You are on page 1of 1

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN MÔN KINH TẾ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG

1. Phát triển bền vững tại Việt Nam (Có thể chọn lựa một ngành, lĩnh vực hoặc địa
phương để phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn và các biện pháp để đạt được mục
tiêu phát triển bền vững cho ngành, lĩnh vực đó).
2. Ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp tại Việt Nam:
nguyên nhân và giải pháp (có thể lựa chọn một khu công nghiệp để bàn luận về
các quy định đối về môi trường đối với khu công nghiệp và thực trạng đáp ứng
các yêu cầu đó của KCN)
3. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề truyền thống tại Việt Nam: nguyên nhân
và giải pháp (Có thể chọn một làng nghề cụ thể để phân tích).
4. Ô nhiễm môi trường tại các đô thị Việt Nam (chọn một đô thị để phân tích, đánh
giá): thực trạng và giải pháp.
5. Phát triển đô thị và sức ép đối với tài nguyên, môi trường: có thể chọn ô nhiễm
không khí đô thị và thiệt hại do ô nhiễm không khí; vấn đề chất thải rắn sinh
hoạt và chất thải rắn nguy hại tại các đô thị và các tác động của chúng đối với
con người và hệ sinh thái…
6. Biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng tại Việt Nam (Có thể chọn một địa
phương, một ngành để phân tích)
7. Các hàng rào môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và ảnh hưởng
của nó tới hoạt động thương mại của Việt Nam.
8. Thực trạng và giải pháp khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo tại
Việt Nam. (Có thể chọn lựa một loại tài nguyên để phân tích).
9. Thực trạng và giải pháp khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo tại Việt
Nam. (Có thể chọn một loại tài nguyên để phân tích).
10. Các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên môi trường đang được sử dụng tại
Việt Nam hiện nay. Đề xuất các công cụ kinh tế phù hợp trong giai đoạn tới. (có
thể chọn chính sách thu phí chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng sắp được
triển khai ở nước ta để bàn luận về những thuận lợi, khó khăn và giải pháp để
thực hiện)
11. Suy thoái tài nguyên rừng ở Việt Nam trong thời gian qua, nguyên nhân và giải
pháp (chú ý đến các giải pháp dựa trên định hướng của ngành lâm nghiệp như
trồng rừng gỗ lớn, phát triển chế biến lâm sản, hướng đến các chính sách hỗ trợ
người dân vùng đệm khu bảo tồn, chi trả dịch vụ hệ sinh thái, bán tín chỉ các
bon…)
12. Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở VN: thực trạng và khuyến nghị
13. Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.
14. Suy thoái tài nguyên nước và sự khan hiếm nước trong thời gian qua, nguyên
nhân và giải pháp.
15. Kinh tế xanh và tăng trưởng xanh – hướng tiếp cận để đạt mục tiêu phát triển
bền vững.
16. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam – những thách thức và giải pháp
17. Cơ chế và chính sách thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam (có thể
chọn một nguồn năng lượng như điện gió hoặc điện mặt trời để thảo luận)
18. Cam kết giảm phát thải khí nhà kính của chính phủ Việt Nam và những vấn đề
đặt ra đối với việc chuyển đối năng lượng trong thời gian tới, những cơ hội và
thách thức đối với Việt Nam.

You might also like