You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HKII – GDCD LỚP 10

(2021 – 2022).

I. PHẦN TỰ LUẬN

BÀI 10. QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC


1. Quan niệm về đạo đức
- Đạo đức là gì? Cho VD
- Phân biệt đạo đức với pháp luật trng sự điều chỉnh hành vi của con người.
2. Vai trò của đạo đức
- Nêu nội dung vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gai đình và xã hội.
- Lấy Vd minh họa cho các vai trò.

BÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC.
1. Nghĩa vụ :
- Khái niệm, ví dụ.
- Nêu nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay. Liên hệ với bản thân.
2. Lương tâm:
- Khái niệm, ví dụ.
- Hai trạng thái của lương tâm. Khi nào lương tâm cắn rứt, khi nào thanh thản? Lho ví
dụ?
3. Nhân phẩm và danh dự
- Khái niệm, nội dung, vai trò của nhân phẩm, danh dự.
- Phân biệt tự trọng và tự ái. Cho VD.

BÀI 12. CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
1. Tình yêu
= Khái niệm tình yêu,
- Thế nào là tình yêu chân chính? Biểu hiện? Cho VD?
- Một số điều nên tránh trong tình yêu? Tại sao trong tình yêu cần tránh những vấn đề
này? Cho VD?
2. Hon nhân
- Khái niệm hôn nhân.
- Nêu nội dung của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay? Chế độ hôn nhân hiện nay có gì
khác so với hôn nhân trong thời kì phong kiến trước đây? Nêu Vd cụ thể?
3. Gia đình.
- Khái niệm gia đình
- Các chức năng của gia đình? Liên hệ với gia đình em? (Gia đình em đã thực hiện các
chức năng của gia đình như thế nào trong thực tế?)

1
BÀI 13. CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
- Khái niệm cộng đồng.
- Vai trò của cộng đồng với cuộc sống của con người.
2. Trách nhiệm của công dân với cộng đồng
- Khái niệm, vai trò, ý nghĩa, trách nhiệm của công dân trong việc sống nhân nghĩa, hòa
nhập, hợp tác.
- Liên hệ với bản thân? Việc thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân (sống nhân nghĩa,
hòa nhập, hợp tác) khi sống trong cộng đồng có ý nghĩa như thế nào với bản thân em?

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tại cuộc họp tổ dân phố X, vì bà P tố cáo việc ông S nhập khẩu trái phép tôm
càng đỏ nên ông S đà đánh bà P bị ngất xỉu. Cũng kể từ đó, bà P luôn luôn có thái độ xa
lánh và ghen ghét gia đình ông S đồng thời nghiêm cấm các con mình không được quan
hệ với nhà ông S. Anh M con trai bà S là cảnh sát giao thông, trong một lần thấy ông S
cùng vợ đi sai làn đường đã lập biên bản xử phạt. Còn chị H không cho con gái mình là
cháu M không được chơi với con ông S và thường xuyên tung tin gia đình ông S kinh
doanh hàng cấm. Xét về mặt đạo đức, những ai dưới đây có biểu hiện sống không hòa
nhập?
A. Anh M, chị H. B. Chị H và bà P.
C. Bà P, anh M và chị H. D. Ông S, bà P và chị H.
Câu 2: Đang cùng với các bạn P, H, L trên đường đến trường, bạn Y nhìn thấy ông K vội
vã chạy ô tô đi sau khi va quẹt khiến xe máy của bà X bị ngã làm hàng hóa trên xe bị đổ
ra đường. Bạn Y đã nói với các bạn nên dừng lại để giúp đỡ bà X. Bạn P và H không
đồng ý cho rằng cần phải đến trường để khỏi bị trễ giờ học. Bạn L thì cho rằng giúp đỡ là
việc của người lớn. Bạn Y vẫn giữ ý kiến của mình và đã đến giúp đỡ bà X. Trong tình
huống này, những ai dưới đây chưa thể hiện trách nhiệm sống nhân nghĩa?
A. Bạn P, bạn H và bạn L. B. Bạn P, bạn H và ông K.
C. Bạn P, bạn H, bạn L và ông K. D. Ông K, bạn L.
Câu 3: Tại cuộc họp bàn về việc xây dựng đường liên thôn của xã, do ghen ghét đố kỵ
chuyện cá nhân với chị S nên chị M không tán thành ý kiến của chị K đề cử chị S làm tổ
trưởng tổ giám sát. Tuy nhiên, chị S vẫn được bầu làm tổ trưởng và sau đó đưa ra kế
hoạch làm đường trong thôn nhưng bị bà Q quyết liệt phản đối vì cho rằng chị S ít tuổi
hơn mình mà dám chỉ đạo mình. Khi đó, ông N chủ tọa cuộc họp yêu cầu bà Q dừng phát
biểu khiến bà bực tức rủ chị M bỏ họp ra về. Xét về mặt đạo đức hành vi của ai là biểu
hiện thể hiện tự ái?
A. Chị M và chị K B. Chị S và chị M. C. Chị M và bà Q. D. Chị K và chị S.

2
Câu 4: "Nói chín thì phải làm mười / Nói mười làm chín kẻ cười người chê” là câu tục
ngữ nói đến phạm trù đạo đức nào dưới đây?
A. Nghĩa vụ. B. Hạnh phúc. C. Lương tâm. D. Nhân phẩm.
Câu 5: Biết tin đồng bào miền trung bị lũ lụt và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống,
ông Q đã gửi số tiền tiết kiệm của mình để ủng hộ. Việc làm của ông Q đã thể hiện giá trị
phẩm chất đạo đức của
A. nhân nghĩa. B. nghĩa vụ. C. hợp tác. D. hòa nhập.
Câu 6: Hợp tác phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Tự giác, tự lực, tự chủ. B. Nhiệt tình, chân thành.
C. Cần cù, sang tạo. D. Tự nguyện, bình đẳng.
Câu 7: Những yêu cầu chung áp dụng cho tất cả mọi người để đảm bảo hài hòa nhu cầu
lợi ích của các cá nhân trong xã hội là nội dung của phạm trù đạo đức nào dưới đây?
A. Lương tâm. B. Nghĩa vụ. C. Nhân phẩm, danh dự. D. Hạnh phúc.
Câu 8: Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên để thế hệ nối tiếp thế hệ, duy trì sự
tồn tại và phát triển của xã hội là biểu hiện chức năng nào dưới đây của gia đình?.
A. Bảo vệ truyền thống. B. Giáo dục con cái.
C. Duy trì nòi giống. D. Tổ chức đời sống gia đình.
Câu 9: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tinh thần nhân nghĩa?
A. Giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.
B. Biết nhường nhịn người khác.
C. Chỉ giúp đỡ người nào đã giúp đỡ mình.
D. Tha thứ cho người lỗi lầm biết hối cải.
Câu 10: Biết thương người, đối xử với người theo lẽ phải là sự thể hiện lối sống
A. hội nhập. B. nhân nghĩa. C. hợp tác. D. vị tha.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của đạo đức đối với mỗi cá nhân?
A. Thêm yêu tổ quốc. B. Xã hội phát triển bền vững.
C. Có năng lực sống thiện. D. Sống có ý thức.
Câu 12: Một trong những nội dung của hôn nhân tự nguyện tiến bộ là
A. viết cam kết hôn nhân tự nguyện. B. tổ chức hôn lễ linh đình.
C. báo cáo họ hàng hai bên. D. đăng kí kết hôn theo luật định.
Câu 13: Phẩm chất đạo đức nào sau đây là biểu hiện của người có lối sống hòa nhập?
A. Bao dung. B. Vị tha. C. Nhân ái. D. Chan hòa.
Câu 14: Tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ
của xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Tình yêu gia đình. B. Tình yêu vụ lợi. C. Tình yêu chân chính. D. Tình yêu tri kỷ.

3
Câu 15: Bác Hồ đã từng bôn ba rất nhiều nơi, song dù ở đâu bác cũng được nhân dân địa
phương từ người già đến trẻ em yêu mến, gần gũi, tin cậy như một người thân trong gia
đình. Điều này thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Hòa nhập. B. Nhân nghĩa. C. Hợp tác. D. Nhân ái.
Câu 16: Quan niệm nào sau đây thể hiện lối sống nhân nghĩa?
A. Ngọc nát còn hơn ngói lành. B. Chết vinh hơn sống nhục.
C. Cả bè hơn cây nứa. D. Lá lành đùm lá rách.
Câu 17: Theo em, quan niệm nào sau đây là đúng?
A. Tất cả mọi người đều có nghĩa vụ đạo đức trong mối quan hệ cụ thể.
B. Nghĩa vụ của học sinh chỉ là học tập.
C. Nghĩa vụ đạo đức là trách nhiệm bắt buộc ai cũng phải thực hiện.
D. Góp phần xây dựng xã hội là trách nhiệm của người lớn.
Câu 18: Ông K lừa chị H bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng nhưng đến ngày hẹn
ông K đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H đã làm đơn kiện ông K ra tòa. Xét
về mặt đạo đức xã hội ông K đã thực hiện không đúng phạm trù đạo đức nào dưới đây?
A. Danh dự. B. Nghĩa vụ. C. Hạnh phúc. D. Nhân phẩm.
Câu 19: Những chuẩn mực đạo đức nào dưới đây là cần thiết thể hiện trách nhiệm chung
của mỗi công dân đối với cộng đồng?
A. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn. B. Rộng lượng, chân thành.
C. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. D. Yêu nước, yêu tập thể.
Câu 20: Quan hệ giữa vợ và chồng được pháp luật xác lập ngay sau khi đã
A. làm lễ đính hôn. B. tự nguyện chung sống.
C. tổ chức đám cưới. D. đăng kí kết hôn.
Câu 21: Tình yêu chân chính là giữa hai người yêu nhau là không nên
A. hi sinh vì nhau. B. tin cậy lẫn nhau.
C. tôn trọng lẫn nhau. D. ghen tuông vô cớ.
Câu 22: “Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì
làm việc gì cũng khó”. Câu nói này Bác Hồ muốn nhấn mạnh đến vai trò của
A. thói quen và trí tuệ. B. tài năng và đạo đức.
C. tài năng và sở thích. D. tình cảm và đạo đức.
Câu 23: Những phong tục hay, tập quán tốt đẹp có lâu đời phù hợp với chuẩn mực đạo
đức tiến bộ vẫn được duy trì và phát triển được gọi là
A. đạo đức truyền thống. B. văn hóa truyền thống.
C. thuần phong mỹ tục. D. phong tục truyền thống.
Câu 24: Nội dung nào dưới đây là điều cần tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên?
A. Quan hệ tình dục an toàn. B. Yêu người không cùng hoàn cảnh,.
C. Kết hôn khi chưa xuất hiện tình yêu. D. Sống thử trước hôn nhân.

4
Câu 25: Trên đường đi học về, H nhặt được chiếc ví tiền và biết của người hàng xóm là
anh K. Các bạn đi cùng H bàn với nhau: Bạn Q thì bảo trả lại cho anh K, còn bạn L và T
thì bảo chia tiền để đi chơi game. Sau một lúc suy nghĩ, bạn H đã quyết định đem ví tiền
trả lại cho người đánh rơi. Hành vi của ai sau đây thể hiện trạng thái thanh thản của lương
tâm?
A. Bạn H và Q. B. Bạn L và T. C. Bạn H và L. D. Bạn Q và L.
Câu 26: Câu ca dao, tục ngữ "Mẹ già ở túp lều tranh / Sớm thăm, tối hỏi mới là đành dạ
con" nói lên phạm trù đạo đức nào dưới đây?
A. Hạnh phúc. B. Lương tâm. C. Nhân phẩm, danh dự. D. Nghĩa vụ.
Câu 27: Để hoàn thành các mẫu thiết kế thời trang do công ty giao, chị Q đã gửi email ý
tưởng của mình nhờ anh P góp ý và chỉnh sửa. Sau khi nhận được ý tưởng, anh P đã cùng
với chị K là môt chuyên gia về thiết kế thời trang cùng chỉnh sửa và hoàn thiện. Sau đó
cả ba người đã cùng nhau xây dựng và phản biện để hoàn thiện ý tưởng trước khi chuyển
lên công ty. Tại buổi thuyết trình ý tưởng sản phẩm do chị Q và anh P đưa ra đã được ban
lãnh đạo công ty đánh giá cao. Việc phối hợp giúp đỡ nhau giữa chị Q, anh P và chị K là
biểu hiện của phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Nhân nghĩa. B. Hợp tác. C. Hòa nhập. D. Bình đẳng.
Câu 28: Quyền được tự do li hôn được quy định nguyên tắc của chế độ hôn nhân nước ta
hiện nay được coi là
A. sự tiến bộ. B. tất yếu, khách quan. C. sự cần thiết. D. một bước ngoặt.
Câu 29: Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên
A. tự do hơn. B. tốt đẹp hơn. C. may mắn hơn. D. hoàn thiện hơn.
Câu 30: Phẩm chất đạo đức nào sau đây là biểu hiện của người có lối sống nhân nghĩa?
A. Chan hòa. B. Vị tha. C. Tự giác. D. Tự trọng.
Câu 31: Ông M giám đốc công ty X kí hợp đồng lao động dài hạn với anh T. Sau đó anh
được biên chế vào phân xưởng đóng gói sản phẩm. Vì cho rằng anh T là nhân viên mới
nên anh Y và anh H thường xuyên đùn đẩy công việc của mình cho anh T làm. Do mới
trong giai đoạn thử việc, lại phải làm thêm một phần công việc của anh Y và H nên phân
xưởng K thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ. Cho rằng anh Q tổ trưởng quản lý
nhân viên yếu kém, ông M đã điều động anh Q xuống làm bảo vệ, Xét về khía cạnh đạo
đức những ai dưới đây chưa có sự hợp tác trong công việc?
A. Anh T và anh Q. B. Anh Y và anh H.
C. Anh T và anh Y. D. Anh Q và anh Y.
Câu 32: Thấy con gái mình là chị Y yêu anh T con trai gia đình nhà ông H. Sau khi tìm
hiểu thấy gia đình ông H làm nghề nông có thu nhập thấp, nên bà M kịch liệt phản đối.
Thấy gia đình chị Y phản đổi tình cảm của mình, anh T đã thuê anh L tìm cách gây khó
khăn cho việc làm ăn của chồng bà M. Những ai đã can thiệp không đúng tới tình yêu lứa
đôi của các cá nhân?

5
A. Anh T. B. Bà M. C. Chị Y. D. Ông H.
Câu 33: Biết thương người, đối xử với người theo lẽ phải là sự thể hiện lối sống
A. nhân nghĩa. B. vị tha. C. hợp tác. D. hội nhập.
Câu 34: Học sinh rèn luyện để trở thành người có lương tâm cần phải
A. tự giác thực hiện hành vi đạo đức. B. làm những gì mình cho là đúng.
C. phấn đấu đạt nhiều thành tích cá nhân. D. luôn luôn vâng lời người lớn.
Câu 35: Ông M giám đốc công ty Z kí hợp đồng lao động dài hạn với anh T. Nhưng sau
1 tháng anh bị đuổi việc vì anh T thường xuyên vi phạm hợp đồng. Quá bức xúc anh T
tìm cách trả thù giám đốc M, phát hiện việc làm của chồng mình, chị L đã can ngăn
nhưng anh T vẫn thuê X đánh trọng thương giám đốc. Trong trường hợp trên, ai vừa vi
phạm pháp luật vừa vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội?
A. Anh T và X. B. Ông M, anh T, X và chị L.
C. Ông M và X. D. Ông M, anh T và X.
Câu 36: Mỗi công dân cần có việc làm, hành vi nào dưới đây khi sống trong cộng đồng?
A. Sống giữ mình. B. Sống vô tư.
C. Không cần quan tâm. D. Sống có trách nhiệm.
Câu 37: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của người có đạo đức?
A. Đánh người gây thương tích. B. Hỗ trợ người già neo đơn.
C. Xóa bỏ hiện tượng đầu cơ. D. Giam giữa người trái pháp luật.
Câu 38: Để góp phần vào sự tăng trưởng của đất nước, chức năng nào của gia đình là
chức năng quan trọng nhất?
A. Phát triển kinh tế gia đình. B. Tổ chức đời sống gia đình.
C. Duy trì nòi giống. D. Nuôi dạy con cái.
Câu 39: Quan niệm nào sau đây thể hiện lối sống nhân nghĩa?
A. Lá lành đùm lá rách. B. Chết vinh hơn sống nhục.
C. Cả bè hơn cây nứa. D. Ngọc nát còn hơn ngói lành.
Câu 40: Câu tục ngữ: "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng" nói lên phạm trù đạo đức
nào theo khái niệm mà em đã học?
A. Lương tâm. B. Hạnh phúc. C. Nghĩa vụ. D. Nhân phẩm, danh dự.
Câu 41: Sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh là
sống
A. thân thiện. B. hợp tác. C. vô tư. D. hòa nhập.
Câu 42: Sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh là
sống
A. thân thiện. B. hợp tác. C. hòa nhập. D. vô tư.
Câu 43: Nhìn thấy tiền của bạn đánh rơi, K đã rất do dự và cuối cùng cũng nhặt lên để
trả cho bạn. Theo em, bạn K đã thực hiện hành vi của mình theo phạm trù đạo đức nào?
6
A. Hạnh phúc. B. Lương tâm. C. Nghĩa vụ. D. Nhân phẩm, danh dự.
Câu 44: Anh K cho rằng mình là người chồng, người cha nên có quyền quyết định mọi
việc lớn mà không phải hỏi ý kiến ai. Theo em, suy nghĩ đó của anh K đã vi phạm
nguyên tắc nào của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay?
A. Một vợ, một chồng,. B. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
C. Vợ chồng bình đẳng. D. Hôn nhân tự nguyện.
Câu 45: Những chuẩn mực đạo đức nào dưới đây là cần thiết thể hiện trách nhiệm chung
của mỗi công dân đối với cộng đồng?
A. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. B. Rộng lượng, chân thành.
C. Yêu nước, yêu tập thể. D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn.
Câu 46: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác
điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của
A. cộng đồng và xã hội. B. nhiều người. C. bản thân. D. gia đình và dòng họ.
Câu 47: Với việc thực hiện tốt các hoạt động như sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhằm tạo
ra nguồn thu nhập chính đáng là góp phần thực hiện tốt chức năng nào dưới đây của gia
đình?
A. Kinh tế. B. Giáo dục con cái.
C. Bảo vệ truyền thống. D. Tổ chức đời sống gia đình.
Câu 48: Thông qua việc thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục con cái trở thành những công
dân có ích cho xã hội, gia đình đã góp phần thực hiện tốt chức năng nào dưới đây?
A. Kinh tế, kinh doanh. B. Bảo vệ giá trị truyền thông.
C. Giáo dục con cái. D. Tổ chức đời sống gia đình.
Câu 49: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính
A. tự nguyện. B. cưỡng chế. C. bắt buộc. D. áp đặt.
Câu 50: Gia đình tạo ra cho mỗi thành viên một môi trường sống an toàn, lành mạnh và
dễ chịu là góp phần thực hiện tốt chức năng nào dưới đây của gia đình?
A. Tổ chức đời sống gia đình. B. Kinh tế.
C. Tổ chức bảo tồn văn hóa. D. Sản xuất kinh doanh.
Câu 51: Tổ 1 của lớp 10D là một tập thể làm việc tích cực và có hiệu quả. Các bạn trong
tổ thường xuyên cùng nhau trao đổi để giải quyết các yêu cầu chung trong học tâp và
trong công việc. Việc làm của tổ 1 thể hiện chuẩn mực đạo đức nào dưới đây của công
dân trong cộng đồng?
A. Hòa nhập. B. Hợp tác. C. Cộng tác. D. Thân thiện.
Câu 52: Điều nào dưới đây nên tránh trong tình yêu nam nữ?
A. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. B. Có hiểu biết về giới tính.
C. Có sự thông cảm sâu sắc cho nhau. D. Có tình cảm trong sang, lành mạnh.

7
Câu 53: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh
hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội là nội dung của khái
niệm
A. phong tục. B. đạo đức. C. pháp luật. D. tín ngưỡng.
Câu 54: Gia đình K mới chuyển về nơi ở mới. Sau khi ổn định nhà cửa, bố mẹ bạn K đã
đi chào hỏi hàng xóm, láng giềng, tìm hiểu về các gia đình xung quanh khu dân phố.
Hành động của bố mẹ bạn K thể hiện trách nhiệm nào của công dân đối với cộng đồng?
A. Hòa nhập. B. Nhân nghĩa. C. Hợp tác. D. Nghĩa vụ.
Câu 55: Gia đình góp phần bảo tồn truyền thống văn hóa của dân tộc khi thực hiện chức
năng
A. nuôi dạy con cái. B. phát triển kinh tế gia đình.
C. tổ chức đời sống gia đình. D. duy trì nòi giống.
Câu 56: Khi được giao bài tập nhóm, các bạn trong nhóm K làm việc theo đúng sự phân
công của bạn trưởng nhóm. Cuối cùng cả nhóm trao đổi, thống nhất tạo thành kết quả
chung. Việc làm của nhóm K là biểu hiện điều gì dưới đây trong học tập?
A. Khoa học. B. Làm việc có kế hoạch. C. Hợp tác. D. Làm việc nghiêm túc.
Câu 57: Do mẫu thuẫn trong việc phân chia tài sản, Q đã xông vào đánh em trai là P bị
thương. Thấy chồng bị đánh, K là vợ của P đã dùng gậy lao vào đánh Q. Vì được mọi
người can ngăn nên Q chỉ bị xây xát nhẹ. Xét về chuẩn mực đạo đức trong gia đình, hành
vi của những ai đã vi phạm chuẩn mực đạo đức?
A. Chỉ mình anh Q. B. Anh P và chị K.
C. Anh Q và chị K. D. Anh K, P và chị K.
Câu 58: Chị P phát hiện em Q (học lớp 5) đã lấy trộm mỹ phẩm ở cửa hàng của mình
nên đã nhờ anh L bắt và nhốt em Q suốt 5 giờ và dán tờ giấy có nội dung: “Tôi là kẻ ăn
trộm” lên người em Q để chụp ảnh làm bằng chứng. Cô T là nhân viên cửa hàng ra sức
can ngăn và xin tha cho em Q vì em còn quá nhỏ để hiểu chuyện này. Hành vi của ai
dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội của người Việt Nam?
A. Cô T. B. Anh L. C. Chị P. D. Em Q.
Câu 59: Quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng chỉ được pháp luật bảo vệ sau khi hai người
đã
A. tự nguyện đến với nhau. B. đăng ký kết hôn.
C. tổ chức đám cưới. D. có con chung.
Câu 60: Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích của
A. anh em. B. gia đình. C. lãnh đạo. D. cộng đồng.
Câu 61: Anh H và chị N tự ý sống chung với nhau và không đăng kí kết hôn. Sau một
thời gian họ sinh được 2 đứa con, mua được một căn nhà nhỏ. Theo luật Hôn nhân và gia
đình quan hệ giữa chị N và anh H chưa được gọi là

8
A. vợ chồng. B. gia đình. C. tình yêu. D. thân thiết.
Câu 62: Mỗi công dân cần có việc làm, hành vi nào dưới đây khi sống trong cộng đồng?
A. Sống vô tư. B. Sống giữ mình.
C. Không cần quan tâm. D. Sống có trách nhiệm.
Câu 63: Gia đình K tổ chức sản xuất đồ gia dụng bằng gỗ bán rộng rãi trên thị trường
đem lại thu nhập đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho các thành viên là thực hiện chức năng
nào dưới đây của gia đình?
A. Tổ chức đời sống. B. Duy trì đời sống. C. Kinh tế. D. Sản xuất.
Câu 64: Người có nhân phẩm là người được xã hội đánh giá cao và được
A. kính trọng. B. nêu gương. C. chấp nhận. D. khen thưởng.
Câu 65: Anh S chỉ muốn chia tài sản cho các con riêng của anh và người vợ đã ly hôn.
Bởi vậy, anh S đã ép buộc người vợ mới kết hôn của mình là chị Q không được sinh con
nhưng chị Q không đồng ý. Hành vi của anh S đối với chị Q đã vi phạm nguyên tắc nào
dưới đây của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay?
A. Hôn nhân tự nguyện. B. Vợ chồng bình đẳng.
C. Hôn nhân tiến bộ. D. Hôn nhân một vợ một chông.
Câu 66: Do nghi ngờ anh P trưởng thôn đã gạt gia đình mình khỏi danh sách được vay
vốn ưu đãi năm nay nên ông H đã cấm con gái là chị T không được tham gia vào một số
hoạt động trong lễ hội làng mặc dù trước đó T đã tích cực tham gia tập luyện. Đến ngày
diễn ra lễ hội, do thiếu chị T nên một số tiết mục có chị tham gia đã không thể biểu diễn
theo kế hoạch, nên anh P bị một số người phê bình vì công tác tổ chức. Trong một cuộc
họp của thôn, anh P đã tung tin gia đình nhà ông H thường xuyên tổ chức tuyên truyền
trái phép giáo phái pháp luân công nên đề nghị mọi người cần cảnh giác và không được
giao lưu hay liên hệ gì với gia đình ông P. Những ai đã có biểu hiện thiếu trách nhiệm
với cộng đồng?
A. Anh P. B. Ông H và anh P. C. Ông H. D. Anh P và chị T.
Câu 67: Câu ca dao, tục ngữ: "Đào hố hại người, lại chôn mình" nói lên phạm trù đạo
đức nào theo khái niệm mà em đã học?
A. Nhân phẩm, danh dự. B. Lương tâm. C. Hạnh phúc. D. Nghĩa vụ.
Câu 68: Thấy chị H có hoàn cảnh khó khăn, anh T thường xuyên giúp đỡ. Biết chuyện,
chị U đã nói xấu chị H và anh T trên trang cá nhân của mình. Anh T đến nhà chị U để nói
chuyện thì bị chị U tiếp tục xúc phạm nên anh T đã nhờ anh K đánh chị U bị bầm tím.
Sau đó, anh T nhờ bà S đưa chị U đến bệnh viện. Việc làm của chị U đã xúc phạm Danh
dự và nhân phẩm của cá nhân nào dưới đây?
A. Anh T và anh K. B. Anh T, anh K và chị U.
C. Anh T và chị H. D. Anh T, bà S và chị U.
Câu 69: Đạo đức và pháp luật có điểm chung là
A. đều mang tính bắt buộc chung. B. mỗi cá nhân đều phài tự giác thực hiện.
9
C. đều điều chỉnh hành vi con người. D. chịu sự tác động của dư luận xã hội.
Câu 70: Do bị chồng là anh P không cho tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ ở nước ngoài
nên chị M bỏ về sinh sống cùng mẹ đẻ là bà G. Nghe bà G xúi giục, chị M đã giấu anh P
rút tiền tiết kiệm của hai vợ chồng mua vàng giữ làm tài sản riêng. Chị M và bà G cùng
vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Lao động và công vụ. B. Chiếm hữu và định đoạt.
C. Tài chính và việc làm. D. Hôn nhân và gia đình.
Câu 71: Vợ chồng luôn tôn trọng ý kiến, nhân phẩm và danh dự của nhau là biểu hiện
của
A. bình đẳng trong xã hội. B. quy định pháp luật.
C. truyền thống đạo đức. D. bình đẳng trong gia đình.
Câu 72: Bị bạn dụ dỗ, lôi kéo nhiều lần nhưng N vẫn cương quyết không tham gia cổ vũ
đua xe. Trong trường hợp này, N đã thực hiện tốt phạm trù đạo đức nào dưới đây?
A. Nhân phẩm. B. Danh dự. C. Nghĩa vụ. D. Lương tâm.
Câu 73: Để trở thành người có lương tâm, học sinh cần tránh thực hiện điều nào dưới
đây?
A. Chăm chỉ lao động. B. Hạn chế giao lưu với bạn xấu.
C. Chăm chỉ học tập. D. Có tình cảm đạo đức trong sáng.
Câu 74: Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có
A. danh dự. B. nhân phẩm. C. tự trọng. D. tự ái.
Câu 75: Chung sức làm việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực
nào đó vì mục đích chung được gọi là
A. đoàn kết. B. giúp đỡ. C. hợp tác. D. đồng lòng.
Câu 76: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tinh thần nhân nghĩa?
A. Biết nhường nhịn người khác.
B. Tha thứ cho người lỗi lầm biết hối cải.
C. Giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.
D. Chỉ giúp đỡ người nào đã giúp đỡ mình.
Câu 77: Phẩm chất đạo đức nào sau đây là biểu hiện của người có lối sống hòa nhập?
A. Vị tha. B. Nhân ái. C. Bao dung. D. Chan hòa.
Câu 78: Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính
A. tự giác, có tính chủ động. B. chủ động, có tính tự nguyện.
C. bắt buộc và tự nguyện. D. bắt buộc, có tính cưỡng chế.
Câu 79: Một người có nhân phẩm là người thực hiện tốt các
A. việc làm vừa lòng mọi người. B. cách bảo vệ ý kiến của mình.
C. công việc được phân công. D. chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

10
Câu 80: Anh M bàn bạc với vợ về kế hoạch bán mảnh đất tích lũy của hai vợ chồng để
kinh doanh là thực hiện nguyên tắc nào dưới đây trong hôn nhân?
A. Thỏa thuận. B. Hòa nhập. C. Bình đẳng. D. Hợp tác.
Câu 81: Trường THPT Lương Ngọc Quyến vận động giáo viên, học sinh, phụ huynh ủng
xây dựng quỹ Thắp sáng ước mơ là việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong hoạt
động
A. môi trường. B. y tế. C. xã hội. D. kinh doanh.
Câu 82: Tình nghĩa gắn bó giữa vợ chồng, anh em được nhắc tới trong câu chuyện nào
sau đây?
A. Lạc long Quân và Âu Cơ. B. Mai An Tiêm.
C. Sự tích tràu cau. D. Trọng Thủy, Mị Châu.
Câu 83: Là Bí thư Đoàn thanh niên, bạn Q không những tham gia tích cực vào các hoạt
động tập thể và hoạt động do nhà trường tổ chức mà còn tích cực vận động bạn bè cùng
tham gia. Việc làm của bạn Q là biểu hiện của trách nhiệm nào dưới đây của thanh niên -
học sinh?
A. Sống hợp tác. B. Sống hòa nhập. C. Sống tử tế. D. Sống tích cực.
Câu 84: Phong tục nào sau đây thể hiện lối sống nhân nghĩa của dân tộc ta?
A. Ăn trầu. B. Thờ các anh hùng dân tộc.
C. Đi lễ chùa đầu năm. D. Xông đất đầu năm.
Câu 85: Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái lương tâm thanh thản?
A. Không giết mổ gia cầm.
B. Không vui với việc làm từ thiện của người khác.
C. Vui vẻ giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.
D. Thường xuyên ăn chay và đi lễ chùa.
Câu 86: Trong thời gian chờ quyết định li hôn với vợ là bà O (chủ một tiệm tạp hóa), cán
bộ Sở X là ông K bàn với nhân viên dưới quyền là chị S về chuyện tổ chức đám cưới.
Chị P (con gái bà O) do bị mẹ thúc ép nên chị P đã đến Sở X lăng nhục, xúc phạm chị S.
Hành vi của những ai dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội của người
Việt Nam?.
A. Bà O và chị P. B. Chị P và chị S.
C. Bà O và ông K. D. Ông K và chị S.
Câu 87: Cảm xúc vui sướng, hài lòng khi con người được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu
chân chính, lành mạnh được gọi là
A. hạnh phúc. B. vinh quang. C. thanh thản. D. vinh hạnh.
Câu 88: Câu tục ngữ nào sau đây không có ý nói về giá trị đạo đức?
A. Cái nết đánh chết cái đẹp. B. Đất có lề, quê có thói.
C. Uống nước nhớ nguồn. D. Nhường cơm sẻ áo.

11
Câu 89: Vì chị H thường xuyên bị ông M lãnh đạo cơ quan nhắc nhở vì hay viết bài đăng
lên mạng xã hội nói xấu đồng nghiệp, anh P (em trai chị H) là phóng viên đã viết bài
đăng báo xuyên tạc việc ông M có quan hệ tình cảm với cô thư ký riêng là chị O khiến
cho vợ và các con ông M rất bức xúc. Ông M đã nhờ chị T là chủ tịch công đoàn khuyên
chị H bảo em trai nên cải chính nội dung bài báo đó nhưng chị H từ chối. Những ai dưới
đây thực hiện chưa đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội của người Việt Nam?
A. Anh P, ông M và chị H. B. Anh P và ông M.
C. Anh P và chị H. D. Ông M và chị H.
Câu 90: Do nghi ngờ anh T bịa đặt nói xấu mình trong công ty nên chị M cùng đồng
nghiệp là anh K đã đưa tin đồn thất thiệt lên mạng xã hội về chuyện gia đình của vợ
chồng anh T khiến cuộc sống và uy tín của họ bị khủng hoảng. Biết chuyện nên em trai
anh T là Q cùng chị G là vợ anh T đã vào nhà anh K gây gổ và làm con anh K là cháu N
bị thương. Hành vi của những ai dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội
của người Việt Nam?
A. Anh K, anh Q và anh T. B. Chị M, anh K, anh T và Q.
C. Anh K, anh Q và chị G. D. Chị M, chị G, anh K và Q.

…………HẾT……….

12

You might also like