You are on page 1of 11

ÔN TẬP KTTX1

Quan hệ hữu nghị sẽ tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc trên thế giới
A. Hiểu biết lẫn nhau.
B. Xóa bỏ biên giới để thành một cộng đồng.
C. Lôi kéo, tập hợp nhau.
D. Thành lập các phe phái đối đầu.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị,
mở rộng giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới trên cơ sở
A. Tôn trọng sự can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
B. Việt Nam phải được lợi nhiều hơn.
C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
D. Tương đồng về lịch sử và chế độ chính trị - xã hội.
Quan hệ hữu nghị sẽ tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc trên thế giới
A. Tập hợp đồng minh.
B. Tạo thành những phe phái đối lập.
C. Phụ thuộc lẫn nhau.
D. Cùng nhau hợp tác phát triển.
Những hành động nào sau đây cần phải phê phán?
Quyên góp đồ dùng học tập để tặng các bạn học sinh Cu-Ba.
Đeo bám, bắt chẹt và lừa đảo khách du lịch nước ngoài.
Chế nhạo ngôn ngữ, phong tục, tập quán, truyền thông văn hóa của nước khác.
Cư xử thô lỗ với người nước ngoài.
Quyên góp ủng hộ nạn nhân động đất, sóng thần ở In-đô-nê-xi-a.
Tham gia giao lưu với các bạn thanh thiếu niên quốc tế.
Cổ vũ cho các đội tuyển nước ngoài khi họ đến Việt Nam thi đấu thể thao.
Gây khó dễ cho người nước ngoài khi họ đến Việt Nam thi đấu thể thao.
A. 2, 3, 4, 8.
B. 1, 2, 5, 8.
C. 2, 4, 6, 7.
D. 4, 5, 6, 8.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở nước ta khóa 2016 - 2021 là ai?
A. Ông Phạm Bình Minh.
B. Ông Bùi Thanh Sơn.
C. Ông Trương Tấn Sang.
D. Ông Phùng Xuân Nhạ.
Trong thời đại ngày nay, chúng ta cần xây dựng và vun đắp tình hữu nghị với
A. Những nước láng giềng.
B. Những nước giàu có.
C. Các nước bạn bè truyền thống.
D. Tất cả các nước trên thế giới.
Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là điều kiện để
A. Những nước lớn bóc lột và chèn ép các nước nhỏ hơn.
B. Chuẩn bị cho những nguy cơ xung đột và chiến tranh.
C. Các nước lớn liên minh với nhau để phân chia lợi ích nhỏ.
D. Ngăn chặn các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang.
Biểu hiện nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
A. Đem quân tấn công, lật đổ chính phủ ở nước khác.
B. Bao vây, cấm vận một số nước khác.
C. Ủng hộ nước khác trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
D. Viện trợ và cung cấp vũ khí để nước này tấn công nước khác.
Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện để
A. Một số nước phát triển kinh tế.
B. Những nước nghèo có thể phát triển.
C. xây dựng một thế giới hòa bình.
D. các nước lợi dụng lẫn nhau.
Tình hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới là
A. quan hệ bạn bè, thân thiện với các nước.
B. quan hệ anh em với các nước gần gũi.
C. quan hệ bạn bè với các nước phát triển.
D. quan hệ bạn bè với các nước láng giềng.
Cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại
gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần
vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà
nước của Bộ theo quy định của pháp luật được gọi là gì?
A. Bộ Ngoại giao.
B. Bộ Nội Nụ.
C. Chính phủ.
D. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Hành động nào sau đây sẽ phá hoại tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
B. Dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp với nước khác.
C. Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.
D. Chỉ giao lưu, hợp tác với các nước trong khu vực.
Những hành động nào sau đây góp phần xây dựng và củng cố tình hữu nghị giữa Việt
Nam và các dân tộc trên thế giới?
Đối xử thân thiện và cởi mở với những du khách nước ngoài.
Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và con người ở các nước trên thế giời.
Đi du lịch và học tập ở nước ngoài.
Giúp đỡ những người nước ngoài đến làm việc, học tập ở Việt Nam.
Phân biệt đối xử và kì thị đối với người nước ngoài.
Giới thiệu với người nước ngoài về lịch sử, truyền thống văn hóa Việt Nam.
Tăng cường gặp gỡ, giao lưu với các đoàn đại biểu quốc tế.
Quyên góp ủng hộ nhân dân các nước bị thiên tai tàn phá.
A. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
B. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
C. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
D. 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8.
Việc nước này ..................công việc nội bộ của nước khác là hành động không có lợi
trong quá trình xây đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
A. Để ý đến
B. Can thiệp vào
C. Đứng ngoài
Trách nhiệm của công dân để xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới:
A. Đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài.
B. Thái độ, cử chỉ việc làm tôn trọng, thân thiện.
C. Cả hai đáp án đều đúng.
D. Cả hai đáp án đều sai
Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các
dân tộc, các quốc gia
A. Trong khu vực và trên thế giới.
B. Đang phát triển.
C. Trong khối ASEAN.
D. Đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ
A. Bạn bè thân thiện giữa các dân tộc , các nước trên thế giới với nhau.
B. Phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới.
C. Đồng minh chiến lược giữa một số nước để chống lại một số nước khác.
D. Hữa các nước trên thế giới.
Nhà nước ta luôn khẳng định: "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của
.....................................".
A. Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa
B. Tất cả các nước trong khu vực
C. Tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế
Các quốc gia, dân tộc trên thế giới thể hiện tình hữu nghị thông qua mối quan hệ
A. đối tác kinh tế.
B. bạn bè thân thiện.
C. đối đầu thay đối thoại.
D. mâu thuẫn, xung đột.
Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới đối với sự phát triển của
mỗi nước và của toàn nhân loại là
A. tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt.
B. các nước nhỏ tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ của các nước lớn.
C. gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
D. các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước nhỏ.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào là một trong những ví dụ tiêu biểu về
A. quan hệ đồng minh chiến lược.
B. quan hệ láng giềng, đồng chí.
C. tình cảm thủy chung gắn bó.
D. tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách
A. đối ngoại hòa bình, hữu nghị.
B. làm cho thế giới thấy Việt Nam giàu đẹp.
C. xây dựng môi trường hữu nghị.
D. đối ngoại là ưu tiên hàng đầu.
Việc làm nào dưới đây không đúng khi thể hiện tình hữu nghị với bạn bè trong cuộc
sống hằng ngày?
A. Giúp đỡ những bạn học kém hơn mình.
B. Hòa đồng với các bạn trong lớp.
C. Ủng hộ mọi ý kiến dù sai của tập thể lớp.
D. Tham gia các hoạt động giao lưu do trường tổ chức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Quan sơn muôn dặm một nhà/bốn phương vô sản đều là
anh em”. Câu nói đó của thể hiện
A. năng động sáng tạo.
B. bảo vệ hòa bình.
C. tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
D. hợp tác cùng phát triển.
Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới?
A. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài.
B. Không giúp đỡ người nước ngoài khi gặp khó khăn.
C. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai.
D. Không tham gia các hoạt động với học sinh các nước.
Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình
thức nào dưới đây?
A. Thương lượng hòa bình.
B. Chiến tranh.
C. Kích động bạo loạn lật đổ.
D. Tạm đình chỉ việc giao lưu.
Việc làm nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
A. Ủng hộ các nước bị thiên tai lũ lụt.
B. Trêu chọc người nước ngoài.
C. Giao lưu học sinh quốc tế.
D. Giúp đỡ khách nước ngoài.
Trường em tổ chức ngày hội tiếng Anh, giao lưu với các bạn học sinh người nước ngoài.
Để thể hiện tình hữu nghị với bạn bè, em sẽ
A. niềm nở, vui vẻ giao tiếp với các bạn người nước ngoài.
B. đứng ngoài quan sát để dễ học hỏi kinh nghiệm hay của họ.
C. cố gắng bắt chước điệu bộ, cử chỉ của các bạn người nước ngoài.
D. ở nhà không tham gia vì không biết nói gì với các bạn người nước ngoài.
Xảy ra mâu thuẫn giữa bạn B và V khi bạn B phê phán hành vi tìm hiểu và học tập nền
văn hóa của các quốc gia, dân tộc khác của bạn V, vì cho rằng như vậy không tôn trọng
nền văn hóa của dân tộc mình. Thấy vậy bạn M rủ N giải thích cho bạn B hiểu rằng
việc làm của V là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn nhưng N lại đồng ý với quan điểm
của B. Những ai trong tình huống trên thể hiện đúng tình hữu nghị giữa các dân tộc
trên thế giới?
A. Bạn V, M.
B. Bạn N, V.
C. Bạn B, M.
D. Bạn B, N.
T là cậu bé da màu con của một chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.
Trong lớp chỉ có hai bạn chơi cùng T là bạn D và C, còn các bạn khác thường hay chọc
ghẹo, lấy nước da của T làm trò đùa, thậm chí Y và s còn xúc phạm khiến T bị tổn
thương. Những ai dưới đây thể hiện không đúng mối quan hệ hữu nghị với bạn bè thế
giới?
A. Bạn D, C.
B. Bạn C, Y.
C. Bạn Y, S.
D. Bạn T, D.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở nước ta hiện nay là?
A. Ông Phạm Bình Minh.
B. Ông Bùi Thanh Sơn.
C. Ông Trương Tấn Sang.
D. Ông Phùng Xuân Nhạ.
Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?
A. 185 nước.
B. 175 nước.
C. Hơn 175 nước.
D. Hơn 185 nước.
Quan điểm nào dưới đây không đúng với chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước
ta?
A. Bình đẳng và cùng có lợi.
B. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.
D. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Dấu mốc đánh dấu ngành ngoại giao Việt Nam ra đời là?
A. 26/4/1945.
B. 28/5/1945.
C. 27/9/1945.
D. 28/8/1945.
Để thể hiện tình hữu nghị với bạn bè quốc tế, chúng ta cần tránh việc làm nào dưới
đây?
A. Bàn luận xì xào khi gặp người da đen.
B. Chào hỏi thân thiện khi gặp du khách nước ngoài.
C. Tham gia giao lưu văn hoá với thiếu nhi quốc tế.
D. Nhiệt tình chỉ đường cho khách quốc tế khi được hỏi.
Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử
chỉ, việc làm là?
A. Tôn trọng, bình đẳng. B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện.
C. Tôn trọng và thân thiện. D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi.
Các quốc gia, dân tộc trên thế giới thê hiện tình hữu nghị thông qua mối quan hệ.
A. đối tác kinh tế B. bạn bè thân thiện.
C. đối đầu thay đối thoại D. mâu thuẫn, xung đột.
Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức
nào?
A. Thương lượng hòa bình. B. Chiến tranh.
C. Kích động bạo loạn lật đổ. D. Tạm đình chỉ việc giao lưu.
Trường em tổ chức ngày hội nói tiếng anh, giao lưu với các bạn học sinh người nước
ngoài. Nhằm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè, em sẽ làm gì trong buổi giao lưu đó?
A. Niềm nở, vui vẻ giao tiếp với các bạn người nước ngoài.
B. Đứng ngoài quan sát để dễ học hỏi kinh nghiệm hay của họ
C. Cố gắng bắt chước điệu bộ, cử chỉ của các bạn người nước ngoài
D. Ở nhà không tham gia vì không biết nói gì với các bạn người nước ngoài.
Để giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng thứ tiếng chung nào
để giao tiếp ?
A. Tiếng Pháp. B. Tiếng Trung. C. Tiếng Việt. D. Tiếng Anh.
Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm?
Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
Tăng cường mối quan hệ về văn hóa và giáo dục.
Tăng cường mối quan hệ về quốc phòng và an ninh.
Cả A,B,C.
Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm?
A. Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
B. Tăng cường mối quan hệ về văn hóa và giáo dục.
C. Tăng cường mối quan hệ về quốc phòng và an ninh.
D. Cả A,B,C.
Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, trong lĩnh vực nào
đó vì mục đích chung được gọi là
A. giúp nhau trong công việc.
B. cộng đồng trách nhiệm.
C. hợp tác cùng phát triển.
D. liên kết để phát triển.
Những vấn đề như ô nhiễm môi trường, đói nghèo, dịch bệnh, bùng nổ dân số,... chỉ
được giải quyết một cách hiệu quả khi có sự hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế
giới, vì
A. đó là những vấn đề hết sức nguy hiểm.
B. đó là những vấn đề vô cùng quan trọng.
C. đó là những thách thức rất to lớn.
D. đó là những vấn đề cấp thiết có tính chất toàn cầu.
Trong cuộc sống hằng ngày hợp tác thể hiện
A. làm việc vì lợi ích tập thể.
B. việc ai người ấy làm.
C. làm việc vì lợi ích cá nhân.
D. làm việc cùng nhau vì mục đích chung.
Trong giờ học Địa lý ở lớp 6D, cô giáo giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận để giải
thích vì sao có hiện tượng ngày và đêm, nhưng bạn H không tham gia. Hành vi đó thể
hiện H là người
A. có tinh thần tự chủ.
B. có đức tính tự lập.
C. không có tinh thần hợp tác.
D. có ý thức học tập độc lập.
Để việc hợp tác hiệu quả và bền vững, đòi hỏi các bên tham gia hợp tác
A. không được làm phương hại đến lợi ích của nhau.
B. phải lựa chọn những hợp đồng chỉ có lợi cho mình.
C. phải chấp nhận thiệt thòi về phía mình.
D. phải hi sinh vì lợi ích của người khác.
Đảng và Nhà nước ta xác định, việc hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế
giới không dựa trên những nguyên tắc nào sau đây?
A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
C. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết bất đồng
D. Chấp nhận thua thiệt so với những nước lớn hơn
Để hợp tác thành công, chúng ta cần tránh việc làm nào sau đây?
A. Tìm hiểu kĩ để lựa chọn đối tác phù hợp.
B. Phải tin tưởng ở đối tác và giữ chữ tín với đối tác.
C. Chỉ nên hợp tác với những đối tác có cùng trình độ như mình.
D. Phải dành cho đối tác sự tôn trọng.
Nội dung nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác
quốc tế?
A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Anh G luôn cân đối thời gian của mình để tham gia vào các hoạt động nhóm của cơ
quan như: từ thiện, bảo vệ môi trường. Việc làm đó thể hiện anh là người
A. chưa có tính kỉ luật.
B. biết hợp tác trong cuộc sống.
C. lãng phí thời gian cá nhân.
D. không biết quan tâm tới bản thân.
Trong giờ kiểm tra môn GDCD, hai bạn ngồi cạnh nhau đã cùng “hợp tác” để làm bài.
Nếu con là bạn cùng lớp, em sẽ
A. đồng tình ủng hộ.
B. tố cáo với cô giáo chủ nhiệm.
C. góp ý để 2 bạn hiểu rõ về hợp tác.
D. mặc kệ vì đó là việc riêng của 2 bạn ấy.
Bạn C là người nguyên tắc, khi hợp tác bạn luôn đưa ra điều kiện để đảm bảo bình
đẳng. Chính vì vậy B và V không muốn hợp tác với C và mỗi lần buộc phải hợp tác với
nhau B và V luôn gây khó khăn cho C. Thấy vậy, bạn S nhóm trưởng phải rất vất vả
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Những ai trong tình huống trên chưa thể
hiện đúng nội dung của hợp tác?
A. Bạn C, bạn B, bạn V.
B. Bạn V, bạn B.
C. Bạn C, bạn S.
D. Bạn C, bạn S, bạn B.
Bạn M và T từ chối lời đề nghị làm đề cương chung để ôn tập các môn chuẩn bị thi học
kì của K và A, vì cho rằng làm như vậy sẽ không hiểu hết bài và sợ rằng hai bạn K và A
sẽ ỷ lại vào mình. Những ai trong tình huống trên hiểu sai về hợp tác.
A. Bạn M, bạn A.
B. Bạn M, bạn T.
C. Bạn T, bạn K.
D. Bạn K, Bạn A.
Việt Nam gia nhập WTO vào ngày tháng năm nào?
A. 11/2/2006.
B. 11/1/2007.
C. 13/2/2007.
D. 2/11/2006.
Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào?
A. 28/7/1995.
B. 24/6/1995.
C. 28/7/1994.
D. 27/8/1994.
Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm?
A. Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
B. Tăng cường mối quan hệ về văn hóa và giáo dục.
C. Tăng cường mối quan hệ về quốc phòng và an ninh.
D. Cả A,B,C.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là?
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Phan Châu Trinh
C. Cao Bá Quát. D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị, các quốc gia, dân tộc trên thế giới cần
A. chạy đua vũ trang để bảo vệ hoà bình
B. dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp.
C. can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
D. giải quyết mâu thuẫn bằng đối thoại thay cho đối đầu.
Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các quốc gia với nhau được gọi là?
A. Hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.
B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
C. Xây dựng tình hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.
D. Xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
Hành vi nào dưới đây không thê hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài
B. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc.
C. Tôn trọng nên vấn hoá của các dân tộc.
D. Tham gia cuộc viết thư UPU do nhà trường phát động
Việc làm nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với bạn bè quốc tế?
A. Tổ chức quyền góp ủng hộ các nước bị thiên tai.
B. Lịch sự, tôn trọng khách du lịch nước ngoài.
C. Chèo kéo du khách nước ngoài để bán hàng.
D. Viết thư kêu gọi hoà bình, phản đối chiến tranh.
Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác được gọi là
A. bình đẳng cùng có lợi.
B. xung đột vũ trang.
C. tỉnh bạn bè, đồng chí, anh em.
D. tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới không nhằm mục đích
A. thêm bạn, bớt thù.
B. để các nước lớn sắp xếp lại trật tự thế giới.
C. cùng ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình.
D. tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển kinh tế.
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thể giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa
A. những nước láng giềng. B. nước này với nước khác.
C. các nước đang phát triển. D. tôn giáo này với tôn giáo khác.
Việc làm nào dưới đây không đúng khi thể hiện tình hữu nghị với bạn bè trong cuộc sống
hăng ngày?
A. Giúp đỡ những bạn học kém hơn mình.
B. Thân thiện, hoà đồng với các bạn trong lớp.
C. Tôn trọng và ủng hộ mọi ý kiến dù sai của tập thể lớp.
D. Tham gia các hoạt động giao lưu do nhà trường tổ chức.
Đề thể hiện tình hữu nghị với bạn bè trong cuộc sống hăng ngày, học sinh cần
A. chỉ chơi thân với một nhóm bạn có cùng sở thích.
B. hoà đông, thân thiện với tất cả các bạn trong lớp.
C. không chơi thân với bất cứ ai để tránh mâu thuẫn.
D. bao che khi các bạn trong lớp mắc khuyết điểm.
Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần
báo với cơ quan tổ chức nào?
A. Lặng im B. Chính phủ nước ngoài.
C. Người nhà. D. Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tuần tới, T (ngồi cạnh) rủ em chia đôi bài ra học cho đỡ vất
vả để đến giờ kiểm tra cùng làm bài vừa nhanh vừa hiệu quả. Là người hiểu về sự hợp
tác cùng phát triển, em sẽ làm gi?
A. Không nhận lời vì sợ cô giáo phát hiện.
B. Đồng ý với ý kiến của T và cùng thực hiện việc đó.
C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì.
D. Giải thích cho T hiểu học không phải chỉ để làm bài kiểm tra.
Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức quốc tế ?
A. 61. B. 62. C. 63. D. 64.
Cơ sở quan trọng của hợp tác là?
A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. B. Hợp tác, hữu nghị.
C. Giao lưu, hữu nghị. D. Hòa bình, ổn định.
Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở
A. tự nguyện chấp nhận thua thiệt. B. bình đẳng cùng có lợi.
C. cá lớn nuốt cá bé. D. không bên nào có lợi.
Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì
mục đích chung được gọi là
A. đối tác B. hợp tác C. giúp đỡ D. chia sẻ.
Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự cần thiết của hợp tác quốc tế?
A. Hợp tác giữa các nước đã phát triển và những nước đang phát triển không thể có sự công
bằng và cùng có lợi.
B. Hợp tác quốc tế là xu hướng tất yếu trong bồi cảnh thế giới đang đối mặt với những vấn
đề bức xúc mang tính toàn cầu.
C. Hợp tác cùng phát triển là việc sử dụng lực lượng vũ trang của liên minh các quốc gia xâm
phạm chủ quyền của quốc gia khác nhắm mở rộng lãnh thổ.
D. Hợp tác cùng phát triển là sự giúp đỡ vô điều kiện của những nước lớn đối với những
nước nhỏ.
Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên nguyên tắc
A. chỉ cần hai bên cùng có lợi.
B. một bên làm và cùng hưởng lợi.
C. cùng làm và một bên được hưởng lợi.
D. cùng có lợi, không làm tổn hại đến người khác.
APEC có tên gọi là?
A. Liên minh Châu Âu.
B. Liên hợp quốc.
C. Quỹ tiền tệ thế giới.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
Việc làm nào dưới đây không phải là mục đích của hợp tác quốc tế?
A. Ngăn chặn chiến tranh B. Hạn chế sự bùng nỗ dân số.
C. Chạy đua vũ trang D. Bảo vệ môi trường.
Ý nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác quốc tế
A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm
A. 2006 B. 2007 C. 2008 D. 2009
FAO là tổ chức có tên gọi là?
A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương. B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.
C. Tổ chức lương thực thế giới. D. Tổ chức y tế thế giới.
Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển?
A. Cùng góp sức giải bài trong giờ kiểm tra.
B. Cho bạn chép bài để cùng được điểm cao.
C. Chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
D. Sẵn sàng bảo vệ, ủng hộ bạn trong mọi cuộc tranh luận.
Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm?
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.
C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong
các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn.kỹ thuật và hành chính. D. Cả A,B,C.
Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển?
A. Tổ trưởng làm bài tập hộ bạn để cô không phê bình cả tổ.
B. Cả hai lớp cùng nhau giữ vệ sinh khu vực lang chung..
C. Thành lập đôi bạn cùng tiền, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập...
D. Cùng làm bài tập nhóm theo sự phân công của cô giáo.
Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm?
A. Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
B. Tăng cường mối quan hệ về văn hóa và giáo dục.
C. Tăng cường mối quan hệ về quốc phòng và an ninh.
D. Cả A,B,C.
Công trình nào dưới đây không phải là kết quả mà nước ta có được nhờ hợp tác?
A. Cầu Nhật Tân. B. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
C. Cầu Long Biên. D. Nhà máy Samsung Thái Nguyên.
Hợp tác với bạn bè được thể hiện?
A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó.
B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.
C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp.
D. Cả A,B,C.
Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được
gọi là?
A. Quan hệ. B. Giao lưu. C. Đoàn kết. D. Hợp tác.
Quan điểm nào dưới đây đúng khi nói về hợp tác ?
A. Hợp tác chỉ mang lại phiền phức, ràng buộc lẫn nhau.
B. Chỉ những người bất tài mới cần hợp tác với người khác.
C. Không thể có sự hợp tác bình đẳng giữa các đối tác kinh tế.
D. Hợp tác chỉ thành công khi có sự tôn trọng, bình đẳng giữa các bên.
Biểu hiện nào dưới đây không phải là hợp tác cùng phát triển?
A. Cùng chung sức làm việc vì lợi ích chung.
B. Giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì mục đích chung.
C. Cùng chung sức làm việc nhằm đem lại lợi ích cho một bên.
D. Bình đẳng, cùng có lợi, không làm ảnh hưởng đến người khác.
Để hợp tác có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần
A. chấp nhận phân thua thiệt về mình. B. thấy mâu thuẫn, căng thẳng thì tránh đi.
C. biết lắng nghe và tôn trọng người khác. D. luôn là người đưa ra quyết định cuối
cùng.
Tính đến tháng 9 năm 2018, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện
với 3 quốc gia
A. Trung Quốc, Nga, Hoa Kì. B. Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản.
C. Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc. D. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ.

You might also like