ mở ra khả năng phát huy sự đóng góp trí tuệ của tất cả người dân tham gia vào
135
quá trình thúc đẩy sự phát triển đất nước. Chính phủ điện tử sẽ cải thiện chính phủ theo
4 cách thức quan trọng:
- Người dân có thể đóng góp ý kiến một cách dễ dàng hơn đối với Chính phủ.
- Người dân sẽ nhận được các dịch vụ tốt hơn từ các cơ quan tổ chức Chính phủ
bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu (tại nhà, ở công sở, trạm điện thoại…) và vì bất kỳ lý do gì.
Đây là hình thức phát triển mới của mô hình Chính phủ một cửa: Chính phủ có
nhiều cửa và khách hàng có thể thông qua một cửa bất kỳ để tiếp cận được các dịch vụ
của chính phủ.
- Người dân sẽ nhận được nhiều dịch vụ thích hợp hơn từ các cơ quan Chính
phủ, bởi các cơ quan này sẽ phối hợp một cách hiệu quả hơn với nhau.
- Người dân sẽ có được thông tin một cách tốt hơn vì họ có thể nhận được các thông
tin cập nhật và toàn diện về các luật lệ, quy chế, chính sách và dịch vụ của chính phủ
Các dịch vụ chính phủ trực tuyến:
Trước đây các cơ quan chính phủ cung cấp dịch cho dân chúng tại trụ sở của
mình, thì nay nhờ vào công nghệ thông tin và viễn thông, các trung tâm dịch vụ trực
tuyến được thiết lập, hoặc là ngay trong trụ sở cơ quan chính phủ hoặc gần với dân.
Qua các cổng thông tin cho công dân, người dân nhận được thông tin, có thể
hỏi đáp pháp luật, được phục vụ giải quyết các việc trong cuộc sống hàng ngày: Chuyển
quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng, cấp đăng ký kinh doanh, chứng thực, và xác
nhận chính sách xã hội…mà không phải đến trực tại trụ sở các cơ quan Chính phủ như
trước đây.
Ngoài các hình thức kể trên, còn phải kể đến hình thức giao dịch giữa các cá
nhân với nhau hay còn gọi là giao dịch Customer to Customer (C2C) hoặc Peer to Peer
(P2P). Thành phần tham gia hoạt động thương mại là các cá nhân, tức người mua và
người bán đều là cá nhân.
5.4. Ảnh hưởng của thương mại điện tử
5.4.1. Tác động đến hoạt động marketing
Thương mại điện tử là việc ứng dụng các phương tiện điện tử và mạng viễn thông
để tiến hành các hoạt động thương mại, mà ở đây chủ yếu chính là việc tiến hành hoạt
động thương mại thông qua website. Chính vì vậy mà hoạt động marketing trong thương
mại điện tử có nhiều thay đổi so với hoạt động marketing truyền thống. Trong hoạt động
thương mại truyền thống chủ yếu triển khai chiến lược marketing “ đẩy” thì trong hoạt
động thương mại điện tử chủ yếu là triển khai hoạt động marketing “ kéo”. Hàng hóa
trong thương mại điện tử có tính cá biết hóa cao do thông qua website doanh nghiệp có
thể giao tiếp trực tiếp với một lượng khách hàng lớn ở cùng một thời điểm, như vậy
136
doanh nghiệp sẽ biết được thị hiếu của người tiêu dùng cũng như những thay đổi về thị
hiếu người tiêu dùng để từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất đáp ứng cao
nhất nhu cầu người tiêu dùng. Điều này đồng nghĩa với việc vòng đời sản phẩm sẽ rút
ngắn lại. Ngoài ra thương mại điện tử còn giúp các doanh nghiệp giảm chi phí phân
phối, chi phí bán hàng xuống tới mức thấp nhất do loại bớt được các thành phần trung
gian tham gia vào hoạt động marketing. Đặc biệt là đối với hàng hóa số hóa thì việc mua
bán, trao đổi và thanh toán diễn ra cùng một lúc cho dù người mua và bán ở các quốc
gia khác nhau trên thế giới.
5.4.2. Thay đổi mô hình kinh doanh
Một mặt, các mô hình kinh doanh truyền thống bị áp lực của Thương mại điện tử
phải thay đổi, mặt khác các mô hình kinh doanh thương mại điện tử hoàn toàn mới được
hình thành. Ví dụ như: -Dell được biết tới là một trong số các nhà sản xuất thành công
nhất trên thế giới. Năm 1996, Dell bắt đầu bán máy tính qua mạng. Năm 2000, công ty
đã bán được trên 50 sản phẩm mỗi ngày qua mạng. Dell là công ty đầu tiên xây dựng
một hệ thống sản xuất theo yêu cầu của khách hàng( BTO). Với mô hình kinh doanh
mới, Dell đã đem lại cho khách hàng nhiều sự chọn lựa với những sản phẩm tốt nhất, và
sản phẩm mang tính cá biệt cao. Nhờ việc ứng dựng internert vào trong hoạt động kinh
doanh mà giờ đây công ty đã bán hàng trực tiếp tới khách hàng cuối cùng mà không
phải sủ dụng tới các nhà phân phối trung gian. - Amazon.com: là doanh nghiệp thương
mại điện tử đầu tiên trên thế giới. Ngay từ ngày đầu thành lập công ty đã xây dựng cho
mình một mô hình kinh doanh đó là bán hàng hoàn toàn trực tuyến trên mạng ( click
and motor).
Thay vì xây dựng các gian hàng ngoài đời thực thì công ty xây dựng các gian
hàng ảo trên trang web của công ty là amazon.com, nơi mà ngừoi tiêu dùng có thế vào
tìm kiếm thông tin sản phẩm, tiến hành việc mua hàng và thanh toán tại trang web công
ty. Amazon.com được đánh giá là trang web bán lẻ lớn nhất trên thế giới hiện nay và nó
có một tầm ảnh hưởng lớn tới hầu hết các cửa hàng bán lẻ. - Cisco: là công ty sản xuất
các thiết bị kết nối, router và switch hàng đâu trên thế giới. Năm 1994, công ty đã triển
khai việc bán hàng trực tuyến. Công ty cũng xây dựng một mô hình kinh doanh gần
giống Dell đó là sản xuất theo yêu cầu của khách hàng bằng cách triển khai một hệ thống
hỗ trợ trực tuyến có tên là “Cisco Connection Online” - CCO. Dịch vụ hỗ trợ trực tuyến
này được rất nhiều khách hàng và đối tác của công ty quan tâm. 85% dịch vụ khách hàng
trực tuyến là được triển khai qua hệ thống này.
5.4.3. Tác động đến hoạt động sản xuất

137
Thương mại điện tử đã làm thay đổi hoạt động sản xuất từ sản xuất hàng loạt
thành sản xuất đúng lúc và theo nhu cầu. Trong thương mại điện tử, hê thống sản xuất
được tích hợp với hệ thống tài chính, hoạt động marketing, và các hệ thống chức năng
khác trong và ngoài tổ chức. Giờ đây nhờ ứng dụng thương mại điện tử mà doanh nghiệp
có thể hướng dẫn khách hàng đặt hàng theo nhu cầu của từng cá nhân chỉ trong vài giây
bằng cách sử dụng phần mềm ERP trên nền website. Vòng đời của một số sản phẩm đã
được rút ngắn khoảng 50% nhờ ứng dụng thương mại điện tử. Ví dụ như: - Li&Fung là
một doanh nghiệp thương mại điện tử chủ yếu theo mô hình B2B chuyên sản xuất quần
áo, hàng dệt may, đồ thủ công, đồ chơi, đồ thể thao và các sản phẩm cho gia đình. Thành
công của Li&Fung ngày hôm nay có được là nhờ doanh nghiệp đã biết ứng dụng thương
mại điện tử vào trong chuỗi cung ứng nhằm tạo ra được nhiều giá trị gia tăng trong môi
trường sản xuất không biên giới. Công ty là doanh nghiệp đầu tiên triển khai mạng
intranet toàn cầu cho hoạt động sản xuất vào năm 1995.
Việc triển khai mạng intranet đã giúp cho doanh nghiệp mua và vận chuyển
nguyên phụ liệu đúng lúc, kiểm tra trực tuyến quá trình sản xuất thông qua hình ảnh số
hóa ghi được từ nhà máy. Ngoài ra vào năm 1997, công ty đã xây dựng được một mạng
extranet nhằm kết nối công ty với các đối tác và khách hàng. Mạng extranet của công ty
cho phép phát triển sản phẩm trực tuyến cũng như theo dõi đơn hàng trực tuyến, xóa bỏ
các công việc giấy tờ
- Ford là công ty sản xuất oto lớn thứ hai trên thế giới, hoạt động trên 40 quốc gia với
114 nhà máy sản xuất và hơn 350.000 nhân viên. Công ty đã tiến hành thay đổi hoạt
động kinh doanh bằng cách ứng dụng công nghệ cao và internet vào trong hoạt động sản
xuất cũng như phân phối sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng một cách nhanh nhất, tốt
nhất và hiệu quả tối đa. Nhờ việc sử dụng website để liên lạc và giao tiếp với các nhà
cung cấp và nhà phân phối mà công ty đã tiết kiệm được khoảng 25% giá thành xe oto.
Ford cũng cho phép khách hàng thiết kế ra các kiểu xe trên web và từ đó sản xuất dựa
trên những thiết kế này.
5.4.4. Tác động đến hoạt động tài chính, kế toán
Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt
động thương mại, chính vì lẽ đó mà hoạt động tài chính và kế toán trong lĩnh vực này
có những đặc trưng riêng. Khác biệt lớn nhất giữa hoạt động tài chính, kế toán trong lĩnh
vực thương mại điện tử so với truyền thống chủ yếu là nằm ở hệ thống thanh toán điện
tử. Giờ đây hệ thống thanh toán truyền thống là không còn hiệu quả với hoạt động
thương mại điện tử, thay vào đó là việc triển khai các giải pháp thanh toán trực tuyến.
Giải pháp thanh toán trực tuyến đã giúp cho khách hàng và doanh nghiệp tiết kiệm được

138
rất nhiều chi phí và thời gian đồng thời đẩy nhanh tốc độ giao dịch trong hoạt động tài
chính, kế toán. Hiện này, trong lĩnh vực thương mại điện tử đã xuất hiện nhiều thuật ngữ
mới như ví điện tử, tiền điện tử….. Hay ví dụ như trong lĩnh vực ngân hàng đã hình
thành và phát triển nhiều hoạt động mới như: ngân hàng trực tuyến, thanh toán thẻ tính
dụng trực tuyến, thành toán bằng thẻ thông minh, ngân hàng di động….
5.4.5. Tác động đến hoạt động ngoại thương
Thương mại điện tử có một đặc điểm đó là thị trường toàn cầu, phi biên giới cho
nên hoạt động ngoại thương trong giai đoạn này có những điểm khác biệt so với hoạt
động ngoại thương trước đấy. Nhờ việc ứng dụng thương mại điện tử mà việc tiến hành
các hoạt động ngoại thương ngày càng trở lên dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa số hóa như sách điện tử, bản nhạc, phim, ảnh….hay dịch vụ
như dịch vụ tài chính, dịch vụ vận tải….Ngoài ra thương mại điện tử đã giúp các doanh
nghiệp giảm được rất nhiều chi phí và thời gian bao gồm chi phí đi lại, chi phí giao dịch,
chi phí cho trung gian. Hiện nay thương mại điện tử được xem là một công cụ hữu hiệu
cho việc tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc
biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. Triển khai thương mại điện tử, hay ở đây là việc
dùng internet vào trong hoạt động kinh doanh đã giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận
nhanh chóng tới tất cả thị trường trên toàn cầu với chi phí thấp nhất mà không phải qua
bất cứ trung gian nào. Mỹ là quốc gia đầu tiên tiến hành các hoạt động thương mại điện
tử và đã thu được nhiều lợi ích to lớn trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương. Hiện
nay, hoạt động thương mại điện tử của Mỹ chiếm khoảng 4/5 tổng số giao dịch thương
mại điện tử trên toàn cầu. Trong khi đó năm 2007 tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của
Mỹ chiếm khoảng 1/9 tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của toàn thế giới. Qua đây thấy
rằng thương mại điện tử có tác động to lớn tới hoạt động ngoại thương của nước Mỹ.
5.5. Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam
5.5.1. . Thương mại điện tử thế hệ thứ ba
Trong khi máy tính đã trải qua 5 thế hệ trong lịch sử phát triển gần 40 năm qua
thì Thương mại điện tử (thương mại điện tử) mới trải qua hai giai đoạn và đang tiến tới
thế hệ thứ 3. Nền kinh tế tri thức đang chuẩn bị cho một bước ngoặt lớn mà ở đó sự canh
tranh đi vào chiều sâu, nếu không có sự chuẩn bị tốt, bất kỳ một đối thủ nào cũng có thể
bị loại ra khỏi cuộc chơi. Vậy thương mại điện tử thế hệ ba sẽ mang những đặc tính gì?
a. Thế hệ thứ nhất
Các Công ty tham gia thế hệ thương mại điện tử thứ nhất bằng cách tạo dựng các
trang web, tìm cách kết nối chúng với internet để khách hàng có thể truy nhập 24/24.
Các trang web này đơn giản là những trang quảng cáo sản phẩm, dịch vụ giới thiệu về

139
Công ty. Một số công ty đã thiết lập hệ thống đơn hàng, giá mua bán hàng hoá, nhưng
những thông tin từ các đơn đặt hàng này được xử lý một cách thủ công. Chính vì thế,
người ta gọi thương mại điện tử thế hệ thứ nhất là thế hệ "ca - ta - lô" điện tử (electronic
brochure). Tuy chưa mang lại giá trị trao đổi thương mại lớn, nhưng thương mại điện tử
thế hệ thứ nhất đã tạo một bước đột phá đối với thương mại truyền thống, tạo ra các mối
liên kết hoàn toàn mới giữa người bán và người mua.
b. Thế hệ thứ hai
Thương mại điện tử thế hệ thứ nhất đã đánh vào thị hiếu của khách hàng là muốn
có sự giao tiếp hai chiều giữa người bán, người mua và thông tin trực tuyến. Những nhu
cầu này đã đẩy thương mại điện tử phát triển đến thế hệ thứ hai nơi mà các nhà cung cấp
tích hợp các máy chủ Web với hệ thống kinh doanh điện tử để cung cấp dịch vụ internet.
Trên rất nhiều Website hiện nay, khách hàng có thể đặt hàng. Thông tin đặt hàng
được tiếp nhận và chuyển xuống cho một hệ thống xử lý đơn đặt hàng. Một số doanh
nghiệp sử dụng các công nghệ kinh doanh thông minh để phân tích các thuộc tính mua
hàng của khách hàng và lập hồ sơ khách hàng. Ví dụ như trang Web của nhà sách nổi
tiếng thế giới Amazon (www.amazon.com). Nếu bạn đã một lần vào đăng ký mua sách
văn học, thì hệ thống dữ liệu khách hàng tự động lập hồ sơ bạn và khi họ có một đầu
sách văn học mới, chương trình sẽ tự động gửi email chào bán đến cho bạn.
Tuy các nhà cung cấp đã tự động hoá thành công hệ thống kinh doanh của mình
nhưng khách hàng thì lại không thể nắm bắt hết những luồng dữ liệu khổng lồ trên mạng.
Họ muốn có được các thông tin thực nhưng phải là những thông tin mà họ cần. Khách
hàng đòi hỏi các nhà cung cấp phải chú ý đến việc đồng bộ các hệ thống kinh doanh
điện tử với quá trình xử lý kinh doanh tự động của họ và cho phép họ tập trung vào việc
ra các quyết định tối ưu.
Những Công ty có tầm nhìn bắt đầu nghĩ tới việc tạo ra các hệ thống thương mại
điện tử thoả mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Họ đang phát triển các dịch vụ khả dĩ có
thể tạo cho khách hàng khả năng đồng bộ thông tin với các ứng dụng dù các ứng dụng
này có thể là các hệ thống doanh nghiệp, năng suất cá nhân giao tiếp, hay các công cụ
ra quyết định.
c. Thế hệ thứ ba và những đặc trưng cơ bản
Thay vì cung cấp thông tin trên trang web hoặc các máy chủ để mọi người truy
cập khai thác, người ta trông đợi các nhà cung cấp sẽ trực tiếp chuyển thông tin qua
mạng tới từng khách hàng, từng máy tính cá nhân. Nhà bán hàng sẽ phải cung cấp đầy
đủ thông tin cho khách hàng của họ bất cứ ở đâu, bất kỳ lúc nào họ muốn thông qua máy
tính xách tay, điện thoại di động hoặc từ máy chủ tới máy chủ.

140
Thương mại điện tử thế hệ thứ ba không định hướng vào web mà định hướng vào
khách hàng. Thay vì phải ngồi trước máy tính, mở trình duyệt để tìm kiếm và dịch thông
tin trên trang web thì các hệ thống kinh doanh điện tử thế hệ ba sẽ tự động biết khách
hàng cần gì để gửi và biên dịch thông tin đó cho khách hàng.
Các Công ty sẽ cạnh tranh nhau trên cơ sở hiệu quả của việc đồng bộ thông tin
mà học có với thông tin mà khách hàng muốn để tạo ra lợi ích kinh doanh. Thắng lợi
của các Công ty không chỉ quyết định bằng việc tăng tốc độ, tự động hoá, tối ưu hoá các
hệ thống kinh doanh mà còn bằng việc cung cấp thông tin để giúp khách hàng của họ
tăng tốc, tự động hoá và tối ưu hoá quá trình ra quyết định kinh doanh.
Trong thương mại điện tử thế hệ ba, thông tin trở thành yếu tố then chốt trong
việc ra quyết định, mỗi tầng quyết định sẽ ảnh hưởng các tầng khác theo một hiệu ứng
liên hoàn qua nhiều trung gian khác nhau. Đối với phần lớn các hoạt động kinh doanh
điện tử, nhiều nhà cung cấp và bán hàng sẽ cùng tham gia vào một giao dịch và không
một nhà cung cấp đơn lẻ nào có thể nghĩ rằng mình là nhân tố quan trọng nhất.
Thương mại điện tử thế hệ ba sẽ đòi hỏi các ứng dụng tự động và thông minh ở
cả hai đầu giao dịch và phần mềm trung chuyển khả dĩ cho phép các ứng dụng tự tương
tác với nhau mà không cần sự tác động của con người. Một ứng dụng ở một đầu giao
dịch có thể tự động truy nhập và trao đổi nhiều nguồn thông tin cùng lúc trên nhiều máy
chủ của các công ty qua internet và đồng bộ hoá thông tin. Nếu một khách hàng muốn
kiểm tra tình hình phân phối sản phẩm thì anh ta có thể lấy dữ liệu từ xưởng sản xuất,
kho của nhà phân phố, bộ phận giám sát công-ten-nơ của nhà vận chuyển hoặc tại chính
phòng tiếp nhận của họ. Một cá nhân có thể dùng một ứng dụng tài chính để lấy thông
tin từ 10 hãng môi giới, 4 ngân hàng, 3 công ty bảo hiểm để lập lên một hồ sơ tài chính
riêng.
Lợi ích từ thương mại điện tử thế hệ ba:
Thế hệ thứ ba không chỉ tự động hoá việc cung cấp thông tin và xử lý kinh doanh
của nhà bán hàng mà còn tự động hoá một phần công việc của khách hàng (hợp nhất thông
tin). Lợi ích cho khách hàng đã rõ ràng: bằng việc tự động hoá sự đồng bộ và biên dịch
thông tin, khách hàng có nhiều lựa chọn về thông tin hơn để ra các quyết định tối ưu.
Thương mại điện tử thế hệ ba sẽ phát huy tối đa hiệu quả của mỗi con người, mỗi
nguồn lực và thúc đẩy tốc độ xử lý và ra quyết định kinh doanh. Do các ứng dụng trong
mỗi Công ty có thể làm việc một cách thông minh với nhau, con người được rảnh rang
để thực hiện những công việc tốt nhất như phân tích, tính toán, hoàn thiện các quyết
định, tìm ra những ngoại tệ trong hệ thống ứng xử chung. Việc quản trị sẽ trở nên đơn
giản, tức là vì những thông tin chíng xác, đa nguồn được cung cấp đúng lúc, đúng người.

141
Quá trình xử lý thông tin sẽ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn bởi dữ liệu được tập hợp
và xử lý đồng bộ với việc ra quyết định.
Trên hết, thương mại điện tử thế hệ ba gắn kết với phương thức kinh doanh của
một công ty với phương thức mà các đối tác, khách hàng của họ muốn thực hiện. Trong
khi nhiều người vẫn cho rằng chi phí thấp nhất sẽ chiến thắng trong nền kinh tế internet
thì phần lớn các chuyên gia lại nhất trí rằng cách dịch vụ khách hàng đặc biệt chiếm một
vai trò quan trọng trong việc thu hút và chiếm lĩnh khách hàng trên internet. Các Công
ty luôn nỗ lực thực hiện những dịch vụ mà khách hàng mong muốn mới tồn tại được
trong thương mại điện tử thế hệ ba.
Thương mại điện tử đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu. Tuy hiện nay
được áp dụng chủ yếu là ở các nước công nghiệp đang phát triển (riêng Mỹ chiếm
khoảng 1/2 tổng doanh số thương mại điện tử thế giới), nhưng các nước đang phát triển
cũng đã bắt đầu tham gia. Cách nhìn nhận, đánh giá, cách chuẩn bị, triển khai, và bước
đi khác nhau tuỳ theo đặc điểm và ý đồ của từng nước.
Kinh nghiệm nước ngoài cho thấy: để có thể tham gia có hiệu quả vào thương
mại điện tử và tránh được các rủi ro khả dĩ, mỗi nước đều phải có chiến lược chung về
thương mại điện tử, chương trình tổng thể, phương án hành động từng bước, và phải có
tổ chức chuyên trách (gồm 2 loại: tư vấn và thực hiện).
Sự phát triển của thương mại điện tử một mặt là kết quả của xu hướng tất yếu,
khách quan của quá trình "số hoá" toàn bộ hoạt động con người, một mặt khác là kết
quả của các nỗ lực chủ quan của từng nước, từng nhóm nước, và toàn thế giới nói chung,
đặc biệt là trên bình diện tạo môi trường pháp lý và đường lối chính sách cho kinh tế số
hoá nói chung và thương mại điện tử nói riêng.
5.5.2. Xu hướng toàn cầu hóa của TMĐT
Mô hình kinh doanh trên toàn cầu tiếp tục thay đổi đáng kể với sự ra đời của
TMĐT. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đóng góp vào sự phát triển của TMĐT. Ví
dụ, nước Anh có chợ TMĐT lớn nhất toàn cầu khi đo bằng chỉ số chi tiêu bình quân đầu
người, (con số này cao hơn cả Mỹ). Kinh tế Internet ở Anh có thể tăng 10% từ năm 2010
đến năm 2015. Điều này tạo ra động lực thay đổi cho ngành công nghiệp quảng cáo.
Với Internet, các rào cản về địa lý đang dần được xóa bỏ và việc mua bán, giao thương
hàng hóa từ các nước qua các sàn thương mại điện tử không còn xa lạ. Không những
vậy, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng cùng những con số dự báo khổng lồ còn cho thấy
xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ còn tiếp tục bùng nổ trong những năm
tới.

142
Báo cáo mới đây của DHL cho thấy, tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại
điện tử xuyên biên giới trên toàn cầu sẽ giữ vững ở mức 25% trong suốt 3 năm tới, gấp
đôi so với thương mại điện tử nội địa. Theo đó, tổng giá trị các giao dịch sẽ tăng từ
300 tỷ USD năm 2015 lên ngưỡng 900 tỷ USD, chiếm đến 22% tổng giá trị thương
mại điện tử toàn cầu vào năm 2020. Theo dự báo của Accenture, có đến 900 triệu
người trên khắp thế giới sẽ trở thành "người tiêu dùng quốc tế" nhờ mua hàng nước
ngoài qua Internet vào năm này.
Ở Đông Nam Á, dù chỉ mới trong giai đoạn đầu nhưng đã có thể nhận thấy nhiều tín
hiệu khởi sắc. Tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm của 6 nước trong khối ASEAN
(Singapore, Malaysia, Thái Lan, Phillipines, Indonesia, Việt Nam) từ 2013 đến 2018
dự kiến sẽ tăng đến 37,6%, từ 7 tỷ lên 34,5 tỷ USD.
Trong số các nền kinh tế mới nổi, sự hiện diện của TMĐT ở Trung Quốc tiếp tục
được mở rộng. Với 384 triệu người sử dụng Internet, doanh số bán lẻ của cửa hàng trực
tuyến ở Trung Quốc đã tăng 36,6 tỷ USD tăng năm 2009 và một trong những lý do đằng
sau sự tăng trưởng kinh ngạc là cải thiện độ tin cậy của khách hàng. Các công ty bán lẻ
Trung Quốc đã giúp người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng trực tuyến.
TMĐT cũng được mở rộng trên khắp Trung Đông. Với sự ghi nhận là khu vực
có tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong việc sử dụng Internet từ năm 2000 đến năm
2009, hiện thời khu vực có hơn 60 triệu người sử dụng Internet. Bán lẻ, du lịch và chơi
game là các phần trong TMĐT hàng đầu ở khu vực, mặc dù có các khó khăn như thiếu
khuôn khổ pháp lý toàn khu vực và các vấn đề hậu cần trong giao thông vận tải qua biên
giới. TMĐT đã trở thành một công cụ quan trọng cho thương mại quốc tế không chỉ bán
sản phẩm mà còn quan hệ với khách hàng.
5.5.3. Tình hình phát triển TMĐT tại Việt Nam
Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, thương mại điện tử Việt Nam đã có sự
tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, những trở ngại lớn vẫn không thay đổi, bao gồm:
lòng tin của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến còn thấp, thanh toán trực tuyến
chưa phổ biến, dịch vụ chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chưa theo kịp nhu cầu. Bên
cạnh đó, thương mại điện tử xuyên biên giới và bán hàng đa kênh đang nổi lên nhanh
chóng. Đồng thời, sự khác biệt lớn giữa các địa phương về hạ tầng công nghệ thông tin
và truyền thông, tên miền, thu nhập bình quân đầu người đã góp phần tạo ra khoảng
cách rất lớn trong chỉ số thương mại điện tử. Để thu hẹp khoảng cách này, đòi hỏi sự
quan tâm và nỗ lực to lớn của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức liên quan tới
thương mại, đầu tư, công nghệ thông tin và truyền thông
Tình hình sử dụng internet ở Việt Nam

143
Tính đến tháng 1/2017, Việt Nam có 50,05 triệu người dùng internet chiếm 53%
dân số, tăng 6% so với năm 2016. Số người dùng internet được xem là ở mức cao trên
thế giới, tuy nhiên tỉ lệ người dùng vẫn ở mức trung bình. Việt Nam có đến 46 triệu
người dùng mạng xã hội, chiếm 48% dân số.
Theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ (TMĐT và CNTT) có
10% số người tham gia khảo sát cho biết, thời lượng sử dụng internet mỗi ngày là dưới
3 giờ. 36% số người tham gia khảo sát sử dụng internet từ 3 - 5 giờ mỗi ngày.
Máy tính xách tay và điện thoại di động tiếp tục là phương tiện phổ biến nhất được người
truy cập internet sử dụng, với tỷ lệ tương ứng là 75% và 65%. Số lượng người dân truy
cập internet qua các thiết bị khác như máy tính bảng cũng tăng mạnh với 19% từ năm
2014 đến năm 2016.
Máy tính để bàn từng là phương tiện phổ biến nhất năm 2010, chiếm 84% lượng
người sử dụng; năm 2016 chỉ còn 33% người tham gia khảo sát tiếp cận qua phương
tiện này. 90% số người khảo sát cho biết địa điểm truy cập internet thường xuyên là tại
nhà. Địa điểm phổ biến thứ hai là nơi làm việc chiếm 48%. Các địa điểm công cộng,
trường học, cửa hàng internet chiếm tỷ lệ tương ứng là 22%, 16% và 5%.
Cập nhật thông tin tiếp tục là mục đích sử dụng internet hàng ngày phổ biến nhất,
tăng từ 87% năm 2015 và lên 93,5% năm 2016. Đa số người tham gia khảo sát sử dụng
internet hàng ngày để tham gia các diễn đàn, mạng xã hội (81,2%), truy cập e-mail
(73,8%), xem phim ảnh, nghe nhạc (64,8%) và nghiên cứu học tập (63,9%). Đối với các
hoạt động như mua bán cá nhân, phần lớn người khảo sát có tần suất hoạt động hàng
tháng (36,2%).
Tình hình tham gia thương mại điện tử
Kết quả khảo sát của Cục TMĐT và CNTT với người dân có mua sắm trực tuyến
năm 2016 cho thấy, 58% số người truy cập internet đã từng mua hàng trực tuyến. Loại
hàng hóa được mua trực tuyến phổ biến là đồ công nghệ và điện tử chiếm 60%, tăng
25% so với năm 2015. Các mặt hàng được người tiêu dùng trực tuyến ưa chuộng khác
là quần áo, giày dép, mỹ phẩm (60%), sau đó đến đồ gia dụng (34%), sách và văn phòng
phẩm (31%)…
Những hình thức kinh doanh mới trên các phương tiện điện tử liên tục xuất
hiện, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh nội dung số. Mặc dù mới hình thành, nhưng các
hoạt động trong lĩnh vực này đã được triển khai rộng khắp và đem lại doanh thu đáng
kể. Kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng qua thiết bị di động tăng nhanh, như dịch
vụ cung cấp nhạc chuông, hình nền, tra cứu thông tin. Kinh doanh trong các lĩnh vực
đào tạo trực tuyến, báo điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến, trò chơi trực tuyến, trò chơi

144
tương tác qua truyền hình, bình chọn kết quả thể thao, xem phim, nghe nhạc trực tuyến
cũng tăng trưởng mạnh.
Cùng với lượng người sử dụng Internet và thẻ tín dụng tăng nhanh, số lượng
người tiêu dùng mua sắm qua mạng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong giới trẻ ở khu
vực đô thị. Tâm lý và thói quen mua bán bắt đầu thay đổi từ phương thức truyền thống
sang phương thức mới của thương mại điện tử.
Loại hình giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) phát
triển khá nhanh
Việc tiếp cận Internet qua kết nối băng thông rộng, đặc biệt là ADSL, ngày càng dễ
dàng với chi phí hợp lý và yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp khi Việt Nam thực sự bước vào sân chơi toàn cầu là hai yếu tố quan
trọng thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm tới thương mại điện tử.
Kết quả điều tra cho thấy có tới 92% doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó
tỷ lệ kết nối băng thông rộng ADSL lên tới 81%. Số doanh nghiệp tham gia các sàn
thương mại điện tử B2B của Việt Nam cũng như của nước ngoài tăng rất nhanh. Nhiều
doanh nghiệp đã tìm được đối tác mới, hợp đồng mới qua các chợ “ảo” này. Việc sử
dụng thư điện tử (email) trong giao dịch kinh doanh đã trở nên phổ biến. Hơn nữa,
nhiều doanh nghiệp đã sử dụng Internet cho mục đích mua bán hàng hoá và dịch vụ.
Trong năm 2006 hình thức giao dịch thương mại điện tử B2B phát triển nhanh. Đây là
tín hiệu rất lạc quan so với bức tranh thương mại điện tử ở Việt Nam năm 2005 và các
năm trước đó.
Cung cấp trực tuyến dịch vụ công đã khởi sắc
Nhà nước cũng phải thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thông
qua quyết tâm hiện đại hoá nền hành chính, xây dựng chính phủ điện tử. Các cơ quan
nhà nước trong thời gian qua đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giao
tiếp với doanh nghiệp và công dân. Hầu hết các Bộ ngành và địa phương đã có website,
trên đó cung cấp nhiều thông tin đa dạng và cần thiết cho doanh nghiệp. Một số cơ
quan nhà nước ở Trung ương và địa phương đã bắt đầu cung cấp trực tuyến dịch vụ
công ở mức đơn giản như cấp đăng ký kinh doanh điện tử, khai hải quan điện tử, đấu
thầu mua sắm công, cấp chứng nhận xuất xứ điện tử.
Nhiều Bộ ngành đã rất cố gắng trong việc xây dựng các nghị định khác hướng
dẫn thi hành Luật Giao dịch điện tử như Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực
chữ ký số, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định về giao
dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2006 chưa có nghị
định nào trong số những nghị định này được ban hành.

145
Việc ban hành các văn bản thi hành luật giao dịch điện tử diễn ra chậm
Việc rà soát các văn bản pháp luật liên quan tới thương mại điện tử chưa được
tiến hành. Một số quy định bất hợp lý cho thương mại điện tử đã được doanh nghiệp
nhắc tới từ những năm trước vẫn chưa được khắc phục. Những quy định về cấp phép
thành lập website hay mua bán tên miền chưa phù hợp với thực tiễn.
Cùng với tiến bộ công nghệ, sự phát triển phong phú, đa dạng của thương mại
điện tử luôn đặt ra những vấn đề mới cho hệ thống pháp luật về thương mại điện tử.
Sự bùng nổ của trò chơi trực tuyến dẫn đến nhu cầu xác định tính hợp pháp của tài sản
ảo, các vụ tranh chấp về tên miền cho thấy cần có tư duy quản lý thích hợp với loại tài
nguyên đặc biệt này, việc gửi thư điện tử quảng cáo thương mại với số lượng lớn đòi
hỏi phải có biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.
Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử
ngày 9 tháng 6 năm 2006 đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tiếp tục hoàn thiện
khung pháp lý về thương mại điện tử. Nghị định này thừa nhận giá trị pháp lý của chứng
từ điện tử trong các hoạt động liên quan tới thương mại. Đây là cơ sở để các doanh
nghiệp và người tiêu dùng yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, khuyến khích
thương mại điện tử phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời
cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại
điện tử. Nghị định về thương mại điện tử là nghị định đầu tiên hướng
dẫn Luật Giao dịch điện tử và là nghị định thứ sáu hướng dẫn Luật Thương mại (sửa
đổi) được ban hành.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP, THẢO LUẬN CHƯƠNG V
1. Thương mại điện tử là gì? Cho biết các loai hình chính của thương mại điện tử?
2. Thương mại điện tử khác gì so với kinh doanh điện tử?
3. Nêu đặc điểm của các giai đoạn phát triển của thương mại điện tử?
4. Nêu những đặc điểm chính của thương mại điện tử Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay?
5. Thương mại điện tử có tác động như thế nào tới doanh nghiệp và xã hội?
6. Nêu những lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng?
7. Nêu những mặt hạn chế của thương mại điện tử?
8. Nêu quá trình mua bán hàng trên amazon.com, quy trình đấu giá ebay.com
9. Nêu thực trạng thương mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay?
10. Cho biết 3 công ty bán lẻ trực tuyến hàng đầu trên thế giới hiện nay. Nêu những
thành công và thách thức mà 3 công ty bán lẻ này đã tiến hành đạt được kết quả đó?

146
11. Hãy phân tích và làm rõ về thương mại điện tử và ích lợi của nó đối với sự phát
triển kinh tế đất nước cũng như mỗi doanh nghiệp?

CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TRONG


DOANH NGHIỆP

A) MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Nắm được khái niệm doanh nghiệp thương mại, các loại hình và đặc điểm
kinh doanh của DNTM
+ Hiểu được hoạt động kinh doanh của DNTM thông qua các nghiệp vụ chủ
yếu trong DNTM (Tạo nguồn & mua hàng, Dự trữ của DNTM, Tổ chức bán hàng,
dịch vụ khách ahfang và hiệu quả kinh doanh)
+ Nắm được đặc điểm của kinh doanh XNK trong DNTM, hình thức và biện
pháp giao dịch trong XNK.
- Kỹ năng:
Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và kỹ năng thu thập, xử lý, phân tích
thông tin để giải quyết vấn đề, phát triển tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học
- Mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
+ Có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Có ý thức kỷ luật, tuân thủ luật pháp, biết vận dụng các nghiệp vụ vào công
việc thực tế. Có bản lĩnh, tự tin, nhiệt tình, đam mê nghề nghiệp; có khả năng thích nghi
đối với sự thay đổi, sẵn sàng làm việc độc lập, làm việc nhóm; có khả năng tiếp thu và
bảo vệ quan điểm.
+ Tự định hướng, tự thích nghi với môi trường làm việc khác nhau; tự hoàn thiện
và phát triển các kiến thức nhằm nâng cao năng lực bản thân để vận dụng vào công tác
chuyên môn.
B) TÀI LIỆU HỌC TẬP
- Tài liệu chính:
[1] Ths. Đào Thúy Nga (2023), Bài giảng Kinh tế thương mại và dịch vụ, Trường Đại
học Hải Dương, (lưu hành nội bộ)

147
[2] GS. TS. Đặng Đình Đào, GS. TS. Hoàng Đức Thân đồng chủ biên , (2013) ,
Giáo trình Kinh tế thương mại, ĐH Kinh tế Quốc dân.
- Tài liệu tham khảo
Trang Web “Google”, từ khóa: “Kinh tế Thương mại và Dịch vụ”, “ Thương
mại hàng hóa”; “Thương mại dịch vụ” v.v
C) NỘI DUNG
6.1. Doanh nghiệp thương mại
6.1.1. Khái niệm doanh nghiệp thương mại
Doanh nghiệp thương mại là một đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp,
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại”. Như
vậy doanh nghiệp thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp một đơn vị kinh doanh được
thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
lưu thông hàng hoá bao gồm đầu tư tiền của, công sức và tài năng...vào lĩnh vực mua
bán hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm kiếm lợi nhuận.
Như vậy, một tổ chức kinh tế được coi là một doanh nghiệp thương mại phải có đủ hai
điều kiện sau:
• Phải được thành lập theo đúng luật định;
• Phải trực tiếp thực hiện chức năng thương mại với mục đích kiếm lời.
Doanh nghiệp thương mại ra đời do sự phân công lao động xã hội và chuyên môn
hoá trong sản xuất: Một bộ phận những người sản xuất tách ra chuyên đưa hàng ra thị
trường để bán, dần dần công việc đó được cố định vào một số người và phát triển thành
các đơn vị, các tổ chức kinh tế chuyên làm nhiệm vụ mua bán hàng hoá để thu lợi nhuận
Những người đó được gọi là thương nhân. Đầu tiên doanh nghiệp thương mại
được xem như là doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các công việc mua bán hàng hoá (T-
H-T) sau đó hoạt đông mua bán phát triển và trở nên phức tạp, đa dạng hơn xuất hiện
dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại, do đó doanh nghiệp thương mại được hiểu
như là doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các hoạt động thương mại.
Hoạt động thương mại hiện nay chủ yếu được phân thành 3 nhóm: mua bán 148hon hoá,
dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại trong đó dịch vụ thương mại gắn liền với
việc mua bán hàng hoá, xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy việc
mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại.
Doang nghiệp thương mại có thể thực hiện một hoặc nhiều hoạt động thương
mại. Hoạt động thương mại gồm một số hành vi thương mại (theo luật thương mại của
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hành vi thương mại có 14 loại).

148
Doanh nghiệp thương mại có thể thực hiện các hoạt động khác như sản xuất, cung
ứng dịch vụ, đầu tư tài chính …nhưng tỷ trọng hoạt động thương mại vẫn là chủ yếu.
Doanh nghiệp thương mại khác với các hộ tư thương hoặc các cá nhân hoạt động thương
mại trên thị trường.
Doanh nghiệp thương mại là tổ chức độc lập, có phân công lao động rõ ràng,
được quản lý bằng một bộ chính thức: Doanh nghiệp thương mại có thể thực hiện các
hoạt động thương mại một cách độc lập với các thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
Đối tượng lao động của các doanh nghiệp thương mại là các sản phẩm hàng hoá
hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp thương mại
không phải là tạo ra giá trị sử dụng và giá trị mới mà là thực hiện giá trị của hàng hoá,
đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuói cùng. Đây là điểm rất khác biệt giữa doanh
nghiệp thương mại so với các doanh nghiệp khác.
Hoạt động của Doanh nghiệp Thương mại đều hướng tới khách hàng nên việc
phân công chuyên môn hoá trong nội bộ từng doanh nghiệp cũng như giữa các Doanh
nghiệp Thươg mại bị hạn chế hơn nhiều so với các doanh nghiệp sản xuất.--> tập trung
mạnh hoạt động mua hàng và bán hàng.
Tất cả những đặc điểm trên tạo lên nét đặc thù của Doanh nghiệp Thương mại.
Nhưng xu hướng đang phát triển là Doanh nghiệp Thương mại có quan hệ rất chặt chẽ
xâm nhập vào các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp dịch vụ dưới hình thức
đầu tư vốn cho hình thức đầt tư vốn cho sản xuất đặt hàng với xuất kết hợp thực hiện
các dịch vụ trong và sau bán hàng. Những đều nhằm cho người tiêu dùng được thoả
mãn tối đa nhu cầu của mình giúp cho họ có ấn tượng tốt đẹp và hướng tới phụ thuộc
vào Doanh nghiệp Thương mại của mình. Qua đó Doanh nghiệp Thương mại ngày
càng có lợi.
Thương mại và kinh doanh thương mại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi
nói đến thương mại, là nói đến sự trao đổi hàng hoá thông qua mua bán trên thị trường,
ở đâu có nhu cầu thì ở đó có hoạt động thương mại .Tham gia hoạt động thương mại có
các doanh ngiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại. Về thực chất hoạt động của
doanh nghiệp thương mại là hoạt động dịch vụ. Doanh nghiệp thương mại làm dịch vụ
cho cả người bán và người mua.
6.1.2. Các loại hình Doanh nghiệp thương mại
a) Căn cứ vào tính chất các mặt hàng kinh doanh
+ DN kinh doanh chuyên môn hóa: Đó là các doanh nghiệp chuyên kinh doanh
một hoặc một số mặt hàng có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định. Loại
hình kinh doanh này có nhiều ưu điểm:

149
Do chuyên sâu theo ngành hàng nên có điều kiện để nắm chắc thông tin về người
mua, người bán, giá cả thị trường, tình hình hàng hóa dịch vụ nên có khẳ năng cạnh
tranh trên thị trường, vươn lên thành độc quyền kinh doanh. Trình độ chuyên môn hóa
ngày càng được nâng cao, có thể tổ chức tốt các nghiệp vụ trong khâu mua bán, bảo
quản và tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ theo yêu cầu, doanh nghiệp còn có thể
nắm bắt được thông tin về thị trường, giá cả tốt hơn.
Tuy nhiên với hình thức kinh doanh này, mức độ rủi ro cao, đặc biệt khi nhu cầu đột
ngột giảm hoặc hàng hóa thay thế thì chuyển hướng kinh doanh chậm khó đảm bảo cung
ứng hàng hóa cho các nhu cầu. Để kinh doanh chuyên môn hóa đòi hỏi tổ chức kinh
doanh ở nơi có nhu cầu lớn, ổn định.
+DN kinh doanh tổng hợp: là các dn kinh doanh nhiều mặt hàng có công dụng,
trạng thái, tính chất khác nhau. Đây là loại hình kinh doanh của các hộ tiểu thương, cửa
hàng bách hóa, tổng hợp, các siêu thị
Với loại hình doanh nghiệp này, mức độ rủi ro trong kinh doanh ít hơn bởi vì khi
có biến động trong nhu cầu của mặt hàng này thì vẫn còn doanh thu từ mặt hàng khác,
dễ chuyển hướng kinh doanh, tốc độ lưu chuyển vốn kinh doanh nhanh, vốn kinh doanh
ít bị ứ đọng do mua bán nhanh và đầu tư cho nhiều ngành hàng, đảm bảo cung ứng đồng
bộ hàng hóa cho các nhu cầu tuy nhiên trình độ chuyên mốn hoán không sâu, trong điều
kiện cạnh tranh khó thắng được đối thủ, kinh doanh nhỏ nên không kiếm được lợi nhuận
siêu ngạch, đòi hỏi nguồn vốn kinh doanh lớn, hệ thống mạng lưới kinh doanh phải bố
trí ở nơi có nhu cầu nhỏ lẻ.
+DN kinh doanh đa dạng hóa: Là loại hình doanh nghiệp kinh doanh cả sản xuất,
cả kinh doanh hàng hóa và thực hiện các hoạt động dịch vụ thương mại. Doanh nghiệp
kinh doanh nhiều mặt hàng, nhiều lĩnh vực nhằm tận dụng lao động, cơ sở vật chất và
phân tán rủi ro. Tuy nhiên với hình thức này đòi hỏi vốn lớn, người quản lý phải là người
giỏi, nắm được bí quyết trong sản xuất, phân phối, bán hàng để có khả năng cạnh tranh.
b) Theo quy mô
+ DNTM quy mô nhỏ
+ DNTM quy mô vừa
+ DNTM quy mô lớn
Để xếp loại ng ta thường căn cứ vào các tiêu thức khác nhau: số vốn kd, số lao
động, doanh số, thị phần…Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký
kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy
mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng

150
cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là
tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Trích điều 6, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo cấp quản lý
+ DNTM TW quản lý, ví dụ bao gồm các DNTM do các Bộ, các ngành của TW quản
lý, như DNTM của Bộ Thương mại, của các Bộ các ngành trong nền KTQD.
+ DNTM do các địa phương quản lý: Bao gồm các DNTM thuộc các tỉnh, thành phố,
quận (huyện), thị trấn, thị xã quản lý. Các DN địa phương quản lý đại đa số là các doanh
nghiêp vừa và nhỏ, kinh doanh tổng hợp trên địa phương.
c) Theo luật DN 2005
o DN tư nhân
o Công ty TNHH một thành viên
o Công ty TNHH hai thành viên trở lên
o Công ty cổ phần
6.1.3. Đặc điểm kinh doanh của Doanh nghiệp thương mại
a) DNTM hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa nhằm chuyển hàng
hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
Khác với DNSX lấy việc sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng làm
hoạt động chính. DNTM hoạt động trong lĩnh vực lưu thông nhằm chuyển hàng hóa từ
nơi ản xuất đến nơi tiêu dùng một cách thuận lợi nhất và thực hiện các hoạt động dịch

151
vụ khách hàng. Đặc điểm này quyết định đến chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức,
phương thức hoạt động kinh doanh:
o Vốn lưu động chiếm tỷ lệ lớn trong vốn kinh doanh, và tính chất chu chuyển
nhanh hơn.
Do chỉ làm nhiệm vụ chuyển đưa hàng hóa nên vốn lưu động thường chiếm tỷ lệ
lớn (hơn 80%) trong vốn kinh doanh, tính chất chu chuyển vốn lưu động nhanh hơn, đặc
biệt phần vốn ch dự trữ hàng hóa.
o Chi phí trong kinh doanh chủ yếu gồm 2 loại chi phí chủ yếu: chi phí dự trữ, gia
công chế biến và hoàn thiện sản phẩm nhằm đảm bảo cho hoạt động tiếp tục quá trình
sản xuất và chi phí thứ 2 là chi phí bán hàng như chi phí quảng cáo, chi phí khuyến mại,
chi phí cho các hoạt động yểm trợ bán hàng.
o Tổ chức: Bộ phận mua hàng, bán hàng và dự trữ hàng hóa đóng vai trò chủ lực
trong DN.
b) Sản phẩm của DNTM cung ứng cho khách hàng bản chất là dịch vụ phục vụ khách hàng
Nếu đơn vị sẩn xuất cung ứng cho người tiêu dùng là sản phẩm vật chất thì sản
phẩm chủ yếu của DNTM là sản phẩm phi vật chất. DNTM trong quá trình chuyển đưa
hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất tạo ra chỉ thêm vào các hoạt động dịch vụ làm
hài lòng khách hàng như: chuyển đưa hàng hóa đầy đủ, đồng bộ, kịp thời, đúng thời
gian, địa điểm và đúng giá cả thỏa thuận.
Do chuyên môn hóa mua hàng và bán hàng nên DNTM có thể sử dụng tất cả các
ưu thế của mình trong việc giúp đỡ khách hàng lựa chọn các loại sản phẩm phù hợp với
chất lượng và giá cả khác nhau, thiết lập các kênh phân phối để đưa hàng d dến nơi tiêu
dùng theo đúng yêu càu, lựa chọn hình thức quảng cáo, khuyến mại và các hoạt động
yểm trợ bán hàng để phát triển thị trường, phát triển kinh doanh.
c) Thị trường của DNTM đa dạng hơn
DNTM có khả năng nghiên cứu thị trường và thích nghi với sự thay đổi của thị
trường tốt hơn các DNSX do sự phân phối hàng hóa theo nhu cầu khách hàng, việc tiếp
cận trực tiếp với nhu cầu của kh tốt hơn.
Thị trường của DNTM đa dạng hơn do phục vụ nhiều nhu cầu của kh hơn.
d) Hoạt động xúc tiến thương mại có vai trò quan trọng đặc biệt
Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá
và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại,quảng cáo, trưng bày, giới
thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
Nghị định của chính phủ số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định chi tiết luật
thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
152
Giá trị vật chất hàng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được
khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến
mại đó trước thời gian khuyến mại
o Xúc tiến thương mại làm tăng cơ hội tiếp xúc và phát triển các mối quan
hệ với khách hàng.
o Xúc tiến thương mại góp phần hướng dẫn, định hướng tiêu dùng, kích
thích người mua quan tâm đến sản phẩm.
o Giúp tăng khả năng cạnh tranh của DN
Ở DNTM tập trung vào các hoạt động xúc tiến nhằm xây dựng thương hiệu, giúp
tiếp cận khách hàng, định hướng tiêu dùng kích thích người mua quan tâm đến sản phẩm
6.2. Tổ chức kinh doanh thương mại dịch vụ trong doanh nghiệp thương mại
6.2.1. Tạo nguồn mua hàng của doanh nghiệp thương mại
6.2.1.1. Khái niệm về nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại
Nguồn hàng của DNTM là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu
cầu của hàng đã và có khả năng mua được trong kỳ kế hoạch (thường là kế hoạch năm).
Để có nguồn hàng tốt và ổn định DNTM phải tổ chức tốt công tác tạo nguồn.
Công tác này nhằm tạo ra nguồn hàng để doanh nghiệp đảm bảo hàng hóa cung ứng đầy
đủ và kịp thời cho các nhu cầu của khách hàng.
Có thể nói khâu quyết định khối lượng hàng bán ra và tốc độ bán, cũng như tính
ổn định và kịp thời của việc cung ứng hàng hóa của DNTM phần lớn phụ thuộc vào
công tác tạo nguồn hàng.
6.2.1.2. Phân loại nguồn hàng
- Nguồn hàng chính: là nguồn hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khối lượng
hàng hóa mà DNTM mua được để cung ứng cho khách hàng trong kỳ. Nguồn hàng chính
là nguồn hàng quyết định về khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệp thương mại nên phải
có sự quan tâm thường xuyên.
- Nguồn hàng phụ, mới: Đây là nguồn hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong khối lượng
hàng mua được. Khối lượng thu mua của nguồn hàng này không ảnh hưởng lớn đến
khối lượng hoặc doanh số bán củ doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên, DNTM cần chú
ý tới khả năng phát triển của các nguồn hàng này, nhu cầu của khách hàng đối với mặt
hàng cũng như những thế mạnh khác của nó để phát triển trong tương lai.
- Nguồn hàng trôi nổi: Đây lầ nguồn hàng trên thị trường mà DNTM có thể mua
được do các đơn vị tiêu dùng không dùng đến hoặc do các đơn vị kinh doanh thương
mại khác bán ra. Đối với nguồn hàng này cần xem xét kỹ chất lượng hàng hóa, giá cả

153
hàng hóa cũng như nguồn gốc xuất xử của hàng hóa. Nếu có nhu cầu của khách hàng,
DNTM cũng có thể mua để tăng thêm nguồn hàng cho doanh nghiệp.
6.2.1.3. Lập kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp thương mại
a) Nội dung kế hoạch mua hàng
Kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp thường được xây dựng theo tháng, theo
quý, theo năm, theo mặt hàng, theo đơn vị mua hàng. Kế hoạch mua hàng trong DNTM
thường được chia thành các nhóm chính:
- Kế hoạch mua hàng phục vụ nhu cầu bán ra của DNTM ( ban ssp liên quan đến
doanh thu, lợi nhuận)
- Kế hoạch mua hàng đáp ứng nhu cầu vận hành của DNTM (liên quan đến các đồ
dùng phục vụ cho công ty, vd: máy tính, máy in, giấy, bú, nguyên liệu đóng gói sp…)
a) Mặt hàng cần mua
Mặt hàng cần mua là mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng truyền thống hay mặt
hàng mới, mặt hàng đó có nguồn hàng cung cấp nội địa hay nhập ngoại.
- Với các mặt hàng truyền thống, doanh nghiệp thường có các nhà cung cấp
truyền thống, khi đó mức độ rủi ro trong mua hàng không cao. Chính vì vậy doanh
nghiệp thường tiến hành mua hàng với những hợp đồng nguyên tắc ký kết với các nhà
cung cấp truyền thống. Đây là nhóm mặt hàng DN cần định kỳ rà soát hiệu quả để quyết
định có tiếp tục kinh doanh hay chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác.
- Với các mặt hàng mới vì nhu cầu thị trường còn chưa thể hiện rõ rang về sản
phẩm, do đó rủi ro trong kinh doanh thường cao. Với các mặt hàng này, Dn cần thăm
dò thị trường, tiến hành mua bán thử nghiệm.
- Kế hoạch mua hàng ưu tiên mặt hàng nhập khẩu hay hàng nội địa. Hàng nhập
khẩu có chất lượng cao, đối tượng khách hàng là những người có thu nhập cao. Tuy
nhiên giá thành cao và DN thường phải ký kết các hợp đồng mua đứt bán đoạn, thậm
chí phải nhập khẩu theo lô lớn nhằm giảm chi phí mua hàng. Với mặt hàng trong nước,
giá thành mua thường thấp hơn và DN chủ động hơn về nguồn hàng, mức dự trữ cũng
thấp hơn do có thể tiến hành mua hàng lien tục theo hợp đồng nguyên tắc với nhà cung
cấp nội địa.
b) Số lượng hàng mua
Với mỗi mặt hàng cần mua, DN cần xác định mua với số lượng bao nhiêu. Một
số trường hợp DN tiến hành mua hàng với số lượng lớn và có định mức dự trữ cao nhằm
khai thác những cơ hội của thị trường. Một số DN khác áp dụng phương pháp quản trị
dự trữ bằng không nhằm tránh những rủi ro do nhu cầu thị trường thay đổi hoặc giá cả
có thể giảm.
154
Nhu cầu mua hàng của DNTM xác định trước hết là căn cứ vào nhu cầu sản xuất
và bán ra của DN. Ví dụ với các DNTM thường dựa vào các công thức cân đối sau để
xác định nhu cầu mua hàng.
M+ Dđk = B + Dck
Trong đó
M: Lượng hàng cần mua (nhập) vào trong toàn bộ kỳ kinh doanh
B: Lượng hàng bán ra (theo kế hoạch) của DN trong kỳ
Dđk: Lượng hàng tồn kho của DN ở đầu kỳ kinh doanh
Dck: Lượng hàng dự trữ cuối kỳ (kế hoạch) để chuẩn bị cho kỳ kinh doanh tiếp theo.
Từ công thức cân đối có thể xác định nhu cầu mua (nhập) vào trong kỳ như sau:
M= B + Dck – Dđk
Theo phương pháp này, DN phải xác định mức dự trữ tối thiểu cho từng loại sản
phẩm. Theo đó, các đơn vị kinh doanh sẽ lập đề nghị mua hàng khi hàng hóa dự trữ đạt
đến mức dự trữ bảo hiểm.
c) Phương thức mua hàng
-Tự tổ chức sản xuất:
Ưu điểm: chủ động nguồn hàng, tránh bị động vào thị trường cung cấp: cạnh
tranh, biến động giá; kiểm soát chất lượng hầng hóa; có điều kiện xây dựng thương hiệu,
xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa
Nhược điểm: Vốn đầu tư lớn cho sản xuất; tốc độ luân chuyển vốn chậm..
- Hình thức liên kết sản xuất hàng hóa: Là hình thức các công ty thương mại đầu
tư vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật với các đối tác có khả năng sản xuất và nhân lại sản phẩm
hoặc dịch vụ
Ưu điểm: bảo đảm ổn định đầu vào, giảm sức ép cạnh tranh trong thu mua; Giá
thu mua tương đối ổn định; có thể tạo ra p theo yêu cầu của DNTM và phù hợp thị hiếu
thị trường
Hạn chế: vốn đầu tư lớn; cần có khả năng kiểm tra kiểm soát hàng hóa để đảm
bảo đúng chất lượng yêu cầu; bị động về giá mua vào.
- Hình thức nhập khẩu
- Mua hàng qua các công ty chuyên nghiệp:
Ưu điểm: giúp mau hàng số lượng lớn; giảm thiểu được bộ máy, nhân sự;
Hạn chế: bị lệ thuộc vào bên cung ứng; chịu về vấn đề hao hụt, hư hỏng…
- Hình thức đặt gia công: DN giao nguyên liệu (hoặc chỉ định nguyên liệu), xác
ddinhj mẫu mã, nhãn hiệu…trả tiền gia công và nhận thành phẩm.

155
- Ủy thác mua hàng hóa: ủy quyền mua cho một bên thứ 2 ( thường có rang buộc
và cam kết chặt chẽ theo các khoản trong hợp đồng giữa 2 bên về loại, giá, số lượng…)
d) Giá mua dự tính
Mức giá dự tính được xác định dựa vào mức giá thị trường đầu vào đối với loại
hàng hóa đó, tùy thuộc vào mức giá chào bán của các NCC…
e) Thời điểm mua hàng
DN sẽ quyết định mua hàng theo phương pháp đúng thời điểm (Just in time) hay
mua hàng vào các thời điểm khác nhau. Mua đúng thời điểm thường đi liền với việc chia
nhỏ số lượng hàng mua. Nó cho phép giảm chi phí dự trữ. Tuy nhiên nó chứa đựng nguy
cơ bất ổn về nguồn hàng. Do vậy khi DN có vị thế đàm phán với NCC lớn thì DN có
thể áp dụng mua hàng đúng thời điểm. Ngược lại, khi DN không có quan hệ chặt chẽ và
vị thế đàm phán với các NCC thấp thì nên tránh dùng mua hàng đúng thời điểm mà nên
dùng mua hàng theo các lô lớn vào các thời điểm thích hợp.
f) Nhà cung cấp dự tính
Trong kế hoạch mua hàng cũng cần chỉ ra một danh sách các nhà cung cấp có
khả năng thỏa mãn nhu cầu mua hàng của DNTM. Trong đó chỉ rõ đâu là các NCC
truyền thống, đâu là các NCC mới, để từ đó có các phương án triển khai mua hàng cho
phù hợp.
g) Ngân sách mua hàng
Khi xây dựng kế hoạch mua hàng cần chỉ rõ để thực hiện kế hoạch đó cần phải
bỏ ra các khoản chi phí nào? Mục tiêu của việc mua hàng luôn hướng tới việc mua được
hàng hóa cần mua đủ về số lượng với chất lượng tối ưu nhưng phải đảm bảo hiệu quả
về kinh tế, tức là chi phí thấp nhất.
6.2.2. Dự trữ của doanh nghiệp thương mại
6.2.2.1. Tính tất yếu của dự trữ hàng hóa
Dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại là sự ngưng đọng của hàng hóa
trong quá trình vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nó được hình thành từ khi
hàng hóa nhập về kho, trạm cửa hàng của doanh nghiệp đến khi bán những hàng hóa
đó cho khách hàng.
Dự trữ hàng hóa ở trong kinh doanh thương mại được hình thành do các yêu cầu:
- Để bảo đảm có hàng bán ra liên tục cho khách hàng
- Để đáp ứng yêu cầu mở rộng kinh doanh
- Để có thời gian đổi mới chính bản thân dự trữ
- Là một phương tiện quan trọng để tăng khả nãng cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường
156
6.2.2.2. Phân loại dự trữ hàng hóa
- Dự trữ thấp nhất:
Dự trữ thấp nhất là mức dự trữ tối thiểu doanh nghiệp phải có để đảm bảo hoạt động bán
hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường cả về số lượng và chất lượng.
Việc xác định mức dự trữ thấp nhất cảu DNTM là quyết định quản trị quan trọng nhất
trong quản trị tác nghiệp dự trữ hàng hóa. Nếu lượng dự trữ thấp nhất được xác định thì
doanh nghiệp có rơi vào tình trạng thiếu hàng hoặc thừa hàng. Cả hai trường hợp này
đều làm hiệu quả kinh doanh giảm sút.
Mức dự trữ thấp nhất được hình thành từ các yếu tố sau:
+ Lượng hàng bán ra bình quân một ngày theo kế hoạch
+ Lượng hàng cần thiết cho khâu chuẩn bị (bao gói, chỉnh lý, chia nhỏ..)
+Lượng hàng trưng bày, quảng cáo tại quầy
+ Lượng hàng bảo hiểu (đề phòng hàng về chậm hoặc mức bán ra tăng đột biến)
+ Chính sách mua hàng của doanh nghiệp
Tổng các lượng hàng này đem chia cho mức bán ra bình quân một ngày theo kế hoạch
sẽ được dự trữ thấp nhất tính theo số ngày dự trữ thấp nhất. Doanh nghiệp căn cứ vào
chính sách mua hàng, tình hình thị trường cung ứng…để quyết định số ngày dự trữ thấp
nhất cần có để đảm bảo đáp ứng nhu cầu bán ra.
o Dự trữ cao nhất
Về mặt lượng, dự trữ cao nhất được tính bằng cách lấy lượng dự trữ thấp nhất cộng
với lượng hàng nhập mỗi lần. Để tính dự trữ cao nhất theo ngày (Dcn (sn)), có thể lấy
lượng dự trữ cao nhất chia cho lượng hàng bán ra bình quân một ngày theo kế hoạch
(tương tự như khi tính Dtn (sn)). Tuy nhiên lượng hàng nhập mỗi lần đúng bằng lượng
hàng bán ra trong khoảng thời gian giữa hai lần nhập, vì vậy có thể tính dự trữ cao nhất
theo số ngày nhưu sau:
Dcn (sn) = Dtn (sn) + KC
Trong đó, KC là số ngày giữa hai lần nhập hàng (khoảng cách giữa hai lần nhập hàng)
Dự trữ cao nhất được sử dụng để tính toán các điều kiện về dự trữ cho phép (năng
lực dự trữ), là căn cứ để quyết định lượng hàng mua và knhu cầu vốn lao động. Ngược
lại, mức dự trữ cao nhất của doanh nghiệp lại phụ thuộc vào khả năng tài chính và điều
kiện kho bãi của doanh nghiệp.
Mức dự trữ cao nhất là sự cụ thể hóa chính sách mua hàng của doanh nghiệp. Mức
dự trữ cao nhất càng lớn khi doanh nghiệp quyết định mua hàng với số lượng lớn để
nắm bắt các cơ hội thị trường do giá cả tăng lên hoặc ưu đãi mua số lượng lớn. Ngược

157
lại, mức dự trữ lớn nhất sẽ thấp khi doanh nghiệp áp dụng chsinh sách mua hàng liên
tục với số lượng mua nhỏ, thực hiện dự trữ bằng ô.
o Dự trữ bình quân
Chỉ tiêu dự trữ bình quân (Dbq) thể hiện mức dự trữ hợp lý của doanh nghiệp. Nó được
tính bằng cách lấy trung bình cộng của dự trữ thấp nhất (Dtn) và dự trữ cao nhất tính
theo số ngày, ta có thể xác định được dự trữ bình quân tính theo số ngày:
Dbq (sn) = ½ (Dtn (sn) + Dcn (sn))
hoặc
Dbq (sn) = Dtn (sn) + ½ KC
Xác định mức dự trữ bình quân cho phép doanh nghiệp xác định nhu cầu về vốn lưu
động bình quân và tính toán chi phí lãi vay. Sau khi đã xác định được số ngày, có thể áp
dụng các công thức sau đây để tính vốn dự trữ hàng hóa:
Dtn (tiền) = Dtn (sn)xB
Dcn (tiền) = Dcn (sn)xB
Dcn (tiền) = Dbq (sn)xB
Trong đó B là lượng hàng hóa bán ra bình quân một ngày theo kế hoạch.
o Dự trữ bảo hiểm
Dự trữ bảo hiểm là mức dự trữ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi có nhưng
biến động ngoài dự kiến như hàng hóa không được cung ứng theo kế hoạch, gián đoạn
vận chuyển…Doanh nghiệp thương mại thường tiến hành dự trữ bảo hiểm nhằm phòng
tránh các trường hợp không có hàng để triển khai hợp đồng bán ra, từ đó mất uy tín với
khách hàng và chịu phí tổn do phạt hợp đồng
6.2.2.3. Xác định nhu cầu dự trữ của doanh nghiệp thương mại
a) Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp
- Kế hoạch bán hàng và mua hàng của doanh nghiệp: Nhu cầu dự trữ phải đảm bảo
đủ hàng hóa phục vụ hoạt động bán hàng. Tương thích với từng loại kế hoạch bán hàng
và mua hàng, doanh nghiệp sẽ xác định kế hoạch dự trữ tương ứng.
- Chính sách mua hàng của doanh nghiệp: Nếu chính sách mua hàng của DN là
JIT thì mức dự trữ sẽ là thấp nhất. Ngược lại, nếu doanh nghiệp mua hàng theo lô lớn
nhằm đầu cơ, tích trữ khai thác các cơ hội thị trường vì giá cả mua hàng có thể gia tăng,
khi đó lượng hàng dự trữ sẽ gia tăng tương ứng.
- Nguồn lực tài chính của DN: Nếu doanh nghiệp lượng vốn lưu động lớn thì có
thể tăng mức dự trữ của mình nhằm bình ổn giá cả đầu vào. Ngoài ra, với nguồn lực tài
chính lớn, doanh nghiệp sẽ gia tăng khả năng dự trữ thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng kho
bãi. Một số doanh nghiệp có nguồn lực tài chính tốt có thể tiến hành đầu tư vào khâu

158
sản xuất. Khi đó nhu cầu dự trữ của doanh nghiệp bao gồm cả dự trữ nguyên vật liệu
đầu vào sản xuất và thành phần.
- Điều kiện cơ sở hạ tầng kho bãi: Với nhiều loại hàng hóa đòi hỏi phải có cơ sở
vật chất dự trữ chuyên biệt thì yếu tố cơ sở hạ tầng kho bãi đóng vai trò then chốt trong
xác định nhu cầu dự trữ. Điều kiện cơ sở hạ tầng kho bãi bao gồm hệ thống cơ sở vật
chất của DN và khả năng đi thuê ngoài.
- Trình độ quản lý cung ứng của doanh nghiệp: Trình độ quản lý của doanh nghiệp
bao gồm trình độ của đội ngũ nhân sự tham gia vào quá trình quản trị cung ứng hàng
hóa và mức độ tin học hóa của hệ thống quản trị dự trữ của doanh nghiệp. nếu doanh
nghiệp có trình độ quản lý cung ứng của DN tốt, lượng hàng dự trữ có thể giảm thiểu.
b) Các yếu tố thuộc về thị trường
- Khả năng cung ứng của thị trường: Trong nhiều trường hợp hàng hóa trên thị
trường khan hiếm, hoặc cung ứng trên thị trường không đáp ứng được yêu cầu của
daonh nghiệp về thời gian, chất lượng, giá cả, dịch vụ đi kèm…thì doanh nghiệp phải
có phương án gia tăng dự trữ dự phòng nhằm tránh rủi ro và gián đoạn hoạt động
kinh doanh.
- Tình hình biến động giá cả trên thị trường: Khi giá cả biến động, DN nên có sự
điều chỉnh về dự trữ, tùy theo mức giá tăng hay giảm trên thị trường. Giá giảm → không
nên dự trữ nhiều và ngược lại, dự trữ khi giá có xu hướng tăng.
- Quan hệ với các nhà cung cấp: DN có quan hệ tốt với NCC thì có thể hạ thấp
mức dự trữ. NCC cũng có thể bán chịu cho DN hoặc đưa ra một số ưu đãi khi mua lô
lớn thfi DN cũng có lợi khi gia tăng định mức dự trữ.
- Tính thời vụ trong kinh doanh: Với hàng hóa có tính thời vụ, DN cần phải áp
dụng định mức dự trữ thời vụ. Cụ thể:
+ Nguồn hàng có tính thời vụ, tiêu dùng mang tính ổn định. DN mua hàng dự trữ
phục vụ bán hàng cho cả thời kỳ sau đó. Mức dự trữ đó là cao nhất.
+ Nguồn hàng thời vụ, tiêu dùng thời vụ. Mức dự trữ là cao nhất nhưng diễn ra
trong thời gian ngắn.
+ Nguồn hàng ổn định, tiêu dùng thời vụ. Mức dự trữ gia tăng dần và đạt cao nhất
vào thời điểm bắt đầu vào thời vụ tiêu dùng.
- Các nhân tố khác: Các nhân tố khác như công nghệ, luật pháp, thuế quan…
6.2.2.4. Phương pháp xác định nhu cầu dự trữ của DNTM
- Phương pháp đặt hàng kinh tế EOQ
Điều kiện áp dụng phương pháp:

159
o Lượng hàng cần nhập trong toàn bộ kỳ kinh doanh biết trước và là một đại lượng
không đổi
o Biết trước thời gian kể từ khi đặt hàng cho đến khi nhận được hàng và thời gian đó
không đổi
o Lượng hàng của mỗi đơn đặt hàng được thực hiện trong một lần nhập vào ở một
thời điểm định trước.
o Chỉ có hai loại chi phí duy nhất là chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản
o Không xảy ra sự thiếu hụt trong kho nếu như đơn đặt hàng được thực hiện đúng
thời gian.
Công thức tính mức dự trữ:
2𝑄𝐶
EOQ = √
𝐶𝐵𝑄

Trong đó:
+ EOQ: Lượng hàng nhập mỗi lần
+ Q: Tổng lượng hàng cần nhập trong kỳ kinh doanh
+ Cdh Chi phí đặt hàng tính cho một đơn đặt hàng
+ Cbq Chi phí bảo quản tính trung bình cho một đơn vị hàng hóa trong năm.
- Phương pháp POQ (đọc thêm)
- Phương pháp dự trữ đúng thời điểm JIT
Phương pháp quản lý đúng thời điểm (JIT) được áp dụng ban đầu trong sản xuất.
Trong phương thức quản lý JIT, người công nhân ở công đoạn sản xuất sau khi nhận sản
phẩm của công đoạn sản xuất trước, nếu đạt yêu cầu sẽ để lại một thẻ Kamban xác nhận
chất lượng sản phẩm, có nghĩa là họ đặt sản xuất them sản phẩm như vậy. Các doanh
nghiệp Nhật Bản là những người đầu tiên áp dụng mô hình dự trữ này. Mục tiêu của JIT
là vừa đủ.
Trong kinh doanh thương mại, điều này có nghĩa là hàng hóa sẽ được đưa đến nơi
bán đúng vào lúc cần đến nó. Lượng dự trữ đúng thời điểm là lượng dự trữ tối thiểu cần
thiết giữ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra bình thường. Với
phương thức JIT, DN cần phải xác định chính xác lượng từng loại hàng hóa để đảm bảo
hàng được đưa đến nơi đúng lúc. Do đó hoạt động ở bất kỳ khâu nào từ sản xuất đến
tiêu thụ cũng liên tục.
Để đạt được lượng dự trữ đúng thời điểm, các nhà quản trị dự trữ phải tìm
cách làm giảm những biến đổi do các nhân tố bên trong và bên ngoài của quá trình kinh
doanh gây ra sự chậm trễ hoặc cung ứng không đúng lúc trong mua bán và dự trữ. Một
số nguyên nhân gây ra là:
160
+ Nguyên nhân từ bên sản xuất, cung ứng: không đảm bảo yêu cầu, gây chậm trễ trong
quá trình cung ứng.
+ Thông tin từ nhà cung cấp và DNTM không kịp thời
+ Nguyên nhân thuộc về quá trình vận chuyển
+ Hệ thống dự trữ chưa đảm bảo đúng yêu cầu dự trữ
+ Khoảng cách địa lý giữa NCC và DNTM
+ Công tác dự báo nhu cầu khách hàng chưa tốt

Phương pháp này cho phép giảm thiểu các chi phí liên quan đến cung ứng hàng
hóa, đặc biệt làm cho vốn hàng hóa quay vòng nhanh. Tuy nhiên để tránh rủi ro cần có
sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp thương mại với các nhà cung cấp vì trên thực tế
các nhà cung cấp phải gánh vác việc dự trữ hàng hóa thay cho các doanh nghiệp thương
mại. Mặt khác các đơn vị bán hàng chỉ được và cần phải bán hết một lượng hàng nhất
định trong khoảng thời gian định trước. Điều này cũng có thể làm giảm tính chủ động
linh hoạt trong kinh doanh.
6.2.3. Quản trị bán hàng
Tình huống dẫn nhập:
Người đàn ông mù ngồi tại một góc phố bận rộn trong giờ cao điểm. Bên cạch ông là một
chiếc cốc đựgn tiền và tấm bìa có ghi dòng chữ:” Tôi bị mù! Xin hãy giúp tôi!”
Người qua đường vẫn vội vã di chuyển không ai cho tiền người mù.
Một nhân viên quảng cáo trẻ tuổi đi qua và nhìn thấy người mù già cả với chiếc cốc trống
rỗng. Cô cũng nhận ra mọi người hoàn toàn không có phản ứng gì trước sự hiện diện của người mù,
chứ chưa nói đến việc dừng lại cho tiền.
Nhân viên bán hàng lấy một chiếc bút từ trong túi áo xoay ngược tấm bìa cứng của người mù
từ trước ra sau viết vài dòng lên đó rồi rời đi.
Ngay lập tức mọi người bắt đầu thả tiền vào chiếc cốc. Chẳng mấy chốc tiền tràn ra bên ngoài.
Lúc này người mù quay sang nhờ một người lạ mặt đứng cạch mình, giải thích xem trên tấm
bìa viết gì. Người lạ mặt cho biết” Tấm bìa viết rằng: Hôm nay là một ngày đẹp trời, bạn có thể nhìn
thấy điều ấy còn tôi thì không!”
• → Đặt tâm lý của bản thân vào tâm lý của khách hàng.
• Thăm dò nhu cầu thị trường ngôn ngữ mới nhất.
• Đánh vào tâm lý của khách hàng
6.2.3.1. Quan niệm và vai trò của bán hàng trong cơ chế thị trường
a) Các quan niệm về bán hàng
- Bán hàng được coi là một phạm trù kinh tế
Các Mac trong bộ Tư bản khi nghiên cứu sự thay đổi hình thái giá trị của hàng hóa
cho rằng, bán hàng là “sự chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền H-T’
161
- Bán hàng là hành vi thương mại của thương nhân
Mua bán hàng hóa là hành vi thương mại của Thương nhân, theo đó người bán
có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận tiền,
người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hầng theo thỏa thuận của hai bên.
Do vậy, để bán hàng thành công thì đào tạo đội ngũ là quan trọng.
- Bán hàng là khâu cơ bản, quan trọng của quá trinh sản xuất, kinh doanh.
Robert Louis Steveson nhận định: suy cho đến cùng, mọi người đều sống bằng
cách bán một cái gì đó. Sản xuất và bán hàng là hai mặt thống nhất của quá trình sản
xuất kinh doanh. Vì là một khâu trong quá trình SXKD nên bans hàng cũng chịu chi
phối từ những khâu khác và nó cũng chi phối các khâu đó như khâu sản xuất, R&D,
marketing…
- Bán hàng là quá trình thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật bán hàng
Bán hàng gồm các giai đoạn như sau:

Nghiên Lựa Phân Quảng Kỹ thuật Đánh


cứu chọn phối cáo và bán giá và
hành vi kênh hàng xúc tiến hàng ở điều
mua sắm bán và hóa vào bán cửa chỉnh
của KH hình các kênh hàng hàng
thức bán
phương
Giống như thức
quanbán
niệm bán hàng là khâu cơ bản của quá trinh sản xuất kinh doanh,
nhận thức bán hàng là quá trình thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật bán hàng đòi hỏi người
quản trị phải có quan điểm tổng thể, quan điểm hệ thống để giải quyết tốt tất cả các khâu
trong quá trình đó.
- Khái niệm bán hàng
Bán hàng là một hoạt động kinh doanh cơ bản, trực tiếp thực hiện chức năng lưu
thông hàng hoá, phục vụ sản xuất và đời sống con người.
Xét dưới góc độ của các giao dịch mua bán trực tiếp (bán hàng cá nhân): bán
hàng là tiến trình thực hiện các mối quan hệ giữa người mua và người bán; trong đó
người bán nỗ lực khám phá nhu cầu, mong muốn của người mua nhằm thỏa mãn tối đa
các lợi ích lâu dài cho cả hai bên mua và bán.
- Khái niệm quản trị bán hàng
Quản trị bán hàng là hoạt động quản trị của những người thuộc lực lượng bán
hàng bao gồm những hoạt động chính như phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm
tra hoạt động bán hàng.

162
Quản trị bán hàng là một tiến trình kết hợp chặt chẽ từ việc thiết lập mục tiêu cho
nhân viên bán hàng, thiết kế chiến lược cho nhân viên bán hàng đến tuyển dụng, huấn
luyện, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên bán hàng.
b) Các đối tượng tham gia vào hoạt động bán hàng
- Sản phẩm: là bất cứ thứ gì mà người ta có thể đưa ra thị trường đẻ được chú ý, mua
sắm, sử dụng hay tiêu thụ. Có thể làm thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Bao gồm cả sp hữu
hình và sp vô hình
Câu chuyện về một anh chàng mới được tuyển vào bán hàng cho cửa hàng. Khi ngày làm việc đầu tiên
của anh ta kết thúc, ông chủ tiến lại và hỏi:
- Hôm nay anh đã bán được bao nhiêu hàng hóa rồi?
- Chỉ một người thôi - Người bán hàng mới trả lời.
- Cái gì, chỉ một người thôi sao - Ông chủ thốt lên bực tức - Hầu hết các nhân viên của tôi đều bán được hàng ít
nhất cho 20 hoặc 30 người trong một ngày. Thế tổng số tiền thu được là bao nhiêu?
- Dạ thưa, khoảng xấp xỉ 100 ngàn USD.
- 100 ngàn USD cơ à - Ông chủ vui mừng reo lên - làm sao chỉ một người mà cậu lại bán được nhiều hàng thế?
Nhân viên bán hàng mới kể lại:
- Khi người đàn ông đó đến, tôi bán cho ông ta một cái lưỡi câu nhỏ, sau đó tôi khuyên ông ta nên mua thêm một
cái lưỡi câu loại trung bình và một cái lưỡi câu loại lớn.
Sau khi ông ta mua xong lưỡi câu, tôi lại khuyên ông ta nên mua thêm dây câu, loại nhỏ, loại nhỡ và loại to để câu
các loại cá khác nhau.
Tôi hỏi ông ta rằng ông ta sẽ đi câu ở đâu, ông ấy trả lời rằng ông ấy sẽ đi câu ở ven biển. Tôi liền khuyên ông ta
nên mua một cái xuồng máy và bán cái xuồng hiện đại với 2 động cơ.
Sau khi mua xuồng xong, ông ta nói rằng chiếc ô tô con của ông ta nhỏ quá cho nên không thể chở chiếc xuồng
được và vì vậy tôi lại đưa ông ta đến khu bán ô tô và bán cho ông ta một cái xe tải để chở xuồng ra biển.
Nghe xong, ông chủ vô cùng hài lòng với tay nhân viên mới của mình. Ông nói giọng đầy hâm mộ:
- Như vậy là anh đã thuyết phục và bán cho ông ta tất cả mọi thứ đó, trong khi lúc đầu ông ta đến chỉ định mua
một cái lưỡi câu, anh thật là một nhân viên bán hàng giỏi.
- Không, thực ra không hẳn vậy - Người bán hàng giải thích - Lúc đầu, ông ta đến chỉ định mua ít viên thuốc cảm
cho vợ. Nhưng tôi nói với ông ta rằng "Tuần này vợ ông bị cảm cúm như vậy, ông ở nhà mà làm gì, tôi khuyên
ông nên đi câu".

Bài học rút ra: "Bán cái khách hàng cần chứ không phải cái bạn sản xuất". Và vì vậy, biết khách
hàng muốn gì là điều kiện tiên quyết để có thể "đánh đúng tâm lí" và thuyết phục họ.
Sản phẩm tốt là chưa đủ để bán được hàng, tiếp theo đó là:
- Khách hàng: Là những cá nhân, tổ chức mua và sử dụng sản phẩm. Việc nghiên cứu
hành vi khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động bán hàng
Khách hàng bao gồm: KH hiện tại, KH tiềm năng, KH đã thôi không mua sp của bạn
nhưng bạn hy vọng kh đó sẽ quay trở lại.
“Giữa một khách cũ dễ hơn 10 lần so với việc có một khách hàng mới”
Khách hàng mong muốn gì khi mua hàng:

163
+ Sản phẩm: chất lượng, bao bì, mẫu mã sản phẩm và lợi ích sp đem lại cho họ
+ Con người: sự thân thiện, cởi mở, tận tâm, nhiệt tình trong bán hàng
+ Thuận tiện: sự thuận tiện trong mua bán, tốc độ giao dịch và thời gian giao hàng…
- Lực lượng bán hàng:
Lực lượng bán hàng (LLBH) là toàn bộ nhân viên thâm gia quảng cáo, vận chuyển,
phân phối và bán hàng cho doanh nghiệp, LLBH là cầu nối cơ bản của DN với khách
hàng, quyết định việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch bán hàng. (bao gồm cả LLBH
bên trong và bên ngoài DN)
Có thể chia LLBH ra thành các nhóm để tổ chức và quản lý:
+ LLBH cơ hữu: là nhân viên bán hàng trực thuộc biên chế của DN. Tùy theo phân
công và địa bàn hoạt động chia thành lực lượng bán hàng cơ hữu tại văn phòng
công ty và bên ngoài công ty.
+ Hệ thống đại lý bán hàng cho DN: bao gồm cá nhân, tổ chức độc lập không thuộc
hệ thống cơ hữu của doanh nghiệp, nhận bán hàng để nhận hoa hồng theo hợp đồng
đã ký kết.
+ Hệ thống bán hàng hỗn hợp: là trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều lực lượng bán
hàng khác nhau nhằm tận dụng ưu thế của cả hai cách tổ chức chuyên môn hóa theo khách
hàng hoặc theo địa điểm với tổ chức theo vùng lãnh thổ để chiếm lĩnh thị trường
- Trung gian phân phối: Là những cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc đưa hàng hóa từ
nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
- Nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ: Là những cá nhân, tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho
việc bán hàng được nhanh chóng, thuận tiện. Bao gồm: các công ty quảng cáo, nhà vận
chuyển, nhà cung cấp kho hàng, Nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật, ngân hầng, tín dụng…
c) Vai trò của bán hàng
Bán hàng trong kinh doanh được coi là hoạt động cơ bản quan trọng của hoạt động
kinh doanh, có vai trò to lớn với doanh nghiệp, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Đối với DNTM bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản, trực tiếp thực hiện
chức năng lưu thông, đảm bảo cân đối giữa cung và cầu đối với từng mặt hàng cụ thể,
góp phần ổn định giá cả thị trường.
Bán hàng là khâu hoạt động có quan hệ mật thiết với khách hầng, ảnh hưởng đến
niềm tin, uy tín và sự tái tạo nhu cầu của người tiêu dung. Do vậy, đó cũng là vũ khí
cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại.
6.2.3.2. Đặc điểm của bán hàng trong cơ chế thị trường
- Khách hàng là người mua quyết định thị trường, quyết định người bán

164
Đặc điểm này xuất phát từ cơ chế thị trường số lượng người mua thường là một
số có hạn, còn số người bán không ngừng tăng lên và khó xác định chính xác. Trong bối
cảnh cạnh tranh như vậy quyền quyết định thuộc về người mua và khách hàng “lên ngôi
thượng đế”. Trong hoạt động bán hàng, nhân viên bán hàng phải coi khách hàng mng
lại việc làm, lợi nhuận cho doanh nghiệp, là người mà DN phải phụ thuộc vào, càng
không phải để tranh cãi và là ông chủ duy nhất có quyền sa thải nhân viên, giảm đốc, kể
cả giải thể công ty bằng cách tiêu tiền của mình ở chỗ khác. Đặc điểm này đòi hỏi doanh
nghiệp phải coi trọng khách hàng, lấy nhu cầu của khách hàng làm cơ sở tính toán kế
hoạch sản xuất kinh doanh của DN.
KH là một trong 05 lực lượng cạnh tranh trong chiến lược của M. Porter, tọ áp
lực tới DN
- Khách hàng quan tâm tới chất lượng toàn diện khi mua sắm
Khách hàng quan tâm tới chất lượng theo nghĩa rộng. Chất lượng toàn diện khi
lựa chọn mua sắm bao gồm: Chất lượng hàng hóa, sự nổi tiếng của thương hiệu, điệu
kiện và thời gian giao hàng, giá cả phải chăng…Chính vì vậy, để thu hút khách hàng các
doanh nhân, doanh nghiệp phải sử dụng các công cụ để cạnh tranh giành giật khách
hàng. Các công cụ cạnh tranh có thể là : Cạnh tranh về chất lượng, giá cả, thủ tục giao
dịch mua bán, thanh toán, dịch vụ phục vụ khách hàng.
Vấn đề của dNTM là phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mình để sử dụng những
vũ khí, phương tiện cạnh tranh phù hợp nhăm thu hút khách hàng.
- Khách hàng đòi hỏi người bán phải quan tâmđến lợi ích của họ
Cơ sở để đưa ra quyết định mua là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của khách
hàng. Bởi vậy các DN phải nghĩ đến làm lợi cho khách hàng trước rồi mới nghĩ đến lợi
cho mình. Phải kết hợp hài hòa cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần để lôi kéo khách
hàng.
- Nhu cầu thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi
Trong thời kỳ khoa học công nghệ thay đổi như vũ bão, nhiều hàng hóa với chất
ượng tốt ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu, chu kỳ sống của sản phẩm ngày cầng rút ngắn,
điều này lalf một khó khăn thách thức người kinh doanh. Chỉ những DN luôn theo dõi
sự biến động của nhu cầu mới có thể đưa ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Phần thưởng
là lợi nhuận sẽ thuộc về người đầu tiên đưa ra sản phẩm mới thỏa mãn nhu cầu thị hiếu
của khách hàng, nhất là đối với doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng tư liệu tiêu dùng,
những mặt hàng liên quan đến mốt.
- Hoạt động bán hàng diễn rea trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý

165
Đây là thời kỳ cơ chế quản lý thay đổi theo hướng hội nhập kinh tế. Do vậy vấn
đề cạnh tranh hàng hóa ngày càng tở nên mạnh mẽ hơn hết, hàng hóa trong và ngoài
nước.
6.2.3.3. Nội dung cơ bản của quản trị bán hàng ở DNTM
a) Xác định mục tiêu bán hàng
Mục tiêu bán hàng là những kết quả cụ thể về bán hàng mà doanh nghiệp mong
muốn đạt đến trong một thời kỳ nhất định. Đó là những kết quả, kỳ vọng mà các nhà
quản trị mong muốn đạt được trong tương lai.
Xác định mục tiêu chính xác laf cơ sỏ để xây dựng kế hoạch bán hàng khả thi, là
động lực thúc đẩy để mọi người trong doanh nghiệp nỗ lực thực hiện, là tiêu chuẩn để
đánh giá sự nỗ lực cố gắng và đánh giá thành tích của LLBH.
b) Lập kế hoạch bán hàng của DNTM
Kế hoạch bán hàng là văn bản tổng hợp dự kiến các điều kiện thực hiện và kết
quả bán hàng của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, thường là kế hoahcj cho
một năm, chia theo quý và các tháng.
Các dạng kế hoạch bán hàn:
- Theo cấp độ quản lý: kế hoạch bán hàng của DN, kế hoạch bán hàng của các bộ
phận trong DN như công ty, xí nghiệp, tổ đội bán hàng, kế hoạch bán hàng của nhân
viên …
- Theo cấp độ sản phẩm: Kế hoạch bán hàng chung của toàn DN, kế hoạch bán
hàng cho từng ngành hàng, từng mặt hàng cụ thể…
- Theo khu vực địa bàn kinh doanh: Kế hoạch xuất khẩu, kế hoahcj bán hàng nội
địa, kế hoạch bán hàng khu vực miền Bắc, Trung, Nam…
- Theo khách hàng: KH trọng điểm, KH công nghiệp, KH tiêu dùng cuối cùng…
- Theo hình thức bán hàng: kế hoạch bán buôn, bán lẻ, trả góp..
- Theo thời gian chia ra: kế hoạch năm, quý, tháng…
Kế hoạch bán hàng có thể lập theo cách: Lập KH tập trung từ trên xuống dưới
hoặc lập KH phân tán, từ dưới lên thong qua đăng ký tự nguyện từ các nhân, tổ đội…
c) Xác định kênh bán, hình thức bán
- Các kênh bán hàng
Kênh bán hàng là việc thiết lập và sắp xếp các phần tử tham gia vào quá trình
phân phối, tuyên truyền quảng cáo và bán hàng cho doanh nghiệp.
Từ sản xuất đến tiêu dùng, hàng hóa có thể được mua qua các kênh phân phối
khác nhau do phụ thuộc vào những yếu tố như đặc điểm, tính chất của sản phẩm và các
điều kiện vận chuyển, bảo quản sử dụng…
166
Có thể khái quát về các kênh bán hàng theo mô hình sau:

Kênh 1: Mua bán hàng hóa trực tiếp giữa người sản xuất hay nhập khẩu hàng hóa
với người tiêu dùng, tiêu dùng cho sản xuất vầ tiêu dùng cho cá nhân. Kênh phân phối
này bảo đảm cho hàng hóa lưu chuyển nhanh, giảm được chi phí lưu thông, quan hệ giao
dịch mua bấn đơn giản, thuận tiện.
Kênh 2: lưu thông hàng hoa qua trung gian- người bán lẻ. Đây là loại kênh ngắn
thuận tiện cho người tiêu dùng, hàng hóa cũng được lưu chuyển nhanh, người sản xuất
hay nhập khẩu được giải phóng khỏi chức năng bán lẻ. Loại kênh này chỉ thích hợp với
những doanh nghiệp bán lẻ lớn (siêu thị, cửa hàng lớn) có điều kiên quan hệ trực tiếp
với người sản xuất hay người nhập khẩu, thuận tiện trong giao nhận, vận chuyển.
Kênh 3: Việc mua bán hàng hóa phải qua nhiều khâu trung gian, bán buôn và bán
lẻ. Kênh này thuộc loại kênh dài, từng khâu của quá trình sản xuất và lưu thông được
chuyên môn hóa, tạo điều kiện để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, sử dụng có
hiệu quả cơ sở vật chất và tiền vốn. Kênh này tuy thời gian lưu chuyển và chi phí lưu
thông lớn hơn các kênh trước, nhưng thích hợp với điều kiện sản xuất và lưu thông nhiều
loại sản phẩm, phù hợp với quan hệ mua bán của nhiều loại doanh nghiệp. Vì vậy hàng
hóa lưu thông qua kênh này chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ khối lượng hàng hóa lưu
chuyển của nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp này tùy theo điều kiện sản xuất và
kinh doanh mà xác định mặt hàng, tỷ trọng hàng hóa mua bán qua các khâu của kênh này.
Kênh 4: Sự vận động của hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng như kênh 3,
nhưng trong quan hệ giao dịch mua bán xuất hiện nhiều khâu môi giới trung gian. Người
môi giới mua bán cần thiết khi xuất hiện cung hoặc cầu về loại hàng hóa nào đó, mà
người bán hàng hoặc người mua thiếu các kênh thông tin hoặc khó khan về tiếp cận,
giao dịch mua bán.

167
Trong kênh này người môi giới hoạt động rất năng động giữa kẻ bán, người mua
khi vai trò của họ được chấp nhận và đem lại hiệu quả cho các bên tham gia.
Để mở rộng thị trường, giảm chi phí bán hàng, kiểm soát được hàng hóa và kênh
bán, khi lựa chọn kênh bán cần dựa vào căn cứ sau:
+ Căn cứ vào bản chất của sản phẩm là hàng hóa thông thường hay hàng hóa có
tính chất thông thường hay hàng hóa có tính chất thương phẩm đặc biệt, vào tốc độ phổ
biến của chu kỳ sống hay sản phẩm đang trải qua.
+ Căn cứ vào tình hình thị trường: số lượng khách hàng, quy mô mua sắm và chu
kỳ mua sắm của khách hàng
+ Chiến lược phân phối hàng hóa vầ giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Lý do thay đổi các kênh phân phối đang tồn tại sự phát triển của ngành kinh
doanh, nguồn hàng, các sản phẩm cạnh tranh và mức độ cạnh tranh trên thị trường bán
hàng của doanh nghiệp.
- Các hình thức và phương thức bán hàng trong hoạt động kinh doanh thương mại
Căn cứ vào địa điểm giao hàng cho khách hàng:
+ Bán tại kho của người cung ứng, tại kho của doanah nghiệp thương mại, bán
qua cửa hàng, quầy hàng và bán tại các đơn vị tiêu dùng.
+ Bán tại kho của người cung ứng hay kho của doanh nghiệp thương maiaj thích
hợp với nhu cầu lớn, tiêu dùng ổn định và người mua có sẵn phương tiện vận chuyển
hầng hóa. Bán qua cửa hàng, quầy hàng thích hợ với nhu cầu nhỏ, danh mục hàng hóa
nhiều, chu kỳ tiêu dùng không ổn định.
Bán tận đơn vị tiêu dùng, bán tại nhà the yêu cầu của khách hàng là hình thức
bán tao thuận lợi cho người mua. Phương thức này chủ yế nâng cao chất lượng phục vụ
khách hầng và cạnh tranh lẫn nhau giữa nhưng người bán.
Theo khâu lưu chuyển hàng hóa có bấn buôn và bán lẻ:
+ Bán buôn là bán với khối lượng lớn, theo hợp đồng và thanh toán không dùng
tiền mặt. Kết thúc quá trình bán buôn hàng hóa vẫn nằm trong lưu thông chưa bước vào
tiêu dùng. Do không phải lưu kho, bảo quản và sắp xếp hàng hóa tại cửa hàng nên giá
bán buôn rẻ hơn và doanh số cao hơn bán lẻ
+ Bán lẻ là bán cho nhu cầu nhỏ lẻ của người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu kịp thời
của khách hàng, thanh toán ngay. Vì hầng hóa phải trải qua khâu bán buôn, lưu kho, chi
phí bán hàng nên giá bán lẻ thường cao hơn giá bán buôn, việc tăng doanh số của doanh
nghiệp thương mại chậm hơn nhưng lại nhận được nhiều thông tin trực tiếp từ người
tiêu dùng.

168
Theo phương thức bán gồm bán theo hợp đồng và đơn hàng, thuận mua vừa bán,
bán đấu giá và xuất khẩu hàng hóa
Thông thường các loại hàng hóa quan trọng, bán với khối lượng lớn để tạo điều
kiên cho người bán chuẩn bị hàng hóa theo yêu cầu của người mua, trong quá trình thực
hiện hợp đồng hai bên cùng thể hiện trách nhiệm và tôn trọng lợi ích của nhau.
Một số loại hàng hóa cần bán với khối lượng lớn, hàng khó tiêu chuẩn hóa, hàng
chuyên dùng người ta dùng phương pháp bán đấu giá để tìm người mua với giá cao nhất
Xuất khẩu là phương thức bán hàng đặc biệt cần tuân thủ các quy định xuất nhập khẩu
của Chính phủ và cũng chỉ do các đơn vị được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thực
hiện
Theo mối quan hệ thanh toán có mua đứt bán đoạn và sử dụng các hình thức tín
dụng trong thanh toán như bán hàng trẩ chậm, trả góp…
Bán hàng trực tiếp, bán hàng từ xa qua điện thoại, bán hàng qua người môi giới,
qua nhân viên tiếp thị và bán hàng qua mạng internet.
d) Tổ chức lực lượng bán hàng và quản trị hoạt động của lực lượng bán hàng
Khái niệm và phân loại lực lượng bán hàng
Lực lượng bán hàng (LLBH) là toàn bộ nhân viên thâm gia quảng cáo, vận
chuyển, phân phối và bán hàng cho doanh nghiệp, LLBH là cầu nối cơ bản của DN
với khách hàng, quyết định việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch bán hàng.
Có thể chia LLBH ra thành các nhóm để tổ chức và quản lý:
- LLBH cơ hữu: là nhân viên bán hàng trực thuộc biên chế của DN. Tùy theo
phân công và địa bàn hoạt động chia thành lực lượng bán hàng cơ hữu tại văn phòng
công ty và bên ngoài công ty.
- Hệ thống đại lý bán hàng cho DN: bao gồm cá nhân, tổ chức độc lập không
thuộc hệ thống cơ hữu của doanh nghiệp, nhận bán hàng để nhận hoa hồng theo hợp
đồng đã ký kết.
- Hệ thống bán hàng hỗn hợp: là trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều lực lượng
bán hàng khác nhau nhằm tận dụng ưu thế của cả hai cách tổ chức chuyên môn hóa theo
khách hàng hoặc theo địa điểm với tổ chức theo vùng lãnh thổ để chiếm lĩnh thị trường.
Tổ chức bán hàng theo sản phẩm

169
Tổ chức bán hàng theo địa lý

Tổ chức bán hàng theo ma trận

Giám đốc bán hàng

Sản phẩm Miền Bắc Miền Trung Miền Nam

SP A

SP B

SP C

Tổ chức bán hàng theo khách hàng


170
Quản trị hoạt động của lực lượng bán hàng
Quản trị hoạt động bán hàng nhằm thực hiện kế hoạch, mục tiêu bán hàng
đề ra. Quá trình này bao gồm các nội dung: đào tạo LLBH, chỉ đạo LLBH , động viên
LLBH.
- Đào tạo LLBH
Đối với giám đốc bán hàng: Nhiệm vụ hàng đầu của giám đốc bán hàng là thiết
lập và duy trì một tổ chức bán hàng tích cực. Giám đốc bán hàng phải thực hiện 5
chức năng sau:
+ Quản trị đội ngũ bán hàng
+ Nắm được tên, địa chỉ của Kh giao dịch, lựa chọn KH trọng điểm
+ Xác định hình thức bán hàng thích hợp cho mỗi khách hàng
+ Tính toán nhu cầu nhân viên, tuyển mộ, đào tạo.
+ Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết quả khách hàng
- Quản trị hành chính
+ Quản trị hành chính văn phòng, thực hiện chính sách bán hàng tại các khu vực
hoạt động
+ Kết hợp với các hoạt động khác của công ty
+ Tổ chức các cuộc họp, viết báo cáo tổng hợp
- Thực hành tiếp thị
+ Phát triển khách hàng mới, dự báo triển vọng khách hàng
+ Thu nhập thông tin về cạnh tranh
- Trực tiếp bán hàng
+ Tự mình bán hàng cho khách hàng chủ yếu
+ Giao dịch, đàm phán để chào hàng
- Quản trị tài chính

171
+ Lập ngân sách bán hàng
+ Kiểm soát chi phí
+ Phân tích chi phí và lợi nhuận
- Chỉ đạo LLBH
Nguyên tắc hoạt động của LLBH là độc lập, tự chủ vầ sáng tạo, bởi vậy cần căn
cứ vào kết quả và tình hình công việc, cùng với kinh nghiệm và tố chất cá nhân để lựa
chọn các phương pháp cho phù hợp:
o Ra mệnh lệnh trực tiếp
o Trao đổi để tìm phương án giải quyết tốt nhất
o Động viên nhân viên phát huy sáng kiến và đề xuất ý kiến cá nhân
o Giao quyền tự chủ hoàn toàn chỉ kiểm soát kết quả công việc
6.2.4. Dịch vụ khách hàng ở doanh nghiệp thương mại
6.2.4.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động dịch vụ khách hàng ở các
doanh nghiệp thương mại
a) Khái niệm
Theo quan điểm sản phẩm:
Dịch vụ khách hàng (customer service) là các dịch vụ bổ sung tối thiểu đi kèm
theo sản phẩm cốt lõi khi bán sản phẩm cho khách hàng.
Dịch vụ khách hàng thuộc vào cấp độ 3, là hàng hoá bổ sung, nâng cao. Dịch vụ
khách hàng bao gồm các dịch vụ như bảo hành, sửa chữa, hình thức thanh toán, giao
hàng tại nhà, lắp đặt, huấn luyện, tư vấn lựa chọn sử dụng sản phẩm, cung cấp đầy đủ
thông tin về sản phẩm¼, nhằm làm tăng thêm giá trị của sản phẩm cốt lõi, giúp cho
khách hàng tiện lợi hơn, hài lòng hơn. Cấp độ này chính là vũ khí cạnh tranh của công
ty. Các dịch vụ khách hàng sẽ ngày càng phong phú hơn khi mức độ cạnh tranh trên thị
trường càng mạnh hơn.
Như vậy, dịch vụ khách hàng là một bộ phận cấu thành quan trọng của sản phẩm mà
chúng ta đem bán ra thị trường. Thiếu dịch vụ khách hàng thì sản phẩm xem như là chưa
hoàn chỉnh.
→ sự khác biệt giữa dịch vụ và dịch vụ khách hàng
b) Ý nghĩa của dịch vụ khách hàng
Dịch vụ trong hoạt động kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp thương mại
có vị trí quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Nó có quan hệ chặt chẽ từ khi sản
phẩm hầng hóa được sản xuất ra bán cho các doanh nghiệp thương mại đến khi sản phẩm
hàng hóa được đưa vào tiêu dùng. Hoạt động dịch vụ khách hàng có tác dụng nhiều mặt:

172
o Đáp ứng đầy đủ, thuận tiện, kịp thời, văn minh mọi nhu cầu của khách hàng, gây
được tín nhiệm và thiện cảm với khách hàng và có tác dụng thu hút khách hàng đến với
doanh nghiệp.
o Lưu chuyển vật tư hàng hóa nhanh, bán được nhiều và nhanh hàng hóa, nâng cao
được vòng quay của vốn lưu động.
o Nâng cao được thu nhập, năng suất lao động và doanh thu của doanh nghiệp. Góp
phần nâng cao năng suất lao động xã hội.
o Tạo ra được quan hệ mua bán rộng rãi, thanh toán tin cậy có tác dụng lớn trong
củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
o Sử dụng hợp lý lao động xã hội, taoaj ra kiểu kinh doanh thương mại văn minh, phù
hợp với sự phát triển của khoa học- công nghệ mới và tiến bộ, văn minh của nhân loại.
o Phát triển các hoạt động dịch vụ và đa dậng hóa hoạt động dịch vụ còn giúp cho
doanh nghiệp thương mại đứng vững trên thị trường và cạnh tranh thắng lợi.
6.2.4.2. Các loại hoạt động dịch vụ khách hàng ở doanh nghiệp thương mại
a) Phân loại theo quá trình mua bán hàng hóa
Theo quá trình này, các loại dịch vụ được chia thành:
- Dịch vụ trước khi mua, bán hàng hóa
Trước khi mua bán hàng hóa với khách hàng, DNTM đã phải tiến hành các hoạt
động dịch vụ về thông tin, giới thiệu, quảng cáo, chào hàng về loại hàng hóa và dịch vụ
kèm theo khi khách hàng mua, bán. Các dịch vụ về chuẩn bị hàng hóa,bao bì, đóng gói
sẵn hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng, nhận đặt hàng trước với khách hàng, ký két
các hợp đồng mua, bán hàng hóa…Các dihj vụ về triển lãm hàng hóa taiaj các Hội chợ,
triển lam ở trong nước và quốc tế. Tổ chức các phòng trưng bày hàng hóa nhằm giới
thiệu sản phẩm và bầy mẫu hàng ở các thành phố lớn, ở các nước có nhu cầu hàng hóa
và có khả năng xuất khẩu…
- Dịch vụ trong khi mua, bán hàng hóa
Các dịch vụ trong khi mua, bán hàng hóa bắt đầu ở DNTM từ khi giao tiếp giữa
khách hàng với doanah nghiệp. Bao gồm: dịch vụ giới thiệu hàng hóa, hướng dẫn khách
hàng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ thanh toán
tiền hàng, đóng gói hàng hóa, bốc xếp lên phương tiện vận chuyển, vận chuyển hàng
hóa đến tận nơi cho khách…
- Dịch vụ sau khi mua, bán hàng hóa
Sau khi mua bán hàng hóa với khách hàng, DNTM cần chú ý đến các dịch vụ hậu
mãi. Các dịch vụ sau khi mua bán với khách hàng mà các doanh nghiệp thương mại
thường thực hiện là: lắp đặt hầng hóa, sửa chữa, bảo dưỡng…

173
b) Phân loại hoạt động dịch vụ theo tính chất
- Dịch vụ sản xuất- kỹ thuật- hoàn thiện sản phẩm: Đây là những hoạt động dịch
vụ đòi hỏi người làm dịch vụ đối với khách hàng phải hiểu biết tính chất vật lý, hóa học,
công dụng và sử dụng được các loại sản phẩm vật tư hàng hóa bán cho khách. Ví dụ
dịch vụ chuẩn bị vật tư, hàng hóa, phân loại chọn lọc, ghép đồng bộ và gửi hàng, dịch
vụ về sửa chữa thiết bị máy móc.
- Dịch vụ về tổ chức nghiệp vụ kinh doanh thương mại : DNTM có thể lợi dụng
cơ sở vật chất, nghiệp vụ để thực hiện các dihcj vụ kinh doanh thương mại như: dịch vụ
đại lý mua bán hàng hóa cho khách hàng, dịch vụ về ký gửi hàng hóa, ủy thác mua bán,
bảo quản hàng hoá thuê..
- Dịch vụ bốc xếp, vận chuyển và gửi hàng
6.2.4.3. Phương hướng tổ chức hoạt động dịch vụ khách hàng ở các doanh nghiệp
thương mại
Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động dịch vụ khách hàng ở DNTM có thể theo ba
hướng sau:
a. Thành lập các đơn vị (xí nghiệp, trung tâm, tổ đội, dịch vụ tổng hợp hoặc chuyên môn
hóa trực thuộc doanh nghiệp thương mại)
Đây là những đơn vị chuyên hoạt động dịch vụ khách hàng. Để các đơn vị này
có thể hoạt động được thì khối lượng công việc dịch vụ khách hàng phải lớn, thường
xuyên, tức là các hoạt động dịch vụ phải đủ để cho các đơn vị có thể hoạt động liên tục,
có thu nhập về dịch vụ. Tùy thuộc vào quy mô, khối lượng hoạt động dịch vụ cũng như
tính chất của từng loại dịch vụ, DNTM có thể tổ chức đơn vị dịch vụ theo hướng tổng
hợp ( có nhiều tổ nhóm…) làm dịch vụ tổng hợp cho KH, hoặc tổ chức theo từng loại
dịch vụ, phục vụ cho từng loại nhu cầu vầ yêu cầu của KH.
Đòi hỏi phải đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các đơn vị
Tùy theo quy mô và phạm vi hoạt động dịch vụ cũng như thời gian hoạt động,
DNTM nên tổ chức hạch toán riêng đối với hoạt động dịch vụ để thấy rõ kết quả hoạt
động và hiệu quả của các hoạt động dịch vụ.
b. Tổ chức các hoạt động dịch vụ kiêm nhiệm
Đối với các DNTM có quy mô nhỏ hoặc các dịch vụ cung ứng kèm sản phẩm không
quá phức tạp và không thường xuyên có thể áp dụng việc tổ chức theo hình thức này:
Tổ chúc các hoạt động dịch vụ kiêm nhiệm lầ việc tổ chức, phân công, quy
định…những dịch vụ khi có yêu cầu thì những cán bộ công nhân viên được giao kiêm
nhiệm thực hiện các dịch vụ đó cho KH một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và văn minh.
Ví dụ như quanrg cáo, vận chuyển tại chính cơ sở của DNTM.
174
Để tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ kiêm nhiệm, DNTM cần phải có tổ chức bộ
phận dịch vụ, có phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể, rõ rang, có trang bị các phương
tiện, máy móc…để nhanh chóng, kịp thời thực hiện các dịch vụ phục vụ KH.
c. Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế khác trong hoạt động dịch vụ
Đối với những hoạt động dịch vụ khách hầng mà ở DNTM có nhu cầu, nhưng
DNTM không đủ điều kiện để tổ chức hoạt động dịch vụ cho KH thì có thể liên doanh,
liên kết với các tổ chức kinh tế khác để tổ chức tổ chức thực hiện các dịch vụ đó.
Liên doanh là hình thức DNTM cùng với tổ chứ kinh tế khác cùng góp vốn, cơ
sở vật chất, lao động thành lập một tổ chức kinh tế mới làm dịch vụ khách hàng, có lợi
cùng hưởng, có lỗ cùng chịu theo điều lệ của DN liên doanh.
Liên kết là sự hợp tác giữa DNTM với đơn vị kinh tế khác (ví dụ đơn vị vận
chuyển, đơn vị bốc dỡ hàng hoá…) có hợp đồng cho thuê mặt bằng, phương tiện, điều
kiện kinh doanh vầ sự thỏa thuận về liên kết hoạt động dịch vụ khách hàng (hình thức
dịch vụ, giá cả dịch vụ…) để thực hiện dịch vụ cho khách hàng mà hai bên cùng có lợi.
6.2.5. Hiệu quả kinh doanh thương mại
6.2.5.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh thương mại
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh thực sự là mối quan tâm hàng đầu
của mọi nền sản xuất xã hội và của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế và
hiệu quả kinh doanh là gì?. Vì vậy cần phải làm rõ bản chất cuẩ 2 khái niệm này để có
thế xác định các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh thương mại, để từ
đó xác định yêu cầu với việc đề ra các mục tiêu và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh thương mại.
Ở tầm vĩ mô, “hiệu quả kinh tế” là một hiện tượng kinh té, là một phạm trù phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để đạt được mcuj tiêu xác
định. Công thức tính hiệu quả kinh tê:
H= K/C
H: là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng
K: kết quả thu được từ hiện tượng kinh tế đó
C: chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó
Ở tầm vi mô hiệu quả kinh doanh” phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của
doanh nghiệp. Nếu là doanh nghiệp thương mại thfi sẽ phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực của DNTM. Do vậy hiệu quả thương mại được xác định như sau:
HQTM= KQ đầu ra / Chi phí đầu vào
Những kết quả do thương mại tạo ra tác động nhiều mặt đến kinh tế. Khá niệm hiệu qủa
kinh doanh đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh doanh là phản ảnh mặt chất lượng
175
của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng cấc nguồn lực để đạt được
mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
6.2.5.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh thương mại
a) Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội
Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả thu được từ hoạt động thương mại của
từng doanh nghiệp, của từng thương vụ kinh doanh. Biểu hiện chung của hiệu quả các
biệt là doanh lợi của mỗi doanh nghiệp đạt được và đó chính là hiệu quả kinh doanh
trong từng doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh tế- xã hội mà thương mại mang lại cho nền kinh tế quốc dân là sự
đóng góp của hoạt động thương mại vào việc phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải
quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả cá biệt có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác
động qua lại với nhau. Hiệu quả kinh tế xã hội đạt được trên cơ sở hiệu quả của các
doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên vẫn có trường hợp hiệu quả cá biệt của một số
doanh nghiệp không đảm bảo nhưng hiệu quả chung kinh tế - xã hội vẫn thu được. Mặt
khác, để đạt được hiệu qquar kinh tế - xã hội, phải từ bỏ một số hiệu quả cá biệt nào đó.
Bởi vậy nhà nước cần có chính sách bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích chung của
toàn xx hội với lợi ích của từng doanh nghiệp và người lao động trên quan điểm cơ bản
là đạt hiệu qua kinh doanh trong hiệu quả kinh tế - xã hội.
b) Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp
Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh với một nguồn vật lực nhất
định và do đó họ đưa ra thị trường sản phẩm với một chi phí cá biệt nhất định. Khi tiêu
thụ sản phẩm trên thị trường các doanh nghiệp dều cố gắng tối ưu hóa lợi nhuận thông
qua giá cả, song chính thị trường mới là nơi quyết địn giá cả của hàng hóa. Quy luật giá
trị đã đặt các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên cùng một mặt hàng
trao đổi, phải thông qua một mức giá cả do thị trường quyết định.
Tại mỗi doanh nghiệp, chi phí bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh suy đến
cùng đều là chi phí lao động xã hội, nhưng khi đánh giá hiệu quả kinh doanh, chi phí lao
động xã hội biểu hiện dưới dạng chi phí cụ thể như:
- Chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm
- Chi phí ngoài quá trình sản xuất sản phẩm
Bản thân mỗi loại chi phí trên có thể phân chia chi tiết theo những tiêu thức nhất
định. Do đó, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của hoạt động thương mại cần phải đánh
giá hiệu quả tổng hợp của các loại chi phí trên đây, đồng thời lại phải đánh giá hiệu quả
176
của từng loại chi phí. Đó là đòi hỏi cần thiết giúp cho công tác quản lý kinh doanh tìm
được hướng giảm chi phí cá biệt và giảm chi phí tổng hợp nhằm tăng hiệu quả kinh tế.
c) Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh
Mục tiêu của quản lý hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh thương mại
nói riêng là với một nguồn lực nhất định phải sử dụng sao cho có hiệu quả cao nhất.
Muốn vậy, phải đánh giá được trình đô sử dụng các dạng chi phí trong hoạt động kinh
doanah thương mại và phải chứng minh được các phương án khác nhau sẽ có những
chi phí, hiệu quả khác nhau để từ đó tìm ra được phương án tối ưu. Chính từ ý tưởng
như vậy, cần có sự phân biệt giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sanh strong kinh
doanh thương mại.
Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng
cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra. Chẳng hạn, tính toán mức
lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất hoặc từ một đồng vốn bỏ ra…
Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so snahs các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của
các phương án với nhau. Nói cách khác, hiệu quả so sánh chính là mức chênh lệch về
hiệu quả tuyệt đối của các phương án. Mục đích chủ yếu của việc tính toán này là so
sánh mức độ hiệu quả của các phương án, từ đó cho phép lựa chọn một cách làm, một
phương án có hiệu quả cao nhát.
Giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tươn đối có mối quan hệ mật thiết, làm căn
cứ và bổ sung cho nhâu. Trên cơ sở của hiệu quả tuyệt đối, người ta xác định được hiệu
quả so sánh, từ đó tìm ra phương án tối ưu.
6.2.5.3. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh thương mại
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh thương mại được biểu hiện thông qua một hệ
thống các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu phản ánh một mặt nào đó trong hoạt động kinh doanh
thương mại và chúng có một ý nghĩa nhất định.
a) Những chỉ tiêu trong phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp:
Một là: Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ
Hai là: Mức doanh lợi trên doanh thu bán hàng
𝑃
𝑃′ 1 = 𝑥100%
𝐷𝑆
Trong đó: P’1: Mức doanh lợi của doanh nghiệp trong kỳ
P: Lợi nhuận doanh nghiệp thực hiện trong kỳ
DS: Doanh thu bán hàng thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu bán hàng mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ. Do đó chúng có ý nghĩa quan tọng trong việc chỉ ra
177
cho doanh nghiệp thấy kinh doanh những mặt hàng nào, thị trường nào mang lại lợi
nhuận cao cho doanh nghiệp.
Ba là: Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh
𝑃
𝑃′ 2 = 𝑥100%
𝑉𝐾𝐷
Trong đó: P’2: Mức doanh lợi của vốn kinh doanh trong kỳ
VKD: Tổng vốn kinh doanh trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong
kỳ. Một đồng vốn kinh doanh mng lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Bốn là: Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh
𝑃
𝑃′ 3 = 𝑥100%
𝐶𝐹𝐾𝐷
Trong đó: P’3- Mức doanh lợi của chi phí kinh doanh trong kỳ
CFKD: Tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phsi kinh doanh của doanh nghiệp trong
kỳ. Một đồng chi phsi kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Năm là: Năng suất lao động bình quân cuẩ một lao động
𝐷𝑇 𝑇𝑁
𝑊= 𝑥100% hoặc 𝑊 = 𝑥100
𝐿Đ𝑏𝑞 𝐿Đ𝑏𝑞

Trong đó:
W: Năng suất lao động bình quân của một lao động trong kỳ
DT: Doanh thu (Doanh thu bán hàng) thực hiện trong kỳ
TN: Tổng thu nhập
LĐbq: Tổng số lao động bình quân của doanh nghiệp trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy trung bình một lao động của doanh nghiệp thực hiện được
bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ hoặc bao nhiêu đồng thu nhập trong kỳ.
b) Một số chỉ tiêu cho hoạt động xuất nhập khẩu
Một là: Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu
Trong hoạt động xuất khẩu, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng số ngoại tệ
thu được do xuất khẩu, còn chi phí thu mua xuất khẩu lại thể hiện bằng bản tệ Việt Nam
đồng. Vì vậy, cần phải tính tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu, để trên cơ sở đó biết được phải
chi ra bao nhiêu đồng Việt Nam để có được một đồng ngoại tệ:
𝐷𝑇𝑥𝑘 (𝑏ằ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑜ạ𝑖 𝑡ệ)
𝐻𝑥𝑘 = 𝑥100%
𝐶𝑃𝑥𝑘 (𝑏ằ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑜ạ𝑖 𝑡ệ)
Trong đó: Hxk: Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu

178
DTxk: Doanh thu do xuất khẩu mang lại (tính bằng ngoại tệ)
CPxk: Chi phí bản tệ chi ra cho xuất khẩu
Hai là: Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu
Trong hoạt động nhập khẩu, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng số bản tệ
thu được do nhập khẩu, còn chi phí nhập khẩu lại thể hiện bằng ngoại tệ. Vì vậy, cần
phải tính tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu, để trên cơ sở đó biết được phải chi ra bao nhiêu
ngoại tệ để có được một đồng bản tệ:
𝐷𝑇𝑛𝑘 (𝑏ằ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑜ạ𝑖 𝑡ệ)
𝐻𝑛𝑘 = 𝑥100%
𝐶𝑃𝑛𝑘 (𝑏ằ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑜ạ𝑖 𝑡ệ)
Trong đó: Hxk: Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu
DTnk: Doanh thu do nhập khẩu mang lại (tính bằng ngoại tệ)
CPnk: Chi phí bằng ngoại tệ cho nhập khẩu (gồm cả chi phí vận chuyển
Ba là: Tỷ suất ngoại tệ xuất nhập khẩu liên kết
Hoạt động xuất nhập khẩu liên kết còn gội là buôn bán đối lưu. Hiệu quả kinh tế
của hoạt động này (H liên kết) là tổng hợp của hiệu quả tài chính xuất khẩu và hiệu quả
tài chính nhập khẩu. Tỷ suất ngoại tệ xuất nhập khẩu liên kết được tính như sau:
HLk= Hxk x Hnk
𝐷𝑇𝑥𝑘 𝐷𝑇𝑛𝑘
𝐻𝑥𝑘 = 𝑥
𝐶𝑃𝑥𝑘 𝐶𝑃𝑛𝑘
Do tính chất liên kết của hoạt động, toàn bộ khoản thu về xuất khẩu ngang bằng
với khoản chi ra cho nhập khẩu, nghĩa là:
DTxk= Cpnk
Do đó:

𝐷𝑇𝑥𝑘 𝐷𝑇𝑛𝑘 𝐷𝑇𝑛𝑘


𝐻𝑥𝑘 = 𝑥 =
𝐶𝑃𝑥𝑘 𝐶𝑃𝑛𝑘 𝐶𝑃𝑥𝑘
6.2.5.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại
- Nâng cao hiệu quả Quản trị kinh doanh của doanh nghiệp
- Tối ưu hóa sản lượng sản xuất
- Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức điều hành và trình độ đội ngũ lao động ở doanh nghiệp
- Áp dụng kỹ thuật tiên tiến và đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại
6.3. Kinh doanh xuất nhập khẩu ở doanh nghiệp thương mại
6.3.1. Khái niệm, đặc điểm của kinh doanh xuất nhập khẩu ở doanh nghiệp thương mại

179
6.3.1.1. Khái niệm, vai trò kinh doanh xuất nhập khẩu ở doanh nghiệp thương mại
Đối với DNTM, hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế chủ yếu thông qua
xuất khẩu và nhập khẩu các hàng hóa, dịch vụ.
Kinh doanh thương mại quốc tế là hình thức mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các
cá nhân, tập thể, doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau nhằm thu được lợi nhuận.
Đối với doanh nghiệp, mục đích của kinh doanh thương mại quốc tế là nhằm tối
đa hoặc ổn định lợi nhuận doanh nghiệp thông qua mở rộng thị trường tiêu thụ, bù đắp
các chi phí đầu tư, thực hiện giảm chi phí theo quy mô và tìm kiếm nguồn lực, lợi thế từ
nước ngoài.
Có thể nói, xuất nhập khẩu không chỉ đóng vai trò thúc đẩy hỗ trợ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp mà còn giải quyết tốt vấn đề thuộc phạm vi nội bộ doanh nghiệp
như tổ chức bộ máy, lực lượng lao động, vốn kinh doanh và các nguồn lực khác để phát
triển hoạt động kinh doanh.
6.3.1.2. Đặc điểm kinh doanh xuất nhập khẩu ở doanh nghiệp thương mại
Kinh doanh xuất nhập khẩu trên thị trường quốc tế khác biệt căn bản với kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ trong nước:
1. Hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịc vụ được tiến hành với đối tác ở nước ngoài
Việc buôn bán diễn ra giữa các đối tác có ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo
khác nhau. Đặc điểm này đòi hỏi trong buôn bán các đối tác phải lựa chọn ngôn ngữ
chung để giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng. Sự khác nhau về văn hóa dễ dẫn tới
hiểu lầm đáng tiếc và rủi ro khi không chung một ngôn ngữ, hệ thống luật pháp, nếp
nghĩ, thói quan và cả những giá trị mà các bên gìn giữ.
Trong buôn bán với nước ngoài, hàng hóa được chuyển từ trong nước ra nước
ngoài hoặc ngược lại, đòi hỏ bao bì, kỹ mã hiệu phải tuân theo tiêu chuẩn quốc tế, bền
chấc để có thể chuyển tải qua nhiều phương thức vận tải, nhiều phương tiện vận chyển
khác nhau. Nội dung của hợp đồng phải cụ thể, phỉ thể hiện ý chí của cae hai bên và
theo mẫu quy định của hoạt động thương mại quốc tế.
2. Phương thức thu nợ, thanh toán trong kinh daoanh thương mại quốc tế phức tạp và
đa dạng hơn.
Cũng vì vậy khả năng rủi ro lớn hơn. Theo ước tính, nếu rủi ro trong buôn bán
quốc tế là 100% thì khâu thanh toán chiếm hơn 70%. Đặc điểm này đòi hỏi các nhà kinh
doanh tùy điều kiện phải lựa chọn được đồng t iền thanh toán, các hifnht hức thanh toán
bảo vệ quyền lợi của mình và thực hiện được hợp đồng.
3. Phương thức, phương tiện trao đổi thông tin trong thương mại quốc tế hiện đại và
phong phú hơn nhiều so với kinh doanh nội địa.
180
Với sư phát triển của kỹ thuật công nghệ và thông tin gần như giữa các đối tác
không còn khoảng cách, họ có thể giao dịch trực tuyến để thảo luận về nội dung của hợp
đồng, sủ dụng các phương tiện quảng cáo và giao hàng tận nhà không bị cách trở bởi
khoảng cách địa lý. Đặc điểm này đỏi hỏi cacsn bộ giao dịch, buôn bán quốc tế phảo
thành thạo các công cụ, các phương tiện để chủ động thực hiện các nghiệp vụ kinh
doanh.
4. Buôn bán quốc tế phải theo chuản mực quốc gia và quốc tế
Mỗi quốc gia đều có hệ thống luật pháp của mình, bởi vậy, trong soạn thảo nội
dung hợp đồng mua bán, tổ chức thực hiện và giải quyết tranh chaals phải tuân thủ luật
pháp của quốc gia, quốc tế và các thông lệ, tập quán thương mại quốc tế.
5. Xu hương phát triển quan hệ thương mại trực tiếp trong buôn bán quốc tế
Bảo đảm tính tự chủ của thương nhân, giảm chi phí phát trieernmoosi quan hệ
hợp tác trong thương mại quốc tế với các đối tác đều muốn thực hiện quan hệ trực tiếp
để rbaor vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên hình thức quan hệ gián tiếp vẫn được áp dụng
trong những trường hợp cần thiết như dung lượng buôn bán nhỏ, thị trường biến động,
việc tiếp cận, quảng cáo, phân phối hàng hóa có khó khăn.
6.Hội nhập kinh tế không chỉ mang lại cơ hội lợi nhuận mà còn mang lại khó khăn cho
doanh nghiệp Việt Nam
Là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính có hạn, kỹ thuật và cơ
sở vật chất lạc hậu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng, quảng bá thương hiệu
và xúc tiến thương mại. Chưa làm chủ các kênh phân phối sản phẩm trong nước và chưa
thâm nhập vào các kênh phân phối ở thị trường nước ngoài
7. Hệ thống thông itn trong hoạt động thương mại quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt
Khác với hoạt động kinh doanh trong nước, buôn bán quốc tế cần hệ thống thông
tin toàn diện, đầy đủ và chính xác hơn. Những thông tin về cung cầu, giá cả và sự cạnh
tranh trên thị trường quốc tế là rất cần thiết. Những thông tin này càn phải cụ thể, cập
nhật. Để đặt quan hệ cần phải có thông tin để dối tác, chính sách thương mại của các
nước trong xuất nhập khẩu. Các quy định về hải quan cần tường tận, chính xác để doanh
nghiệp có thể tiếp cận thị trường nước ngoài.
6.3.2. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa
Để thực hiện nhập khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động sau:
a) Xác định nhu cầu cụ thể về hàng hóa cần nhập khẩu
Các doanh nghiệp thương mại nhập khẩu hàng hóa là để bán lại cho người tiêu
dùng, vì thế trước tiên phải xác định nhu cầu cụ thể về mặt hàng, quy cách, chủng loại,
số lượng, thời hạn tiêu dùng, giá cả mà người tiêu dùng chấp nhận. Sau đó, doanh nghiệp
181
sẽ tổng hợp các nhu cầu của khách hàng, cân đối với lượng hàng hóa tồn kho, để quyết
định hàng hóa cần nhập khẩu theo công thức:
Yêu cầu hàng hóa nhập khẩu = Nhu cầu hàng hóa của khách hàng +_ nhu cầu dự
trữ hàng hóa của DNTM.
Yêu cầu các mặt hàng cần nhập khẩu sẽ là căn cứ để ký hợp đồng với nước ngoài.
b) Nghiên cứu thị trường, chọn đối tác kinh doanh
Một loại hàng hóa nào đó sẽ có nhiều thị trường (các nước) khác nhau cùng sản
xuất, mỗi nước lại có nhiều doanh nghiệp, ở mỗi doanh nghiệp có thể sản xuất, kinh
doanh nhiều loại sản phẩm, mà kết quả kinh doanh lại phụ thuộc vào từng đối tấc cụ thể.
Bởi vậy, doanh nghiệp phải nắm bắt được không chỉ khái quát về từng thị trường mà
còn cần thông hiểu địa vụ pháp lý, sức mạnh tài chính, quan điểm, triết lý kinh doanh
và các sản phẩm hàng đầu của doanh nghiệp để dặt hàng.
c) Tiến hành giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa
Muốn tiết kiệm chi phí đi lại, thăm dò khảo sát thị trường nước ngoài, doanh
nghiệp phải lập kế hoạch giao dịch, tìm hình thức và biện pháp đàm phán phù hợp để ký
hợp đồng nhập khẩu hàng hóa.

Bước xác nhận cần thiết cho những thương vụ đàm phán kéo dài và để phân biệt
thỏa thuận cuối cùng với những thỏa thuận trước đó, làm tăng tính chắc chắn.
Hợp đồng có thể được ký thông qua các hình thức đàm phán:
- Qua thư từ
- Qua điện thoại, điện báo
- Gặp gỡ trực tiếp
Do khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán và luật pháp giữa các quốc gia
nên hoạt động xuất khẩu thường được xấc định cụ thể bằng hợp đồng mua bán. Hợp
đồng là cơ sở xác định trách nhiệm của các bên, làm cân cứ phân xử khi xảy ra tranh
chấp, vi phạm hợp đồng. Bởi vậy, phải xác định những nội dung cơ bản.
Ngoài những thông tin về haia bên đối tác, các hợp đồng mua bán thường gồm
những nội dung cơ bản sau:
- Tên hàng
- Điều kiện phẩm chất

182
- Điều kiện số lượng
- Điều kiện về bao bì
- Điều kiện về giá cả
- Thời gian, địa điểm giao hàng, điều kiện giao hàng
- Điều kiện thanh toán
- Điều kiện khiếu nại, xử phạt hợp đồng
- Và những điều kiện khác mà hai bên thỏa thuận với nhau
- Hợp đồng này được ký kết là căn cứ quan trọng để tiến hành bước tiếp theo.
c) Thực hiện hợp đồng nhập khẩu
- Xin giấy phép nhập khẩu
- Mở L/C theo yêu cầu của bên bán
- Thuê phương tiện vận chuyển
- Mua bảo hiểm hàng hóa
- Làm thủ tục hải quan
- Giao nhận hàng hóa với tàu
- Kiểm tra số lượng, chất lượng hàng nhập khẩu
- Giao hàng cho đơn vị nhận hàng trong nước
- Làm các thủ tục thanh toán
- Khiếu nại với người bán, người vận chuyển, người bảo hiểm (nếu có).
d) Đánh giá kết quả hoạt động nhập khẩu và tiếp tục hoạt động buôn bán
Các chỉ tiêu thường được dùng để so sánh, đánh giá hoạt động là:
- Số lượng thực hiện nhập khẩu so với đơn hàng
- Chủng loại mặt hàng thực hiện so với ké hoạch
- Tiến độ nhập hàng so với hợp đồng đã ký
- Doanh số mua và bán hàng hóa
- Chi phí kinh doanh
- Lợi nhuận đạt được so với kế hoạch và cùng kỳ năm trước.
6.3.3. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa
a) Nghiên cứu tiếp cận thị trường
Nhận biết hàng hóa xuất khẩu cần tìm hiểu thị trường hàng hóa, tình hình sản
xuất mặt hàng, chu kỳ sống mà sản phẩm đang trải qua, tỷ suất ngoại tệ của mặt hàng
kinh doanh.
Tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu là số tiền Việt Nam chi ra để thu được một đơn
vị ngoại tệ. Trên cơ sỏ so sánh lý thyết tỷ suất này với tỷ giá hối đoái hiện hành, với
183
mức doanh lợi thu được từ thị trường trong nước đẻ quyết định có xuât skhaaur hàng
hóa hay không?
Đây là bước quan trọng thể hiện tư tưởng chỉ bán cái mà thị trường cần chứ không
phải bán cái mà doanh nghiệp đang có.
Doanh nghiệp phải hiểu rõ điều kiện chính trị, thương mại, luật pháp, vận tải, tiền
tệ, tập quán thị hiếu, ước tính được dung lượng thị trường và sự biến động giá cả của
mặt hàng xuất khẩu ở thị trường nước ngoài.
b) Tìm hình thức và biện pháp giao dịch, đàm phán để ký kết hợp đồng xuất khẩu
Trong nội dung cơ bản của hợp đồng xuất khẩu, hai bên phải thỏa thuận các vấn đề:
- Nội dung công việc xuất khẩu
- Bao bì đóng gói, ký mã hiệu hàng hóa
- Thời gian, phương tiện và địa điểm giao hàng
- Giám định hàng hóa
- Sát trùng hàng hóa ( nếu bên mua yêu cầu)
- Điều kiện xếp dỡ hàng hóa và thưởng phạt.
- Những chứng từ cần thiết cho lô hàng xuất khẩu
- Đồng tiền thanh toán, phương thức, hình thức và thời hạn thnah toán
- Các trường hợp bất khả kháng
- Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng
- Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng\
- Các điều kiện khác
- Hiệu lực của hợp đồng
c) Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
- Kiểm tra L/C do bên mua mở
- Xin giấy phép xuất khẩu (nếu có)
- Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
- Ủy thác thuê tàu
- Kiểm nghiệm hàng hóa
- Làm thủ tục hải quan
- Giao hàng lên tàu
- Mua bảo hiểm hàng hóa
- Làm thủ tục thanh toán
- Giải quyết khiếu nại nếu có
d) Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu và quá trình buôn bán
184
Có thể sử dụng các chỉ tiêu tương tự như đánh giá nhập khẩu, cần phân tích hoạt
động xuất khẩu theo từng mặt hàng, từng thị trường và từng khách hàng cụ thể để làm
căn cứ đánh giá hoạt động xuất khẩu nói chung của doanh nghiệp. Cần làm rõ:
- Về lượng hàng xuất khẩu tăng giảm so với kỳ trước và so với kế hoạch
- Giấ trị kim ngạch đạt được của từng mặt hàng, từng thị trường, từng khách hàng so với
kỳ trước và kỳ kế hoạch.
- Mức độ chiếm lĩnh thị trường đối với những mặt hàng, nhóm mặt hàng quan trọng,
tăng giảm và nguyên nhân.
- Các ý kiến phản hồi của khách hàng, của cơ quan quản lý về hàng hóa xuất khẩu của
doanh nghiệp
- Uy tín của doanh nghiệp và triển vọng phát triển xuất khẩu
- Các vướng mắc trong quá trình thực hiện, các ý kiến đề xuất với cơ quan chuyên môn
và cơ quan quản lý.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP, THẢO LUẬN CHƯƠNG VI
1. Doanh nghiệp thương mại và đặc trưng của các loại hình doanh nghiệp thương mại ở
nước ta?
2. Phân loại doanh nghiệp thương mại theo tính chất mặt hàng kinh doanh và theo quy
mô doanh nghiệp?
3. Nêu những mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại?
4. Nguồn hàng của DNTM và phân loại nguồn hàng? Nêu sự khác nhau giữa tạo nguồn
hàng và mua hàng trong DNTM?
5. Trình bày các hình thức của tạo nguồn hàng? Cho ví dụ minh họa với từng hình thức?
6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ hàng hóa trong DNTM? Kỹ thuật phân
tích dự trữ theo ABC có ý nghĩa gì trong dự trữ hàng hóa của DNTM?
7. Phân loại hiệu quả kinh tế thương mại và cho biết mối quan hệ giữa các loại hiệu quả
kinh tế thương mại?
8. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế thương mại? Ý nghĩa trong quản lý kinh doanh thương mại?
9. Biết tình hình kinh doanh hàng hóa tại doanh nghiệp như sau:

Số kỳ cung ứng 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Lượng hàng nhận 25 30 33 43 32 41 34 40 35


trong kỳ

Thời điểm 1/9 5/9 9/9 15/9 22/9 25/9 30/9 7/10 13/10
nhận hàng

185
Biết rằng:
Mức xuất bán ngày đêm là 6 tấn
Doanh nghiệp cho phép dự trữ chuẩn bị 1 ngày
Giá hàng hóa là 2 triệu đồng/tấn
Yêu cầu: Tính lượng hàng dự trữ tối đa, tối thiểu và nhu cầu vốn để dự trữ hàng hóa ở
doanh nghiệp
10. Cửa hàng B bán 240.000 túi xách mỗi năm, giá mỗi túi sách là 56.000 đồng, chi phí
lưu trữ là 15% so với giá mua và chi phí mỗi lần đặt hàng là 800.000 đồng.
a) Tính lượng đặt hàng tối ưu và tổng chi phí tồn kho tối ưu.
b) Nếu thời gian từ lúc đặt hàng đến khi hàng về đến cửa hàng là 2 ngày thì lượng tồn
kho lúc đặt hàng là bao nhiêu?
c) Nhà cung cấp đưa ra chính sách chiết khấu như sau: lượng đặt hàng từ 8.000 đơn vị
đến nhỏ hơn 12.000 đơn vị thì tỷ lệ chiết khấu là 0,5%, nếu lượng đặt hàng từ 12.000
đơn vị trở lên thì tỷ lệ chiết khấu là 1,5%. Hãy xác định lượng đặt hàng tối ưu và tổng
chi phí tồn kho tối ưu trong trường hợp này

186

You might also like