You are on page 1of 5

I. Khái niệm thất bại thị trường?

Thất bại thị trường (Market Failure) là một tình huống kinh tế thực hiện với các hoạt động phân phối hàng
hóa hay dịch vụ trên thị trường. Được tiến hành cả với hoạt động của Chính phủ hay các đơn vị tư nhân.
Trong đó hàng hóa và dịch vụ không được phân phối hiệu quả trong thị trường tự do. Các tính chất trong
phân phối không hợp lý làm cho cung cầu không cân đối.
Ví dụ: Thất bại thị trường WALMART đến từ nước Mỹ tại thị trường Đức là do Walmart đến từ Mỹ đã
không tìm hiểu kĩ văn hóa của Đức. Văn hóa Mỹ cho rằng cần tạo dựng mối quan hệ giữa nhân viên và
khách hàng bằng cách liên tục cười với khách hàng hay nhân viên Walmart sẽ liên tục hô Walmart!
Walmart! Walmart! để khích lệ trước giờ làm việc. Tuy nhiên, điều này là lố bịch, giả tạo đối với người
Đức. Đó là nguyên nhân của sự thất bại thị trường.
Và…Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra thất bại thị trường là ngoại ứng. Vậy nên hôm nay
chúng ta sẽ tìm hiểu rõ ngoại ứng là gì và nó có tác động như thế nào?
II. Tìm hiểu về ngoại ứng
KHÁI NIỆM: Khi hành động của một đối tượng (có thể là người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất) có ảnh
hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng đó không được phản ánh
trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là các ngoại ứng (Externality).
PHÂN LOẠI: Nếu nó làm thiệt hại người ngoài cuộc, người ta gọi nó là (negative externalities) ngoại ứng
tiêu cực; ngược lại, nếu nó mang lại lợi ích cho người ngoài cuộc, người ta gọi nó là (positive
externalities) ngoại ứng tích cực.
Ví dụ:
Ngoại ứng tiêu cực:Công ty gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh mỗi ngày xả ra biển khoảng
11.000 m3 nước thải, chôn vùi hàng trăm tấn chất thải rắn tại một trang trại đã gây ra vụ cá chết hàng
loạt ở các tỉnh miền Trung Việt Nam ảnh hưởng nặng nề đến môi trường biển cũng như nguồn sống, thu
nhập của những ngư dân.
Ngoại ứng tích cực: Nghiên cứu công nghệ mới là ngoại ứng tích cực bởi nó không chỉ tạo ra lợi ích đối
với người phát minh mà còn tạo ra kiến thức mà mọi người có thể sử dụng.
TÁC ĐỘNG: Khi không có sự xuất hiện của ngoại ứng, chi phí và lợi ích chung của xã hội của việc sản
xuất và tiêu dùng hàng hoá được biểu thị chính bằng tổng lợi ích và chi phí riêng của các cá nhân trực tiếp
tham gia vào các giao dịch thị trường có liên quan.
Ngược lại, khi ngoại ứng xuất hiện, chi phí và lợi ích xã hội không chỉ bao gồm chi phí và lợi ích của các
cá nhân trực tiếp tham gia vào các giao dịch thị trường mà còn của các cá nhân không trực tiếp tham gia
nhưng được hưởng lợi hoặc chịu tổn hại từ các giao dịch ấy.
Để tìm hiểu rõ tác động này, chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo: thất bại thị trường do ngoại ứng tiêu
cực và thất bại thị trường do ngoại ứng tích cực.
*. Thất bại thị trường do ngoại ứng tiêu cực
Kí hiệu
MPB, MSB và MEB lần lượt là lợi ích biên của doanh nghiệp, xã hội và lợi ích biên do ngoại ứng;
MPC, MSC và MEC lần lượt là chi phí biên của doanh nghiệp, xã hội và chi phí biên do ngoại ứng.
Ta xét ví dụ điển hình là sản xuất điện từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch. Đốt nhiên liệu hóa thạch đi
kèm việc giải phóng một lượng lớn CO2 nguyên nhân của biến đổi khí hậu, gây mưa axit, giải phóng thủy
ngân và ảnh hưởng đến hệ sinh thái, và nhiều bệnh về đường hô hấp dẫn đến chi phí y tế cao, nên đây là
ngoại ứng tiêu cực. Ngoại ứng này có tác động như thế nào đối với hiệu quả của kết cục thị trường?
Về mặt lợi ích, ngoài bản thân doanh nghiệp điện thu được ích lợi thì không có khác trong xã hội thu thêm
được ích lợi trực tiếp, tức là MEB = 0 và MPB = MSB.
Nhằm tối đa hoá lợi ích, doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn sản lượng tối ưu Q1 tại đó thỏa mãn điều
kiện tối ưu hóa là CP DN=LN DN MPB = MPC.
Về chi phí, do ngoại ứng tiêu cực nên chi phí xã hội của quá trình sản xuất điện (MSC) bao gồm chi phí cá
nhân doanh nghiệp (MPC) cộng với chi phí của những người ngư dân chịu ảnh hưởng tiêu cực của sự ô
nhiễm (MEC).  MSC=MPC+MEC.
Từ góc nhìn của toàn xã hội, điểm tối ưu lại là Qo mà tại đó thỏa mãn điều kiện tối đa hóa lợi ích là CP
XH= LN XH  MSB=MSC.
Như vậy, khi xảy ra ngoại ứng tiêu cực, sản lượng tối ưu mà xã hội mong muốn có xu hướng nhỏ hơn sản
lượng thị trường. Cụ thể, toàn xã hội sẽ có thêm một lượng sản phẩm là Q1 – Qo, thu thêm lợi ích là diện
tích Q0BAQ1 và bổ sung chi phí để có nó là diện tích Q0BCQ1tổn thất phúc lợi xã hội là diện tích
ABC

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU


Để khắc phục những tác động tiêu cực của ô nhiễm do sản xuất điện tạo ra, chính phủ có thể thực hiện
một số chính sách, chẳng hạn như có thể đánh thuế trên mỗi tấn điện mà nó bán ra. Việc sử dụng một
khoản thuế như vậy được gọi là nội hóa ngoại ứng (internalization of externalities), bởi vì nó khuyến
khích người mua và người bán trên thị trường quan tâm đến các ảnh hưởng ngoại hiện phát sinh từ hành vi
của họ. Nhà sản xuất năng lượng điện sẽ tính đến chi phí ô nhiễm khi quyết định lượng năng lượng điện
cung ứng. Thuế sẽ làm dịch chuyển đường cung về năng lượng điện mặt trời lên trên một khoảng đúng
bằng mức thuế. Nếu thuế phản ánh chính xác chi phí xã hội của khói thải vào khí quyển, thì đường cung
mới sẽ trùng với đường chi phí xã hội. Tại trạng thái cân bằng mới, các nhà sản xuất điện sản xuất ở mức
sản lượng tối ưu đối với xã hội.
Doanh thu thu được từ thuế có thể được sử dụng để trợ cấp cho các sáng kiến năng lượng tái tạo, thúc đẩy
phát triển các công nghệ mới, ít carbon hoặc tăng chi tiêu chăm sóc sức khỏe để đối phó với bệnh tật gia
tăng do ô nhiễm và những thứ khác.
*. Thất bại thị trường do ngoại ứng tích cực
Thông qua ví dụ ở trên, phần nào ta có thể thấy, các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ
đang dần cạn kiệt, giá thành cao, hơn hết là gây hại đến môi trường do đó nguồn năng lượng thay thế đang
được các nhà khoa học quan tâm. Giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời hiện đang được cho là giải pháp
tối ưu nhất bởi những ưu điểm vượt trội của nó. Đầu tiên phải kể đến là là lợi ích giúp tiết kiệm tiền điện
và thu hồi vốn nhanh.
Về mặt chi phí, do ảnh hưởng của ngoại ứng là tích cực, các thành viên khác trong xã hội không ai phải
chịu thêm chi phí trực tiếp, tức là MEC=0 và MPC=MSC.
Nhằm tối đa hoá lợi ích, doanh nghiệp/ hộ gia đình có xu hướng lựa chọn sản lượng tối ưu Q1 tại đó thỏa
mãn điều kiện tối ưu hóa là: MPC = MPB.
Lợi ích xã hội của việc sử dụng năng lượng điện mặt trời bao gồm cả lợi nhuận thu được từ các doanh
nghiệp/ hộ gia đình và lợi ích cho cộng đồng từ việc tiết kiệm tiền. MSB=MPB+MEB.
Từ góc nhìn của toàn xã hội, điểm tối ưu lại là Qo mà tại đó thỏa mãn điều kiện tối đa hóa lợi ích là
MSC=MSB.
Như vậy ta có thể thấy khi xảy ra ngoại ứng tích cực sản lượng tối ưu mà xã hội mong muốn có xu hướng
lớn hơn so với sản lượng tối ưu mà thị trường mong muốn.
Cụ thể, toàn xã hội sẽ mất đi một lượng sản phẩm là Q0 – Q1, mất đi lợi ích là diện tích của Q0BAQ1 và
tiết kiệm chi phí là diện tích Q0BCQ1tổn thất phúc lợi xã hội là diện tích ABC.

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU


Trong trường hợp này, chính phủ có thể nội hóa ngoại ứng (internalization of externalities) bằng cách trợ
cấp cho quá trình sản xuất. Nếu chính phủ trợ cấp cho các doanh nghiệp sản xuất, thì đường cung sẽ dịch
chuyển xuống phía dưới một lượng đúng bằng mức trợ cấp và sự dịch chuyển này làm tăng sản lượng cân
bằng trên thị trường. Để đảm bảo trạng thái cân bằng trùng với mức tối ưu đối với xã hội, mức trợ cấp
phải bằng giá trị của phần lợi ích ngoại ứng.
Quyết định Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam đã
chỉ rõ những cơ chế sau: Điện lực nhà nước sẽ có trách nhiệm thu mua lại toàn bộ số điện sản xuất từ điện
mặt trời với mức giá hợp lý. Ưu đãi về vốn đầu tư ban đầu và thuế: các tổ chức cá nhân lắp đặt và phát
triển điện mặt trời được phép huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định.
Các dự án đầu tư và phát triển điện mặt trời được miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Ưu đãi về
đất đai: các dự án điện mặt trời, trạm biến áp, công trình đường dây kết nối với điện lưới. Những dự án
này đều được miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của nhà nước hiện hành.
Trung Quốc: đến nay Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về sản xuất năng lượng sạch - đặc biệt là năng
lượng mặt trời. Vào tháng 7/2009, Bộ Tài chính Trung Quốc đã giới thiệu “Dự án mặt trời vàng- Golden
Sun”. Trong đó nhà nước cung cấp các khoản trợ cấp tương đương 50% tổng vốn đầu tư cho các dự án
trong đô thị. Mức trợ cấp sẽ tăng tới 70% cho các hệ thống quang điện ở vùng sâu, vùng xa chưa kết nối
với lưới điện. Nhằm bình ổn giá điện, Cơ quan năng lượng quốc gia Trung Quốc đã công khai đấu thầu
các dự án năng lượng mặt trời trên một số trang Web của Chính phủ. Điều này đã tạo ra một thị trường
cạnh tranh khốc liệt, giúp giảm giá bán điện xuống tới 0,45 nhân dân tệ (0,06 USD) mỗi kilowatt giờ
(kWh)
Ấn Độ: với tham vọng đạt được 100 GW điện mặt trời vào năm 2022, bao gồm 40 GW từ ĐMTMN.
Chính phủ Ấn Độ còn áp dụng cả thời kì miễn thuế dành cho các doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận của các
dự án ĐMT trong thời hạn 10 năm liên tiếp trong vòng 15 năm đầu tiên dự án bắt đầu.

KẾT QUẢ: Ngoại ứng gây ra sự phân bổ phi hiệu quả các nguồn lực. Do đó, khi xuất hiện ngoại ứng thì
cho dù cạnh tranh, thông tin và cấu trúc thị trường đều hoàn hảo, sản lượng cân bằng cũng không đạt hiệu
quả.
III. Giải pháp khắc phục thất bại thị trường do ngoại ứng
1. Giải pháp tư nhân (private solution)
Định lý Coase nói rằng khi có xung đột về quyền tài sản, các bên liên quan có thể mặc cả hoặc thương
lượng các điều khoản có lợi hơn cho cả hai bên so với việc giao quyền sở hữu tài sản cho bất kì bên nào.
nhiên, lợi ích không phải lúc nào cũng đạt được, thậm chí khi thỏa thuận có lợi cho cả hai.
Ví dụ: Vụ xả thải gây ô nhiễm nước biển. Nhà máy sẵn sàng đền bù cho người nông dân đến mức đền bù
không lớn hơn lợi ích mà họ thu được từ việc sản xuất. Và người nông dân sẵn sàng chấp nhận mức đền
bù nếu nó không nhỏ hơn mức thiệt hại mà họ phải chịu. Đây là cách thức giải quyết không thể thực hiện
được.
Đặc biệt càng không thể giải quyết được nếu có thêm chi phí phát sinh, hay số lượng lớn các bên tham gia.
Như vậy, khi sự thương lượng cá nhân không thực hiện được, chính phủ phải phát huy vai trò của mình.
2. Giải pháp chính phủ(government solutions)
Chính phủ có thể can thiệp theo một trong hai hướng.
1. Chính sách pháp lí (legal policy) để điều chỉnh hành vi một cách trực tiếp
Chính phủ có thể khắc phục ngoại ứng bằng những qui định hoặc những chính sách. Chẳng hạn, chính phủ
có thể phạt những người thải hóa chất vào môi trường. Tuy nhiên, họ không có khả năng để ngăn chặn
hoàn toàn hoạt động gây ô nhiễm. Do vậy, thay vì cố gắng loại trừ hoàn toàn ô nhiễm, xã hội sẽ cân nhắc
giữa chi phí và lợi ích để quyết định lượng ô nhiễm nào cho phép.
2. Chính sách thị trường (market policy) sẽ khuyến khích cá nhân hành động theo mối quan tâm lợi ích
của chính họ.
Như đã nêu, chính phủ có thể can thiệp vào ngoại ứng bằng thuế đối với ngoại ứng tiêu cực và trợ cấp đối
với ngoại ứng tích cực.
Các nhà kinh tế thường vận dụng thuế chất thải để can thiệp vào ô nhiễm nhiều hơn vì nó có thể làm giảm
ô nhiễm và hạ thấp chi phí xã hội. Hãy xem ví dụ sau:
Giả định rằng hai công ty sản xuất giấy và cán thép mỗi công ty thải ra 500 tấn rác thải vào sông mỗi
năm.Tổ chức bảo vệ môi trường (EPA) ở Mỹ là đại diện cho chính phủ với nhiệm vụ phát triển và điều
chỉnh có hiệu quả với mục đích bảo vệ môi trường. EPA yêu cầu rằng phải giảm lượng ô nhiễm. Họ có
hai cách giải quyết:
–     Can thiệp: EPA có thể bắt mỗi công ty giảm thải xuống 300 tấn mỗi năm.
–     Thuế chất thải: EPA yêu cầu mỗi công ty nộp 50,000 USD trên mỗi tấn chất thải.
Các nhà kinh tế học cũng biện luận rằng thuế chất thải làm cho môi trường tốt hơn. Dưới cơ chế mệnh
lệnh và kiểm soát, các nhà máy không có bất cứ lý do gì để giảm chất thải hơn nữa một khi họ đạt đến
đích là 300 tấn chất thải. Ngược lại, thuế này khuyến khích các nhà máy phát triển các công nghệ sạch
hơn, bởi vì với công nghệ sạch hơn sẽ làm giảm tiền thuế nhà máy phải trả. Thuế chất thải điều chỉnh ảnh
hưởng ngoại ứng và bằng cách ấy, đẩy sự phân phối tài nguyên gần đến điểm tối ưu xã hội.
IV. KẾT LUẬN
- Ngoại ứng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bịa thị trường vì lợi ích/chi phí cá nhân khác lợi
ích/chi phí xã hội dẫn đến phân bổ nguồn lực không đạt hiểu quả Pareto.
- Có 2 loại ngoại ứng là: ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực
- Trong nhiều trường hợp giải pháp tư nhân khắc phục thị trường không hiểu quả nên cần có sự can
thiệp của chính phủ thông qua thuế hoặc khoản trợ cấp.
- Vấn đề năng lượng điện tồn tại cả ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực
- Nghiên cứu bài Ted Talk nổi tiếng của nữ giáo sư người Mỹ Rebecca Henderson, nói về nguyên
nhân của biến đổi khí hậu là do giá cả không phản ánh đúng chi phí thực tế. Qua đó rút ra trách
nhiệm mỗi cá nhân là đảm bảo rằng thị trường thực sự công bằng, thực sự tự do và không ai có thể
đổ rác lên chúng ta rồi bỏ đi mà không trả tiền cho nó.

You might also like