You are on page 1of 1

TỰ LUẬN MÔN LỊCH SỬ

Câu 1: Vì sao ta mở Chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950?


Tháng 6/1950, ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông đường biên
giới, mở rộng và củng cố Việt Bắc.
Câu 2: Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. Tại sao lại khẳng định
chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông
Dương?
Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954:
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào,
Campuchia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
- Hai bên tham chiến (lực lượng kháng chiến ở các nước Đông Dương và lực lượng quân xâm lược Pháp)
cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương
- Hai bên tham chiến thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: Quân đội cách mạng Việt Nam
và quân đội xâm lược Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, sẽ tổ chức vào tháng 7/1956
dưới sự kiểm soát của một Uỷ ban quốc tế…
Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954:
- Đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ ở Đông Dương
- Là văn bản mang tính pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương
- Buộc Pháp phải rút hết quân về nước, miền Bắc hoàn toàn giải phóng
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông
Dương vì: Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương
Câu 3: Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954):
Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt chiến tranh xâm lược và thống trị của Pháp gần một thế kỉ
- Miền Bắc giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện giải phóng miền
Nam, thống nhất Tổ quốc
- Giáng đòn nặng nề vào chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng
- Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đường lối kháng chiến đúng đắn
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, lực lượng vũ trang mở rộng, hậu phương vững chắc
- Tình đoàn kết của 3 nước Đông Dương
- Sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, lực lượng tiến bộ khác
Câu 4: Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954:
Miền Bắc:
- 10/10/1954: Chính phủ, quân đội Việt Nam vào tiếp quản Hà Nội
- 5/1955: toán lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi miền Bắc
Miền Nam:
- 6/1956: Pháp rút quân khi chưa thực hiện thương tổng tuyển cử
- Mĩ thay Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam
thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ của chúng
Câu 5: Phong trào “Đồng khởi” 1959 – 1960: Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, ý nghĩa.
Hoàn cảnh lịch sử: Từ 1957 – 1959, Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng miền Nam; ra sắc
lệnh đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, thực hiện “đạo luật 10-59” công khai chém giết những người vô tội
khắp miền Nam
Diễn biến: Ngày 17/1/1960, phong trào Đồng khởi nổ ra ở Bến Tre, lan rộng khắp Nam Bộ, Trung Trung Bộ
Ý nghĩa:
- Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay chính quyền Ngô
Đình Diệm
- Tạo ra bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến
công
- Ngày 20/12/1960, Mặt trân Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời

You might also like