You are on page 1of 18

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN




BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC KINH TẾ VI MÔ

ĐỀ TÀI: NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

Giáo viên hướng dẫn:


TRẦN BÁ THỌ

LỚP: KẾ TOÁN – AC007


NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

2 MỤC LỤC
1 NGOẠI TÁC VÀ SỰ KHÔNG HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG...2
1.1 Khái niệm ngoại tác..........................................................................................2
1.2 Đặc điểm:.........................................................................................................2
1.3 Phân loại:..........................................................................................................2
1.3.1 Ngoại tác tiêu cực.......................................................................................2
1.3.2 Ngoại tác tích cực...................................................................................4
2 CHÍNH SÁCH CÔNG ĐỐI VỚI NGOẠI TÁC.................................6
2.1 Chính sách mệnh lệnh và kiểm soát: Luật điều chỉnh:.....................................7
2.1.1 Chính sách dựa vào thị trường 1: Thuế và trợ cấp hiệu chỉnh:..................8
2.1.2 Chính sách dựa vào thị trường 2: Giấy phép gây ô nhiễm có thể chuyển
nhượng:...............................................................................................................9
2.2 Những bất bình đối với phân tích kinh tế về ô nhiễm:...................................11
3 GIẢI PHÁP TƯ ĐỐI VỚI NGOẠI TÁC.........................................11
3.1 Các nhóm giải pháp tư:Xử lí bằng những quy chuẩn đạo đức và trừng phạt xã
hội.........................................................................................................................11
3.1.2 Các tổ chức từ thiện..............................................................................12
3.1.3 Thị trường tư.........................................................................................13
3.2 Định lý Coase.................................................................................................13
3.3 Các giải pháp tư không phải luôn thành công................................................15

GVHD: TRẦN BÁ THỌ LỚP AC007


NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc sống của chung ta đang bị ảnh hưởng bởi những chất thải hóa học nguy hiểm
của những doanh nghiệp, vì lợi nhuận cá nhân cao nên đã không xử lí những chất
thải nguy hiểm mà xả thẳng ra môi trường sống của người dân. Khi họ phải chịu
đựng những nguy hiểm có hậu quả hết sức quan trọng nhưng họ không được nhận
bất kì khoản chi trả hay bồi thường nào. Những ảnh hưởng này trong kinh tế học
gọi là ngọai tác.
Ngoại tác là những vấn đề gây ra ảnh hưởng thị trường, khi ngoại tác xuất hiện dù
nó tích cực hay tiêu cực thì đều gây ra tính phi hiệu quả. Bài tiểu luận sau đây sẽ
giải thích rõ hơn về ngoại tác tích cực, tiêu cực và các chính sách công đã tác động
đến xã hội cũng như các giải pháp của chính phủ để có thể giải quyết vấn đề này,
bảo vệ cho đất nước của chúng ta.
Bài tiểu luận được làm dựa trên sự tìm tòi, học hỏi những thông tin tài liệu trong
thực tiễn. Nhằm nêu lên vấn đề hiện trạng của môi trường và những biện pháp
khắc phục được thực hiện từ cá nhân, từ nhà nước chúng ta. Bài làm sẽ có những
sai sót không đáng có, hi vọng rằng sẽ phù hợp với yêu cầu của giảng viên, giúp đỡ
được ý tưởng cho nghiên cứu trong tương lai từ góc nhìn của sinh viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


- PRINCIPLES OF MICROECONOMICS – N.GREGORY MANKIW
- Web: Moitruonghopnhat.com

NGƯỜI THỰC HIỆN :


1. CHEN SHWU SHIUAN – AC007
2. HUỲNH THỊ YẾN VY – AC007
3. ĐÀO NGUYỄN THÙY NGÂN – AC007

GVHD: TRẦN BÁ THỌ LỚP AC007


1
NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

4.

5.
6.
3 NGOẠI TÁC VÀ SỰ KHÔNG HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG
3.1 Khái niệm ngoại tác
- là tác động của một đối tác làm ảnh hưởng đến đối tác khác, dù có lợi hay có hại
thì đối tác ban đầu cũng không gánh chịu chi phí hay nhận được lợi ích từ hành
động đó.
3.2 Đặc điểm:
- Ngoại tác xuất hiện cả trong hoạt động sản xuất hàng hóa lẫn tiêu dùng cá
nhân
- Quá trình đánh giá giữa ngoại tác tích cực và tiêu cực cũng không phải dễ
dàng, chỉ có thể nhìn nhận với mức độ tương đối, để phân biệt được giữa 2
trường hợp trên cũng phải dựa vào cá nhân của những người chịu ảnh hưởng
từ những ngoại tác đó mà có thể đánh giá chính xác được vấn đề.
- Những ngoại tác trên đều mang tính phi hiệu quả đối với nhu cầu của xã hội.
Vì vậy mức sản xuất hoặc quá nhiều hoặc quá ít so với mức tiêu thụ hiệu quả
của xã hội gây nên những ảnh hưởng đối với chi phí sản xuất, chi phí trong
ngoài và các chi phí ẩn khác tạo nên sự thất bại của thị trường.
- Khi có ngoại tác thì những lợi ích và chi phí tư nhân biên không tương đồng
với những lợi ích và chi phí xã hội biên.
3.3 Phân loại:
7. 1.3.1 Ngoại tác tiêu cực
- Là những tác động đến người ngoài cuộc có tính chất bất lợi
- Sự không hiệu quả của ngoại tác tiêu cực
8. Chi phí biên tư nhân < Chi phí biên xã hội
- Hậu quả: Nhà máy sản xuất với sản lượng vượt quá nhu cầu của xã hội
9. Ví dụ: Công ty sản xuất gang thép thải khói đen, bụi bẩn của gang thép ra
môi trường, những tiếng ồn của động cơ máy móc vận hành và mùi khí thải
nồng nặc gây hại cho sức khỏe của người dân sinh sống xung quanh khu vực
nhà máy công ty đó. Đôi lúc còn nhìn thấy bụi bẩn bay khắp nơi, bám lại trên

GVHD: TRẦN BÁ THỌ LỚP AC007


2
NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

quần áo, cây cối và thức ăn ở phía ngoài. Dần dần những điều này trở thành
ám ảnh đối với các người dân ở đây.

10.
- Trục hoành : là sản lượng được nhà máy sản xuất
- Trục tung : là giá của sản phẩm
- PMB: Lợi ích biên thu về từ những sản phẩm được sản xuất thêm
- PMC: Chi phí biên của cá nhân, là chi phí để làm ra thêm một sản phẩm
11. Theo góc độ xã hội SMC là đường chi phí biên của Xã hội bao gồm
chi phí biên của nhà máy ( PMC) và tổn thất xã hội ( MD )
12. Để làm tối đa hóa xã hội thì phải sản xuất tại giao điểm của PMC và
PMB. Vì lợi ích biên nên nhà máy sẽ sản xuất tại điểm B với mức sản lượng
đạt được là Q1 và đó cũng là mức tối ưu của thị trường.
13. Sản lượng tối ưu của gang thép trên quan điểm xã hội là giao điểm
giữa đường SMC và PMB tại điểm A với sản lượng được sản xuất là Q2
14. Sản lượng gang thép cân bằng Q1 lớn hơn sản lượng tối ưu xã hội
Q2. Sự không hiệu quả xảy ra vì cân bằng thị trường chỉ nói lên được chi phí
tư nhân của nhà sản xuất.
 Vì vậy nhà máy sản xuất đã vượt quá nhu cầu sản lượng của xã hội
15. Lợi ích ròng mà công ty gang thép nhận được khi làm ra thêm một
sản phẩm là phần dọc giữa đường cung và cầu nên phần lợi ích tổng được tăng
thêm sau khi tăng lượng sản phẩm từ Q2 lên Q1 là tam giác ABE. Với mỗi sản

GVHD: TRẦN BÁ THỌ LỚP AC007


3
NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

phẩm tăng thêm từ nhà máy sản xuất phải gây thiệt hại cho người dân là MD
vì tổng thiệt hại phải gánh chịu khi tang từ Q2 lên Q1 là diện tích hình
EbQ1Q2. Vì hình này có diện tích bằng với hình ACBE và đã bù đắp khoảng
lợi nhuận tăng thêm của nhà sản xuất và tổn thất mà xã hội gánh chịu vẫn là
tam giác ABC. Nếu nhà máy sản xuất ra sản phẩm được cắt từ Q1 xuống Q2
thì sẽ giảm thiểu được phần tổn thất xã hội này.
 Mức sản phẩm đạt hiệu quả xã hội là một mức mà có thể chấp nhận
được và mức lợi ích sản xuất mang lại có thể bù đắp được phần thiệt hại
mà xã hội phải chịu bao gồm cả những chi phí trong ngoài.
16. Để nhà kế hoạch xã hội đạt được sản lượng tối ưu bằng cách:

 Tổ chức đánh thuế trên mỗi sản phẩm được bán ra thị trường. Nhờ
đó thuế sẽ làm đường cung ( PMB ) dịch chuyển lên phía trên một
khoảng bằng với mức thuế đưa ra, nếu mức thuế đưa ra phản ánh
đúng với chi phí ngoại tác gây ra các loại ô nhiễm thải ra môi trường
thì đường cung mới sẽ trung với đường đường chi phí xã hội
( SMC ). Khi đó ở mức cân bằng mới thì các nhà sản xuất sẽ sản
xuất lượng ứng với nhóm tối ưu của xã hội
 …
17. Ngoài ra còn có ví dụ về ngoại tác tiêu cực trong những lĩnh vực
khác:
- Chất thải y tế khó phân hủy gây ra tình trạng ô nhiễm nặng nề tại
các khu vực quanh bệnh viện
- Khi máy bay cất và hạ cánh gây tiếng ồn ảnh hưởng đến cuộc sống
của khu vực dân cư xung quanh
- Những gia đình tiệc tùng đã mở nhạc quá lớn khiến cho xung quanh
bị ảnh hưởng vào ban đêm
- Khí thải của các loại phương tiện giao thông xả ra khói gây ảnh
hưởng đến những người tham gia giao thông
18.
1.3.2 Ngoại tác tích cực
- Là những tác động đến người ngoài cuộc mang tính có lợi.
- Sự không hiệu quả của ngoại tác tích cực
19. Lợi ích biên tư nhân > Lợi ích biên xã hội

GVHD: TRẦN BÁ THỌ LỚP AC007


4
NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

- Hậu quả: Nhà tiêu dùng quá mức cho phép của xã hội gây nên
những tổn thất
20.
21.

22.
23. Ví dụ về ngành lâm nghiệp: Trồng rừng với mục đích lấy gỗ sản xuất, kinh
doanh về gỗ, nhưng rừng lại mang đến lợi ích khác cho xã hội như hạn chế xói
mòn đất khi có lũ, làm xanh bầu không khí, giảm hạn hán, lũ lụt, bảo vệ sông, bảo
vệ nguồn sinh học,… nhờ có rừng đã bảo vệ được mùa màn, cải thiện được đời
sống người dân, làm tang thu nhập và ổn định đời sống cho các hộ sử dụng nước
sông để sinh sống…
24.
25. Đường chi phí biên của việc trồng rừng là đường nằm ngang vì nó nói lên
rằng khi ta trồng thêm một đơn vị rừng cũng không làm thay đổi chi phí ban đầu.
Nhà nước sẽ quyết định trồng thêm rừng ở vị trí QE là giao điểm của đường MC
và đường chi phí biên cũng là chi phí xã hội biên MSC. Việc trồng thêm rừng là
một ngoại tác tích cực, nó được thể hiện qua đường lợi ích ngoại tác biên MEB.
26. Đường MEB dốc xuống là vì khi ta tăng khối lượng rừng lên thì lợi ích
ngoại tác tăng ít hơn mức độ mà khối lượng rừng tăng.

GVHD: TRẦN BÁ THỌ LỚP AC007


5
NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

27. Đường lợi ich xã hội biên MSB được tính bằng tổng lợi ích biên của ngành
lâm nghiệp vởi lợi ích biên của ngoại tác tại mỗi mức sản lượng rừng:
28. MSB = D + MEB
29. Chi phí biên của việc trồng rừng cũng là chi phí xã hội biên : MC = MSC
30. Hiệu quả đạt được của thị trường là tại điểm E giao điểm giữa MB và MC,
với mức giá là PE và mức sản lượng là QE, lúc này tại điểm E là điểm cân bằng thị
trường.
31. Hiệu quả đạt được của xã hội là tại điểm E’ giao điểm giữa MSB và MSC,
với mức giá là PE’ và mức sản lượng là QE’ , lúc này điểm E’ là điểm cân bằng mới.
32. Với QE’, PE’: sản lượng và giá mang lại hiệu quả xã hội
33. Khi có ngoại tác tích cực dẫn đến:
1. Khi lợi ích xã hội biên (MSB ) khác với lợi ích biên thị trường
( MB )và được tác động từ ngoại ứng nên cần lợi ích biên ngoại ứng
( MEB ) để tạo sự chênh lệch của hiệu quả thị trường ( E ) với hiệu quả
xã hội ( E ‘ )
34. E < E’
2. Ngoại tác tích cực tác động đến thị trường khiến cho sản lượng được sản
xuất ra thấp hơn sản lượng mong muốn của xã hội.
3. Do là khuynh hướng sản xuất của thị trường sản xuất quá sản lượng nhu
cầu của xã hội nên dẫn đến việc gây tổn thất kinh tế là phần tam giác
EBE’. Chúng ta cần đảm bảo hiệu quả chung của xã hội giảm thiểu
lượng tổn thất để cải thiện đời sống, môi trường làm việc.
35. Ngoài ra còn có những ví dụ về ngoại tác tích cực trong đời sống xã hội:
- Chính phủ trồng cây xanh ở những ven đường, những vỉa hè mới
tạo nên cảnh quan đẹp hơn cho khu phố
- Cầu Rồng đi vào hoạt động thu hút đông đảo khách du lịch đến
tham quan
- Sử dụng xe đạp hay phương tiện công cộng để giảm thiểu lượng khí
thải
- Nâng cao nền giáo dục hiệu quả để xóa bỏ nạn mù chữ
- Cải thiện những kho tàng di tích lịch sử sẽ mang đến những điều cũ,
điều hay từ xa xưa đến gần hơi với thế hệ trẻ hiện nay

GVHD: TRẦN BÁ THỌ LỚP AC007


6
NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

- Nghiên cứu khoa học mới để góp phần xây dựng đội ngũ nghiên
cứu vững mạnh, mang nguồn tri thức trẻ đến cho xã hội.
36.
37.
4 CHÍNH SÁCH CÔNG ĐỐI VỚI NGOẠI TÁC
38.  
39. Như đã trình bày, ngoại tác ở đây có thể tiêu cực, cũng có thể tích
cực. Đối với một hoạt động mang lại ngoại tác tích cực, lợi ích xã hội sẽ có phần
cao hơn lợi ích cá nhân. Còn với hoạt động chứa đựng ngoại tác tiêu cực, chi phí
xã hội hẳn sẽ cao hơn chi phí cá nhân. Nói cách khác, các ngoại tác khác nhau sẽ
gây ra các mức chênh lệch khác nhau đối với chi phí hay lợi ích của một cá nhân
hay toàn xã hội. Ngoài ra, chúng ta đã có phần bàn luận nguyên nhân tại sao ngoại
tác lại khiến cho nguồn lực của thị trường được phân bố một cách phi hiệu quả
nhưng lại chỉ đề cập ngắn gọn cách thức để khắc phục sự kém hiệu quả này. Cụ
thể hơn hết, mọi người dân cùng với chính phủ đã và đang đối phó với ngoại tác
bằng nhiều cách khác nhau, mà tất cả những biện pháp được đề ra đều cùng đi tới
mục tiêu cuối cùng chính là dịch chuyển sự phân bố các nguồn lực gần với mức tối
ưu xã hội nhất có thể.
40.
41. Sau đây ta sẽ bàn luận về các giải pháp của chính phủ đã đưa ra. Cụ
thể là một trong hai cách: Chính sách mệnh lệnh và kiểm soát nhằm trực tiếp hiệu
chỉnh các hành vi hoặc Chính sách dựa vào thị trường sẽ khuyến khích để các chủ
thể ra quyết định cá nhân sẽ tự động giải quyết vấn đề.
42.  
4.1 Chính sách mệnh lệnh và kiểm soát: Luật điều chỉnh:
- Các nhà chức trách hoàn toàn có thể nội hóa các ngoại tác bằng các chính sách
hoặc quy định nhằm cho phép hoặc ngăn cấm một số hành vi nhất định. Ví dụ, những cá
nhân có hành vi xả rác bừa bãi nơi công cộng là phạm luật. Khi đó, chi phí ngoại tác đối
với xã hội sẽ cao hơn hẳn lợi ích của người gây ô nhiễm. Chính vì điều đó, ta mới có thể
nhờ vào cơ chế mệnh lệnh và kiểm soát để ngăn cấm các việc làm tiêu cực này.
- Tuy nhiên, trong hầu hết các hành vi gây ô nhiễm, vấn đề không đơn giản như thế.
Dù các nhà môi trường đã khẳng định rằng việc bảo vệ môi trường, ngăn chặn ô nhiễm là
điều tối cần thiết nhưng dường như việc ngăn cấm tất cả các hoạt động gây hại đến môi
trường là không thể. Trong cuộc sống hằng ngày, hầu hết các hoạt động giao thông đi lại
từ các loại xe hai bánh, bốn bánh hay thậm chí là di chuyển bằng động vật, sẽ đều thải ra
môi trường các sản phẩm phụ ô nhiễm không mong muốn. Nhưng xét cho cùng, nếu
chính phủ ra luật cấm tất cả các hoạt động giao thông là bất khả thi. Chính vì vậy, thay vì
vẫn luôn ra sức khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường, thì xã hội cần phải cân tính lại lợi
ích và chi phí để đi đến quyết định về các lượng và loại ô nhiễm được phép. Tại Hoa Kỳ,

GVHD: TRẦN BÁ THỌ LỚP AC007


7
NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) là đại diện cho cơ quan nhà nước với vai trò phát
triển và đảm bảo thực thi các điều luật bảo vệ môi trường.
- Bên cạnh đó, các điều luật bảo vệ môi trường có thể có nhiều hình thức khác nhau.
Thỉnh thoảng EPA sẽ đưa ra một mức ô nhiễm tối đa mà một nhà máy có thể phát thải.
Đối với một số trường hợp khác, EPA yêu cầu các công ty hay doanh nghiệp áp dụng kỹ
thuật công nghệ nhằm cắt giảm chất thải cụ thể. Để thiết kế được những điều luật tốt và
tối ưu, các nhà xây dựng luật điều chỉnh cần nắm rõ chi tiết về các ngành cụ thể và về
những công nghệ khác nhau mà các ngành đó có thể áp dụng vào. Tuy nhiên, việc thu
thập những thông tin này là một việc hết sức khó khăn đối với các nhà làm luật điều
chỉnh.
43.  
1.1.1 Chính sách dựa vào thị trường 1: Thuế và trợ cấp hiệu chỉnh:
- Bên cạnh việc ra luật điều chỉnh hành vi nhằm đối phó với ngoại tác, chính quyền
vẫn còn một cách khác chính là dùng các chính sách dựa vào thị trường để giúp hiệu quả
xã hội và mục đích cá nhân có thể liên kết với nhau. Xét ví dụ như trên, chính phủ hoàn
toàn có thể khắc phục ngoại tác bằng việc trợ cấp các hoạt động tích cực và đánh thuế các
hoạt động có ngoại tác tiêu cực. Thuế hiệu chỉnh còn gọi là thuế Pigou – là loại thuế được
ban hành nhằm xử lý các tác động xuất phát từ ngoại tác tiêu cực. Chúng được lấy tên
theo nhà kinh tế Arthur Pigou (1877-1959), người đã sớm tạo nên và khuyến khích sử
dụng loại thuế này.
- Thông thường các nhà kinh tế sẽ có xu hướng sử dụng thuế hiệu chỉnh hơn bởi hai
lí do: hạn chế ô nhiễm môi trường và cắt giảm chi phí xã hội. Để làm rõ tại sao lại như
vậy, ta đi đến ví dụ sau: Giả định rằng có hai nhà máy – nhựa và sắt – mỗi nhà máy thải
vào dòng sông 600 tấn chất thải mỗi năm. Để cắt giảm số lượng ô nhiễm EPA xem xét
hai lựa chọn sau:
 Luật điều chỉnh: EPA sẽ bắt buộc mỗi nhà máy sẽ cắt giảm lượng tạp chất xuống
còn 300 tấn mỗi năm.
 Thuế điều chỉnh: EPA sẽ đánh thuế lên mỗi nhà máy với mức 65000 đô la trên
mỗi tấn chất thải mà nhà máy đó thải ra.
44. Nếu luật điều chỉnh sẽ quyết định mức ô nhiễm được phép, thì thuế
hiệu chỉnh lại sẽ tạo nên những động lực kinh tế cho các nhà máy để họ có thể
giảm thiểu ô nhiễm. Vậy lựa chọn nào sẽ tối ưu hơn? 
45.
46. Mặc dù luật điều chỉnh và thuế hiệu chỉnh đều có khả năng cắt giảm
ô nhiễm, nhưng có lẽ thuế sẽ giúp chúng ta thực hiện được mục tiêu này một cách
hiệu quả hơn hết. Ta sẽ thấy rằng luật điều chỉnh sẽ bắt buộc các nhà máy giảm
một lượng chất thải như nhau. Mặt khác, một lượng giảm như nhau không nhất
thiết là cách thức ít tốn kém nhất để bảo vệ môi trường. Có nhiều trường hợp có
thể xảy ra như nhà máy nhựa có thể cắt giảm lượng chất thải với chi phí thấp hơn
nhà máy sắt. Từ đó, nhà máy nhựa sẽ giảm lượng chất thải một cách đáng kể để
khi có thuế họ có thể tránh phải nộp thuế, trong khi nhà máy sắt sẽ giảm ô nhiễm ít
hơn và phải trả thuế.

GVHD: TRẦN BÁ THỌ LỚP AC007


8
NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

47.
48. Thực chất ra, thuế hiệu chỉnh quy ra một mức giá cho quyền gây ô
nhiễm. Cụ thể ở đây, sự ô nhiễm sẽ được phân phối bởi thuế hiệu chỉnh cho các
công ty phải đối mặt với việc giảm lượng phát thải với mức chi phí tối đa. Qua đó
EPA sẽ đều có thể đạt được bất kể lượng chất thải nào mà họ muốn với chi phí
thấp nhất bằng cách buộc các công ty ấy phải trả thuế tương ứng.
49.
50. Đối với chính sách mệnh lệnh và kiểm soát, một khi đã đạt đến tối
đa lượng ô nhiễm được phép thì các công ty sẽ không còn một lý do gì khác để họ
phải giảm lượng ô nhiễm hơn nữa. Mặt khác, thuế hiệu chỉnh sẽ càng khích lệ các
công ty cố gắng nâng cao các công nghệ hiện đại để có thể từ đó sẽ làm giảm mức
thuế mà công ty ấy phải nộp một cách đáng kể. 
- Từ những bàn luận trên, ta rút ra được rằng thuế hiệu chỉnh hoàn toàn khác biệt so
với những loại thuế khác. Ở Chương 8 - Ứng dụng: Chi phí của thuế, ta nhận thấy hầu
như các loại thuế đều ngày một khiến cho sự phân bố nguồn lực càng lệch ra xa mức tối
ưu xã hội. Đồng thời, xuất hiện sự giảm sút trong phúc lợi kinh tế đồng nghĩa rằng thặng
dư tiêu dùng và sản xuất đã vượt quá mức doanh thu mà chính phủ thu được, từ đó gây
nên một tổn thất vô ích không đáng có. Nhờ vào thuế hiệu chỉnh, mà đã có thể thay đổi
khuyến khích để tính toán đến ngoại tác và dịch chuyển sự phân bổ nguồn lực tiến đến
gần hơn với điểm tối ưu xã hội. Vì thế, ngoài lợi ích đem lại doanh thu cho chính phủ,
thuế hiệu chỉnh còn có thể gia tăng hiệu quả kinh tế.
51.
2.1.2 Chính sách dựa vào thị trường 2: Giấy phép gây ô nhiễm có thể chuyển
nhượng:
- Ta quay lại với ví dụ về nhà máy nhựa và sắt đã được nói đến ở phần trước, và giả
sử rằng, bỏ qua mọi lời khuyên từ các nhà nghiên cứu kinh tế, EPA vẫn ban hành bộ luật
điều chỉnh và bắt buộc các nhà máy đều phải làm giảm lượng ô nhiễm xuống còn 300 tấn
mỗi năm. Nhận thấy có một đề án muốn trình bày với EPA, rằng nhà máy sắt muốn tăng
mức phát thải tạp chất của họ lên 150 tấn. Nhà máy nhựa đã đồng ý thoả thuận sẽ giảm
phát thải của nó bằng một lượng tương ứng nếu nhà máy sắt trả cho họ 7 triệu đô la. Thử
hỏi rằng, giao dịch giữa hai nhà máy này có nên được EPA chấp nhận?
52.
53. Xét về khía cạnh kinh tế, nếu chấp nhận cho hai bên thực hiện giao
dịch trên là một chính sách có lợi. Giao dịch này chắc chắn khiến cho doanh
nghiệp càng có lợi hơn bởi lẽ họ đã tự nguyện đồng ý đồng thời nó không bị ngoại
tác nào ảnh hưởng bởi lượng chất thải là vẫn như cũ. Do đó, lợi nhuận kinh tế sẽ
được cải thiện bằng việc chấp nhận để nhà máy nhựa bán lại quyền gây ô nhiễm
của họ cho bên còn lại.
54.
55. Sự suy luận tương đương cũng sẽ dùng cho bất kỳ sự tự nguyện giao
quyền được phát thải của một doanh nghiệp này đối với một doanh nghiệp khác.

GVHD: TRẦN BÁ THỌ LỚP AC007


9
NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

Một khi EPA chấp nhận để các doanh nghiệp thực hiện những giao dịch như vậy.
đồng nghĩa rằng giấy phép gây ô nhiễm giờ đây sẽ trở thành nguồn tài nguyên
khan hiếm. Và từ đó thị trường chuyển nhượng giấy phép sẽ càng được mở rộng
và nó sẽ được kiểm soát bởi lượng cầu và lượng cung. Từ đó thị trường sẽ cung
cấp quyền được phép phát thải một cách hiệu quả hơn nhờ vào bàn tay vô hình.
Điều đó cũng có nghĩa là giấy phép sẽ trao cho những nhà máy định giá trị nó cao
nhất, thể hiện qua mức sẵn lòng trả của họ. Khi chi phí giảm ô nhiễm càng cao,
mức sẵn lòng trả của nhà máy cho giấy phép càng lớn.
56.
57. Khi áp dụng phương pháp giấy phép gây ô nhiễm để giảm ô nhiễm,
mặc dù điều này dường như rất khác so với thuế hiệu chỉnh nhưng thật ra hai
chính sách này cũng có rất nhiều điểm tương đồng. Đầu tiên trong cả hai trường
hợp, các doanh nghiệp đều chi trả cho lượng ô nhiễm mà họ gây ra. Xét về thuế
hiệu chỉnh, doanh nghiệp gây ô nhiễm phải đóng thuế cho chính phủ. Còn đối với
giấy phép ô nhiễm, để mua được giấy phép thì các doanh nghiệp phải trả tiền để
thỏa mãn nhu cầu gây ô nhiễm của mình. Nói chung, cả thuế hiệu chỉnh lẫn giấy
phép ô nhiễm đều cùng mục đích chính là khắc phục ngoại tác của ô nhiễm bằng
cách khiến cho việc gây ô nhiễm càng trở nên đắt đỏ đối với các doanh nghiệp.
(a) Thuế hiệu chỉnh (b) Giấy phép phát thải
Giá của Giá của
ô nhiễm D 58. ô nhiễm Cung giấy
D phép phát thải

59. E Thuế hiệu chỉnh


P 60. P E

61.
Cầu quyền
Cầu quyền
62. ô nhiễm
ô nhiễm
63.
64. 0 Q Lượng ô nhiễm 0 Q Lượng ô
nhiễm
65.
- Ta có thể dễ dàng nhận thấy sự tương đồng giữa hai chính sách này bằng cách xem
xét đến thị trường dành cho sự ô nhiễm. Cả hai biểu đồ minh họa trên thể hiện đường
cầu về quyền được phát thải. Đường này cho ta thấy rằng, các nhà máy sẽ sẵn sàng thải
một lượng chất thải nhiều hơn nếu giá thành ô nhiễm càng thấp. Ở hình (a), thuế hiệu
chỉnh đã được EPA sử dụng đến để định giá cho sự ô nhiễm. Đối với trường hợp này,
đường cung cho quyền được phát thải là co giãn hoàn toàn (vì một khi đã sử dụng thuế

GVHD: TRẦN BÁ THỌ LỚP AC007


10
NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

hiệu chỉnh cũng sẽ đồng nghĩa rằng hầu hết các công ty có thể gây ô nhiễm với bất kỳ
mức độ nào như họ mong muốn chỉ bằng nhiệm vụ là nộp thuế) và các điểm nằm trên
đường cầu xác định mức độ phát thải. Ở hình (b), bằng việc cung cấp giấy phép ô nhiễm
đã giúp cho EPA ấn định được mức độ ô nhiễm. Trong trường hợp này, đường cung về
quyền được phát thải là hoàn toàn không co giãn (vì nhờ vào số giấy phép mà mức độ ô
nhiễm được cố định) và các điểm trên đường cầu nhằm xác định giá thành ô nhiễm. Từ
đó ta thấy EPA sẽ có khả năng đạt đến bất cứ vị trí nào trên đường cầu bằng cách xác
định mức độ phát thải bằng giấy phép ô nhiễm hoặc ấn định giá thành bằng thuế chất
thải.
66. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, việc đánh thuế chất thải sẽ
không tối ưu bằng việc chuyển nhượng giấy phép ô nhiễm. Ví dụ như 500 tấn chất
thải ra ngoài môi trường là con số tối đa mà EPA có thể cho phép các công ty thải
ra. Tuy nhiên, vì họ chưa biết đường cầu đối với sự ô nhiễm, nên họ không chắc
rằng phải ra mức thuế bao nhiêu để đạt là hợp lý. Nếu suy nghĩ theo một hướng
khác, họ vẫn còn có cách đơn giản hơn đó là 650 giấy phép phát thải sẽ được đem
ra đấu giá. Và suy cho cùng, khi đã có mức giá phù hợp nó cũng sẽ phản ảnh mức
thuế hiệu chỉnh với giá trị tương đương.
4.2 Những bất bình đối với phân tích kinh tế về ô nhiễm:
- Hầu hết các nhà kinh tế học đều quả quyết rằng một số nhà hoạt động môi trường
sẽ làm tổn hại đến chính họ nếu như bỏ qua các giá trị kinh tế trong công tác nghiên cứu
về vấn đề ô nhiễm. Chắc chắn một điều rằng để có được những giọt nước tinh khiết và
một bầu không khí trong lành đồng nghĩa rằng chúng ta phải đánh đổi những điều gì đó
để có được nó. Việc ngăn chặn ô nhiễm môi trường hoàn toàn là điều bất khả thi. Một
môi trường xanh và sạch tựa như một món hàng hóa bởi từ đó nó cũng sẽ co giãn lợi
nhuận một cách tốt hơn: mọi người dân ở các đất nước giàu và mạnh sẽ có cơ hội cao
hơn để được sống trong một môi trường sạch hơn là người dân ở các quốc gia nghèo. Vì
vậy chính phủ sẽ thường thật nghiêm khắc ban hành các bộ luật bảo vệ môi trường. Hơn
thế nữa, không khí và nước sạch cũng giống như các loại hàng hóa khác, đồng nghĩa
rằng nó cũng tuân theo lý thuyết lượng cung và lượng cầu: khi mức giá để bảo vệ môi
trường càng thấp, mọi người dân sẽ càng có nhu cầu cao hơn. Khi sử dụng các loại thuế
điều chỉnh và giấy phép ô nhiễm sẽ một phần làm giảm mức giá giữ gìn môi trường, từ
đó nhu cầu xã hội về một môi trường xanh và sạch hơn sẽ được gia tăng một cách đáng
kể.
5 GIẢI PHÁP TƯ ĐỐI VỚI NGOẠI TÁC
67. Theo như phân tích trên, ngoại tác có xu hướng làm cho thị trường trở nên
kém hiệu quả. Chính vì thế, không phải lúc nào ta cũng cần có sự can thiệp

GVHD: TRẦN BÁ THỌ LỚP AC007


11
NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

của Chính phủ. Mà ta cần phải có những giải pháp tư trong một số trường hợp
cần thiết.
5.1 Các nhóm giải pháp tư:
68. 3.1.1 Xử lí bằng những quy chuẩn đạo đức và trừng phạt xã hội

Ví dụ: Việc không xả rác là về đạo đức của mỗi con người trong xã hội. Tại
sao ở một số quốc gia trên thế giới, chẳng hạn như Singapore, người dân ở
đó hầu hết đều không xả rác bừa bãi. Không phải vì những lệnh cấm của
chính phủ về hành vi cấm xả rác mà là vì trong nhận thức của họ, hành
động xả rác bừa bãi là một việc làm sai trái gây ô nhiễm môi trường.

69.
70.
71.
3.1.2 Các tổ chức từ thiện
72. Ví dụ: Như là tổ chức UNICEF, viết tắt của United Nations Children’s Fund là
quỹ nhi đồng liên hiệp quốc được thành lập vào năm 1946. Tổ chức này hoạt
động nhằm phục vụ cho trẻ em tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với mục
đích mong muốn trẻ em luôn có nơi để chúng sinh sống, có một tuổi thơ khỏe
mạnh để chúng không bị lạm dụng và được giáo dục như quyền được bảo vệ.
Đó là mục tiêu đầy tính nhân văn và cao cả của tổ chức từ thiên này. Một ví dụ
khác là WildAct là một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, được thành lập từ
năm 2013. WildAct có nhiều hoạt động bảo tồn thiên nhiên thông qua hình
thức giáo dục, phổ cập thông tin để nâng cao nhận thức của con người Việt
Nam. Từ đó, tổ chức này đã giúp mọi người hiểu hơn về những mối nguy hại
khi trục lợi trên nỗi đau của những động vật hoang dã. Việc bảo vệ thiên nhiên
cùng với việc bảo vệ động vật là bảo vệ cuộc sống của loài người.

GVHD: TRẦN BÁ THỌ LỚP AC007


12
NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

73.
74.
75.
76.
77.
78.
79.
80.
81.
82.
3.1.3 Thị trường tư
83. Thị trường tư có thể giải quyết các
vấn đề ngoại tác bằng cách dựa vào lợi
ích các bên liên quan. Trong một số
trường hợp, giải pháp này có tính kết
hợp từ nhiều loại hình kinh doanh khác
nhau.
84. Chẳng hạn, người trồng táo và người
nuôi ong có trụ sở sản xuất khác nhau.
Mỗi một hoạt động kinh doanh của
họ tạo ra các ngoại tác tích cực khác
nhau. Bằng việc những con ong thụ
phấn hoa trên cây táo đã giúp vườn táo tạo ra quả. Đồng thời, ong dùng mật đã
lấy từ cây táo để sản xuất ra mật . Tuy vậy, những người trồng táo và những
người nuôi ong đều thờ ơ với việc họ phải trồng bao nhiêu táo và nuôi bao
nhiêu ong để đem lại ngoại tác tích cực cho họ. Từ đó dẫn đến kết quả là người
trồng táo thì trồng quá ít táo và người nuôi ong lại nuôi quá ít ong. Số lượng
ong và cây táo đã đem lại lợi ích một cách tối ưu cho xã hội, mang lại ngoại tác
tích cực cho cả hai bên liên quan. Thêm một giải pháp khác cho thị trường tư
trong việc giải quyết ngoại tác là các bên liên quan ký kết hợp đồng, hợp tác
với nhau. Qua ví dụ nêu trên, số lượng cây táo và ong là quá ít trong hợp đồng
giữa người nuôi ong và người trồng táo. Trong hợp đồng, họ có thể ghi rõ số
lượng cây và số lượng ong, mỗi bên có thể trả khoản tiền cho bên tham gia.

GVHD: TRẦN BÁ THỌ LỚP AC007


13
NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

Điều đó có nghĩa là qua việc sắp xếp thỏa thuận cả hai bên, ngoại tác này mang
lại lợi ích tốt hơn giữa người nuôi ong và người trồng táo.
5.2 Định lý Coase
85. Định lý Coase (Coase’s theorem) là định đề dựa trên lập luận cho rằng các ảnh
hưởng ngoại hiện không gây ra tình trạng phân bổ sai nguồn lực nếu không có
chi phí giao dịch cũng như quyền sở hữu được xác định chính xác và có hiệu
lực.
86. Trong điều kiện như vậy, các bên – nhà sản xuất và người phải chịu ảnh hưởng
ngoại hiện – có động cơ thỏa thuận với nhau để đi đến hành vi trao đổi có lợi
cho cả hai bên, tức tự nội hiện hóa các ảnh hưởng ngoại hiện. Định đề trung
tính này khẳng định kết cục của quá trình trao đổi là như nhau đối với người
sản xuất và người chịu ảnh hưởng ngoại hiện, có quyền phủ quyết đối với sự sử
dụng nguồn lực.
87. Đây là ví dụ minh họa về sự vận hành của định lý của Coase
88. Trong một cánh đồng, có hai người sinh sống là A và B. Anh A nuôi ngựa còn
anh B trồng ngô. Ngựa của anh A thường xuyên xâm hại đến ngô của anh B.
Chính vì lí do đó, anh B muốn xây hàng rào để bảo vệ vườn ngô của mình.
Nhưng điều này có thực sự là cần thiết ? Khi chi phí để thiết lập hàng rào đến
150 triệu. Trong khi thiệt hại mà ngựa của anh A gây ra chưa tới 100 triệu hay
không? Hay anh B phải chịu đựng thiệt hại về việc ngựa anh A gây ra cho
vườn ngô của mình.
89. Tại sao hai bên lại không thỏa thuận với nhau là anh A sẽ đền bù cho anh B
100 triệu thì anh B sẽ không xây hàng rào nữa. Anh B sẽ chấp nhận nếu số tiền
mà anh A đề xuất lớn hơn lợi ích về việc xây hàng rào
90. Anh A và anh B luôn có thể đạt được đầu ra hiệu quả qua việc thương lượng
giá cả hợp lí. Mặc dù sự thỏa thuận giữa các bên là giải pháp tối ưu, tuy nhiên
không phải lúc nào các bên các có thể đạt được thỏa thuận. Cũng có thể có
trường hợp, anh A không sẵn lòng trả bất cứ mức giá nào mà anh B có thể chấp
nhận.
91. Một ví dụ khác về định lý Coase, một nhà máy chuyên sản xuất thép ở bên
cạnh dòng sông có người dân sinh sống. Nhà máy thép này xả chất thải xuống
sông làm ô nhiễm dòng nước và đặc biệt là dòng nước này là nguồn phục vụ
cho việc sinh hoạt của những người dân, thậm chí là làm chết những con cá
sinh sống dưới nước. Điều này làm xâm hại đến sức khỏe của những ngư dân
sống xung quanh đó và ảnh hưởng đến nguồn lao động của người dân đánh bắt
cá.

GVHD: TRẦN BÁ THỌ LỚP AC007


14
NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

92. Giả định rằng, nếu như con sông thuộc quyền sở hữu của người dân xung
quanh, người dân yêu cầu nhà máy ngưng sản xuất thép thì liệu nhà máy có
đồng ý với việc trên hay không ? Qua đây chúng ta cần cân nhắc hai sự lựa
chọn sẽ so sánh về mặt lợi ích mà nhà sản xuất nhận được từ việc xả rác thải và
chi phí mà người dân chịu đựng về việc nguồn nước ô nhiễm. Theo định lý
Coase, thị trường tư sẽ đạt được kết quả hiệu quả. Bằng cách nào? Ví dụ nhà
máy sản xuất nhận được khoảng lợi từ việc xả nước thải là qô triệu đô la thì
nhà máy sẽ trích khoảng chi phí là 200 triệu đô la để bồi thường cho người
dân. Nếu như người dân chỉ chịu chi phí với việc ô nhiễm là 100 triệu đô, và
trong trường hợp này người dân sẽ chấp nhận với chi phí bồi thường đó.
Nhưng nếu như người dân yêu cầu nhà máy bồi thường hơn mức lợi nhuận của
nhà máy thì cuộc thảo luận này sẽ không có kết quả. Chúng ta có thể có biện
pháp giải quyết khác như là nhà máy có thể hạn chế việc sản xuất rác thải ra
dòng sông để hạn chế việc làm ô nhiễm dòng nước.

93.

94.
Qua ví dụ minh họa trên, ta có thể hiểu định lý Coase khi có xung đột về quyền
tài sản, các bên liên quan có thể mặc cả hoặc thương lượng các điều khoản có
lợi hơn cho cả hai bên so với việc giao quyền sở hữu tài sản cho bất kì bên nào.
Và việc thương lượng là không tốn kém về chi phí về sự phân bổ về các nguồn
lực, nếu có chi phí liên quan đến thương lượng, chẳng hạn như những chi phí
liên quan đến các cuộc họp, điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Bất kể sự phân
phối quyền ban đầu ra sao, những chủ thể có lợi ích liên quan có thể đạt được
một thương lượng mà tất cả cùng có lợi và đầu ra hiệu quả.
5.3 Các giải pháp tư không phải luôn thành công
95. Liệu ta có thực sự chắc chắc rằng các giải pháp tư trên lúc nào cũng có hiệu
quả hay không khi mà định lý Coase luôn mang cho con người một viễn tưởng
về sự tốt đẹp dù nó rất logic và hấp dẫn ? Chúng ta hãy nhớ rằng định lý Coase
chỉ áp dụng khi cả hai bên liên quan không gặp phải vấn đề gì trong việc đàm

GVHD: TRẦN BÁ THỌ LỚP AC007


15
NGOẠI TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP

phá và đi đến thỏa thuận hợp lí cho cả hai. Tuy nhiên, trong thực tế không phải
lúc nào việc thương lượng cũng thành công, ngay cả khi hai bên đều đạt thỏa
thuận có lợi cho đôi bên.
96. Nguyên nhân chính dẫn đến việc không thể giải quyết các vấn đề ngoại tác đó
là chí phí giao dịch (Transaction cost ) . Chi phí giao dịch là chi phí mà các bên
liên quan phải chịu trong quá trình thực hiện giao dịch đàm phán và thực hiện
một thỏa thuận.
97. Theo như ví dụ nhà máy sản xuất thép trên, nhà máy thải các chất độc hại làm
ô nhiễm dòng nước bồi thường cho người dân xung quanh 100 triệu đô. Để bồi
thường phải cho người dân, nhà máy cần phải tiến hành làm việc với bên luật
sư, các giấy tờ hợp đồng soạn thảo liên quan đến việc bồi thường,… Nếu như
lợi ích của việc giải quyết bồi thường lại thấp hơn chi phí luật sư, hợp đồng,
nhà máy và người dân có thể sẽ chọn không giải quyết vấn đề. Trong thực tế,
chi phí giao dịch không chỉ dừng lại là chi phí luật sư mà còn là chi phí thông
dịch viên, thực thi hợp đồng.
98. Trong một số trường hợp khác, rất khó để có thể đưa ra một giải pháp hiệu quả
cho cả hai bên. Vấn đề hạn chế của các bên liên quan là luôn bảo vệ quyền lợi
của mình mà không muốn nhượng bộ để có một kết quả tốt hơn. Gỉa sử người
dân đòi bồi thường với chi phí cao hơn nhà máy mong muốn thì cả hai sẽ
không ai trả cho ai trong việc thương lượng. Trong khi họ đang mặc cả về các
mức giá thì việc xả chất thải độc hại từ các nhà máy vẫn đang diễn ra. Nhưng
nếu hiểu rõ hơn thì trong thực tế ta không thể nào tập hợp được tất cả các ngư
dân đang sinh sống và cùng nhau giải quyết thương lượng với nhà máy được.
Do đó thương lượng giữa các khu vực tư là không thành công.
99. Khi việc thương lượng không thành công, thì chúng ta nên có sự can thiệp của
chính phủ. Chính phủ đôi khi cũng có thể đóng một vai trò quan trọng. Giống
như ví dụ trên, chính phủ có thể sẽ là người đại diện cho những người dân sống
xung quanh.

GVHD: TRẦN BÁ THỌ LỚP AC007


16

You might also like