You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022

Đề bài tập lớn: (Đề 6) Phân tích tác động của hoạt động sản xuất và tiêu dùng
gây ra ngoại ứng tiêu cực đến hoạt động của thị trường tại Việt Nam giai đoạn
hiện nay

Họ và tên học viên/ sinh viên: Phạm Huyền Trang

Mã học sinh/ sinh viên: 20111202242

Lớp: DH10MK5

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Sỹ Tĩnh

Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2022


Mục lục
Chương I: Tổng quan về tác động của ngoại ứng tiêu cực...............................1
1.1 Khái niệm ngoại ứng tiêu cực......................................................................1
1.2 Tác động của ngoại ứng tiêu cực:................................................................1
Chương II: Phân tích tác động của hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra
ngoại ứng tiêu cực đến hoạt động thị trường Việt Nam giai đoạn hiện nay...5
2.1 Thực trạng hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra ngoại ứng tiêu cực tại
Việt Nam giai đoạn hiện nay:.............................................................................5
a. Hoạt động sản xuất tạo ra ngoại ứng tiêu cực:.....................................5
b. Hoạt động tiêu dùng tạo ra ngoại ứng tiêu cực.....................................6
2.2 Tác động của hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra ngoại ứng tiêu cực
của Việt Nam giai đoạn hiện nay.......................................................................7
a) Hoạt động sản xuất:.................................................................................7
b) Hoạt động tiêu dùng:...............................................................................8
Chương 3: Giải pháp khắc phục hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra
ngoại ứng tiêu cực đến hoạt động của thị trường Việt Nam............................9
1)Đối với hoạt động sản xuất:............................................................................9
2) Đối với hoạt động tiêu dùng:.......................................................................10
Tài liệu tham khảo:............................................................................................12
Chương I: Tổng quan về tác động của ngoại ứng tiêu cực

1.1 Khái niệm ngoại ứng tiêu cực


- Ngoại ứng là sự ảnh hưởng của một hoạt động xảy ra bên trong hệ sản xuất
hoặc tiêu dùng lên các yếu tố bên ngoài hệ đó.

- Ngoại ứng tiêu cực (Negative Externalities): nảy sinh khi các doanh nghiệp
hoặc các cá nhân gây ra tổn thất, thiệt hại cho người khác mà không phải thanh
toán, bồi thường cho tổn thất, thiệt hại đó. Nói cách khác, ngoại ứng tiêu cực là
hoạt động của một bên áp đặt chi phí cho các bên khác, gây nên tổn thất (tạo ra
hay làm tăng chi phí) cho các yếu tố bên ngoài hệ.

1.2 Tác động của ngoại ứng tiêu cực:


- Ngoại ứng tiêu cực gây ra chi phí cho các cá nhân bên ngoài mà chi phí này lại
không được tính vào trong chi phí sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy cũng không
được tính vào giá thị trường của hàng hóa. Như vậy giá cả thị trường đã không
phản ánh được tất các chi phí mà xã hội phải chịu để sản xuất ra hàng hóa đó. Do
đó để nghiên cứu về tác động của ngoại ứng tiêu cực gây ra cho các đối tượng
bên ngoài hay nói cách khác chính là chi phí ngoại ứng

 Chi phí ngoại ứng là chi phí mà hoạt động sản xuất hoặc tiêu dùng của
một hoặc một số cá nhân tạo ra cho các cá nhân khác bên ngoài thị trường.
Từ chi phí ngoại ứng EC tiếp cận theo góc độ cận biên chúng ta có chi phí
ngoại ứng cận biên
 Chi phí ngoại ứng cận biên là chi phí ngoại ứng tăng thêm khi hoạt động
sản xuất hoặc tiêu dùng tăng thêm một đơn vị sản lượng.
Hình 1 biểu diễn đường
chi phí ngoại ứng cận
biên, chúng ta có thể
nhận thấy đặc điểm của
đường MEC như sau:

- Đường MEC dốc


lên vì khi sản
lượng sản phẩm
tăng (Q tăng) kéo
theo lượng chất
thải cũng tăng (W
tăng). Tuy nhiên khả năng hấp thụ chất thải của môi trường là không đổi
vì vậy thiệt hại gây ra sẽ tăng lên dẫn đến MEC tăng.
- Đường MEC 1xuất phát từ gốc tọa độ hàm ý rằng nếu doanh nghiệp bắt đầu
sản xuất thì mới bắt đầu tạo ra chất thải và gây ra chi phí cho các cá nhân
khác
- Đường MEC 2 xuất phát từ trục hoành hàm ý là với một mức sản lượng nhất
định thì lượng chất thải tạo ra mới gây ra chi phí cho các cá nhân khác
- Đường MEC 3 xuất phát từ trục tung hàm ý là với một mức sản lượng rất

nhỏ đã gây ra một chi phí rất lớn cho xã hội.

Thất bại thị trường nảy sinh khi mà điểm hiệu quả thị trường không trùng với
điểm hiệu quả xã hội hay nói một cách khác thị trường không đạt được điểm
phân bổ nguồn lực hiệu quả mong muốn. Vì vậy để xem xét cơ chế gây thất bại
thị trường của ngoại ứng thi trước hết cần phải xác định điểm hiệu quả của thị
trường và điểm hiệu quả của xã hội thông qua hình 2.

Điểm hiệu quả thị của thị


trường: Điểm cân bằng thị
trường là giao điểm của
đường cung và đường cầu
tức là điểm B trên hình 2.
Trong đó, đường cung thị
trường (S) chính là đường
chi phí cá nhân cận biên
(MPC). Đường cầu thị
trường (D) chính là đường
lợi ích cá nhân cận biên
(MPB). Như vậy chúng ta
có: B=D ∩ S=MPB∩ MPC

Tại điểm B chúng ta các định được giá và sản lượng cân bằng của thị
trường là P M và Q M
Điểm hiệu quả xã hội: là giao điểm của đường lợi ích xã hội cận biên
(MSB) và đường chi phí xã hội cận biên (MSC) tức là điểm E trên hình 2.
Như vậy chúng ta có: E=MSB ∩ MSC (Tại E xác định được giá và sản
lượng cân bằng xã hội là PS và QS )
 Trong đó: MSB = MPB
MSC = MPC + MEC
Nhận xét: Có thể thấy rằng tại điểm cân bằng thị trường B và điểm cân bằng xã
hội E là 2 điểm khác nhau. Thị trường sẽ sản xuất tại điểm cân bằng thị trường,
trong khi để phân bổ nguồn lực hiệu quả thì các doanh nghiệp cần phải sản xuất
ở điểm cân bằng xã hội. Như vậy, thị trường đã thất bại trong việc đạt mức sản
xuất tối ưu theo quan điểm xã hội. So sánh mức sản lượng và mức giá có thể đưa
ra các nhận xét sau:

- Q M > QS : Thị trường có xu hướng sản xuất nhiều hơn mức sản lượng mà xã

hội mong muốn


- P M < PS : Giá cả thị trường chưa phản ánh đầy đủ các chi phí mà xã hội

phải chịu

Bảng 1: So sánh lợi ích ròng xã hội tại các điểm hiệu quả đối với ngoại tiêu cực:
E D
TSB (tổng lợi ích) SODEQs SODBQm

TSC (tổng chi phí) SOEQs SOAQm

NSB= TSB - TSC SODE SOED −S EAB

Dựa vào bảng so sánh ở trên có thể thấy tại mức sản lượng tối ưu theo quan
điểm thị trường Q M phúc lợi xã hội đã bị giảm đi một phần là diện tích tam giác
EAB so với sản xuất tại mức QS đây chính là phần tổn thất phúc lợi xã hội

→ Tóm lại, ngoại ứng tiêu cực tạo ra tổn thất phúc lợi xã hội, làm cho hoạt động
của thị trường không hiệu quả. Ở đây ta nhận thấy rằng mức sản lượng tối ưu của
doanh nghiệp sản xuất gây ra ngoại ứng tiêu cực luôn lớn hơn mức sản lượng tối
ưu đối với xã hội.
Chương II: Phân tích tác động của hoạt động sản xuất và tiêu
dùng gây ra ngoại ứng tiêu cực đến hoạt động thị trường Việt Nam
giai đoạn hiện nay

2.1 Thực trạng hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra ngoại ứng tiêu cực tại
Việt Nam giai đoạn hiện nay:
a. Hoạt động sản xuất tạo ra ngoại ứng tiêu cực:

Hiện nay, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã và đang trải qua
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khiến cho các hoạt động sản xuất từ đó
mà cũng có những chuyển biến mạnh mẽ: những máy móc, thiết bị dần
dần thay thế cho lực lượng lao động là con người; cách thức sản xuất cũng
từ đó mà thay đổi. Tuy nhiên, sự chuyển biến này cũng đem lại những tác
động tiêu cực hay cụ thể gây ra ngoại ứng tiêu cực đến hoạt động thị
trường Việt Nam.

Chính vì sự hỗ trợ của các máy móc thiết bị mà ngành sản xuất nói chung
từ đó ngày càng phát triển, năng suất sản xuất sản phẩm được nâng cao,
đẩy mạnh và tăng cường. Chính vì việc sản xuất được đẩy mạnh như vậy
khiến cho nhu cầu về nguồn nguyên liệu đầu vào tăng theo, việc khai thác
từ đó cũng được tăng cường để phục vụ cho sản xuất. Khi sản xuất một
lượng lớn như vậy thì đồng nghĩa với việc, lượng chất thải thải ra môi
trường cũng sẽ nhiều hơn, tần suất xả thải từ đó cũng tăng theo
Bên cạnh đó, vào năm 2021 đến nay, Việt Nam cũng đang trải qua quá
trình phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid. Phục hồi kinh tế cũng đồng
nghĩa với việc thúc đẩy và tăng cường sản xuất trở lại là một phần không
thể thiếu. Điều này cũng sẽ khiến cho việc khai thác nguyên liệu đầu vào
và lượng xả thải của quá trình sản xuất

b. Hoạt động tiêu dùng tạo ra ngoại ứng tiêu cực


Nhu cầu tiêu dùng của con người chưa bao giờ là giảm, nó luôn tăng dần
theo thời gian cũng như sự chuyển đổi của thị trường. Đặc biệt là vào thời
đại 4.0, khi mà hình thức mua sắm trực tuyến xuất hiện để đáp ứng nhu
cầu mua sắn online của con người. Tại Việt Nam, hình thức mua sắm
online đã và đang trở nên vô cùng phổ biến đối với mỗi một người tiêu
dùng Việt.
Theo Sách trắng thương mại điện tử 2021, ấn phẩm do Cục Thương mại

điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa phát hành, quy mô thị trường
thương mại điện tử (TMĐT) bán lẻ Việt Nam năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD.
Doanh thu TMĐT Việt Nam từ 2016 - 2020. (Nguồn: Sách trắng TMĐT)

Số liệu từ Sách trắng TMĐT cho thấy, năm 2020 tại Việt Nam, có
khoảng 49,3 triệu người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến và trở
thành quốc gia có tỷ lệ người tham gia mua sắm trực tuyến cao nhất trong
khu vực.
Tỷ lệ người sử dụng Internet tham gia mua sắm trực tuyến cũng tăng từ
77% năm 2019 lên con số 88% vào năm 2020.
Đặc biệt, đại dịch Covid đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều
người Việt Nam khi họ dần chuyển sang mua sắm trực tuyến
Một điểm thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng năm qua
đó là sự chuyển dịch kênh mua sắm trực tuyến. Theo đó, thống kê của
Cục TMĐT và Kinh tế số cho thấy khách hàng tại Việt Nam chuyển dịch
sang mua sắm chủ yếu trên các website, sàn giao dịch TMĐT.
Cụ thể, năm 2020 có tới 74% người mua sắm trên kênh website, sàn
giao dịch TMĐT trong khi mua trên diễn đàn và các mạng xã hội đạt
33%. Tỷ lệ này chênh lệch đáng kể so con số năm trước đó là 52% trên
kênh TMĐT và 57% trên mạng xã hội. Các sàn TMĐT tại Việt Nam như
Shopee, Lazada, Tiki, Sendo thời gian qua cũng tăng cường loại hàng
thực phẩm, hàng thiết yếu để đáp ứng nhu cầu người dùng.
→ Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam liên tục tăng lên,
cùng với sự xuất hiện của các hình thức mua hàng online và ảnh hưởng
của đại dịch Covid đã làm thay đổi thói quen mua hàng. Điều này lại kích
thích nhu cầu tiêu dùng hàng hóa/ dịch vụ của khách hàng vì sự tiện ích,
tiện lợi mà mua sắm trực tuyến đem lại. Vì vậy mà nhu cầu cũng như
hành vi tiêu dùng ngày càng được thúc đẩy tại Việt Nam.
2.2 Tác động của hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra ngoại ứng tiêu cực của
Việt Nam giai đoạn hiện nay
a) Hoạt động sản xuất:
Việc khai thác nguyên liệu cung cấp cho sản xuất là một trong những
yếu tố gây nên ngoại ứng tiêu cực. Việc khai thác quá mức khiến cho
nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, một số những vấn nạn xảy ra: nạn chặt phá
rừng, đốt rừng làm nương rẫy…Bên cạnh đó, việc khai thác nguyên nhiên
liệu phục vụ cho sản xuất còn tác động đến cảnh quan môi trường, tích tụ
hoặc làm phát tán chất thải,…Đặc biệt, hậu quả nghiêm trọng nhất là gây ô
nhiễm môi trường. Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính
mạng của con người. Bên cạnh đó, với những dây chuyền công nghệ cũ,
việc sử dụng kém hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên là một hệ quả tất
yếu.
Hoạt động sản xuất diễn ra luôn có một lượng chất thải kèm theo. Nếu
lượng chất thải này không được xử lí kĩ càng trước khi thải ra môi trường
thì nó sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, đất đai,… các
môi trường xung quanh đó, gây ra ô nhiễm môi trường, suy thoái môi
trường và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của con người.
Không chỉ vậy, việc nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa không thân
thiện với thiện với môi trường để phục vụ cho sản xuất cũng là tác nhân
gây ra ô nhiễm môi trường.
b) Hoạt động tiêu dùng:
Việc người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng mua sắm online nhiều
hơn cùng với những hình thức vận chuyển nhanh (vận chuyển hỏa tốc, vận
chuyển 2 tiếng, vận chuyển 2 ngày) thì đã gây ra ảnh hưởng xấu đến môi
trường (tiêu thụ nhiên liệu cho các phương tiện giao thông nhiều hơn
khiến cho lượng khí thải thải ra môi trường từ đó cũng tăng lên…). Bên
cạnh đó, việc các nhà bán hàng gói hàng quá kỹ nhằm tăng tính chuyên
nghiệp và hài lòng khách hàng cũng gây lãng phí và ảnh hưởng nghiêm
trọng tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường xung quanh và góp
phần tạo ra lượng lớn chất thải khó phân hủy ( điển hình là nilon).
Nhu cầu mua sắm tăng lên thì đồng nghĩa với việc lượng chất thải từ việc
tiêu thụ các loại hàng hóa/ dịch vụ từ đó cũng tăng lên. Điều đó sẽ gây ra
vấn đề ô nhiễm môi trường và hệ quả tất yếu là sức khỏe của con người
cũng bị ảnh hưởng, điều kiện sống trở nên thay đổi, khắc nghiệt.
Chương 3: Giải pháp khắc phục hoạt động sản xuất và tiêu dùng
gây ra ngoại ứng tiêu cực đến hoạt động của thị trường Việt Nam
1) Đối với hoạt động sản xuất:
- Chính phủ ban hành Luật thuế Bảo vệ môi trường và thuế Bảo vệ môi
trường, để đưa mức sản lượng của thị trường về mức xã hội mong muốn,
nhằm làm giảm mức độ gây ra các ngoại ứng tiêu cực của các doanh
nghiệp.
+ Nguyên tắc tính thuế: Mức thuế ô nhiễm tính cho môi đơn vị sản phẩm
hây ô nhiễm (t*) có giá trị bằng chi phí ngoại ứng cận biên do hoạt động
sản xuất hoặc tiêu dùng gây ra tại mức sản lượng tối ưu xã hội (Q)
+ Công thức tính thuế: t* = MEC Qs
+ Tổng số thuế chính phủ thu được là T = t*.Qs
- Yêu cầu các doanh nghiệp cam kết phát triển, cho ra đời các sản phẩm
xanh, an toàn, chất lượng, giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn
- Các doanh nghiệp nên tập trung xử lý môi trường. Cụ thể hơn là thiết kế
hệ thống xử lí nước thải, khí thải, CTR, CTNH,…cần được thực hiện ngay
từ giai đoạn xây dựng dự án. Theo quy định, các hệ thống này cần phải
được vận hành và xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.
Các doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư để xây dựng được hệ thống xử lí
chất thải đạt chuẩn cũng như lựa chọn các công nghệ hiện đại, dễ tái sử
dụng nước thải, thu khí sinh học,…để giảm chi phí khi tận dụng nguồn
thải, tiết kiệm năng lượng đáng kể. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải
bảo trì và nâng cấp hệ thống xử lí chất thải để hệ thống xử lí đạt hiệu quả
tót nhất.
- Sản xuất cần đi đôi với tái tạo, phục hồi. Bên cạnh quá trình sản xuất thì
các doanh nghiệp, các nhà sản xuất cũng cần phải chú trọng đến quá trình
phục hồi tài nguyên, tái tạo và bảo vệ môi trường thông qua các hành động
tích cực: trồng rừng, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong quá trình
bảo vệ môi trường…
- Sản xuất các bao bì, túi đựng bằng giấy hoặc các nguyên liệu dễ tái chế để
giảm thiểu tối đa mức độ gây ô nhiễm môi trường
- Thu hồi và tái sử dụng một số loại chất thải rắn đặc thù trong một số cơ sở
sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao như cơ sở sản xuất thuốc lá, cơ sở
dệt may..., hạn chế việc sử dụng nhiên liệu gây ô nhiễm trong sản xuất
nhằm giảm đáng kể nguồn gây ô nhiễm.
- Thực hiện quy trình sản xuất sạch đối với sản phẩm nhằm giảm các rủi ro
cho con người và môi trường. Áp dụng phương pháp sản xuất sạch không
những hạn chế được ô nhiễm trong nước mà còn giảm được chi phí sản
xuất, giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi
trường...
2. Đối với hoạt động tiêu dùng:
- Chính phủ:
+ Nên áp dụng những chính sách điều chỉnh hành vi tiêu dùng không hợp

+ Cần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách về tiêu dùng
xanh sao cho đồng bộ, nhất quán như: Đưa ra các chính sách khuyến
khích sản xuất sản phẩm, dịch vụ xanh; phát triển những ngành nghề, lĩnh
vực có áp dụng công nghệ sạch; đẩy mạnh xanh hóa sản xuất, ưu tiên phát
triển năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, phát
triển công nghệ xanh. Cùng với đó, cần phát triển và nhân rộng các mô
hình DN xanh, đồng thời, hỗ trợ giá đối với các sản phẩm, dịch vụ xanh
nhằm đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng đối với sản phẩm này.
- Người tiêu dùng nên:
+ Ưu tiên sử dụng các sản phẩm có khả năng tái chế
+ Sử dụng nguồn năng lượng sạch: Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có
thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt
trời…Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng
không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như nhiệt điện, và
không ảnh hưởng môi trường sinh thái như thuỷ điện và năng lượng
nguyên tử.
+ Ưu tiên sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ sản xuất tại địa phương, như vậy
sẽ giảm được sự vận chuyển là một trong những nguyên nhân làm tiêu
hao năng lượng và tăng lượng thải các loại khí độc hại.
+ Nâng cao ý thức sống: luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường; có những
hành động thiết thực để bảo vệ môi trường: trồng nhiều cây xanh, vứt rác
đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi nilon…

Tài liệu tham khảo:


1. TS. Nguyễn Hoàn, “Giáo trình Kinh tế Tài nguyên và Môi trường”,
NXB Tài chính
2. Đình Thắng, “Doanh nghiệp với vấn đề bảo vệ môi trường”,
Vnexpess.vn: https://sapuwa.com/doanh-nghiep-voi-van-de-bao-ve-moi-
truong.html#:~:text=Th%E1%BB%A9%20hai%2C%20Ho%E1%BA
%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20s%E1%BA%A3n,s%E1%BB
%A9c%20kh%E1%BB%8Fe%20c%E1%BB%A7a%20con%20ng
%C6%B0%E1%BB%9Di.
3. Bà Đặng Thúy Hà, “Người tiêu dùng trong xu hướng bình thường
mới”, VnEconomy: https://vneconomy.vn/nguoi-tieu-dungtrong-xu-
huong-binh-thuong-moi.htm
4. La Duy, “Công nghệ gây ô nhiễm môi trường sẽ bị loại bỏ”, Quân đội
Nhân dân: https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/cong-nghe-gay-o-
nhiem-moi-truong-se-bi-loai-bo-485915
5. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, “Mua sắm qua mạng thời
dịch bệnh Covid- 19 tiện lợi mà cũng đầy rủi ro”, Bộ Công thương Việt
Nam: https://moit.gov.vn/tin-tuc/bao-chi-voi-nganh-cong-thuong/mua-
sam-qua-mang-thoi-dich-benh-covid-19-tien-loi-ma-cung-da.html
6. Tổng cục Thuế, “Một số nội dung chủ yếu của chính sách thuế Bảo vệ
môi trường”, Thuế Việt Nam:
https://www.gdt.gov.vn/wps/portal/!ut/p/z0/RcvLDoIwEAXQX3HDspny
Ku1SY0SMiTHGVzdkgII1UIIUo38v4sLN3JybOyDhSlyfBdxzhQjhAtLg
U1dodWuwHn2VLKWBSLb8dNgt1seIJmEkQr5c-fE-
gg3Iqm6z31Tfu07OQeatsepl4VIVdjbBWIf2mI6e8okmQ5P2mNvboJpW
T-2fqUVdazXY4T2-
Pr7XoYyHbpGzjHBBPRKUDAkK5ZIcqcdLqrzCz6CR8fkDPoTmnw!!/

You might also like