You are on page 1of 27

Kinh tế kinh doanh KTE312 TS.

Vũ Thành Toàn
MÔN HỌC: KINH TẾ KINH DOANH – KTE312
Lịch điểm danh: Ca 1 7h30 – 7h40
Ca 2 9h30 – 9h40
Chuyên cần: Đi học đủ 9đ, phát biểu ít 0.5đ, phát biểu nhiều 1đ
Giữa kỳ: Làm tiểu luận cá nhân
Cuối kỳ: Trắc nghiệm hoặc tự luận (nếu thi offline); Tự luận được sử dụng tài liệu (nếu thi
online)

CCL – K59 |1
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
MỤC LỤC

TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC KINH TẾ KINH DOANH ........................4

I. Khái niệm và mục tiêu nghiên cứu môn học ................................................................4

1. Khái niệm .....................................................................................................................4

2. Mục tiêu nghiên cứu của môn học ...............................................................................4

II. Tổng quan về doanh nghiệp .........................................................................................5

1. Khái niệm .....................................................................................................................5

2. Phân loại doanh nghiệp ...............................................................................................5

3. Kiểm soát doanh nghiệp ...............................................................................................8

4. Hệ thống quản trị doanh nghiệp ..................................................................................9

5. Các ràng buộc về quản lý ...........................................................................................10

MỤC TIÊU KINH DOANH VÀ CÁC LÝ THUYẾT VỀ DOANH


NGHIỆP ................................................................................................................................12

I. Tối đa hóa lợi nhuận và quyết định cung của doanh nghiệp ....................................12

1. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận ................................................................................13

2. Hạn chế của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ...............................................................17

3. Ưu điểm của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ...............................................................18

II. Tối đa hóa doanh thu ..................................................................................................18

1. Nguyên tắc tối đa hóa doanh thu ...............................................................................18

2. Tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu ...........................................................18

RỦI RO VÀ BẤT ỔN ĐỊNH TRONG KINH DOANH ............................19

I. Các trạng thái khác nhau của thông tin .....................................................................19

II. Rủi ro ............................................................................................................................20

1. Các kỹ thuật ra quyết định trong điều kiện rủi ro ......................................................20

2. Thái độ đối với rủi ro .................................................................................................23

3. Phân tích đường bàng quan giữa rủi ro và thu nhập.................................................25

CCL – K59 |2
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
III. Bất ổn ..........................................................................................................................25

1. Bất ổn và hành vi cá nhân ..........................................................................................25

2. Bất ổn và doanh nghiệp ..............................................................................................26

3. Bất ổn và thị trường ...................................................................................................26

CCL – K59 |3
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
Buổi 2, ngày 14/01/2022

TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC KINH TẾ KINH


DOANH
I. KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
1. Khái niệm
Kinh tế học kinh doanh là môn khoa học về vận dụng lý thuyết kinh tế và các công cụ của
khoa học ra quyết định vào việc sự dụng (phân bổ) tối ưu các nguồn lực khan hiếm của một
tổ chức nhằm đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất.
 Giống với lý thuyết của vi mô.
2. Mục tiêu nghiên cứu của môn học
 Giới thiệu những vấn đề cốt lõi của kinh tế học kinh doanh
 Hướng dẫn các ứng dụng những khái niệm mang tính lý thuyết vào những vấn đề kinh tế
thực tiễn
 Các vấn đề ra quyết định quản lý:
 Giá và sản lượng: sản xuất với số lượng bao nhiêu, bán với mức giá bao nhiêu trên
thị trường
 Sản xuất hay là đi mua
 Công nghệ sản xuất
 Mức độ tồn kho: các sản phẩm theo thời gian sẽ bị hao mòn, lỗi thời; công nghệ, mẫu
mã thay đổi liên tục… Phải có những chính sách khuyến mại để đẩy các hàng tồn kho
đi.
 Phương tiện và mức độ quảng cáo
 Thuê và đào tạo lao động
 Đầu tư và tài trợ cho đầu tư
 Các lý thuyết kinh tế
 Lý thuyết kinh tế vĩ mô:
o Chính sách tài khóa
o Chính sách tiền tệ
 Lý thuyết kinh tế vi mô
o Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
o Lý thuyết doanh nghiệp

CCL – K59 |4
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
o Lý thuyết về cấu trúc thị trường và định giá
Buổi 3, ngày 18/1/2022
II. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được
đăng ký kinh doanh
2. Phân loại doanh nghiệp
a. Theo bản chất kinh tế của chủ sở hữu
Có 3 loại hình doanh nghiệp là:
 Doanh nghiệp tư nhân – DN một chủ sở hữu (Proprietorship): chịu trách nhiệm vô hạn
hoàn toàn bằng tài sản của mình
 Doanh nghiệp hợp danh – DN đồng sở hữu (partnership): bao gồm thành viên hợp danh
và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh bản chất giống như chủ sở hữu DN tư nhân,
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm
trong phạm vi vốn góp của mình. (1 phần giống DN tư nhân, 1 phần giống DN TNHH)
 Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (Corporation): chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn
góp
b. Theo hình thức pháp lý doanh nghiệp
i) DN tư nhân
Là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ sở hữu và cá nhân chủ sở hữu đó chỉ được làm
CSH 1 doanh nghiệp tư nhân; không được đồng thời làm chủ sở hữu của doanh nghiệp tư
nhân khác hoặc chủ sở hữu hộ kinh doanh và thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Đặc điểm:
 Cá nhân chủ sở hữu tự quyết định cơ cấu tổ chức và đích thân trực tiếp quản lý, thực hiện
các hoạt động kinh doanh và là người đai diện theo pháp luật của doanh nghiệp
 Cá nhân chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
 Doanh nghiệp tư nhân không phải là pháp nhân (vì không có tài sản độc lập với cá nhân)
ii) Công ty hợp danh
Là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là cá nhân, trọng đó phải có ít nhất một thành
viên hợp danh; ngoài thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; thành viên hợp danh

CCL – K59 |5
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
phải là cá nhân, còn thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức; thành viên hợp danh chịu
trách nhiệm liên đới và vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa
vụ khác của doanh nghiệp; còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị
số vốn góp vào công ty.
Đặc điểm:
 Thành viên hợp danh có quyền quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty
 Thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty; trường hợp thành viên góp vốn tham
gia quản lý, điều hành công ty, thành viên đó đương nhiên được gọi là thành viên hợp
danh.
 Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân và không được phát hành chứng khoán
iii) Công ty TNHH
Công ty TNHH 1 thành viên:
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
Là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng không
được vượt quá 50.
2 loại này khác nhau về cơ cấu tổ chức, quản lý. Với loại hình TNHH 2 thành viên trở lên thì
doanh nghiệp có thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân và số lượng không được vượt quá
50.
Dù là công ty TNHH 1 thành viên hay công ty TNHH 2 thành viên thì đều có các
đặc điểm sau:
 Trách nhiệm của các thành viên giới hạn trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty;
 Phần vốn góp chuyển nhượng được, nhưng có điều kiện;
 Công ty là một pháp nhân độc lập và tách biệt về trách nhiệm với các thành viên
 Không được phát hành chứng khoán. Ưu điểm: chuyển nhượng vốn phải có điều kiện.
Buổi 4, ngày 15/02/2022
iv) Công ty cổ phần
Là DN trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phẩn; Cổ đông
có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ
phần của mình cho người khác.
Đặc điểm:

CCL – K59 |6
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
 Tài sản của cá nhân và của doanh nghiệp tách biệt nhau và cá nhân chỉ chịu trách nhiệm
đối với hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào giống như loại hình
công ty TNHH.
 Sau khi công ty thành lập được 3 năm và công ty có thể phát hành chứng khoán để thu hút
vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh.
c. Căn cứ vào chế độ trách nhiệm
 Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn: DN tư nhân, CT hợp danh (chịu trách
nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình)
Là DN trong đó thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp ngoài phạm vi số vốn cam kết góp vào DN.
 Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn: CT TNHH, CTCP.
Là DN trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
DN trong phạm vi số vốn cam kết góp vào DN.
d. Mục tiêu của doanh nghiệp
 Tối đa hóa lợi nhuận
 Tối đa hóa doanh thu
 Tối đa hóa lợi ích quản lý: lợi ích quản lý được hiểu là tập trung vào tăng lương cho người
quản lý (NQL), tăng phụ cấp cho NQL, các dự án đầu tư lớn để tăng uy tín…
 Tự thỏa mãn: tự thỏa mãn mong muốn của NQL hoặc nhân viên; thỏa mãn những mong
muốn khác bên cạnh tối đa hóa lợi nhuận, doanh thu…
e. Các bên liên quan mật thiết trong doanh nghiệp
Có thể được chia thành các nhóm sau:
 Trong nội bộ doanh nghiệp: Người lao động, HĐQT, ban quản lý,…
 Các bên liên quan có QH trực tiếp (đối tác): Cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, nhà tài
trợ, chủ nợ, truyền thông…
 Các tổ chức, cá nhân bên ngoài DN: Chính phủ, các Hiệp hội, Cộng đồng, Tổ chức Công
nghiệp & Thương mại, các tổ chức quan trọng khác, đối thủ cạnh tranh…

CCL – K59 |7
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
i) Shareholders – Cổ đông
 Cổ đông bầu ra HĐQT. Trong doanh nghiệp, cổ đông là những người sở hữu cổ phiếu của
doanh nghiệp, nói cách khác họ chính là những người chủ của doanh nghiệp.
 Cổ đông quan tâm tới hiệu quả SX kinh doanh của DN, các chính sách chia lợi nhuận, các
chiến lược, trong cả ngắn hạn và dài hạn. Cổ đông rất quan tâm tới hình ảnh và thương
hiệu của DN và các MQH khác của DN, đặc biệt là mối quan hệ với cộng đồng và khách
hàng.
Hình ảnh, thương hiệu của DN ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu. Do đó điều này gắn liền
với tài sản của cổ đông. Chỉ cần một sự kiện nào đó cũng có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
công ty, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của cổ đông.
ii) Ban giám đốc
Thực hiện và quản lý các hoạt động hằng ngày của DN, quyết định SX, liên quan đến hoạt
động SXKD.
iii) Hội đồng quản trị
 Giám sát quản lý
 Giải quyết các vấn đề đặc biệt của DN
 Đưa ra các quyết định dựa trên lợi ích của cổ đông
3. Kiểm soát doanh nghiệp
Kiểm soát doanh nghiệp là gì?
Là quyền lựa chọn hoặc thay đổi cách thức quản lý doanh nghiệp.
Doanh nghiệp do chủ sở hữu hay người quản lý kiểm soát? Có 2 trường hợp xảy ra, tùy
mục đích khác nhau.
 Quyền kiểm soát DN do người quản lý nắm giữ khi cổ đông không nắm quyền kiểm soát
trong HĐQT hoặc không đủ quyền biểu quyết để nắm quyền kiểm soát, dẫn tới việc người
quản lý có quyền lực nhiều hơn so với trường hợp CSH kiểm soát.
 Quyền kiểm soát DN do chủ sở hữu (CSH) nắm giữ nếu CSH vốn của DN có đủ quyền
kiểm soát đối với hội đồng quản trị nhằm gây ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định thông
qua:
o Kiểm soát trực tiếp số phiếu bầu trong HĐQT (thường tỷ lệ phiếu bầu 10% trong
HĐQT), hoặc:
o Kiểm soát gián tiếp thông qua việc nắm giữ đủ lớn số cổ phiếu có quyền biểu quyết
(thường tỷ lệ phiếu bầu 10% trong nhóm phiếu bầu)

CCL – K59 |8
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
► So sánh quyền kiểm soát DN do CSH và người quản lý nắm giữ?
CSH: Có vai trò đặc biệt trong giai đoạn khởi đầu:
 Năng suất/hiệu quả cao hơn, phù hợp hơn với mong muốn của CSH
 Hài hòa lợi ích của CSH và NQL
 Duy trì khả năng của CSH trong việc định hướng hoạt động DN, lựa chọn đầu tư và mức
độ rủi ro
 Hạn chế vấn đề đại diện: CSH – người đại diện
Người quản lý:
 Phù hợp với sự đa dạng, quy mô, phạm vi của doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động
 Bảo vệ quyền lợi các cổ đông nhỏ (vì cổ đông nhỏ có số lượng lớn. Nếu xảy ra mâu thuẫn
giữa lợi ích của NQL và CSH, thì bảo vệ cổ đông nhỏ chính là bảo vệ NQL). Người quản
lý thường không phải chủ sở hữu của DN.
 Nắm giữ kiến thức chuyên môn góp phần quản lý hiệu quả.
Các yếu tổ ảnh hưởng đến quyền kiểm soát:
 Quy mô của cổ đông lớn nhất
 Quy mô và phân bổ các cổ phần còn lại: ngoài các cổ đông lớn trong DN còn các đối
tượng khác nắm giữ cổ phần còn lại của DN  ảnh hưởng đến quyền kiểm soát của DN,
có vai trò tác động đến hoạt động của DN
 Sự sẵn lòng của các cổ đông (khác) trong việc hình thành các nhóm biểu quyết
 Sự sẵn lòng của các cổ đông (khác) nhằm chủ động áp đảo quyền biểu quyết của nhóm
điều hành.
4. Hệ thống quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp liên quan đến mọi quy trình do CSH công ty tiến hành nhằm
đảm bảo lợi ích tốt nhất có thể có cho công ty.
Gồm có:
 Hệ thống bên trong (Pháp, Đức, Nhật…): cổ phần nắm giữ thường nằm trong tay một số
nhóm người
 Hệ thống bên ngoài (Anh, Mỹ): cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán, tất cả mọi người
có thể mua được
a. Hệ thống kiểm soát bên trong
 Ít công ty niêm yết
 Quyền sở hữu tập trung (do lượng cổ đông ít): khi một người bán ra thường sẽ bán nhiều
CCL – K59 |9
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
 Cổ đông chính là các công ty/tổ chức
 Mua bán cổ phiếu diễn ra với số lượng lớn: khi đã rút vốn chuyển sang đầu tư lĩnh vực
khác thì số lượng cổ phiếu rất lớn.
Số lượng cổ phiếu được giao dịch một lần lớn, nhưng số lần diễn ra mua bán cổ phiếu ít. Mối
liên hệ giữa các cổ đông chặt chẽ, chỉ bán khi chuyển quyền sở hữu, rút vốn mới bán.
Tại sao mối liên hệ giữa các cổ đông chặt chẽ? Vì họ thường thân quen nhau, số lượng cổ
đông ít, thuận lợi trong việc trao đổi về công việc.
 Cổ đông chủ động tham gia kiểm soát công ty
b. Hệ thống kiểm soát bên ngoài:
 Quyền sở hữu phân tán do có nhiều cổ đông
 Các cổ đông chủ yếu: Các tổ chức phi ngân hàng, cá nhân
 Ban giám đốc công ty: Cổ đông và các bên liên quan
 Cổ phiếu được mua/bán thuận lợi, phục vụ mục đích đầu tư do được niêm yết trên sàn
 Việc thay đổi chính sách/quản lý diễn ra chậm hơn: do quyền sở hữu bị phân tán, có nhiều
cổ đông nên khi thay đổi chính sách thường rất chậm.
 Chịu sự chi phối của thị trường (Thông qua giá cổ phiếu): cổ phiếu được niêm yết trên
sàn, nếu thị trường CK tốt, giá tăng thì DN sẽ tốt hơn; nếu tt CK chao đảo thì DN cũng bị
ảnh hưởng và tác động bởi thị trường
Vì vậy, NQL không chỉ quan tâm đến quản lý mà quan tâm đến giá DN trên thị trường ra
sao. TT phản chiếu hoạt động của DN. Nếu kết quả không tốt, vị trí của NQL bị đe dọa.
 Không có mối liên hệ nào giữa cổ đông và NQL
 Quyền lợi của cổ đông được chú trọng
5. Các ràng buộc về quản lý
a. Ràng buộc bên ngoài
 Nhóm cổ đông lớn của công ty
 Người mua cổ phiếu của công ty
 Người mua tiềm năng có triển vọng mua lại toàn bộ cổ phiếu có quyền biểu quyết
 Chủ nợ, nhà đầu tư
 Các cơ quan chức năng và công ty kiểm toán

CCL – K59 | 10
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
b. Ràng buộc bên trong
 Giám đốc không điều hành công ty: Người được bầu vào hội đồng giám sát trong các
công ty ở Anh để tiến hành giám sát haojt động của đội ngũ giám đốc điều hành công ty
 Cổ đông: Nhóm người có thể thực hiện quyền lực của mình trong các cuộc họp của công
ty hoặc thông qua đội ngũ quản lý
 Nhóm người có quyền lợi liên quan: Nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, chủ nợ và
cộng đồng tại địa phương.

CCL – K59 | 11
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
Buổi 5, 18/02/2022

MỤC TIÊU KINH DOANH VÀ CÁC LÝ THUYẾT VỀ


DOANH NGHIỆP
Vai trò của lợi nhuận
 Duy trì sự tồn tại trong dài hạn của DN. Trong ngắn hạn, khi mới SX KD DN có thể chưa
có lãi nhưng về lâu dài DN bắt buộc phải có lợi nhuận.
 Là nguồn tài chính quan trọng cho các khoản đầu tư trong tương lai
 Chi trả thù lao, thưởng cho các bên liên đới. Một số DN khi bắt đầu có lợi nhuận mới chi
trả thù lao…
 Là phương tiện đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động
I. TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN VÀ QUYẾT ĐỊNH CUNG CỦA DOANH NGHIỆP
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
pi = TR – TC

Lợi nhuận max  TR’ – TC’ = 0  MR = MC


pi, TR, TC lần lượt là lợi nhuận, doanh thu và chi phí. Tất cả đại lượng này đều phụ thuộc
vào sản lượng q.
 Tổng doanh thu (TR) được hiểu là số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa hay
dịch vụ của doanh nghiệp trong một thời kì. TR = PQ
 Doanh thu biên (MR) là phần doanh thu tăng thêm do sản xuấ và tiêu thụ thêm một đơn
vị sản phẩm. Do đó:
△ 𝑇𝑅 𝑑(𝑇𝑅)
𝑀𝑅 = = (đạo hàm bậc nhất của 𝑇𝑅 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑞)
△𝑞 𝑑(𝑞)
Như vậy, doanh thu biên chính là đạo hàm của hàm tổng doanh thu theo sản lượng hay
về mặt đồ thị, doanh thu biên chính là độ dốc của đường tổng doanh thu.
Đường doanh thu biên dốc xuống từ trái sang phải, vì khi doanh nghiệp muốn bán ra
nhiều hơn, sản lượng tăng, giá sản phẩm sẽ giảm xuống (lưu ý là đường cầu dốc xuống từ trái
sang phải). Do vậy, mức doanh thu tăng thêm từ việc bán thêm một sản phẩm sẽ giảm dần
khi sản lượng tăng.
Tổng chi phí (TC) được hiểu là …

CCL – K59 | 12
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
Đường MR thường giống với đường cầu. Doanh thu thường có độ dốc xuống từ trái sang
phải, vì khi DN muốn bán ra nhiều hơn, sản lượng tăng, giá sản phẩm sẽ giảm xuống.
Chúng ta có thể xem xét chi tiết hơn công thức trên để thấy rõ MQH giữa doanh thu biên và
giá cả. Dựa vào công thức tính MR, ta có thể viết lại như sau:

Từ công thức trên ta có các nhận xét


 Nếu số lượng hàng hóa DN bán ra không ảnh hưởng gì đến giá cả thị trường (tức
delta P = 0, xuất hiện trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo), khi đó doanh thu biên = giá
(MR = P)
 Nếu doanh nghiệp bán ra thêm sản phẩm làm giảm giá cả thị trường (đặc điểm của thị
trường độc quyền) thì: doanh thu biên nhỏ hơn giá. Càng tăng Q, MR càng có xu hướng
giảm.

Chúng ta có thể thấy doanh thu biên (MR) giảm vì doanh nghiệp phải giảm giá để bán ra được
nhiều sản phẩm hơn. Hình dạng của đường doanh thu biên phụ thuộc vào hình dạng của đường
cầu. Thông thường, đường cầu dốc xuống nên đường doanh thu biên cũng dốc xuống.
1. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp chọn mức sản lượng mà tại đó, chênh lệch giữa doanh
thu và chi phí là lớn nhất. Điều này có thể đạt được khi đạo hàm bậc nhất của hàm lợi nhuận
bằng 0. Ngoài ra, điều kiện đủ 𝜋"(𝑞) < 0

CCL – K59 | 13
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn

Khi MR(q) > MC(q), đầu ra nên tăng.


Khi MR(q) < MC(q), đầu ra nên giảm.
Như vậy, để tối đa hóa lợi nhuận, MR(q) = MC(q)
Tuy nhiên, không hẳn cứ sản xuất ở q* thì sẽ tối đa hóa lợi nhuận. Vì nếu như sản xuất ra mà
bán với giá thấp hơn so với mức chi phí thì không thể có lãi, càng bán càng lỗ.
 Doanh thu bình quân (AR) được hiểu là doanh thu tính bình quân cho một đơn vị sản
phẩm hàng hóa hay dịch vụ tiêu thụ. AR = TR/Q
 Lợi nhuận đơn vị (g, còn gọi là lợi nhuận bình quân) được hiểu là lợi nhuận bình quân
cho một đơn vị sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp
𝜋(𝑞) 𝑇𝑅 − 𝑇𝐶 𝑃𝑄 − 𝑇𝐶
𝑔= = = = 𝑃 − 𝐴𝐶
𝑄 𝑄 𝑄
𝐹𝐶 + 𝑉𝐶 𝐹𝐶 𝑉𝐶
𝐴𝐶 = = + = 𝐴𝐹𝐶 + 𝐴𝑉𝐶
𝑞 𝑞 𝑞
AC là chi phí trung bình để sản xuất ra một sản phẩm.
AFC là chi phí cố định trung bình.
AVC là chi phí biến đổi trung bình.
Vậy, muốn thu được lợi nhuận thì tối thiểu giá sản phẩm bán ra phải lớn hơn chi phí bình
quân AC.

CCL – K59 | 14
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn

Hình 1. Mối quan hệ giữa tổng chi phí, tổng doanh thu và tổng lợi nhuận.

Khoảng cách của tổng chi phí (TC) và tổng doanh thu (TR) xa nhất thì pi (𝜋) sẽ đạt ở mức
tối đa, sản lượng đạt mức q*, doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận.
Trong trường hợp TR cắt TC, 𝜋 = 0.

Hình 2. Mối quan hệ MR, MC, Q

Tổng lợi nhuận doanh nghiệp đạt được chính là phần tam giác.
CCL – K59 | 15
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
Diện tích tam giác tính bằng:
𝑞∗

∫ 𝑀𝑅 − 𝑀𝐶 = 𝑇𝑅 − 𝑇𝐶 = 𝜋
0

Vậy, sản xuất trong ngắn hạn và sản xuất trong dài hạn khác nhau ở điểm nào? SX ngắn hạn
có ít nhất 1 yếu tố đầu vào cố định; SX dài hạn thì tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi.
Trong ngắn hạn có chi phí cố định (FC) và chi phí biến đổi (VC)
Trong dài hạn không có chi phí cố định.

Hình 3. Quyết định cung ứng trong ngắn hạn của doanh nghiệp

CCL – K59 | 16
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn

Hình 4. Quyết định cung ứng trong dài hạn của doanh nghiệp

Vậy trong dài hạn, P > AC mới nên kinh doanh (giá lớn hơn chi phí trung bình). Nếu qua một
thời gian dài vẫn chưa thể thu hồi vốn thì không nên tiếp tục kinh doanh.
2. Hạn chế của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Thông tin không hoàn hảo làm việc xác định MR, MC khó khăn. Phải biết chi phí yếu
tố đầu vào, chi phí giá cả, điều kiện biến động thị trường để tính MR, MC. Việc tìm kiếm
thông tin rất khó khăn và tốn kém.
Lợi nhuận chịu ảnh hưởng của yếu tố thời gian, doanh nghiệp có thể sẵn sàng hy sinh
lựa chọn lợi nhuận thấp trong ngắn hạn để đạt được lợi nhuận trong dài hạn. Mặt khác, đồng
tiền mất giá theo thời gian. Nếu chỉ tối đa hóa lợi nhuận mà không xét đến tỷ lệ chiết khấu
(giảm giá) của đồng tiền đối với lợi nhuận, như vậy, thực chất lợi nhuận thu được là không
cao, không đáp ứng được mục tiêu của doanh nghiệp.
Trong thực tế, doanh nghiệp không chỉ có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà còn cần
phải quan tâm đến lợi ích của các bên liên đới. Nếu không, họ sẽ không hoạt động vì mục tiêu
của DN. Khi tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ phải đạp đổ lợi ích của người khác, như
vậy sẽ không tạo ra được mối quan hệ lâu dài trong doanh nghiệp.
Về thực tế: Nghiên cứu chỉ ra 47.7% DN tối đa hóa lợi nhuận, trong đó chỉ có 26.1%
doanh nghiệp coi lợi nhuận là trên hết.

CCL – K59 | 17
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
3. Ưu điểm của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Là kiến thức thực tiễn chứ không phải kiến thức khoa học. Trong việc ra quyết định,
các doanh nghiệp áp dụng các PP sai và thử lại, sử dụng tối đa kinh nghiệm và sự hiểu biết
để đưa ra quyết định, thích ứng với thị trường và điều tiết chính sách.
Là ràng buộc, yêu cầu với doanh nghiệp trước sự cạnh tranh trên thị trường. Khi doanh
nghiệp hoạt động mà không có lợi nhuận, không có sự cạnh tranh, sẽ bị đào thải. Do đó DN
coi lợi nhuận là mục tiêu quan trọng để tồn tại trên thị trường, làm HĐQT hài lòng.
II. TỐI ĐA HÓA DOANH THU
1. Nguyên tắc tối đa hóa doanh thu
Chúng ta đã biết doanh thu của doanh nghiệp là một hàm số theo giá cả và sản lượng:
TR = P.Q
Ta có: P = a +bQ => TR = P.Q = (a + bQ).Q = aQ + bQ2 => TR’(Q) = a + 2bQ
Mức sản lượng để DN tối đa hóa doanh thu:
TR max  TR’(Q) = MR = 0  a + 2bQ = 0
Không thể vừa tối đa hóa lợi nhuận, vừa tối đa hóa doanh thu vì MR = MC = 0  không thể
xảy ra.
2. Tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu
Vấn đề đặt ra là liệu rằng một doanh nghiệp có thể đồng thời theo đuổi cả hai mục tiêu:
tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu hay không.
Có thể với mục tiêu tối đa hóa doanh thu, DN sản xuất mức sản lượng cao hơn so với
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Đó là mức sản lượng mà DN có thể thu được doanh thu lớn
nhất. Tuy nhiên, khi đó, giá bán của DN giảm đáng kể, làm cho DN bị lỗ. Mặc dù doanh thu
thu được là cao nhất nhưng do chi phí sản xuất tăng rất nhanh nên doanh nghiệp bị lỗ.
Trong thực tế, một số doanh nghiệp khi theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu có thể
chấp nhận chịu lỗ trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đã chiếm lĩnh được thị trường
và đạt được tính kinh tế nhờ quy mô, các doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận trong dài
hạn.

CCL – K59 | 18
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
Buổi 6, ngày 1/3/2022

RỦI RO VÀ BẤT ỔN ĐỊNH TRONG KINH DOANH


I. CÁC TRẠNG THÁI KHÁC NHAU CỦA THÔNG TIN
Có ba trạng thái khác nhau của thông tin:
 Thứ nhất là chắc chắn, nghĩa là người ra quyết định có được thông tin trước một cách
hoàn hảo về cá kết quả của các quyết định của mình. Mỗi quyết định chỉ có một kết quả
và người ra quyết định biết được kết quả đó. Đó là những quyết định thường xuyên và lặp
đi lặp lại.
VD: Giải nhất quốc gia thì chắc chắn sẽ đỗ đại học.
 Trạng thái thứ hai của thông tin là rủi ro. Trong tình huống này, một quyết định có thể có
nhiều hơn một kết quả, do đó không có sự chắc chắn. Nhưng người ra quyết định biết tất
cả các kết quả và xác suất xảy ra của các kết quả đó.
 Trạng thái thứ ba của thông tin là bất ổn, bất trắc, bất định (hay còn gọi là không chắc
chắn). Trong tình huống này, một quyết định có thể có nhiều kết quả và người ra quyết
định biết giá trị của các kết quả nhưng không biết xác suất xảy ra của các kết quả đó. (ở
đây là xác suất chủ quan của người ra quyết định)
Xác suất chủ quan có thể được xây dựng dựa trên: thông tin (rất quan trọng, nhất là trong
thời đại 4.0. Quá nhiều thông tin có thể gây nhiễu thông tin, thông tin không chính xác), kinh
nghiệm, học tập từ những người có kinh nghiệm  nhận định được khả năng xảy ra, thu được
kết quả tốt. Ngoài ra còn dựa vào kiến thức, khả năng phân tích, đánh giá và chọn lọc thông
tin. Để ý kiến đưa ra không bị rủi ro thì cần tìm hiểu kĩ càng, thấu đáo về vấn đề.
Trong lĩnh vực kinh doanh, nói đến rủi ro có nghĩa là bị thua lỗ. Rủi ro càng lớn thì
khả năng bị thua lỗ càng nhiều.
Để phân tích rủi ro cần phải xác định được xác suất. Tuy nhiên, trong kinh doanh khó
có thể xác định được xác suất theo tần suất vì bối cảnh thị trường luôn thay đổi. Vì thế, các
nhà kinh tế đưa ra khái niệm xác suất chủ quan.
 Xác suất chủ quan là xác suất của một biến cố, là số lần biến cố này sẽ xảy ra theo như
người ra quyết định nghĩ.
 Đối với xác suất chủ quan người ra quyết định phải phán đoán, và tất nhiên các phán đoán
chủ quan này phụ thuộc vào kinh nghiệm, tri thức, thông tin, khả năng phân tích và xử lý

CCL – K59 | 19
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
thông tin… của người ra quyết định. Một hệ quả tất yếu là xác suất chủ quan thường khác
nhau do quan điểm của mỗi người là khác nhau.
Phần lớn mọi người thích sự chắc chắn, tuy nhiên không phải tất cả đều là chắc chắn,
không có rủi ro.
Ví dụ 1: Nghịch lý Ellsberg.
Trong một hộp kín có 300 quả bóng, trong đó có 100 quả màu trắng, 200 quả còn lại màu đỏ
và xanh nhưng không biết chính xác có bao nhiêu quả màu đỏ và bao nhiêu quả màu xanh.
Luật chơi như sau. Mỗi người được chọn tham gia 1 trong 2 trò chơi sau:
Trò chơi A: Bạn sẽ thắng nếu quả bóng rút ra màu trắng và được thưởng 10$, ngược
lại sẽ thua và không được thưởng gì.
Trò chơi B: Bạn sẽ thắng nếu quả bóng rút ra màu đỏ và được thưởng 10$, ngược lại
sẽ thua và không được thưởng gì.
 Đa phần mọi người sẽ chọn tham gia trò chơi A vì có thể tính được xác suất (trường hợp
rủi ro), thay vì chọn trò chơi B vì không biết xác suất là bao nhiêu (trường hợp bất trắc,
không ổn định).
II. RỦI RO
1. Các kỹ thuật ra quyết định trong điều kiện rủi ro
a. Sử dụng giá trị kỳ vọng
Giá trị kỳ vọng của một hành động cụ thể (EV) bằng tổng của các tích của các kết quả và xác
suất xảy ra chúng, và tất cả các kết quả có thể xảy ra đều được tính đến.
Công thức tính:

𝐸 (𝑥) = 𝐸𝑉 = ∑ 𝑃𝑖. 𝑉𝑖

Trong đó:
Pi là xác suất của kết quả i và ∑ 𝑃𝑖 = 1
Vi là giá trị của kết quả thứ i
Ở những hành động có giá trị kì vọng cao thì người ta lựa chọn.
Ví dụ: Một cửa hàng bán nước giải khát, biết rằng doanh thu thay đổi theo thời tiết và có ba
xác suất xảy ra: trời nắng với xác suất p = 0.2, trời mát với xác suất p = 0.4, trời mưa với xác
suất p = 0.4. Doanh thu phụ thuộc vào thời tiết và được cho ở bảng sau:
Điều kiện thời tiết Xác suất Doanh thu
Trời nắng 0.2 500$

CCL – K59 | 20
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
Trời mát 0.4 300$
Trời mưa 0.4 100$
Trong trường hợp này, EV = 500. 0.2 + 300. 0.4 + 100. 0.4 = 260$

Ví dụ: a) Trò chơi tung đồng xu (đồng chất, cân đối). Luật chơi như sau. Bạn có thể đặt cọc
1$ cho mặt sấp hay ngửa. Nếu trúng, bạn sẽ được 3$, còn nếu thua thì bạn mất khoản tiền
đặt cọc. Bạn có tham gia trò chơi này không?
Trả lời: EV = (3 – 1). 0.5 + (-1). 0.5 = 0.5$
b) Bây giờ, nếu luật chơi thay đổi, nếu trúng bạn sẽ nhận được 1$, còn thua thì mất khoản
tiền đặt cọc. Bạn có tham gia trò chơi này không?
Trả lời: EV = (1 – 1). 0.5 + (-1). 0.5 = -0.5$
c) Bạn sẽ tham gia trò chơi trong đó, nếu trúng bạn được 2$, còn khi thua bạn mất khoản tiền
đặt cọc?
Trả lời: EV = (2 – 1). 0.5 + (-1). 0.5 = 0$
Những hạn chế của Giá trị kỳ vọng:

Ví dụ 1: Một người có nhà xưởng SX trị giá 100.000$ và xác suất bị cháy trong một năm là
một phần mười nghìn (0.0001). Hãy cho biết chủ doanh nghiệp sẽ dự kiến sẵn sàng trả bảo
hiểm là bao nhiêu?
Tính giá trị kì vọng trong trường hợp nhà xưởng mua bảo hiểm và không mua bảo hiểm.
Mua bảo hiểm: EVBH = 100.000*0.9999 + 100.000*0.0001 – BH
Không mua bảo hiểm: EVKBH = 100.000*0.9999 + 0*0.0001
 EVBH > EVKBH  100.000*0.9999 + 100.000*0.0001 – BH > 100.000*0.9999 +
0*0.0001  100.000*0.0001 – BH > 0  BH < 10
 Kết luận: Trong thực tế, với nhà xưởng trị giá lớn như thế này thì người ta sẵn sàng mua
bảo hiểm lên tới cả trăm, nghìn đô.  Bảo hiểm rất có lãi.

Ví dụ 2: Nghịch lý St Petersberg.
Giả sử tung đồng xu và khoản thanh toán trả cho người chơi phụ thuộc vào việc tung đồng
xu mà lần đầu tiên nó rơi ngửa. Nếu lần đầu tiên nó rơi ngửa thì được 2$, nếu đến lần thứ
hai nó mới rơi ngửa thì được 22 = 4$, nếu đến lần thứ n mới rơi ngửa thì được 2n ($)
Giá trị kỳ vọng dự kiến của trò chơi này là:

CCL – K59 | 21
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
EV = 0,5*2 + 0.52*22 + 0.53*23 + … + 0.5n*2n = vô cùng.
Như vậy, giá trị kỳ vọng là vô cùng, và người ra quyết định sử dụng EV làm phương tiện ra
quyết định sẽ sẵn sàng trả lại mọi thứ để được tham gia vào trò chơi này. Nhưng có những
người không chấp nhận trò chơi mà phải trả lượng tiền lớn như thế vì họ quan tâm nhiều hơn
đến cái mất.

Nếu giá trị kỳ vọng được sử dụng làm tiêu thức ra quyết định thì người quyết định sẽ chọn
hành động đem lại giá trị dự kiến cao nhất.
Mặc dù về mặt cảm tính, ta có thể thấy đây là một cách có ý nghĩa để ra quyết định nhưng
nhiều ví dụ cho thấy việc vận dụng nó có thể dẫn đến những kết luận vô nghĩa.
b. Đo lường mức độ mạo hiểm
Thước đo phổ biến nhất của mức độ rủi ro của một hành động là phương sai và độ lệch chuẩn
của kết quả.
Độ lệch chuẩn của một phân bổ xác suất biểu thị giá trị trung bình của chênh lệch truyệt đối
của tất cả các kết quả so với giá trị kỳ vọng của phân bổ xác suất đó. Chênh lệch giữa mỗi kết
quả có thể và giá trị dự kiến được gán cho các trọng số là xác suất xảy ra nó.
Phương sai phản ánh mức độ phân tán của các giá trị của biến ngẫy nhiên xung quanh giá trị
trung bình của nó là kỳ vọng toán. Trong thống kê, người ta dùng phương sai để đo độ biến
thiên của một đại lượng ngẫu nhiên. “Biến thiên” ở đây hàm nghĩa “biến thiên so với giá trị
trung bình” (hay giá trị kỳ vọng).
Công thức tính phương sai:
𝑉 (𝑥) = 2 = 𝑝1(𝑥1 − 𝐸𝑥)2 + 𝑝2(𝑥2 − 𝐸𝑥)2 + … + 𝑝𝑛(𝑥𝑛 − 𝐸𝑥)2
Trong đó:
x1, x2, …, xn: các kết quả có thể có của một biến ngẫu nhiên p1, p2, …, pn: xác suất
tương ứng của các kết quả nó
Ex: giá trị kỳ vọng của biến x
Ví dụ: Một nhà đầu tư đang cân nhắc giữa việc đầu tư vào 2 dự án A và B trong hai lĩnh vực
độc lập nhau. Khả năng thu hồi vốn sau 2 năm (tính bằng %) của 2 dự án là các biến ngẫu
nhiên có bảng phân phối xác suất như sau:
Dự án A:
Xa 65 67 68 69 70 71 73
p 0.04 0.12 0.16 0.28 0.24 0.08 0.08

CCL – K59 | 22
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
Dự án B:
Xb 66 68 69 70 71
p 0.12 0.28 0.32 0.20 0.08
a) Nếu cần chọn phương án đầu tư sao cho tỷ lệ thu hồi vốn cao hơn thì chọn phương án nào?
b) Nếu cần chọn phương án đầu tư cho khả năng thu hồi vốn ổn định hơn thì chọn phương
án nào?
Trả lời:
a) Giá trị kỳ vọng dự án A = E(A) = 69.16 > Giá trị kỳ vọng dự án B = E(B) = 68.72  Chọn
dự án A có tỷ lệ thu hồi vốn cao hơn.
b) Độ lệch chuẩn dự án A = 1.75 > Độ lệch chuẩn dự án B = 1.34  Chọn dự án B có khả
năng thu hồi vốn ổn định hơn.
2. Thái độ đối với rủi ro
 Ghét rủi ro: Ưa thích một khoản tiền M chắc chắn hơn là khoản đầu tư với giá trị kỳ vọng
bằng M
Người ghét may rủi là người, khi được phép chọn giữa một tình huống chắn chắn và một
tình huống không chắc chắn có giá trị kỳ vọng tương đương, sẽ chọn tình huống chắc chắn
 Không quan tâm đến rủi ro: Bàng quan trong việc lựa chọn giữa khoản tiền M chắc chắn
và khoản đầu tư với giá trị kỳ vọng bằng M
Người bàng quan (hay người trung tính) với may rủi chỉ quan tâm tới giá trị kỳ vọng mà
không để ý tới tính may rủi của tình huống.
 Ưa thích rủi ro: Ưa thích khoản đầu tư với giá trị kỳ vọng bằng M hơn là khoản tiền M
chắc chắn.
Người thích may rủi là người, khi được phép chọn giữa một tình huống chắn chắn và một
tình huống không chắc chắn có giá trị kỳ vọng tương đương, sẽ chọn tình huống không
chắc chắn

CCL – K59 | 23
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
a. Ghét rủi ro

E = 0.5*16 + 0.5*10 = 13 (nghìn $) < 15 nghìn $ => người ghét rủi ro sẽ không thay đổi công
việc.
b. Không quan tâm đến rủi ro

Dù thu nhập tăng lên hay giảm xuống thì độ thỏa dụng tăng giảm là như nhau => Bàng quan.

CCL – K59 | 24
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
c. Thích rủi ro

Tóm lại: Để biết quyết định như nào thì phụ thuộc vào quan điểm của người ra quyết định.
3. Phân tích đường bàng quan giữa rủi ro và thu nhập
 Thể hiện các kết hợp giữa rủi ro và thu nhập đem lại mức độ thỏa dụng là như nhau đối
với một cá nhân.
 Các cá nhân khác nhau có đường bàng quan với hình dạng khác nhau.
III. BẤT ỔN
1. Bất ổn và hành vi cá nhân
Khách hàng ghét rủi ro:
Những cách hạn chế rủi ro
 Tìm hiểu kĩ thông tin
 Mua bảo hiểm:
o Sẵn sàng mua bảo hiểm để hạn chế rủi ro
o Người mua bảo hiểm sẵn sàng từ bỏ một khoản tiền nhỏ (phí bảo hiểm) để loại bỏ
rủi ro khi xảy ra mất mát.
Trong thị trường nhiều thông tin, người ghét rủi ro sẽ làm gì?
Tìm kiếm thông tin:
 Khách hàng không biết giá của sản phẩm tương tự của các doanh nghiệp khác

CCL – K59 | 25
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
 Giá bảo lưu: là mức giá mà tại đó khách hàng bàng quan trong việc mua hàng ở mức giá
hiện tại và tìm kiếm để có mức giá thấp hơn.
 Giá càng tăng, EB tăng dần, người tiêu dùng quyết định dừng lại khi chi phí tìm kiếm bằng
giá trị kỳ vọng lợi ích đạt được.
 Chi phí tìm kiếm > EB  Không tìm kiếm, chấp nhận giá.

Ví dụ: Một người đi mua đồng hồ. Có 4 cửa hàng, 3 cửa hàng bán 5 triệu/cái, 1 cửa hàng bán
3 triệu/cái. Người mua không biết cửa àng nào bán giá 3 triệu, cửa hàng nào bán giá 5 triệu.
Giả sử người mua đi tìm sản phẩm 3 triệu, với chi phí 300K/1 lần tìm.
 Nên tìm kiếm vì dù có tìm hết cả 4 cửa hàng thì hết 1 triệu 2, so với 5 triệu vẫn lời hơn.
¾*(5 – 5) + ¼ * 2 = 500.000 đồng => nếu chi phí tìm kiếm lớn hơn 500K thì không nên tìm
kiếm.
2. Bất ổn và doanh nghiệp
a. Ghét rủi ro
Đa dạng hóa: đầu tư vào nhiều dự án để giảm rủi ro
3. Bất ổn và thị trường
Thông tin bất cân xứng: là tình huống khi một vài người có thông tin tốt hơn so với những
người khác
CCL – K59 | 26
Kinh tế kinh doanh KTE312 TS. Vũ Thành Toàn
 Nhóm người có ít thông tin từ chối không tham gia thị trường
 Ảnh hưởng đến lợi nhuận và các quyết định quản lý khác
Đặc tính ẩn: là những đặc tính mà chỉ có một bên trong giao dịch kinh tế nắm được thông
tin.
Ví dụ: Mua thực phẩm, chỉ có người bán mới biết được thực phẩm ngon hay không.
Hành động ẩn: là hành động được thực hiện bởi một bên mà bên kia không thể giám sát
được.
Ví dụ: Xe mua bảo hiểm, mua xong thì nghĩ mình không cần phải giữ gìn nữa mà cứ va chạm
như thế nào cũng được, bảo hiểm đền bù.

CCL – K59 | 27

You might also like