You are on page 1of 6

ÔN TẬP GIỮA KÌ I MÔN GDCD LỚP 9 – NĂM 2022

Câu 1 Chí công vô tư là phẩm đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng,
không thiên vị, luôn giải quyết công việc theo:
A. tình cảm.
B. lợi ích cá nhân.
C. niềm tin
D. lẽ phải.

Câu 2 Chí công vô tư mang lại cho cá nhân và tập thể lợi ích nào dưới đây?
A. Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, cá nhân được tôn trọng.
B. Giúp cá nhân nhanh chóng giàu có, còn tập thể nghèo đi.
C. Cá nhân sẽ nhận được sự giúp đỡ về vật chất của những người xung
quanh.
D. Góp phần làm cho xã hội phát triển, nhưng mỗi cá nhân sẽ nghèo đi.

Câu 3 Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Phải để việc công việc nước lên trên, lên
trước việc tư việc nhà”. Câu nói trên của Bác đã dạy chúng ta cần rèn
luyện phẩm chất nào dưới đây?
A. Chí công vô tư.
B. Tự chủ.
C. Dân chủ và kỉ luật.
D. Năng động và sáng tạo.

Câu 4 Bạn A là học sinh giỏi xuất sắc của trường. Với lí do bận học, bạn A luôn
từ chối tham gia mọi hoạt động tập thể của trường. Cách giải quyết công
việc của bạn A không thể hiện phẩm chất nào dưới đây?
A. Tiết kiệm.
B. Tôn trọng người khác.
C. Chí công vô tư.
D. Liêm khiết.
Câu 5 Bạn học cùng lớp em thường xuyên làm việc riêng trong giờ học và bỏ
tiết. Nếu là lớp trưởng, em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào dưới đây để
giúp bạn tiến bộ?
A. Động viên bạn tích cực học tập và cần tôn trọng kỉ luật của trường, lớp.
B. Tẩy chay, không chơi với bạn.
C. Công khai phê bình bạn gay gắt trong giờ sinh hoạt lớp.
D. Lờ đi, coi như bạn không phải học sinh của lớp.

Câu 6 Để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư, mỗi chúng ta cần làm gì?
A. Kiên quyết không hi sinh lợi ích của cá nhân vì lợi ích tập thể.
B. Đấu tranh với những hành vi xâm hại đến lợi ích của tập thể.
C. Ủng hộ những việc làm có lợi cho bản thân.
D. Nói “chí công vô tư” và luôn hành động vì lợi ích của bản thân.

Câu 7 Hành vi nào sau đây thể hiện tính tự chủ?


A. Cân nhắc cẩn thận trước khi làm mọi việc.
B. Luôn nghe theo ý kiến của mọi người, không có quan điểm riêng.
C. Chỉ nhìn ngoại hình để đánh giá người khác.
D. Nóng nảy, vội vàng trong mọi hành động, lời nói.

Câu 8 Tự chủ là làm chủ


A. tập thể.
B. xã hội.
C. bản thân.
D. gia đình.

Câu 9 Học sinh thể hiện thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể
thông qua việc
A. tôn trọng nội quy trường lớp.
B. duy trì quan điểm cá nhân.
C. bảo lưu mọi ý kiến của mình.
D. gây tranh cãi, mâu thuẫn.

Câu 10 Kỉ luật là
A. tuân theo những quy định chung.
B. tuân theo những quy tắc của bản thân.
C. làm theo những gì mình thích.
D. làm chủ công việc của tập thể và xã hội.

Câu 11 Phát biểu nào sau đây là đúng về tính dân chủ, kỉ luật?
A. Kỉ luật làm cản trở phát huy dân chủ và hạn chế tài năng con người.
B. Dân chủ là quyền mọi người được thoải mái nói bất cứ việc gì, ở đâu.
C. Chỉ cần có kỉ luật, không cần dân chủ thì tập thể vẫn vững mạnh.
D. Dân chủ đi đôi với kỉ luật sẽ giúp cho tập thể vững mạnh.

Câu 12 Nội dung nào dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật?
A. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
B. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
C. Kỉ luật là mục đích của dân chủ.
D. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.

Câu 13 Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của
A. cá nhân.
B. toàn nhân loại.
C. tập thể.
D. tổ chức xã hội.

Câu 14 Hoạt động nào dưới đây nhằm bảo vệ hòa bình giữa các quốc gia?
A. Dùng đàm phán để giải quyết xung đột.
B. Chiếm lĩnh vị thế bá chủ toàn cầu.
C. Can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
D. Tăng cường mở rộng diện tích lãnh thổ.

Câu 15 Thành phố nào ở Việt Nam được công nhận là thành phố vì hòa bình?
A. Hà Nội.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Huế.
D. Đà Nẵng. .

Câu 16 Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu hòa bình?
A. Đối xử thân thiện với mọi người.
B. Ép buộc người khác theo ý mình.
C. Thông cảm và chia sẻ với mọi người
D. Nói xấu lẫn nhau.

Câu 17 APEC có tên gọi là?


A. Quỹ kinh tế toàn cầu.
B. Liên minh Châu Âu
C. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
D. Liên hợp quốc về kinh tế.

Câu 18 Sau khi học xong bài “Bảo vệ hòa bình”, A và B thảo luận về việc làm
cần thiết nhằm bảo vệ hòa bình. Theo em, trong những ý kiến dưới đây
của hai bạn, ý kiến nào không đúng?
A. Tăng cường nghiên cứu, cải tiến vũ khí.

B. Tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia.

C. Tăng cường giao lưu, đối thoại giữa các nước đang có xung đột.

D. Tăng cường các hoạt động thể hiện sự tôn trọng nhau giữa các dân tộc.
Câu 19 Trường em tổ chức ngày hội nói tiếng anh, giao lưu với các bạn học sinh
người nước ngoài. Nhằm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè, em sẽ làm gì
trong buổi giao lưu đó?
A. Niềm nở, vui vẻ giao tiếp với các bạn nước ngoài.
B. Đứng ngoài quan sát để dễ học hỏi kinh nghiệm hay của họ.
C. Cố gắng bắt chước điệu bộ, cử chỉ của các bạn nước ngoài.
D. Ở nhà không tham gia vì không biết nói gì với các bạn nước ngoài.

Câu 20 Trong một lần đi chơi, Duy gặp một nhóm thiếu niên quốc tế đến từ Mỹ
sang giao lưu, du lịch tại Việt Nam. Duy đã chủ động gây gổ và đánh các
em thiếu niên kia. Nhận xét nào sau đây về hành động của Duy là đúng?
A. Hành động của Duy là yêu chuộng hòa bình.
B. Hành động của Duy đề cao lòng tự tôn dân tộc.
C. Hành động của Duy là đúng vì Mỹ trước đây đã từng tiến hành chiến
tranh xâm lược Việt Nam.
D. Hành động của Duy thiếu thân thiện, không yêu hòa bình.

Câu 21 Mục đích của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc thể hiện ở nội dung nào
dưới đây?
A. Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.
B. Gây áp lực giữa các dân tộc.
C. Dùng vũ lực giải quyết tranh chấp.
D. Chế nhạo bản sắc văn hóa của nhau.

Câu 22 Là người yêu hoà bình, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây khi thấy
các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp?
A. Can ngăn, khéo léo để giúp các bạn hòa giải.
B. Đứng ngoài cổ vũ bên mạnh hơn.
C. Tránh đi không tham gia vào cuộc cãi nhau, đánh nhau đó.
D. Tham gia đánh, cãi nhau để bảo vệ lẽ phải.

Câu 23 Bạn học cùng lớp em thường xuyên làm việc riêng trong giờ học và bỏ
tiết. Nếu là lớp trưởng, em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào dưới đây để
giúp bạn tiến bộ?
A. Động viên bạn tích cực học tập và cần tôn trọng kỉ luật của trường, lớp.
B. Tẩy chay, không chơi với bạn.
C. Công khai phê bình bạn gay gắt trong giờ sinh hoạt lớp.
D. Lờ đi, coi như bạn không phải học sinh của lớp.
Câu 24: Bạn C xúi giục bạn B lấy máy tính của bố mẹ mang đi bản lấy tiền trả nợ tiền chơi game,
khi hai bạn mang máy tính đi bán thì bị cô K, bác của B phát hiện nên ngăn lại, Biết chuyện anh
D bố bạn C tức giận nên đánh bạn C bị thương. Những ai trong tình huống trên không biết làm
chủ bản thân
A. Bạn C, anh D
B. Bạn B, cô K
C. Cô K, anh D, ban B
D. Anh D, bạn C, bạn B
Câu 25: Đã nhiều lần A tự hứa với bản thân là không nói dối bố mẹ nữa. Nhưng mỗi khi mắc lỗi,
A không đủ cản đảm để nói sự thật với bố mẹ. Điều này thể hiện A là người không có đức tính
nào sau đây?
A. Dân chủ.
B. Tự chủ,
C. Kỉ luật.
D. Chí công vô tư.
Câu 26 T là con nhà khá giả, được bố mẹ nuông chiều. T thường bị nhóm
bạn xấu rủ rê chơi game và hút thuốc lá. Nếu là T, em sẽ chọn cách
giải quyết nào dưới đây để thể hiện mình là người có tính tự chủ?
A. Kiên quyết từ chối, đồng thời báo cho cô chủ nhiệm và bố mẹ biết.
B. Nghe theo nhóm bạn để khỏi bị đánh.
C. Từ chối nhóm bạn trên và không kể lại cho bất kì ai biết chuyện.
D. Lẩn tránh nhóm bạn xấu và không nói với ai.
Câu 27 Chủ nhật, H được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có rất nhiều
quần áo đẹp, mốt thời trang, H rất thích. H đòi mẹ mua cho hết bộ này
đến bộ khác khiến mẹ rất buồn vì gia đình H cũng không mấy khá giả,
buổi đi chơi vì thế không vui. Nếu em là bạn của H, chứng kiến sự việc
đó, em sẽ làm gì để giúp bạn hiểu?
A. Đồng tình với H vì đó là quyền của trẻ em được hưởng.
B. Khuyên và giải thích với H không nên đòi mua nhiều như thế vì nên
cân nhắc khả năng kinh tế của gia đình, cần mua những bộ phù hợp với
mình
C. Không nói gì vì đó không phải việc của mình.
D. Mắng H vì không biết thương mẹ.

Câu 28 Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tự chủ?
A. Ăn chắc mặc bền.
B. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
D. Đừng ăn thỏa đói, đừng nói thỏa giận

Câu 29 Mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, thực hiện, giám
sát công việc chung của tập thể và xã hội là biểu hiện của
A. dân chủ.
B. tự chủ.
C. tự tin.
D. tự lập.

Câu 30 Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối
quan hệ hiểu biết, tôn trọng và
A. xung đột giữa các quốc gia
B. hợp tác giữa các nước.
C. mâu thuẫn giữa các dân tộc.
D. cam kết giữa các nước.

Câu 31 Hòa bình là khát vọng của


A. tập thể.
B. cá nhân.
C. toàn nhân loại.
D. tổ chức xã hội.

Câu 32 Các quốc gia dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu
thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra
chiến tranh hay xung đột vũ trang nhằm
A. mưu cầu lợi ích riêng.
B. thể hiện tình hữu nghị.
C. bảo lưu các quan điểm.
D. bảo vệ hòa bình.

Câu 33 Thành phố nào ở Việt Nam được công nhận là thành phố vì hòa bình?
A. Hà Nội.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Huế.
D. Đà Nẵng.

You might also like