You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

——օօՕօօ——

CHỦ ĐỀ: NGOẠI TÁC VÀ HÀNG HÓA CÔNG


LỚP 132-QTKDK46
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Trọng Tín
NHÓM 7
Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số
Nguyễn Minh Tâm 2153401010102

Lý Nguyễn Yến Nhi 2153401010085

Tô Nguyễn Đan Phương 2153401010096

Nguyễn Vũ Xuân Phương 2153401010095

Mai Thế Việt 2153401010141

Tạ Thị Bích Ngọc 2153401010078

Lê Thị Yến Nhi 2153401010083

Đoàn Thị Nhật My 2153401010070

Nguyễn Bùi Huyền Trân 2153401010124

Trương Thúy Mi 2153401010066

MỤC LỤC
1
CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU 2
DANH MỤC HÌNH ẢNH 3
PHẦN 1: CÁC CHỦ ĐIỂM LÝ THUYẾT CHÍNH 3
   1.Ngoại tác và sự không hiệu quả của thị trường                     4
      1.1 Ví dụ về ngoại tác 4
      1.2 Ngoại tác tiêu cực 5
      1.3 Ngoại tác tích cực 7
      1.4 Case study 8

      1.5 Câu hỏi tổng kết 8


2.Chính sách công đối với ngoại tác 9
      2.1 Chính sách mệnh lệnh và kiểm soát: luật điều chỉnh 9
          2.2 Chính sách dựa vào thị trường 1: thuế và trợ cấp hiệu chỉnh
10
      2.3 Nghiên cứu tình huống 10
      2.4 Chính sách dựa vào thị trường 2: Giấy phép gây ô nhiễm có
thể chuyển nhượng 11
      2.5  Những bất bình đối với phân tích kinh tế về ô nhiễm 13
   III. Giải pháp tư đối với ngoại tác 14
   IV.Các loại hàng hóa công và hàng hóa công 17
   V.Nguồn lực chung 19
PHẦN 2: BÀI TẬP VÀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
*DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Thị trường nhôm 4
Hình 1.2 Ô nhiễm và Tối ưu xã hội 5
Hình 1. 3 Giáo dục và tối ưu xã hội 7
Hình 2.4 Tương đồng giữa thuế hiệu chỉnh và giáy phát thải 13

I. Ngoại tác và sự không hiệu quả của thị


trường:
2
1.1 Ví dụ về ngoại tác
Các thị trường thực hiện nhiều điều tốt, nhưng nó không thực hiện tốt tất cả mọi điều. Hành
động của chính phủ đôi khi có thể cải thiện các kết quả của thị trường. Chúng ta sẽ phân tích tại
sao các thị trường đôi khi thất bại trong việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả? Bằng
cách nào các chính sách của chính phủ có tiềm năng cải tiện sự phân bổ của thị trường?Và những
loại chính sách nào có khả năng vận hành tốt nhất?
Những thất bại thị trường được phân tích trong chương này thuộc về một chủ đề chung gọi
là ngoại tác.
Ngoại tác xuất hiện khi một người tham gia vào một hoạt động có ảnh hưởng đến phúc
lợi của một người ngoài cuộc nhưng không chi trả hoặc nhận được một khoản đền bù nào cho tác
động đó. 
-Nếu tác động đến người ngoài cuộc có tính chất bất lợi, nó được gọi là ngoại tác tiêu
cực.
-Nếu có lợi, nó được gọi là ngoại tác tích cực. 
Khi có sự hiện diện của ngoại tác, sự quan tâm của xã hội trong các kết quả của thị trường
vượt ra bên ngoài phúc lợi của người mua và người bán trong thị trường đó và bao hàm cả phúc
lợi của những người xung quanh bị ảnh hưởng một cách gián tiếp. Bởi vì những người mua và
người bán thờ ơ với những tác động ngoại tác do hành động của họ gây ra khi quyết định lượng
cầu hoặc cung, cân bằng thị trường không hiệu quả khi có sự hiện diện của ngoại tác. Tức là,
điểm cân bằng thất bại trong việc tối đa hóa tổng lợi ích của cả xã hội.
Ngoại tác sinh ra từ nhiều nguồn, và tương ứng, các chính sách giải quyết cũng có nhiều
dạng khác nhau. 
Dưới đây là một số ví dụ:
*Sự phát thải của xe ô tô là một ngoại tác tiêu cực bởi vì nó tạo ra khói mà những
người khác phải hít thở. Hệ quả của ngoại tác này là các lái xe có xu hướng gây ô nhiễm quá
nhiều. Chính phủ liên bang cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn phát thải
cho xe ô tô. Chính phủ cũng có thể đánh thuế xăng dầu để giảm thiểu số người lái xe.
*Các tòa nhà lịch sử được phục hồi chứa đựng một ngoại tác tích cực vì những người
đi ngang qua có thể tận hưởng được vẻ đẹp và âm hưởng của lịch sử mà những tòa nhà này đem
lại. Những người sở hữu những tòa nhà này không nhận được đầy đủ lợi ích của việc giữ gìn
chúng và vì thế có xu hướng bỏ rơi những ngôi nhà cũ rất nhanh. Nhiều chính quyền cơ sở xử lý
vấn đề bằng cách quản lý việc dỡ bỏ những công trình lịch sử và miễn thuế cho những người sở
hữu bảo quản chúng.

- Đường cầu đối với nhôm phản ánh giá trị của nhôm đối với người tiêu dùng, đo lường
bởi mức giá mà họ sẵn lòng trả. Ở bất cứ sản lượng nào, chiều cao của đường cầu cho
biết mức sẵn lòng trả cận biên của người mua. Nói một cách khác, nó cho biết giá trị
của đơn vị nhôm cuối cùng được mua đối với người tiêu dùng

- Tương tự, đường cung phản ánh chi phí của việc sản xuất nhôm. Ở bất kỳ sản lượng
nào, chiều cao của đường cung cho biết chi phí biên đối với người bán. Nói một cách
khác, nó cho biết chi phí sản xuất của đơn vị nhôm cuối cùng mà nhà sản xuất bán ra.

3
-Nếu không có can thiệp của chính phủ, mức giá điều chỉnh để cân bằng cung và cầu
đối với nhôm. Sản lượng được sản xuất và tiêu thụ ở mức cân bằng thị trường, thể
hiện bởi QMARKET ở Hình 1, là hiệu quả dưới góc nhìn tối đa hóa tổng thặng dư tiêu dùng
và sản xuất. Tức là, thị trường phân bổ các nguồn lực theo cách tối đa hóa các giá trị
đối với những người tiêu dùng nhôm trừ đi tổng chi phí của những nhà sản xuất chế tạo
và bán nhôm. đến những tác động ngoại tác do hành vi của họ gây ra. Chính phủ xử lý
bằng cách cố gắng điều phối những hành vi này để bảo vệ quyền lợi của những người
ngoài cuộc.

Hình 1.1 Thị trường nhôm


→Đường cầu phản ánh giá trị đối với người tiêu dùng, và đường cung phản ánh chi phí
đối với nhà sản xuất. Sản lượng cân bằng QMARKET tối đa hóa tổng giá trị đối với người
mua trừ đi tổng chi phí đối với người bán. Vì vậy, khi không có sự hiện diện của ngoại
tác, cân bằng thị trường là hiệu quả.
1.2 Ngoại tác tiêu cực
Bây giờ hãy giả định các nhà máy nhôm phát thải ô nhiễm: Với mỗi đơn vị nhôm được
sản xuất, có một lượng khói nhất định đi vào bầu khí quyển. Đám khói này gây ra rủi ro
sức khỏe cho những ai hít thở không khí→ là một ngoại tác tiêu cực.

 Bởi vì ngoại tác, chi phí đối với xã hội của việc sản xuất nhôm lớn hơn chi phí đối với
các nhà sản xuất nhôm. Với mỗi đơn vị nhôm được sản xuất, chi phí xã hội bao gồm
chi phí tư nhân của các nhà sản xuất nhôm cộng với chi phí đối với những người ngoài
cuộc bị ảnh hưởng bất lợi bởi ô nhiễm. Hình 2 phác họa chi phí xã hội của việc sản
xuất nhôm. Đường chi phí xã hội nằm trên đường cung bởi vì nó bao gồm cả các chi

4
phí ngoại tác mà quá trình sản xuất nhôm gây ra cho xã hội. Sự chênh lệch giữa hai
đường này phản ánh chi phí của phát thải ô nhiễm.

Hình 1.2 Ô nhiễm và Tối ưu xã hội

→Khi có sự hiện diện của ngoại tác tiêu cực, ví dụ như ô nhiễm, chi phí xã hội của
hàng hóa vượt quá chi phí tư. Vì thế sản lượng tối ưu Q OPTIMUM thấp hơn sản lượng cân
bằng QMARKET

Nên sản xuất bao nhiêu nhôm? Nhà kế hoạch muốn tối đa hóa tổng thặng dư từ thị
trường-giá trị đối với người tiêu dùng nhôm trừ đi chi phí sản xuất nhôm. Tuy nhiên, họ
hiểu rằng chi phí của việc sản xuất nhôm bao gồm cả những chi phí ngoại tác của ô
nhiễm.

Vì thế, họ sẽ chọn mức sản lượng nhôm mà ở đó đường cầu cắt đường chi phí xã hội.
Giao điểm này ấn định sản lượng tối ưu của nhôm trên quan điểm toàn xã hội. Dưới
mức sản lượng này, giá trị biên của nhôm đối với người tiêu dùng

(đo lường bởi chiều cao của đường cầu) vượt qua chi phí xã hội biên của việc sản xuất
nhôm (đo lường bởi chiều cao của đường chi phí xã hội). Nhà kế hoạch không sản xuất
nhôm nhiều hơn mức sản lượng này bởi vì lúc này chi phí xã hội của việc sản xuất
thêm một đơn vị nhôm sẽ vượt quá giá trị của nó đối với người tiêu dùng.

Sản lượng nhôm cân bằng QMARKET lớn hơn sản lượng tối ưu xã hội Q OPTIMUM. Sự không
hiệu quả này xảy ra bởi vì cân bằng thị trường chỉ phản ánh chi phí tư nhân của nhà
sản xuất. Ở mức cân bằng thị trường, người tiêu dùng biên định giá trị nhôm thấp hơn
chi phí xã hội của việc sản xuất nó. Tức là ở Q MARKET, đường cầu nằm dưới đường chi
phí xã hội. Vì thế, giảm sản xuất và tiêu dùng nhôm dưới mức cân bằng thị trường làm
gia tăng tổng phúc lợi kinh tế.

Nhà kế hoạch xã hội đạt được sản lượng tối ưu bằng cách nào? Một cách sẽ là đánh
thuế các nhà sản xuất nhôm trên mỗi tấn nhôm được bán. Thuế sẽ dịch chuyển đường
cung nhôm lên phía trên một lượng bằng với mức thuế. Nếu mức thuế phản ánh chính

5
xác chi phí ngoại tác của chất ô nhiễm thải vào bầu khí quyển, đường cung mới sẽ
trùng với đường chi phí xã hội. Ở mức cân bằng thị trường mới, các nhà sản xuất
nhôm sẽ sản xuất sản lượng nhôm tối ưu xã hội. 

Việc sử dụng một loại thuế như vậy được gọi là nội hóa ngoại tác bởi vì nó tạo ra một
khuyến khích cho người mua và người bán trong thị trường tính toán đến chi phí ngoại
tác trong hành vi của họ. Về bản chất, các nhà sản xuất nhôm sẽ tính toán đến chi phí ô
nhiễm khi quyết định cung ứng bao nhiêu nhôm bởi vì thuế sẽ buộc họ chi trả cho
những chi phí ngoại tác này. Và bởi vì mức giá thị trường sẽ chứa đựng thuế đánh lên
nhà sản xuất, người tiêu dùng nhôm sẽ có động cơ sử dụng một sản lượng nhôm ít
hơn. Chính sách này được dựa trên một trong Mười Nguyên lý của Kinh tế học: Con
người phản ứng với những động cơ khuyến khích. Trong những phần sau của chương
này, chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn cách thức mà các nhà lập chính sách có thể xử lý
ngoại tác.

1.3 Ngoại tác tích cực


Mặc dù một số hoạt động gây ra chi phí cho bên thứ ba, một số hoạt động khác đem lại
lợi ích. Ví dụ như giáo dục. Trong một phạm vi rộng, lợi ích của giáo dục có tính tư
nhân: Người tiêu dùng giáo dục trở nên hiệu quả hơn trong công việc và vì thế nhận
được hầu hết lợi ích của giáo dục bằng các mức lương cao hơn. Tuy nhiên, ngoài
những lợi ích tư này, giáo dục còn tạo ra các ngoại tác tích cực. Một ngoại tác thể hiện
qua việc một xã hội có học thức hơn sẽ dẫn đến

nhiều cử tri được thông tin tốt hơn, đồng nghĩa với một chính phủ tốt hơn cho tất cả mọi
người. Một ngoại tác khác là một xã hội có học thức hơn có xu hướng có tỉ lệ tội phạm
thấp hơn. Một ngoại tác thứ ba là một xã hội có học thức hơn có thể khuyến khích sự
phát triển và phổ biến của tiến bộ công nghệ, dẫn đến năng xuất cao hơn và các mức
lương cao hơn cho tất cả mọi người. Bởi vì ba ngoại tác tích cực này, người ta có xu
hướng tích những người hàng xóm có học thức.

Phân tích ngoại tác tích cực tương tự phân tích ngoại tác tiêu cực. Hình 1.3 cho thấy
đường cầu không phản ánh giá trị xã hội của hàng hóa. Bởi vì giá trị xã hội lớn hơn giá
trị tư, đường giá trị xã hội nằm trên đường cầu. Sản lượng tối ưu được xác định tại giao
điểm của đường giá trị xã hội và đường cung (đại diện cho các chi phí). Vì thế, sản
lượng tối ưu xã hội lớn hơn sản lượng được ấn định bởi thị trường tư nhân.

6
Hình 1. 3 Giáo dục và tối ưu xã hội

→Với sự hiện diện của ngoại tác tích cực, giá trị xã hội của hàng hóa vượt quá giá trị tư
nhân. Vì thế, sản lượng tối ưu Q lớn hơn sản lượng cân bằng Q
OPTIMUM .
MARKET

-Chính phủ có thể sửa chữa thất bại thị trường bằng cách khuyến khích những người
tham gia thị trường nội hóa ngoại tác. Chính sách tích hợp trong trường hợp ngoại tác
tích cực hoàn toàn ngược lại với trường hợp ngoại tác tiêu cực. Để dịch chuyển cân
bằng thị trường gần hơn với điểm tối ưu xã hội, ngoại tác tích cực cần được trợ cấp.
Trong thực tế, đó cũng chính là chính sách mà chính phủ theo đuổi. Giáo dục được trợ
cấp rất nhiều thông qua các trường công và học bổng chính phủ.

Tóm lại: Ngoại tác tiêu cực khiến cho thị trường sản xuất một sản
lượng cao hơn sản lượng mức mong muốn của xã hội. Ngoại tác tích
cực khiến cho thị trường sản xuất một sản lượng thấp hơn sản lượng
đáng mong muốn về mặt xã hội. Để xử lý vấn đề, chính phủ có thể nội
hóa ngoại tác bằng cách đánh

thuế các sản phẩm có ngoại tác tiêu cực và trợ cấp các sản phẩm có
ngoại tác tích cực.

NGHIÊN CỨU TÌNH


HUỐNG 

*Tác động lan tỏa của công nghệ, chính sách công nghiệp, và bảo vệ bản quyền

 sản xuất chip máy tính tạo ra tác động lan tỏa công nghệ lớn hơn việc sản xuất khoai tây
chiên, thì chính phủ nên khuyến khích sự sản xuất chip máy tính một cách tương đối so với

7
sự sản xuất các khoai tây chiên. Luật thuế Hoa Kỳ hiện thực hóa điều này một cách có giới
hạn bằng cách quy định những khoản miễn thuế đặc biệt cho chi phí nghiên cứu tác động
lan tỏa công nghệ.

-Tác động lan tỏa công nghệ lớn đến đâu, và điều đó gợi ý gì cho chính sách công? Đây là
một câu hỏi quan trọng bởi vì tiến bộ công nghệ là chìa khóa giải thích tại sao-Một loại ngoại
tác tích cực tiềm năng khá quan trọng là tác động lan tỏa của công nghệ - tác động của các
nỗ lực nghiên cứu và sản xuất của một công ty đến sự tiếp cận tiến bộ công nghệ của các
công ty khác. Ví dụ như thị trường robot công nghiệp. Robot hiện đang ở đỉnh điểm của một
công nghệ đang thay đổi rất nhanh chóng. Bất cứ khi nào một công ty lắp đặt robot, công ty
đó có cơ hội khám phá ra một thiết kế mới hơn và tốt hơn. Thiết kế mới có thể đem lại lợi ích
cho không chỉ công ty này mà còn cả xã hội nói chung bởi vì nó sẽ gia nhập vào kho tàng tri
thức công nghệ của xã hội. Tức là, nó có thể đem lại ngoại tác tích cực cho các nhà sản xuất
khác trong nền kinh tế.

-Trong trường hợp này, chính phủ có thể nội hóa ngoại tác bằng cách trợ cấp cho sản xuất
robot. Nếu chính phủ chi trả cho các công ty một khoản trợ cấp cho mỗi con robot được sản
xuất, đường cung sẽ dịch xuống một lượng đúng bằng khoản trợ cấp, và sự dịch chuyển này
sẽ làm gia tăng sản lượng robot cân bằng. Để đảm bảo mức cân bằng thị trường trùng với
mức tối ưu xã hội, khoản trợ cấp phải bằng giá trị của tiêu chuẩn cuộc sống gia tăng theo
thời gian. Tuy nhiên nó cũng là mà các nhà kinh tế thường bất đồng với nhau.

-Một số nhà kinh tế tin rằng tác động lan tỏa công nghệ là rộng khắp và chính phủ nên
khuyến khích các ngành công nghiệp có tác động lan tỏa công nghệ lớn nhất. Ví dụ, các nhà
kinh tế này tranh luận nếu việc và phát triển. Một số quốc gia khác đi xa hơn bằng cách trợ
cấp một số ngành công nghiệp cụ thể được cho là đem lại những tác động lan tỏa công nghệ
lớn. Can thiệp chính phủ trong nền kinh tế nhằm mục đích khuyến khích các ngành công
nghiệp có tính chất cải tiến công nghệ đôi khi được gọi là chính sách công nghiệp.

-Các nhà kinh tế khác hoài nghi về chính sách công nghiệp. Ngay cả khi tác động lan tỏa công
nghệ là phổ biến, sự thành công của một chính sách công nghiệp đòi hỏi chính phủ phải có khả
năng đo lường quy mô của tác động lan tỏa công nghệ từ các thị trường khác nhau. Vấn đề đo
lường này cực kỳ khó khăn. Hơn thế nữa, nếu không có những thước đo chính xác, hệ thống
chính trị có thể đi đến trợ cấp các ngành công nghiệp có ảnh hưởng chính trị mạnh nhất hơn là
những ngành công nghiệp có ngoại tác tích cực lớn nhất.

-Một cách khác để xử lý tác động lan tỏa công nghệ là bảo vệ bản quyền. Luật bản quyền bảo vệ
quyền lợi của nhà đầu tư bằng cách cấp cho họ quyến sử dụng độc quyền các sáng chế của họ
trong một khoảng thời gian. Khi một công ty có một đột phá công nghệ, nó có thể đăng ký bản
quyền cho ý tưởng đó và thu nhặt đa số lợi ích kinh tế cho chính phủ. Bản quyền nội hóa ngoại
tác bằng cách cấp cho công ty quyền sở hữu tài sản đối với phát minh của nó. Nếu các công ty
khác muốn sử dụng công nghệ mới, họ phải có được sự cho phép từ công ty sáng chế và trả tiền
bản quyền. Vì vậy, hệ thống bản quyền khuyến khích các công ty tham gia vào nghiên cứu và
các hoạt động đổi mới công nghệ nhiều hơn.

CÂU HỎI ÔN TẬP

8
Mỗi sự kiện dưới đây tạo ra ngoại tác tích cực hay tiêu cực, hay không có ngoại tác?

1. Xây dựng và vận hành sân bay.

2. Chơi nhạc lớn trong khu chung cư.

3. Xả thải không đúng vị trí quy định trong giấy phép.

4. Tiêm chủng phòng bệnh.

5. Tiệc trong ký túc xá sinh viên.

II. Chính sách công đối với ngoại tác:


-Chính phủ có thể đối phó với ngoại tác bằng một trong hai cách
 cách
   +Chính sách mệnh lệnh và kiểm soát hiệu chỉnh hành vi một cách trực tiếp:Chính
sách dựa vào thị trường tạo ra các khuyến khích để các chủ thể ra quyết định cá nhân
sẽ tự giải quyết vấn đề
  2.1 Chính sách mệnh lệnh và kiểm soát: luật điều chỉnh
-Chính phủ có thể chữa trị ngoại tác bằng cách cho phép hoặc ngăn cấm một số hành
vi nhất định.
VD:Chính phủ ban hành 1 chính sách mệnh lệnh và kiểm soát để cấm hành vi xả thải
các chất hóa học độc hại vào nguồn nước trong quá trình sản xuất của của các doanh
nghiệp
-Tuy nhiên, trong hầu hết Các trường hợp ô nhiễm, vấn đề không đơn giản như vậy.
bất chấp những mục tiêu đưa ra bởi Các nhà môi trường, việc ngăn cấm tất cả các
hoạt động ô nhiễm là bất khả thi.
VD: Các hoạt động giao thông ****  đều phải ra một số các sản phẩm phụ ô nhiễm
không mong muốn- Nhưng nếu chính phủ cấm tất cả các hoạt động giao thông thì thật
là không anh minh.
⇒Vì vậy Thay vì cố gắng loại trừ hoàn toàn ô nhiễm, xã hội cần phải tính Chi phí ý và
lợi ích để quyết định các loại và lượng ô nhiễm được phép.

 2.2 Chính sách dựa vào thị trường 1: thuế và trợ cấp hiệu chỉnh
-Để đối phó với ngoại tác, thay vì ra luật hiệu chỉnh hành vi, chính phủ có thể sử dụng
các chính sách dựa vào thị trường để gắn kết động cơ cá nhân với hiệu quả xã hội.
- Thuế được ban hành để xử lý các tác động của ngoại tác tiêu cực được gọi là thuế
hiệu chỉnh( thuế Pigou) ,lấy theo tên của nhà kinh tế của nhà kinh tế
Arthur Pigou(1877-1959)- người đã sớm ủng hộ loại thuế này.
  +Một mức thuế hiệu chỉnh chuẩn mực =  chi phí ngoại tác từ 1 hoạt động có ngoại tác
tiêu cực

9
  + Một mức thuế hiệu chỉnh chuẩn mực= lợi ích ngoại tác từ 1 hoạt động có ngoại tác
tích cực
-Để đối phó với ô nhiễm, các nhà kinh tế luôn thích thể ***Bởi vì nó có thể giảm thiểu ô
nhiễm em với một bức chi phí thấp hơn cho xã hội 
 VD: Giả sử có hai nhà máy giấy- thép. Mỗi nhà máy thải vào dòng sông 500 tấn tạp
chất mỗi năm. EPA Quyết định sẽ giảm số lượng ô nhiễm, họ cân nhắc 2 giải pháp:
 Luật điều chỉnh: EPA Có thể bắt buộc Mỗi nhà máy giảm ô nhiễm xuống còn 300
tấn mỗi năm
 Thuế hiệu chỉnh: EPA Có thể đánh thuế lên mỗi nhà máy với mức 50 ngàn đô la
cho mỗi tấn tạp chất mà nó thải ra.
→Luật điều chỉnh sẽ định một mức ô nhiễm,  trong khi thuế sẽ tạo ra một khuyến
khích kinh tế cho các nhà máy để giảm thiểu ô nhiễm.

NGHIÊN CỨU TÌNH


HUỐNG 

*Tại sao xăng dầu bị đánh thuế rất nặng?

Ở nhiều quốc gia, xăng dầu thuộc nhóm hàng hóa bị đánh thuế nặng nhất. Thuế xăng
dầu có thể được xem là một loại thuế hiệu chỉnh nhằm xử lý 3 ngoại tác tiêu cực gắn
liền với việc lái xe hơi:

 Kẹt xe: Xăng dầu làm giảm tắc nghẽn bằng cách khuyến khích người ta sử dụng
giao thông công cộng hoặc đi chung xe thường xuyên hơn, sống gần với nơi làm
việc hơn,...
 Tai nạn: Thuế xăng dầu là một cách gián tiếp để bắt người ta chi trả khi mà
những chiếc xe lớn và độ “uống” xăng của họ gây rủi ro cho những người khác

→Nó sẽ khiến họ tính toán đến những rủi ro này khi chọn mua xe.

 Ô nhiễm: xe hơi thải khói, và sự đốt cháy các nhiên liệu  hóa thạch như xăng,
dầu là nguyên nhân chính của hiện tượng ấm lên toàn cầu →thuế xăng dầu
giảm nguy cơ này bằng cách ↓ sử dụng xăng dầu.

⇒Vì vậy thuế xăng dầu thực sự làm cho nền kinh tế vận hành tốt hơn thay vì gây ra tổn
thất vô ích như những loại thuế khác: giảm thiểu tắc nghẽn giao thông, làm đường bộ
an toàn hơn, tạo ra môi trường trong sạch hơn.

2.4 Chính sách dựa vào thị trường 2: Giấy phép gây ô nhiễm
có thể chuyển nhượng

10
-Trở lại với ví dụ của chúng ta về nhà máy giấy -thép và giả định rằng bất chấp lời
khuyến cáo của các nhà kinh tế, EPA áp đặt luật hiệu chỉnh và yêu cầu mỗi nhà máy
giảm  mức ô nhiễm xuống còn 300 tấn tạp chất mỗi năm.
-Một ngày nọ sau khi luật hiệu chỉnh đã ban hành và và cả hai nhà máy đã tuân thủ, 
hai công ty đến gặp EPA  với một đề án:
  Nhà máy thép muốn phát thải tạp chất của nó lên 100 tấn, Mấy giấy đã đồng ý giảm
phát thải của nó bằng một lượng tương ứng nếu nhà máy thép trả cho nó 5 triệu đôla
- Trên quan điểm hiệu quả kinh tế, cho phép thực hiện giao dịch là một chính sách tốt.
giao dịch này chắc chắn khiến cho chủ sở hữu của hai nhà máy cũng có lợi bởi vì họ tự
nguyện đồng ý.
⇒,Vì vậy phúc lợi xã hội được gia tăng bằng cách cho phép nhà máy giấy   bán quyền
gây ô nhiễm của nó cho nhà máy thép.

- Ô nhiễm bằng giấy phép gây ô nhiễm có vẻ như rất khác so với thuế hiệu chỉnh,
nhưng hai chính sách có rất nhiều điểm chung:
  + Trong cả hai trường hợp, các công ty chi trả cho ô nhiễm họ gây ra
  + Với thuế hiệu chỉnh, công ty gây ô nhiễm phải đóng thuế cho chính phủ Vũ
  + Với giấy phép gây ô nhiễm, công ty gây ô nhiễm phải trả tiền để mua giấy phép
- Ở hình 2.4a, EPA giới hạn mức ô nhiễm bằng cách giới hạn số lượng giấy phép ra ô
nhiễm, và đường cầu ấn định mức giá của nhiễm. Mức giá và mức ô nhiễm là như
nhau trong cả hai trường hợp

Điểm chung của hai chính sách có thể được minh họa bằng cách xem xét thị trường
cho ô nhiễm.  Cả hai phần trong hình 4 đều minh họa đường cầu đối với quyền gây ô
nhiễm. đường cầu này chỉ ra rằng mức giá gây ô nhiễm càng thấp, công ty sẽ chọn gây
ô nhiễm nhiều hơn.

-Trong hình 2.4(a),EPA sử dụng thuế hiệu chỉnh để ổn định mức giá cho ô nhiễm. trong
trường hợp này, đường cung đối với quyền gây ô nhiễm là hoàn toàn co giãn(Bởi vì
các công ty có thể gây ô nhiễm bất kể số lượng nào họ muốn bằng cách đóng thuế), và
vị trí của đường cầu xác định mức ô nhiễm.

-Trong hình 2.4(b), EPA ấn định một mức ô nhiễm bằng cách phát hành giấy phép gây
ô nhiễm. Trong trường hợp này đường cung đối với quyền gây ô nhiễm là hoàn toàn
không co dãn(Bởi về mức ô nhiễm được cố định bởi số giấy phép) và vị trí của đường
cầu ấn định mức giá của ô nhiễm.

Vì Vậy, EPA có thể đạt được bất cứ điểm nào trên những đường cầu cho trước bằng
cách ấn định một mức giá thông qua thuế hiệu chỉnh hoặc cố định một mức ô nhiễm
thông qua giấy phép gây ô nhiễm.

*Tuy nhiên, trong một số tình huống, bản giấy phép gây ô nhiễm có thể tốt hơn đánh
thuế hiệu chỉnh .

11
Giả sử EPA Muốn không có quá 600 tấn tạp chất thải vào dòng sông, nhưng bởi vì
EPA không biết đường cầu đối với ô nhiễm, họ không chắc chắn về mức thuế cần thiết
để đạt được mục tiêu đó. Trong trường hợp này, họ có thể chỉ đơn giản đấu giá 600
giấy phép phát thải tải. Mức đấu giá sẽ là mức thuế hiệu chỉnh cần thiết.

 2.5  Những bất bình đối với phân tích kinh tế về ô nhiễm
“Chúng ta không thể ban cho bất cứ ai quyền được gây ô nhiễm chỉ với một mức phí”-
pháy biểu của Thượng nghị sĩ Edmund Muskie -phản ánh quan điểm của một số ngành
môi trường. Họ tranh cãi rằng không khí Và nước sạch là những quyền con người cơ
bản, không nên hạ thấp chúng qua việc nhìn nhận chúng bằng giá trị kinh tế.
 -Người ta cho rằng môi trường quá quan trọng và chúng ta nên bảo vệ nó càng nhiều
càng tốt bất chấp mọi chi phí. Các nhà kinh tế rất ít đồng cảm với những tranh luận kiểu
này. Với các nhà kinh tế, thế chính sách môi trường tốt bắt đầu bằng việc công nhận
nguyên lý đầu tiên tên của  “10 nguyên lý của kinh tế học’’ trong chương 1: Con người
đối mặt với đánh đổi

12
-Tất nhiên, chỉ không khí và nước sạch có giá trị của nó, có nhưng nhưng giá trị của nó
phải được so sánh với chi phí cơ hội- Tức là những gì mà chúng ta phải từ bỏ để đạt
được nó.
- Loại trừ tất cả ô nhiễm là không thể. Cố gắng loại trừ tất cả ô nhiễm sẽ đảo ngược rất
nhiều những tiến bộ công nghệ cho phép chúng ta hưởng thụ một mức sống cao. Rât
Người I sẽ sẵn lòng chấp nhận nghèo dinh dưỡng, thiếu hụt chăm sóc sức khỏe hay
nhà cửa tồi tàn để làm cho môi trường sạch nhất có thể.
- Các nhà kinh tế tranh cãi  rằng một số nhà hoạt động môi trường làm tổn hại chính sự
nghiệp của họ vì không suy nghĩ theo giá trị kinh tế. Một môi trường trong sạch có thể
được nhìn nhận đơn giản là một loại hàng hóa. Các nước giàu có thể có đủ sức để có
môi trường trong sạch hơn các nước nghèo, và vì thế luôn có nhiều chiến lược bảo vệ
môi trường nghiêm ngặt hơn. Chi phí bảo vệ môi trường càng thấp, người dân sẽ đòi
hỏi chúng càng nhiều. Tiếp cận kinh tế với việc sử dụng giấy phép gây ô nhiễm và thuế
hiệu chỉnh giảm chi phí bảo vệ môi trường, và vì thế sẽ gia tăng nhu cầu của người dân
đối với môi trường trong sạch. 

III. GIẢI PHÁP TƯ ĐỐI VỚI NGOẠI TÁC


Câu hỏi: Liệu có thể giải quyết vấn đề ngoại tác mà không cần có chính phủ?
→ Mặc dù ngoại tác có xu hướng làm cho thị trường trở nên không hiệu quả nhưng
không phải lúc nào cũng cần đến sự can thiệp của chính phủ, trong một vài trường hợp
có thể phát triển các giải pháp tư.
 Các nhóm giải pháp tư:
2.Xử lí bằng các qui tắc chuẩn đạo đức và trừng phạt xã hội:
Ví dụ:
- Xem xét vì sao không xả rác bừa bãi:
+ Có điều luật cấm xả rác bừa bãi nhưng không được giám sát
và thực thi nghiêm ngặt.
+ Đa số người dân không xả rác bừa bãi vì nó là điều sai trái.

- Qui tắc Vàng: “ Hãy đối xử với


người khác theo cách mà bạn
muốn họ đối xử với bạn.”

+ Qui tắc khuyên chúng ta nên tính toán đến những ảnh hưởng
mà hành động của mình gây ra cho người khác.
→ Theo thuật ngữ kinh tế: Chúng ta nên nội hóa ngoại tác.
13
1. Tổ chức từ thiện để ứng phó với ngoại tác
Ví dụ:
- Các trường cao đẳng đại học nhận quà từ cựu sinh việc, doanh
nghiệp, quỹ tài trợ vì giáo dục có ngoại tác
- -CLB bảo vệ môi trường là 1 tổ chức phi lợi nhuận được tài trợ bởi
các khoản đóng góp
- Chính phủ khuyến khích giải pháp này đối với ngoại tác bằng cách
giảm thuế thu nhập đối với các khoản đóng góp từ thiện
2. Thường thị trường giải quyết ngoại tác bằng cách dựa vào tính vị
lợi của các bên liên quan
-Tích hợp với nhau nhiều loại hình kinh doanh khác nhau:
Ví dụ: một người nuôi ong và một người trồng táo có thể bắt tay
để kết hợp hai loai hình kinh doanh với nhau. Ong có thể giúp táo
thụ phấn để vườn có trái, ngược lại, cây táo sẽ cung cấp mật hoa
để đàn ong tạo ra mật ong. Thế
nhưng họ lại thờ ơ với ngoại tác tích cực từ đối phương. Ngoại
tác có thể đc nội hoá nếu cả 2 hoạt động diễn ra trong cùng 1
công ty.
- Một cách khác là: có thể cho hai bên liên quan tham gia hợp
đồng có thể thể giải quyết sự không hiệu quả thông thường do
ngoại tác gây ra, và giúp cho 2 bên cùng có lợi:
Ví dụ: hợp đồng xác định số cây và số ong một cách tối ưu nhất
Câu hỏi: Liệu các giải pháp tư có hiệu lực đến đâu trong việc ứng
phó với các ngoại tác?
Một định lý được đặt theo tên của một nhà kinh tế học tên Ronald Coase đã cho
rằng giải pháp tư nhất có thể rất hiệu lực trong vài trường hợp
• Định lý Coase:

14
- Các tác nhân kinh tế tư nhân có thể tự giải quyết được
vấn đề ngoại tác.

- Bất kể các quyền được phân bổ thế nào, thì các bên
tham gia cũng có thể đạt được một thỏa thuận trong đó
mọi người đều có lợi và kết cục đạt được là có hiệu quả.

 Xét đến quyền sở hữu: Một quyền sở hữu xác định quyền chiếm hữu, sử dụng và từ bỏ
một thứ gì đó
+ Trong trường hợp ngoại tác, quyền sở hữu có thể không được xác định rõ ràng
+ nếu quyền sở hữu được xác định rõ ràng, các bên liên quan đến ngoai tác có thể
đàm phán một giải pháp

 Mô tả cách định lý coase vận hành:


- A nuôi một chú chó, chú chó của A làm phiền đến hàng xóm là B
- A nhận được lợi ích từ việc nuôi chó nhưng chú chó gây ra ngoại tác tiêu cực cho B
- Cân nhắc giữa lợi ích mà chú chó đem lại cho A và chi phí mà B phải chịu đựng từ
tiếng sủa
 Nếu lợi ích lớn hơn chi phí thì A giữ lại chú chó và B phải sống trong tiếng sủa là một
cách hiệu quả. Nhưng nếu chi phí lớn hơn lợi ích thì A phải từ bỏ chú chó

- Theo định lý Coase, thị trường tư sẽ tự đạt đc kết quả hiệu quả: Nếu B chi ra một
số tiền lớn hơn lợi ích mà chú chó đem lại cho A thì A có thể sẽ từ bỏ chú chó
Nếu A có quyền hợp pháp được nuôi chó:
TH1: A nhận được lợi ích từ chú chó là $500
B tổn thất 1 khoản chi phí là $800 từ tiếng sủa
→ Nếu B chi trả cho A một khoản là $600 để từ bỏ chú chó và A đồng ý thì cả hai
đều có lợi hơn so với trước đó, thị trường đầu ra hiệu quả
TH2: A nhận được lợi ích $1000 từ chú chó
B tổn thất $800 từ tiếng sủa
→A sẽ không chấp nhận khoản đề nghị nào dưới $1000 và B cũng không chi trả
khoản nào lớn hơn $800 thì A sẽ giữ lại chú chó, B sẽ tiếp tục sống trong tiếng sủa.

15
Nhưng nếu B có quyền được sống trong trật tự và yên ổn
+ A có thể đề nghị trả tiền cho B để được phép nuôi chó
+ Nếu lợi ích của con chó đối với A lớn hơn chi phí của tiếng sủa đối với B thì A và B
sẽ tìm cách thương lượng để A được phép nuôi chó
→ Việc ai có quyền sẽ xác định xem ai phải trả tiền cho ai trong cuộc thương lượng.
- Định lý Coase:

Thị trường cạnh tranh đạt được hiệu quả


phân bổ trong những trường hợp liên
quan đến ngoại tác tiêu cực nếu 2 điều
kiện sau được thoả:

+ Quyền sở hữu được xác định rõ ràng


→ Kết quả vẫn y nguyên bất kể bên nào có quyền sở hữu
• Tại sao định lý coase đôi khi thất bại?
- Quyền sở hữu không luôn được xác định rõ ràng (ví dụ: nuôi chó)
- Chi phí giao dịch cao
Ví dụ: A và B khác ngôn ngữ => phải thuê phiên dịch viên => tốn công sức và thời
gian đàm phán
Tốn chi phí thuê luật sư và soạn thảo hợp đồng
- Trường hợp cả hai bên đều không nhượng bộ
Ví dụ A thu được $500, B thiệt hại $800. Nhưng A đòi hỏi $750 để từ bỏ chú
chó và B chỉ chi ra $550
 Để đạt được thoả thuận rất khó khi số lượng các bên liên quan lớn, và rất tốn
kém để phối hợp mọi người lại với nhau
- Khi thương lượng của khu vực tư không thành công sẽ nhờ đến chính phủ.

IV. Hàng hóa công


-Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có giá trị có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người thông qua trao đổi hay buôn bán và được lưu thông trên thị trường, có sẵn
trên thị trường
Ví dụ: các mặt hang nông sản (lúa ,gạo,ngô..), quần áo , giày dép,…

16
-Hàng hóa dc phân loại theo hai đặc tính:tính loại trừ(ngăn chặn người ta sử dụng
hang hóa), tính cạnh tranh tiêu dùng (việc sử dụng hang hóa của người này ảnh hưởng
đến khả năng sử dụng của người khác)
- Thông qua hai đặc tính trên có thể phân chia hang hóa thành 4 nhóm :
1. Hàng hóa tư : có cả tính loại trừ lẫn tính cạnh tranh
2. Hàng hóa công : ko có tính loại trừ và tính cạnh tranh trong tiêu dùng
3. Cách nguồn lực chung: có tính cạnh tranh trong tiêu dùng nhưng ko
có tính loại trừ
4. Hàng hóa nhóm: có tính loại trừ nhưng ko có tính cạnh tranh
*Chương này sẽ phân tích các hàng hóa không có tính loại trừ : hàng hóa
công và nguồn lực chung.

Hàng hóa công không có tính loại trừ và tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Tức là
không thể ngăn chặn người ta tiêu dùng hàng hóa công, và việc sử dụng hàng hóa
công của người này không  làm ảnh hưởng tới việc sử dụng của người khác hay còn
được gọi là kẻ thụ hưởng miễn phí(Người thu được lợi ích từ hàng hóa nhưng lại không tốn
tiền).

Ví dụ : còi báo hiệu , bình chữa cháy, pháo hoa….


Một số hàng hóa công quan trọng
 Quốc phòng : là sự phòng vệ của một quốc gia trước ngoại xâm , một khi quốc gia
được phòng vệ thì bất cứ 1 cá nhân nào cũng ko thể thụ hưởng được lợi ích từ nó .
Khi một người được thụ hưởng lợi ích từ quốc phòng cũng ko thể làm suy giảm lợi
ích đối với người khác.nên nó ko có tính loại trừ , cũng ko có tính cạnh tranh . Quốc
phòng là một trong những hàng hóa công tốn kém nhất.
 Nghiên cứu :  là một sự khảo sát và học tập có tính cách khoa học để khám phá
nhiều kiến thức mới , nghiên cứu là nền tảng sinh ra tri thức , chần phân biệt tri
thức tổng quát và tri thức công nghệ chuyên biệt.
 Tri thức công nghệ chuyên biệt: là hàng hóa tư và có tính bản quyền , bất
kỳ ai muốn sử dụng hàng hóa đều phải trả tiền
Ví dụ: phát minh ra Iphone 13 với những tính năng đặc biệt hơn ,
nếu muốn sử dụng người tiêu dùng phải trả một khoản phí để mua.
 Tri thức tổng quát: là hàng hóa công: một nhà toán hc hay vật lý học ko
thể đăng ký bản quyền và thu tiền cho công thức hay định lí mà họ
nghiên cứu ra , một khi nghiên cứu xong sẻ được mọi người tiêu dung
mà ko cần trả phí

 Chống nghèo: có rất nhiều chương trình chính phủ thiết kế để giúp đợ người
nghèo ‘sống và máy tính cho em , hay trợ cấp tiền cho những người già cô đơn hay
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhưng lại mồ côi do dịch Covid....

*NHIỆM VỤ KHÓ KHĂN CỦA PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH
17
-Phân tích chi phí lợi ích là môn học so sánh các chi phí lợi ích của xã hội trong việc
sản xuất một hàng hóa công, (phải cùng đo lường theo một đơn vị, nếu muốn so sánh
chúng một cách ý nghĩa) hay là sự so sánh giữa chi phí hao tổn và lợi ích nhận
được từ một dự án hoặc hàng hóa sản xuất ra để có sự tương quan cho chủ thể
cung ứng. 

-Nhiệm vụ khó khăn:

 Không phải dự án công nào cũng có thể đo lường hết lợi ích chi phí :như xây
đường cao tốc,xây cầu....

 Khó khăn về việc thu thập số liệu về nhu cầu,


 khó khăn trong việc xác định giá trị dự án,
 khó khăn trong việc xác định lợi ích nhận được,
 khó khăn trong việc xác định và giải quyết các tác nhân ảnh hưởng tới hiệu quả
dự án hoặc doanh thu hàng hóa mang lại

V. Nguồn lực chung


Cũng giống như hàng hóa công nguồn lực chung không có tính loại trừ: Chúng là
miễn phí với tất cả mọi người muốn sử dụng chúng. Tuy nhiên, nguồn lực chung có
tính cạnh tranh trong tiêu dùng: Một người sử dụng nguồn lực chung sẽ làm giảm khả
năng sử dụng của người khác. Vì vậy, nguồn lực chung gây ra một vấn đề mới. Đó là
một khi hàng hóa được cung cấp, nhà chính sách cần phải cân nhắc số lượng mà nó
sẽ được sử dụng. Vấn đề này được minh họa rõ nhất qua câu chuyện ngụ ngôn kinh
điển có tên là Bi kịch nguồn lực chung*.
 “Câu chuyện kể về một thị trấn nhỏ ở thời kỳ trung cổ. Một trong những hoạt động
kinh tế quan trọng nhất diễn ra trong thị trấn là chăn nuôi cừu. Nhiều gia đình trong thị
trấn sở hữu đàn cừu và mưu sinh bằng cách bán lông cho các nhà sản xuất vải sợi.
Những con cừu gặm cỏ ở vùng đất xung quanh thị trấn gọi là thị trấn nguồn lực chung
không có gia đình nào sở hữu vùng đất này vì vùng đất là sở hữu của tập thể. Vì vậy có
thể nói rằng chừng nào mà mỗi người có thể có được vùng gặm cỏ mà họ muốn thì thị
trấn nguồn lực chung không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng và cho phép cư dân
chăn cừu ở đây không có trở ngại vì tất cả mọi người đều có lợi. Nhưng năm tháng qua
đi, thì dân số của thị trấn tăng lên và lượng cừu gặm cỏ ở thị trấn cũng tăng lên và
lượng cừu tăng lên mà lượng đất đai thì bị cố định vùng đất bắt đầu mất khả năng tái
tạo cỏ của chính nó. Cuối cùng, vùng đất bị gặm cỏ quá mức khiến nó trở nên khô cằn.
Khi không còn cỏ ở thị trấn nguồn lực chung chăn cừu là không thể và nó dẫn đến việc
ngành công nghiệp dệt vải cũng bị biến mất, rất nhiều gia đình đánh mất nguồn sinh kế
của họ.”

18
Vì lẽ đó, Bi kịch nguồn lực chung trở thành một thành ngữ ấm chỉ rằng các tài
nguyên công cộng thường được sử dụng nhiều hơn mức mong muốn theo quan điểm
xã hội.

  Câu hỏi được đặt ra là vì sao không ai muốn giảm lượng cừu của họ mà để đến tận
khi chúng phá hủy thị trấn?

-Nguyên nhân là động cơ của xã hội và cá nhân khác nhau. Việc ngăn ngừa sự
hủy hoại của vùng đất gặm cỏ phụ thuộc vào hành động tập thể của những
người chăn cừu nếu những người chăn cừu hợp tác với nhau họ đã có thể giảm
số lượng cừu xuống còn một mức mà thị trấn nguồn lực chung có thể hỗ trợ
được. Tuy nhiên, không có gia đình nào đơn lẻ mà có động cơ giảm lượng cừu
của họ.
*Có thể nói theo một cách kinh tế là khi nguồn cầu về tài nguyên áp đảo nguồn
cung, mỗi cá nhân tiêu thụ thêm một phần tài nguyên sẽ trực tiếp gây hại cho những
người khác, khiến họ không còn có thể nhận được lợi ích từ nguồn cung đó. Các tài
nguyên gặp phải hiện tượng này thường có đặc điểm là mọi người có thể dễ dàng tiếp
cận chúng. Thông thường, bi kịch nguồn lực chung xảy ra khi các cá nhân bỏ bê sự
thịnh vượng chung của xã hội để theo đuổi lợi ích cá nhân.

- Về bản chất, bi kịch nguồn lực chung xuất hiện là do ngoại tác . Khi đàn cừu
của một gia đình gặm cỏ trên vùng đất chung chúng làm giảm chất lượng của vùng đất
đối với gia đình khác, bởi vì người ta thờ ơ với ngoại tác tiêu cực này khi quyết
định sở hữu bao nhiêu cừu kết quả là có một lượng cừu dư thừa.
Nếu lường trước thì thị trấn có thể giải quyết bằng nhiều cách. Họ có thể hiệu chỉnh số
lượng cừu mỗi gia đình được sở hữu, nội hóa ngoại tác bằng cách đánh thuế sở hữu
cừu hoặc bán đấu giá một số lượng giới hạn giấy phép cho cừu gặm cỏ tức là thị trấn
đã có thể xử lý vấn đề gặm cỏ quá mức tương tự như là cách xã hội hiện đại xử lý vấn
đề ô nhiễm.
Và trong trường hợp này có một giải pháp đơn giản hơn là có thể chia vùng đất thành
nhiều mảnh cho các gia đình. Mỗi gia đình có thể rào chắn mảnh đất của họ bằng hàng
rào và bảo vệ nó khỏi bị gặm nhấm quá mức. Bằng cách này vùng đất trở thành hàng
hóa tư thay vì nguồn lực chung. Trong thực tế điều này đã xảy ra ở Anh vào thế kỷ 17
trong phong trào chia đất.
Vì vậy Bi kịch nguồn lực chung là một câu chuyện với một bài học phổ biến: Khi một
người sử dụng nguồn lực chung, anh ta hoặc cô ta làm giảm bớt sự hưởng thụ của
người khác. Bởi vì ngoại tác tiêu cực này, nguồn lực chung có xu hướng bị sử dụng
quá mức. Chính phủ có thể xử lý vấn đề này bằng cách sử dụng luật hiệu chỉnh hoặc
 là thuế để giảm mức sử dụng nguồn lực chung. Và một cách khác là chính phủ
đôi khi cũng có thể biến nguồn lực chung thành một hàng hóa tư.
Câu nói của nhà Triết học Hy Lặp cổ đại Aristotle chỉ ra vấn đề nguồn lực
chung:” Những thứ của chung của tất cả mọi người thường ít được quan tâm
19
nhất, bởi vì con người luôn quan tâm đến những thứ thuộc sở hữu của riêng
mình hơn là những thứ họ sở hữu chung với người khác.”
 Một số nguồn lực chung quan trọng:
 không khí sạch và nước có thể nói rằng là: Thị trường không bảo vệ môi
trường một cách đầy đủ. ngoại tác tiêu cực gây ra bởi ô nhiễm có thể
được giải quyết bằng luật hoặc thuế hiệu chỉnh đối với các hoạt động gây
ô nhiễm. Chúng ta có thể nhìn nhận thất bại thị trường này như một ví dụ
của vấn đề nguồn lực chung. Không khí sạch và nước sạch là những
nguồn lực chung như vùng cỏ miễn phí, suy thoái môi trường là một bi
kịch nguồn lực chung thời hiện đại.
 Những con đường tắc nghẽn có thể nói rằng: Những con đường vừa
có thể là hàng hóa công lẫn nguồn lực chung. Nếu một con đường không
bị tắc nghẽn thì việc sử dụng của một người sẽ không ảnh hưởng tới ai
khác. Trong trường hợp này, việc sử dụng không có tính cạnh tranh
trong tiêu dùng và con đường là hàng hóa công. Tuy nhiên nếu một con
đường bị tắc nghẽn thì việc sử dụng con đường đó sẽ tạo ra một ngoại
tác tiêu cực. Khi một người lái xe trên đường, con đường trở nên đông
đúc hơn và những người khác phải lái xe chậm hơn.
Trong trường hợp này con đường là nguồn lực chung. Có thể giải quyết bằng
cách thu phí lái xe. Phí là thuế hiệu chỉnh đối với ngoại tác do tắc đường. Đôi
khi phí không phải là một giải pháp thực tiễn trong trường hợp các con
đường ở địa phương bởi vì chi phí của việc thu phí là quá cao. Nhưng rất
nhiều thành phố lớn đã phát hiện ra rằng tăng phí đường là một giải pháp
hiệu lực trong việc giảm thiểu tắc nghẽn. Tắc nghẽn chỉ xảy ra vào giờ cao
điểm, nên nếu tập trung thu phí vào lúc này sẽ giảm thiểu ngoại tác này. Tạo
động cơ cho lái xe đổi lịch trình giảm tắc nghẽn. (Có một chính sách khác để
đối phó với vấn đề tắc nghẽn đường là thuế xăng dầu. Nếu tăng giá xăng dầu
sẽ giảm số lượng xe. Nhưng chính sách ấy không hoàn hảo vì nó không có
tác dụng khiến lái xe tránh đi vào giờ cao điểm.)
→ Cá, cá voi và các động vật hoang dã: Nhiều loài động vật là nguồn lực
chung. Chúng có giá trị thương mại vì bất cứ ai cũng có thể đi đến đại dương
và bắt chúng. Đại dương là một trong những nguồn lực chung ít được quản
lý nhất vì có hai vấn đề trở ngại trong việc tìm kiếm giải pháp. Đầu tiên là
nhiều quốc gia cùng có chung đại dương vì thế giải pháp nào cũng phải đòi
hỏi hợp tác quốc tế. Thứ hai, bởi vì đại dương quá rộng lớn rất khó để thực
thi thỏa thuận. Có rất nhiều đạo luật nhằm quản lý việc khai thác cá và các
động vật hoang dã. Ví dụ chính phủ thu phí đối với quyền đánh bắt cá và
quyền săn bắn và giới hạn thời gian của mùa đánh bắt cá và săn bắn. Người
dân thường bị bắt buộc phải thả

20
 lại các con cá nhỏ và thợ săn chỉ được giết một số lượng giới hạn các con
thú. Tất cả đạo luật này nhằm giảm thiểu việc sử dụng nguồn lực chung.
 Case Study:
Bò là một nguồn thực phẩm có giá trị nhưng không ai lo ngại việc loài bò
sẽ sớm bị tuyệt chủng. Có vẻ như nguồn cầu rất lớn đối với thịt bò đảm
bảo rằng loài bò sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Vậy câu hỏi đặt ra: Tại sao
giá trị thương mại của ngà voi đe dọa loài voi, trong khi giá trị thương mại
của loài bò lại bảo vệ con bò?
 Lý do là voi là nguồn lực chung, trong khi bò là hàng hóa tư. Voi đi lại tự do
mà không có người sở hữu, mỗi kẻ săn trộm có động cơ giết càng nhiều voi
càng tốt. Vì có rất nhiều kẻ săn trộm nên kẻ săn trộm có rất ít động cơ để bảo
vệ loài voi. Trái lại gia súc sống trong những trang trại được sở hữu tư nhân.
Mỗi chủ trang trại bỏ ra rất nhiều công sức để duy trì đàn gia súc của họ vì họ
thu được lợi ích từ nó.
→ Chính phủ đã cố gắng giải quyết vấn đề loài voi này bằng hai cách một số
quốc gia như Kenya, Tanzania và Uganda đã ban hành các đạo luật cấm giết
voi và bán ngà của chúng. Tất nhiên rất khó thực thi những đạo luật này và
loài voi vẫn tiếp tục bị cạn kiệt. Trái lại những quốc gia khác như Botswana,
Malawi, Namibia và Zimbabwe để biến voi thành hàng hóa tư.
 Bằng cách cho phép người ta giết những con voi trên lãnh thổ của
họ. Chủ đất có động cơ bảo tồn các loài vật trên mảnh đất của họ
và kết quả là đàn voi bắt đầu tăng lên lại. Khi có sở hữu tư nhân và
động cơ lợi nhuận đứng về phía mình, hi vọng một ngày nào đó
các chú voi có thể thoát khỏi họa tuyệt chủng và có thể giống như
những chú bò.

CẢM ƠN CÁC BẠN VÀ THẦY ĐÃ


ĐỌC!!!!!

21

You might also like