You are on page 1of 15

NỘI DUNG HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT

Phần 1: Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là phương diện của quá trình sản xuất cho biết kết hợp các đầu
vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nhất
định.

Ta xét trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, để đạt tính hiệu quả kinh tế Tối đa hóa
thặng dư của nhà sản xuất và thặng dư của người tiêu dùng.

Hiệu quả kinh tế bao gồm:

+ Hiệu quả phân bổ (hay hiệu quả Pareto): là một sự phân bổ hàng hóa mà trong đó
không ai có thể được lợi mà lại không làm cho người kia bị thiệt 
+ Hiệu quả sản xuất: là một thuật ngữ kinh tế thể hiện trạng thái một nền kinh tế
hay chủ thể kinh tế không thể sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm mà không làm
giảm mức sản xuất của một sản phẩm khác

Phần 2: Hiệu quả trong sản xuất

1. Ví dụ nghiên cứu:
 Có hai yếu tố đầu vào cố định: vốn và lao động
 Sản xuất ra hai loại hàng hóa là thực phẩm (F) và quần áo (C)
 Những người tiêu dùng sỡ hữu các đầu vào sản xuất và có được thu nhập
nhờ bán các đầu vào đó
 Thu nhập này được sử dụng để phân bổ chi tiêu cho hai loại hàng hóa
2. Hiệu quả của đầu vào
2.1. Sản xuất trong hộp Edgeworth
- Trong kinh tế học, hộp Edgeworth là đồ thị biểu diễn của một thị trường chỉ
có 2 hai hàng hóa X, Y và 2 người dùng.
- Hộp Edgeworth bên dưới bao gồm 2 gốc tọa độ, mỗi gốc biểu thị cho 1 đầu
ra. Gốc biểu thị cho thực phẩm là OF, và quần áo là OC.
Trong hình 1: (thuyết trình sẽ giới thiệu sơ về đồ thị, gồm những trục gì, biểu
thị những gì, pla pla….)

- Mỗi điểm trên đồ thị biểu diễn một phương thức kết hợp yếu tố đầu vào vốn
và lao động để sản xuất ra thực phẩm và áo
- Ví dụ, điểm A trên đồ thị hộp Edgeworth hình 1 là biểu diễn đầu vào 35 giờ
lao động và 5 giờ vốn để sản xuất ra thực phẩm và đầu vào 15 giờ lao động
và 25 giờ vốn để sản xuất ra quần áo
Trong hình 2: (thuyết trình sẽ chỉ ra các đường đẳng lượng…)

Trong một hộp sản xuất Edgeworth với 2 đầu vào cố định (vốn và lao động) và
2 đầu ra (thực phẩm và quần áo). Việc sử dụng hiệu quả xảy ra khi hai đường
đẳng lượng của 2 đầu ra ấy tiếp tuyến với nhau. Tại A là giao giữa 50F và 25C,
thì ta thấy phần diện tích màu xanh đường tạo bởi 2 đường đẳng lượng này biểu
thị cả 2 đầu ra có thể được sản xuất ra nhiều hơn khi sắp xếp lại việc sử dụng
các yếu tố đầu vào. Tại B, C, D là hiệu quả do là các điểm tiếp tuyến của các
đường đẳng lượng.

Vậy suy ra kết luận:

- Một phân bổ đầu vào (yếu tố sản xuất) đạt hiệu quả kỹ thuật nếu sản lượng
của một hàng hóa không thể tăng thêm mà không phải giảm sản lượng của
hàng hóa khác
- Các đầu vào phân bổ không hiệu quả nếu việc phân bổ lại chúng tạo ra sản
lượng nhiều hơn cho một hoặc cả hai loại hàng hóa.

Trong hình 3: (thuyết trình giới thiệu đường hợp đồng sản xuất..)

Trong trường hợp sản xuất, đường hợp đồng bao gồm những điểm tiếp tuyến của
các đường đẳng lượng và vì vậy nó chính là quỹ lích của các điểm có tỷ lệ thay thế
kỹ thuật cận biên như nhau đối với quá trình sản xuất ra mỗi loại hàng hoá của mỗi
doanh nghiệp.

Hay đường hợp đồng sản xuất phản ánh tất cả các tập hợp đầu vào có hiệu quả về
mặt kỹ thuật

Mọi điểm trên đường hợp đồng sản xuất được xác định tại điểm tiếp xúc giữa hai
cặp đường đồng lượng
Mọi điểm trên đường hợp đồng sản xuất có MRTS L/K là như nhau trong việc sản
xuất ra quần áo và lương thực

2.2. Cân bằng sản xuất trên một thị trường đầu vào có sức cạnh tranh
- Nếu các thị trường đầu vào là cạnh tranh sẽ đạt được điểm sản xuất hiệu quả
- Nếu thị trường lao động và thị trường vốn là CTHH
+ Mức tiền công w bằng nhau trong tất cả các ngành
+ Mức tiền thuê vốn r bằng nhau trong tất cả các ngành

Để tối thiểu hóa chi phí sản xuất, các hãng sử dụng kết hợp lao động và vốn sao
cho:
MP L w
=
MP K r

Mà tỷ lệ sản phẩm cận biên của hai yếu tố đầu vào chính là tỷ lệ thay thế kỹ thuật
cân biên nên ta có: MP L w
= =¿ MRTSLK
MP K r

MRTS là độ dốc của đường đồng lượng nên cân bằng cạnh tranh sẽ xảy ra chỉ khi:

- Độ dốc của các đường đồng lượng là như nhau giữa việc sản xuất ra các loại
hàng hóa
- Độ dốc của đường đồng lượng bằng tỷ lệ giá của các yếu tố đầu vào

Cân bằng cạnh tranh nằm trên đường hợp đồng sản xuất và cân bằng cạnh tranh
là hiệu quả trong sản xuất

3. Hiệu quả của đầu ra


1.
3.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất
3.1.1. Khái niệm (làm ppt chỉ cần nêu khái niệm và chèn cái sơ đồ vào thôi
nè)

Đường giới hạn khả năng sản xuất ( Production possibility frontier - PPF) là đường
mô tả các tổ hợp sản lượng hàng hóa tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất được
khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có.

- Tại sao xuất hiện đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)? Đường giới hạn khả
năng sản xuất tồn tại để minh họa sự khan hiếm của nguồn lực và những lựa chọn
kinh tế.

Vậy tại sao lại xuất hiện sự khan hiếm? Bởi vì nhu cầu của con người là vô hạn mà
nguồn lực sản xuất của nền kinh tế lại hữu hạn. Chính mâu thuẫn này là nguồn gốc
của các vấn đề kinh tế. Chúng ta không thể sản xuất ra một lúc nhiều sản phẩm với
số lượng vô hạn bởi vì nguồn lực có tính khan hiếm.

Dẫn đến một thực tế là phải đưa ra sự chọn lựa. Để có được nhiều hơn một loại sản
phẩm này ta phải từ bỏ một số lượng nhất định loại sản phẩm khác.

→ Vì vậy đường PPF có thể lý giải được các khái niệm như sự khan hiếm của
nguồn lực, chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm 1 hàng hóa và quy luật chi phí cơ
hội tăng dần.
(ai làm ppt chỗ này thì sửa lại màu sắc cho đẹp nha)

3.1.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất

Giả định trong nền kinh tế chỉ có 2 loại sản phẩm X và Y, hai ngành sản xuất này
dùng tất cả các thành phần sản xuất sẵn có của nền kinh tế.

Ví dụ: Cho bảng tổ hợp sản lượng X, Y

Ta có đường PPF như sau:


* Giải thích: ( k cần bỏ vào slide phần trong ngoặc nha)

(Với một nguồn lực sản xuất khan hiếm vốn có thì nền kinh tế chỉ có thể sản xuất
được những tổ hợp hàng hóa nằm trên đường PPF và bên trong đường PPF.

– Như trong đồ thị trên, các điểm A, B, C, D, E, F, G, H là những điểm hiệu quả,
tức tận dụng được hết nguồn lực sản xuất của xã hội.

– Các điểm L và K là những điểm không hiệu quả vì không tận dụng hết nguồn lực
của xã hội.
2 điểm L và K tượng trưng cho hiện tượng suy thoái kinh tế, lao động và yếu tố sản
xuất không được tận dụng hết, phương pháp sản xuất không hiệu quả, công nghệ
sản xuất lỗi thời,…

– Điểm M nằm ngoài Đường PPF là điểm không khả thi vì không thể sản xuất
được tổ hợp hàng hóa như vậy với nguồn lực khan hiếm hiện có.)

→ Từ đó, ta có 5 đặc trưng lớn của đường giới hạn khả năng sản xuất PPF là:

– Đường PPF thể hiện sự đánh đổi giữa các hàng hóa. Nếu muốn sản xuất nhiều
hơn mặt hàng này, ta phải giảm một số lượng nhất định mặt hàng khác.

– Những điểm nằm trên đường PPF là những điểm hiệu quả vì tận dụng hết nguồn
lực hiện có, không xuất hiện hiện tượng lãng phí.

– Những điểm nằm ngoài đường PPF là những điểm không khả thi vì những điểm
này yêu cầu nguồn lực lớn hơn nguồn lực sẵn có trong thực tế.

– Những điểm nằm trong đường PPF là những điểm không hiệu quả, vì tại những
điểm này nguồn lực sẵn có của nền kinh tế không được sử dụng hết.

– Càng đi từ trái sang phải thì đường giới hạn khả năng sản xuất PPF sẽ càng dốc
xuống.

Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) biểu thị các cách kết hợp giữa hai loại
hàng hóa có thể được sản xuất ra bằng các đầu vào lao động và vốn cố định

Đường PPF được suy ra từ đường hợp đồng sản xuất

Mỗi điểm trên đường hợp đồng sản xuất và đường PPF biểu thị một mức sản xuất
hiệu quả quần áo và thực phẩm
Đường PPF là đường dốc xuống:

- Để sản xuất nhiều hơn một loại hàng hóa cần phải từ bỏ việc sản xuất loại
hàng hóa khác

Đường PPF có dạng lõm so với gốc tọa độ

- Độ dốc của nó tăng khi nhiều thực phẩm hơn được sản xuất ra

Nhận xét hình: (có thể không cần bỏ vào ppt): Ta thấy đường khả năng sản xuất
dần nghiêng xuống dưới vì để sản xuất một cách hiệu quả nhiều thực phẩm thì họ
phải dần giảm sản xuất quần áo.

Tỷ lệ chuyển đổi cận biên của thực phẩm cho quần áo (MRT) là trị tuyệt đối độ dốc
đường PPF tại mỗi điểm

- MRT cho biết phải từ bỏ bao nhiêu đơn vị quần áo để sản xuất thêm một đơn
vị thực phẩm
- MRT bằng tỷ lệ tương đối của chi phí cận biên để sản xuất ra 2 loại hàng
hóa MRTF/C = MCF/MCC
- Khi tăng số lượng thực phẩm bằng cách di chuyển dọc theo đường PPF thì
MRT tăng

Ví dụ: Tỷ lệ chuyển đổi cận biên của thực phẩm cho quần áo MRT = 2, tức là
phải từ bỏ đi 2 đơn vị quần áo để có thêm 1 đơn vị thực phẩm

Trong thị trường cạnh tranh, các hãng sẽ lựa chọn sản xuất tại một điểm trên
đường PPF sao cho MRT = PF /PC

- Nếu MRT < PF /PC sản xuất nhiều thực phẩm và giảm bớt số quần áo
- Nếu MRT > PF /PC  sản xuất ít thực phẩm và tăng số lượng quần áo
3.2.Hiệu quả đầu ra

Hiệu quả đầu ra đạt được khi:

- Hàng hóa được sản xuất ra với chi phí thấp nhất
- Được sản xuất ra theo những cách kết hợp phù hợp với sự sẵn sàng thanh
toán của người tiêu dùng
- Người tiêu dùng sẵn lòng thanh toán khi MRS = PF /PC

Vậy nền kinh tế sẽ đạt hiệu quả đầu ra khi MRS = MRT
Khi thị trường đầu ra cạnh tranh hoàn hảo, tất cả người tiêu dùng phân bổ ngân
sách của họ sao cho tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hóa bằng tỷ lệ giá cả. Đối với
hai mặt hàng của chúng tôi, thực phẩm và quần áo.

MRS = PF/PC
Đồng thời, mỗi công ty tối đa hóa lợi nhuận sẽ sản xuất sản lượng của mình ở mức
giá bằng với chi phí cận biên. Một lần nữa, đối với hai hàng hóa của chúng tôi,

PF = MCF PC = MCC

Bởi vì tỷ lệ chuyển đổi biên bằng tỷ lệ của chi phí sản xuất biên, nó theo sau rằng

MRT = MCF / MCC = PF / PC = MRS

Trong một thị trường đầu ra cạnh tranh, mọi người tiêu dùng đến mức mà tỷ lệ
thay thế biên của họ bằng tỷ lệ giá cả.
Người sản xuất lựa chọn đầu ra sao cho tỷ lệ biến đổi biên bằng tỷ lệ giá cả.

Vì MRS bằng với MRT nên thị trường đầu ra cạnh tranh là hiệu quả.

Bất kỳ tỷ lệ giá nào khác sẽ dẫn đến lượng cầu dư thừa đối với một hàng hóa và
cung cấp dư thừa đối với hàng hóa kia.

4. Năng suất và hiệu quả

Năng suất đóng vai trò là phép đo đầu ra, thường được biểu thị bằng số đơn vị sản
phẩm trên mỗi một đơn vị thời gian (ví dụ: 100 đơn vị sản phẩm mỗi giờ). 

Hiệu quả sản xuất thường liên quan đến chi phí sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm hơn
là chi phí cho lượng đơn vị đã sản xuất.

Sự khác biệt giữa năng suất và hiệu quả thể hiện ở các điểm sau:
Năng suất Hiệu quả

Ý nghĩa Ám chỉ tốc độ sản phẩm được Ngụ ý trạng thái sản xuất đầu ra tối
sản xuất hoặc nhiệm vụ được đa với nguồn lực hạn chế và lãng phí
thực hiện. tối thiểu.

Mô tả Có bao nhiêu đầu ra được sản Làm thế nào tốt các tài nguyên được
xuất bởi một đơn vị đầu vào. sử dụng.

Tập Số lượng Phẩm chất


trung
vào

Tỷ lệ Đầu ra cho đầu vào Đầu ra thực tế cho đầu ra tiêu chuẩn

Năng suất so với hiệu quả cũng có thể được áp dụng trong phân tích tính kinh tế
theo quy mô. Các chủ thể tìm cách tối ưu hóa mức sản xuất để đạt được hiệu quả
kinh tế theo quy mô, đạt được trạng thái này làm giảm chi phí trên mỗi đơn vị sản
phẩm và tăng lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm. 

5. Ví dụ trong thực tế (đợi tìm nha, sẽ gửi sau)

You might also like