You are on page 1of 22

CHƯƠNG 3:

MÔI TRƯỜNG MARKETING

3.1. Tổng quan

3.2. Môi trường vĩ mô

3.3 Môi trường vi mô.


MỤC TIÊU

- Nắm được các yếu tố môi trường ảnh


hưởng đến hoạt động Marketing của
doanh nghiệp.

- Hiểu rõ các nguy cơ do môi trường


mang lại cho các doanh nghiệp hiện tại
và trong tương lai

- Nắm được các cơ hội mà môi trường


mang lại cho các doanh nghiệp hiện tại
và trong tương lai
MÔI TRƯỜNG MARKETING
3.1. TỔNG QUAN
Môi trường Marketing là tổng hợp các yếu tố
bên trong và bên ngoài công ty có ảnh hưởng
tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động
Marketing của doanh nghiệp.
Các yếu tố môi trường thường mang
lại cho doanh nghiệp các nguy cơ đe
doạ, nhưng đồng thời cũng mang lại các
cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp có đầy đủ các thông
tin đó, họ sẽ có kế hoạch, các biện pháp
chủ động vượt qua các nguy cơ và nắm
lấy các cơ hội thuận lợi.
3.2. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
- Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố, các lực
lượng xã hội rộng lớn, có tác động đến toàn bộ
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói
chung và hoạt động Marketing nói riêng.
- Doanh nghiệp không thể kiểm soát, thay đổi
được các yếu tố của môi trường vĩ mô. Các yếu tố
trong môi trường vĩ mô mang lại những cơ hội
mới cũng như các thách thức đối với các doanh
nghiệp.
- Cung một tác động của các yếu tố thuộc môi
trường vĩ mô, nhưng lại mang đến cơ hội cho
doanh nghiệp thuộc một lĩnh vực, và thách thức
cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác.
CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Môi trường Môi Môi MT Môi trường Môi trường


Nhân khẩu trường trường Công
chính trị VH-XH
Kinh tế Tự nhiên nghệ

MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
3.2. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

1. MÔI TRƯỜNG NHÂN KHẨU HỌC

Nhân khẩu học là một môn khoa học nghiên cứu dân cư và sự
phân bố dân cư. Cụ thể, nó nghiên cứu các vấn đề như quy mô, mật
độ, phân bố dân cư, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, tôn giáo, tỷ lệ
sinh, tỷ lệ chết… Các nhà quản lý Marketing rất quan tâm đến các
yếu tố của môi trường nhân khẩu, vì con người hợp thành thị
trường cho các doanh nghiệp.
3.2. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

2. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ

Môi trường kinh tế bao gồm tất cả các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến sức
mua của người dân. Đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, là lạm
phát, thất nghiệp, lãi suất ngân hàng. Các yếu tố kinh tế này ảnh
hưởng trực tiếp đến sức mua của người dân, của Chính phủ và cuả các
doanh nghiệp, và do vậy cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
Marketing của doanh nghiệp.

Vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế, đầu tư mua sắm của xã hội không
những tăng, mà còn phân hoá rõ rệt. Nhu cầu tiêu dùng các sản
phẩm, dịch vụ cao cấp tăng

Ngược lại, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, nền kinh tế
suy thoái, đầu tư, mua sắm của Nhà nước, dân chúng và doanh
nghiệp đều giảm sút. Điều này ảnh hưởng lớn đến các hoạt động
Marketing của các doanh nghiệp.
3.2. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

3. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Ô nhiễm môi trường


Hệ thống
các yếu tố tự
nhiên có ảnh
Tình hình
hưởng đến
khan Hiếm
các nguồn
nguyên vâṭ
lực đầu vào
liệu
cần thiết cho
hoạt động
của các
doanh Sự can
nghiệp thiệp của
pháp luật
3.2. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Môi trường công nghệ:


Công nghệ của doanh nghiệp phản ánh năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Công
nghệ ngày nay là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với một
doanh nghiệp. Nhờ có công nghệ cao, sản phẩm của doanh
nghiệp có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường nên tiêu
thụ với khối lượng lớn hơn, bán với mức giá cao hơn và
khả năng thu được lợi nhuận cao là rất khả quan.
Công nghệ cuả doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết
định khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm cũng
như có ảnh hưởng lớn đến khả năng xây dựng lòng trung
thành của khách hàng.
3.2. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Môi trường chính trị pháp luật:


Môi trường chính trị và luật pháp tạo nên một khung khác
biệt trong môi trường và điều kiện kinh doanh ở mỗi quốc
gia.
Môi trường chính trị- luật pháp bao gồm thể chế chính trị,
sự ổn định của chính phủ, hệ thống các văn bản pháp quy,
chính sách, các đạo luật, bộ luật và các quy định, hướng
dẫn thi hành của từng quốc gia. Các doanh nghiệp khi tham
gia kinh doanh vào một khu vực thị trường mới, họ thường
tập trung nghiên cứu kĩ lưỡng hệ thống luật pháp và các
chính sách của quốc gia đó để xây dựng kế hoạch kinh
doanh thích hợp.
3.2. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Môi trường văn hóa xã hội:


Thứ nhất, đối với hoạt động Marketing quốc tế thì tầm quan trọng của yếu tố văn hóa
càng thể hiện rõ hơn. Vì bất kì một doanh nghiệp nào khi đưa một sản phẩm đến thị
trường nước ngoài thì yếu tố đầu tiên phải xem xét là sản phẩm đó có phù hợp với nhu
cầu, sở thích, thị hiếu, tập quán hay nói một cách khác hơn chính là là văn hóa. Nếu
không phù hợp sản phẩm đó sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay hoặc không có nhu cầu.
Thứ hai, đối với hoạt động marketing trong thị trường nội địa thì ở thị trường này ảnh
hưởng văn hóa rất quan trọng nhưng khó nhận thấy hơn vì bản thân nhà kinh doanh quá
quen thuộc với văn hóa đó và coi điều đó như là một phần của cuộc sống hằng ngày.
Chính vì vậy, có thể thấy rằng nghiên cứu văn hóa thật sự quan trọng không chỉ trong
hoạt động marketing quốc tế và còn trong hoạt động marketing trong thị trường nội địa.
Bất kì doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến văn hóa, một con đường quan trọng để
dẫn đến thành công cho rất nhiều doanh nghiệp trong hoạt động marketing hiện nay như
tập đoàn Unilever, KFC…và cả Vinamilk và VietMac.
3.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ

CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VI MÔ

Công chúng
CÁC
Các Các THỊ TRƯỜNG
NHÀ
nhà Công ty trung
CUNG
cung gian (KH)
CẤP
cấp Các đối thủ Marke
- ting

Công chúng
3.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ
CÁC YẾU TỐ LỰC LƯỢNG BÊN TRONG DOANH NGHIỆP


MỘT KẾT NỐI CHẶT CHẼ
BỘ VỚI CÁC CHỨC NĂNG
PHẬN KHÁC NHƯ TÀI CHÍNH,
CỦA KẾ TOÁN, NHÂN LỰC…
CHIẾN
LƯỢC
DN
3.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ

CÁC NHÀ Doanh


CUNG ỨNG Nếu quá trình cung nghiệp phải
CUNG CẤP cấp các đầu vào này hiểu biết,
CÁC YẾU TỐ bị trục trặc thì ảnh quan tâm
ĐẦU VÀO hưởng lớn đến quá và
CHO DOANH trình sản xuất của xây dựng
NGHIỆP doanh nghiệp mối quan
HOẠT ĐỘNG hệ bền
vững với
các nhà
cung cấp
3.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ

Là các tổ chức
kinh doanh độc TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
CÁC TRUNG lập tham gia hỗ
GIAN trợ cho doanh TRUNG GIAN ĐẠI LÝ
MARKETING nghiệp trong TRUNG GIAN HỖ TRỢ
các khâu tiêu
thụ
3.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ

Thị trường người tiêu dùng


Khách hàng là
Thị trường khách hàng DN
người quyết định
KHÁCH thành Thị trường TM
bại đối với doanh
HÀNG nghiệp, là mục
Thị trường các cơ quan tổ
chức Đảng, Nhà nước
tiêu
kinh doanh của Thị trường quốc tế
doanh nghiệp
3.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ

ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Cạnh
Cạnh tranh tranh
giữa các giữa các Cạnh tranh
nhãn hiệu
loại sản Giành
khác nhau
phẩm túi tiền
của các
thay Khách
sản phẩm
thế. hàng
cùng loại
3.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ

CÔNG
Công chúng tích cực.
CHÚNG
Công chúng tìm kiếm
TRỰC TIẾP
Công chúng phản ứng

Các doanh nghiệp phải quan tâm đến


công chúng trực tiếp, có bộ phận
chuyên phụ trách lĩnh vực quan hệ với
công chúng (Public Relation).
BÀI TẬP NHÓM: 10 NHÓM

5 nhóm đầu phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến marketing
DN: Nhóm 1: Vinamilk, Nhóm 2: Bia, Nhóm 3: cà phê, Nhóm 4: Mỹ phẩm,
Nhóm 5: Thời trang

5 nhóm sau: Phân tích các yếu tố môi trường vi mô ảnh hưởng đến marketing
của DN . Nhóm 6: Sữa, Nhóm 7 : Bia, Nhóm 8: cà phê, Nhóm 9: Mỹ phẩm,
Nhóm 10: Thời trang

Thời gian: 45 phút: 8h15-9h15

Làm xong mỗi nhóm có 5 phút trình bày


CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI. HÃY CHO BIẾT SỰU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
MÔI TRƯỜNG. CƠ HỘI HAY THÁCH THỨC

1. Nhu cầu tiêu thụ đường và các sản phẩm sử dụng nhiều đường
như bánh kẹo, nước ngọt, … của Việt Nam tiếp tục tăng
2. Bắt đầu từ 2010, Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết với
AFTA và WTO về giảm thuế nhiều mặt hàng nhập khẩu trong đó
mặt hàng đường giảm thuế khá mạnh trong khi giá thành sản phẩm
đường của thế giới và khu vực khá thấp so với của Việt Nam hiện
nay.
3. Nhà máy đường Biên Hòa có dự định phát hành thêm cổ phiếu
để huy động vốn nhằm mở rộng công suất trên cơ sở công nghệ
tiên tiến hơn cho phép sản xuất đường với giá thành thấp hơn và
có ý đồ đẩy mạnh thâm nhập vào thị trường đường Miền Trung
 4. Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tái khẳng định công nghiệp chế biến nông sản, đặc
biệt ngành đường là một ngành kinh tế mũi nhọn của Quảng Ngãi mà Chính quyến cần hỗ
trợ phát triển.

 5. Người nông dân Quảng Ngãi đã bắt đầu triển khai giống mía mới có năng suất cao hơn
hẳn giống cũ. Tuy nhiên, họ có dự định liên kết lại trong lĩnh vực tiêu thụ thông qua việc
hình thành hợp tác xã tiêu thụ thay mặt họ ký kết các hợp đồng với các nhà máy đường đến
mua nguyên liệu.
6. Hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường nông thôn của Miền Trung sẽ được nâng cấp
một cách tích cực và xe tải lớn có thể đến chân ruộng của các huyện phía Tây Quảng Ngãi,
Quảng Nam, Bình Định, Phú yên.
7. Công ty Nông sản thực phẩm XYZ, một bạn hàng không phải lớn lắm hiện nay, có nguy
cơ bị phá sản.
8. Nếu Công ty điện lực Việt Nam không có sự thay đổi mạnh mẽ thì nạn thiếu hụt điện ở
Việt Nam thời gian đến sẽ khá trầm trọng.

You might also like