You are on page 1of 47

LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỒ CHÍ MINH

ĐỀ SỐ 08
PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1 TIẾNG VIỆT
CÂU 1: Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu sau: “Có sự thì vái tứ phương, không sự
đồng … không mất”.
A. Lương. B. Hương. C. Tiền. D. Xu.
CÂU 2:Truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” nêu ra bao nhiêu bài học trong số
các bài học dưới đây:
I. Đoàn kết là sức mạnh.
II. Khi làm việc phải đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
III. Phải biết hợp tác với nhau để cùng phát triển.
IV. Khi làm việc chung phải biết tôn trọng công sức của nhau.
V. Khi làm việc chung thì phải đề cao tinh thần trách nhiệm.
A.2. B. 3. C. 4. D. 5.
CÂU 3:Trong tác phẩm “Cổng trường mở ra” (SGK Ngữ văn 7), đêm trước ngày khai
trường của con, người mẹ đã trằn trọc không phải vì lý do nào dưới đây:
A. Trằn trọc nghĩ tới ngày khai trường đầu tiên của con.
B. Bồi hồi nghĩ về những kỉ niệm trong ngày khai trường của bản thân.
C. Nghĩ về ý nghĩa ngày khai trường đầu tiên đối với mỗi người.
D. Nghĩ về những gian lao, vất vả mẹ đã trải qua để nuôi con khôn lớn đến ngày đi học.
CÂU 4:Tác giả của tác phẩm “Thượng kinh ký sự” là ai?
A. Trần Tuấn Khải. B. Lê Văn Hưu. C. Lê Hữu Trác. D. Ngô Sĩ Liên.
CÂU 5:Truyện ngắn nào được trao giải Nhì trong cuộc thi thơ – văn viết về quyền trẻ em do
Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen – Thụy Điển tổ chức năm
1992 và được trích trong sách giáo khoa Ngữ văn.
A. Những ngày thơ ấu. B. Cuộc chia tay của những con búp bê.
C. Bí mật của em. D. Bài học đường đời đầu tiên.
CÂU 6:Điền từ đúng vào chỗ trống: “Những kẻ vá trời khi lỡ bước,… chi kể việc con con”.
(Phan Châu Trinh, Đập đá ở Côn Lôn)

1
A. Gian nan. B. Khó nhọc. C. Gian truân. D. Nhọc nhằn.
CÂU 7:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”
(Hồ Xuân Hương, Tự Tình bài II)
Từ “nhan” trong đoạn trên chỉ bộ phận nào trên cơ thể người
A. Mũi. B. Mi. C. Má. D. Mắt.
CÂU 8:Trong những từ sau, từ nào viết sai chính tả?
A. Sát nhập. B. Để dành. C. Chẩn đoán. D. Xác suất.
CÂU 9:Câu nào sau đây có từ viết sai chính tả:
A. Ngập đầu trong khối lượng công việc lớn, anh Bình phải tự xoay xở một mình.
B. Tuy đã gặp nhiều khó khăn trên nhiều bình diện nhưng nhìn chung mọi việc diễn ra khá
là suông sẻ.
C. Để có được thành tựu lớn đòi hỏi những hy sinh lớn.
D. Phố xá Sài Gòn nay nhộn nhịp, đường đông vui đón Tết mới.
CÂU 10:Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “Trong những năm gần đây, ngành
giấy Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc đầu tư còn …, nhỏ lẻ; các rào cản về
chính sách khiến cho ngành giấy vẫn ....”.
A. manh mún, lao đao. B. manh mún, lao xao.
C. tằn tiện, lao đao. D. tằn tiện, lao xao.
CÂU 11:Liên kết trong văn bản là gì?
A. Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở
nên có nghĩa và dễ hiểu.
B. Liên kết là sự móc nối các đoạn, các phần của văn bản với nhau.
C. Liên kết là sự kết nối tác phẩm này với tác phẩm khác, tạo nên sự liên kết về mặt chủ
đề, đề tài giữa các tác phẩm.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
CÂU 12:Có bao nhiêu từ ghép trong câu: “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách
ăn ở”.
(Con Rồng cháu Tiên)
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

2
CÂU 13:Yếu tố “ăn” trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với yếu tố “ăn” trong các từ còn
lại?
A. Ăn ở. B. Ăn chay. C. Ăn hàng. D. Ăn nhập.
CÂU 14:Mục đích giao tiếp của phương thức biểu đạt Nghị luận và Thuyết minh là gì?
A. Nghị luận: Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa
người và người; Thuyết minh: nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
B. Nghị luận: Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận; Thuyết minh: trình bày diễn biến sự việc.
C. Nghị luận: Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa
người và người; Thuyết minh: giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp.
D. Nghị luận: Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận; Thuyết minh: giới thiệu đặc điểm, tính chất,
phương pháp.
CÂU 15:Truyền thuyết Thánh Gióng được kể lấy bối cảnh từ đời Hùng Vương thứ mấy?
A. Thứ 6. B. Thứ 8. C. Thứ 16. D. Thứ 18.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Tiếp theo lái xuồng là một bầy sấu, con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như khúc cây
khô dài. Mỗi con sấu, hai chân sau thúc ké trên lưng, hai chân trước tự do, quạt nước cầm
chừng như tiếp sức với Tư Hoạch để đẩy chiếc bè quái dị kia đi nhẹ nhàng. Thực tế hay là
chiêm bao? Người thì đứng há miệng sửng sốt rồi toan chạy vào nhà trốn. Người khác khấn
vái lâm râm, e nay mai xóm này bị trừng phạt của quỷ thần. Vài người dạn hơn, bơi xuồng ra
giữa sông, nhìn bầy sấu nọ cho tỏ rõ rồi rước Tư Hoạch vào bờ hỏi han rối rít.
Ðại khái Tư Hoạch trình bày:
– Tới ao sấu, ông Năm Hên đi vòng quanh dòm địa thế rồi ngồi xuống uống một chung rượu.
Kế đó ổng với tôi lấy xuổng đào một đường nhỏ, ngày một cạn, từ ao lên rừng chừng mười
thước. Xong xuôi, ông biểu tôi bứt cho ổng một nắm dây cóc kèn. Phần ổng thì lo đốn một
đống cây mốp tươi, chặt ra khúc chừng ba tấc.
Lửa châm vô sậy đế, cóc kèn xung quanh, bắt cháy xuống đám sậy đế trong ao. Chập sau, bị
khói bay cay mắt, ngộp thở, phần thì nước sôi nóng, sấu bò lên rừng theo con đường đào sẵn
hồi nãy. Tức thời, ông Năm Hên chạy lại. Sấu há miệng hung hăng đòi táp ổng, ổng đút vô
miệng sấu một khúc mốp. Sấu táp lại, dính chặt hai hàm răng: như mình ngậm một cục mạch
nha quá lớn, muốn há miệng cho rộng để nhả ra cũng không được. Sau khi bị khúc mốp khóa
miệng, còn cái đuôi đập qua đập lại. Ông Năm Hên xách cây mác nhắm ngay sau lưng sấu
mà xắn nhè nhẹ để cắt gân đuôi. Ðuôi sấu bị liệt. Thế là mình yên trí, lấy dây cóc kèn trói
thúc ké hai chân sau của nó lại, chừa hai chân trước để nó bơi tiếp với mình.”
(Bắt sấu rừng U Minh Hạ – Sơn Nam)
CÂU 16:Phong cách ngôn ngữ chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
A. Khoa học. B. Nghệ thuật. C. Sinh hoạt. D. Chính luận.
CÂU 17:Hai biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

3
A. So sánh, liệt kê. B. Ẩn dụ, nhân hoá.
C. So sánh, điệp ngữ. D. Hoán dụ, liệt kê.
CÂU 18:Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Thái độ của người dân U Minh Hạ khi thấy đàn sấu bị trói vào xuồng.
B. Đàn cá sấu bị người dân U Minh Hạ bắt và thái độ của dân trong xóm.
C. Người dân U Minh Hạ dũng cảm, tài trí khi đối đầu với thiên nhiên.
D. Sự sợ hãi của người dân U Minh Hạ trước đàn cá sấu hung tợn.
CÂU 19:Xác định thể loại tác phẩm của đoạn trích trên?
A. Truyện ngắn. B. Hồi kí. C. Truyện dài. D. Tiểu thuyết.
CÂU 20:Có thể rút ra được gì từ cảnh bắt sấu rừng U Minh Hạ của người dân?
A. Bắt sấu là việc dễ dàng, ai cũng có thể làm được.
B. Con người nơi đây hiền lành, chân chất mà dũng cảm, tài trí.
C. Khát vọng của con người trong việc chế ngự thiên nhiên.
D. Chỉ có những con người mạnh khỏe mới đối chọi được với tạo hoá.
1.2 TIẾNG ANH
Questions 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each
blank.
CÂU 21:I like your jacket. It’s really ____.
A. style B. styling C. stylish D. styler
CÂU 22:That laptop costs ____ $800.
A. roughly B. much C. amount D. formly
CÂU 23: We made the _____ to move to the country.
A. decide B. decisive C. decision D. decisively
CÂU 24: The government _____ a lot of money on public transportation last year.
A. spend B. has spent C. spent D. would have
spent
CÂU 25: Cycle organizations are ______ for National Bike Week.
A. gearing on B. gearing into C. gearing up D. gearing out
Questions 26 - 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.
CÂU 26: I didn’t used to like fish when I was younger.
A. used to like B. didn’t C. younger D. was

4
CÂU 27: We visited the house what Shakespeare was born.
A. visited B. what C. was D. the house
CÂU 28: My roommate worked as the real architect when he was 18.
A. worked B. the C. real architect D. when
CÂU 29: I can’t imagine to work in another country.
A. to work B. can’t C. imagine D. in
CÂU 30: My in-laws live in an old big house in the U.K.
A. live B. in-laws C. the U. K D. an old big
Question 31- 35: Which of the following best restates each of the given sentences.
CÂU 31: “Would you mind coming to my birthday party, Xerath?” asked Mickey.
A. Mickey invited Xerath to his birthday party.
B. Mickey asked Xerath if she would come to his birthday party.
C. Mickey asked Xerath if she able to come to his birthday party.
D. Mickey reminded Xerath of his coming birthday party.
CÂU 32: They think that he has died a natural death.
A. It is thought that he has died a natural death.
B. They thought that he died a natural death.
C. He is thought to have died a natural death.
D. A & C are correct.
CÂU 33: He had me do several jobs.
A. I was offer several jobs. B. Several jobs are offered to me.
C. I am offered several jobs. D. He had several jobs done.
CÂU 34: The government is building a school in this area.
A. A school is being built in this area by the government.
B. A school is built in this area by the government.
C. A school in this area is being built by the government.
D. A school has been built in this area by the government.
CÂU 35: My mother has bought me a dictionary.
A. I have been bought a dictionary by my mother.
B. A dictionary has been bought me by my mother.
C. I have bought a dictionary by my mother.
D. A dictionary has bought for me by my mother.

5
Question 36 – 40: Read the following passage and answer the questions below
Plants and animals will find it difficult to escape from or adjust to the effect of global
warming. Scientists have already observed shifts in the lifecycles of many plants and animals,
such as flowers blooming earlier and birds hatching earlier in the spring. Many species have
begun shifting where they live or their annual migration patterns due to warmer temperatures.
With further warming, animals will tend to migrate toward the poles and up mountainsides
toward higher elevations. Plants will also attempt to shift their ranges, seeking new areas as
old habitats grow too warm. In many places, however, human development will prevent these
shifts. Species that find cities or farmland blocking their way north or south may become
extinct. Species living in unique ecosystems, such as those found in polar and mountaintop
regions, are especially at risk because migration to new habitats is not possible. For example,
polar bears and marine mammals in the Arctic are already threatened by dwindling sea ice
but have nowhere farther to go.
Projecting species extinction due to global warming is extremely difficult. Some scientists
have estimated that 20 to 50 percent of species could be committed to extinction with 2 to 3
Celsius degrees of further warming. The rate of warming, not just the magnitude, is
extremely important for plants and animals. Some species and even entire ecosystems, such
as certain types of forest, may not be able to adjust quickly enough and may disappear.
Ocean ecosystems, especially fragile ones like coral reefs, will also be affected by global
warming. Warmer ocean temperatures can cause coral to “bleach”, a state which if prolonged
will lead to the death of the coral. Scientists estimate that even 1 Celsius degree of additional
warming could lead to widespread bleaching and death of coral reefs around the world. Also
increasing carbon dioxide in the atmosphere enters the ocean and increases the acidity of
ocean waters. This acidification furter stresses ocean ecosystems.
(Trích: đề thi THPT Quốc Gia năm 2015)
CÂU 36: Which best serves as the title for the passage?
A. Influence of climate changes on humans.
B. Global warming and possible solutions.
C. Global warming and species.
D. Effects of global warming on animals and plants.
CÂU 37: The pronoun “those” in paragraph 2 refers to ________.
A. species B. ecosystems C. habitats D. areas
CÂU 38: The bleaching of coral reefs as mentioned in paragraph 4 indicates______?
A. the water absorption of coral reefs. B. the slow death of coral reefs.
C. the blooming phase of sea weeds. D. the quick growth of marine mammals.
CÂU 39: The word “fragile” in paragraph 4 most probably means_____.
A. very large B. easily damaged C. rather strong D. pretty hard

6
CÂU 40: Scientists have observed that warmer temperatures in the spring cause flowers
to___.
A. die instantly B. bloom earlier C. lose color D. become
lighter
PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
CÂU 41:Bác Minh gửi vào ngân hàng 100 triệu đồng vào ngày 20 tháng 10 năm 2020 với lãi
suất 0.7% / tháng. Biết rằng đủ 1 tháng mới được tính tiền lãi suất. Hỏi vào đầu tháng 3, trong
tài khoản của bác Minh có bao nhiêu triệu đồng?
A. 102,830. B. 102,115. C. 103,549. D. 104,274.
CÂU 42:Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có 5 chữ số phân biệt được lập từ các số 1, 2, 3, 4,
5. Chọn ngẫu nhiên một số từ S. Tính xác suất tìm được số trong S nhỏ hơn 45000.
3 2 1 1
A. 4. B. 3. C. 4. D. 3.

CÂU 43:Cho hàm số f(x) có đồ thị như hình vẽ sau đây

Hàm số f(x) nghịch biến trong khoảng nào dưới đây?


A. (-1;1). B. (-2;1). C. (1;2). D. (-1;2).
CÂU 44:Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳngvà mặt cầu � : �2 + �2 + �2 − 2� + 4� −
10 = 0. Gọi (Q) là mặt phẳng song song với mặt phẳng (P) và cắt mặt cầu (S) theo một giao
tuyến là đường tròn có chu vi bằng 6π. Hỏi (Q) đi qua điểm nào trong số các điểm sau?
A. (-2; -1; 5). B. (4; -1; -2). C. (6; 0; 1). D. (-3; 1; 4).
CÂU 45:Cho a, b là các số thực dương và a>1, a≠b thỏa mãn���� � =2. Khi đó���� ��

bằng?
3 3
A. 2. B. -6. C. -2. D. 0.

CÂU 46: Có năm loại học bổng khác nhau. Hỏi rằng phải có ít nhất bao nhiêu học sinh để
chắc chắn rằng có ít ra là 6 người cùng nhận học bổng như nhau.
A. 26. B. 25. C. 31. D. 30.
CÂU 47: Đề kiểm tra 15 phút có 10 câu trắc nghiệm. Biết rằng mỗi câu có bốn phương án
trả lời, trong đó có một phương án đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm. Một thí sinh

7
làm cả 10 câu, mỗi câu chọn một phương án. Tính xác suất để thí sinh đó đạt từ 8,0 điểm trở
lên?
436 463 436 463
A. 410
. B. 410
. C. 104
. D. 104
.

CÂU 48:Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là tứ giác lồi và góc tạo bởi các mặt phẳng
(SAB), (SBC), (SCD), (SDA) với mặt đáy lần lượt là 90ᴼ, 60ᴼ, 60ᴼ, 60ᴼ. Biết rằng tam giác
SAB vuông cân tại S, AB=a và chu vi từ giác ABCD là 9a. Tính thể tích V của khối chóp S.
ABCD.

�3 3 2�3 3 �3 3
A. � = 4
. B. � = �3 3. C. 9
. D. 9
.

CÂU 49:Tính |z| biết


A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
�� 6 ��
CÂU 50:Biết � = 0 1+ �� +3
�� = � + � �� 2 + � �� 3 với a, b, c là các số nguyên. Tính
T=a+b+c
A. T = -1. B. T = 0. C. T = 1. D. T = 2.
CÂU 51:Tổng số tuổi của 4 bạn A, B, C, D là 71. Các bạn lần lượt nói như sau:
A: “10 năm trước tuổi của tôi bằng ½ tuổi của D”
B: “Tuổi của tôi là một số nguyên tố”
C: “Tổng số tuổi của tôi và A lại chia hết cho tuổi của B”
D: “Tuổi của tôi lớn nhất trong số các bạn”
Biết rằng tuổi của mỗi bạn đều lớn hơn 13. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Tuổi của C là một số nguyên tố. B. Tuổi của A có 6 ước số nguyên
dương.
C. Tuổi của D là một số nguyên tố. D. B lớn hơn C 2 tuổi.
CÂU 52:Có 4 bạn M, N, P, Q thích 4 loại sách khác nhau Toán, Lý, Hoá, Sinh (biết rằng
mỗi bạn chỉ được thích một quyển). M không thích Hoá và Toán, P không thích Lý và Sinh,
N không thích Toán và Lý, Q thích Lý. Vậy M, N lần lượt thích 2 môn học nào?

8
A. Sinh, Hoá. B. Hoá, Sinh. C. Toán, Hoá. D. Hoá, Lý.
Sử dụng thông tin sau để giải câu hỏi 53 đến 56:
Một cuộc triển lãm tranh có 6 bức tranh khác nhau là A, B, C, D, E, F. Biết rằng
1. Bức tranh xếp đầu tiên là A hoặc D hoặc F.
2. Bức tranh E xếp sau bức tranh B.
3. Bức tranh C xếp giữa bức tranh A và bức tranh D.
4. Nếu bức tranh B xếp thứ 2 thì bức tranh F xếp thứ nhất.
CÂU 53:Thứ tự xếp các bức tranh nào dưới đây là đúng?
A. A, B, C, D, E, F. B. F, B, E, C, A, D. C. D, B, F, C, A, E. D. F, B, A, C, D,
E.
CÂU 54:Nếu bức tranh thứ 3 là F thì điều nào sau đây chắc chắn sai?
A. B không thể là bức tranh thứ 2. B. C không thể là bức tranh thứ 6.
C. E không thể là bức tranh thứ 4. D. D không thể là bức tranh số 5.
CÂU 55:Nếu bức tranh số 5 không phải là A và D, bức tranh số 3 là E thì phát biểu nào sau
đây là đúng?
A. Bức tranh số 5 là C. B. Bức tranh số 4 là A.
C. Bức tranh số 4 là D. D. Bức tranh số 1 là D.
CÂU 56:Nếu A là bức tranh số 5 thì cần thêm dữ kiện nào sau đây để có duy nhất một cách
xếp đúng?
A. B là bức tranh số 2. B. E là bức tranh số 6.
C. C là bức tranh số 4. D. F là bức tranh số 2.
Sử dụng thông tin sau để giải câu hỏi 57 đến 60:
Một nhóm 7 bạn học sinh là M, N, P, Q, R, S, T chia thành 3 tổ vui chơi trong ngày quốc tế
thiếu nhi. Biết rằng cô giáo đã chia như sau:
1. P và S luôn chung một tổ.
2. R không chung tổ với T.
3. Nếu M chung tổ với ai đó thì bạn đó chỉ có thể là một mình N.
4. Q không chung tổ với N.
Và biết rằng mỗi tổ có ít nhất một bạn và nhiều nhất là ba bạn.
CÂU 57:Cách chia tổ nào sau đây là phù hợp nhất?
A. (M, N); (P, S, Q); (R, T). B. (M, N, T); (P, S); (Q, R).
C. (M); (P, S, T, N); (Q, R). D. (Q, T); (P, S, R), (M, N).
CÂU 58:Nếu Q và R chung một tổ thì điều nào sau đây luôn đúng?

9
A. T ở tổ chung với P và S. B. M ở tổ chung với Q.
C. Q ở tổ chung với N và R. D. Tất cả đều đúng.
CÂU 59:Nếu M có ở chung một tổ với các bạn khác thì điều nào sau đây chắc chắn sai?
A. Q ở tổ chung với P. B. N ở tổ chung với M.
C. T ở tổ chung với Q. D. T ở tổ chung với S.
CÂU 60:Khẳng định nào sau đây sai?
A. M có thể ở chung tổ với Q. B. R có thể ở chung tổ với P.
C. Q có thể ở chung tổ với T. D. S có thể ở chung tổ với T
Dựa vào các thông tin sau để trả lời từ câu 61 đến 63:

CÂU 61:Tỉ lệ trẻ em nhiều hơn người cao tuổi bao nhiêu phần trăm?
A. 16,5%. B. 15,5%. C. 17,8%. D. 30,5%.
CÂU 62:Có khoảng bao nhiêu người đang trong độ tuổi lao động?
A. 53,45 triệu. B. 64,43 triệu. C. 67,25 triệu. D. 55,16 triệu.
CÂU 63:Biết dân số năm 2015 là 92,2 triệu người, năm 2016 tỉ lệ người già giảm 1,5% so
với năm trước và tỉ lệ người đang trong độ tuổi lao động không đổi. Số trẻ em năm 2015 là?
A. 23,54 triệu. B. 20,28 triệu. C. 42,45 triệu. D. 34,17 triệu.

10
Dựa vào các thông tin sau để trả lời từ câu 64 đến 66:

CÂU 64:Số doanh nghiệp mới trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp chiếm tổng tỉ
trọng bao nhiêu phần trăm?
A. 13,3%. B. 26,0%. C. 13,7%. D. 14,6%.
CÂU 65:Có bao nhiêu doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xây dựng?
A. 16.672. B. 17.452. C. 12.578. D. 18.932.
CÂU 66:Số doanh nghiệp mới trong lĩnh vực buôn bán lẻ, sửa chữa moto xe máy nhiều hơn
số doanh nghiệp mới trong lĩnh vực công – nông là bao nhiêu?
A. 12.643. B. 28.880. C. 21.435. D. 23.541.

11
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời từ câu 67 đến 70:

(Theo: Đại học Quốc gia Tp. HCM)


CÂU 67:Điểm thi cao nhất đã đạt được của bài thi này gần với số nào nhất sau đây?
A. 950. B. 1.000. C. 1.050. D. 1.100.
CÂU 68:Khoảng điểm nào có nhiều thí sinh đạt được nhất?
A. 500 – 600. B. 600 – 700. C. 700 – 800. D. 800 – 900.
CÂU 69:Có bao nhiêu thí sinh có điểm dưới 500?
A. 1.452. B. 1.124. C. 1.367. D. 1.103.
CÂU 70:Số thí sinh đạt điểm trên 950 chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm?
A. 3,6%. B. 0,14%. C. 2,44%. D. 6,27%.

12
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CÂU 71:Điều nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, hạt nhân mang điện tích dương có kích thước rất nhỏ so với
kích thước của nguyên tử và năm ở tâm của nguyên tử
B. Khối lượng của nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân, khối lượng của electron không
đáng kể so với khối lượng của nguyên tử
C. Tổng trị số điện tích âm của electron trong lớp vỏ nguyên tử bằng tổng trị số điện tích
dương của proton nằm trong hạt nhân nguyên tử
D. Khối lượng tuyệt đối của nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton và notron trong
hạt nhân
CÂU 72:Nguyên tắc điều chế kim loại là:
A. Khử ion kim loại thành nguyên tử B. Oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử
C. Khử nguyên tử kim loại thành ion D. Oxi hóa nguyên tử kim loại thành ion
CÂU 73:Dẫn V lít hỗn hợp H2 và CO (đktc) qua ống sứ đựng 40,0 gam hỗn hợp CuO và
Fe2O3 nung nóng đến phản ứng hoàn toàn được 36,8 gam hỗn hợp chất rắn X. Giá trị của V là:
A. 6.72 lít. B. 4.48 lít. C. 8.96 lít. D. 2.24 lít.
CÂU 74:Cho các phát biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường, glucose và alanin đều là chất rắn và dễ tan trong nước.
(b) Khi tham gia phản ứng tráng bạc, glucose bị khử thành amoni gluconat.
(c) Amilopectin trong tinh bột có cấu trúc mạch phân nhánh.
(d) Thành phần chính của cồn 70o thường dùng trong y tế để sát trùng là metanol.
(e) Gạch cua nổi lên trên khi nấu riêu cua là hiện tượng đông tụ protein.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
CÂU 75:Một vật dao động điều hòa cứ 0,3s thì quay được 1, 2 vòng. Chọn gốc tọa độ ở vị
trí cân bằng, gốc thời gian là lúc vật có li độ là -4 cm và đang chuyển động lại gần vị trí cân
bằng với tốc độ dm/phút. Phương trình dao động của vật là

A.4√2cos (8πt + 4
) cm. B. 4cos (8πt +

4
) cm.

C. 4√2cos (8πt − 4
) cm. D. 4cos (8πt −

4
) cm.

CÂU 76:Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một
khoảng a = 0,6 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1,8 m.

13
Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,9 μm. Trên màn thu được hình ảnh giao
thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm (chính giữa) một khoảng 5,4 mm có vân
sáng bậc (thứ)
A. 2. B. 6. C. 3. D. 4.
CÂU 77:Điện áp xoay chiều giữa hai đầu một thiết bị điện lệch pha 70 so với cường độ dòng
điện chạy qua thiết bị đó. Hệ số công suất của thiết bị lúc này là
A. 0,63. B. 0,34 C. 0,5. D. 1.
CÂU 78:Thả 1 vật rơi tự do cách mặt đất 80 mét. Sau bao lâu vật chạm đất? (Cho g = 10
m/�2 ).
A. 2 s. B. 3 s. C. 4 s. D. 5 s.
CÂU 79:Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các alen trội là trội
hoàn toàn, phép lai: AaBBCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là
A. 3/256. B. 1/16. C. 0. D. 27/256.
CÂU 80:Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc
ở sinh vật nhân sơ?
A. ADN polimeraza. B. Ligaza. C. Restrictaza. D. ARN
polimeraza.
CÂU 81:Có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng về vai trò của các cơ chế cách li?
(1) Không ngăn cản sự giao phối tự do, duy trì sự khác biệt về vốn gen của các quần thể bị
chia cắt.
(2) Làm cản trở sự trao đổi vốn gen giữa các quần thể trong loài hoặc giữa các nhóm cá thể
phân li từ quần thể gốc.
(3) Không duy trì sự khác biệt về thành phần kiểu gen giữa quần thể bị chia cắt và quần thể
gốc.
(4) Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 82:Các đặc trưng cơ bản của quần xã là:
A. Thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ
B. Độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã
C. Thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong
D. Thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã
CÂU 83:Cơ cấu ngành kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo
hướng:
A. Giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng tỉ trọng của khu vực II và III.
B. Giảm tỉ trọng của khu vực II, tăng tỉ trọng của khu vực I và III.

14
C. Giảm tỉ trọng của khu vực III, tăng tỉ trọng của khu vực I và II.
D. Tăng tỉ trọng của khu vực I, giảm tỉ trọng của khu vực II và III.
CÂU 84:Quốc gia nào không có chung đường biên giới với Trung Quốc?
A. Việt Nam. B. Lào. C. Mi-an-ma. D. Campuchia.
CÂU 85:Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là:
A. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.
B. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.
C. Nguồn lao động đông, trình độ cao.
D. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước.
CÂU 86:Trong những năm gần đây, mạng lưới đường bộ nước ta đã được mở rộng và hiện
đại hóa, nguyên nhân chủ yếu nhất là do:
A. Huy động được các nguồn vốn, tập trung đầu tư phát triển.
B. Nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nên nhu cầu lớn.
C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ.
D. Dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng.
CÂU 87:Việt Nam Quốc dân Đảng là một chính đảng chính trị đại diện cho giai cấp nào?
A. Công nhân. B. Tư sản dân tộc.
C. Tiểu tư sản. D. Tiểu tư sản, tư sản, địa chủ.
CÂU 88:Quốc gia nào không phải là thành viên của Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương
(NATO)?
A. Đan Mạch. B. Hà Lan. C. Thụy Điển. D. Thổ Nhĩ Kỳ.
CÂU 89:Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đã thi hành chính sách kinh tế
nào ở Đông Dương?
A. Kinh tế mới. B. Kinh tế thời chiến.
C. Kinh tế chỉ huy. D. Kinh tế thuộc địa.
CÂU 90:Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (cuối năm 1950) nhằm mục đích gì?
A. Khai thác triệt để Đông Dương.
B. Cùng Mỹ thiết lập ách thống trị ở Đông Dương.
C. Thiết lập khối quân sự ở Đông Dương.
D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93:
Kim loại kiềm:
Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn các nguyên tố. Nhóm này bao gồm
những nguyên tố: Liti (Li), Natri (Na), kali (K), rubidi (RB), xesi (Cs) và franxi (Fr). Sở dĩ
được gọi là kim loại kiềm vì hidroxit của chúng là chất kiềm mạnh. Riêng franxi là nguyên tố
phóng xạ tự nhiên.

15
Dưới đây là bảng một số đặc điểm của các nguyên tử kim loại kiềm
Nguyên tố Số thứ tự Cấu hình Năng lượng ion hóa I, eV
nguyên tử electron I1 I2
Li 3 [He] 2s 5.39 75.6
Na 11 [Ne] 3s 5.14 47.3
K 19 [Ảr] 4s 4.34 31.8
Rb 37 [Kr] 5s 4.18 27.4
Cs 55 [Xe] 6s 3.89 23.4
Fr 87 [Rn] 7s - -
Vì có một electron hóa trị ns1 ở ngoài cấu hình electron bền của các khí hiếm, các nguyên tử
kim loại kiềm rất dễ mất một electron hóa trị biến thành ion dương M+, nghĩa là chúng là
những kim loại rất hoạt động. Điều đó thể hiện ở năng lượng ion hóa thứ nhất rất thấp của
những nguyên tử kim loại kiềm
So với các nhóm nguyên tố khác thì nhóm kim loại kiềm có nhiều tính chất giống nhau hơn
hết và những tính chất này biến đổi đều đặn từ Li tới Fr. Tuy nhiên ở trong đó, Li chiếm một
vị trí hơi đặc biệt hơn so với những kim loại kiềm khác. Ví dụ như một số hợp chất của Li ít
tan hơn so với hợp chất của các kim loại kiềm khác. Vì chỉ có một electron hóa trị duy nhất
nên hóa tính của nhóm kim loại kiềm là đơn giản hơn hết so với bất cứ nhóm nguyên tố nào
khác.
Trong tự nhiên, hợp chất của Na và K là hết sức cần thiết đối với người, động vật và thực vật.
Kali là một trong ba nguyên tố cần thường xuyên cung cấp cho đất để tăng thu hoạch của
mùa màng. Natri cần thiết cho người và động vật cũng giống như kali cần thiết cho cây.
Trong tro củi có K2CO3, ví dụ như trong tro của cây bạch dương có 15% K2O.
Kim loại kiềm có giá trị trong thực tế và được sản xuất nhiều hơn hết là Natri. Liti và Kali
được sử dụng ít hơn, còn rubidi và xesi rất ít hơn nữa. Natri kim loại được dùng làm nguyên
liệu điều chế Natri peoxit (Na2O2) và natri amidua (NaNH2) và từ đó điều chế natri xianua
(NaCN). Một lượng lớn Natri được dùng trong những tổng hợp hữu cơ khác nhau. Hợp kim
của chì với Natri và canxi được dùng làm chất bôi trơn ổ trục của các toa tàu. Do có nhiệt độ
nóng chảy thấp, nhiệt độ sôi tương dối cao và nhiệt dung lớn, Natri được dùng để làm nguội
các van của động cơ máy bay và làm nguội lò phản ứng hạt nhân.
(Nguồn: HÓA HỌC VÔ CƠ TẬP 2 - HOÀNG NHÂM)
CÂU 91: Ở trong thực tế, các kim loại kiềm tồn tại dưới dạng nào?
A. Đơn chất. B. Hợp chất.
C. Cả đơn chất và hợp chất. D. Tồn tại dạng tự do.
CÂU 92:Phân kali có tác dụng gì cho cây trồng?
A. Tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây.
B. Tăng cường quá trình sinh trưởng của cây trồng.
C. Giúp cành lá xum xuê, hạt chắc, quả củ to.

16
D. Cả 2 đáp án B và C
CÂU 93:Ứng dụng nào sau đây không phải là một ứng dụng của Natri?
A. Ứng dụng trong công nghiệp vận chuyển đường sắt.
B. Ứng dụng trong việc điều chế các chất hữu cơ.
C. Ứng dụng điều chế muối ăn NaCl.
D. Ứng dụng trong công nghiệp xà phòng.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96:
Phản ứng tổng hợp hạt nhân (còn gọi là phản ứng nhiệt hạch) cung cấp nguồn năng lượng
khổng lồ cho Mặt trời và các vì sao qua việc kết hợp những nguyên tố nhẹ như hydro hay heli.
Nếu có thể khai thác được phản ứng này ngay trên Trái đất thì chúng ta sẽ có một nguồn năng
lượng sạch vô tận với nguyên liệu chính là nước biển. Nguồn năng lượng này không phát ra
khí thải nhà kính, không tạo ra chạy đua hạt nhân và không có nguy cơ phát sinh tai nạn thảm
khốc.
Nguyên lí của phản ứng tổng hợp hạt nhân: Năng lượng tổng hợp hạt nhân dựa trên
nguyên lý của nhà bác học vĩ đại Albert Einstein. Phản ứng tổng hợp hạt nhân là hai nhân
hợp lại với nhau thành một nhân nặng hơn, trong quá trình hợp nhất phóng thích ra năng
lượng khổng lồ. Còn phản ứng phân hạch hạt nhân là sự phân rã hạt nhân phóng thích năng
lượng, cùng các tia alpha, beta, gama... Phản ứng tổng hợp hạt nhân phóng thích năng lượng
tùy thuộc vào khối lượng của hạt nhân tham gia, ví dụ: những nguyên tử nhẹ hơn sắt và
nickel tổng hợp hạt nhân thì phóng thích năng lượng, trong khi các nhân nặng hơn thì hấp thu
năng lượng.

H2 (deuterium) + H3 (tritium) -> H4 (Helium4) + n (neutron).


Phản ứng trên viết lại theo ký hiệu thường dùng: 21D + 31T -> 42He (3,5 MeV) + n (14,1 Mev).
Nếu thực hiện được phản ứng tổng hợp thì chúng ta thu được năng lượng.
Muốn có được tổng hợp hạt nhân phải làm 2 hạt nhân ban đầu xích lại gần nhau ở khoảng
cách ~10-14 m. Sau đó cần có động năng cực kỳ lớn cho các hạt nhân vượt qua tương tác đẩy
Coulomb giữa chúng mà va vào nhau.

17
Để làm được điều này cần một nguồn năng lượng rất lớn, phải tạo ra nhiệt độ cao trên 100
triệu độ (nóng gấp khoảng 10 lần tâm của Mặt trời). Ở nhiệt độ cao như vậy, nguyên tử khí bị
“tuột” ra khỏi các electron bên ngoài, để lại hạt nhân mang điện tích dương. Đám khí này gọi
là plasma. Do mang điện tích nên nó có thể chứa từ trường bên trong, ngay cả ở nhiệt độ rất
cao. Nhiệt độ đạt đến mức cần thiết sẽ tạo ra từ trường đủ mạnh và bắn ra tia hydro giàu
neutron, giúp hiện tượng nhiệt hạch xảy ra. Vì thế người ta còn gọi đây là phản ứng nhiệt
hạch. Với những lò phản ứng thông thường, thành của lò không thể chịu được nhiệt độ cao
như vậy nên người ta phải dùng từ trường để giam giữ plasma.
Phản ứng nhiệt hạch là cơ sở để chế tạo bom khinh khí hay bom H, đồng thời cũng là cơ sở
để xây dựng lò phản ứng nhiệt hạch. Tổng hợp hạt nhân giải phóng 17,6 MeV (hình trên), với
năng lượng lớn gấp nhiều triệu lần năng lượng cung cấp bởi các phản ứng sử dụng carbon.
Nhiên liệu để phản ứng tổng hợp hạt nhân là đồng vị Deuterium và Tritium của hydrogen.
Các nguyên liệu này có thể tách dễ dàng từ nước biển hoặc tổng hợp với quy mô công nghiệp
từ các nguyên tử hydrogen không mấy tốn kém. Nguồn nhiên liệu hydrogen gần như vô tận
trong thiên nhiên. Chỉ cần 1 kg hỗn hợp Detrium và Tritium (tách từ 1.000 l nước biển), sẽ
tạo ra nguồn năng lượng ngang với 1 tỷ tấn dầu mỏ và gấp hàng chục lần so với nhiên liệu
phân hạch Uranium, đồng thời sản phẩm khí thải là Helium - một loại khí hiếm, hoàn toàn
không gây ô nhiễm môi trường.
(Nguồn: Internet)
CÂU 94:Phản ứng nhiệt hạch là:
A. Sự kết hợp các hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn.
B. Sự phân chia một hạt nhân nhẹ thành hai hạt nhân nhẹ hơn.
C. Sự kết hợp các hạt nhân trung bình thành một hạt nhân nặng hơn.
D. Sự phân chia một hạt nhân thành hai hạt nhân ở nhiệt độ rất cao.
CÂU 95:Để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân, cần điều kiện nhiệt độ cao hàng chục
triệu độ để:
A. Các hạt nhân có động năng lớn, thắng lực đẩy Coulomb giữa chúng.
B. Các hạt nhân có động năng lơn, thắng lực hấp dẫn giữa chúng.
C. Các êlectron bứt khỏi nguyên tử.
D. Phá vỡ hạt nhân của các nguyên tử để chúng thực hiện phản ứng
CÂU 96:Cho 21D + 31T → 42He + n Biết độ hụt khối của 21D là ∆mD = 0,0024 u, 31T
là ΔmT = 0,0087 u, 42He là ΔmHe = 0,0305 u, 1 u = 931,5 MeV/c2. Tìm năng lượng tỏa ra từ
phản ứng
A. 6.0237*10-7MeV B. 18,0711 MeV C. 180,711 MeV D. 1,80711 MeV
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi 97 đến 99:
LED (viết tắt của Light Emitting Diode - diode phát quang) là các diode có khả năng phát ra
ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Cũng giống như diode, LED được cấu tạo từ một khối

18
bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n.
Hiện tượng biến điện thành ánh sáng được H. J. Round phát hiện đầu tiên vào năm 1907. Ông
đã dùng 1 dây dẫn và tinh thể Silicon carbide (SiC) để thí nghiệm. Rubin Braunstein phát
hiện có bức xạ hồng ngoại trên hợp chất GaAs và các hợp chất khác vào năm 1955.
Braunstein đã thí nghiệm trên các diode GaSb, GaAs, indium phosphide (InP), và silicon-
germanium (SiGe) ở nhiệt độ phòng và ở 77 độ K. Năm 1961, các nhà thí nghiệm người Mỹ
Robert Biard và Gary Pittman, cũng phát hiện GaAs phát ra tia hồng ngoại khi có dòng điện
chạy qua và đã nhận bằng phát minh LED hồng ngoại.
LED đầu tiên phát ra ánh sáng có
thể nhìn thấy là loại LED đỏ, do
Nick Holonyak, Jr. phát hiện, vào
năm 1962. Holonyak được xem là
cha đẻ của LED. M. George
Craford, một sinh viên tốt nghiệp trước Holonyak, đã phát minh
ra LED vàng đầu tiên và đã cải thiện thêm độ sáng lên 10 lần cho
LED đỏ cũng như LED đỏ-cam vào năm 1972. Vào năm 1976, T.
P. Pearsall lần đầu tiên đã tạo ra LED công suất cao, hiệu suất cao cho cáp quang nhờ vào
việc sáng chế ra vật liệu bán dẫn mới có khả năng phát ra sóng điện từ phù hợp cho cáp
quang. Trước đây, một bộ phận rất nhỏ của công nghệ LED được ứng dụng trong một số lĩnh
vực như bộ phận hiển thị trong các thiết bị điện, điện tử, đèn quảng cáo, trang trí, đèn giao
thông. Có nghiên cứu về các loại LED có độ sáng tương đương với bóng đèn bằng khí neon.
Đèn chiếu sáng bằng LED được cho là có các ưu điểm như gọn nhẹ, bền, tiết kiệm năng
lượng. Các LED phát ra tia hồng ngoại được dùng trong các thiết bị điều khiển từ xa cho đồ
điện tử dân dụng...
(Theo: Sách “The life and times of the LED — a 100-year history” của Trung tâm Nghiên
cứu Quang Điện tử, Đại học Southampton)
CÂU 97:Nguyên lí hoạt động của đèn LED dựa vào hiện tượng nào dưới đây?
A. Quang phát quang. B. Điện phát quang. C. Catot phát quang. D. Hoá phát
quang.
CÂU 98:Thắp sáng một đèn LED lục bên cạnh một đèn quả nhót đỏ đang sáng, ta sẽ thấy gì?
A. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu đỏ.
B. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu lục.
C. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu vàng.
D. Ánh sáng đèn LED vẫn có màu lục, ánh sáng đèn quả nhót vẫn có màu đỏ.
CÂU 99:Có 4 đèn LED phát ra 4 loại ánh sáng: trắng, đỏ, vàng, tím (biết mỗi đèn chỉ phát ra
đúng 1 loại ánh sáng). Sắp xếp 4 ánh sáng này tăng dần theo bước sóng thì thứ tự sẽ là:
A. Đỏ - vàng – tím. B. Trắng - đỏ - vàng – tím.
C. Tím - vàng - đỏ - trắng. D. Tím - vàng - đỏ.

19
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi
100 đến 102:
Lò phản ứng hạt nhân là một thiết bị để khởi động,
kiểm soát, và duy trì một chuỗi phản ứng phân hạch hạt
nhân. Lò phản ứng hạt nhân thường được sử dụng để
tạo ra điện và cung cấp năng lượng cho một số tàu
ngầm, tàu sân bay…mà hiện nay quân đội Hoa Kì phát
triển rất mạnh. Nhiên liệu trong các lò này thường là
235
U hoặc 239Pu. Sự phân hạch của một hạt nhân 235U có kèm theo giải phóng 2,5 nơtron (tính
trung bình), đối với 239Pu con số đó là 3. Các nơtron này có thể kích thích các hạt nhân khác
phân hạch để tạo nên một phản ứng dây truyền nếu không được điều khiển. Khi một hạt nhân
nguyên tử hấp thụ một neutron, nó chuyển sang trạng thái kích thích với số nguyên tử lượng
tăng 1, ví dụ 235U thành 236U, sau đó chia tách thành hai hoặc nhiều hạt nhân nhẹ hơn, giải
phóng ra nhiều năng lượng, bức xạ gamma và khoảng 2 - 3 neutron tự do. Các neutron sinh ra
sau mỗi phân hạch lại có thể bị hấp thụ bởi các hạt nhân ở gần đó, làm xảy ra phân hạch tiếp
theo và cứ thế, sự phân hạch diễn ra thành phản ứng dây chuyền.
Tùy theo mức độ để thất thoát neutron ra khỏi khối vật liệu phân hạch mà phản ứng dây
chuyền diễn ra theo cách khác nhau. Trong thực tế người ta dùng giá trị định lượng bằng số
đặc trưng cho số neutron trung bình gây ra được phản ứng kế tiếp trong khối, và gọi là hệ số
nhân neutron hiệu dụng K. Hệ số này phụ thuộc các yếu tố gồm khối lượng, mật độ, hình
dạng, mức độ làm giàu, độ tinh khiết, nhiệt độ, và môi trường xung quanh. Trong số đó khối
lượng có vai trò quan trọng, và khối lượng tối thiểu cần thiết để duy trì phản ứng dây
chuyền ổn định gọi là khối lượng tới hạn.
● Phản ứng dây chuyền tự tắt: có K<1, số neutron giữ được trong khối và gây phản ứng ít
hơn số cần để duy trì như cũ. Các phản ứng xảy ra ở mức "vết", với số lượng tỷ lệ với khối
lượng đồng vị phân hạch có trong khối.
● Phản ứng dây chuyền tự duy trì: có K=1, số neutron giữ được trong khối và gây phản ứng
bằng số cần để duy trì phản ứng. Đây là trạng thái cần duy trì trong lò phản ứng hạt nhân.
● Phản ứng dây chuyền bùng nổ: có K>1, số neutron giữ được trong khối và gây phản ứng
lớn hơn số cần để duy trì phản ứng, làm cho số phản ứng tăng theo cấp số nhân. Trạng thái
này có thể đẩy hệ thống thành mất kiểm soát, dẫn đến bùng nổ, và được ứng dụng trong chế
tạo bom hạt nhân.

20
(Theo: Newman, Jay (2008) - Physics of the Life Sciences và Kuroda, P. K. (1956) - “On the
Nuclear Physical Stability of the Uranium Minerals”)
CÂU 100:Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ:
A. Các proton và nơtron. B. Các electron và nơtron.
C. Các nuclon và electron. D. Các hạt mang điện tích.
CÂU 101:Hạt nhân nào sau đây không có trong tự nhiên?
A. 234U. B. 235U. C. 236U. D. 238U.
CÂU 102:Biết để tính độ hụt khối của một hạt nhân, người ta sử dụng công thức sau:
∆� = �0 − � = �. �� + � − � . �� − �
Với m là khối lượng hạt nhân, m0 là tổng khối lượng nuclon, Z là số nuclon, A là số khối.
Năng lượng liên kết riêngcho biết mức độ bền vững của hạt nhân liên kết.
Trong các hạt nhân sau: 32He, 73Li,và 235
92U, hạt nhân bền vững nhất là:

A. He. B. Li. C. Fe. D. U.


Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105:
Những lợi ích thần kỳ của cà tím
Nuôi dưỡng não và cải thiện tuần hoàn: chất phytonutrients trong vỏ cà tím giúp cải thiện lưu
lượng máu chảy vào não. Vì vậy khi mua mọi người nên chọn những quả cà tím có vỏ đẹp
càng ngon thì càng nhiều chất dinh dưỡng.
Phòng chống ung thư ruột già: lượng chất xơ trong cà tím rất lớn. Vì vậy, ăn cà tím sẽ giúp
những ai bị táo bón tránh được bệnh này và giúp cơ thể hấp thu thức ăn hiệu quả hơn.
Phù hợp với người ăn kiêng: những ai đang muốn ăn kiêng thì nên lựa chọn cà tím vì chúng
chứa rất nhiều chất xơ và ít calo nên sẽ tạo cảm giác no mỗi khi ăn.

21
Chứa sắt và canxi: cà tím chứa hàm lượng canxi và sắt rất nhiều nên mọi người, đặc biệt là
trẻ em cần khuyến khích ăn nhiều cà tím rất tốt cho cơ thể.
Phù hợp với người bị tiểu đường: hàm lượng carbohydrate hòa tan thấp trong cà tím cũng
như lượng chất xơ cao giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Giảm hàm lượng cholesterol: khi nấu cà tím ở nhiệt độ không quá 200 độ sẽ giúp làm giảm
lượng cholesterol xấu trong cơ thể, giúp duy trì hệ thống tim mạch và máu.
Duy trì huyết áp: Vỏ và thịt của cà tím chứa đầy flavonoid quan trọng có thể giúp ổn định
huyết áp và giảm căng thẳng.
Tăng cường mạch máu: hàm lượng vitamin K cao trong cà tím giúp ngăn ngừa tắc nghẽn
mạch máu.
Tăng sức đề kháng: ăn cà tím thường xuyên giúp cơ thể chống lại được nhiều bệnh tật như
bệnh tim, bệnh ung thư...và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể vì trong quả cà chứa
rất nhiều chất chống oxy hóa.
(https://www.eminhatban.vn/)
CÂU 103:Tên gọi khác của cà tím là gì?
A. Cà lùi. B. Cà dái dê. C. Cà dừa. D. Cà pháo.
CÂU 104:Trồng cà tím thường có mấy mùa vụ chính?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 105:Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A, a
nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6, cặp gen B, b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2. Do xảy ra đột
biến trong giảm phân nên đã tạo ra cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 6. Các kiểu gen
nào sau đây có thể là kiểu gen của thể ba được tạo ra từ phép lai trên?
A. AAaBb và AAAbb. B. AaaBB và AAAbb.
C. AAaBb và AaaBb. D. Aaabb và AaaBB.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108:
Nước là dung môi hòa tan nhiều muối khoáng. Trong môi trường nước, muối khoáng phân li

22
thành các ion. Sự hấp thụ các ion khoáng luôn gắn với quá trình hấp thụ nước. Rễ là cơ quan
hấp thụ nước và ion khoáng. Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều
rộng và đặc biệt, tăng nhanh số lượng lông hút. Lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi
trường quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi. Dịch của các tế bào biểu bì rễ là ưu trương so
với dung dịch đất.

CÂU 106:Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua đâu.
A. Rễ chính. B. Đỉnh sinh trưởng.
C. Miền sinh trưởng. D. Miền lông hút.
CÂU 107:Môi trường “quá ưu trương, quá axit” được hiểu như thế nào:
A. Mô trường ưu trường là môi trường mà nồng độ chất tan lớn hơn so với môi trường nội
bào; quá axit nghĩa là quá chua.
B. Mô trường ưu trường là môi trường mà nồng độ chất tan lớn hơn so với môi trường nội
bào; quá axit nghĩa là quá phèn.
C. Mô trường ưu trường là môi trường mà nồng độ chất tan nhỏ hơn so với môi trường nội
bào; quá axit nghĩa là quá chua.
D.Mô trường ưu trường là môi trường mà nồng độ chất tan nhỏ hơn so với môi trường nội
bào; quá axit nghĩa là quá phèn.
CÂU 108:Nguyên nhân nào không khiến cho dịch của các tế bào biểu bì rễ là ưu trương so
với dung dịch đất ?
A. Quá trình thoát hơi nước ở lá.
B. Quá trình quang hợp của cây.

23
C. Sản phẩm của các quá trình chuyển hóa vật chất trong cây được hấp thụ vào rễ cao.
D. Nồng độ các axit hữu cơ, đường saccarôzơ trong lông hút cao.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Dự án do Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) thực hiện, với sự hỗ
trợ của hai tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BfdW) và ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV).
Tổng ngân sách dự án là hơn 38 tỷ đồng.
Kết quả Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long do Quỹ AFV
thực hiện năm 2017 khẳng định thêm rằng, các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang là
những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Trong 10 năm qua, khoảng
1,7 triệu người đã phải di cư khỏi những cánh đồng, sông ngòi và kênh rạch rộng lớn. Nước
biển dâng cao sẽ khiến 45% diện tích đất bị nhiễm mặn và thiệt hại về mùa màng. Hơn 90%
trong tổng số 1.028.800 ha đất canh tác bị đe dọa.
Trước tình hình đó, dự án “Tăng cường khả năng phòng ngừa và ứng phó với thiên tai của
cộng đồng ở đồng bằng sông Cửu Long” tập trung vào tăng cường khả năng phục hồi trước
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu của các cộng đồng dễ bị tổn thương. Dự án cũng hướng tới
lồng ghép các khuyến nghị, kinh nghiệm của tổ chức xã hội trong quản lý thiên tai vào chính
sách quốc gia của các nước trong khu vực.
Với hai mục tiêu trên, dự án sẽ tập trung giải quyết ba vấn đề. Đó là nâng cao năng lực ứng
phó với thiên tai của cộng đồng; xây dựng các mô hình nông nghiệp bền vững thích ứng với
biến đổi khí hậu; lồng ghép kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong chính
sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong giai đoạn 1, từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018, với ngân sách 491.000 EUR
từ BfdW và 55.000 EUR từ AAV, dự án đã góp phần xây dựng kế hoạch quản lý thiên tai dựa
vào cộng đồng tại sáu xã/phường và hai huyện/thành phố; cải thiện sinh kế của 60 hộ tham
gia mô hình sản xuất rau hữu cơ trong nhà lưới; thiết lập cơ chế dự báo tình hình thiên tai và
áp dụng cơ chế phối hợp trong ứng phó với thay đổi của môi trường.
Giai đoạn 2 của dự án sẽ kéo dài ba năm, với gói tài trợ 700.000 EUR từ BfdW và 124.000
EUR từ AAV. Dự kiến sẽ có khoảng 13.900 người hưởng lợi trực tiếp và 20.000 người
hưởng lợi gián tiếp.
Địa bàn triển khai dự án tại sáu xã, phường dự án thực hiện ở hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
Theo tính toán, khoảng 6.000 hộ gia đình dễ bị tổn thương sẽ giảm tổn thất và thiệt hại (về
đất nông nghiệp và thổ cư, đường bộ, tài sản) do các thảm họa thiên tai và biến đổi khí hậu.
Khoảng 200 hộ sẽ hưởng lợi từ các mô hình sinh kế thay thế thích ứng với biến đổi khí hậu
do dự án giới thiệu, 100 hộ gia đình sẽ áp dụng các mô hình sinh kế thay thế thích ứng với
biến đổi khí hậu mà không có sự hỗ trợ tài chính của dự án.
(Nguồn: nhandan.com.vn)
CÂU 109:Tổng ngân sách đầu tư cho dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) là hơn:
A. 34 tỷ đồng. B. 36 tỷ đồng. C. 38 tỷ đồng. D. 40 tỷ đồng.

24
CÂU 110:Diện tích đất canh tác bị đe dọa là:
A. 925.920 ha. B. 952.290 ha. C. 952.920 ha. D. 925.290 ha.
CÂU 111:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, đâu không là khu kinh tế cửa khẩu thuộc
vùng đồng bằng sông Cửu Long?
A. Hà Tiên. B. An Giang. C. Mộc Bài. D. Đồng Tháp
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
Khi lúa gạo không còn là ưu tiên số một
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), hiện tổng diện tích gieo trồng
lúa vùng ÐBSCL là 4,19 triệu héc-ta, chiếm 54,3% diện tích cả nước, diện tích sử dụng giống
lúa xác nhận mới chiếm 65%. Cây ăn trái có khoảng 335.000 ha, chiếm 36,3% diện tích cả
nước, gồm các cây trồng chủ yếu như: Thanh long, xoài, cam, bưởi, chôm chôm, nhãn, sầu
riêng, dứa… Nhiều giống cây ăn trái khẳng định được năng suất, chất lượng cao, thích ứng
điều kiện vùng ÐBSCL đã được đưa vào sản xuất, nâng cao giá trị và kim ngạch xuất khẩu.
Diện tích nuôi cá tra đạt 6.000 ha, sản lượng đạt 1,4 triệu tấn. Năm 2019, toàn vùng có 230
cơ sở sản xuất cá tra giống, khoảng 4.000 hộ ương cá giống với diện tích khoảng 3.500 ha,
tập trung chủ yếu tại Ðồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, số lượng giống sản xuất
được gần bốn tỷ con, trong đó ba tỷ con giống đạt chất lượng, đáp ứng 75% nhu cầu thả nuôi.
Diện tích nuôi tôm nước lợ có khoảng 669.000 ha, chiếm 92,9% diện tích cả nước.
Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, nhiều chục năm qua, vùng ÐBSCL tập trung cho sản xuất
lúa gạo cho nên hạ tầng giao thông, thủy lợi chỉ phục vụ cho mục đích này. Nay dưới tác
động của biến đổi khí hậu (BÐKH), tình trạng hạn, mặn diễn biến ngày càng phức tạp làm
cho điều kiện sản xuất của vùng đã thay đổi và lúa gạo không còn là ưu tiên số một. Nghị
quyết số 120/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ÐBSCL thích
ứng với BÐKH đã xác định sản xuất nông nghiệp phải thích ứng điều kiện tự nhiên, sinh thái
của vùng, trong đó ưu tiên là thủy sản, cây ăn trái và lúa gạo. Vì vậy, Giáo sư Võ Tòng Xuân
đề xuất, có thể chia vùng ÐBSCL thành ba tiểu vùng là vùng nước ngọt quanh năm có thể
trồng lúa, cây ăn trái; vùng nước ngọt - mặn đan xen có thể trồng lúa theo mùa và nuôi trồng
thủy sản và vùng nước mặn hoàn toàn để nuôi trồng thủy, hải sản giá trị cao. Trên cơ sở đó,
Chính phủ, các địa phương trong vùng tăng cường đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi phù
hợp cho từng tiểu vùng sinh thái để sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực. Việc đầu tư các
công trình này cần chú trọng đến tính kết nối giữa các tiểu vùng, giữa vùng với cả nước và
quốc tế. Việc này cần quyết tâm lớn, tầm nhìn dài hạn của Chính phủ đối với người dân vùng
ÐBSCL vì đầu tư cơ sở hạ tầng cần nguồn vốn rất lớn.
(Nguồn: nhandan.com.vn)
CÂU 112:Diện tích gieo trồng lúa vùng Ðồng bằng Sông Cửu Long chiếm bao nhiêu phần
trăm diện tích cả nước?
A. 54,3%. B. 53,4%. C. 53,3%. D. 54,4%.
CÂU 113:Đâu không là tỉnh có thế mạnh trong việc ương cá tra giống ở Đồng bằng Sông
Cửu Long?

25
A. Tiền Giang. B. Hậu Giang. C. An Giang. D. Cần Thơ.
CÂU 114:Vùng nước ngọt-mặn đan xen ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long không thể:
A. Trồng lúa theo mùa. B. Nuôi cá.
C. Trồng cây ăn trái. D. Nuôi tôm.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:
KINH TẾ MỸ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1973)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Âu và Nhật bản đều bắt đầu công cuộc khôi
phục kinh tế trong điều kiện khó khăn do hậu quả của chiến tranh, thiếu vật tư, vốn, giao
thông vận tải bị tàn phá nặng nề. Đứng trước tình hình đó Mỹ đã gánh lấy trách nhiệm giúp
các nước Tây Âu và Nhật Bản khôi phục kinh tế. Điều đó xuất phát từ chiến lược mở rộng thị
trường nhằm làm bá chủ thế giới.
Thông qua viện trợ kinh tế Mỹ tăng cường vai trò chi phối khống chế Tây Âu và Nhật Bản
đồng thời liên kết chống lại các nước xã hội chủ nghĩa. Mỹ viện trợ cho các nước châu Âu
qua kế hoạch Marshall. Thực hiện kế hoạch Marshall Mỹ đã ký hiệp ước song phương với
từng nước nhận viện trợ, hiệp ước quy định nước nhận tiền viện trợ phải dùng tiền viện trợ để
mua hàng hóa của Mỹ, phải xóa bỏ hàng rào thuế quan, mở cửa thị trường cho Mỹ. Nhờ đó
mà Mỹ đã thu được 30 tỷ USD. Đồng thời, Mỹ cũng đầu tư vào thị trường Tây Âu nơi có thị
trường an toàn và đần dần khống chế các ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp hóa chất, ô
tô, cơ khí...
Cùng với sự thâm nhập thị trường Tây Âu, Mỹ còn tìm cách giành thị trường châu Á, châu
Phi, Mỹ La Tinh. Đối với Nhật Bản, Mỹ có chính sách viện trợ và nâng đỡ dưới danh nghĩa
“quỹ cứu tế khu vực chiếm đóng” lên đến 2,3 tỷ USD. Tuy nhiên viện trợ cho Tây Âu và
Nhật Bản nhằm mục đích bành trướng và khống chế những nước này, nhưng thực tế đã góp
phần khôi phục kinh tế Tây Âu và Nhật Bản.
Trong những năm 1945 - 1950, nước Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế
giới (56,47 % - 1948);
+ Sản lượng nông nghiệp của Mỹ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp,
Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.
+ Mỹ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế
giới.
+ Về quân sự, Mỹ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
- Trong những thập niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế
Mỹ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.
+ Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ
còn 11,9 tỉ USD (1974). Lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng 14
tháng, đồng đôla Mỹ đã bị phá giá hai lần vào tháng 12 - 1973 và tháng 2 - 1974.
(Theo https://kmacle.duytan.edu.vn)

26
CÂU 115:Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mỹ sau Chiến
tranh thế giới thứ II?
A. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mỹ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả cả
trong và ngoài nước.
B. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.
C. Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mỹ Rugiơven đã phát huy tác dụng trên thực
tế.
D. Mỹ đã có sự điều chỉnh về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất
lao động.
CÂU 116: Mục tiêu nào của Mỹ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh
thế giới thứ hai là:
A. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
B. Khống chế, chi phối các nước Tư bản chủ nghĩa khác.
C. Ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.
D. Khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mỹ trên toàn cầu.
CÂU 117:Sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ nắm trong tay bao nhiêu phần trăm trữ lượng
vàng của thế giới?
A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 90%.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:
CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TRONG SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN VÀ KIẾN QUỐC
(Giai đoạn 19/8/1945 đến 19/12/1946)
[…] II. Những chủ trương và biện pháp lớn của Đảng
Trên cơ sở đánh giá tình hình quốc tế và trong nước, ngày 25/11/1945, Ban Thường vụ
Trung ương Đảng ra chỉ thị “kháng chiến kiến quốc”, vạch rõ chiến lược và nhiệm vụ cần kíp
của cách mạng nước ta. Chỉ thị xác định “cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc
cách mạng dân tộc giải phóng”, khẩu hiệu đấu tranh vẫn là “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên
hết”. Kẻ thù chính của cách mạng lúc này là thực dân Pháp xâm lược.
Nhiệm vụ cơ bản, trước mắt của cách mạng nước ta là củng cố chính quyền dân chủ nhân
dân, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Nhiệm vụ
bao trùm là bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng.
2.1. Củng cố và tăng cường chính quyền cách mạng
Cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 hoàn toàn thắng lợi. Chính phủ chính thức được
thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt tại kỳ họp thứ 2 (tháng 11/1946),
Quốc hội đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

27
Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ở Việt Nam đã đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước
cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới: thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một
Chính phủ thống nhất, một bản hiến pháp tiến bộ, một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy
đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
2.2. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, trọng tâm là sản xuất nông nghiệp. Diệt giặc đói, ổn
định đời sống nhân dân
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó “chống giặc đói” được Hồ Chủ tịch đặt lên hàng đầu, là
nhiệm vụ cấp bách, đột xuất số 1. Người nói: “Nhân dân đang đói..., những người thoát chết
đói nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế nào cho họ sống!”.
Để tiêu diệt tận gốc “giặc đói”, biện pháp cơ bản lâu dài là phát triển sản xuất, tiết kiệm tiêu
dùng lương thực. Nhưng trong khi chờ đợi kết quả của sản xuất, để khẩn cấp cứu đói cho dân,
trên cơ sở phát huy truyền thống “nhiễu điều phủ lấy giá gương” của dân tộc, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã kêu gọi nhân dân với tinh thần “nhường cơm, sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” tự
nguyện thực hành tiết kiệm, xây dựng các “hũ gạo cứu đói” giúp đỡ các gia đình thiếu ăn
trầm trọng. Người đã phát động phong trào “10 ngày nhịn 1 bữa ăn, mỗi tháng 3 bữa, mỗi
bữa 1 bơ, đem gạo đó để cứu dân nghèo” và Người đã tiên phong thực hiện trước.
(Nguồn: Bộ Công thương Việt Nam, trích lược từ http://www.moit.gov.vn)
CÂU 118: Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp lâu dài nào là quan trọng nhất?
A. Lập hũ gạo tiết kiệm.
B. Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói.
C. Tăng cường sản xuất.
D. Chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ.
CÂU 119: Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là
mục đích của:
A. 10 chính sách của Việt Minh nhằm đem lại quyền lợi cho nhân dân.
B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945.
C. Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945.
D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I (6-1-1946).
CÂU 120:Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó nhiệm vụ nào được Hồ Chủ tịch đặt lên hàng
đầu?
A. Chống giặc đói. B. Chống giặc dốt.
C. Chống giặc ngoại xâm. D. Chống nội phản.

28
BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ SỐ 08

CÂU Đ.ÁN CÂU Đ.ÁN CÂU Đ.ÁN CÂU Đ.ÁN CÂU Đ.ÁN CÂU Đ.ÁN

1 B 21 C 41 A 61 A 81 A 101 C

2 B 22 A 42 A 62 B 82 D 102 C

3 D 23 C 43 A 63 B 83 A 103 B

4 C 24 C 44 A 64 A 84 D 104 B

5 B 25 C 45 C 65 A 85 B 105 C

6 A 26 A 46 A 66 B 86 A 106 D

7 C 27 B 47 A 67 D 87 B 107 A

8 A 28 B 48 D 68 C 88 C 108 B

9 B 29 A 49 D 69 B 89 C 109 C

10 A 30 D 50 B 70 C 90 D 110 A

11 A 31 A 51 A 71 D 91 B 111 C

12 B 32 D 52 A 72 A 92 A 112 A

13 D 33 D 53 D 73 B 93 C 113 B

14 D 34 A 54 D 74 C 94 A 114 C

15 A 35 A 55 A 75 C 95 A 115 C

16 C 36 D 56 A 76 A 96 B 116 B

17 A 37 A 57 D 77 B 97 B 117 C

18 B 38 B 58 A 78 C 98 C 118 C

19 A 39 B 59 A 79 C 99 D 119 D

20 B 40 B 60 A 80 D 100 A 120 A

29
GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI THỬ SỐ 08

CÂU 1: Đáp án B
Giải thích: Có sự thì vái tứ phương, không sự đồng hương không mất: có tai nạn thì cầu
Trời khấn Phật, lạy lục vái van, bình thường thì không biết đến Trời Phật. Có việc cần kíp thì
đến lạy lục nhờ vả, xong việc thì quên luôn, không ngó tới
CÂU 2: Đáp án B
Giải thích: Các bài học rút ra là I, III, IV
CÂU 3: Đáp án D
Xem SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần đọc – hiểu văn bản câu 3
CÂU 4: Đáp án C
CÂU 5: Đáp án B
CÂU 6: Đáp án A
CÂU 7: Đáp án C
Hồng nhan: má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp
CÂU 8: Đáp án A
Giải thích: A. sát nhập -> sáp nhập
CÂU 9: Đáp án B
Giải thích: suôn sẻ
CÂU 10: Đáp án A
Giải thích:
Manh mún
Tính từ
ở tình trạng bị chia cắt thành những mảnh, những phần nhỏ và rời rạc (nói khái quát)
kiểu làm ăn manh mún
ruộng đất bị chia xẻ manh mún
Tằn tiện
hết sức hạn chế việc chi dùng, ngay cả những món nhỏ nhặt
chi tiêu tằn tiện
sống rất tằn tiện
Đồng nghĩa: dè sẻn, hà tằn hà tiện, tần tiện, tiện tặn, tiết kiệm, tùng tiệm
Trái nghĩa: hoang, hoang phí, hoang toàng

30
CÂU 11: Đáp án A
CÂU 12: Đáp án B
Có 3 từ ghép là: trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở
Bổ sung kiến thức:
Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng là từ phức.
Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được
gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữ các tiếng được gọi là từ láy.
CÂU 13: Đáp án D
Câu D ăn có nghĩa là “hợp, khớp” còn lại A,B,C thì ăn có nghĩa là nhai + nuốt
CÂU 14: Đáp án D

Kiểu văn bản, phương


TT Mục đích giao tiếp Ví dụ
thức biểu đạt

1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc

Tái hiện trạng thái sự vật, con


2 Miêu tả
người

3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

4 Nghị luận Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận

Giới thiệu đặc điểm, tính chất,


5 Thuyết minh
phương pháp

Trình bày ý muốn, quyết định


nào đó, thể hiện quyền hạn,
6 Hành chính – Công vụ
trách nhiệm giữa người với
người

Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc,
vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. Có sáu kiểu văn
bản thường gặp với các phương thức biết đạt tương ứng: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận,
thuyết minh, hành chính – công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.
CÂU 15: Đáp án A
CÂU 16: Đáp án C

31
Giải thích: lời văn tự sự, có chứa hội thoại, từ ngữ gần với sinh hoạt thường ngày.
Bổ sung kiến thức:
Phong cách ngôn ngữ: có 6 loại
- Sinh hoạt: Chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày mà con người dùng trao đổi thông tin,
suy nghĩ, ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.
- Chính luận: là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói
miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự, … nhằm trình bày, bình luận,
đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng, …theo một
quan điểm chính trị nhất định.
- Nghệ thuật: phong cách ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không
chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn
ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và
đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
- Khoa học: là phong cách ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học,
tiêu biểu là các văn bản khoa học.
- Báo chí: là phong cách ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế,
phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH.
- Hành chính: là phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản hành chính.
CÂU 17: Đáp án A
Giải thích:
So sánh:

- “Sấu… đen ngòm như khúc cây khô dài”


- “Sấu táp lại, dính chặt hai hàm răng: như mình ngậm một cục mạch nha quá lớn, muốn há
miệng cho rộng để nhả ra cũng không được”.

Liệt kê:

- “Người thì…, người khác…., vài người…”

Bổ sung kiến thức:

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Liệt kê là cách sắp xếp nhiều từ, cụm từ khác nhau, có thể là từ đồng âm hoặc không
nhưng phải có chung một nghĩa. Hay nói cách khác thì liệt kê là cách dùng nhiều từ khác
nhau để diễn tả một hành động, sự vật, sự việc.. Mục đích nhằm diễn tả các khía cạnh
hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn đến với người đọc, người nghe.
- Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét
tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
- Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện
tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi, hình gợi cảm cho
sự diễn đạt

32
CÂU 18: Đáp án B
Giải thích: Đáp án C chỉ diễn tả đúng đoạn sau, còn đáp án A và D không hợp lí, người dân
chỉ sợ bị quỷ thần phạt, và bất ngờ khi đàn cá sấu bị bắt
Bổ sung kiến thức: Những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Sơn Nam công tác văn nghệ
tại khu IX Nam Bộ, do đó có nhiều điều kiện hiểu biết về thiên nhiên, lịch sử, con người
vùng đất mũi Cà Mau, vùng đất địa đầu cực nam tổ quốc. Hướng về Cà Mau, về Nam Bộ,
Sơn Nam có nhiều sáng tác và khảo cứu đầy tâm huyết. Bắt sấu rừng u Minh Hạ là một
truyện ngắn đăng trên tuần báo Nhân loại (1957), sau in trong tập truyện Hương rừng Cà Mau
(1962). Vốn gắn bó quen thuộc với đất rừng phương Nam, qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U
Minh Hạ, tác giả đem đến cho người đọc một bức tranh độc đáo về thiên nhiên và con người
vùng U Minh Hạ.
CÂU 19: Đáp án A
Giải thích: Bắt sấu rừng U Minh Hạ được trích trong tập 18 truyện ngắn Hương rừng Cà
Mau của nhà văn Sơn Nam
CÂU 20: Đáp án B
Giải thích:
- Ý A sai vì bắt sấu là việc khó khăn, cần có kĩ năng và chiến thuật mới có thể làm được
- Ý C sai vì trong đoạn trích, con người đã “chế ngự” được thiên nhiên (đàn sấu)
- Ý D sai, vì không chỉ mạnh khoẻ, mà còn phải thông minh, mưu trí.
CÂU 21: Đáp án C
Giải thích: ở đây ta cần có một tính từ hoặc trạng từ
CÂU 22: Đáp án A
Giải thích: cost roughly = tốn khoảng (tiền)
CÂU 23: Đáp án C
Giải thích: made the decision: đưa ra quyết định gì đó
CÂU 24: Đáp án C
Giải thích: Last yeat => quá khứ => V2/ed => spent
CÂU 25: Đáp án C
Giải thích: gear up for = prepare for = chuẩn bị cho thứ gì đó
CÂU 26: Đáp án A
Giải thích: đã mượn trợ động từ did thì trả động từ về lại nguyên mẫu
Bổ sung kiến thức: used to = từng làm gì đó
CÂU 27: Đáp án B
Giải thích: ở đây ta dùng where thay vì what để chỉ nhà của Shakespeare

33
CÂU 28: Đáp án B
Giải thích: ở đây ta dùng mạo từ “an” do không nói cụ thể người architect (kiến trúc sư) kia
là ai
CÂU 29: Đáp án A
Giải thích: Imagine + Ving
CÂU 30: Đáp án D
Giải thích: thứ tự ưu tiên của tính từ sai => “a big old”
Bổ sung kiến thức:
Thứ tự ưu tiên của tính từ: từ trái sang phải ưu tiên: Đánh giá > kích cở > hình dạng > tuổi
thọ > màu sắc > thuộc quốc gia/vùng > vật liệu tạo nên
Opinion > size > shape > age > color > nationalaty > material
Ví dụ: cute tiny young Sweden cat.
CÂU 31: Đáp án A
Giải thích: Mickey hỏi Xerath có phiền khi đến sinh nhất của anh ấy không
Mickey mời Xerath đến dự tiệc sinh nhật của anh ấy
CÂU 32: Đáp án D
Giải thích:
Họ nghĩ rằng ông ấy chết một cách tự nhiên.
Câu B sai cấu trúc bị động với think.
Bổ sung kiến thức:
Cấu trúc bị động với think:
Chủ động: S1 + think + (that) + clause_S2
- Cách 1: It is thought that + clause
Cách 2: S2 + be thought + to_V/to have V3/ed (dùng past participle nếu thì của clause_S2
“trước thì” của clause_S1
CÂU 33: Đáp án D
Giải thích: “Anh ấy nhờ tôi làm một số việc” => anh ấy nhờ vả một số việc Bổ sung kiến
thức:
Cấu trúc nhờ vả bị động với have
- Chủ động: have sb do sth
- Bị động: have sth done by sb
CÂU 34: Đáp án A
Giải thích: bị động của HTTD: S2 + am/is/are + being + V3/ed (+ by S1)

34
CÂU 35: Đáp án A
Giải thích: Tạm dịch: “Mẹ tôi đã mua cho tôi một cuốn từ điển”
Cấu trúc bị động của HTHT: have/has + been + V3/ed
Trong câu có 2 tân ngữ (Object) nên có 2 cách chuyển sang bị động.
C, D sai cáu trúc bị động
B sai vì thiếu giới từ “for” sau bought
CÂU 36: Đáp án D
Giải thích:
- Plants and animals will find it difficult to escape from or adjust to the effect of global
warming.
- With further warming, animals will tend to migrate toward the poles and up
mountainsides toward higher elevations.
- Projecting species extinction due to global warming is extremely difficult.
- Ocean ecosystems, especially fragile ones like coral reefs, will also be affected by global
warming.
Bài viết chủ yếu đề cập đến các ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu đối với động vật và thực
vật.
CÂU 37: Đáp án A
Giải thích: “Species living in unique ecosystems, such as those found in polar and
mountantop regions, are especially at risk because migration to new habitats is not possible.”
=> species
CÂU 38: Đáp án B
Giải thích: Warmer ocean temperatures can cause coral to “bleach”, a state which if
prolonged will lead to the death of the coral.
= > the slow death of coral reefs, (cái chết từ từ của những rặng san hô)
CÂU 39: Đáp án B
Giải thích: “fragile”: easily broken or damaged
CÂU 40: Đáp án B
Giải thích: Plants and animals will find it difficult to escape from or adjust to the effect of
global warming, Scientists have already observerd shifts in the lifecycles of many plants and
animals, such as flowers blooming earlier and birds hatching earlier in the spring.
= > bloom earlier
CÂU 41: Đáp án A
Đầu tháng 3 thì chưa đủ đến tháng thứ 5 nên Bác Minh chỉ nhận được lãi của 4 tháng.

35
Áp dụng công thức lãi kép ta có S=100. (1 + 0,7%)4 = 102,830 triệu đồng
CÂU 42: Đáp án A
Số lượng phần tử của X là 5! = 120
Gọi A là biến cố “Chọn được một số thoả mãn dữ kiện”
Số có 5 chữ số có dạng a1a2a3a4a5 (a1, a2, a3, a4, a5{1; 2; 3; 4; 5})
Xét trường hợp 1: a1 < 4:
Vị trí a1 có 3 cách chọn
Các vị trí còn lại có 4! cách chọn

 Có 72 số thoả mãn

Xét trường hợp 2: a1 = 4, a2 < 5


Vị trí a1 có 1 cách chọn
Vị trí a2 có 3 cách chọn
Các vị trí còn lại có 3! cách chọn

 Có 18 số thoả mãn

Xác suất cần tìm là P(A) =


CÂU 43: Đáp án A
CÂU 44: Đáp án A

Vì (Q) là mặt phẳng song song với mặt phẳng (P) nên phương trình mặt phẳng (Q) có dạng
� − 2� + � + � = 0 � ≠ 7
Ta có chu vi đường tròn giao tuyến là 2πr=6π => r=3
Mặt cầu (S) có tâm I(1;0;-2) và bán kính R= 15

36
� = 7(��ạ�)
Suy ra Do đó
� =− 5(�ℎọ�)

 Phương trình mặt phẳng (Q) là

Thay 4 đáp án A, B, C, D vào phương trình mặt phẳng (Q), ta thấy đáp án A chính xác.
CÂU 45: Đáp án C
Ta có:
1 1
log� �� 2 1 + log� � 2 (1 + 2) =− 3
log� �� = � = =

log� 1 − log� � 1−2 2

CÂU 46: Đáp án A
Gọi N là số học sinh, khi đó:
Theo nguyên lí Dirichlet ta có:
N N
= 6 −> 5 < ≤ 6 hay 25 < N ≤ 30
5 5
Vậy số N bé nhất thỏa mãn là 26
CÂU 47: Đáp án A
1
Xác suất để học sinh đó làm đúng 1 câu là 4

+) Xác suất để học sinh đó được 8 điểm là +) Xác suất để học sinh đó được 9 điểm là +) Xác
suất để học sinh đó được 10 điểm là Vậy xác suất để thí sinh đó đạt 8 điểm trở lên là
1 8 3 2 1 9 3 1 10
�810 . 4
. 4
+ �910 . 4
. 4+ 4
=

CÂU 48: Đáp án D


Lần lượt vẽ HI, HJ, HK vuông góc với BC, CD, DA tại I, J, K

37
Khi đó, ��� ; ���� = ��; �� = ��� và

��� ; ���� = ��; ��

 ��� = ��� = ��� = 60ᴼ

Ta có : AB+BC+CD+DA=9a => BC+CD+DA=9a-AB=8a


1 1 1
Lại có: SABCD=SHBC+SHCD+SHAD= 2 . ��. �� + 2 . ��. �� + 2 . ��. ��
�� ��
Mặt khác HI=HJ=HK= tan 60ᴼ
=
2 3

1 � 2�2 3 �2 3
Do đó SABCD= Vậy VABCD=3 . 2 . 3
= 9

CÂU 49: Đáp án D


Ta có:

 |z|=8

CÂU 50: Đáp án B


Đặt Đổi cận Suy ra=2 − 4 ln 2 + 2 ln 3

�=2
 � =− 4
�=2
 T=0

CÂU 51: Đáp án A


Gọi số tuổi của 4 bạn A, B, C, D lần lượt là a, b, c, d (a, b, c, d > 13)

38
Ta có (d-10) = 2*(a-10) (theo lời A nói) (1)
(c+a) = k. b (với k >0, k nguyên) (2)
(a+b+c+d) = 71 (3)
Giả sử k = 1: Khi đó c+a = b > 26. Từ (3) ta có 2b+d = 71  d= 71-2b <71 - 2*26 = 19 (loại
vì mâu thuẫn với lời nói của D)
Giả sử k >= 4: Khi đó (k+1). b + d = 71  d= 71 – (k+1). b <= 71 – 5b < 6 (loại)
Ta có k = 3: Khi đó d < 19.
Ta có b nguyên tố nên b = 17 (vì nến b = 19 lớn hơn d)
Khi đó c+a=51  d=3 (loại)
Vậy k = 2: Khi đó d < 32
Lập bảng:

B 17 19

D 20 14 (loại) vì d<b

Vậy d = 20, b = 17
Theo (1)  a = 15, c = 19
Vậy khẳng định A đúng
B sai vì 15 có 4 ước số nguyên dương
C sai vì 20 là hợp số
D sai vì B nhỏ hơn C 2 tuổi.
CÂU 52: Đáp án A
Q thích Lý nên buộc M phải thích Sinh. Khi đó N phải thích Hoá, nên P thích Toán.

39
CÂU 53: Đáp án D

1 2 3 4 5 6

A, D, F

i C giữa A, D Câu A A (iii) B C D E F

ii B→E Câu B F B E C (i) A D

iii B=2→F=1 Câu C D (iii) B F C A E

Câu D F B A C D E

CÂU 54: Đáp án D

1 2 3 4 5 6

A, D, F

i C giữa A, D Câu A F (sai) B Đúng

ii B→E Câu B C (sai – i) Đúng

iii B=2→F=1 Câu C A/ D (sai) B (ii) F E Đúng

Câu D A C F B D E Thỏa

CÂU 55: Đáp án A

1 2 3 4 5 6

A, D, F A, D

i C giữa A, D F B E A C D

ii B→E F B E D C A

iii B=2→F=1

40
CÂU 56: Đáp án A

1 2 3 4 5 6

A, D, F A

i C giữa A, D D C B F A E

ii B→E D C B E A F

iii B=2→F=1 D F B C A E

D E B C A F

D C F B A E

D C E B A F

D F C B A E

D E C B A F

F B D C A E

Chọn A

CÂU 57: Đáp án D

i PS Câu A MN PSQ RT (ii)

ii R không T Câu B MNT (iii) PS QR

iii M→N Câu C M PSTN (v) QR

iv Q không N Câu D QT PSR MN

v min = 1, max = 3

41
CÂU 58: Đáp án A

i PS QRN PST M

ii R không T QR PST MN

iii M→N

iv Q không N

v min = 1, max = 3

Loại trường hợp 1.


CÂU 59: Đáp án A

i PS MN PSR QT

ii R không T MN PST QR

iii M→N

iv Q không N MN PSQ RT (mt)

v min = 1, max = 3

CÂU 60: Đáp án A


Dữ kiện số (3) Nếu M chung tổ với ai đó, bạn thì bạn đó chỉ có thể là một mình N.
Nên M không thể chung tổ với Q.
CÂU 61: Đáp án A
CÂU 62: Đáp án B
số dân đang trong độ tuổi lao động = 69,5% ∗ 92,7 = 64,64 triệu người
CÂU 63: Đáp án B
tỉ lệ người già năm 2015 là 7 + 1,5 = 8 %
số trẻ em năm 2015 là 92,2 ∗ 1 − 8,5% − 69,5% = 20,28 triệu
CÂU 64: Đáp án A
CÂU 65: Đáp án A
12,7% * 131275 = 16672
CÂU 66: Đáp án B
131275 * (35,3 – 12,7 – 12,3) % = 13521
Câu 67 đến 70 Tổng số thí sinh dự thi là 24075

42
CÂU 67: Đáp án D
CÂU 68: Đáp án C
CÂU 69: Đáp án B
Số thí sinh có điểm dưới 500 là 1124
CÂU 70: Đáp án C
Số thí sinh đạt điểm trên 950 là: 588
%thí sinh đạt điểm trên 950 là:
CÂU 71: Đáp án D
A đúng vì bán kính nguyên tử rất lớn so với bán kính hạt nhân, như vậy có thể coi nguyên tử
có cấu tạo rỗng và electron chuyển động trong không gian rỗng của nguyên tử.
B đúng vì khối lượng của electron rất nhỏ, không đáng kể.
C đúng vì nguyên tử luôn trung hòa về điện.
D sai vì phải có khối lượng của electron
CÂU 72: Đáp án A.
Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.
CÂU 73: Đáp án B
Bảo toàn khối lượng: mhỗn hợp khí + mCuO+Fe2O3 = mOxi + mrắn X mOxi = 3,2 gam
=> nOxi = 0,2 = nhỗn hợp khí
=> Vhỗn hợp khí = 0,2 × 22,4 = 4,48 lít.
CÂU 74: Đáp án C.
Các ý (a), (c), (e) đúng.
(b) Sai vì khi tham gia phản ứng ráng bạc, glucose bị oxi hóa thành amoni gluconat.
(d) Sai vì thành phần chính của cồn 70o thường dùng trong y tế để sát trùng là etanol.
CÂU 75: Đáp án C
CÂU 76: Đáp án A
Khoảng vân
I == 2.7 mm
K=
CÂU 77: Đáp án B
Hệ số công suât của thiết bị lúc này là: cos70 = 0.34
CÂU 78: Đáp án C.
Giải thích: Áp dụng công thức:

43
CÂU 79: Đáp án C
Xét phép lai AaBBCcDd x AaBbCcDd
Có BB x Bb không thể nào tạo ra giao tử bb
CÂU 80: Đáp án D
CÂU 81: Đáp án A
Nhận định đúng là (2)
CÂU 82: Đáp án D
CÂU 83: Đáp án A
CÂU 84: Đáp án D
CÂU 85: Đáp án B
CÂU 86: Đáp án A
CÂU 87: Đáp án B
CÂU 88: Đáp án C
CÂU 89: Đáp án C
CÂU 90: Đáp án D
CÂU 91: Đáp án B
CÂU 92: Đáp án A
CÂU 93: Đáp án C
CÂU 94: Đáp án A
CÂU 95: Đáp án A
CÂU 96: Đáp án B Wtỏa = [Δmn + ΔmHe - ΔmT - ΔmD] × c2 = 18,0711 MeV
CÂU 97: Đáp án B
Giải thích: ta có thể rút ra từ bài viết “Hiện tượng biến điện thành ánh sáng được H. J.
Round phát hiện…”
CÂU 98: Đáp án C
Giải thích: Vì theo quy tắc trộn màu thì màu lục trộn với màu đỏ ta có màu vàng
CÂU 99: Đáp án D
Giải thích: ánh sáng trắng không có bước sóng xác định
Theo thứ tự bước sóng giảm dần:
Đỏ - cam – vàng – lục – lam – chàm - tím

44
Bổ sung kiến thức: thang sóng điện từ:

CÂU 100: Đáp án A


Giải thích: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các protôn (p) (mang điện tích nguyên tố
dương), và các nơtron (n) (trung hoà điện), gọi chung là nuclon.
CÂU 101: Đáp án C
Giải thích: Urani trong tự nhiên là tổ hợp của 3 đồng vị chính, urani-238 (99,28% phổ biến
nhất), urani-235 (0,71%), và urani-234 (0,0054%).
Hoặc dựa vào dữ kiện “Khi một hạt nhân nguyên tử hấp thụ một neutron, nó chuyển sang
trạng thái kích thích với số nguyên tử lượng tăng 1, ví dụ 235U thành 236U, sau đó chia tách
thành hai hoặc nhiều hạt nhân nhẹ hơn, giải phóng ra nhiều năng lượng, bức xạ gamma và
khoảng 2 - 3 neutron tự do.”
CÂU 102: Đáp án C
Giải: bằng cách tính dựa vào công thức trên, ta thấy năng lượng liên kết riêng của Sắt là cao
nhất.
Bổ sung kiến thức: ta có thể nhận biết nhanh dạng này, các nguyên tử hạt nhân có số khối
trung bình trong khoảng từ 50 đến 80 thì hạt nhân bền vững nhất.
CÂU 103: Đáp án B
CÂU 104: Đáp án B
Thời vụ

45
Vụ Đông Xuân: trồng từ tháng 9 đến tháng 3 dương lịch năm sau.
Vụ Hè Thu: từ tháng 4 đến tháng 7.
CÂU 105: Đáp án C
Xét cặp NST số 6: BB x bb → 100% Bb → Chỉ có đáp án C thỏa mãn.
Aa x Aa, đột biến trong giảm phân tạo cây lai thể ba ở cặp NST số 2 có thể có các kiểu gen là:
AAA, AAa, Aaa, aaa.
CÂU 106: Đáp án D
“Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng. Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân
nhánh chiếm chiều rộng và đặc biệt, tăng nhanh số lượng lông hút. Lông hút rất dễ gãy và sẽ
tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.”
CÂU 107: Đáp án A
- Môi trường ưu trương: là môi trường mà nồng độ chất tan lớn hơn so với môi trường nội
bào. Nếu một tế bào sống được đặt trong môi trường ưu trương so với nó thì chất tan sẽ đi từ
ngoài vào bên trong tế bào, xảy ra hiện tượng co nguyên sinh - nước từ trong tế bào sẽ đi ra
ngoài làm cho tế bào bị co (thu nhỏ lại) và nếu co quá nhiều sẽ làm tế bào chết
- Môi trường nhược trương: là môi trường mà nồng độ chất tan nhỏ hơn so với môi trường
nội bào. Nếu một tế bào sống được đặt trong môi trường nhược trương thì chất tan sẽ đi từ
trong ra ngoài tế bào, áp suất thẩm thấu sẽ làm các phân tử nước di chuyển vào trong tế bào,
có thể làm tế bào sưng lên và vỡ ra.
CÂU 108: Đáp án B
Dịch của tế bào biểu bì rễ (lông hút) là ưu trương so với dung dịch đất do 2 nguyên nhân: -
Quá trình thoát hơi nước ở lá (đóng vai trò như cái bơm hút) hút nước lên phía trên, làm giảm
hàm lượng nước trong tế bào lông hút.
- Nồng độ các chất tan (các axit hữu cơ, đường saccarôzơ… Là sản phẩm của các quá
trình chuyển hóa vật chất trong cây, các ion khoáng được rễ hấp thụ vào) cao.
CÂU 109: Đáp án C
Theo thông tin từ đoạn văn: “Tổng ngân sách dự án là hơn 38 tỷ đồng”.
CÂU 110: Đáp án A
Diện tích đất bị đe dọa là: 90% × 1.028.800 = 925.920 ha
CÂU 111: Đáp án C
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài thuộc Đông Nam Bộ.
CÂU 112: Đáp án A Từ thông tin của đoạn văn: “Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (NN và PTNT), hiện tổng diện tích gieo trồng lúa vùng ÐBSCL là 4,19 triệu héc-ta,
chiếm 54,3% diện tích cả nước”.
CÂU 113: Đáp án B
Từ thông tin của đoạn văn: “Năm 2019, toàn vùng có 230 cơ sở sản xuất cá tra giống, khoảng

46
4.000 hộ ương cá giống với diện tích khoảng 3.500 ha, tập trung chủ yếu tại Ðồng Tháp, An
Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, số lượng giống sản xuất được gần bốn tỷ con, trong đó ba tỷ
con giống đạt chất lượng, đáp ứng 75% nhu cầu thả nuôi”.
CÂU 114: Đáp án C
Cây ăn trái được trồng ở vùng nước ngọt của Đồng bằng Sông Cửu Long.
CÂU 114: Đáp án D
CÂU 115: Đáp án C
CÂU 116: Đáp án B
CÂU 117: Đáp án C
Từ bài đọc ¾ chính là 75%
CÂU 118: Đáp án C
Để tiêu diệt tận gốc “giặc đói”, biện pháp cơ bản lâu dài là phát triển sản xuất, tiết kiệm tiêu
dùng lương thực
CÂU 119: Đáp án D
Cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 hoàn toàn thắng lợi. Chính phủ chính thức được
thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt tại kỳ họp thứ 2 (tháng 11/1946),
Quốc hội đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ở Việt Nam đã đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước
cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới: thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một
Chính phủ thống nhất, một bản hiến pháp tiến bộ, một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy
đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
CÂU 120: Đáp án A
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó “chống giặc đói” được Hồ Chủ tịch đặt lên hàng đầu, là
nhiệm vụ cấp bách, đột xuất số 1.

47

You might also like