You are on page 1of 24

1/11/2024

QUẢN TRỊ HỌC


CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
GV: ThS. Trần Hoàng Hà
Bộ môn: Quản trị nguồn nhân lực
Khoa Quản trị Kinh doanh
Email: tranhoangha@ftu.edu.vn
Phone: 091 555 3516

NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2. MÔI TRƯỜNG CHUNG (VĨ MÔ)
3. MÔI TRƯỜNG NGÀNH (TÁC NGHIỆP)
4. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1
1/11/2024

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH LÀ GÌ?

1. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG KINH DOANH


1.1. Khái niệm:

Môi trường kinh doanh là khung cảnh bao trùm lên toàn bộ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Bao gồm tổng thể các yếu tố, lực lượng khách quan và chủ quan, vận động
tương tác lẫn nhau, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.

2
1/11/2024

VÍ DỤ???

1. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG KINH DOANH?


1.2. Phân loại môi trường kinh doanh:

3
1/11/2024

TẠI SAO PHẢI PHÂN TÍCH


MÔI TRƯỜNG KINH DOANH?

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH


DOANH CHÍNH LÀ PHÂN TÍCH VÀ
THU THẬP DỮ LIỆU

4
1/11/2024

Strengths | Thế mạnh Điểm yếu | Weaknesses

MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG

QUYẾT ĐỊNH
KINH DOANH
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Threats | Thách thức Cơ hội | Opportunities

5
1/11/2024

2. MÔI TRƯỜNG CHUNG (VĨ MÔ)


2.1. Khái niệm:

Môi trường vĩ mô (môi trường chung) là môi trường mà trong đó, các yếu tố
là những nguồn lực, thể chế nằm bên ngoài có khả năng tác động, ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tình hình chung của nền kinh tế và hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp mà nhà quản trị không thể kiểm soát
được, bắt buộc phải thích nghi tùy chỉnh và thuận theo.

Môi trường chung bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa –
xã hội, dân cư, công nghệ, môi trường tự nhiên và toàn cầu hóa.

2. MÔI TRƯỜNG CHUNG (VĨ MÔ)


2.2. Các yếu tố kinh tế (Economic conditions)
- Tình trạng của nền kinh tế (Tăng trưởng hay suy thoái)
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Nhanh hay chậm)
- Lãi suất
- Lạm phát
- Thu nhập bình quân đầu người
- Thị trường chứng khoán
- Tỷ giá hối đoái

6
1/11/2024

2. MÔI TRƯỜNG CHUNG (VĨ MÔ)


2.3. Các yếu tố chính trị - pháp luật (Political/ Legal conditions)
- Sự ổn định về mặt chính trị trong nước và Quốc tế
- Đường lối, chính sách
- Hệ thống pháp luật hiện hành
- Các chính sách thương mại (FTA)

2. MÔI TRƯỜNG CHUNG (VĨ MÔ)


2.3. Các yếu tố về văn hóa – xã hội (Sociocultural conditions)
Môi trường văn hóa xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị được chấp
nhận và tôn trọng bởi 1 xã hội hoặc 1 nền văn hóa cụ thể. Bao gồm:
- Quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống và nghề nghiệp
- Phong tục, tập quán truyền thống, phong cách sống
- Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội
- Nhân khẩu học: Quy mô dân số, phân bổ dân số, tháp tuổi

7
1/11/2024

GEN Z & MILLENNIAL


Tuổi tác và giai đoạn cuộc đời: Gen Z sinh từ năm 1995 đến năm 2012, hiện
đang ở độ tuổi từ 10 đến 27. Millennial sinh từ năm 1981 đến năm 1996, hiện
đang ở độ tuổi từ 28 đến 40. Sự khác biệt về tuổi tác và giai đoạn cuộc đời
dẫn đến những nhu cầu và sở thích tiêu dùng khác nhau của hai thế hệ này.
Ví dụ, Gen Z có xu hướng quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ liên quan
đến giáo dục, công việc và giải trí, trong khi Millennial có xu hướng quan tâm
đến các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến gia đình, con cái và nghỉ hưu.

GEN Z & MILLENNIAL


Trình độ học vấn: Gen Z có trình độ học vấn cao hơn Millennial. Theo một
báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew, 67% Gen Z có bằng cử nhân hoặc
cao hơn, trong khi tỷ lệ này ở Millennial là 59%. Sự khác biệt về trình độ học
vấn dẫn đến những nhu cầu tiêu dùng khác nhau của hai thế hệ này. Ví dụ,
Gen Z có xu hướng quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến
giáo dục và phát triển bản thân, trong khi Millennial có xu hướng quan tâm
đến các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến sự nghiệp và ổn định tài chính.

8
1/11/2024

GEN Z & MILLENNIAL


Cách tiếp cận với công nghệ: Gen Z được sinh ra và lớn lên trong thời đại
công nghệ phát triển mạnh mẽ, do đó họ rất am hiểu và sử dụng thành thạo
các công nghệ mới. Trong khi đó, Millennial đã trải qua quá trình chuyển đổi
từ thời đại không có internet sang thời đại Internet, do đó họ có xu hướng sử
dụng công nghệ một cách cẩn trọng và thận trọng hơn. Sự khác biệt này dẫn
đến những cách tiếp cận khác nhau của hai thế hệ này đối với các hoạt động
mua sắm và tiêu dùng. Ví dụ, Gen Z có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều
hơn Millennial.

“VĂN HÓA LÀ NỀN TẢNG CỦA TƯ DUY


TƯ DUY LÀ NỀN TẢNG CỦA HÀNH ĐỘNG”

9
1/11/2024

2. MÔI TRƯỜNG CHUNG (VĨ MÔ)


2.4. Các yếu tố về công nghệ (Technology conditions)
- Sự tiến bộ của khoa học công nghệ
- Các ứng dụng, công nghệ mới (Dây chuyền sản xuất, máy móc hiện đại…)
Tác động:
- Ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm
- Rút ngắn vòng đời sản phẩm và công nghệ
- Thay đổi nhu cầu về sản phẩm
- Thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp

10
1/11/2024

2. MÔI TRƯỜNG CHUNG (VĨ MÔ)


2.5. Các yếu tố về môi trường tự nhiên (Environmental conditions)
- Tài nguyên thiên nhiên
- Thay đổi/ Biến đổi khí hậu
- Thời tiết
- Ô nhiễm môi trường
- Vị trí địa lý
- Luật lệ/ yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường

11
1/11/2024

2. MÔI TRƯỜNG CHUNG (VĨ MÔ)


2.6. Toàn cầu hóa (Globalization)
Hạ thấp hoặc xóa bỏ hàng rào thương mại và đầu tư quốc tế
Tác động:
Tạo cơ hội mở rộng thị trường
Học hỏi kinh nghiệm quản lý, công nghệ hiện đại
Tăng sự cạnh tranh, rủi ro
Hàng rào phi thuế quan

12
1/11/2024

3. MÔI TRƯỜNG NGÀNH (TÁC NGHIỆP)


3.1. Khái niệm:
Môi trường ngành (môi trường tác nghiệp) là môi trường mà trong đó, các
yếu tố là những nguồn lực, thể chế nằm bên ngoài có khả năng tác động, ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tình hình trong ngành nghề kinh doanh mà
doanh nghiệp đang hoạt động và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
mà nhà quản trị ít hay nhiều có khả năng điều chỉnh và kiểm soát được.

Môi trường ngành bao gồm các yếu tố: Khách hàng, Nhà cung cấp, Đối thủ
cạnh tranh, sản phẩm thay thế và các nhóm công chúng tạo sức ép

13
1/11/2024

MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH (M.PORTER)

3. MÔI TRƯỜNG NGÀNH (TÁC NGHIỆP)


3.2. Khách hàng (Customers)
- Các tổ chức tồn tại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khách hàng là
người tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp.
- Khách hàng rõ ràng là yếu tố bất trắc tiềm tàng đối với doanh nghiệp. Thị
hiếu của khách hàng có thể thay đổi; khách hàng có thể không thỏa mãn với
các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Tất nhiên, một tổ chức đối mặt
với nhiều bất trắc hơn so với các tổ chức khác vì lý do khách hàng.
- Khách hàng có thể là cá nhân, tổ chức (doanh nghiệp) hay chính phủ

14
1/11/2024

3. MÔI TRƯỜNG NGÀNH (TÁC NGHIỆP)


3.2. Khách hàng (Customers)
Khách hàng có quyền lực đàm phán cao hơn khi:
- Khách hàng mua hàng với số lượng lớn
- Khi Cung > Cầu
- Tầm quan trọng của khách hàng (VIP)
- Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng không cao
- Khách hàng có đầy đủ thông tin về nhu cầu, giá cả thực tế, các nhà cung
cấp trên thị trường
- Khách hàng đe dọa thực hiện hội nhập dọc ngược chiều

3. MÔI TRƯỜNG NGÀNH (TÁC NGHIỆP)


3.3. Nhà cung cấp (Suppliers)
- Nhà cung cấp là các cá nhân hay tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào cần
thiết cho hoạt động của doanh nghiệp như: Các loại nguyên vật liệu, bán
thành phẩm, máy móc, vốn, lao động hay các dịch vụ (thông tin, quản lý,
nghiên cứu thị trường, tài chính…)

- Tác động: Nhà cung cấp có ưu thế có thể tăng thêm lợi nhuận bằng cách
nâng giá, giảm chất lượng hoặc giảm mức độ dịch vụ đi kèm.

15
1/11/2024

3. MÔI TRƯỜNG NGÀNH (TÁC NGHIỆP)


3.3. Nhà cung cấp (Suppliers)
Nhà cung cấp có quyền lực đàm phán cao khi:
- Số lượng nhà cung cấp ít
- Khách hàng không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung cấp
- Sản phẩm của NCC là đầu vào quan trọng cho hoạt động của DN
- DN không dễ dàng tìm được các sản phẩm thay thế nếu không sử dụng các
sản phẩm của nahf cung cấp hiện tại
- Nhà cung cấp có cơ hội dễ dàng thực hiện chiến lược hội nhập dọc xuôi
chiều

3. MÔI TRƯỜNG NGÀNH (TÁC NGHIỆP)


3.4. Đối thủ cạnh tranh (Competitors)
3.4.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
- Là những tổ chức, cá nhân có khả năng thảo mãn nhu cầu của khách hàng
mục tiêu của doanh nghiệp với cùng 1 loại sản phẩm/ dịch vụ, có khả năng
thay thế sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp
- Tạo sức ép thông qua: Giá cả, chất lượng, các dịch vụ kèm theo, phát triển
sản phẩm mới…

16
1/11/2024

3. MÔI TRƯỜNG NGÀNH (TÁC NGHIỆP)


3.4. Đối thủ cạnh tranh (Competitors)
3.4.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Mức độ cạnh tranh giữa các DN trong ngành phụ thuộc:
- Cấu trúc cạnh tranh của ngành: Số lượng và quy mô
- Tốc độ tăng trưởng ngành/ nhu cầu thấp
- Chi phí cố định và lưu kho cao
- Sản phẩm không có sự khác biệt
- Năng lực trong ngành dư thừa
- Rào cản rút khỏi ngành cao

3. MÔI TRƯỜNG NGÀNH (TÁC NGHIỆP)


3.4. Đối thủ cạnh tranh (Competitors)
3.4.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Là các doanh nghiệp hiện tại chưa hoạt động trong cùng ngành kinh doanh
nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành

17
1/11/2024

3. MÔI TRƯỜNG NGÀNH (TÁC NGHIỆP)


3.4. Đối thủ cạnh tranh (Competitors)
3.4.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khi gia nhập ngành:
- Yêu cầu về vốn đầu tư ban đầu cao
- Sự khác biệt về sản phẩm
- Sự trung thành của khách hàng
- Các chính sách của Chính Phủ về gia nhập ngành
- Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp cao
- Lợi thế kinh tế nhờ quy mô
- Các DN trong ngành có lợi thế tuyệt đối về chi phí

3. MÔI TRƯỜNG NGÀNH (TÁC NGHIỆP)


3.4. Đối thủ cạnh tranh (Competitors)
3.4.3. Sản phẩm thay thế (Substitute products)
- Là những sản phẩm/ dịch vụ không cùng chủng loại với sản phẩm/ dịch vụ
đang xem xét, nhưng nó có thể thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu tương đương với
các sản phẩm dịch vụ trong ngành
- Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế:
+ Giá cả sản phẩm
+ Tính năng, công dụng
+ Mẫu mã mới, xu hướng tiêu dùng mới

18
1/11/2024

3. MÔI TRƯỜNG NGÀNH (TÁC NGHIỆP)


3.6. Các nhóm tạo sức ép (Public Pressure Groups)
- Là những tổ chức có lợi ích đặc biệt, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh
nghiệp
- Tạo sức ép buộc doanh nghiệp phải thay đổi chính sách
- Ví dụ: Công đoàn, Các tổ chức bảo vệ môi trường, các tổ chức bảo vệ quyền
phụ nữ…

4. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP


4.1. Khái niệm
Văn hóa tổ chức là hệ thống các ý nghĩa và niềm tin được chia sẻ bên trong
một tổ chức, có ảnh hưởng mạnh đến cách thức hành động của các thành
viên trong tổ chức. Nó thể hiện ý thức chung của tổ chức.
Trong mỗi tổ chức tồn tại hệ thống hay các chuẩn mực về giá trị, biểu tượng,
nghi lễ, quan niệm, tập quán ứng xử được hoàn thiện theo thời gian. Khi giá
trị được chia sẻ này ảnh hưởng mạnh đến nhận thức và cách ứng xử của
nhân viên. Khi gặp phải khó khăn hay rắc rối trong công việc thì văn hóa tổ
chức sẽ tác động đến khả năng làm việc của nhân viên và cách thức họ khái
quát, xác định, phân tích, giải quyết vấn đề

19
1/11/2024

4. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP


4.2. Các đặc trưng của văn hóa tổ chức Chú trọng
đến chi
- Chú trọng đến chi tiết: Mức độ nhân viên được kỳ vọng tiết
thể hiện sự chính xác, phân tích và quan tâm đến chi tiết ĐỊnh
Đổi mới và
- Định hướng kết quả: Mức độ nhà quản trị tập trung vào mạo hiểm
hướng kết
mục tiêu kết quả hướng đến, chứ không phải kết quả đã quả

đạt được ra sao


- Định hướng con người: Mức độ quyết định của nhà
Văn hóa
quản trị tác động đến con người trong tổ chức tổ chức Định
- Định hướng nhóm: Mức độ công việc được tổ chức theo Sự ổn
hướng
định
nhóm hơn là từng cá nhân con người
- Hiếu thắng: Mức độ nhân viên hiếu thắng và cạnh tranh
hơn là hợp tác
- Sự ổn định: Mức độ duy trì sự ổn định của tổ chức bằng Định
Hiếu
hướng
những quyết định và hành động thắng
nhóm
- Đổi mới và mạo hiểm: Mức độ nhân viên được khuyến
khích đổi mới và mạo hiểm

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CÓ


QUAN TRỌNG KHÔNG?

20
1/11/2024

4. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP


4.3. Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
VHDN là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Tạo ra phong thái riêng
- Tạo lực hướng tâm chung
- Thu hút và gìn giữ nhân tài
- Khích lệ quá trình sáng tạo, đổi mới

4. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP


4.4. Văn hóa mạnh và văn hóa yếu
Văn hóa mạnh tồn tại ở tổ chức có giá trị cốt lõi được phát huy mạnh mẽ và
chia sẻ rộng rãi. Văn hóa mạnh có tầm ảnh hưởng đến nhân viên mạnh hơn
văn hóa yếu. Nếu như càng nhiều nhân viên chấp nhận giá trị cốt lõi của tổ
chức và sự cam kết của họ đối với những giá trị đó càng lớn thì văn hóa của
tổ chức càng mạnh

21
1/11/2024

4. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP


4.4. Văn hóa mạnh và văn hóa yếu
Định hướng dài hạn (Mission)
- Có tầm nhìn
- Có hệ thống mục tiêu
- Có định hướng chiến lược
Khả năng thích ứng (Adaptability)
- Chủ động đổi mới
- Định hướng khách hàng
- Là 1 tổ chức học tập

4. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP


4.4. Văn hóa mạnh và văn hóa yếu
Mức độ tham gia của nhân viên (Involvement)
- Ủy quyền
- Định hướng nhóm
- Phát triển năng lực cá nhân
Sự nhất quán (Consistency)
- Giá trị cốt lõi
- Sự đồng thuận
- Hợp tác và hội nhập

22
1/11/2024

"...FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu
mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ
thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần
hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của
mình điều kiện phát triển tốt nhất tài năng và một cuộc
sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.”

“Tổ chức thật tốt bộ máy quản lý và đội ngũ những người làm công tác khoa học
kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động, chú trọng việc nâng cao chất lượng sản
phẩm, giảm giá thành, thực hành tiết kiệm, đáp ứng được nhu cầu và nguyện
vọng của nhân dân. Đó là ý thức giai cấp là lương tâm và trách nhiệm của các
cô, các chú. Bác mong các cô, các chú cố gắng làm tốt, Bác sẽ về thăm. Các cô,
các chú có muốn Bác về thăm không ... "

Trích lời chủ tịch Hồ Chí Minh


Trong chuyến thăm Công ty Rạng Đông ngày 28/4/1964

23
1/11/2024

SÁNG
TẠO
HÒA XUẤT
HỢP SẮC
6 GIÁ TRỊ
CỐT LÕI
CỦA FTU
ĐA TRÁCH
DẠNG NHIỆM
BẢN
LĨNH

24

You might also like