You are on page 1of 6

BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG

Câu 1. Cùng chung sức làm việc, biết giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau vì mục đích
chung là sự thể hiện lối sống
A. nhân nghĩa. B. hòa nhập. C. hợp tác. D. hội nhập.
Câu 2. Hợp tác phải dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Tự tin, tin cậy. B. Tự nguyện, bình đẳng.
C. Tự trọng, công bằng. D. Tự giác, tôn trọng.
Câu 3. Phẩm chất đạo đức nào sau đây là biểu hiện của người có lối sống nhân nghĩa?
A. Chan hòa. B. Tự trọng. C. Tự giác. D. Vị tha.
Câu 4. Quan niệm nào sau đây thể hiện lối sống nhân nghĩa?
A. Nhập gia tùy tục. B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
C. Máu chảy ruột mềm. D. Qua sông lụy đò.
Câu 5. Phong tục nào sau đây thể hiện lối sống nhân nghĩa của dân tộc ta?
A. Xông đất đầu năm. B. Đi lễ chùa đầu năm.
C. Ăn trầu. D. Cúng giỗ ông bà.
Câu 6. Biết thương người, đối xử với người theo lẽ phải là sự thể hiện lối sống
A. nhân nghĩa. B. vị tha.
C. hợp tác. D. hội nhập.
Câu 7. Lối sống hòa nhập mang lại lợi ích nào sau đây?
A. Niềm vui, sức mạnh. B. Công bằng, tự do.
C. Sự bình đẳng. D. Niềm tin.
Câu 8. Phẩm chất đạo đức nào sau đây là biểu hiện của người có lối sống hòa nhập?
A. Chan hòa. B. Bao dung.
C. Nhân ái. D. Vị tha.
Câu 9. Quan niệm nào sau đây thể hiện lối sống nhân nghĩa?
A. Chết vinh hơn sống nhục. B. Ngọc nát còn hơn ngói lành.
C. Môi hở, răng lạnh. D. Cả bè hơn cây nứa.
Câu 10. Phong tục nào sau đây thể hiện lối sống nhân nghĩa của dân tộc ta?
A. Tảo mộ. B. Dựng cây nêu ngày tết.
C. Cưới xin. D. Hái lộc đầu năm.
Câu 11. Hợp tác phải đảm bảo nguyên tắc nào sau đây?
A. Tự giác, kỷ luật, tin tưởng. B. Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.
C. Công bằng, trung thực, thẳng thắn. D. Đoàn kết, chia sẽ, thân thiện.
Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tinh thần nhân nghĩa?
A. Tha thứ cho người lỗi lầm biết hối cải.B. Giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.
C. Chỉ giúp đỡ người nào đã giúp đỡ mình. D. Biết nhường nhịn người khác.
Câu 13. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về hợp tác?
A. Mỗi người đều có điểm mạnh để bổ sung, hỗ trợ nhau.
B. Nhiều người không thể hoàn thành được công việc.
C. Đem lại chất lượng, hiệu quả cao cho công việc.
D. Là phẩm chất quan trọng của người lao động mới.
Câu 14. Câu nào sau đây là đúng khi nói về sự hòa nhập?
A. Người sống hòa nhập có thêm niềm vui, sức mạnh vượt qua khó khăn.
B. Người sống hòa nhập bị thiệt thòi vì luôn phải hy sinh vì người khác.
C. Chỉ có những người kém cỏi mới phải cần hòa nhập với người khác.
D. Không cần phải tham gia các hoạt động tập thể vì điều đó là không cần thiết.
Câu 15. Câu nào sau đây nói về nhân nghĩa?
A. Cái nết đánh chết cái đẹp. B. Lá lành đùm lá rách.
C. Thua keo này bày keo khác. D. Ăn miếng trả miếng.
Câu 16. Câu nào dưới đây không thể hiện sự hợp tác?
A. Đông tay thì vỗ nên kêu. B. Buôn có bạn, bán có phường.
C. Cả bè hơn cây nứa. D. Ruộng ai thì nấy đắp bờ.
Câu 17. Chi đoàn lớp 10A phát động phong trào gây quỹ giúp đỡ bạn nghèo vượt khó.
Việc làm này biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân đối với cộng đồng?
A. Tri ân. B. Nhân nghĩa.
C. Hòa nhập. D. Tự giác.
Câu 18. Chương trình “Thắp nến tri ân” tại nghĩa trang liệt sĩ vào ngày 27/7 hàng năm là
thể hiện truyền thống nào sau đây của dân tộc Việt Nam?
A. Hòa nhập. B. Hợp tác.
C. Nhân nghĩa. D. Yêu nước.
Câu 19. Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải được gọi là khái niện về
A. lương tâm. B. nhân nghĩa. C. hợp tác. D. hòa nhập.
Câu 20. Biết tin đồng bào miền Trung bị lũ lụt, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, ông
T đã gửi tiền và quần áo để ủng hộ cho đồng bào. Việc làm của ông T thể hiện trách nhiệm
nào sau đây của công dân với cộng đồng?
A. Nhân nghĩa. B. Hòa nhập. C. Hợp tác. D. Nghĩa vụ.
Câu 21. Gia đình bạn Q vừa chuyển về nơi ở mới. Sau khi ổn định nhà cửa, bố mẹ bạn Q
đã đi chào hỏi những nhà hàng xóm. Việc làm của bố mẹ bạn Q thể hiện trách nhiệm nào
sau đây của công dân đối với cộng đồng?
A. Nhân nghĩa. B. Hòa nhập. C. Hợp tác. D. Nghĩa vụ.
Câu 22. Đang cùng với các bạn D, H, L trên đường đến trường, bạn B nhìn thấy ông K vội
vã chạy ô tô đi sau khi va quẹt khiến xe máy của bà C bị ngã làm hàng hóa trên xe bị đổ ra
đường. Bạn B đã nói với các bạn nên dừng lại để giúp đỡ. Bạn D và H không đồng ý, cho
rằng bọn mình nên đến trường để khỏi bị trễ giờ học. Bạn L thì cho rằng giúp đỡ là việc
của người lớn. Bạn B vẫn giữ ý kiến của mình và đã đến giúp đỡ. Những ai dưới đây
không thể hiện tốt trách nhiệm của công dân với cộng đồng?
A. Bạn D, bạn H và bạn L. B. Bạn D, bạn H và ông K.
C. Bạn D, bạn H, bạn L và ông K. D. Ông K, bạn L.
BÀI 14. CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ
TỔ QUỐC

Câu 1. Nội dung nào sau đây là biểu hiện cho truyền thống yêu nước của dân tộc Việt
Nam?
A. Yêu thương đồng bào, giống nòi, dân tộc. B. Vị tha, bao dung, độ lượng.
C. Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm. D. Sống có trách nhiệm với gia đình.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của thanh niên học sinh trong xây
dựng đất nước?
A. Có lối sống lành mạnh, thực dụng. B. Có mục đích, động cơ học tập đúng đắn.
C. Tham gia hoạt động đền ơn, đáp nghĩa. D. Trung thành với tổ quốc.
Câu 3. “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Lời dạy của Bác đã nhắc nhỡ đến trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bảo vệ tổ quốc. B. Bảo vệ hòa bình.
C. Xây dựng tổ quốc. D. Phát huy truyền thống dân tộc.
Câu 4. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” đã thể hiện truyền thống nào dưới đây của dân
tộc ta?
A. Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
B. Kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm.
C. Niềm tự hào và tình yêu thương, đoàn kết giữa các dân tộc.
D. Niềm tự hào về những sản vật của quê hương, đất nước.
Câu 5. Học sinh trường P tham gia cuộc vận động“Góp đá xây dựng Trường Sa” là sự thể
hiện trách nhiệm của công dân học sinh trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Bảo vệ môi trường. B. Phát huy truyền thống dân tộc.
C. Xây dựng tổ quốc. D. Bảo vệ tổ quốc.
Câu 6. “…Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước
tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là
nhờ một phần ở công học tập của các cháu”. Lời dạy của Bác đã nhắc nhỡ đến trách
nhiệm của học sinh trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bảo vệ tổ quốc. B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Xây dựng tổ quốc. D. Phát huy truyền thống dân tộc.
Câu 7. Truyền thuyết “Thánh Gióng” đã thể hiện truyền thống nào dưới đây của dân tộc
ta?
A. Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
B. Kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm.
C. Cần cù, sáng tạo trong lao động.
D. Niềm tự hào về những sản vật của quê hương, đất nước.
Câu 8. Học sinh trường P tham gia cuộc thi “Thời trang vui” với trang phục dùng các chất
liệu có sẵn từ thiên nhiên mang thông điệp nào sau đây?
A. Tự hoàn thiện bản thân. B. Phát huy truyền thống dân tộc.
C. Xây dựng tổ quốc. D. Bảo vệ tổ quốc.
Câu 9. Tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình
phục vụ lợi ích của Tổ quốc là biểu hiện của
A. lòng yêu nước. B. tình cảm dân tộc.
C. truyền thống đạo đức. D. sự hi sinh.
Câu 10. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam không bao hàm nội dung nào dưới đây ?
A.Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
B. Đề cao dân tộc mình hơn các dân tộc khác.
C. Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
D. Cần cù và sáng tạo trong lao động.
Câu 11. Người dân Long An đi đâu cũng giới thiệu với bạn bè về đặc sản của quê mình
như: dưa hấu Long Trì, gạo nàng thơm Chợ Đào Cần Đước, thanh long Châu Thành...Lòng
yêu nước trong trường hợp này được thể hiện ở điểm nào?
A. Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
B. Đoàn kết, kiên cường chống giặc ngoại xâm.
C. Tham gia xây dựng quê hương.
D. Trung thành với Tổ quốc.
Câu 12. Ngã tư Đức Hòa – nơi diễn ra cuộc biểu tình chống sưu cao thuế nặng, chống đàn
áp vào ngày 4-6-1930 do đồng chí Châu Văn Liêm và đồng chí Võ Văn Tần lãnh đạo. Hơn
5.000 nông dân Đức Hòa cùng tham gia đấu tranh. Cuộc biểu tình bị đàn áp đẫm máu,
đồng chí Châu Văn Liêm cùng nhiều đồng bào, đồng chí khác đã hi sinh. Sự kiện năm đó
thể hiện lòng yêu nước bằng hành động
A. Đoàn kết, kiên cường chống giặc ngoại xâm.
B. Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
C. Cần cù, sáng tạo trong lao động.
D. Biết đấu tranh với các biểu hiện của lối sống lai căng.
Câu 13. Học sinh lớp 10A Trường Trung học phổ thông H tích cực tham gia hoạt động
“Đền ơn đáp nghĩa” các gia đình thương binh liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng là thực
hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Chăm lo cho xã hội. B. Xây dựng Tổ quốc
C. Bảo vệ Tổ quốc. D. Sống hòa nhập với cộng đồng.
Câu 14. Là học sinh lớp 10, H rất chăm chỉ học hành nên năm nào cũng đạt học sinh giỏi.
Huyền mơ ước sau này làm được nhiều việc có ích cho đất nước. Suy nghĩ và việc làm của
Huyền thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân đối với Tổ quốc?
A. Học tập. B. Xây dựng. C. Bảo vệ. D. Tự hào dân tộc.
BÀI 15. CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA
NHÂN LOẠI
Câu 1. Dịch bê ̣nh hiểm nghèo đang đe dọa đến sự sống của
A. mô ̣t số quốc gia. B. toàn nhân loại.
C. các nước phát triển. D. các nước lạc hâ ̣u.
Câu 2. Bảo vê ̣ môi trường là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hê ̣ giữa con người
với
A. tự nhiên. B. xã hô ̣i. C. con người. D. thời đại.
Câu 3. Bảo vê ̣ môi trường là trách nhiê ̣m của
A. mọi công dân. B. người từ đủ 18 tuổi.
C. cán bô ̣, công chức nhà nước. D. các doanh nghiê ̣p tư nhân.
Câu 4. Công dân nghiêm chỉnh thực hiê ̣n chính sách dân số-kế hoạch hóa gia đình của nhà
nước là góp phần vào viê ̣c thực hiê ̣n chủ trương nào dưới đây?
A. Xây dựng gia đình hạnh phúc. B. Hạn chế sự bùng nổ dân số.
C. Hạn chế tê ̣ nạn xã hô ̣i. D. Phát triển kinh tế đất nước.
Câu 5. Bố mẹ B muốn sinh thêm em trai để nối dõi tông đường nhưng bà ngoại B nói
không nên vì gia đình khó khăn. Bà nô ̣i bạn B thì bảo nên sinh thêm để gia đình có con trai
gánh vác mọi viê ̣c, chứ con gái sau này không đỡ đần được. Những ai dưới đây không
thực hiê ̣n tốt pháp luâ ̣t về hạn chế sự bùng nổ dân số?
A. Bố mẹ B và bà nô ̣i. B. Bố mẹ B và bà ngoại.
C. Bố mẹ B, bà nô ̣i và bà ngoại. D. Bà nô ̣i và bà ngoại.
Câu 6 Ngày 1 tháng 12 hàng năm được chọn là ngày
A. Quốc tế phòng chống AIDS. B. Quốc tế phòng chống ma túy.
C. Môi trường thế giới. D. Dân số thế giới.
Câu 7. Việc làm nào sau đây không góp phần tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm
nghèo?
A. Có lối sống lành mạnh. . B. Lựa chọn quy mô gia đình ít con.
C. Tập luyện thể dục thể thao. D. Tiêm vắc xin ngừa bệnh cho bản thân.
Câu 8. Sự kiện giờ trái đất do Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên phát động nhằm mục tiêu
nào sau đây?
A. Tắt đèn. B. Tiết kiệm thời gian.
C. Tiết kiệm năng lượng. D. Đoàn kết quốc tế.
Câu 9. Ngày 11 tháng 7 hàng năm được chọn là ngày
A. Quốc tế phòng chống AIDS. B. Sức khỏe thế giới.
C. Môi trường thế giới. D. Dân số thế giới.
Câu 10. Việc làm nào sau đây không góp phần tham gia bảo vệ môi trường?
A. Tiết năng lượng. B. Tiết kiệm điện.
C. Tiết kiệm ngân sách. D. Tiết kiệm nguồn nước ngọt.
Câu 11. Sản xuất nguồn năng lượng nào sau đây sẽ góp phần bảo vệ môi trường?
A. Phong điện. B. Thủy điện.
C. Nhiệt điện. D. Điện nguyên tử.

You might also like