You are on page 1of 3

Nội dung ôn tập Kinh tế môi trường

Chương 1: Môi trường và Phát triển


- Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của môi trường
- Ô nhiễm môi trường: khái niệm, nguyên nhân, hệ quả
- Suy thoái môi trường: khái niệm, nguyên nhân, hệ quả
- Sự cố môi trường: khái niệm, nguyên nhân, hệ quả
- Tác động của MT tới phát triển kinh tế xã hội
- Tác động của kinh tế xã hội tới MT
- Tăng trưởng xanh
- Phát triển bền vững
- Các nguyên tắc xây dựng một xã hội phát triển bền vững
Chương 2: Kinh tế tài nguyên
- Khái niệm và phân loại tài nguyên
- Tài nguyên có khả năng tái tạo: khái niệm, đặc điểm
- Tài nguyên không có khả năng tái tạo: khái niệm, đặc điểm
- Nguyên tắc sử dụng tài nguyên và môi trường
- Đường cong tăng trưởng (trữ lượng TN theo thời gian, tỷ lệ tăng trưởng TN
theo trữ lượng)
- Lý thuyết mức khai thác tài nguyên tái tạo (H)
- Lý thuyết chi phí và thu nhập trong khai thác tài nguyên tái tạo
- Sự cạn kiệt TNTN: khái niệm, nguyên nhân, giải pháp
- So sánh Tài nguyên mở cửa và tài nguyên thuộc sở hữu cộng đồng
Chương 3: Kinh tế ô nhiễm
- Ô nhiễm môi trường: khái niệm, nguyên nhân và ảnh hưởng
- Các chức năng của môi trường
- Ngoại ứng: khái niệm và phân loại
- Ngoại ứng tối ưu, ô nhiễm tối ưu.
- Định lý Coase
- Thuế Pigou
- Chi phí giảm nhẹ ô nhiễm và các hình thức giảm nhẹ ô nhiễm
- Giấy phép xả thải và thị trường giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng
Chương 4: Quản lý môi trường
- Quản lý môi trường: khái niệm, nội dung, tầm quan trọng
- Quản lý nhà nước về môi trường: khái niệm, sự cần thiết
- Hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp (EMS)
- Hệ thống quản lý môi trường theo mô hình PDCA của Walter Shewhart và W.
Edwards Deming.
- Hệ thống quản lý môi trường của cộng đồng
- Ảnh hưởng của Quản lý môi trường trong kinh doanh quốc tế của DN
- Công cụ mệnh lệnh và kiểm soát: khái niệm, ưu và nhược điểm
- Công cụ kinh tế: khái niệm, ưu và nhược điểm
- Công cụ giáo dục và truyền thông: khái niệm, ưu và nhược điểm
- Công cụ khoa học kỹ thuật: khái niệm, ưu và nhược điểm

Bài tập vận dụng


Bài 1: Khai thác tài nguyên
Một lâm trường lập kế hoạch khai thác gỗ tràm cho 2 năm 2017 và 2018. Mỗi năm
lâm trường dự định khai thác 1000 m3 gỗ, giá gỗ không đổi là 8 triệu đồng/m3.
a) Tính thời điểm khai thác gỗ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tối đa hóa lợi
nhuận biết rằng tỷ lệ tăng trưởng riêng của cây tràm năm 2017 là 10%. Hệ số chiết
khấu là 12%.
b) Tính thời điểm khai thác gỗ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tối đa hóa lợi
nhuận biết rằng tỷ lệ tăng trưởng riêng của cây tràm năm 2017 là 10%. Hệ số chiết
khấu là 8%?
c) Trong hai trường hợp hệ số chiết khấu là 12%/năm và 8%/năm, hãy giải
thích trường hợp nào thuận lợi cho việc duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng?
Bài 2: ngoại ứng tích cực
Một người nuôi ong kề bên một vườn táo. Người chủ vườn táo được lợi vì lẽ mỗi tổ
ong thụ phấn được cho một hécta táo. Nhưng vì không có nhiều ong để thụ phấn cho
toàn bộ vườn táo nên người chủ vườn táo phải hoàn tất việc thụ phấn với một chi phí
là 10 đôla cho một hécta táo. Việc nuôi ong có chi phí biên là MC = 10 + 2.Q (trong
đó Q là số tổ ong). Mỗi tổ ong tạo ra 12 lít mật và giá mỗi lít mật là 2 đôla.
a. Người nuôi ong sẽ nuôi bao nhiêu tổ ong?
b. Xác định số tổ ong có hiệu quả kinh tế đối với xã hội bằng tính toán và bằng
phương pháp đồ thị ?
Bài 3: ngoại ứng tiêu cực
Khảo sát việc tự do đánh bắt tôm ở một con sông, người ta cho biết nhu cầu về tôm
(nhu cầu này biểu thi thu nhập biên của những người đánh bắt và lợi ích biên của xã
hội) được biểu thị bởi hàm D=MB= 2,5 - 0,03.F; chi phí biên của tư nhân cho việc
đánh bắt là MC = -2,8 + 0,34.F; chi phí biên của xã hội là MSC = -3,5 + 0,47.F (F:
tính bằng triệu tấn/năm; chi phí tính bằng triệu đồng/tấn).
a. Tính lượng tôm đánh bắt hiện nay?
b. Tính lượng tôm đánh bắt có hiệu quả kinh tế?
c. Tính chi phí xã hội cho việc tự do đánh bắt?

Bài 4: Ngoại ứng tích cực


Hoạt động tiêm phòng vác xin, người ta đã xác định được:
Hàm chi phí cận biên là: MC = Q+20. Hàm lợi ích cận biên cá nhân là: MB = 30- Q.
Hàm lợi ích cận biên xã hội MSB = 60 - Q. (trong đó Q: nghìn lượt tiêm phòng, P giá
100.000 đồng/lượt tiêm).
a. Xác định lượng tiêm phòng có hiệu quả cá nhân?
b. Xác định lượng tiêm phòng có hiệu quả xã hội bằng phương pháp đồ thị và tính
toán

You might also like