You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Câu 1. Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với
các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?
A. Giáo dục và đào tạo. C. Quốc phòng - An ninh.
B. Kinh tế - xã hội. D. Khoa học - Kĩ thuật
Câu 2: Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng
lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung
Quốc và Achentina. Điều đó thể hiện điều gì ?
A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ.
B. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và kĩ thuật.
C. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học.
D. Việt Nam học hỏi các nước về Kĩ thuật.
Câu 3. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến,
người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?
A. Phải nhường đường cho xe đi bên phải

B. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước;

C. Phải nhường đường cho xe đi bên trái.

D. Không phải nhường đường.

Câu 4. Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy
phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay.
Trong tình huống đó em sẽ làm gì trong các đáp án dưới đây?
A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết.
B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi
điện cho gia đình của em đó.
C. Đèo em bé đó đến gặp công an.
D. Đạp thật nhanh về nhà.
Câu 5. Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy
răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong
tình huống này em sẽ
A. báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
B. mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. cùng với A đánh B cho vui.
D. chạy đi chỗ khác chơi.
Câu 6. Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển
giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham
gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
A. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.

B. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.

C. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

D. Hiệu lệnh của cọc tiêu, rào chắn.

Câu 7. Khi ở một khu vực đồng thời có đặt biển báo hiệu cố định và
biển báo tạm thời, cọc tiêu mà ý nghĩa hiệu lực khác nhau, thì người
lái xe phải chấp hành hiệu lệnh của biển nào?
A. Biển báo hiệu tạm thời.

B. Biển báo hiệu cố định.

C. Không chấp hành biển nào.

D. Biển phụ, cọc tiêu, rào chắn.

.Câu 8: Khi đèn tín hiệu giao thông màu vàng bật sáng, người điều
khiển phương tiện đi chưa đến vạch dừng thì phải làm gì?
A. Tiếp tục đi nhưng phải chú ý quan sát tránh gây tai nạn giao thông

B. Dừng lại trước vạch dừng.

C. Được đi tiếp nhưng chỉ được rẽ trái.

D. Cố đi nhanh để qua khỏi đèn vàng.

Câu 9. Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tuần tới, T (ngồi cạnh) rủ em
chia đôi bài ra học cho đỡ vất vả để đến giờ kiểm tra cùng làm bài
vừa nhanh vừa hiệu quả. Là người hiểu về sự hợp tác cùng phát
triển, em sẽ làm gi?

A. Không nhận lời vì sợ cô giáo phát hiện.

B. Đồng ý với ý kiến của T và cùng thực hiện việc đó.

C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì.

D. Giải thích cho T hiểu học không phải chỉ để làm bài kiểm tra.
Câu 10. Trên đường đi học về, em cùng bạn H nhìn thấy một nhóm
người đang chèo kéo du khách nước ngoài, H vội kéo em đi nhanh để
tránh phiền phức. Trong trường hợp đó em sẽ

A. đồng tình với việc làm của H.

B. cùng H tìm cách giúp đỡ du khách nước ngoài.

C. đi nhanh về nhà, kế với bố mẹ việc mình vừa chứng kiến.

D. mắng nhóm người kia và yêu cầu họ dừng việc làm đó lại.

Câu 11 APEC là tên viết tắt của tổ chức nào?

A. Liên hợp quốc

B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

C. Tổ chức thương mại Thế giới

D. Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Câu 12. Tổ chức ASEM có nghĩa là:

A. Tổ chức liên hợp quốc. C. Quỹ nhi đồng thế giới.

B. Tổ chức y tế thế giới D. Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

Câu 13. Câu tục ngữ nào thể hiện chí công vô tư?

A. Nhất bên trọng nhất bên khinh B. Cái khó ló cái khôn

C. Quân pháp bất vị thân D. Uống nước nhớ nguồn

Câu 14. Hành vi nào vi phạm dân chủ?

  A. Ba mẹ không cho con cái còn nhỏ tuổi đi chơi khuya.


B. Giáo viên nhắc nhở học sinh đến lớp phải thuộc bài.
  C. Giám đốc không lắng nghe ý kiến của công nhân.
  D. Nhà trường để hòm thư góp ý để lắng nghe ý kiến của học sinh.  
Câu 15. Việc làm nào thể hiện tính dân chủ

A. Các cầu thủ xô xát ngay trên sân cỏ

B. Bà Hà tự ý thu tiền của người dân trong khu phố

C. Học sinh lớp 8A luôn tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường

D. Trong buổi họp Nam thường không phát biểu, đưa ý kiến

Câu 16. Việc làm nào sau đây thực hiện đúng kỉ luật trong nhà
trường?

A. Nam hay nói chuyện, mất trật tự trong giờ.

B. Trung hay ăn quà vặt, thường xuyên đi học muộn.

C. Thành đến trường tham gia họp Đội đúng kế hoạch.

D. Một nhóm HS tổ chức đánh nhau ngay tại sân trường

Câu 17. FAO là tổ chức có tên gọi là?


A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.

B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.

C. Tổ chức lương thực thế giới.


D. Tổ chức y tế thế giới.

Câu 18 . Hãy điền những cụm từ còn thiếu vào câu sau sao cho đúng:

Chí công vô tư.................. cho tập thể, cộng đồng và xã hội góp phần làm
cho đất nước thêm giàu mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

A. giúp B. đem lại lợi ích

C. khiến D. làm

Câu 19.Việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tinh thần dân
chủ ?

A. Cán bộ lớp thảo luận, thống nhất cách trang trí trại 26- 3.

B. Lớp trưởng quyết định mỗi bạn nộp 10000đ để làm quỹ lớp.

C. Nam không thích phát biểu ý kiến trong lớp.


D.Cô giáo giao cho Cường điều khiển buổi sinh hoạt cuối tuần, mọi
người tích cực phát biểu ý kiến.

Câu 20. Hành vi nào sau đây thể hiện tính chí công vô tư?

A. Giải quyết công việc thiên vị.

B. Sống ích kỉ vụ lợi cho cá nhân.

C. Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng.

D. Tham lam vụ lợi

Câu 21. Theo em biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tính tự chủ?

A. Bình tĩnh, tự tin trong mọi việc.

B. Không chịu được ý kiến phê bình của người khác

C. Luôn cố gắng ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp

D. Lễ độ, lịch sự, đúng mực trong mọi hoàn cảnh.

Câu 22. Ý kiến nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?

A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thẫn.

B. Sống khép mình mới tránh được xung đột.

C. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình.

D. Mâu thuẫn có thể dùng thương lượng để giải quyết.

Câu 23. Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước:
“Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước
trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì….. Trong dấu “…” là?
A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.
C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
D. Hòa bình, độc lập và phát triển.
Câu 24. Sáng ngày 8/ 10/ 2018 đội an ninh trật tự quận Đ, Thành HP
đi kiểm tra và dẹp bỏ các quán bán hàng rong trên vỉa hè thấy chị T
đang ngồi bán bún ốc đã nhắc nhở chị thu dọn, chị T đã nhất trí.Khi
đội ANTT quay trở lai vẫn thấy chị T ngồi bán hàng nên đã tịch thu
gánh bún.Chị T gào khóc rất to và buông lời chửi rủa. Do mất bĩnh
tĩnh một cán bộ đội ninh trẻ đã túm lấy chị giằng co khiến chị bị ngã
xuống đất. Theo em, trong hình huống này những đối tượng nào dưới
đây đã mất tự chủ?

A. Chị T và đội an ninh trật tự . B. Chị T và những khách hàng.

C. Cán bộ an ninh trẻ và chị T. D. Cán bộ an ninh trẻ và khách hàng.

Câu 25. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về tính tự chủ?

A. Quyết định nhanh trong mọi vấn đề, không cần suy nghĩ là thể hiện sự
tự chủ.

B. Luôn im lặng trong mọi tình huống là thể hiện thái độ bình tĩnh, tự
chủ.

C. Không nên bày tỏ ý kiến trước đông người để tránh sai lầm đáng tiếc
có thể xảy ra.

D. Cần phải cân nhắc khi đánh giá về người khác.

Câu 26. Em tán thành ý kiến nào dưới đây?

A. Dân chủ là được nêu quan điểm của mình về công việc chung.

B. Kỉ luật làm hạn chế tinh thần dân chủ.

C. Dân chủ là được làm tất cả những gì mình thích.

D. Dân chủ sẽ không có tính kỉ luật.

Câu 27. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?

A. Luôn làm theo ý của mình mà không bao giờ tham khảo ý kiến mọi
người.

B. Luôn tự nhắc nhở bản thân, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập.

C. Hành động theo ý kiến số đông trong mọi trường hợp.


D. Tự ý thức khi nào làm xong bài tập mới đi chơi.

Câu 28. Là người yêu hoà bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy
các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp?

A. Can ngăn một cách khôn khéo để giúp các bạn hóa giải.

B. Tham gia đánh, cãi nhau để bênh vực là phải.

C. Tránh đi không tham gia vào cuộc cãi nhau, đánh nhau đó.

D. Đứng ngoài cổ vũ bền mạnh hơn.

Câu 29. Những biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào thể hiện tính tự
chủ.

A. Gặp bài toán khó quá không thể giải được thì nhờ người lớn giải hộ.

B. Đi học về nhà đói nhưng vẫn chờ mẹ về nấu cơm.

C. Cố gắng tự làm bài thi vẽ cho đẹp dù vẽ không đẹp.

D. Đi chơi với bố mẹ mặc dù chưa học xong bài, tự nhủ, sẽ học sau.

Câu 30. Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên
thế giới?
A. 188 nước.

B. 186 nước.

C. 187 nước.

D. 189 nước.

Câu 31. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự không yêu hòa
bình?

A. Đàm phán để giải quyết mâu C. Giải quyết bất đồng bằng thương
thuẫn. lượng.

B. Ép buộc người khác theo ý D. Thông cảm và chia sẻ với mọi


mình. người
Câu 32. Hành vi nào dưới thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình?

A. Tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau. C. Ép buộc người khác theo ý
mình.
B. Phân biệt đối xử giữa các dân
tộc. D. Nói xấu lẫn nhau

Câu 33. Hà Nội được UNESCO công nhận là thành phố vì hòa bình
vào năm nào?

A. 1999. B. 2000. C. 2001. D. 2002.

Câu 34. Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố nào sau đây của
Nhật?

A. Tô - ky - ô. B. Ô - Sa - ka C. Hi - rô - shi - ma. D. Na
- gôi - a.

Câu 35. Chọn hành động của chiến tranh chính nghĩa?

A. Bảo vệ Tổ quốc mình. C. Chi viện cho cuộc chiến tranh xâm lược từ
quốc gia khác

B. Xâm lược quốc gia D. Phá hoại hòa bình


khác

Câu 36. Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai?

A. Những nước có tiềm lực quân sự C. Toàn nhân loại.


mạnh
D. Những nước đã từng bị chiến
B. Những nước giàu có tranh.

Câu 37. Những ý kiến nào dưới đây là không đúng về tình hữu nghị
giữa các dân tộc trên thế giới?

A. Tình hữu nghị giữa các dân tộc là quan hệ bạn bè thân thiện, tôn trọng
nhau giữa nước này với nước khác.

B. Học sinh nước ta có thể có quan hệ bạn bè thân thiện với học sinh
nước ngoài.

C. Quan hệ giữa các nước trên thế giới chỉ là quan hệ xã giao, không có
cơ sở bền chặt.
D. Xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp các dân tộc hiểu và tôn
trọng nhau, tránh được những nguy cơ chiến tranh.

Câu 38. Tình hữu nghị giữa Việt Nam và các dân tộc trên thế giới là :
(Chọn ý đúng nhất).

A. Quan hệ anh em với các nước. C. Quan hệ bạn bè với các nước .

B. Quan hệ bạn bè với các nước D. Quan hệ anh em với các dân tộc
láng giềng khác.

Câu 39. Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị khi tiếp xúc với
người nước ngoài.

A. Niềm nở, sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài C. Tò mò để ý cách ăn mặc của họ.

B. Xin tiền của khách du lịch người nước ngoài. D. Đùa vui bằng cách nhại tiếng của họ

Câu 40. Theo em ý kiến dưới đây đúng về quan niệm tình hữu nghị
giữa các dân tộc ?

A. Không thể có quan hệ bình đẳng, hữu nghị giữa các nước giàu và nước nghèo

B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp các dân tộc hiểu và tôn trọng nhau, tránh được ngu
cơ chiến tranh.

C. Chỉ những nước có cùng chế độ chính trị mới có quan hệ hữu nghị.

D. Học sinh còn nhỏ không thể xây dựng được tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.

Câu 41. Hành vi nào sau đây thể hiện “Chí công vô tư”?
A. Giải quyết công việc theo lẽ phải.
B. Giải quyết công việc theo số đông.
C. Giải quyết công việc theo cảm tính.
D. Giải quyết công việc theo tình cảm.
Câu 42. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của “Chí công vô tư”?
A. Bao che khi bạn thân mắc khuyết điểm.
B. Đề cử người không có tài làm cán bộ lãnh đạo.
C. Đánh giá người khác công bằng, không thiên vị.
D. Dành phân việc nhẹ về mình, né tránh việc nặng nhọc.
Câu 43. Khi kiểm tra bài tập về nhà của các bạn, T phát hiện K (bạn
thân của mình) chưa làm bài tập. Nếu là T, em sẽ xử sự như thế nào để
thể hiện chí công vô tư?
A. Thẳng thắng nhắc nhở K và báo cáo trung thực với cô giáo.
B. Cho K chép bài và báo cáo với cô bạn đã làm đủ bài tập.
C. Lờ sự việc đi, không báo với cô về việc K chưa làm bài tập.
D. Khuyên K giả vờ ốm xuống phòng y tế, tránh việc kiểm tra của cô
giáo.
Câu 44. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?
A. Có cứng mới đứng đầu gió.
B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
C. Đứng núi này trông núi nọ.
D. Một điều nhịn chín điều lành.
Câu 45.Hành vi nào thể hiện tự chủ?
A. Ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự khi giải quyết công việc.
B. Bình tĩnh, sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn.
C. Hay nổi nóng, cãi vã, gây gỗ với mọi người xung quanh.
D. Không chán nản, tuyệt vọng khi gặp khó khăn.
Câu 46. Người tự chủ là người
A. luôn tự nhắc mình phải làm theo số đông.
B. không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý
mình.
C. luôn tự nhắc mình, không cần quan tâm đến các sự việc xung
quanh.
D. luôn có lập trường rõ ràng, thái độ từ tốn trước các sự việc.
Câu 47. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.
B. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với
mình.
C. Chung sống thân ái, khoan dung với mọi người xung quanh.
D. Sống khép mình mới tránh được mâu thuẫn, xung đột.
Câu 48. Hoạt động nào sau đây không phải là bảo vệ hòa bình?
A. Các nước chạy đua vũ trang.
B. Mít tinh phản đối chiến tranh.
C. Mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia.
D. Đấu tranh chống khủng bố.
Câu 49. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới được thể hiện ở
A. quan hệ có đi có lại giữa nước này với nước khác.
B. quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
C. quan hệ hai bên cùng có lợi giữa nước này với nước khác.
D. quan hệ thường xuyên, ổn định giữa nước này với nước khác.
Câu 50. Gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm
phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và
quốc gia được  gọi là 
A. bảo vệ đất nước. B. bảo vệ hoà bình.
C. hoạt động chính trị.  D. hoạt động ngoại giao.
Câu 51. Xu thế chung của thế giới hiện nay là
A. chạy đua vũ trang.  B. hoà bình, ổn định và hợp tác quốc tế. 
C. chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân. D. đối đầu thay đổi thoại. 
Câu 52: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây ?
A. Học tập là việc của từng người, phải tự cố gắng
B. Cần trao đổi hợp tác với bạn bè nhũng lúc gặp khó khăn.
C. Không nên ỷ lại người khác.
D. Tham gia tốt các hoạt động xã hội.

You might also like