You are on page 1of 11

Câu 1: Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao

đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với
nhau.
a. Trần Trọng Thủy
b. Ngô Công Hoàn
c. Nguyễn Quang Uẩn
d. A.A.Leeonchev
Câu 2: Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ đảm bảo sự
tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các mối quan
hệ xã hội và nhân cách.
a. Nguyễn Quang Uẩn
b. A.A.Leeonchev
c. Trần Trọng Thủy
d. Ngô Công Hoàn
1,3,Câu 3: Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con
người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các trao đổi thông tin,
hiểu biết, rung cảm và tác động quan lại.
a. Nguyễn Quang Uẩn
b. Ngô Công Hoàn
c. Trần Trọng Thủy
d. A.A.Leeonchev
Câu 4: Giao tiếp của con người là một quá trình có chủ định, có ý thức hay không có ý
thức và trong đó các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trong các thông điệp bằng ngôn
ngữ hoặc phi ngôn ngữ là của tác giả:
A.Trần Trọng Thủy
B. Ngô Công Hoàn
C. Nguyễn Quang Uẩn
D. A.A.Leeonchev
Câu 5: Dựa vào phương tiện giao tiếp có:
a. Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp
b. Giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
c. Giao tiếp chính thức và không chính thức
d. Tất cả các ý trên.
Câu 6: Dựa vào khoảng cách giao tiếp có:
a. Giao tiếp chính thức và không chính thức
b. Giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
c. Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp
d. Tất cả các ý trên.
Câu 7: Dựa vào tính chất cuộc giao tiếp có:
a. Giao tiếp chính thức và không chính thức
b. Giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
c. Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp
d. Tất cả các ý trên.
Câu 7. Dựa vào số người tham dự cuộc giao tiếp có:
A. Giao tiếp cá nhân – cá nhân
B. Giao tiếp cá nhân – nhóm
C. Giao tiếp nhóm – nhóm
D. Tất cả các ý trên
Câu 8: Đối với cá nhân giao tiếp có vai trò:
A. Là điều kiện để tâm lý, nhân cách phát triển bình thường
B. Qua giao tiếp, nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là phẩm chất đạo đức.
C. Giao tiếp thoả mãn nhiều nhu cầu của con người
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9: Trong các chức năng sau đây chức năng nào không phải là chức năng của giao
tiếp.
A. Chức năng phối hợp hành động
B. Chức năng thông tin
C. Chức năng tư duy
D. Chức năng điều chỉnh hành vi
1Câu 10: Nguyên tắc tôn trọng đối tượng trong giao tiếp là:
A. Biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp
B. Tìm hiểu những thông tin về đối tượng qua nhiều kênh thông tin khác nhau
C. Thể hiện đạo đức của người tham gia giao tiếp
D. Tôn trọng phẩm giá, tâm tư nguyện vọng của đối tượng giao tiếp, không ép buộc nhau
bằng cường quyền, uy lực.
Câu 11: Nguyên tắc làm chủ bản thân trong giao tiếp là:
A. Biết đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của mình
B. Biết điều khiển được trạng thái tâm lý, hành vi cử chỉ, ngôn ngữ của mình
C. Không để cho những xúc cảm tiêu cực ảnh hưởng đến sự tiếp xúc.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 12. Biết đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của mình, điều khiển được trạng thái tâm
lý, hành vi cử chỉ, ngôn ngữ của mình, chủ động trong giao tiếp là nguyên tắc:
A. Nguyên tắc hiểu người qua giao tiếp
B. Nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp
C. Nguyên tắc làm chủ bản thân
D. Nguyên tắc đảm bảo chữ tín trong giao tiếp.
1,3Câu 13: Trong giao tiếp với người khác luôn thể hiện ở sự tin tưởng, luôn luôn nghĩ
tốt về họ và công bằng trong nhận xét, đánh giá là nguyên tắc
a. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp
b. Nguyên tắc thiện chí trong giao tiếp
c. Nguyên tắc làm chủ bản thân
d. Nguyên tắc đảm bảo chữ tín trong giao tiếp.
2, 4Câu 14: “Biết người, biết ta thì mới trăm trận trăm thắng” là nguyên tắc:
A. Nguyên tắc hiểu người qua giao tiếp
B. Nguyên tắc thiện chí trong giao tiếp
C. Nguyên tắc làm chủ bản thân
D. Nguyên tắc đảm bảo chữ tín trong giao tiếp.
Câu 15: Biết lắng nghe ý kiến của đối tượng giao tiếp, thể hiện thái độ ân cần, niềm nở,
hành vi giao tiếp có văn hóa là nguyên tắc:
A. Nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp
B. Nguyên tắc làm chủ bản thân
C. Nguyên tắc đảm bảo chữ tín trong giao tiếp
D. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp
Câu 16: Biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp, biết sống trong niềm
vui và nỗi buồn của họ là nguyên tắc:
A. Nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp
B. Nguyên tắc thiện chí trong giao tiếp
C. Nguyên tắc làm chủ bản thân
D. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp
Câu 17: Làm thế nào để tạo lập mối quan hệ tốt trong giao tiếp?
a. Trò chuyện, quan tâm đến nhau
b. Tạo nên giá trị
c. Giữ lời hứa
d. Tất cả các ý trên.
Câu 18. Để truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp hiệu quả, kênh nào sau
đây chiếm vai trò quan trọng nhất?
a. Nội dung thông điệp
b. Giọng nói
c. Hình ảnh và cử chỉ
Câu 19. Theo bạn kỹ năng giao tiếp tốt sẽ quyết định bao nhiêu sự thành công của bạn
trong công việc và cuộc sống?
a. 25%
b. 55%
c. 85%
d. 75%
Câu 17: Ưu điểm của lối nói thẳng trong giao tiếp:
a. Lối nói thẳng thường được dùng trong giao tiếp với người thân trong gia đình hay bạn
bè thân thuộc
b. Giúp tiết kiệm được thời gian, thông tin đảm bảo được tính chính xác đối tượng nhanh
chóng hiểu được ý của người nói.
c. Làm cho người nghe cảm thấy khó chịu vì thiếu tế nhị
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 18: Trong giao tiếp, nhiều khi có những điều muốn nói nhưng không tiện nói ra và ta
thường phải dùng lối nói:
A. Lối nói thẳng
B. Lối nói mỉa mai, châm chọc
C. Lối nói lịch sự
D. Lối nói ẩn ý
Câu 19: Lối nói đem lại sự tổn thương cho người nghe là:
A. Lối nói thẳng
B. Lối nói mỉa mai, châm chọc
C. Lối nói lịch sự
D. Lối nói ẩn ý
Câu 20: Làm cho người nghe cảm thấy khó chịu vì thiếu tế nhị
A. Lối nói thẳng
B. Lối nói mỉa mai, châm chọc
C. Lối nói lịch sự
B. Lối nói ẩn ý
Câu 21: Trong giao tiếp người ta thường sử dụng ngôn ngữ tình thái với các động từ, tính
từ, mệnh đề tình thái làm cho các ý nghĩ, thái độ được biểu lộ một cách nhã nhặn, lịch
thiệp là lối nói:
A. Lối nói thẳng
B. Lối nói mỉa mai, châm chọc
C. Lối nói lịch sự
D. Lối nói ẩn ý
Câu 22: Phong cách giao tiếp dân chủ là phong cách:
A. Bình đẳng, gần gũi, thoải mái
B.Tôn trọng đối tượng giao tiếp, chú ý đến đặc điểm tâm lý cá nhân của họ
C Lắng nghe đối tượng giao tiếp
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
4,1Câu 23: Phong cách giao tiếp làm cho đối tượng giao tiếp cảm thấy thoả mái, yên tâm,
tự tin, giúp họ phát huy được tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong công việc.
A. Phong cách giao tiếp độc đoán
B. Phong cách giao tiếp dân chủ
C. Phong cách giao tiếp tự do
D. Phong cách giao tiếp thụ động
2Câu 24: Phong cách giao tiếp thường đề cao nguyên tắc, đòi hỏi ranh giới phải được tôn
trọng là:
A. Phong cách giao tiếp độc đoán
B. Phong cách giao tiếp dân chủ
C. Phong cách giao tiếp tự do
D. Phong cách giao tiếp thục động
Câu 25: Phong cách làm cho đối tượng giao tiếp cảm thấy thoải mái, được tôn trọng, do
đó phát huy được tính tích cực của họ, đặc biệt là với những người có ý thức tự giác cao.
A. Phong cách giao tiếp độc đoán
B. Phong cách giao tiếp dân chủ
C. Phong cách giao tiếp tự do
D. Phong cách giao tiếp thục động.
Câu 26: Kỹ năng giao tiếp là:
A. Khả năng nhận biết nhanh chóng, chính xác đặc điểm tâm lý của đối tượng giao tiếp
B. Biết sử dụng những công cụ giao tiếp một cách hợp lý để điều khiển quá trình giao
tiếp
C. Biết xử lý tình huống khéo léo trong những hoàn cảnh khác nhau nhằm đạt được mục
đích giao tiếp.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 27: Để rèn luyện các kỹ năng định hướng trong giao tiếp cần:
A. Hiểu rõ về các biểu hiện bên ngoài về “ngôn ngữ của cơ thể” mà nó nói lên cái tâm lý
bên trong của họ.
B. Rèn luyện khả năng quan sát con người.
C. Biết tích lũy kinh nghiệm trong quá trình sống.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 28: Theo ..............trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, con người dùng 42,1% tổng số thời
gian cho việc nghe, 31,9% cho việc nói, 15% cho việc đọc và 11% cho việc viết.
A. D. Torrington
B. Nguyễn Quang Uẩn
C. Paul Tory Rankin
D. A.A.Leeonchev
Câu 29: Lợi ích của lắng nghe trong giao tiếp là:
A. Thu thập được nhiều thông tin
B. Hạn chế được những sai lầm trong giao tiếp
C. Giúp giải quyết được nhiều vấn đề:
D. Tất cả các ý trên.
Câu 30: Căn cứ vào đối tượng thông tin mà ta tiếp nhận, có thể chia lắng nghe thành
............. mức độ.
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 31: Người nghe đang suy nghĩ đến một vấn đề khác, nhưng lại tỏ vẻ chú ý đến câu
chuyện của người nói để an ủi họ là:
a. Nghe có chọn lọc
b. Nghe chăm chú
c. Giả vờ nghe
d. Nghe thấu cảm
Câu 32: Tập trung toàn bộ sự chú ý vào người đối thoại để cố gắng hiểu họ là
A. Nghe có chọn lọc
B. Nghe chăm chú
C. Giả vờ nghe
D. Nghe thấu cảm
3Câu 33: Chỉ nghe phần mà mình quan tâm là:
A. Nghe có chọn lọc
B. Nghe chăm chú
C. Giả vờ nghe
D. Nghe thấu cảm
Câu 34: Người nghe không những chăm chú nghe mà còn đặt mình vào vị trí của người
nói để hiểu được họ có cảm nghĩ gì là:
A. Nghe có chọn lọc
B. Nghe chăm chú
C. Giả vờ nghe
D. Nghe thấu cảm
Câu 35: Những yếu tố cản trở việc lắng nghe
A. Tốc độ tư duy
B. Sự phức tạp của vấn đề
C. Những thành kiến, định kiến tiêu cực
D. Tất cả các ý trên.
Câu 36: Phản hồi trong giao tiếp mang lại những lợi ích sau:
A. Thể hiện sự quan tâm, tôn trọng lẫn nhau trong giao tiếp.
B. Giúp chúng ta hiểu rõ, hiểu chính xác những gì đối tác muốn trao đổi.
C. Giúp chúng ta thu thập được nhiều thông tin hơn
D. Tất cả các ý trên.
Câu 37: Kĩ năng mà đưa ra tình tiết, sự kiện, phân tích, giải thích làm cho người khác
thấy đúng, thấy hay mà tin theo, làm theo là:
A. Kỹ năng lắng nghe
B. Kỹ năng thuyết trình
C. Kỹ năng thuyết phục
D. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
câu 38: Để tạo được ấn tượng tốt đẹp với đối tác giao tiếp ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên,
chúng ta cần phải:
A. Chuẩn bị chu đáo cho cuộc hẹn
B. Luôn đúng giờ, thể hiện mình sao cho phù hợp.
C. Bình tĩnh và tự tin và luôn cười thật tươi
D. Tất cả các ý trên.
Câu 39. Theo bạn kỹ năng giao tiếp tốt sẽ quyết định bao nhiêu sự thành công của bạn
trong công việc và cuộc sống?
a. 25%
b. 55%
c. 85%
d. 75%
Câu 40. Để tạo ra một thông điệp hiệu quả, bạn sẽ làm theo hướng dẫn nào sau đây?
A. Sử dụng tiếng lóng
B. Sử dụng biệt ngữ và từ địa phương
C. Lựa chọn từ phù hợp, dễ hiểu
D. Dùng ngôn từ khó hiểu
Câu 41. Tại sao khi giao tiếp bạn nên tập trung vào ngôn ngữ hành vi và các biểu hiện
của cơ thể?
a. Ngôn ngữ hành vi phụ thuộc vào văn hóa
b. Rất ít thông điệp được truyền đạt qua hành vi
c. Ngôn ngữ hành vi thường khó hiểu
d. Cử chỉ và hành vi truyền đạt thông điệp quan trọng
Câu 42. Giai đoạn giải mã thông điệp diễn ra khi nào?
A. Khi người nghe tiếp nhận thông tin.
B. Khi bạn diễn đạt suy nghĩ và ý tưởng của mình.
C. Khi các thông tin được truyền tải đi
D. Khi người nghe lý giải thông tin
Câu 43. Để giao tiếp hiệu quả, chúng ta thường………
a. Tránh những những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện đi vào những vấn đề
quan trọng hơn.
b. Tránh né việc mở đầu một cuộc trò chuyện
c. Mở đầu cuộc trò chuyện bằng việc bàn về những sự kiện trong ngày hoặc những câu
chuyện nhỏ.
Câu 44. Giao tiếp trực tiếp có những lợi ích gì hơn so với giao tiếp qua điện thoại?
A. Những thông tin phức tạp được truyền tải chính xác hơn
B. Thông tin được truyền tải tại một thời điểm và không gian cụ thể.
C. Người giao tiếp không bị mất tập trung.
D. Tất cả đều đúng
Câu 45.Cách tốt nhất để kiểm tra xem thông tin có được hiểu đúng nghĩa không là?
A. Quan sát ngôn ngữ cơ thể của người nghe.
B. Chỉ khi nào người nghe đặt câu hỏi, bạn mới biết họ hiểu bạn.
C. Đặt các câu hỏi mở cho người nghe
D. Hỏi người nghe xem họ có hiểu bạn không.
Câu 46. Khi nào thì giao tiếp bằng văn bản phù hợp hơn giao tiếp trực tiếp?
A. Khi bạn muốn trình bày một ý tưởng phức tạp.
B. Khi bạn muốn tránh nói chuyện với ai đó.
C. Khi bạn muốn đưa ra nhiều câu hỏi.
D. Khi bạn muốn nhanh chóng nhận được ý kiến trả lời về một vấn đề
Câu 47. Những hình thức căn bản của truyền thông giao tiếp bao gồm:
A. Truyền thông giao tiếp không lời
B. Truyền thông giao tiếp bằng lời
C. Truyền thông giao tiếp không lời và bằng lời
D. Tất cả các ý trên
Câu 48. Truyền thông giao tiếp không lời khác với giao tiếp bằng lời:
A. Dễ học
B. Cấu trúc không chặt, tự phát và vô ý thức
C. Không tự phát
D. Ý thức được
Câu 49: Bản chất của lắng nghe và thấu hiểu là gì?
A. Xen vào câu chuyện của người khác những lời cảm thán như “Vâng”, “À há”, “Hay
đấy!”
B. Nghe bằng tai, bằng mắt và cả con tim
C. Tập trung toàn bộ vào những lời người khác đang nói
D. Chỉ nghe một phần của cuộc đối thoại.
Câu 50. Những điều gì nên làm để lắng nghe hiệu quả?
A. Nghe đầy đủ
B. Có ngôn ngữ cử chỉ phù hợp
C. Lắng nghe bằng trái tim
D.Tất cả các ý trên.
Câu 51: Hậu quả của việc không lắng nghe là :
A. Không nắm được thông tin, lãng phí thời gian của mình và của mọi người
B.Hiểu sai vấn đề
C. Không tiếp thu được hoặc tiếp thu được rất ít những thông tin mới
D.Tất cả các ý trên.
1Câu 52: Để thuyết phục hiệu quả cần đảm bảo những yêu cầu nào dưới đây
A. Ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, phù hợp đối tượng
B. Nhấn mạnh đến quyền lợi, lợi ích của đối tượng
C.Tạo sự tin tưởng, hòa đồng với đối tượng
D.Tất cả các ý trên.
Câu 53. Để thuyết phục hiệu quả cần tuận thủ qui trình nào dưới đây
A.Tìm điểm tương đồng - tăng sức thuyết phục- tăng sự thú vị
B.Tạo sự thích thú - chọn đúng thời điểm - khơi gợi tính tư lợi
C.Tạo sự tin tưởng - tạo sự thích thú- tăng sức thuyết phục.
D.Tạo sự tin tưởng - tạo sự nhất trí-Tâng bốc có chiến lược.
Câu 54. Theo bạn nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật thuyết phục là:
A. Chú ý đến nhu cầu, thói quen, sở thích của đối tượng
B. Chân thành và chú ý đến giá trị mà đối tượng quan tâm đến.
C. Chú ý đến giá trị mà đối tượng quan tâm đến
D. Chân thành và đáp ứng mọi nhu cầu của đối tượng.
Câu 55. Bạn nên tuân theo những chỉ dẫn nào sau đây khi truyền tải thông tin?
A. Giải thích lý do thông tin này đóng vai trò quan trọng đối với bạn.
B. Giải thích các thông tin cần thiết để tạo ra một ngữ cảnh cụ thể cho nội dung.
C.Trình bày khái quát nội dung thông tin.
D.Tất cả các ý trên.
Câu 56. Đâu là những hình thức và dấu hiệu biểu hiện của ngữ điệu trong giao tiếp?
A. Những biểu hiện trên khuôn mặt.
B. Những biến đổi của âm điệu.
C.Những cử động của tay.
D.Tất cả các ý trên.
Câu 57. Để kết thúc 1 cuộc trò chuyện
A. Bạn thường chỉ bỏ đi
B. Bạn bắt đầu trông thiếu kiên nhẫn và hy vọng người đó sẽ gợi ý
C. Bạn kết thúc những vấn đề trên với một sự phát biểu đóng.
D.Tất cả các ý trên.
Câu 58. Theo bạn các yếu tố nào sau đây sẽ quyết định đến sự thành công của bạn trong
quá trình giao tiếp?
A. Sự khéo léo trong xử lý tình huống giao tiếp
B. Thông điệp truyền tải rõ ràng
C. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả
D.Tất cả các ý trên.
Câu 59: Những người biết điều hành doanh nghiệp thì thường dành nhiều thời gian giao
tiếp của mình vào việc
A. Lắng nghe
B. Nói
C. Đọc
D. Viết
Câu 60: Cách tốt nhất để chuẩn bị cho một cuộc giao tiếp qua điện thoại là gì?
A. Nghĩ trước một vài câu hỏi người giao tiếp có thể sẽ hỏi.
B. Nghĩ trước hoặc chuẩn bị trước nội dung cuộc gọi.
C. Không chuẩn bị gì cả.
C.Tất cả các ý trên.
4Câu 61: .Ưu điểm của việc giao tiếp qua điện thoại là gì?
A. Bạn có thể tránh việc gặp mặt trực tiếp
B. Bạn có khả năng tiếp cận với nhiều người chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
C. Bạn có thể tiết kiệm được thời gian và công sức đi lại.
D.Tất cả các ý trên.
Câu 62: Bạn cần bao nhiêu giây để có thể thu hút sự chú ý của người nghe bằng giọng nói
và ngôn từ của bạn khi giao tiếp qua điện thoại?
A. 3 giây
B. 4 giây
C. 5 giây
D. 6 giây
2Câu 63: Kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ giúp bạn điều gì trong quá trình giao tiếp?
A. Giúp bạn thấu hiểu thông điệp một cách trọn vẹn và chủ động hơn trong giao tiếp
B. Khiến người nghe nghĩ rằng bạn hiểu những gì họ đang nói
C. Giúp bạn gây ấn tượng với mọi người nhờ kiến thức sâu rộng của mình.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 64: Theo bạn đâu là tư thế ngồi thể hiện bạn là người lắng nghe chuyên nghiệp?
A. Mắt nhìn thẳng, người ngả về phía trước
B. Mắt nhìn thẳng, tay để trên bàn
C. Mắt nhìn thẳng, lưng tựa vào ghế, chân vắt chéo
D. Mắt nhìn thẳng, người hướng về phía trước, tay để trên bàn, đầu gật theo lời kể.
Câu 65. Khi bạn có những ý kiến phản đối hay lời phê bình trước một vấn đề
A. Bạn đưa ra những lời nhận xét khả quan trước sau đó mới nêu phần hạn chế
B. Bạn chẳng nói gì cả.
C.Phê bình những hạn chế của vấn đề
D.Tất cả các ý trên.
Câu 66: Khi nhận được những ý kiến phản hồi tiêu cực, bạn sẽ:
A. Nổi giận và bảo vệ quan điểm của mình.
B. Phủ nhận vấn đề, xin lỗi hoặc biện hộ cho sự thiếu hiểu biết của mình.
C. Ghi nhận và tìm cách cải thiện vấn đề.
D.Tất cả các ý trên.
Câu 67. Khi bạn nhận được ý kiến phản đối từ người khác, bạn sẽ:
A. Đơn giản bạn chỉ nói với họ rằng bạn đã làm đúng.
B.Tập trung vào những điều bạn không thích ở họ.
C. Quan tâm đến những gì họ nói và xin lời khuyên từ họ
D.Tất cả các ý trên.
Câu 68 Để cuộc giao tiếp diễn ra thành công chúng ta thường chia quá trình giao tiếp
thành ..….giai đoạn.
A. 2
B. 5
C. 6
D. 4
Câu 69. Nội dung của ngôn ngữ là:
A. Là nghĩa của từ mà chúng ta nói hay viết,
B. Là ý mà chúng ta muốn chuyển đến người nghe hay đọc
C. Là nghĩa của từ mà chúng ta nói hay viết, ý mà chúng ta muốn chuyển đến người nghe
hay đọc.
D.Tất cả các ý trên.
Câu 70. Trong giao tiếp các phương tiện phi ngôn ngữ chiếm …… hiệu quả giao tiếp.
A. 60%
B. 50%
C. 80%
D. 70%
Câu 71. Đôi mắt là cửa ngõ của tâm hồn, nó thể hiện nhiều thông tin khác nhau của của
đời sống nội tâm chủ thể giao tiếp. Để giao tiếp bằng mắt có hiệu quả cần chú ý:
A. Không nhìn chăm chú vào người khác
B. Không nhìn người khác với ánh mắt coi thường, diễu cợt hoặc không thèm để ý
C. Không đảo mắt hoặc đưa mắt liếc nhìn một cách vụng trộm
D. Tất cả các ý trên.
Câu 72 Tư thế đi nhanh và nhẹ nhàng, đầu ngẩng cao, ngực hơi ưỡn ra phía trước một
chút chứng tỏ là người:
A. Năng động, tự tin, giàu nghị lực
B. Tất bật, vất vả
C. Hay nghi ngại, thiếu tự tin
D. Nhàn rỗi không có việc gì để giải quyết.
Câu 73. Kỹ năng định hướng gồm:
A. Định hướng trước khi tiếp xúc
B. Định hướng trước khi tiếp xúc và định hướng trong quá trình tiếp xúc với đối tượng.
C. Định hướng trong quá trình tiếp xúc với đối tượng.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 74. Lắng nghe là một quá trình bao gồm…….. hoạt động liên quan với nhau, xảy ra
theo một chuỗi liên tiếp.
A. 6
B. 8
C. 5
D. 4
Câu 75. Căn cứ vào đối tượng thông tin mà ta tiếp nhận, có các mức độ lắng nghe sau:
A. Lắng nghe thông tin, ý kiến
B. Lắng nghe xúc cảm, tình cảm
C. Lắng nghe động cơ
D. Tất cả các ý trên.

You might also like