You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 Tuần 31

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG Môn: GDCD - Lớp 10


Thời gian làm bài: 45 phút

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 Tuần 31
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG Môn: GDCD - Lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
ĐỀ GỐC 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu, 7 điểm)


Câu 1: Việc làm nào sau đây là hành vi đạo đức?
  A. Giúp người vì mục đích vụ lợi.
  B. Nhường ghế ngồi cho phụ nữ mang thai.
  C. Đánh người gây thương tích.
  D. Cho vay nặng lãi.
Câu 2: Hành vi vi phạm đạo đức sẽ bị xã hội
  A. cưỡng chế. B. lên án. C. xử phạt. D. xét xử.
Câu 3: Đạo đức và pháp luật đều là
  A. hệ thống quy tắc xử sự chung.
  B. các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành.
  C. các quy tắc ứng xử do chính phủ ban hành.
  D. văn bản do nhà nước ban hành có tính quyền lực bắt buộc chung.
Câu 4: Đạo đức là phạm trù
  A. thay đổi theo thời gian, không gian.
  B. thay đổi theo từng thời kỳ, từng xã hội và từng quốc gia, dân tộc.
  C. chỉ thay đổi theo không gian.
  D. các quốc gia, dân tộc khác nhau thì sẽ có nền đạo đức giống nhau.
Câu 5: Thấy hoàn cảnh anh B khó khăn, anh A không giúp đỡ mà còn thường xuyên chế giễu anh B vì
nghèo khó. Hành vi của anh A là
  A. Vi phạm pháp luật.
  B. Vi phạm đạo đức.
  C. Không vi phạm pháp luật.
  D. không vi phạm đạo đức và không vi phạm pháp luật.
Câu 6: Để trờ thành người có đạo đức chúng ta cần
  A. tự giác thực hiện đạo đức tiến bộ, từ thói quen đạo đức thành hành vi đạo đức.
  B. chỉ cần không vi phạm pháp luật, ngoài ra không cần phải quan tâm người khác.
  C. giúp đỡ người khác khi được yêu cầu, không ai yêu cầu thì không cần giúp đỡ.
  D. chỉ cần học tập tốt, không cần phải tham gia các hoạt động chung của cộng đồng, xã hội.
Câu 7: Quan điểm nào dưới đây đúng về vai trò của đạo đức đối với cá nhân?
  A. Nền tảng của sự hạnh phúc.
  B. Giúp con người có ý thức và năng lực sống thiện.
  C. Củng cố và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
  D. Tăng cường tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
Câu 8: Nếu xã hội là cơ thể sống thì đạo đức được xem là
  A. tinh thần của cơ thể sống. B. sức khỏe của cơ thể sống.
  C. giá trị của cơ thể sống. D. trái tim của cơ thể sống.
Câu 9: Nhận định nào sau đây sai về vai trò của đạo đức đối với xã hội?
  A. Xã hội vẫn phát triển tốt dù các giá trị đạo đức không được coi trọng.
  B. Xã hội sẽ không thể ổn định nếu con người thiếu đạo đức.
  C. Xã hội không thể phát triển nếu các giá trị đạo đức bị xem nhẹ.
  D. Xã hội sẽ đổ vỡ nếu con người không tôn trọng các giá trị đạo đức.
Câu 10: Bạn K trên đường về nhà do không thấy cảnh sát giao thông nên đã điều khiển xe vượt đèn đỏ.
Hành vi của K là hành vi
  A. vi phạm pháp luật. B. đúng đắn. C. phù hợp. D. chỉ vi phạm đạo đức.
Câu 11: Quan điểm nào sau đây đúng về đạo đức và tài năng?
  A. Chỉ có tài năng mới được coi trọng, để đánh giá một người ta chỉ nên nhìn nhận tài năng.
  B. Cả hai yếu tố đều được coi trọng và duy chỉ có tài mới cần được giữ gìn, phát huy.
  C. Đạo đức và tài năng đều được coi trọng, đạo đức luôn là gốc của mỗi con người.
  D. Đạo đức và tài năng đều không quan trọng, không cần phải rèn luyện tài năng và đạo đức.
Câu 12: Gia đình của bạn H có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ bạn H đã ly thân, H tâm sự rằng muốn bỏ nhà
ra đi vì cảm thấy gia đình không còn là nơi đáng để sống, nếu là bạn của H em sẽ chọn cách ứng xử nào
dưới đây cho phù hợp?
  A. Ủng hộ suy nghĩ của H vì gia đình H khó khăn nên H phải đi tìm cuộc sống mới.
  B. Đăng sự việc của H lên mạng xã hội để kể cho mọi người cùng biết.
  C. Không quan tâm vì đó là việc riêng của H không liên quan đến bản thân mình.
  D. Khuyên H nên bỏ ý định bỏ nhà ra đi mà phải cố gắng học tập tốt và vượt qua khó khăn.
Câu 13: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi cho phù hợp với yêu cầu lợi ích chung của cộng
đồng, xã hội, là nội dung của khái niệm
  A. lương tâm. B. nghĩa vụ. C. danh dự. D. nhân phẩm.
Câu 14: Nghĩa vụ là
  A. trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.
  B. toàn bộ những phẩm chất của mỗi con người có được trong xã hội.
  C. năng lực tự hoàn thiện và đánh giá bản thân thông qua suy nghĩ và hành động.
  D. năng lực tự nhận thức những ưu điểm và hạn chế của bản thân trong nhận thức.
Câu 15: Bạn A mất quyền sách, có người nói là do B lấy nhưng A cho rằng không có chứng cớ thì không
thể nghi ngờ người khác được. Bạn A là người có
  A. giá trị. B. lương tâm. C. tự ái. D. danh dự.
Câu 16: Hành vi nào sau đây biểu hiện người vô lương tâm?
  A. Ông A tham ô của công, chiếm đoạt tài sản của nhà nước.
  B. Anh K hối hận vì đã nghi ngờ anh C lấy điện thoại của mình.
  C. Bạn P hài lòng khi giúp đỡ người khác lúc khó khăn.
  D. Chị X làm thêm giờ để hoàn thành công việc được giao.
Câu 17: Chị K bốn năm liên tục là chiến sĩ thi đua cơ sở, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ trong công ty
noi theo, thường ngày chị còn ân cần hướng dẫn bạn bè, đồng nghiệp trong công việc nên được mọi người
yêu mến. Chị K là người có
  A. trách nhiệm. B. năng động. C. danh dự. D. sáng tạo.
Câu 18: Bạn B nhặt được cái ví trong đó có rất nhiều tiền và giấy tờ quan trọng, B đã đem nộp cho các
chú công an phường và được các chú tuyên dương là học sinh gương mẫu. B là người có
  A. nhân phẩm. B. trách nhiệm. C. nhiệm vụ. D. nhân ái.
Câu 19: Biểu hiện nào sau đây là người có lòng tự trọng?
  A. Có nhu cầu vật chất không lành mạnh.
  B. Không thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
  C. Có nhu cầu tinh thần cao hơn so với người khác.
  D. Tuân thủ đạo đức tiến bộ của xã hội.
Câu 20: Người tự ái sẽ có được điều gì sau đây?
  A. Dễ rơi vào sai lầm. B. Gặp thuận lợi trong công việc.
  C. Sáng suốt trong cuộc sống. D. Có thêm niềm vui trong cuộc sống.
Câu 21: Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, cũng như đạt được hạnh phúc đời sống của con người cần
được đáp ứng các nhu cầu nào sau đây?
  A. vật chất và tinh thần. B. đáp ứng về mặt của cải vật chất.
  C. mức sống từng người trong xã hội. D. nhu cầu học tập của mỗi cá nhân.
Câu 22: Bạn K đang làm bài tập ở nhà thì bạn C đến rủ đi chơi game, K từ chối vì lý do đang làm bài tập,
nhưng C nhất quyết rủ cho bằng được K và hứa rằng sẽ mang vở bài tập của mình cho K mượn, nếu là
bạn của K và C em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây?
  A. Im lặng để cho K đi chơi với C và xem như không có chuyện gì.
  B. Khuyên K không nên chơi với C nữa vì C là bạn xấu.
  C. Nhắc nhở, động viên C không nên làm như thế, việc làm của C không đúng.
  D. Tán thành việc làm của C vì C đã giúp đỡ bạn K trong lúc khó khăn.
Câu 23: Để trở thành người nhân phẩm, học sinh chúng ta cần phải làm gì?
  A. Tự giác rèn luyện tác phong, đạo đức của bản thân.
  B. Chỉ thực hiện một số chuẩn mực đạo đức mà mình cho là cần thiết và hợp lý.
  C. Chú trọng phê phán người khác mà không cần phải giúp đỡ họ khắc phục khuyết điểm, hạn chế.
  D. Chỉ cần thực hiện tốt các nhiệm vụ của bản thân, không quan tâm đến lợi ích của người khác.
Câu 24: “Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng
khó”. Câu nói này Bác Hồ muốn nhấn mạnh đến vai trò của những nhân tố nào sau đây?
  A. Tài năng và đạo đức. B. Tài năng và sở thích.
  C. Tình cảm và đạo đức. D. Thói quen và trí tuệ.
Câu 25: B thường quay cóp bài trong giờ kiểm tra là hành vi trái với chuẩn mực
  A. đạo đức. B. văn hóa. C. truyền thống. D. tín ngưỡng.
Câu 26: Để trở thành người có đạo đức chúng ta cần phải làm gì?
  A. Luôn suy nghĩ và hành động đúng theo các quan điểm đạo đức xã hội tiến bộ.
  B. Sẵn sàng nghi ngờ người khác khi không có đủ bằng chứng.
  C. Giúp đỡ người khác vì mục đích vụ lợi cá nhân.
  D. Chỉ cần sống tốt, không cần quan tâm đến lợi ích của những người xung quanh.
Câu 27: Quan điểm nào sau đây là không đúng về hạnh phúc?
  A. Hạnh phúc của mỗi người không thay đổi theo thời gian.
  B. Hạnh phúc phụ thuộc vào xã hội và từng cá nhân.
  C. Hạnh phúc của con người luôn vận động và thay đổi.
  D. Hạnh phúc là khi con người được đáp ứng các nhu cầu lành mạnh.
Câu 28: Ông A thường xuyên xả rác bừa bãi, lại còn hay trộm vặt, dù được mọi người nhắc nhở nhiều lần
nhưng ông A không sửa đổi mà vẫn chứng nào tật nấy, với những việc làm như thế ông A sẽ bị mọi người
  A. coi thường và khinh rẻ. B. theo dõi và xét nét.
  C. chú ý. D. quan tâm.
B. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu, 3 điểm)
Câu 29. Giải quyết tình huống:
Trong giờ kiểm tra học kì môn tiếng Anh biết M học không tốt nên N đã ghi lại đáp án của mình vào giấy
nháp rồi nhờ K đưa lại cho M, nhưng K đã từ chối, sau khi kết thúc giờ kiểm tra M và N trách K vô tình,
không biết giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn là người không có đạo đức.
Bằng kiến thức đã được học, em hãy giải thích việc làm của K là đúng hay sai? Em có nhận xét gì về việc
làm của N trong giờ kiểm tra? (1,5 điểm)
Câu 30. Nhân phẩm là gì? Cho một ví dụ về người có lòng tự trọng và một ví dụ về người tự ái? (1,5
điểm)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 Tuần 31
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG Môn: GDCD - Lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
ĐÁP ÁN ĐỀ GỐC 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B B A A B A B B A A
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án C D A A B A C A D A
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án A C A A A A A A

B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 29. Việc làm của K là đúng đắn, phù hợp với quy tắc ứng xử trong giờ kiểm tra, thực hiện nghiêm
chỉnh nội qui trong giờ kiểm tra 1 tiết.
Việc làm của M và N cần đáng được lên án, phê phán, hai bạn đã vi phạm nội qui phòng thi, trao đổi tài
liệu và quay cóp, việc làm này nếu bị phát hiện thì hai bạn M và N sẽ phải chịu xử lý của nhà trường đó là
bị kỉ luật, có thể hạ hạnh kiểm và kết quả bài thi bị điểm 0.
Phê phán hành vi của M và N, ủng hộ việc làm của K.

Câu 30. Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi người có được hay nói cách khác nhân phẩm là
giá trị làm người của mỗi người.
Ví dụ tham khảo:
Người có lòng tự trọng:
Bạn An biết hoàn cảnh gia đình mình khó khăn nên không bao giờ đua đòi, luôn cố gắng phấn đấu học
tập thật tốt để thay đổi số phận, ngoài ra bạn An còn hay giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp, luôn lễ phép
với thầy cô giáo và người lớn tuổi.
Người tự ái:
Bạn Nguyên thường hay đi trễ, khi được bạn bè nhắc nhở bạn Nguyên thường hay tỏ ra thái độ cáu gắt,
cho rằng các bạn không quý trọng mình, việc đi trễ là bình thường có gì đâu mà làm lớn chuyện, cuối
năm học Nguyên được đánh giá hạnh kiểm khá, lúc này Nguyên hối hận mới biết việc đi trễ của mình là
sai trái.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 Tuần 37
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG Môn: GDCD - Lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
ĐÁP ÁN CÁC MÃ ĐỀ 1

CÂU 101 102 103 104 105 106 107 108


1 A D D B D C A C
2 B B C D A A B A
3 C D B B B C C B
4 A B D D A B B A
5 B A C C C C C D
6 A D A B A B B C
7 B C B A B C D D
8 C B C C A A C B
9 B D B D B B D D
10 D C A B A C B C
11 A D B A B A A B
12 C A A D C B B A
13 A B C B D A A C
14 B A B A C D B A
15 C D D B A C A C
16 B C C C B B D A
17 D B D D A A B B
18 B A C B B C C A
19 C B D C D D A C
20 D A C C B C C A
21 C B D C D D D B
22 D C A A C D C B
23 B A B B D A A D
24 A B A A C B D B
25 D D B D A D D D
26 C A A A D B D C
27 D A D D C B D D
28 A C A C D D A B

You might also like