You are on page 1of 4

TUẦN 2 (0912079386- Ghi rõ họ tên, lớp)

Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu " X " vào phiếu trả lời.
Câu 1: Nữ bác học người Pháp gốc Ba Lan: Ma-ri Quy-ri, đã mấy lần đạt giải Nô-
ben?
A. Một. B. Hai C. Ba. D. Bốn.
Câu 2: Hai nhà khoa học - Ông bà Ma-ri Quy-ri, vui lòng sống túng thiếu và sẵn
sàng gửi biếu tài sản lớn nhất của mình là một gam Ra-đi (trị giá 100.000 đô la Mĩ
vào thời đó) để chữa bệnh ung thư cho mọi người, đồng thời kiên quyết từ chối sự
trợ cấp của Chính Phủ. Điều đó nói lên phẩm chất đạo đức gì?
A. Biết tôn trọng lẽ phải. B. Tự tin. C. Thật thà. D. Liêm
khiết.
Câu 3: Phương án nào thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn: "Sức mạnh
vĩ đại của cụ Hồ là ở chỗ Cụ vẫn sống như những người Việt Nam bình thường. Cụ
đã khước từ những ngôi nhà đồ sộ, những ngôi sao của các đại tướng. Cụ là một
người Việt Nam sống…"
A. Nghèo khổ. C. Trong sạch, liêm khiết.
B. Không biết hưởng thụ. D. Vì mọi người.
Câu 4: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống:
A. Trong sạch.
B. Không hám danh, hám lợi.
C. Không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Sống liêm khiết sẽ làm cho con người:
A. Thanh thản.
B. Nhận được sự quí trọng, tin cậy của mọi người.
C. Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
D. Thanh thản., nhận được sự quí trọng, tin cậy của mọi người. góp phần làm
cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
Câu 6: Liêm khiết đúng với hành vi nào sau đây:
A. Tham lam. C. Tham nhũng.
B. Tham ô. D. Không bao giờ nhận hối lộ
Câu 7*: Biểu hiện nào trái với hành vi liêm khiết:
A. Mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lao động của mình.
B. Không móc ngoặc, hối lộ.
C. Không làm ăn gian lận.
D. Luôn gọi ý để cấp dưới đem quà biếu tặng mình.
Câu 8*: Em đồng ý với việc làm nào sau đây:
A. Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm cho mình.
B. Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số gỗ để bán.
C. Chỉ làm việc khi thấy có lợi cho mình.
D. Là giám đốc, ông Tâm không bao giờ nhận quà biếu xén của mọi người
Câu 9**: Em sẽ chọn phương án nào để điền vào chỗ trống trong câu nói:
" Cần, kiệm, …, chính, chí công vô tư ".
A. Danh. B. Dân. C. Liêm. D. Ngôn.
Câu 10**: Muốn trở thành người liêm khiết, theo em cần rèn luyện những đức tính
nào dưới đây:
A. Kỉ luật. B. Trung thực.
C. Mình vì mọi người. D. Kỉ luật, trung thực, mình vì mọi
người.

TUẦN 3
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu " X " vào phiếu trả lời.
Câu 1: Tôn trọng người khác là:
A. Coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác.
B. Thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người.
C. Sự đánh giá, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. thể hiện
lối sống có văn hoá của mỗi người.
Câu 2: Biểu hiện không tôn trọng người khác là:
A. Luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác.
B. Kính trọng người trên, nhường nhịn trẻ nhỏ.
C. Không công kích, chê bai người khác khi họ có sở thích không giống mình.
D. Luôn công kích, chê bai người khác khi họ có sở thích không giống mình.
Câu 3: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Tôn trọng người khác là đồng tình, ủng hộ với những việc làm sai trái của họ.
B. Tôn trọng người khác là phải biết phê phán, đấu tranh với người khác khi họ sai.
C. Tôn trọng người khác là luôn lắng nghe ý kiến của mọi người
D. Không bắt nạt người yếu hơn mình
Câu 4: Người biết tôn trọng người khác là:
A. Biết sống tự trọng.
B.Không xúc phạm làm mất danh dự người khác.
C. Biết tôn trọng mình.
D.Biết sống tự trọng,.biết tôn trọng mình. không xúc phạm làm mất danh dự người
khác.
Câu 5: Tôn trọng người khác:
A. Tùy nơi. C. Tùy lúc.
B. Tùy người. D. Mọi nơi, mọi lúc, mọi người.
Câu 6: Tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đối với:
A. Tất cả mọi người. C. Mọi lúc.
B. Mọi nơi D.Tất cả mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc
Câu 7*: Tôn trọng người khác phải thể hiện:
A. Trong suy nghĩ. C. Trong hành động.
B. Trong lời nói. D. Cả trong suy nghĩ, lời nói và hành động.
Câu 8*: Hành vi nào không thể hiện sự tôn trọng người khác:
A. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.
B. Nói chuyện riêng, làm việc riêng, đùa nghịch trong giờ học.
C. Lắng nghe ý kiến của mọi người.
D. Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh.
Câu 9**: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây:
A. Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình.
B. Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác.
C. Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình.
D. Tôn trọng người khác sẽ được mọi người tôn trọng
Câu 10**: Em hiểu câu ca dao: "Khó mà biết lẽ, biết lời biết ăn, biết ở hơn người giàu
sang "
Có nội dung ý nghĩa như thế nào?
A. Trong cuộc sống cần biết phải trái đúng sai.
B. Trong cuộc sống cần biết cư xử đúng mực.
C. Trong cuộc sống cần coi trọng sự giàu sang.
D. Nghèo khó mà biết phân biệt đúng sai, biết nói năng đúng mực, biết ăn ở và cư xử
phải phép thì vẫn hơn những kẻ giàu sang không biết những điều đó.

TUẦN 4
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu " X " vào phiếu trả lời.
Câu 1: Bản chất của giữ chữ tín là:
A. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình C. Biết tin nhau.
B. Biết trọng lời hứa
D. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa, biết tin nhau.
Câu 2: Biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín là giữ lời hứa:
A. Đúng B. Sai C. Vừa đúng, vừa sai.
D. Gần đúng vì giữ chữ tín không chỉ giữ lời hứa, mà còn thể hiện ở ý thức và
quyết tâm thực hiện lời hứa .
Câu 3: Biết giữ chữ tín sẽ có ý nghĩa như thế nào với bản thân, trong quan hệ xã hội và
trong quan hệ hợp tác kinh doanh?
A. Sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình.
B. Sẽ giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
C. Sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình..Sẽ giúp mọi
người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
Câu 4: Giữ chữ tín chỉ cần trong quan hệ hợp tác kinh doanh mà không cần cho các
mối quan hệ khác:
A. Đúng. B. Sai. C. Gần đúng .
Câu 5: Việc Bác Hồ sau 2 năm đi công tác về vẫn nhớ mua vòng bạc cho một em bé ở
Pác Bó để làm quà cho em (vì em đòi), đã nói lên phẩm chất gì?
A. Tôn trọng lẽ phải. C. Giữ chữ tín.
B. Liêm khiết. D. Tôn trọng kỉ luật.
Câu 6: Muốn giữ chữ tín - giữ được lòng tin với mọi người, cần:
A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.
B. Giữ đúng lời hứa, đúng hẹn.
C. Không làm việc qua loa, đại khái.
D. Làm tốt nhiệm vụ của mình,.giữ đúng lời hứa, làm việc chất lượng, hiệu quả.
Câu 7*: Vì Minh hứa giúp đỡ bạn học tập tiến bộ nên bài tập nào bạn không làm được
Minh cũng đều làm hộ và đưa cho bạn chép. Việc làm đó của Minh chứng tỏ Minh là
người:
A. Rất thương bạn. C. Chưa hiểu đúng về chữ tín. B. Biết giữ lời hứa.
Câu 8*: Người học sinh cần giữ chữ tín ở:
A. Gia đình. C. Ngoài xã hội.
B. Trường, lớp. D. Gia đình, trường lớp, ngoài xã hội.
Câu 9**: Người học sinh cần giữ chữ tín với:
A. Bố mẹ, anh em. C. Mọi người.
B. Thầy cô, bè bạn. D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 10**: Em thấy ý kiến nào đúng nào trước tình huống: Bố Quân hứa đến sinh nhật
Quân sẽ đưa Quân đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không
thực hiện được lời hứa của mình.
A. Bố Quân là người không giữ chữ tín.
B. Bố Quân không thương con.
C . Bố Quân coi trọng công viêc hơn con mình
D. Vì nhiệm vụ, bố Quân tạm gác lời hưá với con, chăc chăn bố Quân sẽ đền bù cho
Quân vào dịp khác.

You might also like