You are on page 1of 5

NỘI DUNG ÔN TẬP GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – GIỮA HK I (22-23)

Phần I: Trắc nghiệm: Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả
lời đúng.
Câu 1. Câu tục ngữ, ca dao nào sau đây thể hiện tinh thần chí công vô tư?
A. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. B. Nhất bên trọng, nhất bên khinh.
C. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau. D. Ăn cháo, đá bát.
Câu 2. Hành vi nào dưới đây thể hiện chí công vô tư?
A. Trong các cuộc bình bầu, Hậu hay bỏ phiếu cho những bạn chơi thân với mình.
B. Hiền chỉ chăm lo việc học của mình, còn các công việc khác thì không quan tâm.
C. Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu
chuẩn đã đề ra.
D. Vinh hay bao che khuyết điểm cho Nhân vì Nhân hay cho Vinh nhìn bài kiểm tra.
Câu 3. Luận điểm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nói về
A. vai trò của dân chủ. B. tự quản.
C. sức mạnh của nhân dân. D. dân chủ.
Câu 4. Những quy định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự
thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung được
gọi là
A. dân chủ. B. pháp luật. C. tự giác. D. kỉ luật.
Câu 5. Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của việc thực hiện tốt dân chủ?
A. Đại biểu Quốc Hội chất vấn các thành viên chính phủ.
B. Không đi bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân.
C. Phát hiện nhưng không tố giác tội phạm.
D. Ngại không dám phát biểu trong cuộc họp.
Câu 6. Việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ hòa bình cho nhân loại.
A. Tăng cường chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt.
B. Tăng cường sự giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia.
C. Xâm lấn lãnh thổ của quốc gia, dân tộc khác.
D. Kích động để chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo.
Câu 7. Hòa bình là gì?
A. Là luôn quan tâm đến vấn đề trong nước và trên thế giới.
B. Là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình hình thành và phát triển của dân
tộc.
C. Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, các dân
tộc.
D. Là giải quyết công việc theo lẽ phải.
Câu 8. Quan hệ hữu nghị sẽ tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc trên thế giới
A. hiểu biết lẫn nhau. B. lôi kéo, tập hợp nhau.
C. thành lập các phe phái đối đầu. D. xóa bỏ biên giới để thành lập một cộng
đồng.
Câu 9. Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là điều kiện để
A. ngăn chặn các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang.
B. chuẩn bị cho những nguy cơ xung đột và chiến tranh.
C. những nước lớn bóc lột và chèn ép các nước nhỏ hơn.
D. các nước lớn liên minh với nhau để phân chia lợi ích.
Câu 10. Để việc hợp tác hiệu quả và bền vững, đòi hỏi các bên tham gia hợp tác
A. không được làm phương hại đến lợi ích của nhau.
B. phải tuyệt đối tin tưởng ở nhau.
C. phải chấp nhận thiệt thòi về phái mình.
D. phải hy sinh vì lợi ích của người khác.
Câu 11. Hợp tác cùng phát triển là
A. Cùng chung sức làm việc vì mục đích của một bên.
B. Cùng chung sức làm việc nhưng không nên giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau.
C. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ nhau trong khó khăn.
D. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ nhau làm việc vì mục đích chung.
Câu 12: Câu ca dao: “Dù ai nói ngả nói nghiêng /Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”,
nói về phẩm chất đạo đức nào sau đây?
A. Nhân nghĩa. B. Tự tin.
C. Tự chủ D. Chí công vô tư.
Câu 13. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư?
A. Nhất bên trọng, nhất bên khinh. B. Cái khó ló cái khôn
C. Quân pháp bất vị thân. D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 14. Người chí công vô tư là người như thế nào?
A. Luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng sức lực trí tuệ để làm giàu cho bản thân mình.
B. Luôn đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích cộng đồng.
C. Luôn im lặng trước các hành động vụ lợi, cá nhân.
D. Luôn giải quyết công việc theo lẽ phải, công bằng xuất phát từ lợi ích chung.
Câu 15. “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó thể
hiện phẩm chất đạo đức gì?
A. Tự chủ. B. Dân chủ.
C. Chí công vô tư. D. Tình yêu hòa bình.
Câu 16. Theo em việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính thiếu dân chủ?
A. Cô chủ nhiệm giao cho Luân điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực
phát biểu ý kiến.
B. Hiền đến trường dự sinh hoạt Chi đội theo lịch hoạt động.
C. Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy đầu năm học mới, học sinh được thảo luận
và thống nhất thực hiện nội quy.
D. Ông Đình là trưởng xóm, quyết định mỗi gia đình nộp 50.000 đồng để làm quỹ thăm hỏi
những gia đình gặp khó khăn.
Câu 17. Việc làm nào sau đây thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường?
A. Nam hay nói chuyện, mất trật tự trong giờ.
B. Trung hay ăn quà vặt, thường xuyên đi học muộn.
C. Thành đến trường tham gia họp Đội đúng kế hoạch.
D. Một nhóm học sinh tổ chức đánh nhau ngay tại sân trường.
Câu 18. Những hoạt động gìn giữ cho cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm
phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo được gọi
là hoạt động
A. bảo vệ đất nước. B. bảo vệ hòa bình.
C. chính trị-xã hội. D. ngoại giao.
Câu 19. Để bảo vệ được hòa bình thì trước tiên phải
A. hiểu biết lẫn nhau. B. tôn trọng các dân tộc khác.
C. củng cố quốc phòng. D. ngăn chặn, đẩy lùi chiến tranh.
Câu 20. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ
A. giữa các nước trên thế giới.
B. phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới.
C. bạn bè thân thiện giữa các dân tộc, các nước trên thế giới.
D. đồng minh chiến lược giữa một số nước để chống lại một số nước khác.
Câu 21. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào là một trong những ví dụ tiêu biểu về
A. quan hệ đồng minh chiến lược. B. quan hệ láng giềng, đồng chí.
C. tình cảm thủy chung gắn bó. D. tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Câu 22. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, trong lĩnh vực
nào đó vì sự phát triển chung của các bên tham gia được gọi là
A. phối hợp vì mục đích chung. B. cộng đồng trách nhiệm.
C. hợp tác cùng phát triển. D. liên kết để phát triển.
Câu 23. Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở
A. một bên phải được có lợi. B. bình đẳng, cùng có lợi.
C. phần đóng góp phải bằng nhau. D. tự nguyện và chấp nhận thua thiệt.
Câu 24. Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?
A. Luôn làm theo số đông.
B. Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình.
C. Luôn tự nhắc mình, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập.
D. Từ chối lời rủ đi chơi của bạn thân để làm cho xong bài tập.
Phần 2: Tự luận
Câu 13: a) Em hãy trình bày ý nghĩa của phẩm chất tự chủ.
* Ý nghĩa của tự chủ:
- Tính tự chủ giúp con người sống một cách đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.
- Giúp con người đứng vững trước những trước những tình huống khó khăn, những thử thách, cám
dỗ.
b) Để rèn luyện phẩm chất này em cần làm gì?
* Rèn luyện tính tự chủ.
- Tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động.
- Sau mỗi hành động, việc làm cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và
kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.
Câu 14. a) Em hiểu thế nào về phương châm: “Hòa nhập chứ không hòa tan”?
Câu: “Hòa nhập chứ không hòa tan” là quan điểm của chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế.
Được hiểu như sau:
+ Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát triển phải có sự
giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp
thu tinh hoa văn hóa và những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến của nhân loại đó là hòa nhập.
+ Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta luôn biết kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc,
tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình, không bị đồng hóa bởi các dân tộc
khác đó là không hòa tan.
b) Vì sao cần phải phát huy mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc?
Tạo cơ hội, điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt kinh tế, văn
hoá, giáo dục
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh
- Hợp tác quốc tế để cùng giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu
Câu 15. (Tự làm) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải quyết bài tập sau đây:
Minh là một học sinh hay gây gổ đánh nhau, cãi nhau với các bạn trong lớp, trong trường.
a) Em hãy nhận xét hành vi của Minh.
b) Em sẽ góp ý cho Minh như thế nào?
Câu 16: a) Em hãy trình bày ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
- Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng...
- Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
b) Để rèn luyện phẩm chất này em cần làm gì?
- HS phải tu dưỡng bản thân, biết quý trọng, ủng hộ những người có phẩm chất đạo đức này.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, không bao che những việc làm sai trái, công bằng khi
đánh giá người khác.
Câu 17. a) Vì sao dân chủ và kỉ luật luôn gắn bó với nhau, không thể tách rời?
- Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ hai chiều thể hiện kỉ luật là điều kiện đảm bảo dân chủ thực
hiện có hiệu quả, dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
b) Vì sao cần bảo vệ hoà bình và ngăn chặn chiến tranh?
- Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho con người, còn chiến tranh chỉ mang
lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật…
- Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang còn đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới và là nguy
cơ đối với nhiều quốc gia, dân tộc.
Câu 18. (Tự làm) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải quyết bài tập sau đây:
Hôm đó, ở trường THCS thành phố M. xảy ra một sự việc đáng buồn. Mấy bạn nam lớp 9A đánh
hội đồng bạn H chỉ vì lí do “trông thấy ghét”. Đáng buồn hơn nữa là một số bạn chứng kiến cảnh
đó chỉ đứng xem, không ai can ngăn hay có ý kiến gì.
a) Em có tán thành những hành vi trên không? Vì sao?
b) Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ có thái độ như thế nào và sẽ làm gì?

--------- HẾT --------

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM


I. Trắc nghiệm (mỗi câu đúng 0.25 điểm)
1A 2C 3D 4D 5A 6B
7C 8A 9A 10A 11D 12C
II. Tự luận
Câu Ý Đáp án Biểu điểm
13 a * Ý nghĩa của tự chủ: 0.5
- Tính tự chủ giúp con người sống một cách đúng đắn, cư
xử có đạo đức, có văn hoá.
- Giúp con người đứng vững trước những trước những tình
huống khó khăn, những thử thách, cám dỗ.
b * Rèn luyện tính tự chủ. 0.5
- Tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động.
- Sau mỗi hành động, việc làm cần xem lại thái độ, lời nói,
hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh
nghiệm, sửa chữa.
14 a Câu: “Hòa nhập chứ không hòa tan” là quan điểm của
chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Được hiểu như
sau: 0.75
+ Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu
rộng, chúng ta muốn phát triển phải có sự giao lưu với các
dân tộc khác, với nền văn hóa khác. Trong quá trình giao
lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp thu tinh hoa văn hóa và những
thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến của nhân loại đó là
hòa nhập.
+ Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta luôn biết kế thừa, 0.75
giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn
lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình, không bị
đồng hóa bởi các dân tộc khác đó là không hòa tan.
b Tạo cơ hội, điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp 0.5
tác, phát triển về nhiều mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng 0.5
thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh
- Hợp tác quốc tế để cùng giải quyết những vấn đề bức xúc
có tính toàn cầu 0.5
15 a Nhận xét hành vi của Duy: Hành vi của Duy không thể 2.5
hiện lòng yêu hoà bình, vì người yêu hoà bình phải biết tôn
trọng người khác, sống thân ái với mọi người. Ngoài ra,
Duy còn vi phạm đạo đức, cư xử thiếu nhân ái và khoan
dung đối với bạn bè.
b - Góp ý cho Duy: 0.5
- Nên gần gũi, lắng nghe để hiểu và thông cảm với bạn bè
và được bạn bè thông cảm hơn.
- Không dùng vũ lực để ép buộc bạn bè theo ý mình.
- Không nên nóng nảy mà phải biết tự kiềm chế, làm chủ
bản thân trong mọi tình huống quan hệ và giao tiếp.

You might also like