You are on page 1of 260

LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH TĂNG TỐC TAQ


ĐỀ SỐ 01
PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT
CÂU 1: Truyện Kiều (Nguyễn Du) thuộc thể loại nào sau đây?
A. Truyện. B. Thơ. C. Truyện thơ. D. Truyện dài.
CÂU 2: Dựa vào đoạn sau đây trả lời câu hỏi:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần dân chịu được?”
Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào?
A. Hịch tướng sĩ. B. Bình Ngô đại cáo.
C. Chiếu cầu hiền. D. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
CÂU 3: “Thái dương tuy vô tư, kỳ chiếu âm nhai hàn cốc giả độc hậu”.
(Trích Kinh Thư)
“Âm nhai” trong câu trên mang nghĩa nào dưới đây?
A. Hang sâu. B. Suy ngẫm. C. Đắc tội. D. Vô tư.
CÂU 4: Dựa vào đoạn sau đây trả lời câu hỏi:
“Than ôi! Cái rét nàng Bân
Vì nàng mà để tiết trần đổi thay
Bà con phải rét thật gay
Cỏ cây cũng phải đắng cay chịu phần.”
(Lãng Du Khách, Rét nàng Bân)
“Rét nàng Bân” diễn ra vào tháng mấy?
A. Tháng Bảy. B. Tháng Chạp. C. Tháng Giêng. D. Tháng Ba.
CÂU 5: Dựa vào đoạn sau đây trả lời câu hỏi:
“Đố ai quét sạch lá rừng,
Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.

1
Rung cây, rung cội, rung cành,
Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng.”
(Ca dao)
Bài ca dao trên sử dụng phép tu từ nào dưới đây?
A. Ẩn dụ. B. So sánh. C. Nhân hóa. D. Điệp ngữ.
CÂU 6: Nhà thơ Lí Bạch được Hạ Tri Chương gọi là gì?
A. Thi tiên. B. Trích tiên.
C. Thi thánh. D. Tứ Minh cuồng khách.
CÂU 7: Trong tác phẩm “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), Tnú được biết đến là nhân
vật như thế nào?
A. Có niềm tin trong sáng và sắt đá vào chân lí của cách mạng.
B. Có một tình yêu lớn lao, sâu sắc với gia đình, quê hương xứ sở và một lòng căm thù
giặc mãnh liệt.
C. Có một khí phách phi thường, một tinh thần chiến đấu quả cảm vô song.
D. Có khả năng sáng tạo, vạch ra được kế sách hay và hợp sức với buôn làng diệt giặc.
CÂU 8: Trong những từ sau, từ nào viết đúng chính tả?
A. Phiêu liêu. B. Lơ đảng. C. Quy y. D. Uổn công.
CÂU 9: Trong những câu sau, câu nào có từ viết sai chính tả?
A. Cô ta cằn nhằn với đám bạn vì bị quản lí khiển trách việc thường xuyên đi làm muộn.
B. Đầu tư vào bất động sản vào thời điểm này không phải là một miếng mồi béo bở gì mấy.
C. Người mẹ bủn rủn tay chân khi hay tin con mình gặp tai nạn trên đường đi học về.
D. Nước mắt con bé giàn dụa khi gặp lại mẹ sau mấy tháng trời xa quê.
CÂU 10: Từ nào sau đây có thể điền vào tất cả chỗ trống trong đoạn thơ?
“Dân ta…nói là làm
…đi là đến,...bàn là thông,
…quyết là quyết một lòng
…phát là động, vùng là lên”.
A. Nếu. B. Phải. C. Dù. D. Đã.
CÂU 11: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “cả” trong “Ao sâu nước cả khôn chài cá”
(Nguyễn Khuyến, Bạn đến chơi nhà)?
A. Lớn. B. Dồi dào. C. To. D. Tràn trề.
CÂU 12: Từ “xuân” trong câu “Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe
càng thấp.” (Hồ Chí Minh, Di Chúc) được dùng với phương thức chuyển nghĩa nào?

2
A. Ẩn dụ. B. Hoán dụ.
C. Phúng dụ. D. Tất cả đều sai.
CÂU 13: “Xin không được, anh ta đành phải trả năm hào. Ông Học để anh ta nói mỏi mồm
rồi mới chịu nghe. Ông lại còn làm ra tiếc rẻ, ngần ngừ một chút rồi tặc lưỡi:
- Ừ! Thì đây! Để rẻ cho anh. Thế là anh thuê nhà tháng đầu không mất tiền. Bao giờ anh dọn
nhà đến?...”
(Nam Cao, Sống mòn)
Có bao nhiêu câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
CÂU 14: Cho các câu sau, những câu nào mắc lỗi thiếu chủ ngữ?
I. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên.
II. Củi một cành khô, lạc mấy dòng.
III. Thôi đã thôi rồi!
IV. Qua nhiều lần thi thử đã nâng cao khả năng xử lí số liệu của học sinh.
A. I, II. B. I, II, III. C. I, III, IV. D. I, IV.
CÂU 15: “Vì cơn bão năm vừa rồi quá bất ngờ nhưng chúng tôi không kịp trở tay, nó đã quét
hết tất cả nhà cửa và hoa màu, khiến đời sống của chúng tôi rơi vào cảnh bấp bênh, thiếu thốn
trăm bề.”
Câu trên mắc lỗi gì?
A. Sai hệ quy chiếu. B. Sai quan hệ từ. C. Sai logic. D. Sai nghĩa.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời từ câu 16 đến câu 20:
“Đế Thích: Ông Trương Ba! (thấy vẻ nhợt nhạt của Hồn Trương Ba) Ông có ốm đau gì
không? Một tuần nay tôi bị canh giữ chặt quá, không xuống đánh cờ với ông được, nhưng
ông đốt hương gọi, đoán là ông có chuyện khẩn, tôi liều mạng xuống ngay. Có việc gì thế?
Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt
được nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là
tôi toàn vẹn.”
(Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba, da hàng thịt)
CÂU 16: Tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” thuộc thể loại nào dưới đây?
A. Kí sự. B. Truyện ngắn. C. Truyện dài. D. Kịch.
CÂU 17: Trong đoạn trích trên có bao nhiêu câu đặc biệt?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

3
CÂU 18: Thành ngữ nào sau đây gần với nghĩa đen của chi tiết “bên trong một đằng, bên
ngoài một nẻo”?
A. Sói đội lốt cừu. B. Đầu trâu mặt ngựa.
C. Đầu voi đuôi chuột. D. Lên voi xuống chó.
CÂU 19: Đâu không phải là ý nghĩa của câu nói: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài
một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”?
A. Không chấp nhận lối sống giả dối, vay mượn.
B. Khát khao cuộc sống hài hoà, toàn vẹn cho con người.
C. Mong cầu cuộc sống đầy đủ, vẹn toàn.
D. Mong ước được sống trung thực, được là chính mình.
CÂU 20: Vì sao Trương Ba muốn “được là tôi toàn vẹn”? Chọn câu sai.
A. Vì chán cảnh sống vay mượn, nhờ vả thân xác của người khác.
B. Vì bất đồng quan điểm giữa phần xác và phần hồn.
C. Vì không thể tự điều khiển những gì mình suy nghĩ.
D. Vì ông ta là một người cầu toàn, không muốn chắp vá.
1.2 TIẾNG ANH
CÂU 21 - 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
CÂU 21: There is too much…………in this world.
A. Greediness. B. Greed. C. Greedy. D. Greedness.
CÂU 22: - "That's a very nice skirt you're wearing." - “………………… ”
A. How a compliment! B. That's all right.
C. It's nice of you to say so. D. I like you said so.
CÂU 23:……….are the formal rules of correct or polite behavior among people using the
Internet.
A. Traffic rules B. Family rules
C. Codes of etiquettes D. Codes of netiquettes
CÂU 24: - "…………….. " - "Yes, of course. "
A. You won't help me this time. B. You'd better give me one hand.
C. I don't think i'll need your help. D. Could you give me a hand?
CÂU 25: UNICEF……… Supports and funds for the most disadvantaged children all over
the world.
A. Presents. B. Assists. C. Provides. D. Offers.
CÂU 26 - 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.
CÂU 26: Please remain in your assign seats until the instructor dismisses the class.
A. In. B. Assign. C. Until. D. Dismisses.
CÂU 27: Employees who haven't seen the new regulations often ask for unnecessary
questions; instead they should ask for a copy of the regulations and read them.

4
A. Who. B. Ask for. C. Instead. D. Read them.
CÂU 28: The nutritionist told him to avoid eating lots of carbohydrates, focus having more
protein-rich foods and green vegetables, and drink at least eight glasses of water a day.
A. Avoid eating. B. Focus having.
C. Protein-rich foods. D. Drink.
CÂU 29: Televisions are now an everyday feature of most households in the United States,
and television viewing is the number one activity leisure .
A. An everyday. B. Television.
C. Viewing. D. Activity leisure.
CÂU 30: The flamingo constructs a cylindrical mud nest for its egg, which both parents care
for it .
A. The. B. Constructs. C. Its. D. For it.
CÂU 31- 35: Which of the following best restates each of the given sentences.
CÂU 31: You don’t try to work hard. You will fail in the exam.
A. Unless you don’t try to work hard, you will fail in the exam.
B. Unless you try to work hard, you won’t fail in the exam.
C. Unless you try to work hard, you will fail in the exam.
D. Unless do you try to work hard, you will fail in the exam.
CÂU 32: Marry loved her stuffed animal when she was young. She couldn’t sleep without it.
A. When Marry was young, she loved her stuffed animal so as not to sleep with it.
B. As Marry couldn’t sleep without her stuffed animal when she was young, she loved it.
C. When Marry was young, she loved her stuffed animal so much that she couldn’t sleep
without it.
D. When Marry was young, she loved her stuffed animal though she couldn’t sleep
without it.
CÂU 33: He decided not to go to university and went to work in a restaurant.
A. Despite of going to university he went to work in a restaurant.
B. He went to work in a restaurant instead of going to university.
C. Instead of going to university, he went to work in a restaurant.
D. He decided to go to work in a restaurant because he liked it.
CÂU 34: The secret to success is hard work.
A. Working hard ensures success.
B. If you keep your work secret, you will succeed.
C. One cannot succeed if he has secrets.
D. One must work hard to keep secrets.
CÂU 35: Rather than disturb the meeting, I left without saying goodbye.
A. I disturbed the meeting because I said goodbye.
B. I would rather disturb the meeting than leave without saying goodbye.
C. The meeting was disturbed as I left saying goodbye.
D. I left without saying goodbye as I didn’t want to disturb the meeting.
CÂU 36 – 40: Read the following passage and answer the questions below
A rather surprising geographical feature of Antarctica is that a huge freshwater lake, one of

5
the world's largest and deepest, lies hidden there under four kilometers of ice. Now known as
Lake Vostok, this huge body of water is located under the ice block that comprises Antarctica.
The lake is able to exist in its unfrozen state beneath this block of ice because its waters are
warmed by geothermal heat from the earth's core. The thick glacier above Lake Vostok
actually insulates it from the frigid temperatures on the surface.
The lake was first discovered in the 1970s while a research team was conducting an aerial
survey of the area. Radio waves from the survey equipment penetrated the ice and revealed a
body of water of indeterminate size. It was not until much more recently that data collected
by satellite made scientists aware of the tremendous size of the lake; the satellite-borne radar
detected an extremely flat region where the ice remains level because it is floating on the
water of the lake.
The discovery of such a huge freshwater lake trapped under Antarctica is of interest to the
scientific community because of the potential that the lake contains ancient microbes that
have survived for thousands upon thousands of years, unaffected by factors such as nuclear
fallout and elevated ultraviolet light that have affected organisms in more exposed areas. The
downside of the discovery, however, lies in the difficulty of conducting research on the lake
in such a harsh climate and in the problems associated with obtaining uncontaminated
samples from the lake without actually exposing the lake to contamination. Scientists are
looking for possible ways to accomplish this.
CÂU 36: What is true of Lake Vostok?
A. It is completely frozen. B. It is a saltwater lake.
C. It is beneath a thick slab of ice. D. It is heated by the sun.
CÂU 37: All of the following are true about the 1970 survey of Antarctica EXCEPT that it.
A. Was conducted by air. B. Made use of radio waves.
C. Could not determine the lake's exact size. D. Was controlled by a satellite.
CÂU 38: It can be inferred from the passage that the ice would not be flat if………. .
A. There were no lake underneath. B. The lake were not so big.
C. Antarctica were not so cold. D. Radio waves were not used.
CÂU 39: The word "microbes" in paragraph 3 could best be replaced by which of the
following?
A. Pieces of dust. B. Tiny bubbles. C. Tiny organisms. D. Rays of light.
CÂU 40: Lake Vostok is potentially important to scientists because it
A. Can be studied using radio waves.
B. May contain uncontaminated microbes.
C. May have elevated levels of ultraviolet light.
D. Has already been contaminated.
PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
CÂU 41: Ông An muốn sở hữu khoản tiền 20.000.000 đồng vào ngày 10/7/2018 ở một tài
khoản với lãi suất năm 6, 05% . Hỏi ông An đã đầu tư tối thiểu bao nhiêu tiền trên tài khoản
này vào ngày 10/7/2013 để được mục tiêu đề ra?
A. 14.059.373,18 đồng. B. 15.812.018,15 đồng.
C. 14.909.000 đồng. D. 14.909.965, 26 đồng.

6
CÂU 42: Một đội gồm 5 nam và 8 nữ. Lập một nhóm gồm 4 người hát tốp ca, tính xác suất
để trong 4 người được chọn có ít nhất 3 nữ.
56 87 73 70
A. . B. . C. . D. .
143 143 143 143
CÂU 43: Hàm số y  f  x  có đồ thị như sau

Hàm số y  f  x  đồng biến trên khoảng nào dưới đây?


A.  2;1 . B.  1; 2  . C.  2; 1 . D.  1;1 .
CÂU 44: Mặt phẳng  Oxy cắt mặt cầu  S  :  x  1   y  2    z  3  14 theo giao tuyến
2 2 2

là đường tròn tâm H , bán kính R . Tọa độ tâm H và bán kính R là


A. H 1; 2;0  , R  5 . B. H  1;  2;0  , R  5 .
C. H 1; 2;0  , R  5 . D. H 1;0; 2  , R  5 .

CÂU 45: Cho log a x  2 , logb x  3 với a , b là các số thực lớn hơn 1. Tính P  log a x .
b2

1 1
A. 6 . B. 6 . C.
. D. .
6 6
CÂU 46: Một hộp bóng bàn hình trụ chứa được 5 quả bóng sao cho các quả bóng tiếp xúc
với thành hộp và tiếp xúc với nhau, quả trên cùng tiếp xúc với nắp hộp. Tỉ lệ thể tích mà
5 quả bóng chiếm so với thể tích của hộp là
3 1 4 2
A. . B. . C. . D. .
4 2 5 3

CÂU 47: Cho tập A  1; 2;3; 4;5;6 . Từ tập A có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 3
chữ số khác nhau. Tính xác suất biến cố sao cho tổng 3 chữ số bằng 9 .
1 3 9 7
A. . B. . C. . D. .
20 20 20 20
CÂU 48: Cho hình chóp S.ABC có tam giác ABC vuông tại B , BC  a , AC  2a , tam
giác SAB là tam giác đều. Hình chiếu của S lên mặt phẳng  ABC  trùng với trung điểm M
của AC . Tính thể tích V của khối chóp S.ABC .

7
a3 a3 a3 3a 3
A. V  . B. V  . C. V  . D. V  .
6 3 6 6

CÂU 49: Cho số phức z thỏa mãn: z  2  i   13i  1 . Tính mô đun của số phức z .
34 5 34
A. z  34 . B. z  34 . C. z  . D. z  .
3 3

CÂU 50: Cho f ( x ) 


x
2
x 1
2 
x 2  1  5 , biết F  x  là một nguyên hàm của hàm số

 3
f  x  thỏa F  0   6 . Tính F   .
 4
123 125 126 127
A. . B. . C. . D. .
16 16 16 16
CÂU 51: Cho mệnh đề: “Nếu hôm nay trời mưa thì Nam không đi chơi với mình” là mệnh đề
đúng thì trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào là mệnh đề đúng?

I. Nếu hôm nay Nam đi chơi với mình thì trời không mưa.
II. Nam không đi chơi với mình hoặc trời không mưa.
III. Nếu hôm nay trời không mưa thì Nam đi chơi với mình.
A. I. B. I, II. C. II, III. D. I, II, III.
CÂU 52: Trong 1 buổi học nữ công, ba bạn Cúc, Đào, Hồng làm 3 bông hoa mỗi loại 1 bông:
cúc, đào, hồng. Bạn làm hoa hồng nói với Cúc: Thế là trong chúng ta chẳng ai làm loại hoa
trùng với tên mình cả! Chọn câu đúng?
A. Cúc làm hoa đào, Đào làm hoa hồng.
B. Cúc làm hoa hồng, Đào làm hoa cúc.
C. Hồng làm hoa đào, Đào làm hoa hồng.
D. Hồng làm hoa cúc, Cúc làm hoa hồng.
Sử dụng dữ liệu để trả lời từ câu 53 đến câu 56:
Một bến xe buýt có 6 chiếc xe M, N, P, Q, R, T. Xe thứ nhất xuất phát lúc 7h, mỗi xe xuất
phát cách nhau 10 phút, cứ luân phiên lặp đi lặp lại như thế. Cho các dữ kiện sau:
1. Trong lượt đầu tiên xe M xuất phát sau xe P và trước xe Q.
2. Xe N xuất phát giữa xe T và xe R.
3. Xe R xuất phát lúc 7 giờ 40 phút.
CÂU 53: Thứ tự xuất phát nào sau đây đúng với dữ kiện đề cho?
A. T, P, M, N, R, Q. B. P, T, M, Q, R, N.
C. M, P, T, N, R, Q. D. T, P, M, N, Q, R.
CÂU 54: Nếu xe P xuất phát thứ 3 thì điều nào sau đây đúng?

8
A. Xe T xuất phát đầu tiên. B. Xe M xuất phát cuối cùng.
C. Xe T xuất phát thứ 2. D. Xe N xuất phát thứ 4.
CÂU 55: Với dữ kiện đề cho thì có bao nhiêu cách xuất phát phù hợp?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
CÂU 56: Giả sử các xe nghỉ ngơi từ 12 giờ, bắt đầu chạy chuyến kế tiếp lúc 12 giờ 30 phút
thì xe nào sau đây có thể chạy vào lúc 17 giờ? (Các chuyến xe vẫn luân phiên đi theo lịch
trình cũ)
A. Xe P. B. Xe N. C. Xe T. D. Xe R.
Sử dụng dữ liệu để trả lời từ câu 57 đến câu 60:
Trong một cuộc thi điền kinh, năm bạn Anh, Bảo, Châu, Dũng và Hoa đạt thành tích cao nhất.
Biết rằng Bảo hoặc Châu đạt giải nhì, Dũng không đạt giải năm, Hoa được giải cao hơn Anh.
CÂU 57: Danh sách xếp hạng từ giải năm đến giải nhất có thể là:
A. Hoa, Châu, Anh, Bảo, Dũng. B. Châu, Anh, Hoa, Dũng, Bảo.
C. Bảo, Dũng, Hoa, Châu, Anh. D. Bảo, Anh, Dũng, Châu, Hoa.
CÂU 58: Nếu Bảo đạt giải tư thì Anh có thể đạt giải mấy?
A. Giải ba hoặc giải năm. B. Giải năm. C. Giải ba. D. Giải nhất.
CÂU 59: Nếu Anh đạt giải thấp hơn Dũng đúng 2 vị trí thì những ai có thể đạt giải ba?
A. Hoa, Châu, Bảo. B. Châu, Bảo.
C. Chỉ có Dũng. D. Chỉ có Hoa.
CÂU 60: Nếu Hoa đạt giải ba thì phát biểu nào sau đây sai?
A. Anh chỉ có thể đạt giải tư hoặc năm. B. Dũng có thể đạt giải tư.
C. Châu không thể đạt giải nhất. D. A và B đều đúng.

9
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu 61 đến câu 63:

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)


CÂU 61: Trong 9 tháng năm 2020, có bao nhiêu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp?
A. 1,35 triệu. B. 1,32 triệu. C. 1,46 triệu. D. 1,43 triệu.
CÂU 62: Trong 9 tháng năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang không làm
việc chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với số người trong độ tuổi lao động?
A. 97,61%. B. 2,39%. C. 97,52%. D. 2,48%.
CÂU 63: Tỷ lệ thất nghiệp trung bình của của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực
thành thị quý III các năm 2017 đến 2019 thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp trung bình chung quý III
các năm 2011 đến 2020 bao nhiêu lần?
A. 2,01 lần. B. 1,34 lần. C. 1,08 lần. D. 0,93 lần.

10
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu 64 đến câu 67:

BÁO CÁO THÔNG TIN KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU THÁNG 1/2021 (báo cáo này được
trình bày tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 2/2/2021)
CÂU 64: Tổng xuất khẩu tháng 1/2020 là bao nhiêu?
A. 1,5 tỷ USD. B. 20,1 tỷ USD.
C. 17 tỷ USD. D. 12,9 tỷ USD.
CÂU 65: Số vốn trung bình cấp cho các dự án mới là bao nhiêu?
A. 27,7 triệu USD. B. 39,3 triệu USD.
C. 10,9 triệu USD. D. 31,5 triệu USD.
CÂU 66: Tổng nhập khẩu tăng ít hơn tổng xuất khẩu bao nhiêu lần?
A. 1,18 lần. B. 1,82 lần. C. 2,68 lần. D. 1,27 lần.
CÂU 67: Nguồn vốn FDI được thực hiện chiếm tỳ lệ bao nhiêu?
A. 95,9%. B. 4,1%. C. 75%. D. 62,2%.

11
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu 68 đến câu 70:
Tình hình dịch COVID-19
Cập nhật lúc 6h00 ngày 2/2/2021
*Thế giới: 103.890.193 người mắc; 2.246.391 người tử vong.
5 quốc gia có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất thế giới gồm:

STT Tên nước Số ca mắc Số ca tử vong

1 Mỹ 26.767.229 452.279

2 Ấn Độ 10.758.619 154.428

3 Brazil 9.204.731 224.534

4 Nga 3.868.087 73.619

5 Anh 3.817.716 106.158

(Theo Bộ Y tế)
CÂU 68: Tỷ lệ phục hồi của Anh đạt bao nhiêu phần trăm?
A. 2,8%. B. 36,7%. C. 97,2%. D. 63,3%.
CÂU 69: Số ca tử vong của 3 nước dẫn đầu chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với số ca tử vong trên
toàn thế giới?
A. 37%. B. 63%. C. 21%. D. 79%.
CÂU 70: Tỷ lệ tử vong do dịch COVID-19 của Mỹ thấp hơn tỷ lệ tử vong chung của thế giới
bao nhiêu lần?
A. 1,6 lần. B. 2,1 lần. C. 1,1 lần. D. 1,3 lần.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CÂU 71: Vị trí của nguyên tố Cu (Z = 29) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. Chu kì 3, nhóm IIB. B. Chu kì 4, nhóm IB.
C. Chu kì 4, nhóm IIB. D. Chu kì 3, nhóm IB.
CÂU 72: Khi điện phân dung dịch một muối X, giá trị pH ở khu vực gần một điện cực tăng
lên. Dung dịch muối nào sau đây bị điện phân?
A. CuSO4. B. AgNO3.
C. KCl. D. ZnBr2.
CÂU 73: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi
không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và
9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng
khí thiên nhiên trên là
A. 70,0 lít. B. 78,4 lít.

12
C. 84,0 lít. D. 56,0 lít.
CÂU 74: Bột ngọt hay MSG (monosodium glutamate) là một gia vị quen thuộc được sử dụng
trong quá trình nêm nếm cho món ăn. MSG được tạo thành từ phản ứng của dung dịch hợp
chất X và dung dịch NaOH. Khi nhúng quỳ tím vào dung dịch hợp chất X, quỳ tím có sự
biến đổi gì?
A. Quỳ tím hóa xanh. B. Quỳ tím hóa vàng.
C. Quỳ tím hóa đỏ. D. Quỳ tím không đổi màu.
CÂU 75: Một vật có khối lượng m = 100 g dao động điều hòa theo phương trình x = 2cos(2πt

+ 6) cm, trong đó t tính bằng s. Lấy π2 = 10. Động năng, thế năng và cơ năng của vật khi t = 5
s có giá trị lần lượt là
A. 6.10-4 J, 2.10 -4J, 8.10-4 J. B. 2.10-4 J, 6.10 -4J, 8.10-4 J.
C. 8.10-4 J, 2.10 -4J, 6.10-4 J. D. 2.10-4 J, 8.10 -4J, 6.10-4 J.
CÂU 76: Trong quá trình dao động, động năng của con lắc biến thiên điều hòa với tần số như
thế nào với tần số của dao động?
A. Gấp đôi tần số dao động. B. Bằng một nửa tần số dao động.
C. Bằng tần số dao động. D. Gấp bốn lần tần số dao động.
CÂU 77: Một vật nhỏ khối lượng 100 g dao động điều hòa với chu kỳ 0,2 s và cơ năng là
0,18 J (Mốc thế năng ở VTCB). Tại li độ 3 2 cm, tỉ số động năng và thế năng là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

CÂU 78: Đặt điện áp u = 220 2 cos(100πt) (V) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm
10−4 1
điện trở R = 100 Ω, tụ điện có C = 2�
F và cuộn cảm thuần có L = � H. Biểu thức cường độ
dòng điện trong mạch là
� �
A. i = 2,2 2 cos(100πt + 4) (A). B. i = 2,2cos(100πt – 4) (A).
� �
C. i = 2,2cos(100πt + 4) (A). D. i = 2,2 2cos(100πt – 4) (A).
CÂU 79: Khi nói về quá trình tái bản ADN, nhận định nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG?
A. Sự nhân đôi ADN cần có ARN polymerase.
B. Các liên kết hydro giữa hai mạch của ADN bị phá vỡ trong quá trình tái bản.
C. Quá trình nhân đôi một phân tử ADN bắt đầu từ promoter.
D. Một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp một
cách gián đoạn.
CÂU 80: Dựa vào cây phát sinh chủng loại sau, hãy cho biết hai loài nào có mối quan hệ gần
gũi nhất?

13
A. 1 và 4. B. 6 và 2. C. 3 và 1. D. 4 và 5.
CÂU 81: Số lượng cá thể của các loài trong một chuỗi thức ăn trên một vùng đồng cỏ được
thể hiện trong bảng dưới.
Loài Số lượng cá thể
A 5
B 2497
C 63
D 315
Loài nào trong số các loài nói trên có thể là sinh vật sản xuất?
A. Loài A. B. Loài B. C. Loài C. D. Loài D.
CÂU 82: Bướm ngày (Viceroy butterfly) và bướm vua (Monarch butterfly) trông rất giống
nhau. Chúng đều có họa tiết màu vàng cam và đen trên cánh, hình dạng cánh cũng tương tự
nhau. Cả hai loài bướm đều không phải là thức ăn chính cùa các loài chim ăn côn trùng. Hình
thái giống nhau của hai loài bướm khác nhau có thể được giải thích nhờ cơ chế tiến hóa nào
sau đây?
A. Tiến hóa đồng quy. B. Tiến hóa phân ly.
C. Hình thành loài cùng khu phân bố. D. Hình thành loài khác khu phân bố.
CÂU 83: Tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên đất, nước, khí hậu đến phát triển
ngành trồng trọt ở nước ta biểu hiện ở việc:
A. Cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái.
B. Hạn chế sản xuất lương thực bởi các thiên tai xảy ra thường xuyên.
C. Làm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở tất cả các vùng sinh thái.
D. A và B đều đúng.
CÂU 84: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải ở điểm nào?
A. Các thung lũng và mạng lưới dòng chảy theo hướng tây bắc – đông nam hoặc tây –
đông
cho phép xây dựng các tuyến giao thông ngang hoặc đan chéo với hướng bắc – nam.
B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, đường bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh, nước không
đóng
băng thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy.
C. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm cho phép hoạt động giao thông vận tải diễn ra thường xuyên
quanh năm.

14
D. Tất cả đều đúng.
CÂU 85: Tuổi thọ trung bình cao nhất nước ta thuộc về vùng:
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
CÂU 86: Điểm nào sau đây đúng với đai cao?
A. Được hình thành do sự giảm nhiệt độ theo độ cao.
B. Mang tính địa phương sâu sắc.
C. Có xu hướng hạ thấp ở nơi gió mùa đông bắc tác động mạnh.
D. Tất cả đều đúng.
CÂU 87: Khái quát khoa học - kĩ thuật của Mỹ sau CTTG II?
A. Mỹ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu.
B. Không phát triển.
C. Chỉ có những phát minh nhỏ.
D. Không chú trọng phát minh khoa học kĩ thuật.
CÂU 88: Sau CTTG II Mỹ có lợi thế gì về vũ khí?
A. Nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. B. Chế tạo ra được nhiều vũ khí.
C. Có nhiều tàu ngầm. D. Nhiều hạm đội trên biển.
CÂU 89: Lí giải nguyên nhân vì sao từ những năm 80 trở đi, mối quan hệ giữa Mỹ và Liên
Xô chuyển sang đối thoại và hòa hoãn?
A. Cô lập phong trào giải phóng dân tộc.
B. Địa vị kinh tế, chính trị của Mỹ và Liên Xô suy giảm.
C. Kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản vươn lên.
D. Mỹ chấm dứt các cuộc chạy đua vũ trang.
CÂU 90: Ngày 11 – 7 – 1995 đánh dấu sự kiện gì trong quan hệ đối ngoại của chính phủ Mỹ?
A. Xô – Mỹ chấm dứt Chiến tranh lạnh.
B. Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
C. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
D. Bình thường hóa quan hệ với Cuba.
Dựa vào thông tin bên dưới để trả lời từ câu 91 đến câu 93:
Saccarozơ (đường ăn) và fructozơ là những chất tạo ngọt tự nhiên phổ biến nhất. Tuy nhiên,
chúng ta đều biết rằng các loại đường trên đều cung cấp một lượng calo (năng lượng) lớn cho
cơ thể và thúc đẩy sự phát triển của sâu răng. Vì những lý do trên, nhiều người đã tìm đến

15
chất làm ngọt nhân tạo thay thế cho chất làm ngọt tự nhiên và không cung cấp calo cho cơ thể.
Các chất tạo ngọt đều được kiểm định bởi FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược Mỹ).

Chất làm ngọt nhân tạo thành công nhất và được sử dụng rộng rãi là aspartame, methyl este
của một dipeptit hình thành từ phenylalanin và axit aspartic. Aspartame có độ ngọt gấp
khoảng 100 lần so với saccarozơ. Tuy nhiên, nó lại bị thủy phân từ từ trong dung dịch, làm
giảm thời hạn sử dụng của nó trong các sản phẩm như nước giải khác. Aspartame cũng không
được sử dụng trong làm bánh vì sự phân hủy nhiệt của nó. Hơn nữa, có một số người với
bệnh di truyền gọi là phenylketonuria không thể sử dụng aspartame vì sự chuyển hóa của
aspartame tạo ra axit phenylpyruvic. Tích tụ lượng lớn axit phenylpyruvic acid gây hại cho
cơ thể, nhất là trẻ sơ sinh. Vì vậy, alitame, một hợp chất có tính chất gần giống aspartame
nhưng cải thiện được các nhược điểm của aspartame. Alitame bền hơn hơn aspartame và ngọt
hơn khoảng 2000 lần so với saccarozơ.

Ngoài hai hợp chất kể trên, còn nhiều hợp chất khác có tiềm năng trở thành chất tạo ngọt
nhân tạo. Ví dụ, đường L cũng ngọt, và chúng được cho là cung cấp ít calo hoặc không cung
cấp calo cho cơ thể bởi ezyme trong cơ thể chúng ta có khả năng chuyển hóa chọn lọc, nghĩa
là enzyme chỉ phân hủy đường D (là đối phân của đường L). Mặc dù trong tự nhiên các
nguồn cung cấp đường L khá hiếm, nhưng tất cả 8 loại đường L đã được điều chế bởi
S.Masamune và K.B.Sharpless sử dụng quá trình epoxy hóa Sharpless và phương pháp điều
chế chọn lọc đối phân. Bên dưới là hình ảnh cấu tạo của đường L (L-glucozơ).

(T.W.G.Solomons, C.B.Fryhle, S.A.Snyder. Organic Chemistry, Wiley, 2013)

16
CÂU 91: Những người muốn giảm cân mà thích đồ ngọt thường có xu hướng tìm các loại
thực phẩm, thức uống có các chất tạo ngọt nhân tạo. Giải thích vì sao họ lại có xu hướng
chọn những loại chất tạo ngọt nhân tạo?
A. Chất tạo ngọt nhân tạo có độ ngọt tương tự với các chất tạo ngọt tự nhiên.
B. Chất tạo ngọt nhân tạo không cung cấp calo (năng lượng) cho cơ thể và có độ ngọt
nhiều hơn chất tạo ngọt tự nhiên (gấp khoảng trên 100 lần).
C. Chất tạo ngọt tự nhiên dễ tìm và sản xuất hơn chất tạo ngọt nhân tạo.
D. Chất tạo ngọt tự nhiên cung cấp nhiều năng lượng, giúp con người hoạt động tốt hơn.
CÂU 92: Quy trình điều chế hợp chất tạo ngọt nhân tạo aspatame được trình bày như hình
bên dưới. Phản ứng để chuyển hóa hợp chất L-phenylalanine thành L-Phenylalanine methyl
ester được gọi là phản ứng gì và H2SO4 đóng vai trò gì trong quá trình chuyển hóa đó?
(Chú thích: MeOH là CH3OH)
(Chattopadhyay, S., Raychaudhuri, U., & Chakraborty, R. (2014). Artificial sweeteners–a
review. Journal of food science and technology, 51, 611-621.)

A. Phản ứng xà phòng hóa; H2SO4 đóng vai trò là chất xúc tác.
B. Phản ứng thủy phân; H2SO4 đóng vai trò là chất xúc tác.
C. Phản ứng este hóa; H2SO4 đóng vai trò là chất xúc tác.
D. Phản ứng trao đổi; H2SO4 đóng vai trò là chất xúc tác.
CÂU 93: Đường L có khả năng phản ứng với các hợp chất:
A. AgNO3/NH3, Cu(OH)2/OH-, C6H5OH, C2H5NH2, Br2.
B. Cu(OH)2/OH-, Br2, CH3COOH, CH4, C2H5OH.
C. Na, CuSO4, HNO3, H2NCH2COOH, C2H4.
D. Cu(OH)2/OH-, AgNO3/NH3, Cu(OH)2, (CH3CO)2O, Br2.
Dựa vào thông tin bên dưới để trả lời từ câu 94 đến câu 96:
Năm 2006, một nhóm nghiên cứu ở Thụy Sĩ đã đề xuất phương án lưu trữ H2 ở dạng axit
formic. Ý tưởng chủ đạo là sử dụng axit formic như một nhiên liệu có thể bị phân hủy trên
xúc tác ruthenium tạo thành khí hiđro và khí cacbonic theo phương trình sau:
HCOOH(l) → CO2(k) + H2(k) (1)

17
CÂU 94: Tính ρH (khối lượng riêng của hiđro theo kg/m3 ở 25oC, được định nghĩa là khối
lượng của hiđro nguyên tử trên 1 đơn vị thể tích của axit formic). Cho biết khối lượng riêng
của axit formic ρHCOOH = 1,22 kg/L.
A. 53,0 kg/m3. B. 26,5 kg/m3.
C. 0,053 kg/m3. D. 0,0265 kg/m3.
CÂU 95: Để tính entanpy và entropy của một phản ứng, ta áp dụng công thức sau:
ΔrHo = ΣΔHo (sản phẩm) - ΣΔHo (chất phản ứng)
ΔrSo = ΣSo (sản phẩm) - ΣSo (chất phản ứng)
Cho bảng số liệu về các giá trị nhiệt động sau:
Hợp chất HCOOH(k) HCOOH(l) CO2(k) H2(k) N2(k)
ΔHfo kJ.mol -1
-378,60 -425,09 -393,51 0,00 0,00
S J.mol .K
o -1 -1
248,70 131,84 213,79 130,68 191,61
Tính entanpy và entropy của phản ứng ở 20 C với phản ứng (1).
o

A. ΔrHo = -14,91 kJ.mol-1; ΔrSo = 95,77 J.mol-1.K-1.


B. ΔrHo = 31,58 kJ.mol-1; ΔrSo = 95,77 J.mol-1.K-1.
C. ΔrHo = 31,58 kJ.mol-1; ΔrSo = 212,63 J.mol-1.K-1.
D. ΔrHo = 31,58 kJ.mol-1; ΔrSo = -95,77 J.mol-1.K-1.
CÂU 96: Để tính giá trị hằng số cân bằng Kp, ta áp dụng công thức sau: Kp = e-rGoRT
Trong đó: ΔrGo = ΔrHo - TΔrSo (T = nhiệt độ + 273); đơn vị của ΔrGo là J.mol-1
R = 8,314 J.mol-1.K-1; T = nhiệt độ + 273
Tính hằng số cân bằng Kp của phản ứng (1) ở 20oC. Cho rằng entanpy và entropy không phụ
thuộc vào nhiệt độ.
A. 3,0.105. B. 1,2.1011. C. 7,5.105. D. 1,7.1080.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi 97 đến 99:
Thang sóng điện từ là tập hợp các loại sóng điện từ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng của
các tia giảm dần (hoặc tăng dần).
Các loại sóng như vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tử ngoại tia
gamma đều có bản chất là sóng điện từ. Sự khác nhau về tần số giữa các tia dẫn đến sự khác
nhau về tính chất và tác dụng.
Bước sóng càng nhỏ thì có năng lượng càng lớn nên khả năng đâm xuyên, ion hóa, khả năng
tác dụng gây ra hiện tượng quang điện, khả năng phát quang ngày càng lớn.
Trong các loại tia, tia gamma có năng lượng lớn nhất vì có bước sóng nhỏ nhất, còn sóng vô
tuyến có năng lượng ít nhất.
Ta có bảng thang sóng điện từ sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần từ trái qua phải:
CÂU 97: Trong các bức xạ điện từ sau đây: hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng đỏ, ánh sáng lục,

18
bức xạ có khả năng đâm xuyên mạnh nhất là:
A. Hồng ngoại. B. Tử ngoại. C. Ánh sáng đỏ. D. Ánh sáng lục.
CÂU 98: Loại sóng vô tuyến nào không bị phản xạ ở tầng điện li?
A. Sóng dài. B. Sóng trung.
C. Sóng ngắn. D. Sóng cực ngắn.
CÂU 99: Bức xạ nào dưới đây có bước sóng nhỏ nhất?
A. Tia màu tím. B. Tia hồng ngoại. C. Tia màu vàng. D. Tia màu đỏ.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi 100 đến 102:
Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp vào kim
loại làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại. Ánh sáng chiếu vào kim loại có bước sóng
phải nhỏ hơn giới hạn quang điện của kim loại thì hiện tượng quang điện mới xảy ra.
Năm 1887, Heinrich Hertz quan sát hiệu ứng quang điện ngoài với các kim loại. Ông đặt một
tấm kẽm đã được tích điện âm lên trên một điện nghiệm thì thấy hai lá kim loại của điện
nghiệm xòe ra. Chiếu một chùm ánh sáng hồ quang vào tấm kẽm thì thấy hai lá kim loại của
điện nghiệm cụp lại chứng tỏ tấm kẽm bị mất điện tích âm, nghĩa là electron đã bị bật ra khỏi
tấm kẽm.
Hiện tượng quang điện có thể giải thích bằng thuyết lượng tử ánh sáng của Max Planck. Dựa
vào thuyết lượng tử ánh sáng này, Albert Einstein cho rằng mỗi lần nguyên tử hay phân tử ở
bề mặt kim loại hấp thụ một photon thì nó dùng năng lượng này vào hai việc:
- Cung cấp một năng lượng A để bứt electron ra khỏi liên kết với hạt nhân. Đây được gọi là
công thoát A.
- Phần năng lượng còn lại là động năng để electron bay ra khỏi kim loại
ε = A + Wđ0 max
Vì vậy nên ε ≥ A, ánh sáng chiếu tới có năng lượng lớn hơn công thoát của kim loại thì hiện
tượng quang điện mới xảy ra.
CÂU 100: Khi chiếu bức xạ đơn sắc mà phôtôn của nó có năng lượng ε vào Si thì gây ra hiện
tượng quang điện trong. Biết năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành
êlectron dẫn (năng lượng kích hoạt) của Si là 1,12 eV. Năng lượng ε có thể nhận giá trị nào
sau đây?
A. 1,23 eV. B. 0,70 eV. C. 0,23 eV. D. 0,34 eV.
CÂU 101: Công thoát êlectron của kim loại phụ thuộc vào:
A. Bước sóng của ánh sáng kích thích và bản chất của kim loại.
B. Bản chất của kim loại.

19
C. Cường độ của chùm sáng kích thích.
D. Bước sóng của ánh sáng kích thích.
CÂU 102: Chọn phát biểu đúng về hiện tượng quang điện:
A. Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi tần số của ánh sáng kích thích nhỏ hơn tần số giới
hạn fo nào đó.
B. Các phôtôn quang điện luôn bắn ra khỏi kim loại theo phương vuông góc với bề mặt
kim loại.
C. Giới hạn quang điện phụ thuộc vào cường độ ánh sáng chiếu tới.
D. Giới hạn quang điện của kim loại tỉ lệ với công thoát êlectron của kim loại.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến câu 105:
tridactylus, được phân lập và nuôi cấy để phân tích bộ nhiễm sắc thể. Để thu được hình ảnh
về bộ nhiễm sắc thể, các tế bào bạch cầu được xử lý với colchicine – một hợp chất chống
phân bào trong vòng 30 phút trước khi được cố định và nhuộm màu.
Hình bên minh họa bộ nhiễm sắc thể quan sát được trong các tế bào.

CÂU 103: Phát biểu nào sau đây là đúng về bộ nhiễm sắc thể của chuột Kangaroo?
A. Bộ nhiễm sắc thể đơn bội là n = 12. B. Bộ nhiễm sắc thể đơn bội là n = 24.
C. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 12. D. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n =
24.
CÂU 104: Số lượng tâm động đếm được trong một tế bào bạch cầu bình thường ở kỳ sau của
nguyên phân là bao nhiêu?
A. 6. B. 12. C. 24. D. 48.
CÂU 105: Trong pha S, quá trình tổng hợp ADN được bắt đầu tại vùng trình tự đặc biệt trên
ADN của nhiễm sắc thể, gọi là điểm khởi đầu tái bản. Số lượng các điểm khởi đầu tái bản
này trong bộ nhiễm sắc thể của một tế bào bạch cầu bình thường ở pha S có thể là bao nhiêu?
A. 12. B. Từ 12 đến 24.
C. 24. D. Nhiều hơn 24.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108:
Nhân của tế bào gan và tế bào não chuột được phân lập và nuôi trong môi trường có chứa các
tiền chất của ARN có khả năng phóng xạ, nhờ đó các ARN sơ khai được tổng hợp trong nhân
của các tế bào này sẽ được đánh dấu phóng xạ. Những phân tử ARN mang đánh dấu phóng
xạ này tiếp tục được xử lý với một đoạn ADN sợi đơn (gọi là cADN) có trình tự bổ sung với
một phân tử mARN xác định. Phân tử mARN nói trên chỉ có trong tế bào gan mà không có
trong tế bào não. Nhờ có phân tử đầu dò cADN đặc hiệu, ARN có thể kết hợp với ADN nhau

20
tạo thành phân tử ARN/ADN lai có mạch đôi. Một enzyme phân giải ARN sau đó được bổ
sung để phá hủy những phân tử ARN không ở dạng lai với ADN.
Phóng xạ phát ra từ những phân tử lai được đo (đơn vị: nhịp/phút) và ghi lại trong bảng dưới
đây.
Thành phần phản ứng Nhịp/phút
cADN của gan + ARN sơ khai phiên mã trong nhân tế bào gan 15000
cADN của gan + ARN sơ khai phiên mã trong nhân tế bào não 150
CÂU 106: Từ những thông tin trên, cho biết điều nào sau đây là đúng khi nói về phân tử
mARN đặc hiệu trong tế bào gan?
A. Phân tử này chỉ được phiên mã trong nhân tế bào não.
B. Phân tử này chỉ được phiên mã trong nhân tế bào gan.
C. Phân tử này được phiên mã trong nhân của cả hai loại tế bào.
D. Phân tử này không được phiên mã trong nhân của cả hai loại tế bào.
CÂU 107: Để tạo ra được cADN sợi đơn dùng trong thí nghiệm nêu trên cần đến enzyme nào
sau đây?
A. ADN polymerase. B. ARN polymerase.
C. Enzyme phiên mã ngược reverse transcriptase. D. ADNse.
CÂU 108: Sự điều hòa biểu hiện của gen mã hóa phân tử mARN trong nhân của hai loại tế
bào trong thí nghiệm trên là ví dụ của cơ chế
A. Điều hòa dịch mã. B. Điều hòa nhờ phân hủy marn.
C. Điều hòa phiên mã. D. Không có sự điều hòa.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến câu 111:

21
BỐI CẢNH MỚI CỦA TOÀN CẦU HÓA
Những năm gần đây, ở Việt Nam, cũng như trên thế giới, có ý kiến cho rằng, “toàn cầu hóa”
đang chững lại; thậm chí có ý kiến đề cập đến “phi toàn cầu hóa”. Luồng ý kiến này nhấn
mạnh đến xu hướng gia tăng hoạt động bảo hộ ở nhiều nước trên thế giới, đến cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung Quốc và
những tranh chấp về thương mại giữa
các trung tâm kinh tế lớn của thế giới,
đến việc Mỹ đe dọa rút và đã rút khỏi
một vài định chế quốc tế... Do vậy,
CÂU hỏi đặt ra hiện nay là phải chăng
toàn cầu hóa đang chững lại? Xét về
bản chất, “toàn cầu hóa” là quá trình
hình thành nên “cái toàn cầu”, phân
biệt với “cái khu vực” (chỉ liên quan đến những khu vực địa - kinh tế - chính trị nhất định
trên thế giới), “cái phe, khối” (chỉ liên quan đến các tập hợp lực lượng trên thế giới), “cái
quốc gia - dân tộc” (chỉ liên quan đến từng đất nước). Xã hội loài người ngày nay, với nền
kinh tế thế giới, nền chính trị thế giới và nền văn minh nhân loại, cho thấy toàn cầu hóa đã
tiến rất xa và sâu rộng; đồng thời, khẳng định “toàn cầu hóa” thực sự là một xu thế khách
quan, không thể đảo ngược. Điều rõ ràng là, dù còn rất nhiều hạn chế, khiếm khuyết hay
khuyết tật... trong cả ba hệ thống lớn nói trên, nhưng nhu cầu phát triển nội tại, tự thân của xã
hội loài người chính là gốc rễ quy định xu thế toàn cầu hóa.
Sự gia tăng các hoạt động bảo hộ trong những năm gần đây không đồng nghĩa với việc chia
cắt thị trường thế giới thành những thị trường quốc gia hay phe, khối biệt lập, không làm đứt
đoạn các dòng đầu tư xuyên quốc gia, không làm mất đi các vấn đề toàn cầu nảy sinh trong
quá trình phát triển kinh tế thế giới mà việc giải quyết chúng đòi hỏi phải tăng cường hợp tác
và những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. Có chăng, chủ nghĩa bảo hộ chỉ đặt ra những
“trở ngại” mới về thuế quan và phi thuế quan cho lưu thông hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, mà
những trở ngại này luôn tồn tại trong tiến trình toàn cầu hóa. Những số liệu thống kê của thế
giới về thương mại và đầu tư cho thấy rất rõ rằng, bất chấp sự gia tăng của các hoạt động bảo
hộ trong những năm gần đây, thương mại thế giới và đầu tư quốc tế vẫn tăng lên.
Việc hình thành “cái toàn cầu” trong quá trình toàn cầu hóa kéo theo việc ra đời các định chế
toàn cầu, như Liên hợp quốc và các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)... Các định chế này không
phải là “nhất thành, bất biến”, cơ chế hoạt động của chúng phải luôn cần đổi mới, cập nhật
cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của “cái toàn cầu”. Đây là sự thích nghi, bảo đảm
sức sống, nâng cao tính hiệu quả của các định chế quốc tế, chứ không phải và càng không thể
ngăn cản tiến trình toàn cầu hóa. Bước phát triển mới của toàn cầu hóa gắn với sự bùng nổ
của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tất yếu kéo theo những đổi mới, cải tổ, cải cách các
định chế toàn cầu hiện có và có thể ra đời những định chế quản trị toàn cầu mới.
(TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Đối ngoại Trung ương,
Trích lược từ tapchicongsan.org.vn ngày 18-02-2021)

22
CÂU 109: Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là:
A. Sự sáp nhập của các ngân hàng lại với nhau.
B. Nhiều ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.
C. Sự kết nối giữa các ngân hàng lớn với nhau.
D. Triệt tiêu các ngân hàng nhỏ.
CÂU 110: Nhận định nào dưới đây là đúng:
A. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc và những tranh chấp về thương mại giữa các
trung tâm kinh tế lớn của thế giới, đến việc Mỹ đe dọa rút và đã rút khỏi một vài định chế
quốc tế là các dấu hiệu cho thấy quá trình toàn cầu hóa đang chững lại.
B. Bằng ý chí của mình, các nước lớn có thể kiểm soát và tác động đến hướng đi của quá
trình toàn cầu hóa.
C. Để đảm bảo tính nhất quán và công bằng, cơ thế hoạt động của Tổ chức Thương mại
Thế giới WTO cần rõ ràng và cố định.
D. Tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa là làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
CÂU 111: Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng được biểu
hiện ở lĩnh vực nào sau đây?
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Xây dựng. D. Dịch vụ.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến câu 114:
VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Ngày 12-5-1977, sau khi thống nhất đất nước, mặc dù Công ước Quốc tế về Luật biển chưa
được thỏa thuận nhưng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra tuyên bố
về các vùng biển của Việt Nam trên biển Đông. Trong đó, các vùng biển của Việt Nam được
tuyên bố như sau:

Các vùng biển của Việt Nam – Đồ họa : V. Cường


1. Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài

23
đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo
ven bờ của Việt Nam. Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thủy
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời,
đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.
2. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp
liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành
một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt
Nam. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết
trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải
quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ
hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
3. Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải
Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ
sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên
nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển
của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt
động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích
kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường,
chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
4. Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng
đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh
hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nếu nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa
nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài
nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên
không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.
Tiếp theo tuyên bố trên, ngày 12-11-1982, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Theo tuyên bố này đường cơ sở của
Việt Nam là đường cơ sở thẳng gồm có 11 điểm và 10 đoạn tính từ ranh giới trên biển giữa
hai nước Việt Nam và Campuchia cho đến đảo Cồn Cỏ.
TS. Trần Nam Tiến (Trích "Hoàng Sa - Trường Sa: Hỏi và đáp", NXB Trẻ năm 2011)
CÂU 112: Bạn hãy cho biết Việt Nam có bao nhiêu vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 7.

24
CÂU 113: Lãnh hải là:
A. Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.
B. Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường nội thủy ra phía biển.
C. Vùng biển có chiều rộng 13 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.
D. Vùng biển có chiều rộng 14 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.
CÂU 114: Tại các vùng biển đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa quốc gia ven biển có
quyền chủ quyền về:
A. Thăm dò, khai thác, bảo quản tài nguyên.
B. Các quốc gia khác có quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt cáp và ống
dẫn ngầm.
C. Quyền tài phán đối với nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, lắp đặt và sử
dụng các thiết bị, công trình.
D. Đáp án A và B đúng.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến câu 117:
BÀI HỌC TỪ SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU
Những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa
(XHCN) ở Liên Xô và Đông Âu đã từng bước rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Đó là “một
chấn động chính trị khủng khiếp nhất thế kỷ XX” theo cách nói của Tổng thống Nga V.Putin
trong Thông điệp Liên bang năm 2005.
Từ sự sụp đổ và tan rã của CNXH ở Liên Xô, chúng ta có thể rút ra được những bài học bổ
ích sau đây:
Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng,
bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân.
Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công
tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp
ở các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong
hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà
nước đối với nền kinh tế. Sự ổn định và phát triển vững chắc của nền kinh tế là nền tảng vật
chất bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Cần giữ vững sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, bảo đảm đúng định hướng phát triển của
quốc gia, không để cho bất kỳ một thế lực nào điều khiển và thao túng nền kinh tế.
Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh
chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân; phòng, chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến
hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo xây dựng quân
đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng

25
tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
(Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Văn Bạo, Trích lược từ Báo Nhân dân điện tử)
CÂU 115: Nhận thức như thế nào là đúng về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên
Xô và Đông Âu?
A. Sự sụp đổ của này là tất yếu.
B. Là sự sụp đổ của một mô hình xã hội còn nhiều thiếu sót, hạn chế.
C. Sự sụp đổ này cho thấy tính không khả thi của chế độ xã hội chủ nghĩa.
D. Sự sụp đổ này kéo theo sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
CÂU 116: Bài học quan trọng nhất rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là:
A. Phải có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với thực tế, không xa rời nguyên tắc xã hội chủ
nghĩa.
B. Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật.
C. Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch.
D. Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước.
CÂU 117: Một trong những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể rút ra từ thất bại của
Liên Xô trong công cuộc cải tổ 1985 - 1991 là:
A. Phải xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
B. Phải mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước.
C. Phải xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
D. Phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến câu 120:
PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
Phan Bội Châu (Sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 – mất ngày 29 tháng 10 năm 1940) là một
nhà cách mạng Việt Nam trong phong trào chống Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy
Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.

26
Phan Bội Châu. Nguồn Internet
Phong trào Đông du
Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, ông bôn ba khắp nước Việt Nam liên kết với các
nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng
Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng
Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại để cùng họ chống Pháp.
Ông chọn một hoàng thân nhà Nguyễn, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, làm lãnh tụ phong trào
Cần Vương.
Năm 1904, ông cùng 20 đồng chí họp mặt tại Quảng Nam để thành lập Hội Duy Tân.
Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản để gặp gỡ các nhà
cách mạng Nhật và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào do ông thành lập.
Tại Trung Quốc ông gặp Lương Khải Siêu, và được khuyên nên dùng thơ văn để thức tỉnh
lòng yêu nước của dân Việt. Nghe lời khuyên, ông viết nhiều tác phẩm có tác động lớn với sĩ
phu trong nước(Việt Nam Quốc sử khảo (1909), Ngục Trung Thư, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân
Thư,Việt Nam Vong Quốc Sử, Việt Nam Quốc sử bình diễn ca (1927) …) Cùng thời điểm
này chiến thắng của Nhật Bản tại trận Tsushima trong Chiến tranh Nga-Nhật đã tạo nên nhiều
lạc quan trong các phong trào chống thực dân ở châu Á. Do đó, các tác phẩm của ông đã tạo
nên một làn sóng mới thúc đẩy nhiều thanh niên yêu nước tham gia phong trào Đông Du,
xuất ngoại học tập để tìm đường chống Pháp.Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông lại bị Pháp bắt
tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai. Về sau, bản án được
đổi lại thành án quản thúc tại gia. Theo Việt Nam Pháp Thuộc Sử, ông được giảm án vì phản
ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp.
Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến k mất tại Huế vào năm 1940. Lúc
đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự.
(Nguồn www.thpt-phanboichau-daklak.edu.vn)
CÂU 118: Để tìm con đường cứu nước, năm 1905, Phan Bội Châu đã nhờ đến nước nào?

27
A. Nước Trung Hoa. B. Nước Anh. C. Nước Nga. D. Nước Nhật.
CÂU 119: Cùng với những người chung chí hướng, Phan Bội Châu làm gì?
A. Lập Hội Duy Tân. B. Tìm kiếm sự giúp đỡ.
C. Ra nước ngoài D. Vận động thanh niên sang Nhật học.
CÂU 120: Thực dân Pháp làm gì để chống phá phong trào Đông du?
A. Trục xuất Phan Bội Châu khỏi Nhật.
B. Cấu kết với Nhật.
C. Trục xuất thanh niên Việt Nam khỏi Nhật.
D. Cấu kết với Nhật chống phá phong trào.

28
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH TĂNG TỐC TAQ


ĐỀ SỐ 02

PHẦN 1: NGÔN NGỮ


1.1. TIẾNG VIỆT
CÂU 1: Trong các thể loại sau, thể loại nào thuộc loại hình kịch hát dân gian, kết hợp các yếu
tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu
trong xã hội?
A. Truyền thuyết. B. Thần thoại. C. Truyện thơ. D. Chèo.
CÂU 2: Tê-lê-mác là nhân vật trong đoạn trích nào?
A. “Uy-lit-xơ trở về” (trích sử thi Ô-đi-xê).
B. “Ra-ma buộc tội” (trích sử thi Ra-ma-ya-na).
C. “Đẻ đất đẻ nước” (trích sử thi Đẻ đất đẻ nước).
D. “Chiến thắng Mtao-Mxây” (trích sử thi Đăm Săn).
CÂU 3: Dựa vào đoạn sau đây trả lời câu hỏi:
“Kìa ai tỉnh, kìa ai say
Kìa ai ghẹo nguyệt giữa ban ngày.
Khoan khoan xin hãy dừng tay lại,
Chớ mó hang hùm nữa mất tay”.
(Hồ Xuân Hương, Xướng họa với quan Tế tửu họ Phạm, bài 2).
Hành động “ghẹo nguyệt” của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên có ý nghĩa gì?
A. Trêu chọc mặt trăng. B. Trêu chọc người con gái đẹp.
C. Trêu chọc người con gái hung dữ. D. Trêu chọc con hùm trong hang.
CÂU 4: Dựa vào đoạn sau đây trả lời câu hỏi:
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chỗ lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

29
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao”.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn).
Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không mang nội dung nào?
A. Sống nhàn hạ, tránh vất vả về mặt thể xác.
B. Tránh xa vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.
C. Sống hòa hợp với thiên nhiên.
D. Sống đạm bạc, giữ sự tự tại về mặt tâm hồn.
CÂU 5: Dựa vào đoạn sau đây trả lời câu hỏi:
“Gió bấc trở về tim bỗng lạnh
Ngoài kia mây nước khóc gì nhau?
Bỗng thương, bỗng nhớ từ đâu lại
Hồn lắng nghe im khúc nhạc sầu”.
(Quang Dũng, Trở rét).
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ trên?
A. So sánh, nhân hóa. B. Nhân hóa, câu hỏi tu từ.
C. Điệp ngữ, hoán dụ. D. Nói quá, ẩn dụ.
CÂU 6: Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, người đàn bà hàng
chài cả đời khổ sở vì mưu sinh và bị chồng đánh, nhưng cũng có lúc bà cảm thấy thật vui, đó
là khi nào?
A. Khi gặp được Phùng và Đẩu.
B. Khi biển có nhiều tôm cá.
C. Khi nhìn các con được ăn no.
D. Khi tránh được những đòn roi của chồng.
CÂU 7: Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, hình tượng người lái đò thể
hiện như:
A. Một người lao động tiều tụy vì công việc lái đò gian nan.
B. Một người lao động ngang tàng, không biết lượng sức mình.
C. Một người lao động, đồng thời là một nghệ sĩ.
D. Một người lao động xem thường thiên nhiên.
CÂU 8: Trong những từ sau, từ nào viết sai chính tả?
A. Ráo riết. B. Trong trẽo. C. Xơ xác. D. Xuất xứ.

30
CÂU 9: Trong những câu sau, câu nào có từ viết sai chính tả?
A. Ông ta luôn thực hiện tốt những chỉ đạo của cấp trên.
B. Ông ta luôn chê trách những hành động thiếu văn minh nơi công sở.
C. Ông ta luôn chỉ trít những ý tưởng sai lầm của lãnh đạo.
D. Ông ta luôn gièm pha thành công của người khác.
CÂU 10: Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu sau:
“Căn cứ này quan trọng nhất. Chúng ta cần bảo vệ __________quân sự này”.
A. Điểm yếu. B. Nhược điểm. C. Thiết yếu. D. Yếu điểm.
CÂU 11: Từ nào đồng nghĩa với từ “lác đác” trong câu thơ “Lác đác bên sông chợ mấy
nhà” (Bà huyện Thanh Quan, Qua đèo Ngang)?
A. San sát. B. Thưa thớt.
C. Hiu hắt. D. Thoang thoảng.
CÂU 12: Dựa vào đoạn sau đây trả lời câu hỏi:
“Một trăm thứ than, than thân là than không ai quạt.
Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua”.
(Ca dao).
“Than” và “bạc” ở câu trên được sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Chơi chữ. B. Ẩn dụ. C. Hoán dụ. D. Nói quá.
CÂU 13: Trong những câu sau, câu nào thiếu chủ ngữ?
A. Sinh viên được nâng cao thể lực sau ba tháng rèn luyện.
B. Qua ba tháng rèn luyện đã nâng cao thể lực của sinh viên.
C. Giáo viên đã nâng cao thể lực của sinh viên sau ba tháng rèn luyện.
D. Qua ba tháng rèn luyện, giáo viên đã nâng cao thể lực của sinh viên.
CÂU 14: “Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích
sẽ tiếp bước mình”. Đây là câu:
A. Sai logic. B. Thiếu chủ ngữ.
C. Thiếu vị ngữ. D. Dúng.
CÂU 15: “Em hãy tìm các ví dụ trong Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều và Hồ Xuân Hương để
chứng minh cho ý kiến trên”. Đây là câu:
A. Có thành phần cùng chức không đồng loại.
B. Đúng.
C. Sắp xếp sai vị trí các thành phần.

31
D. Không đủ thành phần chủ ngữ - vị ngữ.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Các ông bà bắt thằng Canh hộ tôi! Nó ăn cắp. Người ta huỳnh huỵch. Tán loạn.
Mặc kệ. Nó nuốt lấy nuốt để. Miếng khoai trôi xuống cổ nó phình ra. Nó lại vội vàng ngoạm
miếng nữa, nhai ngấu nghiến.
Bà hàng ôm chặt lấy chân nó. Nó khỏe hơn, giằng ra được. Người ta xúm lại, tóm ngang lưng
nó. Nó không chạy. Nhưng nó vẫn nhai, vẫn nuốt. Rồi biết thế nguy, nó không nhai, trợn mắt
lên để nuốt chửng. Rồi lại hấp tấp ngốn luôn miếng nữa.
Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như mưa vào lưng.
Như mưa vào chân nó”.
(Nguyễn Công Hoan, Bữa no đòn).
CÂU 16: Đoạn văn trên được viết theo phong cách nghệ thuật nào?
A. Trữ tình. B. Hiện thực. C. Lãng mạn. D. Bi hùng.
CÂU 17: Thằng Canh - đứa trẻ ăn cắp khoai - có hành vi ứng xử như thế nào khi bị vây bắt
và hành vi đó thể hiện điều gì?
A. Đứa trẻ bỏ chạy thục mạng, thể hiện nỗi sợ hãi.
B. Đứa trẻ trốn vào chỗ khuất, thể hiện sự khôn ngoan, lém lỉnh.
C. Đứa trẻ vu oan cho người khác, thể hiện sự gian trá.
D. Đứa trẻ hứng trận đòn để ăn trọn miếng khoai, thể hiện sự đói khát đến tận cùng.
CÂU 18: “Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như
mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó”.
Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng kiểu câu:
A. Sai ngữ pháp. B. Rút gọn. C. Cảm thán. D. Đặc biệt.
CÂU 19: Câu trả lời nào sau đây không thể hiện tác dụng nghệ thuật của đoạn văn: “Chửi.
Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như mưa vào lưng. Như
mưa vào chân nó”?
A. Tạo ra nhịp điệu dồn dập và sắc thái mạnh mẽ của đoạn văn.
B. Làm bật lên tình cảnh khổ sở, đáng thương của đứa trẻ côi cút và đói rách.
C. Thể hiện bút pháp miêu tả mang tính hiện thực, khách quan.
D. Lên án một cách mạnh mẽ hành vi ăn cắp xấu xa của đứa trẻ.
CÂU 20: Câu trả lời nào sau đây là nội dung không được đề cập trong đoạn văn trên?
A. Đám đông tàn nhẫn, cạn kiệt tình thương đã dồn đuổi và trừng phạt đứa trẻ một cách
hung bạo.
B. Đứa trẻ sống trong cảnh nghèo đói, khổ sở cùng kiệt đến mức sẵn sàng chấp nhận nỗi

32
đau thân xác để đổi lấy miếng ăn.
C. Đứa trẻ bồng bột, nông nổi, chỉ vì tham ăn mà có hành vi xấu dù được sống trong hoàn
cảnh sung túc.
D. Tình trạng đói nghèo đã khiến cho con người sống trong xã hội Việt Nam trước năm
1945 trở nên tàn ác, đánh mất tình thương đồng loại.
1.2 TIẾNG ANH
CÂU 21 - 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
CÂU 21: The school was closed for a month because of a serious of fever.
A. Outbreak. B. Outburst. C. Outset. D. Outcome.
CÂU 22: Many plant and animal species are now on the………… Of extinction.
A. Danger. B. Border. C. Verge. D. Margin.
CÂU 23: There you are: the … … … … Person I was looking for.
A. Utter. B. Correct. C. Ever. D. Very.
CÂU 24: Patient: "Can I make an appointment to see the doctor, please?" Receptionist: “ ”
A. Not at the moment. He can't be disturbed.
B. OK, you will need to check my diary.
C. OK, let me just check the diary.
D. Have a seat and i'll be with you in an hour.
CÂU 25: My wallet at the station while I for the train.
A. Must have been stolen/was waiting. B. Should have stolen/had been waiting.
C. Will be stolen/am waiting. D. Had to steal/would be waiting.
CÂU 26 - 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.
CÂU 26: The rapid growth of the world's population over the past 100 years have led to a
great increase in the acreage of land under cultivation.
A. Have. B. To a.
C. Increase in. D. Under cultivation.
CÂU 27: The composer Verdi has written the opera Aiđa to celebrate the opening the Suez
Canal, but the opera was not performed until 1871.
A. Has written. B. To celebrate.
C. The opening the. D. Not performed.
CÂU 28: Wealthy people have always desired and wear precious stones because their beauty
is lasting.
A. Wealthy. B. Wear. C. Their beauty . D. Is lasting.
CÂU 29: Every city in the United States has traffic problems because the amount of cars on
American streets and highways is increasing every year.
A. United states. B. Traffic.
C. The amount of cars. D. American.
CÂU 30: After the social science lecture all students are invited to take part in a discussion of
the issues which were risen in the talk.
A. Social science lecture. B. To take part.
C. Of the issues. D. Risen in.

33
CÂU 31- 35: Which of the following best restates each of the given sentences.
CÂU 31: Had he known more about the internet, he would have invested in some computer
companies.
A. Knowing about the internet help him invest in some computer company.
B. He didn’t know much about the internet and he didn’t invest in any computer companies.
C. Knowing about the internet , he would have invested in some computer companies.
D. He would have invested in some computer companies without his knowledge of the
internet.
CÂU 32: You should have persuaded him to change his mind
A. It was essential to persuade him to change his mind but you didn’t.
B. You should persuade him to change his mind.
C. You persuade him to change his mind but he didn’t.
D. You didn’t persuade him to change because of his mind.
CÂU 33: Tom regrets to say that he has left his tickets at home
A. Tom regrets leaving the tickets at home.
B. Tom was sorry that he has left the tickets at home.
C. Tom wishes he hadn’t left the ticket at home.
D. Tom regrets to leave the ticket at home.
CÂU 34: John was not here yesterday. Perhaps he was ill.
A. John needn't be here yesterday because he was ill.
B. Because of his illness, John shouldn't have been here yesterday.
C. John might have been ill yesterday, so he was not here.
D. John must have been ill yesterday, so he was not here.
CÂU 35: "Cigarette?", he said. "No, thanks. ", I said.
A. He asked for a cigarette, and I immediately refused.
B. He mentioned a cigarette, so I thanked him.
C. He offered me a cigarette, but I promptly declined.
D. He asked if I was smoking, and I denied at once.
CÂU 36 – 40: Read the following passage and answer the questions below
Scientists do not yet thoroughly understand just how the body of an individual becomes
sensitive to a substance that is harmless or even wholesome for the average person. Milk,
wheat, and egg, for example, rank among the most healthful and widely used foods. Yet
these foods can cause persons sensitive to them tosuffer greatly. At first, the body of the
individual is not harmed by coming into contact with the substance. After a varying interval
of time, usually longer than a few weeks, the body becomes sensitive to it, and an allergy has
begun to develop. Sometimes it's hard to figure out if you have a food allergy, since it can
showup so many different ways.
Your symptoms could be caused by many other problems. You may have rashes, hives, joint
pains mimicking arthritis, headaches, irritability, or depression. The most common food
allergies are to milk, eggs, seafood, wheat, nuts, seeds, chocolate, oranges, and tomatoes.
Many of these allergies will not develop ifthese foods are not fed to an infant until her or
his intestines mature at around seven months. Breast milk also tends to be protective.
Migraines can be set off by foods containing tyramine, phenathylamine, monosodium

34
glutamate, or sodium nitrate. Common foods which contain these are chocolate, aged cheeses,
sour cream, red wine, pickled herring, chicken livers, avocados, ripe bananas, cured meats,
many Oriental and prepared foods (read the labels!).
Some people have been successful in treating their migraines with supplements of B-vitamins,
particularly B6 and niacin. Children who are hyperactive may benefit from eliminating
food additives, especially colorings, and foods high in salicylates from their diets. A few of
these are almonds, green peppers, peaches, tea, grapes. This is the diet made popular by
Benjamin Feingold, who has written the book “Why your Child is Hyperactive”. Other
researchers have had mixed results when testing whether the diet iseffective.
CÂU 36: The topic of this passage is:
A. Reactions to foods. B. Food and nutrition.
C. Infants and allergies. D. A good diet.
CÂU 37: According to the passage, the difficulty in diagnosing allergies to foods is due to:
A. The vast number of different foods we eat.
B. Lack of a proper treatment plan.
C. The similarity of symptoms of the allergy to other problems.
D. The use of prepared formula to feed babies.
CÂU 38: The phrase "set off" in lines 11 is closest in meaning to:
A. Relieved. B. Identified. C. Avoided. D. Triggered.
CÂU 39: What can be inferred about babies from this passage?
A. They can eat almost anything.
B. They should have a carefully restricted diet as infants.
C. They gain little benefit from being breast fed.
D. They may become hyperactive if fed solid food too early.
CÂU 40: The author states that the reason that infants need to avoid certain foods related to
allergies hasto do with the infant's ____________
A. Lack of teeth. B. Poor metabolism.
C. Underdeveloped intestinal tract. D. Inability to swallow solid foods.
PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
CÂU 41: Một người gửi tiết kiệm vào ngân hàng 200 triệu đồng theo thể thức lãi kép (tức là
tiền lãi được cộng vào vốn của kỳ kế tiếp). Ban đầu người đó gửi với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất
2,1% / kỳ hạn, sau 2 năm người đó thay đổi phương thức gửi, chuyển thành kỳ hạn 1 tháng
với lãi suất 0, 65% / tháng. Tính tổng số tiền lãi nhận được (làm tròn đến nghìn đồng) sau 5
năm.
A. 98217000 (đồng). B. 98215000 (đồng).
C. 98562000 (đồng). D. 98560000 (đồng).
CÂU 42: Có 7 tấm bìa ghi 7 chữ “HỌC”, “TẬP”, “VÌ”, “NGÀY”, “MAI”, “LẬP”,
“NGHIỆP”. Một người xếp ngẫu nhiên 7 tấm bìa cạnh nhau. Tính xác suất để khi xếp các
tấm bìa được dòng chữ “HỌC TẬP VÌ NGÀY MAI LẬP NGHIỆP”.
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
720 24 120 5040

35
CÂU 43: Cho hàm số y  f  x  có bảng biến thiên như sau:

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?


A. 1;  . B.  0;3 . C.  ;   . D.  2;  .
CÂU 44. Cho �, �, � ∈ � sao cho hàm số y  2 x 3  ax 2  bx  c đạt cực trị tại x  1 đồng
thời có y  0   2 và y 1  3 . Hỏi trong không gian Oxyz , điểm M  a; b; c  nằm trong mặt
cầu nào sau đây?
A.  x  2    y  3   z  5   90 . B.  x  1   y  1   z  1  25 .
2 2 2 2 2 2

C. x 2  y 2   z  5   60 . D.  x  1   y  2    z  3  49 .
2 2 2 2

2
CÂU 45. Cho hàm số f  x   log 2 x , với x  0 . Tính giá trị biểu thức P  f    f  x  .
x
x
A. P  1 . B. P  log 2   .log 2 x .
2
 2  x2  2
C. P  log 2  . D. P  log    log 2 x .
 x  x

CÂU 46: Một xưởng sản xuất muốn tạo ra những chiếc đồng hồ cát thủy tinh có dạng hình
trụ, phần chứa cát là hai nửa hình cầu bằng nhau. Hình vẽ bên với kích thước đã cho là bản
thiết kế thiết diện qua trục của chiếc đồng hồ này (phần giới hạn bởi hình trụ và phần hai nữa
hình cầu chứa cát).
13, 2cm
1cm

13, 2cm

1cm .
Khi đó, lượng thủy tinh làm chiếc đồng hồ cát gần nhất với giá trị nào trong các giá trị sau.
A. 1070,8 cm3 . B. 602, 2 cm 3 . C. 711, 6 cm 3 . D. 6021,3 cm 3 .

36
CÂU 47. Một hộp chứa 5 viên bi màu trắng, 15 viên bi màu xanh và 35 viên bi màu đỏ.
Lấy ngẫu nhiên từ hộp ra 7 viên bi. Xác suất để trong số 7 viên bi được lấy ra có ít nhất 1
viên bi màu đỏ là
1 C7  C7 C7 1 6
A. C35 . B. 55 7 20 . C. 357 . D. C35 .C20 .
C55 C55
CÂU 48. Cho khối chóp OABC có OA , OB , OC đôi một vuông góc tại O và OA  2 ,
OB  3 , OC  6 . Thể tích khối chóp bằng
A. 12 . B. 6 . C. 24 . D. 36 .
CÂU 49: Cho số phức z thỏa mãn: z 1  2i   z .i  15  i . Tìm modun của số phức z ?
A. z  5 . B. z  4 . C. z  2 5 . D. z  2 3 .
CÂU 50: Tìm một nguyên hàm F  x  của hàm số f  x    48 x  7  ln x biết F 1  5 .
A. F  x    24 x 2  7 x  .ln x  12 x 2  7 x  5 .
B. F  x    24 x 2  7 x  .ln x  12 x 2  7 x  5 .
C. F  x    24 x 2  7 x  .ln x  12 x 2  7 x  9 .
D. F  x    24 x 2  7 x  .ln x  12 x 2  7 x  10
CÂU 51: Lúc 3 giờ chiều, Hoa qua nhà Lan chơi. Hai người cùng chơi trò cờ với nhau. Sau
khi kết thúc một ván, người thua phải đưa người thắng 1 viên kẹo. Lúc đầu, Hoa có 7 viên,
Lan có 6 viên. Lúc 4 giờ chiều, Hoa được mẹ rước về. Kết quả, Hoa thắng 4 ván cờ, Lan có
11 viên kẹo. Hỏi số ván cờ tối thiểu mà 2 người đã chơi?
A. 13. B. 9. C. 5. D. 4.
CÂU 52: Có 9 công nhân A, B, C, D, E, F, G, H, I chia đều thành 3 nhóm. Biết rằng A
chung nhóm với D và khác nhóm với H; I chung nhóm với F và không cùng nhóm với E; G
chung nhóm với C và khác nhóm với E; H khác nhóm với I. Hỏi B cùng nhóm với những ai?
A. A và D. B. C và H. C. A và E. D. F và I.
Sử dụng thông tin sau để giải câu hỏi 53 đến 56
Có 7 chiếc xe buýt M, N, P, Q, X, Y, Z lần lượt khởi hành rời khỏi bến. Biết rằng M và N
khởi hành sau Z; Q khởi hành trước X và Y; P khởi hành thứ 5.
CÂU 53: Thứ tự khởi hành nào sau đây là phù hợp:
A. N, Q, M, Z, P, X, Y. B. Z, Q, N, M, Y, P, X.
C. Q, X, Z, Y, P, N, M. D. Z, M, N, X, P, Q, Y.
CÂU 54: Nếu M rời bến thứ 4 thì chiếc xe rời bến thứ 6 không thể là:
A. X. B. P.
C. Y. D.Tất cả đều đúng.
CÂU 55: Nếu N khởi hành sau Q và X thì N không thể khởi hành thứ:
A. 6. B. 3. C. 4. D. 7.

37
CÂU 56: Nếu X khởi hành trước Z thì hai chiếc xe nào không thể khởi hành cạnh nhau:
A. Z và P. B. M và Z. C. N và P. D. M và Q.
Sử dụng thông tin sau để giải câu hỏi 57 đến 60:
A, B, C, D, E, F, G và H cùng đi du lịch bằng 3 chiếc xe được đánh số 1, 2 và 3. Biết rằng
mỗi chiếc xe không chở quá 3 người.; F ở xe 3; F không cùng xe với G; H không cùng xe với
E. Ba người A, B và C đi chung một xe.
CÂU 57: Người nào sau đây có thể đi xe số 3:
A. A. B. G. C. D. D. C.
CÂU 58: Nếu F và H chung xe thì hai người nào sau đây sẽ chung xe?
A. E và D. B. C và G. C. B và D. D. G và E.
CÂU 59: Nếu H ở xe 2 thì người nào sẽ chung xe với F?
A. D. B. E. C. G. D. B.
CÂU 60: Nếu C ở xe 2, F và H không cùng xe thì những người nào có thể đi xe 1?
A. H, G và D. B. D, H và A. C. D và H. D. H, G và E.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63:

(Nguồn: infographics.vn).
Giả sử số lao động nữ có việc làm là 42 triệu người và lao động nam có việc làm là 43 triệu
người vào năm 2012.
CÂU 61: Ước tính tổng số tiền lương mà lao động nam có việc làm nhận được vào năm 2012?
A. 2,02426. 1015 VNĐ B. 20,02426. 1015 VNĐ
C. 2,42026. 1015 VNĐ D. 20,42026. 1015 VNĐ

38
CÂU 62: Nếu số lao động làm trong ngành Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng chiếm
31,8% trên tổng số lao động thì số lao động nữ làm trong ngành này khoảng bao nhiêu?
A. 27.028.900 người. B. 17.028.900 người.
C. 39.780.023 người. D. 17.029.900 người.
CÂU 63: Tiền lương bình quân trên tháng của lao động nữ trong ngành nghề nông, lâm, ngư
nghiệp nhiều hơn bao nhiêu phần trăm so với lao động nam trong nghề thợ thủ công và các
thợ khác có liên quan?
A. 6,5%. B. 7%. C. 7,5%. D. 6,7%.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 66:

TỶ LỆ HỘ DÙNG ĐIỆN SINH HOẠT PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG (đơn vị %)

2010 2012 2014 2016

Hà Giang 81,8 78,3 77,7 90,8

Đắk Nông 95,1 96,5 99,3 98,2

TP. Hồ Chí Minh 99,8 99,9 99,6 99,8

Đồng Tháp 98,9 99,1 99,4 99,8

(Nguồn: Tổng cục thống kê).


CÂU 64: Theo bảng số liệu, tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt ở tỉnh nào tăng dần qua từng năm?
A. Hà Giang. B. Đắk Nông.
C. TP. Hồ Chí Minh. D. Đồng Tháp.
CÂU 65: Theo bảng số liệu, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016, bao nhiêu tỉnh thành
có tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt tăng hơn 2%:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 66: Giả sử kể từ năm 2016, cứ sau 2 năm thì tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt ở tỉnh Hà
Giang tăng thêm 3,4%. Vậy đến năm 2020, ước tính tỷ lệ này ở Hà Giang là bao nhiêu phần
trăm?
A. 97,6%. B. 96,9%. C. 91,7%. D. 93,1%.
Dựa vào các thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi 67 đến 70:
Dưới đây là bảng thống kê các sản phẩm của một xí nghiệp dệt địa phương. Đơn vị tính: %.
Biết tổng số sản phẩm của xưởng sản xuất trong tháng 1 và tháng 2 của năm 2020 lần lượt là:
6561 và 7120.

39
CÂU 67: Xưởng sản xuất ra được khoảng bao nhiêu sản phẩm loại 3 trong hai tháng đầu năm
2020?
A. 6780,48. B. 3149,69. C. 3631,22. D. 7840,54.
CÂU 68: Số sản phẩm loại 2 sản xuất ra trong tháng 1/2020 nhiều hơn số sản phẩm loại 2 sản
xuất ra trong tháng 2/2020 bao nhiêu phần trăm?
A. 60,81%. B. 44,80%. C. 55,20%. D. 39,19%.
CÂU 69: Giá tiền của 3 loại sản phẩm lần lượt là 100.000, 200.000 và 300.000 (đơn vị:
VND). Tính giá trung bình của 1 sản phẩm của xưởng trong tháng 1.
A. 228.000 đồng. B. 358.000 đồng. C. 258.000 đồng. D.152.000 đồng.
CÂU 70: Trong tháng 2, do tiền nguyên vật liệu tăng nên xưởng cũng quyết định tăng giá
15% đối với sản phẩm loại 3. Tính giá trung bình 1 sản phẩm của xưởng trong tháng 2.
A. 291.950 đồng. B. 291.520 đồng. C. 250.000 đồng. D.243.950 đồng.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CÂU 71: Cho các kim loại sau: Cs (Z = 55), Ca (Z = 20), Mg (Z = 12), K (Z = 19), Be (Z =
4).
Dãy nào dưới đây xếp theo thứ tự tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính bazơ của
các hiđroxit mạnh dần?
A. Be, Mg, Ca, K, Cs; CsOH, KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Be(OH)2.
B. Cs, K, Ca, Mg, Be; CsOH, KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Be(OH)2.
C. Be, Mg, Ca, K, Cs; Be(OH)2, Mg(OH)2, Ca(OH)2, KOH, CsOH.
D. Cs, K, Ca, Mg, Be; Be(OH)2, Mg(OH)2, Ca(OH)2, KOH, CsOH.
CÂU 72: Khảo sát phản ứng sau:
2ClO2 (dd) + 2OH- (dd)  ClO3-(dd) + ClO2-(dd) + H2O (l)
Phương trình động học của phản ứng được xác định là: v = k[ClO2]2[OH-]. Khi tăng nồng độ
ClO2 hai lần, tăng nồng độ OH- ba lần thì tốc độ của phản ứng tăng
A. 12. B. 9. C. 27. D. 20.
CÂU 73: Trong 4 giờ cho dòng điện 0,402A qua bình điện phân chứa 200 ml dung dịch
Cu(NO3)2, AgNO3 thì kim loại thoát ra vừa hết, ở catot thu được 3,44 gam hỗn hợp kim loại.
Nồng độ mol của từng muối trong dung dịch ban đầu:

40
A. Cu(NO3)2 0,1M; AgNO3 0,2M. B. Cu(NO3)2 0,1M; AgNO3 0,1M.
C. Cu(NO3)2 0,2M; AgNO3 0,1M. D. Cu(NO3)2 0,2M; AgNO3 0,2M.
CÂU 74: Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hoá theo các bước sau đây:
+ Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 - 2,5 ml dung dịch NaOH
40%.
+ Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ khoảng 8 - 10 phút và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh.
Thỉnh thoảng thêm vi nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
+ Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 - 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Để
nguội.
Có các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.
(b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.
(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng
xà phòng hóa.
(d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan
được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.
Số phát biểu đúng là
A.2. B. 3. C. 5. D. 4.
14
CÂU 75: Dùng hạt α có động năng 5,00 MeV bắn vào hạt nhân 7N đứng yên gây ra phản
ứng: 42�� + 147N → 11H + X. Phản ứng này thu năng lượng 1,21 MeV và không kèm theo bức
xạ gamma. Lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Khi hạt
nhân X bay ra theo hướng lệch với hướng chuyển động của hạt α một góc lớn nhất thì động
năng của hạt X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,62 MeV. B. 0,92 MeV.
C. 0,82 MeV. D. 0,72 MeV.
CÂU 76: Một vật đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì đột ngột tăng tốc chuyển động
thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2. Quãng đường vật đi được sau 10 s kể từ khi tăng tốc

A. 50 m. B. 100 m. C. 200 m. D. 500 m.

CÂU 77: Đặt điện áp u = U0cos(�t + 4) V vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ
dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωt + �). Giá trị của φ là
−3� −� � 3�
A. 4
. B. 2
. C. 2. D. 4
.

CÂU 78: Một dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí có dòng điện với cường độ chạy qua.
Độ lớn cảm ứng từ B do dòng điện này gây ra tại một điểm cách dây một đoạn được tính bởi
công thức:
� � � �
A. B = 2.10-7. � . B. B = 2.107. � . C. B = 2.10-7.�. D. B = 2.107. �.
CÂU 79: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

41
A. Tế bào sinh dưỡng. B. Tế bào sinh dục chín.
C. Tế bào sinh dục sơ khai. D. Tế bào xôma.

CÂU 80: Trong tuần hoàn cơ thể người thì loại mạch nào có huyết áp cao nhất?
A. Tĩnh mạch. B. Động mạch. C. Mao mạch. D. Mạch hở.
CÂU 81. Một tế bào sinh dục sơ khai tiến hành nguyên phân 3 lần. Các tế bào tạo ra tiến
hành giảm phân tạo tinh trùng. Số tinh trùng được tạo ra từ quá trình trên là:
A. 8. B. 4. C. 32. D. 64.
CÂU 82: Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ giúp chúng
A. Xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ.
B. Trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn.
C. Tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện.
D. Tiêu tốn ít thức ăn.
CÂU 83: Dựa vào kiến thức đã học hoặc Atlat địa lí Việt Nam cho biết ở vùng núi Đông Bắc,
từ Tây sang Đông lần lượt là các cánh cung:
A. Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Chiều.
B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
C. Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm.
D. Đông Triều, Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn.
CÂU 84: Trong số các tuyến đường sắt sau đây, tuyến dài nhất là:
A. Hà Nội – Hải Phòng. B. Lưu Xá – Kép – Uông Bí.
C. Hà Nội – Thái Nguyên. D. Hà Nội – Lào Cai.
CÂU 85: Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở
vùng Đông Nam Bộ là:
A. Tăng cường cơ sở năng lượng. B. Bổ sung lực lượng lao động.
C. Đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải. D. Hỗ trợ vốn.
CÂU 86: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về ngành thủy sản của nước ta hiện nay?
A. Phương tiện tàu tuyền, ngư cụ còn lạc hậu, không được trang bị mới.
B. Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.
C. Chưa hình thành các cơ sở chế biến thủy sản.
D. Các mặt hàng thủy sản chưa được chất nhận ở thị trường Hoa Kì.
CÂU 87: Theo quyết định của hội nghị Ianta (2-1945), Liên Xô không đóng quân tại khu vực
nào sau đây?
A. Đông Đức. B. Đông Âu. C. Bắc Triều Tiên. D. Tây Á.
CÂU 88: Thành tựu quan trọng nào của cuộc Cách mạng Khoa học – Kĩ thuật đã tham gia
tích cực vào việc nâng cao chất lượng nguồn dinh dưỡng cho loài người?

42
A. Cách mạng trắng. B. Cách mạng chất xám.
C. Cách mạng xanh. D. Công nghệ cấy ghép tế bào.
CÂU 89: Sau khi trở lại Pháp (1917), Nguyễn Tất Thành đã gia nhập vào tổ chức nào năm
1919?
A. Đảng Xã hội Pháp. B. Hội những người yêu nước ở Pháp.
C. Đảng Cộng sản Pháp. D. Tổng Liên đoàn Lao động Pháp.
CÂU 90: Trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, lực lượng chính trị giữ vai trò:
A. Hỗ trợ lực lượng vũ trang. B. Quyết định thắng lợi.
C. Nòng cốt. D. Xung kích.
Dựa vào thông tin bên dưới để trả lời từ câu 91 đến câu 93
Phổ khối (MS – Mass Spectrum) được sử dụng từ những năm 1980 để xác định phân tử khối
của các hợp chất cao phân tử (phân tử khối lớn). Hiện nay, phương pháp đo phổ MS đã được
kết hợp với các phương pháp phổ khác như IR, 1H-NMR, 13C-NMR… để xác định được
chính xác cấu trúc, thành phần và khối lượng phân tử của hợp chất. Để xác định được phân tử
khối của một hợp chất, chúng ta thường dựa vào peak (tín hiệu) cuối cùng của phổ đồ. Còn
peak có cường độ cao nhất trong phổ đồ không được xem là phân tử khối của hợp chất đó vì
đó là các phân mảnh của hợp chất sau khi quá trình ion hóa.
Phổ khối còn được dùng để xác định số lượng đồng vị bền của các nguyên tố trong tự nhiên.
Trên phổ đồ xuất hiện bao nhiêu tín hiệu thì có thể xác định nguyên tố đó có bao nhiêu đồng
vị bền trong tự nhiên. Còn đối với các đồng vị không bền (đồng vị phóng xạ) thường sẽ
không xuất hiện trên phổ đồ MS.

(D.L.Pavia, G.M.Lampman, G.S.Kriz, J.R.Vyvyan, Introduction to Spectroscopy, Cengage


Learning, 2015).
CÂU 91: Xác định phân tử khối của hợp chất 4-(2-aminoethyl)benzene-1,2-diol dựa theo phổ

43
đồ MS

77

153

A. 77. B. 52. C. 124. D. 153.


CÂU 92: Một dẫn xuất tetramethyltriacetyl của oregonin, một diylheptanoid xyloside được
tìm thấy trong cây trăn đỏ (red alder), được xác định phân tử khối bằng phổ khối độ phân giải
thấp thu được giá trị là 660. Phổ khối độ phân giải cao được sử dụng để tìm chính xác phân tử
khối của hợp chất trên là 660,278. Có nhiều công thức của hợp chất được đề nghị gồm
C32H36O15, C34H44O13, C32H52O14, C33H20O14. Xác định công thức phân tử đúng của dẫn xuất
oregonin?
Cho khối lượng phân tử các nguyên tố sau: C (12,0000), H (1,0078), O (15,9949).
A. C32H36O15. B. C32H52O14. C. C34H44O13. D. C33H20O14.
CÂU 93: Bên dưới là hình ảnh phổ MS đã được tinh giản của nguyên tố niken, cùng với
cường độ tín hiệu của các peak.

44
Số lượng đồng vị bền của niken có trong tự nhiên và số khối của các đồng vị là
A. 5; 58Ni, 60Ni, 61Ni, 62Ni, 64Ni. B. 3; 58Ni, 60Ni, 61Ni, 62Ni, 64Ni.
C. 5; 58Ni, 59Ni, 61Ni, 62Ni, 64Ni. D. 3; 58Ni, 60Ni, 61Ni, 65Ni, 67Ni.
Dựa vào thông tin bên dưới để trả lời từ câu 94 đến câu 96
Phản ứng phân hạch là quá trình sử dụng hạt nơtron và một lượng năng lượng lớn để bắn phá
vào hạt nhân của một nguyên tử làm phân chia thành hai hạt nhân mới, gọi là 2 mảnh phân
hạch và giải phóng năng lượng. Nhiên liệu chủ yếu của phản ứng phân hạch là 235U và 239Pu.
Năng lượng giải phóng từ phản ứng phân hạch được sử dụng để chuyển hóa thành năng
lượng điện trong các nhà máy điện hạt nhân.
CÂU 94: Phản ứng phân hạch và phản ứng hóa học khác nhau ở điểm nào?
A. Phản ứng phân hạch tạo năng lượng nên nguy hiểm, phản ứng hóa học không tạo bất kì
năng lượng gì nên không nguy hiểm.
B. Phản ứng phân hạch tạo ra các nguyên tố mới, phản ứng hóa học không tạo thành các
nguyên tố mới, chỉ thay đổi các liên kết giữa các nguyên tử.
C. Phản ứng phân hạch tự xảy ra mà không cần cung cấp năng lượng, phản ứng hóa học
phải cung cấp một lượng năng lượng lớn.
D. Phản ứng phân hạch không có sự khác biệt với phản ứng hóa học.
CÂU 95: Khi bắn phá hạt nhân 235U bằng một hạt nơtron, ta thu được các hạt nhân mới gồm
138
Ba, 86Kr và 12 hạt nơtron mới. Phương trình của phản ứng phân hạch là
A. 235U  138Ba + 86Kr + 111n B. 235U + 1n 138Ba + 86Kr + 121n
C. 138Ba + 86Kr + 121n  235U + 1n D. 138Ba + 86Kr + 111n  235U
CÂU 96: Phản ứng phân hạch là một trong những phản ứng hạt nhân. Phản ứng hạt nhân bao
gồm 4 loại là phóng xạ tự nhiên, phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và phóng xạ nhân
tạo. Các phản ứng trên đều tuân theo định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích
238
U – một đồng vị của 235U thực hiện quá trình phóng xạ tự nhiên (phóng xạ α, ) tạo thành
đồng vị 206Pb. Phương trình phản ứng hạt nhân xảy ra như sau:
238 206 4 0
92U → 82Pb + x 2He + y −1e
(x, y là số lần phóng xạ α, )
Giá trị của x, y lần lượt là
A. 4, 3. B. 10, 6. C. 8, 6. D. 4, 8.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi 97 đến 99:
Proton và neutron được gọi chung là các hạt nucleon. Trong hạt nhân nguyên tử, tổng các hạt
nucleon này được gọi là số khối của hạt nhân. Tuy nhiên, trong thực nghiệm người ta lại nhận
thấy rằng tổng khối lượng các hạt luôn lớn hơn khối lượng hạt nhân chúng tạo thành, lượng
khối lượng mất đi được gọi là độ hụt khối Δm. Chính độ hụt khối này được chuyển hóa thành
năng lượng giữ các nucleon lại với nhau mà không bị đẩy ra do lực điện Coulomb.
Khi một hạt nhân nặng phóng xạ tạo thành các chùm tia phóng xạ và hạt nhân con, các chùm
tia phóng xạ có thể được tạo thành là chùm tia β-, chùm tia β+, chùm tia α kèm theo các bức
xạ điện từ �.

45
CÂU 97: Hạt nhân 42�� có độ hụt khối là Δm = 0,03038u. Lấy 1u = 931,5 MeV/c2. Năng
lượng liên kết của 42�� là

A. 86,6 MeV. B. 22,3 MeV. C. 30,8 MeV. D. 28,3 MeV.


CÂU 98: Tia β- là dòng các
A. Êlectron. B. Prôtôn. C. Nơtron. D. Pôzitron.

CÂU 99: Số nuclôn có trong hạt nhân 40


19� là

A. 40. B. 19. C. 59. D. 21.


Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi 100 đến 102:
Dòng điện xoay chiều còn có tên gọi khác là AC (Alternating Curent). Đây chính là dòng
điện cường độ và thay đổi chiều theo thời gian, sự thay đổi này sẽ tuần hoàn theo một chu kí
nhất định. Dòng điện xoay chiều được tạo ra do biế đổi nguồn điện một chiều hay do các máy
phát điện xoay chiều. Trong đời sống chúng ta thường sử dụng các đồ điện sử dụng nguồn
điện xoay chiều như: tủ lạnh, máy giặt, điều hòa,...
Có hai cách tạo ra dòng điện xoay chiều:
- Cách thứ 1: Đặt một cuộn dây dẫn kín và cho nam châm quay xung quanh.
- Cách thứ 2: Để cuộn dây dẫn kín quay quanh từ trường của nam châm.
Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ (đây là hiện
tượng hình thành một suất điện động (điện áp) trên một vật dẫn khi vật dẫn này được đặt
trong một từ trường biến thiên).
Giống với dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều cũng có những tác dụng như nhiệt, tác
dụng quang, tác dụng từ, chỉ có điểm khác là dòng điện đổi chiều thì lực từ tác dụng lên nam
châm cũng sẽ đổi chiều.
- Tác dụng nhiệt
Đây là tác dụng rõ nhất của dòng dòng điện xoay chiều bởi vì khi dòng điện đi qua vật dẫn sẽ
làm cho vật đó nóng lên. Ví dụ: khi bóng đèn sợi đốt sáng lên ta sẽ cảm nhận được sự nóng
lên của nó. Ngoài dòng điện xoay chiều còn có các ứng dụng khác như: máy sưởi, nồi cơm,
bàn là,...
- Tác dụng từ
Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều dễ dàng nhận biết khi chúng ta đưa một đinh sắt lại
gần cuộn dây, khi cuộn dây hút đinh sắt vào thì đây là biểu hiện của tác dụng từ hay dễ hiểu
hơn thì nó hút được các vật như một nam châm. Trong thực tế, tác dụng từ của dòng điện
xoay chiều được ứng dụng nhiều như: nam châm điện, chuông điện, rơ le điện,...
- Tác dụng quang

46
Tác dụng quang hay còn gọi là tác dụng phát sáng, khi cho dòng điện đi qua một số vật dẫn
đặc biệt thì nó sẽ làm cho các vật này sáng lên. Tác dụng này thể hiện rõ nhất ở việc nó có thể
làm sáng bóng đèn như: đèn sợi đốt, đèn của bút thử điện, đèn báo ở các thiết bị,..
- Tác dụng sinh lí
Khi cho dòng điện đi qua cơ thể người hay cơ thể động vật có thể gây ra các cơn co giật, sốc,
thậm chí có thể ngừng tim. Tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều chủ yếu được sử dụng
trong y học như: máy kích tim, máy châm cứu,...
CÂU 100: Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là
A. Dựa vào hiện tượng tự cảm. B. Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. Dựa vào hiện tượng quang điện. D. Dựa vào hiện tượng giao thoa.
CÂU 101: Nồi cơm điện là thiết bị điện hoạt động dựa trên tác dụng chính nào của dòng điện?
A. Tác dụng từ. B. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng quang. D. Tác dụng hóa.
CÂU 102: Quạt điện hoạt động là dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng từ. B. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng quang. D. Tác dụng hóa.
Cho dữ kiện sau để giải quyết câu 103 đến 105:
Tại phòng thí nghiệm trường Đại học, thầy Đức chụp hình kính hiển vi điện tử gồm 2 tế bào
ếch, 2 ảnh tế bào lá trinh nữ và 2 ảnh của vi khuẩn E. Coli. Sau đó thầy Đức quên đánh dấu
hình và vô tình để lẫn lộn. Nhưng trong quá trình làm thí nghiệm, thầy đã ghi lại thông tin mà
quan sát được: Hình A (lục lạp, riboxom, nhân); Hình B (vách tế bào, màng sinh chất); Hình
C (ti thể, vách tế bào, màng sinh chất); Hình D (các vi ống, bộ máy Gôngi); Hình E (màng tế
bào, các ribôxom); Hình F (nhân, lưới nội chất hạt).
CÂU 103: Hai tế bào ếch là:
A. Hình A và C. B. Hình B và C. C. Hình D và F. D. Hình B và E.
CÂU 104: Hai tế bào lá cây trinh nữ là:
A. Hình A và C. B. Hình B và C. C. Hình D và F. D. Hình B và E.
CÂU 105: Hai tế bào vi khuẩn là:
A. Hình A và C. B. Hình B và C. C. Hình D và F. D. Hình B và E.
Cho thông tin sau, trả lời câu hỏi từ 106 đến 108:
Đối với các loài Tảo xoắn Spirulina platensis, Sen Nelumbo nucifera, Súng Nymphaea
nouchali. . . thì quá trình hút nước cơ thể qua toàn bộ bề mặt cơ thể. Đối với thực vật cạn thì
hút nước thông qua hệ thống lông hút của bộ rễ. Rễ cây có thể hút các chất khoáng bằng các
cơ chế ít nhiều mang tính thụ động dựa trên quá trình khuyếch tán và thẩm thấu, quá trình hút
bám trao đổi, quá trình phân phối theo cân bằng Donnan. Cơ chế hút khoáng thụ động này
không có tính chọn lọc, không phụ thuộc vào hoạt động sinh lý của cây, các chất khoáng đi
vào rễ nhờ sự chênh lệch nồng độ các ion trong rễ và ngoài môi trường.
CÂU 106: Để thích nghi với quá trình hút nước ở thực vật trên cạn thì rễ có đặc điểm như thế
nào?
A. Trên miền lông hút của rễ có nhiều tế bào lông hút.
B. Trên miền lông hút của rễ có ít tế bào lông hút nhưng các tế bào phình to để hút nước

47
mạnh.
C. Tất cả các tế bào biểu bì rễ đều hình thành lông hút.
D. Tất cả tế bào lông hút ở rễ sẽ không bị tiêu biến nhằm tăng khả năng hút nươc.
CÂU 107: Sự hút nước của Tảo xoắn Spirulina platensis, Sen Nelumbo nucifera, Súng
Nymphaea nouchali phần lớn theo cơ chế nào?
A. Cơ chế thẩm thấu cần năng lượng ATP.
B. Cơ chế chủ động cần năng lượng ATP.
C. Cơ chế thẩm thấu nên không cần năng lượng ATP.
D. Cơ chế chủ động không cần năng lượng ATP.
CÂU 108: Giả sử thực vật trên cạn đem trồng dùng đất có độ mặn 15 phần nghìn thì hiện
tượng gì xảy ra?
A. Cây sống bình thường nhờ khả năng hút nước của lông hút.
B. Cây không lấy được nước nên có thể chết.
C. Cây sống bình thường vì lấy nước theo cơ chế chủ động.
D. Dịch tế bào lông hút ưu trương so với môi trường nước mặn.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Mê hoặc rừng khộp mùa thay lá
Những ngày này, rừng khộp ở Tây Nguyên đang bước vào mùa đẹp nhất trong năm, khi lá
cây đồng loạt chuyển sang sắc vàng, sắc đỏ, rực rỡ đến mê hoặc lòng người. Một mùa thay lá
nữa lại về.
Rừng khộp là kiểu rừng thưa cây lá rộng, rụng lá vào mùa khô vốn chỉ có ở khu vực Đông -
Nam Á. Tại Việt Nam, Tây Nguyên là nơi duy nhất có rừng khộp, tập trung chủ yếu ở Vườn
quốc gia Yok Đôn và khu vực giáp ranh của hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
Các loài cây trong rừng khộp phần lớn thuộc họ dầu lá rộng (tên khoa học là
Dipterocarpaceae) như: cà chít, dầu đồng, cẩm liên, bằng lăng trắng... Trong khoảng thời gian
này, đến với rừng khộp ở Tây Nguyên như lạc vào một “châu Âu” bởi cả một vùng rộng lớn
rừng khộp lá chuyển sang sắc vàng, sắc đỏ, mùa của những đổi thay sắc màu. Dưới đây là
một số hình ảnh rừng khộp ở Tây Nguyên đang bước vào mùa thay lá trong năm đẹp đến mê
hoặc lòng người.

48
(Công lý, https://nhandan.com.vn).
CÂU 109: Rừng khộp chủ yếu phân bố ở khu vực nào của nước ta?
A. Đắk Lắk và Đắk Nông.
B. Các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên.
C. Vườn quốc gia Yok Đôn.
D. Vườn quốc gia Yok Đôn và khu vực giáp ranh của hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
CÂU 110: Rừng khộp rụng lá vào mùa?
A. Mùa khô. B. Mùa mưa.
C. Mùa thu. D. Mùa thu đông.
CÂU 111: Các loại cây trong rừng khộp bao gồm?
A. Sơn tra, quế, hồi, trẩu, trám, mây nếp, luồng.
B. Cà chít, dầu đồng, cẩm liên, muồng đen, bạch đàn.
C. Cà chít, dầu đồng, cẩm liên, bằng lăng trắng.
D. Dầu đồng, cẩm liên, muồng trắng, keo, trúc.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng
Theo kết quả TĐT năm 2019, dân số thành thị là 33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân số
cả nước; dân số nông thôn là 63.086.436 người, chiếm 65,6%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân
năm khu vực thành thị giai đoạn 2009-2019 là 2,64%/năm, tăng gấp sáu lần so với tỷ lệ tăng
dân số bình quân năm khu vực nông thôn song vẫn thấp hơn mức tăng 3,4%/năm của giai
đoạn 1999-2009. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Việt Nam đã tăng lên những vẫn
đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, chỉ cao hơn Ti-mo Lét-xtê
(31%), Mi-an-ma (29%) và Cam-pu-chia (23%).
Dân số Việt Nam phân bố không đồng đều giữa các vùng kinh tế - xã hội, trong đó, Đồng
bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người, chiếm
23,4% tổng dân số cả nước; tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với
20,2 triệu người đang sinh sống, chiếm 21,0%. Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất
với 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước.
Giai đoạn 2009-2019, Đông Nam Bộ có tỷ lệ tăng dân số bình quân cao nhất cả nước
(2,37%/năm), đây là trung tâm kinh tế năng động, thu hút rất nhiều người di cư đến làm ăn,
sinh sống và học tập; Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp nhất
(0,05%/năm).
Kết quả TĐT năm 2019 cho thấy, quy mô dân số chủ yếu của các tỉnh trên cả nước là từ 1
đến 2 triệu người (35 tỉnh), tiếp đến là nhóm các tỉnh có quy mô dân số nhỏ, dưới 1 triệu
người (21 tỉnh), 7 tỉnh có quy mô dân số trên 2 triệu người. Hai thành phố là Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh có quy mô dân số lớn nhất cả nước (tương ứng là 8.053.663 người và

49
8.993.082 người), trong đó chênh lệch về dân số giữa địa phương đông dân nhất cả nước
(thành phố Hồ Chí Minh) và địa phương ít dân số nhất cả nước (tỉnh Bắc Kạn) là trên 28 lần.
Việc phân bố dân cư không đồng đều giữa các địa phương chủ yếu là do điều kiện kinh tế,
văn hóa, xã hội, tiếp cận việc làm, giáo dục và dịch vụ y tế của một số địa phương có lợi thế
hơn hẳn các địa phương khác nên di cư để lựa chọn nơi sinh sống phù hợp hơn là một trong
những lý do làm gia tăng chênh lệch về tăng dân số ở một số địa phương. Tình hình này xảy
ra ngay cả trong điều kiện những tỉnh có đông dân nhưng tỷ lệ sinh luôn thấp hơn mức sinh
thay thế trong nhiều thập kỷ qua.
(http://consosukien.vn/).
CÂU 112: Hiện tại cơ cấu nước ta có đặc điểm?
A. Là cơ cấu dân số trẻ.
B. Đang biến đổi chậm theo hướng già hóa.
C. Đang biến đổi nhanh theo hướng già hóa.
D. Là cơ cấu dân số già.
CÂU 113: Khu vực có ít dân cư tập trung nhất nước ta là?
A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung bộ.
C. Trung du miền núi Bắc bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
CÂU 114: Thành phố có quy mô dân số cao nhất cả nước là?
A. Hà Nội. B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Đà Nẵng. D. Hải Phòng.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổ chức
này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền
thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về
Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả
trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ,
sở hữu trí tuệ và đầu tư).
Các thành viên trong WTO
Tính đến ngày 26/6/2014, tổ chức này có 160 thành viên. Thành viên của WTO là các quốc
gia (ví dụ Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương (ví dụ
EU, Đài Loan, Hồng Kông…).
(Chi tiết về từng thành viên WTO và các cam kết gia nhập xem thêm tại http://www.wto.org)
Nhiệm vụ của WTO
WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu: • Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và
cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có);

50
• Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về
tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;
• Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; và
• Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
Cơ cấu tổ chức WTO
Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (xếp theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống thấp):
• Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện cho tất cả các
nước thành viên; Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO;
• Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ
trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này; Đại hội đồng cũng đóng vai trò là
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại;
• Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu trí tuệ liên
quan đến Thương mại; Các Uỷ ban, Nhóm công tác: Là các cơ quan được thành lập để hỗ trợ
hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực; tất cả các thành viên WTO đều có thể cử đại
diện tham gia các cơ quan này;
• Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc và các Vụ,
Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính
phủ nào.
Quá trình thông qua quyết định trong WTO
Về cơ bản, các quyết định trong WTO được thông qua bằng cơ chế đồng thuận. Có nghĩa là
chỉ khi không một nước nào bỏ phiếu chống thì một quyết định hay quy định mới được xem
là “được thông qua”.
Do đó hầu hết các quy định, nguyên tắc hay luật lệ trong WTO đều là “hợp đồng” giữa các
thành viên, tức là họ tự nguyện chấp thuận chứ không phải bị áp đặt; và WTO không phải là
một thiết chế đứng trên các quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, trong các trường hợp sau quyết định của WTO được thông qua theo các cơ chế bỏ
phiếu đặc biệt (không áp dụng nguyên tắc đồng thuận):
• Giải thích các điều khoản của các Hiệp định: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ;
• Dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho một thành viên: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng
hộ;
• Sửa đổi các Hiệp định (trừ việc sửa đổi các điều khoản về quy chế tối huệ quốc trong GATT,
GATS và TRIPS): Được thông qua nếu có 2/3 số phiếu ủng hộ.
(www.trungtamwto.vn).
CÂU 115: Tổ chức Thương mại Thế giới được thành lập và hoạt động từ năm nào?
A. 1/1/1995. B. 1/11/1995. C. 11/1/1995. D. 11/11/1995.
CÂU 116: Cơ quan nào có thẩm quyền cao nhất trong cơ cấu tổ chức của WTO?

51
A. Đại Hội Đồng.
B. Ban Thư ký.
C. Hội nghị Bộ trưởng.
D. Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu trí tuệ
liên quan đến Thương mại; Các Uỷ ban, Nhóm công tác.
CÂU 117: Nhận định nào dưới đây là sai?
A. Tính đến năm 2014, WTO có tổng cộng 160 thành viên tham gia với các quốc gia, lãnh
thổ tự trị về quan hệ ngoại thương.
B. Phải có sự đồng thuận của tất cả thành viên thì mới dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho
một thành viên.
C. WTO kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về
Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá).
D. Đại Hội đồng đóng vai trò cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các
chính sách thương mại.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120
Đông Kinh Nghĩa Thục không chỉ là giáo dục và văn hóa
Từ Nhật Bản trở về, hai cụ Phan đã hội kiến với các sĩ phu yêu nước và quyết định mô phỏng
Keio Gijuku để thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội.
Đông Kinh Nghĩa Thục khai giảng vào tháng 3/1907 bởi các sĩ phu yêu nước như Lương Văn
Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành... Lương Văn Can được cử làm
Thục trưởng (hiệu trưởng), Nguyễn Quyền làm học giám. Trụ sở trường đóng tại số 4 và 10
phố Hàng Đào. Lớp học là các đình, chùa hoặc nhà mượn tư nhân.
Đông Kinh Nghĩa Thục mở những lớp dạy học không thu học phí, hoạt động công khai, hợp
pháp để: Bồi dưỡng và nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, chí tiến thủ cho quần chúng;
truyền bá tư tưởng học thuật mới và nếp sống văn minh tiến bộ; phối hợp hành động, hỗ trợ
cho các phong trào Đông du, Duy tân.
Về tổ chức, Đông Kinh Nghĩa Thục có bốn ban:
Ban Giáo dục lo việc giảng dạy, học tập và chiêu sinh. Học sinh của trường có lúc lên tới
2.000 người, phân làm hai cấp tiểu học và trung học, có lớp ban ngày, lớp ban đêm, được cấp
giấy bút, sách vở. Những người quá nghèo được ăn ở ngay trong "ký túc xá" của trường. Các
môn học chính là sử, địa, cách trí, vệ sinh, toán pháp, luân lý. Về các môn học tự nhiên,
trường dùng sách giáo khoa của các Trường Tiểu học Pháp. Riêng các môn học về xã hội như
sử, địa, luân lý... thì nhà trường tự soạn lấy.
Ban Cổ động tuyên truyền ảnh hưởng của trường, lịch sử dân tộc, cổ động tinh thần yêu nước,
xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ hủ tục dưới hình thức diễn thuyết, bình văn.
Ban Trước tác, biên soạn tài liệu học tập, tài liệu tuyên truyền. Trường đã soạn và in được
một số sách giáo khoa, tài liệu như Quốc dân độc bản, Nam quốc giai sự, Nam quốc địa dư,

52
Quốc văn giáo khoa thư, Luân lý giáo khoa thư, Bài ca về địa dư và lịch sử nước nhà…
Riêng cuốn Quốc dân độc bản (sách cho người trong nước đọc) được in lại nhiều lần tới hàng
vạn bản mà vẫn thiếu. Ngoài ra trường còn mua về các sách xuất bản ở Trung Quốc và Nhật
Bản như Trung Quốc hồn, Vạn quốc sử ký, Doanh hoàn chí lược...
Ban Tài chính lo về các khoản thu chi của nhà trường. Lúc đầu hầu như không có nhưng về
sau nhờ các nhà hảo tâm nên tài chính của trường khá dư dả, có để trả lương cho giáo viên,
mua giấy bút - in ấn sách báo tài liệu…
Trường còn xuất bản báo Đại Việt tân báo, thành lập thư viện, hòm thư trưng cầu ý kiến
Nhân dân…
Đông Kinh Nghĩa Thục chủ trương đổi mới về đối tượng, mục đích và phương pháp giáo dục.
Đối tượng là số đông dân chúng, mục tiêu là khai dân trí, giáo dục bắt buộc, trang bị kiến
thức để trở thành công dân chứ không phải đào tạo quan lại. Trường kiên quyết chống hủ nho,
dạy chữ quốc ngữ và các kiến thức mới về chính trị, kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật
thiết thực, học không vì bằng cấp mà để có kiến thức “làm người”. Trường đã gửi đơn lên
Phủ Thống sứ yêu cầu bài bỏ khoa cử và thi hành một chương trình thực học.
Trường còn có nhiều phối hợp với các phong trào Đông du, Duy Tân...; ủng hộ, vận động và
tuyển chọn sinh viên cho Đông Du, riêng thục trưởng Lương Văn Can đã gửi hai con là
Lương Lập Nham và Lương Nghị Khanh đông du.
Trường thực hiện những hoạt động nhằm chấn hưng kinh tế, phát triển công thương nghiệp
bằng cách mở các hiệu buôn Đồng Lợi Tế, Tụỵ Phương, mở Công ty Đông Thành Xương,
thúc đẩy việc thành lập các Công ty Quảng Hưng Long, Hồng Tân Hưng, Nghiêm Xuân
Quảng, Đồng Ích...
Hiệu ứng Nghĩa thục
Đông Kinh Nghĩa Thục thành lập chưa được bao lâu thì sự ảnh hưởng tư tưởng và mô hình
nghĩa thục đã lan rộng ra nhiều địa phương. Nhiều nhân vật nổi tiếng, có cả Phan Chu Trinh,
đã diễn thuyết, phổ biến về tư tưởng yêu nước, về duy tân… ở Đông Kinh Nghĩa Thục và
nhiều địa bàn khác. Ở nhiều nơi đã tiến hành thành lập các trường theo mô hình Đông Kinh
Nghĩa Thục. Hà Đông có 3 phân hiệu; ở Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên có các lớp học
hoặc tổ chức diễn thuyết, bình văn theo kiểu Đông Kinh Nghĩa Thục. Ở Thái Bình, các huyện
Kiến Xương, Tiền Hải, Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ đều có "Nghĩa thục". Các nhà nho
ở đây cũng tổ chức ra các cơ sở kinh doanh công thương nghiệp, lấy tiền xây dựng phong
trào và ủng hộ cho những người xuất dương du học.
Tinh thần "Nghĩa thục" lan rộng vào cả các tỉnh ở Trung Kỳ. Có Trường Võ Liệt ở huyện
Thanh Chương (Nghệ An), Trường Dục Thanh ở Phan Thiết là những cơ sở giáo dục theo mô
hình nghĩa thục. Nhưng ở miền Trung, nó hòa nhập với phong trào Duy Tân, được phát động
từ những năm 1903 - 1904 và phát triển đỉnh cao đúng vào những năm 1907 - 1908. Đông
Kinh Nghĩa Thục và phong trào Duy Tân đều hướng tới Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân
sinh; đều có thủ lĩnh tinh thần là Phan Chu Trinh. Tuy nhiên, ở đây, do ảnh hưởng của Đông
Kinh Nghĩa Thục mà có mở rộng thêm kinh doanh như phát triển Công ty Phương Lâu ở
Thanh Hóa, lập ra Triêu Dương thương quán ở Vinh, Quảng Nam Công ty, Liên Thành Công

53
ty. Hoạt động bên cạnh các "công ty" này là các hội, đoàn yêu nước như hội học, hội nông,
hội ái hữu...
Ở Nam Kỳ, do là vùng thuộc địa của Pháp nên ảnh hưởng của Đông Kinh Nghĩa Thục khó
khăn hơn. Tuy nhiên, sĩ phu, trí thức ở đây đã hưởng ứng trường này bằng cách cổ vũ cho
phong trào và tiếp tục thúc đẩy phong trào Đông du.
Đông Kinh Nghĩa Thục không chỉ là một cuộc đổi mới giáo dục, văn hóa mà còn đến mục
tiêu giành độc lập dân tộc bằng một tư tưởng và một nền chính trị mới. Vì vậy, thực dân Pháp
đã nhanh chóng tìm cách dập tắt và đến tháng 11/1907 thì ra lệnh đóng cửa nhà trường, tịch
thu hết sách vở, tài liệu, đồ dùng của nhà trường, sau hơn 9 tháng tồn tại.
(Vĩnh Khánh, http://kinhtedothi.vn).
CÂU 118: Hiệu trưởng của Đông Kinh Nghĩa thục là?
A. Lê Đại. B. Hoàng Tăng Bí.
C. Vũ Hoành. D. Lương Văn Can.
CÂU 119: Ban biên soạn tài liệu học tập, tài liệu tuyên truyền của Đông Kinh Nghĩa Thục là?
A. Ban Cổ động. B. Ban Nội dung.
C. Ban Trước tác. D. Ban Giáo dục.
CÂU 120: Đối tượng mà Đông Kinh Nghĩa Thục hướng đến là?
A. Sĩ phu, trí thức. B. Số đông dân số.
C. Tiểu tư sản. D. Nông dân, công nhân.

54
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH TĂNG TỐC TAQ

ĐỀ SỐ 03
PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT
CÂU 1: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
(Huy Cận, Tràng Giang)
Đoạn thơ trên thuộc thể thơ gì?
A. Thất ngôn tứ tuyệt. B. Thất ngôn bát cú.
C. Thơ mới bảy chữ. D. Thơ tự do.
CÂU 2: Nhan đề “Từ ấy” được hiểu như thế nào?
A. Giây phút giác ngộ ánh sáng của lí tưởng cộng sản.
B. Giây phút bước chân vào cuộc đời hoạt động cách mạng.
C. Thời điểm bị Thực dân Pháp bắt giam vào ngục tù.
D. Giây phút gặp được các chiến sĩ cộng sản hoạt động bí mật.
CÂU 3: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
(Nguyễn Khuyến, Thu điếu)
Tác dụng của cách gieo vần “eo” trong đoạn thơ trên?

55
A. Góp phần diễn tả không gian bao la, rộng lớn.
B. Góp phần diễn tả không gian gần gũi.
C. Góp phần diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng
uẩn khúc của thi nhân.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
CÂU 4: Hình tượng người lái đò sông Đà mang vẻ đẹp:
A. Vẻ đẹp bình dị của những người dân lao động.
B. Vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài hoa.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
CÂU 5: Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?
“Vì mây cho núi lên trời
Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng”.
A. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật.
B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
C. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật.
D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
CÂU 6: Hai câu thơ “Tuấn kiệt như sao buổi sớm /Nhân tài như lá mùa thu” trong Bình Ngô
đại cáo ý nói điều gì?
A. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy không có nhiều người tài.
B. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy còn rất hiếm người tài giỏi.
C. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy hiếm người văn võ toàn tài.
D. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy các hào kiệt đã hy sinh quá nhiều.
CÂU 7: Câu nói “Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!” là của nhân vật nào trong tác phẩm
Những đứa con trong gia đình?
A. Má. B. Chị Chiến. C. Việt D. Chú Năm.
CÂU 8: Trong những từ sau, từ nào viết sai chính tả?
A. Bàng hoàng. B. Bánh dày. C. Trầy trật. D. Chỉn chu.
CÂU 9: Trong những câu sau, câu nào có từ viết sai chính tả?
A. Hắn ta đã rục rịch muốn làm gì đó.
B. Chiếc xe chở đồ kềnh càn đi hiên ngang giữa phố.
C. Bà ta là một người suồng sã.

56
D. Xác suất thấp đến mức khó tin.
CÂU 10: Yếu tố “nguyệt” trong từ “nguyệt san” có nghĩa là gì?
A. Trăng. B. Tháng. C. Chu kỳ. D. Ngọc.
CÂU 11: Có bao nhiêu từ đồng nghĩa trong đoạn sau:
“Bác đã đi rồi sao bác ơi
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác- Lê Nin thế giới Người Hiền
Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng
Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay”.
(Tố Hữu, Bác ơi!)
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
CÂU 12: Từ “lẻo khoẻo” trong câu “Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức
xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm
thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” có nghĩa là gì?
A. Gầy gò, trông ốm yếu, thiếu sức sống.
B. Dáng vẻ xanh xao của người mới ốm dậy.
C. Thể trạng của những người bị mắc nghiện .
D. Gầy và cao.
CÂU 13: Trong các từ ngữ sau: “Chiếc dù, chân đê, xua xua tay” những từ nào mang nghĩa
chuyển?
A. Chỉ có từ “chân” mang nghĩa chuyển.
B. Có hai từ “dù” và “chân” mang nghĩa chuyển.
C. Cả ba từ “dù”, “chân” và “tay” đều mang nghĩa chuyển.
D. Có hai từ “chân” và “tay” mang nghĩa chuyển.
CÂU 14: Nêu ra lỗi sai của câu “Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm của dân
tộc ta, dân tộc anh hùng”
A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ.
C. Thiếu trạng ngữ. D. Thiếu thành phần bổ ngữ.
CÂU 15: Đoạn văn dưới đây mắc lỗi gì về lập luận?
“Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt đời nào cũng có.
Hai Bà Trưng phất ngọn cờ hồng khởi nghĩa đánh tan quân Thái thú Tô Định, buộc hắn phải
trốn vào đám loạn quân rút chạy về nước. Đất nước sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước

57
ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn”.
A. Kết luận và luận cứ không phù hợp nhau. B. Luận cứ không đầy đủ.
C. Luận cứ được sắp xếp lộn xộn. D. Luận cứ không đáng tin cậy.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ bàn tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Nhỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”.
(Nguyễn Khoa Điềm, Mẹ và quả)
CÂU 16: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
CÂU 17: Nội dung chính của bài thơ:
A. Người mẹ chăm chỉ trồng cây hái quả. B. Cuộc sống yên bình của một gia đình.
C. Tình mẫu tử thiêng liêng. D. Sự hy sinh thầm lặng của người mẹ.
CÂU 18: Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong 2 câu thơ:
"Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh".
(Nguyễn Khoa Điềm, Mẹ và quả)
A. So sánh, hoán dụ. B. Hoán dụ, ẩn dụ.
C. Hoán dụ, nhân hoá. D. So sánh, ẩn dụ.
CÂU 19: Từ “quả” trong bài thơ trên là gì?
A. Bộ phận của cây do bầu nhuỵ hoa phát triển thành, bên trong thường chứa hạt.
B. Thành quả ngọt ngào thu được sau quá trình lao động vất vả.
C. Những đứa con lớn lên bằng tình yêu và sự chăm sóc của mẹ.
D. Cả A và C đều đúng.
CÂU 20: Đâu là tâm tư của tác giả qua bài thơ:
A. Tác giả tự kiểm điểm chính mình chậm trưởng thành mà lo sợ ngày mẹ mẹ già yếu đi.
B. Tấm lòng yêu thương và biết ơn mẹ chân thành và vô cùng sâu sắc.

58
C. Khát khao trưởng thành để có thể báo hiếu mẹ.
D. Cả A, B và C đều đúng.
1.2 TIẾNG ANH
CÂU 21 - 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
CÂU 21: I’d like to see that football match because I once this year.
A. Haven’t seen. B. Don’t see. C. Weren’t seeing. D. Didn’t see.
CÂU 22: They always kept on good with their next-door neighbors for the
children’s sake.
A. Will. B. Friendship. C. Terms. D. Relations.
CÂU 23: “Would you mind turning down the TV? I’m working!”“ .”
A. Yes, I’m working, too. B. Not at all. I’ll do it now.
C. Thank you. I’m pleased. D. No, I wouldn’t be working.
CÂU 24: “Please, lock the door carefully before you leave the room.”“ .”
A. I won’t tell you when I do it. B. I’m thinking of selling the house.
C. That’s for sure. D. I’m sorry. I did it last night.
CÂU 25: every major judo title, Mark retired from international competition.
A. When he won. B. Having won. C. Winning. D. On winning.
CÂU 26 - 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.
CÂU 26: The passengers, tired after a very long trip, was relaxing in every available seat in
the Airport lobby.
A. The. B. Very. C. Was relaxing. D. Available.
CÂU 27: If we had more time last week, we would certainly have finished the project on time.
A. Had. B. Certainly. C. The. D. On time.
CÂU 28: Sleeping, resting, and to drink fruit juice are the best ways to care for a cold.
A. Sleeping. B. To drink. C. Juice. D. Best ways.
CÂU 29: Employees who haven't seen the new regulations often ask for unnecessary instead
they should ask for a copy of the regulations and read them.
A. Who. B. Ask for. C. Instead. D. Read them.
CÂU 30: The nutritionist told him to avoid eating lots of carbohydrates, focus having more
protein-rich foods and green vegetables, and drink at least eight glasses of water a day.
A. Avoid eating. B. Focus having.
C. Protein-rich foods. D. Drink.
CÂU 31- 35: Which of the following best restates each of the given sentences.
CÂU 31: You ought to make up your mind now.
A. It is high time you made up your mind.
B. Making up your mind is necessary.
C. You should have made up your mind.
D. It is possible to make up your mind.
CÂU 32: “No, no, you really must stay a bit longer!” Said the boys.
A. The boys denied my staying a bit longer.
B. The boys refused to let me stay a bit longer.

59
C. The boys didn’t agree to let stay a bit longer.
D. The boys insisted on my staying a bit longer.
CÂU 33: My uncle didn’t recognize me until I spoke.
A. My uncle recognized me not until I spoke.
B. Only when my uncle recognized me did I speak.
C. Not until I spoke did my uncle recognize me.
D. When I spoke, my uncle didn’t recognize me
CÂU 34: I picked up my book. I found that the cover had been torn.
A. When picking up my book, the cover had been torn.
B. On picking up my book, I saw that the cover had been torn.
C. The cover had been torn when my book picked up.
D. Picked up, the book was torn.
CÂU 35: Home schooling is apparently very successful. Many people still believe in the
benefits oftraditional schooling.
A. Because home schooling is apparently very successful, many people still believe in the
benefits oftraditional schooling.
B. As long as home schooling is apparently very successful, many people still believe in
the benefits oftraditional schooling.
C. Even though home schooling is apparently very successful, many people still believe in
the benefits oftraditional schooling.
D. In spite of home schooling is apparently very successful, many people still believe in
the benefits oftraditional schooling.
CÂU 36 – 40: Read the following passage and answer the questions below
1.The 2019–20 Australian bushfire season began with several serious uncontrolled fires in
June 2019. Hundreds of fires have been or are still burning, mainly in the southeast of the
country.
2.As of 14 January 2020, fires this season have burnt an estimated 18.6 million hectares,
destroyed over 5,900 buildings (including 2,779 homes) and killed at least 34 people. It was
estimated on 8 January 2020 that more than one billion animals were killed by bushfires in
Australia; while more than 800 million animals perished in New South Wales. Ecologists
feared some endangered species were driven to extinction by the fires. The loss of an
estimated 8,000 koalas caused concerns. Fire also damaged 500-year-old rock art at Anaiwan
in northern New South Wales, with the intense and rapid temperature change of the fires
cracking the granite rock. This caused panels of art to fracture and fall off the huge boulders
that contain the galleries of art. At the Budj Bim heritage areas in Victoria the Gunditjmara
people reported that when they inspected the site after fires moved across it, they found
ancient channels and ponds that were newly visible after the fires burned much of the
vegetation off the landscape. Air quality has dropped to hazardous levels. The cost of
dealing with the bushfires is expected to exceed the 4.4 billion Australia dollar of the 2009
Black Saturday fires, and tourism sector revenues have fallen more than 1 billion Australia
dollar. By 7 January 2020, the smoke had moved approximately 11,000 kilometres across the
South Pacific Ocean to Chile and Argentina. As of 2 January 2020, NASA estimated that 306
million tonnes of CO2 was emitted. What is more, several firefighters – called firies in

60
Australia – were killed or injured. Many firefighters were volunteers and laid-off fire
management staffs asked to go back to work without pay.
3.As with all disasters and large-scale emergencies, it is most effective to donate money to
groups already engaged and coordinating on the ground at the disaster site. They often have
the ability to take that monetary donation and double or triple its value through their local
partnerships. Do not donate hard goods such as clothing, food and water, medications or
other items unless there is a specific request from an organization already working in
Australia. Organizations engaged in this disaster are already stretched beyond their capacity
and they are unable to effectively receive, sort or distribute donated goods at this time.
Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.
36. According to the passage, Australian bushfire season .
A. Has happened since June 2019.
B. First happened in January 2020.
C. Happened due to previous fires burning some years ago.
D. Only happened in the southeast of the country.
37.Which of the following is closest in meaning to the word hazardous in paragraph 2?
A. Out of danger. B. Perilous. C. Secure. D. Unthreatened.
38.It can be inferred from the passage that Australian bushfire has affected .
A. The environment, ecological system and archaeology.
B. The environment and ecological system.
C. The air quality.
D. Animals’ and people’s homes.
39.What is mainly discussed in paragraph 3?
A.Money is the only effective thing to be donated.
B.The importance of hard goods such as clothing, food and water, medications.
C.What we should and shouldn’t do to help deal with the fire’s effects.
D.How Australian got over the serious disaster.
40.What does the word This in paragraph 2 refer to?
A.500-year-old rock art.
B. Northern New South Wales.
C. Granite rock.
D. Intense and rapid temperature change of the fires.
PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

61
CÂU 41: Một người gửi ngân hàng 100 triệu đồng theo hình thức lãi kép, lãi xuất r  0, 5%
một tháng (kể từ tháng thứ 2, tiền lãi được tính theo phần trăm tổng tiền có được của tháng
trước đó với tiền lãi của tháng trước đó). Sau ít nhất bao nhiêu tháng, người đó có nhiều hơn
125 triệu.
A. 45 tháng. B. 46 tháng. C. 47 tháng. D. 44 tháng.
CÂU 42: Hai xạ thủ bắn mỗi người một viên đạn vào bia, biết xác suất bắn trúng vòng 10
của xạ thủ thứ nhất là 0, 75 và của xạ thủ thứ hai là 0,85 . Tính xác suất để có ít nhất một
viên trúng vòng 10 .
A. 0, 9625 . B. 0,325 . C. 0, 6375 . D. 0, 0375 .
CÂU 43: Cho hàm số y  f  x  có đồ thị như hình bên. Hàm số y  f  x  nghịch biến trên
khoảng nào dưới đây?

A.  1;2  .
B.  2; 1 .
C.  2;1 .
D.  1;1 .

CÂU 44: Trong không gian Oxyz cho mặt cầu  S  :  x  1   y  2    z  3  9 và mặt
2 2 2

phẳng  P  : 2 x  2 y  z  3  0 . Gọi M  a; b; c  là điểm trên mặt cầu  S  sao cho khoảng


cách từ M đến  P  là lớn nhất. Khi đó
A. a  b  c  5 . B. a  b  c  6 . C. a  b  c  7 . D. a  b  c  8 .
CÂU 45: Đặt a  log 2 3 và b  log5 3 . Hãy biểu diễn log6 45 theo a và b .
a  2ab 2a 2  2ab
A. log 6 45  . B. log 6 45  .
ab  b ab
a  2ab 2a 2  2ab
C. log 6 45  . D. log 6 45  .
ab ab  b

CÂU 46: Cho tam giác SAB vuông tại A , ��� = 60°, đường phân giác trong của  ABS cắt
SA tại điểm I . Vẽ nửa đường tròn tâm I bán kính IA ( như hình vẽ). Cho SAB và nửa
đường tròn trên cùng quay quanh SA tạo nên các khối cầu và khối nón có thể tích tương ứng
V1 , V2 . Khẳng định nào dưới đây đúng?

62
S

30
A B
A. 4V1  9V2 B. 9V1  4V2
C. V1  3V2 D. 2V1  3V2

Câu 47: Chọn ngẫu nhiên hai số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau. Tính xác suất chọn được
ít nhất một số chẵn. ( lấy kết quả ở hàng phần nghìn ).
A. 0, 652 . B. 0, 256 . C. 0, 756 . D. 0,922 .
Câu 48: Cho hình chóp S . ABC có ��� = ��� = ��� = 60° và SA  2 ; SB  3 ; SC  7 .
Tính thể tích V của khối chóp.

7 2
A. V  7 2 . B. V  4 2 . C. V  . D.
2
7 2
V Câu 49: Cho số phức z thỏa 2 z  3z  10  i . Tính z .
3
A. z  5 . B. z  3 . C. z  3 . D. z  5 .
e
ln x
Câu 50: Biết 
1 x
dx  a e  b với �, � ∈ �. Tính P  a.b .

A. P  4 . B. P  8 . C. P  4 . D. P  8 .
CÂU 51: Biết rằng “Nếu chuồn chuồn bay thấp thì mưa ngập bờ ao” là một mệnh đề sai và
“Nếu chuồn chuồn bay cao thì mưa rào lại tạnh” là một mệnh đề đúng. Biết rằng chuồn
chuồn chỉ có thể bay thấp hoặc bay cao.
Hỏi có bao nhiêu mệnh đề dưới đây là đúng:
I. Không xảy ra mưa rào lại tạnh hoặc chuồn chuồn bay thấp.
II. Chuồn chuồn bay cao hoặc mưa không ngập bờ ao.
III. Chuồn chuồn bay thấp nhưng mưa không ngập bờ ao và mưa rào lại tạnh.
IV. Nếu không xảy ra mưa rào lại tạnh thì chuồn chuồn bay thấp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 52: Có 4 đội bóng gồm Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia đoạt giải nhất, nhì, ba,
tư. Các bạn An, Bình, Công, Danh nói như sau:

63
An: “Việt Nam giải nhì, Malaysia giải ba”.
Bình: “Thái Lan giải nhất, Indonesia giải nhì”.
Công: “Malaysia giải nhì, Thái Lan giải tư”.
Danh: “Việt Nam giải nhất, Indonesia giải ba”.
Biết rằng mỗi bạn chỉ nói đúng một ý, hỏi đội nào đã đạt giải nhất?
A. Việt Nam. B. Indonesia. C. Thái Lan. D. Malaysia.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56:
Một bạn học sinh xếp lịch thời khoá biểu của mình học từ thứ 2 đến thứ 7, mỗi buổi học 4 tiết
là 1, 2, 3, 4 gồm 5 môn: Toán, Lý, Hoá, Văn, Anh. Biết rằng: Toán học 3 tiết liên tục trong
một buổi và học 6 tiết/tuần, Văn học 3 tiết liên tục trong một buổi và học 6 tiết/tuần; Anh, Lí,
Hoá học 4 tiết/ tuần (nếu trong ngày học 2 tiết thì học liên tục, mỗi môn học 1 ngày không
quá 2 tiết). Cho các thông tin sau:
1. Toán được học vào thứ 2 và thứ 4.
2. Thứ 6 học 2 tiết Lý.
3. Văn không được học vào thứ 3.
4. Không có môn học nào học 2 ngày liên tục.
5. Toán không được học chung với Hoá.
CÂU 53: Trong các môn Toán, Lý, Hoá, Anh, Văn có bao nhiêu môn có thể học vào tiết 1
của ngày thứ 5?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 54: Cặp thứ nào sau đây chắc chắn phải trùng thời khóa biểu với nhau?
A. Thứ 2 – Thứ 4. B. Thứ 5 – Thứ 7. C. Cả hai đều đúng. D. Cả hai đều sai.
CÂU 55: Nếu Toán và Văn đều được bắt đầu dạy từ tiết 1, thứ tự ưu tiên dạy khi buổi đó chỉ
có các môn Lí, Hoá, Anh là Lí tiết 1 tiếp đến là Hoá rồi đến Anh thì có bao nhiêu thời khóa
biểu thỏa mãn các dữ kiện trên?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 56: Nếu thứ 5 học Hoá thì môn nào sau đây có thể được dạy vào tiết 4 ngày thứ 3?
A. Anh. C. Hoá.
B. Lí. D. Cả ba đều đúng.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60:
Một nhóm gồm 8 phụ nữ đi cắm trại gồm 2 người đã có chồng là V và X và 6 cô gái là K, L,
M, O, P, T. Họ ở trong 3 lều 1, 2 và 3 với các thông tin sau đây:
1. Mỗi lều không chứa nhiều hơn 3 người và V ở lều thứ nhất.
2. V không ở cùng lều với O: con gái cô ấy.

64
3. X không ở cùng lều với P: con gái cô ấy.
4. K, L và M là những người bạn thân, và họ sẽ ở cùng một lều.
CÂU 57: Nếu hai người phụ nữ đã có chồng ở cùng lều thì hai cô gái nào sau đây sẽ ở cùng
lều?
A. K và P. B. L và T. C. M và O. D. O và P.
CÂU 58: Nếu X ở lều 2 thì người nào sẽ ở cùng lều với V?
A. K. B. L. C. O. D. P.
CÂU 59: Người nào sau đây có thể ở lều thứ nhất?
A. P. C. X.
B. T. D. Cả 3 đều đúng.
CÂU 60: Nếu K ở lều thứ hai thì khẳng định nào sau đây đúng?
A. M ở lều thứ ba. C. P ở lều thứ hai.
B. O ở lều thứ ba. D. T ở lều thứ nhất.

65
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63:

(Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)


CÂU 61: Giá xăng RON-95III tăng cao nhất từ ngày 12/1/2021 đến ngày 12/3/2021 vào thời
điểm nào?
A. 26/01/2021. B. 10/02/2021. C. 25/02/2021. D. 12/03/2021.
CÂU 62: Giá xăng E5 RON 92 của ngày 12/03/2021 đã tăng bao nhiêu phần trăm so với thời
điểm ngày 11/11/2021?
A. 27,60%. B. 27,63%. C. 27,66%. D. 27,69%.
CÂU 63: Ngày 14/03/2021, Ông B vào cây xăng đổ xăng cho xe ô tô của mình hết 400.000
đồng. Hỏi nếu vào thời điểm ngày 27/10/2020 cùng một số tiền như vậy thì ông B có thể đổ

66
được bao nhiêu lít xăng? Biết loại xăng ông B đổ là xăng RON 95-III.
A. 26,77 lít. B. 27,66 lít. C. 26,76 lít. D. 26,67 lít.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 67:

(Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)

67
CÂU 64: Diện tích có rừng của Hà Nội là bao nhiêu?
A. 18.847,48 m2. B. 188,4748 km2. C. 1.884,748 ha. D.18,84748 km2.
CÂU 65: Tỷ lệ rừng tự nhiên của thủ đô Hà Nội năm 2020 là?
A. 40,22%. B. 40,23%. C. 40,24%. D. 40,25%.
CÂU 66: So với năm 2012 diện tích có rừng của thủ đô Hà Nội hiện nay đã:
A. Tăng 23,21%. B. Giảm 22,31%. C. Tăng 22,13%. D.Giảm 23,12%.
CÂU 67: Nạn phá rừng hiện nay đang là một vấn đề hàng đầu cần giải quyết triệt để. Giả sử
trung bình mỗi năm diện tích rừng tự nhiên ở Hà Nội bị thiệt hại 0,5% do vấn nạn phá rừng
thì tính đến năm 2026 nếu không có biện pháp khắc phục nạn phá rừng thì diện tích rừng tự
nhiên của Hà Nội là?
A. 7.539,29 ha. B. 7.539,92 ha. C. 7.359,92 ha. D. 7.359,29 ha.

68
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 68 đến 70:
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

69
CÂU 68: Tổng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách của nhà nước vào tháng 1 năm 2020
là?
A. 23.233 tỷ đồng. B. 18.661 tỷ đồng. C. 23.322 tỷ đồng. D.18.166 tỷ đồng.
CÂU 69: Vốn đầu tư từ Trung Ương chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước?
A. 13,11%. B. 13,14%. C. 13,17%. D. 13,20%.
CÂU 70: Nếu vốn đăng ký mới là 3,2 tỷ đồng thì so với cùng kỳ năm ngoái thì tổng vốn đăng
ký mới đã:
A. 26,89%. B. 26,92%. C. 26,95%. D. 26,99%.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CÂU 71: Ba nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron phân lớp cuối cùng như sau: X: 3�2 , Y:
3�4 , Z: 3�6 . Phát biểu nào sau đây đúng?
A. X là kim loại, Y là phi kim, Z là phi kim.
B. X là kim loại, Y là phi kim, Z là kim loại.
C. X là kim loại, Y là phi kim, Z là khí hiếm.
D. X là khí hiếm, Y là phi kim, Z là kim loại.
CÂU 72: Có cân bằng sau ở 25oC, 1 atm
2NO2(k) N2O4 (k) ΔH = -57,2 kJ
(nâu) (không màu)
Màu nâu của hệ phản ứng đậm lên khi
A. Đun nóng tới 373k. B.
Làm lạnh xuống 273k.
C. Giữ nhiệt độ không đổi, tăng thể tích hệ.
D. Thêm chất xúc tác thích hợp.
CÂU 73: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử các amino axit có một nhóm NH2 và một nhóm COOH.
B. Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
C. Dung dịch của các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.
D. Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.
CÂU 74: Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy
chỉ gồm 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác dụng với dung
dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và
chất hữu cơ Z. Tên của X là
A. Etyl propionat. B. Metyl propionat. C. Isopropyl axetat. D. Etyl axetat.

CÂU 75: Đặt vào hai đầu mạch điện RLC nối tiếp điện áp u = 220 2cos(100πt + 3 ) V thì
cường độ dòng điện qua mạch là i = 2 2cos(100πt) (A). Công suất tiêu thụ của mạch là
A. 220 W. B. 100 W. C. 440 W. D. 110 W.
CÂU 76: Hiệu điện thế hiệu dụng ở mạng lưới điện dân dụng nước ta bằng bao nhiêu?

70
A. 500 V. B. 220 V. C. 110 V. D. 220 2 V.
CÂU 77: Trong công nghệ bán dẫn, một trong những phương pháp để chế tạo bán dẫn pha
tạp là chiếu xạ bán dẫn tinh khiết Silic bởi chùm notron nhiệt. Notron nhiệt bị bắt giữ lại bởi
30
14�� (chiếm chừng 3% trong Silic tinh khiết) tạo thành một hạt nhân không bền. Hạt nhân đó
phóng xạ β- và trở thành hạt nhân bền X. Hạt nhân X là

A. 27
12��. B. 31
14��. C. 30
13��. D. 31
15�.

CÂU 78: Trong thí nghiệm về giao thoa sóng ở mặt chất lỏng, tại hai điểm S1 và S2 có hai
nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp với tần số 20 Hz.
Ở mặt chất lỏng, tại điểm M cách S1 và S2 lần lượt là 8 cm và 15 cm có cực tiểu giao thoa.
Biết số cực đại giao thoa trên các đoạn thẳng MS1 và MS2 lần lượt là m và m + 7. Tốc độ
truyền sóng ở mặt chất lỏng là
A. 20 cm/s. B. 40 cm/s. C. 35 cm/s. D. 45 cm/s.
CÂU 79: Ý nào dưới đây không đúug với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu
hóa ở người?
A. Ở ruột non có sự tiêu hóa cơ học và hóa học.
B. Ở miệng có sự tiêu hóa cơ học và hóa học.
C. Ở dạ dày có sự tiêu hóa cơ học và hóa học.
D. Ở ruột già có sự tiêu hóa cơ học và hóa học.
CÂU 80: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp ở thực vật là:
A. Bộ máy gôngi. B. Ti thể. C. Lục lạp. D. Không bào.
CÂU 81: Có hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBbDEde đều di vào quá trình giảm phân
bình thường nhưng chỉ có một trong hai tế bào đó có xảy ra hoán vị gen. số loại giao tử tối đa
có thể tạo ra từ hai tế bào sinh tinh nói trên là
A. 8. B. 16. C. 6. D.4.
CÂU 82: Ở người, trên nhiễm sắc thể thường, gen A qui định thuận tay phải, gen a qui định
thuận tay trái. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen M qui định nhìn màu bình thường và gen
m qui định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh từ cặp bố mẹ AaXMXm ×
aaXMY?
A. Con gái thuận tay phải, mù màu.
B. Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường.
C. Con trai thuận tay phải, mù màu.
D. Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường.
CÂU 83: Biểu hiện kinh tế - xã hội nào dưới đây là của các nước đang phát triển?
A. GDP/người thấp. B. Chỉ số phát triển con người (HDI)
cao.
C. Tỉ suất tử vong của trẻ sơ sinh thấp. D. Nợ nước ngoài ít.
CÂU 84: Khó khăn về tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là
A. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn. B. Thiếu nước vào mùa khô.
C. Hiện tượng cát bay, cát lấn. D. Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn kéo

71
dài.
CÂU 85: Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến:
A. Việc sử dụng lao động. B. Mức gia tăng dân số.
C. Tốc độ đô thị hóa. D. Quy mô dân số của đất nước.
CÂU 86: Ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển khá mạnh ở hầu hết các nước Đông
Nam Á là:
A. Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản. B. Lắp ráp ô tô, xe máy.
C. Khai thác và chế biến lâm sản. D. Khai thác dầu khí.
CÂU 87: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì sau Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862,
người được nhân dân suy tôn “Bình Tây Đại nguyên soái” là:
A. Trương Định. B. Trương Quyền.
C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Hữu Huân.
CÂU 88: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu
Phi bùng nổ sớm nhất ở khu vực nào?
A. Nam Phi. B. Bắc Phi.
C. Trung Phi. D. Trung Phi và Nam Phi.
CÂU 89: Đường lối đổi mới đất nước ta được Đảng ta đề ra từ khi nào?
A. Đại hội Đảng lần thứ IV (12 - 1976). B. Đại hội Đảng lần thứ VI (12 - 1986).
C. Đại hội Đảng lần thứ V (3 - 1982). D. Đại hội Đảng lần thứ VII (6 - 1991).
CÂU 90: Lực lượng chủ yếu tham gia chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ là:
A. Quân Mỹ. B. Quân Mỹ và quân đội Sài Gòn.
C. Quân Mỹ và quân đồng minh. D. Quân đội Sài Gòn.
Dựa vào thông tin bên dưới để trả lời từ câu 91 đến câu 93
Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của
dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời trực tiếp (hoặc gián tiếp qua dây
dẫn) từ cực âm (anot) đến cực dương (catot).
- Anot (-) là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa.
- Catot (+) là nơi xảy ra bán phản ứng khử.
Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa học là:
- Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim
loại với phi kim...
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
- Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
Trong không khí ẩm, trên bề mặt của gang, thép luôn có một lớp nước rất mỏng đã hòa tan O2
và khí CO2 trong khí quyển, tạo thành một dung dịch chất điện li. Gang, thép có thành phần

72
chính là sắt và cacbon tiếp xúc trực tiếp và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li đó tạo nên vô
số pin rất nhỏ mà sắt là anot và cacbon là catot.

CÂU 91: Bán phản ứng xảy ra tại anot của mỗi pin điện là
A. 2H2O + O2 + 4e → OH-. B. 2H2O → 4H+ + O2 + 4e.
C. Fe2+ + 2e → Fe. D. Fe → Fe2+ + 2e.
CÂU 92: Bán phản ứng xảy ra tại catot của mỗi pin điện là
A. 2H2O + O2 + 4e → OH-. B. 2H2O → 4H+ + O2 + 4e.
C. Fe2+ + 2e → Fe. D. Fe → Fe2+ + 2e.
CÂU 93: Một sinh viên đưa ra các nhận xét sau
(1) Nếu để gang, thép trong không khí khô thì không xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.
(2) Thanh sắt nguyên chất để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa tương tự như gang, thép.
(3) Nếu để gang, thép trong bình khí O2 cũng xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa tương tự
như trong không khí ẩm.
(4) Các electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương của pin điện thông qua lớp dung dịch
chất điện li.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Dựa vào thông tin bên dưới để trả lời từ câu 94 đến câu 96
Salicylic acid hoặc axit salicylic là thành phần của thuốc kháng viêm không chứa steroid,
thường gặp trong các loại thuốc được dùng để điều trị bệnh về da. Sản phẩm chứa axit
salicylic được bào chế dưới nhiều dạng như thuốc mỡ, kem, gel, dán, dung dịch, xà phòng,
dầu gội đầu, các chế phẩm khác,... với hàm lượng khác nhau. Axit salicylic được chuyển hóa
từ salicin – một hợp chất được cô lập từ vỏ cây hoặc lá liễu (Salix) hay castoreum (xạ hương
từ loài hải ly). Axit salicylic là một chất nền quan trọng trong tổng hợp aspirin và este
salicylat.
(Bal, E. (2019). Effects of alginate edible coating enriched with salicylic and oxalic acid on
preserving plum fruit (Prunus salicina L. cv.‘Black amber’) quality during postharvest
storage. Acta Scientiarum Polonorum Hortorum Cultus, 18(4), 35-46.)

73
Methyl salicylat được cô lập từ tinh dầu cây bạch dương ngọt (sweet birch, Betula lenta), cây
lộc đề xanh (wintergreen, Gaultheria procumbens) hay được tổng hợp trực tiếp trong phòng
thí nghiệm thông qua tiền chất là axit salicylic và hợp chất X với xúc tác Y. Methyl salicylic
được sử dụng với nhiều công dụng như ở nồng độ cao có thể giúp giảm đau, là thành phần
giữ ấm trong dầu xoa bóp; ở nồng độ thấp (<0,4%) được dùng làm chất tạo hương vị cho kẹo
cao su và kẹo bạc hà.
(Mao, P., Liu, Z., Xie, M., Jiang, R., Liu, W., Wang, X., ... & She, G. (2014). Naturally
occurring methyl salicylate glycosides. Mini reviews in medicinal chemistry, 14(1), 56-63.)

Một hợp chất khác được tổng hợp từ axit salicylic và anhiđrit axetic là aspirin – tên IUPAC là
acid 2-acetoxybenzoic hay acid acetylsalicylic. Aspirin là một hợp chất quen thuộc trong đời
sống của chúng ta. Aspirin giúp giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, ức chế sản sinh thromboxane,
giúp làm lành các thương ở thành mạch máu nên được sử dụng lâu dài ở liều thấp để phòng
ngừa các cơn đau tim, đột quỵ…
(You, X., Wang, L., Wang, L., & Wu, J. (2021). Rebirth of Aspirin Synthesis By‐Product:
prickly Poly (salicylic acid) Nanoparticles as Self‐Anticancer Drug Carrier. Advanced
Functional Materials, 31(33), 2100805.)

CÂU 94: Công thức phân tử và độ bất bão hòa của axit salicylic lần lượt là
A. C7H7O3; 3. B. C7H6O3; 5. C. C7H6O3; 4. D. C7H7O3; 5.
CÂU 95: Trong quá trình tổng hợp methyl salicylat, hợp chất X, xúc tác Y và tên của phản
ứng lần lượt là

74
A. CH4; H+; phản ứng ankan hóa. B. C6H5OH; H+; phản ứng este hóa.
C. CH3OH; H+; phản ứng xà phòng hóa. D. CH3OH; H+; phản ứng este hóa.
CÂU 96: Xác định công thức phân tử của anhiđric axetic và phần trăm về khối lượng của
nguyên tố cacbon trong aspirin
A. (CH3CO)2O; 59,34%. B. (CH3CO)2O; 60%.
C. (CH3CO)2O; 57,14%. D. (CH3CO)2O; 80%.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi 97 đến 99:
Con lắc theo định nghĩa chung nhất là một vật gắn vào một trục cố định mà nó có thể xoay
(hay dao động) một cách tự do. Khi đưa con lắc dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng theo chiều
ngang, nó sẽ chịu một lực phục hồi do tác dụng của hấp dẫn đưa nó trở lại vị trí cân bằng. Khi
được thả ra, lực phục hồi kết hợp với trọng lượng của con lắc khiến cho nó dao động xung
quanh vị trí cân bằng. Thời gian để con lắc hoàn thiện một lần dao động tới lui gọi là chu kỳ
dao động. Chu kỳ dao động phụ thuộc vào độ dài của con lắc cũng như một phần vào biên độ.
Tuy nhiên, nếu như biên độ là nhỏ và con lắc không chịu lực cản hay ma sát nào thì chu kỳ
dao động độc lập với biên độ con lắc dao động.
Cấu tạo của con lắc đơn: Con lắc đơn có cấu tạo rất đơn giản bao gồm: 1 sợi dây (khối lượng
rất nhẹ, không đáng kể) với chiều dài l. Dây không dãn. Một đầu của dây gắn vào điểm cố
định, đầu dây còn lại gắn với vật có khối lượng m.
Trong thực tế, các nhà khoa học ứng dụng con lắc đơn vào việc xác định gia tốc trọng trường
của một địa điểm nào đó.
Khi các yếu tố của con lắc như chiều dài l (m) của con lắc, chu kì dao động T (s) của con lắc
bằng các phép đo thực nghiệm; ta có thể xác định gia tốc rơi tự do theo công thức:

g = 4π2�2

CÂU 97: Khi vật đi từ VTCB ra vị trí biên thì


A. Vận tốc và gia tốc tăng. B. Vận tốc và gia tốc giảm.
C. Vận tốc giảm và gia tốc tăng. D. Vận tốc tăng và gia tốc giảm.
CÂU 98: Chu kì dao động là
A. số dao động vật thực hiện trong 1 s.
B. thời gian vật thực hiện được 1 dao động.
C. quãng đường vật di chuyển trong 1 s.
D. li độ lớn nhất của vật.
CÂU 99: Khi thực hiện dao động của con lắc đơn có độ dài dây treo l = 1 m, người ta đo
được chu kì dao động của con lắc đơn là T = 2 s. Lấy π2 = 10. Gia tốc trọng trường tại nơi đo

A. 8 m/s2. B. 9 m/s2. C. 10 m/s2. D. 11 m/s2.

75
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi 100 đến 102:
Phản ứng phân hạch là phản ứng trong đó một hạt nhân nặng hấp thụ một neutron chậm vỡ
thành hai hạt nhân trung bình đồng thời phóng ra một số neutron và tỏa ra một năng lượng rất
lớn (khoảng 200 MeV). Để phản ứng có thể xảy ra được thì phải truyền cho hạt nhân mẹ X
một năng lượng đủ lớn (giá trị tối thiểu của năng lượng này gọi là năng lượng kích hoạt).
Cách đơn giản nhất để truyền năng lượng kích hoạt cho hạt nhân mẹ X là cho một neutron
bắn vào X để X hấp thụ neutron đó và chuyển sang trạng thái kích thích. Trạng thái này
không bền và kết quả xảy ra phản ứng phân hạch theo sơ đồ n + X  X*  Y + Z + kn
+ Nếu k > 1: số phân hạch tăng lên rất nhanh với tốc độ k1, k2, k3 …Phản ứng dây chuyền
trở thành thác lũ không thể không chế. Hệ thống gọi là vượt hạn. Đây chính là cơ chế nổ của
bom nguyên tử.
+ Nếu k < 1: Phản ứng dây chuyền không thể xảy ra. Hệ thống gọi là dưới hạn.
+ Nếu k = 1: Phản ứng dây chuyền có thể khống chế. Hệ thống gọi là tới hạn. Đây chính là
cơ chế hoạt động của nhà máy điện nguyên tử.
Để đảm bảo cho k = 1 người ta dùng các thanh điều khiển chứa Bo hay Cd, là các chất có tác
dụng hấp thụ nơtron (khi số nơtron trong lò tăng lên quá nhiều thì người ta cho các thanh điều
khiển ngập sâu vào khu vực chứa nhiên liệu để hấp thụ số nơtron thừa).

CÂU 100: Cho phản ứng 10� + 235 95 138 1


92�  39� + 53� + k. 0�. Tìm k

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
CÂU 101: Để làm nguyên liệu cho nhà máy điện nguyên tử, người ta luôn duy trì hệ số k ở
mức
A. k = 1. B. k = 0. C. k = 2. D. k = 3.
CÂU 102: Nhà máy điện nguyên tử dùng U-235 có công suất 600 MW hoạt động liên tục
trong 1 năm. Cho biết 1 hạt nhân bị phân hạch toả ra năng lượng trung bình là 200 MeV, hiệu
suất nhà máy là 20%. Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho nhà máy trong 1 năm là
A. 1154,1 kg. B. 932,5 kg.
C. 1145,1 kg. D. 912,1 kg.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105

76
Trong một quần thể thực vật có 7 loại kiểu hình về chiều cao thân với tỉ lệ phân bố như hình
sau:

CÂU 103: Khi trong kiểu gen có thêm 1 alen trội sẽ làm thân cao thêm 20cm. Biết các gen
tham gia hình thành chiều cao nằm trên các NST khác nhau.
Các gen này tương tác theo kiểu
A. Bổ sung. C. Cộng gộp.
B. Át chế. D. Trội lặn hoàn toàn.
CÂU 104: Có mấy cặp gen tương tác hình thành tính trạng chiều cao
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
CÂU 105: Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn
ngẫu nhiên, thu được F2. Số kiểu gen tối đa thu được ở F2 là?
A. 37. B. 64. C. 9. D. 27.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Z. J. Fletcher từ Trường Đại học Sydney, Australia cho rằng nếu cầu gai là nhân tố sinh học
giới hạn sự phân bố của rong biển, thì sẽ có rất nhiều rong biển xâm chiếm nơi mà người ta
đã loại bỏ hết cầu gai. Để phân biệt ảnh hưởng của cầu gai với ảnh hưởng của các sinh vật
khác, người ta đã làm thí nghiệm ở vùng sống của rong biển: loại bỏ cả cầu gai và ốc nón ra
khỏi vùng sống của rong biển; một vùng khác chỉ loại bỏ cầu gai và để lại ốc nón; vùng khác
chỉ loại bỏ ốc nón, và vùng còn lại là đối chứng có cả cầu gai và ốc nón.
Kết quả:

77
Nguồn: W.J. Fletcher, interactions among subtidal Australian sea urchins, gastropods, and
algae: effect of experimental removals, Ecological Monographs 57:89-109 (1989).
Câu 106: Rong biển phát triển mạnh nhất trong trường hợp nào sau đây
A. Có cả ốc nón và cầu gai. B. Tăng thêm số lượng ốc nón.
C. Không có cầu gai. D. Không có cả ốc nón và cầu gai.
Câu 107: Bằng cách nào có thể giảm số lượng rong biển tối đa
A. Tăng số lượng cầu gai và giảm số lượng ốc nón.
B. Loại bỏ hoàn toàn cầu gai.
C. Tăng thêm số lượng ốc nón.
D. Tăng số lượng ốc nón và cầu gai.
Câu 108: Vùng phân bố của rong biển tăng lên khi người ta loại bỏ cả cầu gai và ốc nón ra
khỏi vùng sống của rong biển. Bạn có thể giải thích như thế nào về kết quả thí nghiệm đó?
A. Cầu gai ảnh hưởng mạnh hơn ốc nón.
B. Ốc nón ảnh hưởng tới cầu gai và rong biển.
C. Cả ốc nón và cầu gai đều ảnh hưởng tới sự phân bố của rong biển.
D. Ốc nón và cầu gai cạnh tranh với nhau.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Để những cánh rừng trồng đạt hiệu quả cao
Chỉ hơn hai tháng nữa là kết thúc mùa vụ trồng rừng 2018. Đây là thời điểm giao mùa, vì vậy
để trồng rừng đạt hiệu quả, các địa phương cần theo dõi Bản tin dự báo thời tiết của Trung
tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn Quốc gia và cơ sở dữ liệu theo dõi mùa vụ trồng rừng toàn
quốc từ tháng 11/2018 của Tổng cục Lâm
nghiệp.
Cần theo dõi cảnh báo nguy cơ thiếu hụt mưa
ở khu vực Trung bộ và khả năng mùa mưa
kết thúc sớm hơn trung bình nhiều năm ở Tây
Nguyên và Nam bộ. Từ đó, chủ động chuẩn
bị cây giống, hiện trường trồng rừng; tranh
thủ trồng rừng vào những ngày râm mát, có

78
mưa ẩm; không trồng rừng vào những ngày khô hạn kéo dài, hoặc mưa lũ lớn. Đối với địa
phương ven biển, cần trồng rừng ngập mặn vào thời điểm ít có gió mạnh, triều cường, sóng
biển thấp và thủy triều rút.
Ngoài việc “trông trời, trông đất, trông mây” để trồng cây, gây rừng, ngành lâm nghiệp cần tư
vấn các địa phương chọn lựa từng loài cây trồng cho phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu,
chất đất, cũng như nhu cầu sử dụng của mỗi địa phương.
Cây mọc nhanh và cho nguyên liệu sớm là các loài keo, bạch đàn, mỡ, bồ đề, xoan, tông dù,
tếch, muồng, xà cừ, trẩu... Cây bản địa gồm lát hoa, sa mộc, vối thuốc, lim xanh, re gừng,
thông nhựa, tống quá sủ, sao đen, chò chỉ... Cây lâm sản ngoài gỗ còn có sơn tra, quế, hồi,
trẩu, trám, mây nếp, luồng, tre bát độ, giổi xanh, mắc ca, cọ khiết, long não, dầu rái, bời lời
đỏ... Cây trồng ven biển thích hợp nhất là bần, trang, sú, đước, mắm, cóc, tràm, phi lao...
Đồng thời, ngành lâm nghiệp cần tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn các tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân chú ý công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng đúng kỹ thuật.
(Ngọc Lâm, http://www.nhandan.com.vn)
CÂU 109: Để trồng cây gây rừng, ngoài việc quan tâm đến thời tiết, khí hậu, ngành lâm
nghiệp cần:
A. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nhằm cung cấp nước tưới.
B. Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn.
C. Lựa chọn cây trồng phù hợp với nhu cầu sử dụng.
D. Theo dõi cảnh báo về nguy cơ cháy rừng vào mùa khô.
CÂU 110: Cây trồng ven biển thích hợp nhất là:
A. Lát hoa, sa mộc, vối thuốc, lim xanh, re gừng.
B. Sơn tra, quế, hồi, trẩu, trám, mây nếp, luồng.
C. Bần, trang, sú, đước, mắm, cóc, tràm, phi lao.
D. Bạch đàn, mỡ, bồ đề, xoan, tông dù, tếch, muồng.
CÂU 111: Cây trồng lâm nghiệp được chia thành:
A. 3 nhóm: cây lấy gỗ, cây bản địa, cây lấy nhựa.
B. 4 nhóm: cây bản địa, cây lâm sản, cây trồng ven biển, cây nguyên liệu.
C. 4 nhóm: cây công nghiệp, cây lương
thực, cây lấy gỗ, cây lấy nhựa.
D. 3 nhóm: cây bản địa, cây lâm sản, cây
trồng ven biển.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các
câu từ 112 đến 114:
Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và

79
bờ biển dài, Việt Nam có thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió. Trong chương trình
đánh giá về năng lượng cho châu Á, Ngân hàng Thế giới đã có một khảo sát chi tiết về năng
lượng gió khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất, với tổng
tiềm năng điện gió ước đạt 513.360MW, tức gấp 200 lần công suất của Nhà máy Thủy điện
Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020.
Ở Việt Nam, các khu vực có thể phát triển năng lượng gió không trải đều trên toàn bộ lãnh
thổ. Do ảnh hưởng của gió mùa nên chế độ gió cũng khác nhau. Ở phía bắc đèo Hải Vân mùa
gió mạnh chủ yếu trùng với gió mùa mùa đông, trong đó các khu vực giàu tiềm năng nhất là
Quảng Ninh, Quảng Bình, và Quảng Trị. Ở phần phía nam đèo Hải Vân, mùa gió mạnh trùng
với gió mùa mùa hạ, trong đó các khu vực giàu tiềm năng nhất là cao nguyên Tây Nguyên,
các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh ven biển vùng Duyên hải Nam
Trung bộ (đặc biệt là khu vực ven biển của hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận).
(Nguồn: Lược trích từ Đàm Quang Minh và Vũ Thành Tự Anh, Năng lượng gió của Việt Nam,
tiềm năng và triển vọng)
CÂU 112: Theo bài viết, quốc gia có tiềm năng gió lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á là:
A. Thái Lan. B. Phi-líp-pin. C. Ma-lai-xi-a. D. Việt Nam.
CÂU 113: Ở phía nam đèo Hải Vân, loại gió nào có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất?
A. Gió mùa Đông Bắc. B. Gió mùa Tây Nam.
C. Gió Tây ôn đới. D. Gió phơn Tây Nam.
CÂU 114: Hai tỉnh có tiềm năng và triển vọng phát triển năng lượng gió cao nhất trong vùng
Duyên hải Nam Trung bộ là:
A. Quảng Ninh và Quảng Bình. B. Quảng Ninh và Quảng Trị.
C. Quảng Bình và Quảng Trị. D. Ninh Thuận và Bình Thuận.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:
Từ những năm 40 của thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật
(CMKH - KT) hiện đại, khởi đầu từ nước Mỹ. Với quy mô rộng lớn, nội dung sâu sắc và toàn
diện, nhịp điệu vô cùng nhanh chóng, cuộc CMKH - KT đã đưa lại biết bao thành tựu kỳ diệu
và những đổi thay to lớn trong đời sống nhân loại. Nền văn minh thế giới có những bước
nhảy vọt mới.
Cũng như cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII - XIX, cuộc CMKH - KT ngày nay diễn ra là
do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần
ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn
nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.

80
Đặc điểm lớn nhất của cuộc CMKH - KT ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp. Khác với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII - XIX, trong cuộc CMKH - KT
hiện đại, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền
với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật. Đến lượt mình, kỹ thuật lại đi trước
mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc
chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
Cuộc CMKH - KT ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ những năm 40
đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX; giai đoạn thứ hai từ sau cuộc khủng hoảng năng
lượng năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ
với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới
và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của
CMKH - KT nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ.
CÂU 115: Cuộc CMKH - KT hiện đại được bắt đầu vào thời gian nào?
A. Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1918).
B. Từ những năm 40 của thế kỷ XX.
C. Sau cuộc khủng hoảng năng lượng (1973).
D. Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt (1989).
CÂU 116: Những vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của
KH – KT hiện đại là:
A. Nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người dẫn đến chiến tranh.
B. Sự bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
C. Thành tựu KH - KT thế kỷ XVIII - XIX tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của KH -
KT hiện đại.
D. Chống chủ nghĩa khủng bố.
CÂU 117: Một trong những đặc điểm của cuộc CMKH - KT hiện đại là:

81
A. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ kinh nghiệm sản xuất của con người.
B. Kỹ thuật đi trước thúc đẩy sự phát triển của khoa học.
C. Khoa học là cơ sở cho mọi phát minh kỹ thuật.
D. Khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:
Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862
Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp trong Hiệp ước 1862, triều đình Huế ra lệnh giải
tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. Mặc dù vậy, phong
trào chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông vẫn tiếp diễn. Các sĩ phu yêu nước vẫn bám
đất, bám dân, cổ vũ nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến đầu hàng.
Sau Hiệp ước 1862, triều đình hạ lệnh cho Trương Định phải bãi binh, mặt khác điều ông đi
nhận chức Lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên. Nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ông đã
chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại kháng chiến. Phất cao lá cờ “Bình Tây Đại nguyên
soái”, hoạt động của nghĩa quân đã củng cố niềm tin của dân chúng, khiến bọn cướp nước và
bán nước phải run sợ.
Nghĩa quân tranh thủ thời gian ra sức xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí, liên kết lực lượng,
đẩy mạnh đánh địch ở nhiều nơi.
Biết được căn cứ trung tâm của phong trào là Tân Hòa, ngày 28/2/1863 giặc Pháp mở cuộc
tấn công quy mô vào căn cứ này. Nghĩa quân anh dũng chiến đấu suốt 3 ngày đêm, sau đó rút
lui để bảo toàn lực lượng, xây dựng căn cứ mới ở Tân Phước. Ngày 20/8/1864, nhờ có tay sai
dẫn đường, thực dân Pháp đã tìm ra nơi ở của Trương Định. Chúng mở cuộc tập kích bất ngờ
vào căn cứ Tân Phước. Nghĩa quân chống trả quyết liệt. Trương Định trúng đạn và bị thương
nặng. Ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết. Năm đó ông 44 tuổi.

(Lịch sử 11, NXB Giáo Dục, Hà Nội)

CÂU 118: Căn cứ cuối cùng của nghĩa quân Trương Định đóng ở đâu?

A. Tân Hòa. B. Tân Phước. C. Cai Lậy. D. Gò Công.

82
CÂU 119: Lý do chủ yếu nào làm cho nghĩa quân Trương Định bị thất bại?

A. Vì có người chỉ điểm.

B. Vì triều đình ra lệnh bãi binh.

C. Vì quân Pháp quá mạnh.

D. Vì nghĩa quân bị Pháp tập kích bất ngờ.

CÂU 120: Trương Định sinh năm nào?

A. 1819. B. 1820. C. 1821. D. 1822.

83
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH TĂNG TỐC TAQ

ĐỀ SỐ 04

1.1 TIẾNG VIỆT


CÂU 1: Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “Ăn một bát cháo chạy ba .... đồng.”
A. Cánh. B. Quãng. C. Tấc. D. Chặng.
CÂU 2:Tác giả của đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích từ hồi kí “Những ngày thơ ấu” (sách
giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1) là ai?
A. Thạch Lam. B. Thế Lữ.
C. Nguyên Hồng. D. Nhất Đăng.
CÂU 3: Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!”
(Trích “Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. Thơ Mới. B. Thơ cách mạng.
C. Thơ trung đại. D. Thơ dân gian.
CÂU 4: Văn bản “Một thức quà của lúa non: Cốm” - Thạch Lam (SGK Ngữ văn lớp 7 - tập 1)
thuộc thể loại nào?
A. Bút kí. B. Tùy bút.
C. Truyện kí. D.Truyện ngắn.
CÂU 5: Xác định biện pháp tu từ trong đoạn thơ dưới đây.
“Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.”
(Trích “Bạn đến chơi nhà” - Nguyễn Khuyến)

84
A. So sánh. B. Điệp từ. C. Nói quá. D. Phép đối.
CÂU 6: "Việt" là tên một nhân vật trong tác phẩm nào?
A. Vợ nhặt - Kim Lân.
B. Một người Hà Nội - Nguyễn Khải.
C. Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.
D. Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi.
CÂU 7: Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
"Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê?
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?"
Đoạn thơ viết về Bác Hồ thể hiện điều gì?
A. Lòng kính yêu đối với Bác.
B. Sự gian lao và ý chí của Bác.
C. Thời tiết khắc nghiệt.
D. Các công việc nặng nhọc Bác đã từng làm thời trẻ.
CÂU 8: Từ nào viết đúng chính tả trong số các từ sau?
A. Đặt cách. B. Chui rút. C. Chổ trống. D. Chì chiết.
CÂU 9: Trong những câu sau, câu nào có từ viết sai chính tả:
A. Một người ích kỷ như anh ấy thì làm sao có thể chấp nhận chia sẽ bí quyết đó được chứ.
B. Đúng tức là đúng, sai tức là sai. Việc mà tôi không làm thì tại sao tôi phải nhận.
C. Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa.
D. Chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm
dịu.
CÂU 10: Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu sau: “Anh ấy hồi hộp ... theo quá trình các
đối tác ... về hợp đồng xuất khẩu hàng này”
A. Dõi - nghị sự. B. Ngó - nghị sự.
C. Dõi - thương thảo. D. Ngó - thương thảo.
CÂU 11: Dòng nào trong các dòng sau đây có tất cả đều là từ Hán Việt:
A. Đất trời, bảo mật, tân binh, hậu đãi, nhà cửa.
B. Giang sơn, chinh phạt, mỹ nhân, xinh xắn, sơn hà.
C. Thủy cung, lương thực, thi nhân, nhân hậu, tuấn tú.

85
D. Quốc vương, buồn bã, cường quốc, anh hùng, quỳ lạy.
CÂU 12: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn
khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?”
(Trích “Bếp lửa” - Bằng Việt)
A. Ẩn dụ. B. Hoán dụ. C. Câu hỏi tu từ. D. Phép đối.
CÂU 13: Câu nào dưới đây sai ngữ pháp hoặc sai chính tả tiếng Việt
A. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu
vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
B. Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói.
C. Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn
dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, ...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn.
D. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại
nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình,
có khi bỗng im bặt một thoáng rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc
người nào.
CÂU 14: Từ nào dưới đây không cùng loại với những từ còn lại: rón rén, lẻo khẻo, chỏng
quèo, soàn soạt
A. Rón rén. B. Lẻo khẻo. C. Chỏng quèo. D. Soàn soạt.
CÂU 15: Cho câu sau: “Những nguồn ánh sáng ấy đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh
từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng bên tối.” Đây là câu:
A. Đúng. B. Sai chính tả.
C. Sai logic. D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi từ 16 đến 20:
“Mặt bàn gỗ lim nhẵn bóng là tầng mây xán lạn, mênh mông trên đó là hai “rùa thần vỏ lạc
tây” kia bơi theo chiều gió. Ngón tay giữa và ngón tay trỏ của tôi đặt lên hai vị tiên đồng: tôi
và em gái tôi, cưỡi linh quá bay trên tầng không, trên tầng không, hai tiên đồng kia đã bao
nhiêu năm tháng tìm kiếm các phương trời một người cha thân yêu bỗng dưng lìa bỏ hai con
mà không bảo cho chúng tôi biết chỗ mình ở, ngày mình về. Rồi càng bay xa, càng bay lâu,
chỉ càng thấy ruộng nương, sông hồ, rừng núi và biển cả mịt mùng…”
(Trích “Những ngày thơ ấu”)
CÂU 16:Nêu ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ?
A. Nghị luận và biểu cảm. B. Miêu tả và biểu cảm.

86
C. Nghị luận và miêu tả. D. Biểu cảm và tự sự.
CÂU 17:Tìm những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ?
A. So sánh, nhân hóa, điệp từ. B. Hoán dụ, ẩn dụ, điệp từ.
C. So sánh, ẩn dụ, điệp từ. D. Hoán dụ, nhân hóa, điệp từ.
CÂU 18: Bạn hiểu thế nào về câu: “Rồi càng bay xa, càng bay lâu, chỉ càng thấy ruộng
nương, sông hồ, rừng núi và biển cả mịt mùng…”
A. Càng tìm kiếm thì lại càng trở nên tuyệt vọng.
B. Hành trình tìm lại người cha năm nào cũng vô vọng như tìm kiếm kho báu trong thế
giới rộng lớn vô tận.
C. Càng nhớ mong hạnh phúc ngày xưa bao nhiêu, thì lại càng thấy vô vọng, cùng cực như
đi giữa thế giới rộng lớn tối tăm, mịt mùng bấy nhiêu.
D. Không gian rộng lớn nhưng đầy tối tăm, không có phương hướng như là sự tuyệt vọng,
vô định trong việc tìm lại hạnh phúc ngày xưa.
CÂU 19: Từ “rùa thần vỏ lạc tây” được hiểu là:
A. Rùa thần được làm từ vỏ lạc tây.
B. Tưởng tượng vỏ lạc tây như con rùa thần trong hành trình huyền ảo.
C. Rùa thân khoác trên mình chiếc mai là vỏ lạc tây.
D. Mảnh lạc tây như rùa thần chầu chực để bảo vệ đứa trẻ.
CÂU 20: Nội dung của đoạn văn trên là:
A. Đứa trẻ tưởng tượng bản thân và em gái đang vui đùa.
B. Nỗi nhớ và niềm mong ước có cha bên cạnh đầy tuyệt vọng của đứa trẻ.
C. Sự tuyệt vọng của đứa trẻ khi không tìm được cha.
D. Đứa trẻ tưởng tượng bản thân và em gái trong hành trình huyền ảo ước mơ có được
hạnh phúc khi có cha bên cạnh như ngày xưa.
1.2 TIẾNG ANH
CÂU 21 - 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
CÂU 21: The opposition will be elected into government at the next election, without
a…………..of a doubt
A. Shade. B. Shadow. C. Benefit. D. Hue.
CÂU 22: her fiction describes women in unhappy marriages.
A. Many of. B. A large number of. C. A great volume of. D. Much of.
CÂU 23: It seems that the world record for this event is almost impossible to .
A. Get. B. Beat. C. Take. D. Achieve.
CÂU 24: The smell was so bad that it completely us ______ off our food.
A. Set. B. Took. C. Got. D. Put.
CÂU 25: He has been waiting for this letter for days, and at it has come.

87
A. Last. B. The end.
C. Present. D. The moment.
CÂU 26 - 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.
CÂU 26: A football match begins with the ball kicking forwards from a spot in the centre of
the field.
A. Begins. B. With. C. Kicking forwards. D. In the centre.
CÂU 27: They had a discussion about training not only the new employees but also giving
them some challenges.
A. About training. B. Not only. C. Giving. D. Challenges.
CÂU 28: John's classmates like him since he is friendly, honest, and kindness.
A. Like. B. Since. C. Is. D. Kindness.
CÂU 29: Richard enjoy taking part in social activities during his summer holiday.
A. Enjoy. B. In. C. Activities. D. His.
CÂU 30: Public speaking is quite a frightening experience for many people as it can produce
a status of mind similar to panic.
A. Quite. B. Frightening. C. Status. D. Panic.
CÂU 31- 35: Which of the following best restates each of the given sentences.
CÂU 31: We cut down many forests. The Earth becomes hot.
A. The more forests we cut down, the hotter the Earth becomes.
B. The more we cut down forests, the hotter the Earth becomes,
C. The more forests we cut down, the Earth becomes hotter.
D. The more we cut down forests, the Earth becomes hotter.
CÂU 32: The new restaurant looks good. However, it seems to have few costumers.
A. In spite of its appearance, the new restaurant does not appear to attract much business.
B. The new restaurant would have more customers if it looked better.
C. In order to get more business, the new restaurant should improve its appearance.
D. If it had a few more customers, the new restaurant would look better.
CÂU 33: Please arrive early because we want to be able to start our meeting early.
A. Please arrive early so that we can start our meeting early.
B. Please arrive early so that we are able to start our meeting early.
C. Please arrive early so that we would be able to start our meeting early.
D. Please arrive early for us to be able to start our meeting early.
CÂU 34: There was no need for you to have left the house in such weather.
A. You needn’t leave the house in such weather.
B. You needn’t have left the house in such weather.
C. You didn’t have to leave the house in such weather.
D. You didn’t need to leave the house in such weather.
CÂU 35: The concert went like a bomb.
A. The concert was a disaster. B. There was a bomb in the concert.
C. The concert was very violent. D. The concert was extremely
successful .CÂU 36 – 40: Read the following passage and answer the questions below
Pollutants are clogging up the atmosphere above our planet and trapping the sun's heat. That

88
makes our planet warmer, which causes glaciers to melt, crazy weather patterns to develop,
and natural disasters spread like wildfires.
But there are other consequences that people don't always associate with climate change. One
surprising fact aboutglobal warming is that it makes people more aggressive.
As the world gets hotter, tempers also get fierier. A new study found that violent crimes and
even war become more likely as temperatures rise. Heart rates tend to be elevated in warm
weather, so people are prepped for a physical response to a situation. That’s not to say we're
headed for a violent end as Earth warms up, though. Advances in everything from technology
to health have sparked a decline in conflict. It's just that global warming might be slowing that
decline.
CÂU 36: What is trapping the sun’s heat?
A. The atmosphere. B. Pollutant.
C. Glaciers. D. The atmosphere above our planet.
CÂU 37: According to the paragraph 1, all of the following are results of our planet getting
warmer EXCEPT
A. Melting glaciers. B. Increasing greenhouse gas.
C. Natural disasters like wildfires. D. Crazy weather patterns to develop.
CÂU 38: One surprising fact about global warming surprising fact about global warming is
that
A. It could sink cities. B. It makes people more aggressive
C. It makes mountains taller. D. It will last for centuries.
CÂU 39: What does the new study found about the causes of rising temperatures?
A. People becomes more healthy. B. Plants bloom earlier in the winter.
C. Violent crimes are likely to happen. D. Sea level rises.
CÂU 40: Why are people prepped for a physical response to a situation?
A. Because heart rates tend to be elevated in warm weather.
B. Because there are a lot of surprising facts.
C. Because their hearts are weaker due to the rising temperatures.
D. Because they are more aggressive now.
PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Câu 41: Một người gửi 100 triệu đồng vào ngân hàng với kì hạn 3 tháng (một quý), lãi suất
6% một quý theo hình thức lãi kép. Sau đúng 6 tháng, người đó lại gửi thêm 100 triệu đồng
với hình thức và lãi suất như trên. Hỏi sau một năm tính từ lần gửi đầu tiên người đó nhận số
tiền gần với kết quả nào nhất?
A. 238, 6 triệu đồng. B. 224, 7 triệu đồng.
C. 243,5 triệu đồng. D. 236, 2 triệu đồng.
Câu 42: Gieo một con xúc sắc cân đối và đồng chất một lần. Giả sử con xúc sắc xuất hiện
mặt k chấm. Xét phương trình  x 3  3 x 2  x  k . Tính xác suất để phương trình trên có ba
nghiệm thực phân biệt.
1 1 2 1
A. . B. . C. . D. .
3 2 3 6

89
Câu 43: Cho đồ thị hàm số y  f  x  có đồ thị như hình vẽ. Hàm số y  f  x  đồng biến
trên khoảng nào dưới đây?

A.  2; 2  . B.  ; 0  . C.  0; 2  . D.  2;    .

x 1 y z  3
Câu 44: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , cho đường thẳng d :   và mặt
1 2 1
cầu  S  tâm I có phương trình  S  :  x  1   y  2    z  1  18 . Đường thẳng d cắt
2 2 2

S  tại hai điểm A, B . Tính diện tích tam giác IAB .


8 11 16 11 11 8 11
A. . B. . C. . D. .
3 3 6 9

Câu 45: Cho 2 số thực dương a , b thỏa mãn a  b , a  1 , loga b  2 . Tính


T  log a
3
ba
b

2 2 2 2
A. T   . B. T  . C. T  . D. T   .
5 5 3 3
Câu 46: Một cái bồn gồm hai nửa hình cầu đường kính 18 dm , và một hình trụ có chiều cao
36 dm . Tính thể tích V của cái bồn đó.

1024
A. V  9216 dm 3 . B. V  dm 3 .
9
16
C. V  . dm 3 . D. V  3888 dm 3 .
243
Câu 47: Một nhóm gồm 8 nam và 7 nữ. Chọn ngẫu nhiên 5 bạn. Xác suất để trong 5 bạn
được chọn có cả nam lẫn nữ mà nam nhiều hơn nữ là

90
60 238 210 82
A. . B. . C. . D. .
143 429 429 143
1
Câu 48: Thể tích khối tứ diện đều ABCD bằng thì khoảng cách từ A đến mặt phẳng
3
 BCD  là.
2 3 2 3
A. . B. . C. . D. .
3 3 3 2
Câu 49: Số phức z thỏa: 2 z  3i  z  6  i  0 có phần ảo là:
A. 4 . B. 3 . C. 2 . D. 1 .
2
Câu 50: Biết rằng  ln  x  1 dx  a ln 3  b ln 2  c
1
với a , b , c là các số nguyên. Tính

S  abc
A. S  0 . B. S  1 . C. S  2 . D. S  2 .
CÂU 51: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. Hai đường thẳng không cắt nhau và không song song thì chéo nhau.
B. Hai đường thẳng không song song thì chéo nhau.
C. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.
D. Hai đường thẳng chéo nhau thì có điểm chung.
CÂU52:

Chọn hình thích hợp điền vào chỗ trống.


A. Hình A. B. Hình B. C. Hình C. D. Hình D.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56:
Một tỉnh X tổ chức cuộc thi sáng tạo khoa học, trong đó có ba chủ đề lựa chọn để thi là chủ
ĐỀ 1, 2, 3. Có 7 bạn A, B, C, D, E, F, G tham gia dự thi, mỗi bạn chỉ được lựa chọn một chủ
đề để thi, biết rằng mỗi chủ đề có ít nhất hai bạn đăng kí dự thi.

91
Cho các thông tin sau:
1. E và B làm hai chủ đề khác nhau.
2. G làm chủ ĐỀ 3.
3. A và C không làm chủ đề 2.
4. F và D không làm chủ ĐỀ 3.
CÂU 53: Theo các thông tin đề cho, cách nhận chủ đề nào sau đây là phù hợp nhất?
A. 1(A, D); 2(E, F); 3(B, C, G). B. 1(A, C); 2(D, F); 3(B, E, G).
C. 1(A, D); 2(E, B); 3(F, C, G). D. 1(A, D, G); 2(E, F); 3(B, C).
CÂU 54: Nếu chỉ B và E nhận chủ ĐỀ 1 thì bạn nào sau đây có thể nhận chủ ĐỀ 3?
A. F. B. D. C. G. D. C.
CÂU 55: Nếu E nhận chủ đề 2, B nhận chủ ĐỀ 1 và số lượng nhận chủ ĐỀ 3 là nhiều nhất thì
phát biểu nào sau đây là đúng?
A. A nhận chung chủ đề với C. B. D nhận chung chủ đề với E.
C. F nhận chung chủ đề với B. D. E nhận chung chủ đề với F.
CÂU 56: Nếu A nhận chủ ĐỀ 1, C nhận chủ ĐỀ 3 và số lượng nhận chủ ĐỀ 3 là nhiều có
bao nhiêu cách nhận chủ đề thoã mãn?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60
Thư viện trường X có bốn loại sách: tham khảo, truyện, sách giáo viên, sách học sinh. Có một
bạn học sinh mượn sách vào thứ hai, thứ tư, thứ sáu, thứ bảy hằng tuần, biết rằng mỗi lần chỉ
được mượn một quyển, bạn học sinh đó mượn liên tiếp 2 tuần. Cho các thông tin sau:
1. Trong tuần đầu tiên, ngày thứ hai mượn sách tham khảo.
2. Sách lần sau mượn không được cùng loại so với sách lần trước.
3. Sách mượn lần thứ bảy lại cùng loại với sách mượn lần thứ năm.
4. Ngày thứ bảy tuần đầu tiên không bao giờ mượn sách giáo viên và sách tham khảo.
5. Lần thứ hai và lần thứ sáu đều mượn sách giáo viên.
6. Biết rằng số lượng mỗi loại sách được mượn không vượt quá 3 quyển.
CÂU 57: Nếu lần thứ ba mượn sách là loại truyện thì ngày thứ sáu của tuần 2, bạn học sinh
đó không thể mượn loại sách nào dưới đây?
A. Truyện. B. Sách tham khảo.
C. Sách học sinh. D. A và B đúng.
CÂU 58: Nếu ngày thứ sáu không được mượn truyện thì hai loại sách không thể được mượn
lần lượt vào lần thứ 4 và lần thứ 7 là? (biết rằng hai loại đó phải cùng nằm trong một trường

92
hợp)
A. Truyện, sách tham khảo.
B. Sách học sinh, sách tham khảo.
C. Truyện, sách học sinh.
D. Tất cả đều sai.
CÂU 59: Nếu ngày thứ sáu không được mượn truyện thì có tối đa bao nhiêu cách mượn sách
phù hợp với bạn học sinh đó?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 60: Nếu ngày thứ bảy của tuần 2, bạn học sinh đó mượn sách học sinh thì có bao nhiêu
khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây?
I. Ngày thứ 6, bạn học sinh đó có thể mượn một quyển trong tất cả 4 loại sách.
II. Ngày thứ 2, học sinh đó có thể mượn được tối đa hai loại sách thoả mãn.
III. Lần thứ 3, học sinh đó mượn truyện.
IV. Lần thứ 5, bạn học sinh đó mượn sách tham khảo.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Dựa vào các thông tin sau để trả lời từ câu 61 đến 63

93
Tình hình thương mại, vận tải và du lịch tháng 1 – 2021 so với cùng kì năm trước
CÂU 61: So với cùng kì năm trước, số lượt hành khách đã bị giảm bao nhiêu (triệu lượt)?
A. 79,7. B. 495,2. C. 66,9. D. 2580.7.
CÂU 62: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam cùng kì năm trước là bao nhiêu (lượt người)?
A. 1.952.796. B. 17.897. C. 1.970.667. D. 17.576.
CÂU 63: Hãy cho biết ở cùng kì năm trước, nước ta xuất siêu hay nhập siêu bao nhiêu tỷ
USD?
A. Xuất siêu 0,32. B. Nhập siêu 0,32.
C. Nhập siêu 9,53. D. Xuất siêu 9,53.
Dựa vào các thông tin sau để trả lời từ câu 64 đến 66
Tình hình đăng kí kinh doanh các doanh nghiệp tháng 1 năm 2021 so với cùng kì năm trước

94
(theo: Tổng cục thống kê)
CÂU 64: Trong tháng 1/2021, có tổng cộng nghìn bao nhiêu doanh nghiệp đã tạm ngưng
kinh doanh hoặc đã giải thể?
A. 20,2. B. 2020. C. 20.200. D. 202.000.
CÂU 65: Trong tháng 1/2020, số doanh nghiệp đăng ký mới chiếm bao nhiêu phần trăm tổng
số doanh nghiệp đang hoạt động?
A. 53,56%. B. 49,47%. C. 60,85%. D. 45,10%.
vốn đăng kí
CÂU 66: So với cùng kì 2020, tỉ số doanh nghiệp đăng kí mới
(nghìn tỷ đồng/doanh nghiệp) của
tháng 1/2021:
A. Tăng 4,2%. B. Giảm 5,1%.
C. Tăng 3,4%. D. Giảm 6,2%.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời từ câu 67 đến 70:

95
Biểu đồ đơn giá quy đổi Dogecoin sang Meowcoin từ ngày 10 đến 31 tháng 1-2021
(đơn vị: Meowcoin/Dogecoin)
(theo: vn.investing.com)
Vào ngày 1/1, Michael đã vay 1 triệu Meowcoin và quyết định chọn một ngày bất kì từ ngày
15 đến 24 để dùng toàn bộ Meowcoin mua Dogecoin. Michael sẽ bán lại toàn bộ Dogecoin
vào ngày 25. Biết lãi suất mỗi ngày là 0,0005% và số Dogecoin mua được là một số thực.
CÂU 67: Giá Dogecoin ngày 31 giảm bao nhiêu so với ngày 18?
A. 2.000 Meowcoin. B. 3.000 Meowcoin.
C. 4.000 Meowcoin. D. 5.000 Meowcoin.
CÂU 68: So với ngày 10/1, giá Meowcon ngày 24/1 đã:
A. Tăng 30%. B. Tăng 25%. C. Giảm 25%. D. Tăng 30%.
CÂU 69: Từ ngày 15 đến ngày 24, có bao nhiêu ngày mà nếu Michael chọn để mua
Dogecoin thì chắc chắn sẽ bị lỗ?
A. 6 ngày. B. 7 ngày. C. 8 ngày. D. 9 ngày.
CÂU 70: Số tiền tối đa mà Michael có thể có được là bao nhiêu? (giả sử không lãi kép)
A. 25.423 Meowcoin. B. 32.132 Meowcoin.
C. 35.123 Meowcoin. D. 27.458 Meowcoin.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CÂU 71: Cho số thứ tự các nguyên tố Ca (Z = 20), Zn (Z = 30), S (Z = 16), Cr (Z = 24).
Những ion có cấu hình tương tự khí hiếm là
A. Ca2+; Zn2+. B. Zn2+; S2-. C. S2-; Cr3+. D. Ca2+; S2-.
CÂU 72: Cho các dung dịch của các hợp chất sau: glyxin, alanin, lysin, axit glutamic, axit -
aminocaproic, axit -aminoetanoic; phenylamoni clorua; mononatri glutamat. Số dung dịch
làm quì tím hóa đỏ là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
CÂU 73: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X ở thể khí. Sản phẩm cháy thu được cho hấp
thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng bình đựng

96
dung dịch Ca(OH)2 tăng 16,8 gam. Lọc bỏ kết tủa, cho nước lọc tác dụng với dung dịch
Ba(OH)2 dư lại thu được kết tủa, tổng khối lượng hai lần kết tủa là 39,7 gam. Công thức phân
tử của X là:
A. C3H8. B. C3H6. C. C3H4. D. C2H4.
CÂU 74: Thực hiện thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X như sau:- Bước 1: Cho
vào ống nghiệm khô (ống số 1) có nút và ống dẫn khí khoảng 4 – 5 gam hỗn hợp bột mịn đã
được trộn đều gồm natri axetat và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng
- Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch nước brom
đựng trong cốc thủy tinh.
- Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ xung quanh phần dưới của ống
nghiệm, sau đó đun tập trung vào vị trí có hỗn hợp phản ứng)
Cho các phát biểu sau
(a) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(b) Sau khi thực hiện bước 3 một thời gian, màu của dung dịch trong cốc thủy tinh bị nhạt
dần.
(c) Khí X sinh ra trong thí nghiệm là thành phần chính của khí thiên nhiên, có khả năng kích
thích trái cây nhanh chín.
(d) Kết thúc thí nghiệm, tắt đèn cồn, đề ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi
dung dịch trong cốc thủy tinh.
(e) Muốn thu khí X trong bình tam giác mà ít lẫn tạp chất ta phải thu bằng phương pháp đẩy
nước.
Số phát biểu sai là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
CÂU 75: Một ống dây điện dài  = 1 m gồm N = 1000 vòng có đường kính mỗi vòng 10 cm,
có I = 2A chạy qua. Tìm suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây khi ta ngắt dòng điện.
Biết thời gian ngắt là 0,1s.
A. 3,2 V. B. 0,16 V. C. 0,20 V. D. 0,32V.
CÂU 76: Đặt điện áp u = U0cos(100πt) V vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp, cuộn dây
thuần cảm. Tại thời điểm t1, điện áp tức thời của các phần tử R, L, C lần lượt là 30V, -160 V,
80 V. Tại thời điểm t2 = t1 + 0,125 s, điện áp tức thời của các phần tử R, L, C lần lượt là 40 V,
120 V, -60 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là:

A. 50 5 V. B. 25 10 V. C. 50 2 V. D. 100 2 V.
CÂU 77: Đặt vào hai đầu điện trở R = 48 Ω một nguồn điện, đo HĐT giữa hai đầu điện trở ta
có U = 120V. Biết điện trở trong nguồn r = 2 Ω. Tính I và E.
A. 3,0 A; 125 V. B. 2,5 A; 250 V. C. 2,5 A; 125 V. D.3,0 A; 250 V.
CÂU 78: Khi một con lắc lò xo đang dao động tắt dần do tác dụng của lực ma sát thì cơ năng
của con lắc chuyển hóa dần dần thành
A. Điện năng. B. Thế năng. C. Nhiệt năng. D. Hóa năng.
CÂU 79: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?

97
A. Giun đất. B. Chim bồ câu. C. Tôm. D. Cá chép.

CÂU 80: Nhóm động vật nào sau đây có ống tiêu hóa?
A. Giun đốt B. Thủy tức.
C. Động vật nguyên sinh D. Giun dẹp
CÂU 81: Ở một loài động vật, locus gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, trong đó các
kiểu gen khác nhau về một locus này quy định kiểu hình khác nhau; locus gen quy định màu
mắt gồm 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Hai locus gen này nằm trên NST giới tính X ở
vùng không tương đồng. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, số loại kiểu gen và
số loại kiểu hình tối đa về cả 2 giới ở 2 locus trên là
A. 14KG ; 8KH. B. 9KG; 4KH.
C. 10KG; 6KH. D. 14KG; 10KH.
CÂU 82: Một tế bào sinh dưỡng của cây ngô có 2n = 20 NST, nguyên phân liên tiếp 5 lần.
Tuy nhiên ở lần thứ 3, trong số tế bào con do tác động của tác nhân gây đột biến cônsixin có
một tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra ở tất cả các cặp NST, các lần phân bào khác diễn ra
bình thường. Khi kết thúc quá trình nguyên phân, tỉ lệ tế bào đột biến so với tổng số tế bào
con là
A. 6/7. B. 1/6. C. 5/6. D. 1/7.
CÂU 83: Nội thủy là?
A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.
C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lý.
D. Vùng nước cách bờ 12 hải lý.
CÂU 84: Gia tăng dân số tự nhiên là?
A. Hiệu số của người nhập cư và người xuất cư.
B. Tỷ lệ cao.
C. Hiệu số của tỷ suất sinh và tỷ suất tử.
D. Tuổi thọ trung bình cao.
CÂU 85: Điểm xuất phát của nền kinh tế nước ta là?
A. Nền nông nghiệp nhỏ bé. B. Nền nông nghiệp hiện đại.
C. Nền công nghiệp hiện đại. D. Trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại.
CÂU 86: Nhân tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta trong những năm gần đây là:
A. Nguồn nguyên liệu trong nước được cung cấp đầy đủ.
B. Thị trường đã được mở rộng cả trong lẫn ngoài nước.
C. Trình độ của người lao động đã được nâng lên rất nhiều.
D. Nguồn lao động có tay nghề đã được đáp ứng đầy đủ.

98
CÂU 87: Cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp (1945 – 1954) được
kết thúc bằng sự kiện lịch sử nào?
A. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết.
B. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
C. Các cuộc tiến công chiến lược trong đông xuân 1953 – 1954.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
CÂU 88: Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được gọi là “con
rồng” kinh tế châu Á?
A. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
B. Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan
C. Nhật Bản, Ma Cao, Hàn Quốc
D. Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan
CÂU 89: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930) là sự kết hợp giữa
A. Chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và tư tưởng Hồ Chí Minh.
B. Chủ nghĩa Mác- Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh và phong trào yêu nước Việt Nam.
C. Chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
D. Chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phòng Tiểu tư sản yêu nước Việt
Nam.
CÂU 90: Bước vào đông – xuân 1953 - 1954, Pháp – Mĩ âm mưu giành một thắng lợi quân
sự quyết định nhằm:
A. “Kết thúc nhanh chóng chiến tranh ở Việt Nam”.
B. “Kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
C. “Nhanh chóng kiểm soát tình hình chiến trường”.
D. “Giành thế chủ động trên chiến trường Đông Dương”.
Dựa vào thông tin bên dưới để trả lời từ câu 91 đến câu 93:
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este
thường có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ
phẩm, thực phẩm. . .
Để điều chế este của ancol, người ta thường thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn
chức (CnHmO2) và rượu thu được este và nước.
Để điều chế este của phenol, người ta phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với
phenol thu được este.
CÂU 91: Người ta thực hiện phản ứng este hóa giữa axit axetic và ancol isoamylic thu được
este nào sau đây?
A. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2. B. (CH3)2CHCH2COOCH3.
C. (CH3)2CHCH2CH2COOCH3. D. CH3COOCH2CH(CH3)2.

99
CÂU 92: Trong phòng thí nghiệm, isoamyl axetat (dầu chuối) được điều chế từ phản ứng
este hóa giữa axit cacboxylic và ancol tương ứng có cho thêm vài giọt axit sunfuric đặc. Vai
trò của axit sunfuric đặc trong thí nghiệm này là
A. Hút nước làm chuyển dịch cân bằng theo chiều thuận.
B. Xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận.
C. Xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nghịch.
D. Cả a, b và c.
CÂU 93: Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:
+ Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat.
+ Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ nhất, 4 ml dung dịch NaOH 30%
vào ống thứ hai.
+ Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để
nguội.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 2, chất lỏng trong ống thứ nhất phân lớp, chất lỏng trong ống thứ hai đồng nhất.
(2) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
(3) Sau bước 3, các chất thu được sau phản ứng thủy phân trong cả hai ống nghiệm đều tan
tốt trong nước.
(4) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(5) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Dựa vào thông tin bên dưới để trả lời từ câu 94 đến câu 96:
Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi
trường xung quanh. Đó là một quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa trong đó kim loại bị
oxi hóa thành ion dương.M  Mn+ + ne
Có hai dạng ăn mòn kim loại là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học:• Ăn mòn hóa học là
quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất
trong môi trường.
• Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng
của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa học là:
• Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim
loại với phi kim,. . .
• Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
• Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
Một sinh viên thực hiện thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1:
- Rót các thể tích NaCl đậm đặc bằng nhau vào 2 cốc thủy tinh.
- Cắm một lá sắt và một lá đồng vào mỗi cốc.
- Nhỏ vào mỗi cốc 5 - 7 giọt dung dịch kali ferixianua K3[Fe(CN)6] (là thuốc thử nhận biết
ion Fe2+ vì thuốc thử phản ứng với muối sắt(II) tạo kết tủa màu xanh là sắt(II) ferixianua
Fe3[Fe(CN)6]2).

100
- Nối lá Fe và lá Cu trong cốc (2) bằng một dây dẫn.
Thí nghiệm 2: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau (3 cốc đều chứa dung dịch NaCl đậm
đặc có cùng thể tích và nồng độ mol):

CÂU 94: Trong thí nghiệm 1, hiện tượng quan sát được là
A. Cốc (1) xuất hiện kết tủa xanh, cốc (2) không hiện tượng.
B. Cốc (1) và cốc (2) đều xuất hiện kết tủa xanh.
C. Cốc (1) không hiện tượng, cốc (2) xuất hiện kết tủa xanh.
D. Cốc (1) và cốc (2) đều không có hiện tượng gì.
CÂU 95: Trong thí nghiệm 1, để hiện tượng xảy ra tương tự ta có thể thay lá đồng bằng lá
kim loại nào sau đây?
A. Mg. B. Ni. C. Al. D. Zn.
CÂU 96: Trong thí nghiệm 2, đinh sắt trong cốc nào được bảo vệ?
A. Cốc 2. B. Cốc 3.
C. Cốc 1. D. Cốc 1 và cốc 3.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi 97 đến 99:
Từ thời Hy lạp cổ đại, nhà triết học Aristoles đã cho rằng sự rơi của một vật phụ thuộc vào
khối lượng của vật. Khi hai vật được thả cùng một lúc và từ một độ cao, vật nào nặng hơn sẽ
rơi nhanh hơn. Tuy nhiên, vào năm 1583 tại tháp nghiêng Pisa, Galileo Galilei đã thực hiện
những quan sát đầu tiên về đặc điểm rơi tự do của các quả cầu nặng có cùng đường kính,
nghiên cứu quy luật chuyển động của các vật thể trên mặt phẳng nghiêng và chuyển động của
các vật thể ném nghiêng so với đường chân trời.
Kết quả của những quan sát này cho phép Galileo khám phá ra một trong những định luật
quan trọng nhất của cơ học hiện đại, định luật này được gọi là định luật Galileo: tất cả các vật
thể dưới tác dụng của lực hấp dẫn đều rơi nhanh dần đều xuống Trái đất với cùng một gia tốc
g = 10 m/s2.
Khi một vật rơi chỉ chịu tác dụng của trọng lực, ta nói vật rơi tự do. Công thức sự rơi tự do
1
được tính như sau: h = 2gt2

Với t là thời gian vật rơi đến lúc chạm đất từ độ cao h. Tuy nhiên, nếu vật có vận tốc ban đầu
v0 theo phương ngang thì ta có bài toán ném ngang, với quỹ đạo rơi của vật sẽ là hình parabol
2ℎ
và tầm xa nhất của vật được tính theo công thức: L = v0t = v0. �

101
CÂU 97: Một máy bay ném bom bay theo phương ngang ở độ cao 2 km với vận tốc 504
km/h. Viên phi công phải thả bom cách mục tiêu bao xa (theo phương ngang) để bom rơi
trúng mục tiêu? Lấy g = 10 m/s2.
A. 2800 m. B. 2000 m. C. 800 m. D. 1000 m.
CÂU 98: Chuyển động ném ngang có tính chất là
A. Sự rơi thẳng đều. B. Sự rơi chậm dần đều.
C. Có quỹ đạo là hình parabol. D. Vận tốc luôn không đổi.
CÂU 99: Một vật rơi tự do từ độ cao h ở nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Trong 2
giây cuối trước khi chạm đất vật rơi được 80 m. Thời gian rơi tự do của vật bằng
A. 4 s. B. 5 s. C. 6 s. D. 7 s.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi 100 đến 102:
Ánh nắng mặt trời có nhiều tác động xấu đến làn da, có thể dẫn đến lão hóa, ung thư và một
loạt các bệnh liên quan khác. Tiếp xúc với tia tử ngoại (tia UV) sẽ gây ra khoảng 90% các
triệu chứng tổn thương da.
Thành phần chủ yếu của ánh nắng mặt trời là tia UV, được chia thành các loại dựa trên bước
sóng tương đối của chúng (được đo bằng nanomet, hoặc nm):
Bức xạ UVC (100 đến 290 nm);
Bức xạ UVB (290 đến 320 nm);
Bức xạ UVA (320 đến 400 nm);
Trong đó, tia UVC có bước sóng ngắn nhất và gần như bị hấp thụ hoàn toàn bởi tầng Ozon.
Như vậy, loại tia uv này không thực sự ảnh hưởng đến da. Tuy nhiên, bức xạ UVC vẫn có thể
được tìm thấy từ các nguồn nhân tạo như đèn hồ quang thủy ngân và đèn diệt khuẩn.
Còn lại là bức xạ UVB, không dễ xuyên qua kính nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến lớp ngoài
cùng của da (biểu bì) và là nguyên nhân chính gây cháy nắng. Cường độ cao nhất của tia
UVB là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, khi ánh sáng mặt trời sáng
nhất. Đồng thời cũng gay gắt hơn trong những tháng mùa hè, chiếm khoảng 70% mức độ
phơi nhiễm tia UVB hàng năm của một người.
Ngược lại, bức xạ UVA, không lọc được bằng kính, từng được cho là chỉ có tác dụng nhỏ
trên da nhưng các nghiên cứu ngày nay đã chỉ ra rằng tia UVA là nhân tố chính gây hại cho
da vì có khả năng đi sâu vào da hơn UVB.
CÂU 100: Sau những ngày nghỉ mát ở bờ biển, tắm biển và phơi nắng, da ta có thể bị rám
nắng hay cháy nắng. Đó là do tác dụng chủ yếu của tia nào sau đây trong ánh sáng Mặt Trời?
A. Tia hồng ngoại. B. Tia đơn sắc vàng. C. Tia đơn sắc đỏ. D. Tia tử ngoại.
CÂU 101: Trong các loại tia sau, tia nào có bước sóng nhỏ nhất?

102
A. Tia UVA. B. Tia hồng ngoại. C. Tia UVC. D. Tia UVB.
CÂU 102: Trong các tia được đề cập trong đoạn thông tin, tia nào gần như bị hấp thụ hết bởi
tầng Ozon?
A. Tia UVA. B. Tia UVB.
C. Tia UVC. D. Không tia nào bị hấp thụ.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Operon lac ở E. coli: Điều hoà tổng hợp các enzyme cảm ứng. E. coli sử dụng ba enzyme để
tiếp thu và chuyển hoá lactose. Các gene mã hoá cho ba enzyme này tập trung thành nhóm
trong operon lac. Một gene trong số đó, gene lacZ, mã hoá cho B-galactosidase là enzyme
xúc tác phản ứng thuỷ phân lactose thành glucose và galactose.
Gene thứ hai, lacY, mã hoá cho permease là protein màng sinh chất có chức năng vận chuyển
lactose vào trong tế bào. Gene thứ ba, lacA, mã hoá cho một enzyme có tên là acetylase có
chức năng trong chuyển hoá lactose nhưng còn chưa biết rõ. Gene mã hoá cho protein ức chế
operon lac, gọi là gene điều hòa, ở gần gene operon lac.

CÂU 103: Operon Lac không bao gồm thành phần nào sau đây
A. Vùng vận hành. B. Gen điều hòa.
C. Vùng khởi động. D. Gen cấu trúc.
CÂU 104: Khi môi trường có hoặc không có lactose thì hoạt động nào sau đây vẫn diễn ra
A. Gen cấu trúc tổng hợp protein. B. Protein ức chế bị bất hoạt
C. Vùng điều hành bị bất hoạt. D. Gen điều hòa tổng hợp protein

103
CÂU 105: Ở vi khuẩn E.Coli, giả sử có 5 chủng đột biến
Chủng 1. Đột biến ở vùng khởi động làm gen điều hòa R không phiên mã.
Chủng 2. Gen điều hòa R đột biến làm prôtêin do gen này tông hợp mất chức năng,
Chủng 3. Đột biến ở vùng khởi động của opreron Lac làm mất chức năng vùng này
Chủng 4. Đột biến ở vùng vận hành của opreron Lac làm mất chức năng vùng này,
Chủng 5. Gen cấu trúc Z đột biến làm prôtêin do gen này quy định mất chức năng,
Các chủng đột biến có operon Lac luôn hoạt động trong môi trường có hoặc không có lactôzơ

A. 1, 2, 4. B. 2, 3, 4, 5. C. 1, 2, 4, 5. D. 1, 2, 5.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108:

Hầu hết động vật lớp thú là đẳng nhiệt, nhưng loài chuột chũi trần Heterocephalus glaber là
ngoại lệ. Những con chuột này hầu như không có lông, không có lớp mỡ dưới da và không có
khả năng tự điều hòa thân nhiệt ổn định. Loài Heterocephalus glaber có cơ chế điều hòa thân
nhiệt giống côn trùng. Khi trời nắng, những con chuột tắm nắng ở cửa hang. Khi trời tối,
chuột thu nhiệt bằng cách tụ tập gần nhau và thu nhiệt trong lòng đất.
Tập tính xã hội của loài Heterocephalus glaber cũng giống với côn trùng. Quần thể có một
con chuột nữ hoàng, một số chuột đực và nhiều chuột lính. Các con chuột lính có nhiều
nhiệm vụ khác nhau như: đào hang, kiếm thức ăn, canh gác kẻ thù. Tất cả chuột trong quần
thể đều có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào. Tập tính xã hội trong quần thể chuột là một đặc
điểm thích nghi bắt buộc để quần thể sống sót trong tự nhiên.
Loài chuột Heterocephalus glaber được sử dụng nhiều trong nghiên cứu y học. Chuột
Heterocephalus glaber có thể sống đến 30 tuổi, lâu hơn so với các loài chuột khác. Chúng
không có hội chứng loãng xương, có những cơ chế đặc biệt tránh được một số loại ung thư.
Prôtêin có khả năng kháng cao với những gốc oxy hóa. Loài này có những đặc điểm thích
nghi như sống sót trong đất thiếu oxy và hang ổ có sự tích lũy nhiều amoniac, có khả năng
đào hang chính xác. Tất cả đặc điểm trên đang được các nhà khoa học chú ý để nghiên cứu và
tìm ra phương pháp chữa bệnh cho người.
CÂU 106: Khi nhiệt độ môi trường tăng thì:
A. Nhiệt độ trong cơ thể chuột Heterocephalus glaber cũng tăng lên.
B. Nhiệt độ trong cơ thể chuột Heterocephalus glaber giảm.
C. Nhiệt độ trong cơ thể chuột Heterocephalus glaber không thay đổi.

104
D. Nhiệt độ trong cơ thể chuột Heterocephalus glaber tăng hoặc giảm.
CÂU 107: Bắt một cặp chuột Heterocephalus glaber (1 con đực và 1 con cái) nuôi cách ly
trong một môi trường sống khác môi trường sống tự nhiên của chúng. Sau 1 thế hệ thì:
A. Những con chuột con sinh ra hình thành quần thể chuột mới giống quần thể ngoài tự
nhiên.
B. Những con chuột con sinh ra không thể thích nghi với môi trường sống ngoài tự nhiên.
C. Những con chuột con sinh ra toàn là chuột đực.
D. Những con chuột con sinh ra đều trở thành chuột nữ hoàng.
CÂU 108: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây cho thấy chuột Heterocephalus glaber thích nghi
với môi trường sống của chúng?
1 - Não chuột Heterocephalus glaber có thể sống sót trong điều kiện không có oxy lâu hơn so
với các loài chuột khác.
2 - Chuột Heterocephalus glaber không có lớp mỡ dày dưới da.
3 - Chuột Heterocephalus glaber có thể tránh được tất cả loại ung thư.
4 - Trong không khí chỉ chứa nitơ chuột Heterocephalus glaber vẫn có thể sống sót một thời
gian.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:

Sách Dư địa chí của Phan Huy Chú chép: “…Núi Hương Tích ở phía tây núi Tuyết Sơn theo
khe suối đi ngược lên, leo nhiều tầng núi mới vào động. Cảnh thiên nhiên như quỷ thần tạc
rất lạ và khéo, là động đẹp nhất miền Nam Hải…Tương truyền, Phật Quan Âm Bồ Tát cầm
tích trượng sang phương Nam trụ trì ở đây …mỗi năm ngày xuân về thiện nam, tín nữ ở các
phương đến động dâng hương…” Động Hương Tích vốn có từ thời kỳ vận động tạo sơn,
được phát hiện vào thế kỷ XI và đưa vào thờ Phật từ năm 1687.
Xưa kia động Hương Tích không một bóng người qua lại, cho đến khi cố Hoà thượng Vân

105
Thuỷ Thiền Thiên Trần Đạo Viên Quang trụ trì chùa Thiên Trù nhân một chuyến vãn cảnh
núi non Hương Sơn đã tìm ra cửa vào động. Nhìn toàn cảnh, động Hương Tích nhìn giống
như một cái đầu Rồng đang há miệng vờn ngọc, núi Đụn Gạo là lưỡi rồng còn những khối
thạch nhũ cao to trổ xuống là răng rồng…mà đuôi rồng thì ở tít núi Ái Nàng – Hang Nước.
Trước cửa động nhìn sang là một ngọn núi nhỏ, tròn xinh giống như viên ngọc minh châu,
thường được gọi là thung Cháu (hay một số người lại gọi là thung Châu). Quả núi có động
Hương Tích là núi cao thứ nhì trong toàn hệ thống núi rừng Hương Sơn.
Ngọn núi cao nhất ở đây là núi Bà Lồ, ở phía trước núi động Hương Tích. Nghe một số cụ
già trong làng Yến Vĩ kể lại thì trước đây trên núi Bà Lồ cũng có một ngôi chùa cổ đã đổ nát.
Ở bên ngoài cửa động, trước khi theo các bậc đá đi xuống, chúng ta có thể nhìn thấy một tấm
bia hình vuông tạc ngay trên một phiến đá có một bài thơ vịnh Hương Sơn viết khắc bằng
chữ Nho theo lối thảo cổ, nét chữ như “rồng bay phượng múa”. Đó là bài thơ của Bùi Dị -
một đại thần Dương triều – xưa kia đã từng đi xứ sang Trung Quốc, trong đó có câu: “Mưa
đấy, tạnh ngay đấy; Ngày lâu, tháng cũng lâu”. Cửa động Hương Tích được tạc bằng đá xanh
theo từng phiến, ghép từng viên.
Theo một số tài liệu của các cố Hoà thượng trụ trì chùa Hương và già lão thôn Yên Vĩ cho
biết thì cửa động được xây dựng từ năm Bính Dần (1914) đến năm Đinh Mão (1918) do thợ
Kiện Khê tỉnh Hà Nam được nhà chùa thuê làm cùng với sự trợ giúp của người dân làng Yến
Vĩ. Động Hương Tích từng được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động” vào năm 1770.
(https://mytour.vn/)
CÂU 109: Động Hương Tích nằm ở tỉnh (thành) nào của nước ta?
A. Quảng Bình. B. Hà Nam.
C. Hà Nội. D. Quảng Trị.
CÂU 110: Có bao nhiêu khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây?
1. Tương truyền, cửa động được xây dựng xong vào năm Đinh Mão (1918).
2. Ngọn núi cao nhất ở đây là núi Bà Lồ.
3. Động Hương Tích được phát hiện vào năm 1687.
4. Động Hương Tích từng được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động” vào năm 1771.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 111: Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về động Hương Tích?
A. Quả núi có động Hương Tích là núi cao thứ hai trong toàn hệ thống núi rừng Hương
Sơn.
B. Trước cửa động nhìn sang là một ngọn núi nhỏ.
C. Động Hương Tích vốn có từ thời kỳ vận động tạo sơn.
D. Cửa động Hương Tích được tạc bằng đá xanh một viên lớn.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:

106
...Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa
và thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão.
Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa bão. Càng vào gần tâm, cường độ
gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất cách tâm bão khoảng vài chục km. Vào
vùng mắt bão gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ gió gần bằng không. Khi qua khỏi vùng mắt bão
gió lại đột ngột mạnh lên nhưng có hướng ngược lại, đây chính là tính chất ảnh hưởng nguy
hiểm nhất của bão...
(Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia)
CÂU 112: Khi đổ bộ vào đất liền, vùng nào nước ta hứng chịu nhiều cơn bão nhất:
A. Bắc Bộ. B. Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Nam Bộ.
CÂU 113: Theo giả thiết vùng nào trong cơn bão là an toàn nhất?
A. Thành bão.
B. Rìa bão.
C. Tâm bão.
D. Vùng những dải mây xung quanh mắt bão.
CÂU 114: Việt Nam nằm ở bán cầu nào, trong vùng khí hậu nào?
A. Bán cầu Bắc, vùng cận nhiệt. B. Bán cầu Nam, vùng nhiệt đới.
C. Bán cầu Nam, vùng xích đạo. D. Bán cầu Bắc, vùng nhiệt đới.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:
Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày
càng cao của con người.
Nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn mang tính toàn cầu, như: bùng nổ dân số, tài
nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ⇒ đặt ra những yêu cầu mới đối với khoa học - kĩ thuật
như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới...
Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) là tiền đề thúc đẩy cách
mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại.
Bùng nổ cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ở giữa thế kỷ XX.
- Thời gian:
- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật phát triển qua hai giai đoạn.
+ Từ đầu những năm 40 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
+ Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX – nay – được gọi là cách mạng khoa học – công
nghệ.”
CÂU 115: Yếu tố thúc đẩy sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ở giữa thế kỷ XX?
A. Cải tiến công cụ lao động là một yêu cầu thường xuyên của con người để nâng cao
chất lượng cuộc sống.

107
B. Nhân loại đang cần nỗ lực để giải quyết những vấn đề toàn cầu như sự cạn kiệt của
nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường.
C. Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
D. Tất cả các ý trên.
CÂU 116: Cách mạng khoa học - công nghệ bắt đầu từ khi nào?
A. Những năm 40 của thế kì XX. B. Những năm 50 của thế kỉ XX.
C. Những năm 60 của thế kỉ XX. D. Những năm 70 của thế kỉ XX.
CÂU 117: Sự khác nhau cơ bản giữa hai giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là
gì?
A. Từ giai đoạn 2, khoa học đã đi trước, mở đường cho kĩ thuật phát triển.
B. Trong giai đoạn 1, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ những cải tiến kĩ thuật.
C. Trong giai đoạn 1, tập trung phát triển về các khoa học cơ bản.
D. Giai đoạn 2, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra theo chiều sâu, tập trung trên
lĩnh vực công nghệ.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:
Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế - xã hội
của Việt Nam: kinh tế khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng; đời sống các tầng lớp nhân dân
gặp nhiều khó khăn. => Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu
sắc.
Chính sách đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp khiến cho đời sống chính trị - xã hội ở Việt
Nam căng thẳng => tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam ngày càng lên cao.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh.
⇒ Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên nhân quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết
định đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Sự phát triển của phong trào cách mạng 1930 – 1931:
- Tháng 2 đến tháng 4/1930, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra- Tháng
5/1930, trên cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động.
- Từ tháng 6 đến tháng 8/1930, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân
và các tầng lớp nhân dân khác.
- Sang tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh, tiêu biểu là
cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (12/9/1930) => Hệ thống chính quyền địch
ở nhiều địa phương tan rã; chính quyền “Xô viết” được thành lập.
CÂU 118: Mâu thuẫn cơ bản trong xã Hội Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế (1929
- 1933)?
A. Vô sản với tư sản.

108
B. Vô sản với tư sản, nông dân với địa chủ phong kiến.
C. Nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, vô sản với tư sản.
D. Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến.
CÂU 119: Phong trào 1930 – 1931 diễn ra trong bối cảnh là:
A. Khủng hoảng kinh tế thế giới đã kết thúc, tuy nhiên tác động của nó đối với kinh tế
Việt Nam là rất lớn.
B. Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp chính trị. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.
C. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng, tuy nhiên chính trị khá ổn định.
D. Nhân dân thế giới đang tích cực đấu tranh chống Chủ nghĩa phát xít.
CÂU 120: Ngày 1/5/1930 diễn ra sự kiện gì?
A. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam tổ chức mít tỉnh quy mô lớn.
B. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động,
thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.
C. Công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động tổ chức một cuộc mít tinh khổng lồ (2,5
vạn người) ở Quảng trường Đấu Xảo (Hà Nội).
D. Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm xuất hiện trong các cuộc đấu tranh của giai
cấp công nông Việt Nam.

109
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH TĂNG TỐC TAQ

ĐỀ SỐ 05
PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1 TIẾNG VIỆT
CÂU 1: Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “Bụt trên tòa, … nào mổ mắt.”
A. Chó B. Lợn C. Gà D. Vịt
CÂU 2: Liên và An là hai nhân vật trong tác phẩm nào?
A. Số đỏ (Vũ Trọng Phụng).
B. Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
C. Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).
D. Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).
CÂU 3: Bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên được lấy cảm hứng từ một cuộc vận
động lên Tây Bắc xây dựng kinh tế miền núi vào thời kỳ nào?
A. 1948-1950. B. 1958-1960. C. 1968-1970. D. 1978-1980.
CÂU 4: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
(Ca dao)
Từ “cù lao” trong đoạn trên có ý nghĩa gì?
A. Cù: siêng năng, lao: khó nhọc.
B. Cù: vất vả, lao: gian khổ.
C. Cù: cần mẫn, lao: chật hẹp.
D. Cù: cần cù, lao: kiên trì.
CÂU 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu

110
Gặp nhau Hàng Bè”.
(Lượm - Tố Hữu)
A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
CÂU 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“Vẫn là hào kiệt, vẫn……,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong…..,
Lại người có tội giữa năm châu.”
(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Phan Bội Châu)
A. Phong lưu, tứ hải. B. Phong lưu, bốn biển.
C. Đa truân, tứ hải. D. Đa truân, bốn biển.
CÂU 7: Nội dung chính của bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (Nguyễn Đình Chiểu, SGK
Ngữ Văn 11, tập 1) là:
A. Là tiếng khóc bi tráng cho sự dũng cảm chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc của những người
nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc.
B. Là tiếng khóc bi tráng cho sự dũng cảm chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc của những người
công nhân nghĩa sĩ Cần Giuộc.
C. Xây dựng bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng
cảm chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc.
D. Xây dựng bức tượng đài bất tử về những người công nhân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dung
cảm chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc.
CÂU 8: Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?
A. Giục giã. B. Kết cuộc. C. Sáng lạng. D. Suôn sẻ.
CÂU 9: Câu nào dưới đây không có từ viết sai chính tả:
A. Một số máy móc, thiết bị tại Trạm vũ trụ Quốc tế ISS cần được sữa chữa.
B. Bác sĩ chuẩn đoán Minh bị viêm dạ dày.
C. Hiện nay, có vô vàng nguồn tài liệu tham khảo cho kỳ thi Đánh giá Năng lực của Đại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh nhưng không phải nguồn nào cũng chất lượng.
D. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.
CÂU 10: Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu sau: “Ban Chỉ đạo phòng chống dịch
COVID-19 tỉnh giao UBND thành phố Chí Linh ___, phối hợp với ngành công an, quân đội,
giao thông, y tế ___ ngay các chốt và kiểm soát 24/24 đối với thành phố Chí Linh.” (Theo
báo Tiền Phong 2/2/2021).

111
A. Chỉ đạo, xây dựng. B. Chủ trì, thiết lập.
C. Chỉ đạo, thiết lập. D. Chủ trì, xây dựng.
CÂU 11: Từ nào đồng nghĩa với từ “hựu” trong câu “Trùng san chi ngoại hựu trùng san” (Đi
đường, trích “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2)
A. Thay thế. B. Lại lần nữa. C. Bên ngoài. D. Thoai thoải.
CÂU 12: Câu dưới đây sử dụng lối chơi chữ nào?
“Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”
(Tú Mỡ)
A. Dùng từ ngữ đồng âm. B. Dùng lối nói trại âm.
C. Dùng cách điệp âm. D. Dùng lối nói lái.
CÂU 13: Có bao nhiêu từ mượn tiếng Hán trong câu sau: “Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng
ngạc nhiên vì trong nhà có bao nhiêu là sính lễ” (Sọ dừa)
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 14: Câu sau đây mắc lỗi gì: “Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng
thành, lớn lên”
A. Lặp từ. B. Lẫn lộn các từ gần âm.
C. Dùng từ không đúng nghĩa. D. Dùng sai quan hệ từ.
CÂU 15: Có bao nhiêu câu mắc lỗi trong số các câu dưới đây:
I. Trong cuộc họp lớp, Nam đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
II. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
III. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì?
IV. Các cô gái thị thiềng lúc đó thì tóc buông thõng trên vai, trên lưng.
A. 1 B.2 C.3 D.4
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
Một trong những ẩn dụ cổ xưa nhất trong việc con người tương tác với công nghệ chính là
mối quan hệ giữa chủ và nô lệ. Aristotle đã từng tưởng tượng rằng công nghệ có thể thay thế
chế độ nô lệ nếu như khung dệt trở nên hoàn toàn tự động. Vào thế kỷ 19, Oscar Wilde đã
nhìn thấy tương lai khi các cỗ máy đã thực hiện tất cả các chức năng lao động ngu si và đần
độn, giải phóng cho nhân loại để tự do làm nên “những điều tuyệt vời nhất” hay chỉ đơn giản
là “chinh phục thế giới với lòng ngưỡng mộ và thích thú”. Marx và Engels đã nhìn ra sự khác
biệt. “Đám đông đang từng ngày từng giờ bị lệ thuộc vào máy móc”, họ đã viết như thế trong
tác phẩm Communist Manifesto (Tuyên ngôn Cộng sản). Máy móc không hề giúp chúng ta
khỏi ách nô lệ mà ngược lại chúng đã trở thành một phương tiện nô lệ. Ngày nay, những
chiếc máy tính thường đóng cả hai vai trò. Ông Nicholas Carr, tác giả quyển sách Atlantic

112
năm 2008 với tựa đề sách “Liệu Google đang khiến chúng ta ngu muội đi?”, và cuốn sách
mới nhất của ông mang tựa đề “Chiếc lồng kính: Tự động hóa và chúng ta”, phân tích nhiều
lĩnh vực đương đại trong đó các phần mềm có khả năng tăng cường nhận thức của con người,
từ các chẩn đoán y học cho đến các chương trình mô hình kiến trúc. Như chính tiêu đề của nó,
quyển sách cũng đang hoài nghi rằng liệu công nghệ đang giam hãm hay giải phóng người sử
dụng. Nicholas Carr khẳng định rằng, chúng ta đang ngày càng bị giam cầm nhưng chính vì
sự vô hình của cảm giác công nghệ cao đã khiến cho chúng ta lầm tưởng mình đang tự do. Để
chứng minh, ông Carr đã lấy bằng chứng về những thợ săn Inuit ở miền Bắc Canada. Các thế
hệ thợ săn lớn tuổi thường theo dõi dấu vết của các con tuần lộc sinh sống trên khắp vùng
lãnh nguyên với độ chính xác đáng kinh ngạc, do họ đã ghi nhận kỹ lưỡng sự thay đổi của gió,
hình dạng dấu tuyết, các ngôi sao và tập tính thói quen của loài động vật. Nhưng các thợ săn
trẻ tuổi bắt đầu sử dụng các loại xe trượt tuyết và thiết bị định vị GPS, sức mạnh hoa tiêu của
họ đã bị từ chối. Thay vì theo kinh nghiệm bản thân, họ đã tin chắc vào các thiết bị định vị
GPS và đã bỏ qua những nguy hiểm đang chờ đón mình, tốc độ di chuyển trên các vách đá
núi hay trượt trên bề mặt băng mỏng. Và khi GPS bị bể hay pin bị đóng băng, tất sẽ dẫn đến
việc cánh thợ săn trẻ bị tổn thương. Ông Carr còn nghiên cứu bao gồm các trường hợp khác:
Ông mô tả cánh bác sĩ ngày nay trở nên quá lệ thuộc vào những phần mềm hỗ trợ ra quyết
định khi họ quan sát các tín hiệu quan trọng từ bệnh nhân, song đôi khi họ cũng có thể gây ra
các quyết định thiếu chính xác. Khả năng vẽ mô hình của các kiến trúc sư cũng bị ảnh hưởng
nặng nề khi vẽ bằng tay trần thì họ chuyển sang các nền tảng kỹ thuật số. Và ông Carr kể lại
những trường hợp đáng sợ khi các phi công máy bay thương mại thường tỏ ra lúng túng khi
thực hiện các thao tác đơn giản trong những trường hợp khẩn cấp, bởi vì họ quá lệ thuộc vào
những hệ thống lái tự động. Bản thân ông Carr cũng thừa nhận rằng những công nghệ này
thường nhấn mạnh và hỗ trợ đắc lực cho các kỹ năng của con người. …]
(Trích Google khiến cho học sinh ngày càng kém thông minh?, Nguyễn Thanh Hải)
CÂU 16: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.
A. Nghệ thuật. B. Báo chí.
C. Chính luận. D. Khoa học.
CÂU 17: Nicholas Carr đã chứng minh sức tác động tiêu cực của công nghệ cao đến trí thông
minh và khả năng ứng phó nhanh nhạy của con người thông qua hàng loạt dẫn chứng:
A. Các phi công máy bay thương mại thường lúng túng bởi họ quá lệ thuộc vào những hệ
thống lái tự động.
B. Việc các bác sĩ đưa ra các quyết định thiếu chính xác khi quá lệ thuộc vào kết quả do
các phần mềm hỗ trợ đưa đến.
C. Khả năng vẽ mô hình của các kiến trúc sư cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi họ chuyển
sang các nền tảng kỹ thuật số.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
CÂU 18: Nicholas Carr cho thấy chúng ta đã và đang lạm dụng công nghệ trên những lĩnh
vực nào?

113
A. Hàng không vũ trụ, máy bay.
B. Giao tiếp trong gia đình và xã hội.
C. Vũ khí quân sự và cá nhân.
D. Hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
CÂU 19: Đâu là ý kiến của Nicholas Carr trong đoạn trích trên?
A. Khẳng định tính chất lệ thuộc của con người đối với các phương tiện khoa học công
nghệ hiện đại.
B. Ông cũng cho rằng chính con người lại không nhận thức được sự lệ thuộc đó.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
CÂU 20: Hoạt động nào giúp ta hạn chế việc quá lệ thuộc vào công nghệ:
A. Chơi bóng rổ cùng bạn bè. B. Đi cafe và bấm điện thoại.
C. Chơi game cùng bạn bè. D. Tìm kiếm bạn bè trên Facebook.
1.2.TIẾNG ANH
CÂU 21 - 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
CÂU 21: we’re been having!
A. What dreadful weather . B. How dreadful is the weather.
C. How dreadful the weather. D. What a dreadful weather.
CÂU 22: They have seen the play last night as they went to a football match
instead.
A. Could. B. Must. C. Might. D. Can't.
CÂU 23: “ ” “Not really.”
A. I don't like that new movie.
B. Would you like to watch a cartoon or a documentary?
C. Would you recommend the new movie at the Odeon?
D. How often đo you go to the movies?
CÂU 24: Something tells me that you to a single word I in the past ten
minutes.
A. Haven’t listened was saying. B. Didn’t listen said.
C. Haven’t been listening have said. D. Haven’t listened said.
CÂU 25: The horse began to run as fast as he could.
A. Frightening. B. Frighten. C. Frightful. D. Frightened.
CÂU 26 - 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.
CÂU 26: The team's spirits were really low after the first loss, but their morality was
improved remarkably by the next three consecutive victories.
A. Low. B. Morality. C. Remarkably. D. Consecutive.
CÂU 27: In some areas, solar energy is used to light, heat, and cooling houses and buildings.

114
A. In. B. Is used. C. Cooling. D. And.
CÂU 28: My house look more beautiful in spring when the front garden is full of flowers.
A. Look. B. In. C. When. D. Flowers.
CÂU 29: Reading books, listening to music, and play sports are among the most popular
leisure activities.
A. Play. B. Are. C. The. D. Activities.
CÂU 30: One necessary preventive measure to be taken is that the public should be on the
outlook for symptoms of the disease.
A. Preventive. B. Taken. C. The public. D. Outlook.
CÂU 31- 35: Which of the following best restates each of the given sentences.
CÂU 31: The match on Sunday is very popular. It was wise of him to buy the tickets in
advance.
A. Since it is a popular match, he should have brought the tickets beforehand.
B. Although he bought the tickets in advance, he wasn’t wise to forsee the match
popularity,
C. Such is the popularity of the match on Sunday that he wisely bought the tickets
beforehand.
D. The match on Sunday is so popular that he had enough wisdom to buy the tickets in
advance.
CÂU 32: We arrived at airport. We realized our passports were still at home.
A. It was until we arrived at the airport that we realize our passports were still at home.
B. We arrived at the airport and realized that our passports arc still at home.
C. Not until had we aưivcd at the airport, we realized our passports were still at home.
D. Not until we arrived at the airport, did wc realize that our passports were still at home.
CÂU 33: Friendly though he may seem, he’s not to be trusted.
A. He's too friendly to be trusted.
B. However he seems friendly, he's not to be trusted.
C. He may have friends, but he’s not to be trusted.
D. However friendly he seems, he's not to be trusted.
CÂU 34: “You’re always making terrible mistakes”, said the teacher.
A. The teacher asked his students why they always made terrible mistakes.
B. The teacher realized that his students always made terrible mistakes,
C. The teacher complained about his students making terrible mistakes.
D. The teacher made his students not always make terrible mistakes.
CÂU 35: The criminal is believed to be living abroad.
A. There’s a belief that that the criminal should be living abroad.
B. It is believed that the criminal is living abroad.
C. The belief is that the criminal should be living abroad.
D. It believes that the criminal is living abroad.
CÂU 36 – 40: Read the following passage and answer the questions below
In the last third of the nineteenth century a new housing form was quietly being developed. In
1869 the Stuyvesant, considered New York’s first apartment house was built on East
Eighteenth Street. The building was financed by the developer Rutherfurd Stuyvesant and

115
designed by Richard Morris Hunt, the first American architect to graduate from the Ecole des
Beaux Arts in Paris. Each man had lived in Paris, and each understood the economics and social
potential of this Parisian housing form. But the Stuyvesant was at best a limited success. In
spite of Hunt’s inviting facade, the living space was awkwardly arranged. Those who could
afford them were quite content to remain in the more sumptuous, single-family homes,
leaving the Stuyvesant to newly married couples and bachelors.
The fundamental problem with the Stuyvesant and the other early apartment buildings that
quickly followed, in the 1870’s and early 1880’s was that they were confined to the typical
New York building lot. That lot was a rectangular area 25 feet wide by 100 feet deep-a shape
perfectly suited for a row house. The lot could also accommodate a rectangular tenement,
though it could not yield the square, well-lighted, and logically arranged rooms that great
apartment buildings require. But even with the awkward interior configurations of the early
apartment buildings, the idea caught on. It met the needs of a large and growing population that
wanted something better than tenements but could not afford or did not want row houses.
So while the city’s newly emerging social leadership commissioned their mansions,
apartment houses and hotels began to sprout in multiple lots, thus breaking the initial space
constraints.
CÂU 36: The new housing form discussed in the passage refers to:
A. Single-family homes. B. Apartment buildings.
C. Row houses. D. Hotels.
CÂU 37: The word “inviting” in bold is closest in meaning to:
A. Open B. Encouraging C. Attractive D. Asking
CÂU 38: Why was the Stuyvesant a limited success?
A. The arrangement of the rooms was not convenient.
B. Most people could not afford to live there.
C. There were no shopping areas nearby.
D. It was in a crowded neighborhood.
CÂU 39: It can be inferred that the majority of people who lived in New York’s first
apartments were:
A. Highly educated. B. Unemployed. C. Wealthy. D. Young.
CÂU 40: It can be inferred that a New York apartment building in the 1870’s and 1880’s had
all of the followingcharacteristics EXCEPT:
A. Its room arrangement was not logical. B. It was rectangular.
C. It was spacious inside. D. It had limited light.
PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
CÂU 41: Biết rằng năm 2001 , dân số Việt Nam là 78685800 người và tỉ lệ tăng dân số năm
đó là 1, 7% . Cho biết sự tăng dân số được ước tính theo công thức S  A.e Nr (trong đó A : là
dân số của năm lấy làm mốc tính, S là dân số sau N năm, r là tỉ lệ tăng dân số hàng năm).
Cứ tăng dân số với tỉ lệ như vậy thì đến năm nào dân số nước ta ở mức 120 triệu người?
A. 2022 . B. 2020 . C. 2025 . D. 2026 .
CÂU 42: Từ 1 nhóm học sinh của lớp 10A gồm 5 bạn học giỏi môn Toán, 4 bạn học giỏi
môn Lý, 3 bạn học giỏi môn Hóa, 2 bạn học giỏi môn Văn . Đoàn trường chọn ngẫu nhiên 4

116
học sinh để tham gia thi hành trình tri thức. Tính xác suất để chọn được 4 học sinh sao cho có
ít nhất 1 bạn học giỏi Toán và ít nhất 1 bạn học giỏi Văn.
395 415 621 1001
A. P  . B. P  . C. P  . D. P  .
1001 1001 1001 415
CÂU 43: Cho hàm số y  f  x  có đồ thị như hình vẽ. Hàm số y  f  x  đồng biến trên
khoảng nào dưới đây ?

A.  0; 2  B.  2; 2  C.  ;0  D.  2;  

CÂU 44: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , cho mặt phẳng  P  : x  2 y  2 z  2  0 và
điểm I  1; 2;  1 . Viết phương trình mặt cầu  S  có tâm I và cắt mặt phẳng  P  theo giao
tuyến là đường tròn có bán kính bằng 5 .

A.  S  :  x  1   y  2    z  1  25. B.  S  :  x  1   y  2    z  1  16.
2 2 2 2 2 2

C.  S  :  x  1   y  2    z  1  34. D.  S  :  x  1   y  2    z  1  34.
2 2 2 2 2 2

CÂU 45: Cho a là số thực dương khác 0 . Giá trị của log a a 5 a 3 a a là:
1 13 1 3
A. . B. . C. . D. .
4 10 2 10
CÂU 46: Một con quạ muốn uống nước trong cốc có dạng hộp chữ nhật (không có nắp) với
đáy là hình vuông cạnh bằng 5 cm . Mực nước trong cốc đang có chiều
cao 5 cm vì vậy con quạ chưa thể uống được, để uống được nước thì con
quạ cần thả các viên bi đá vào cốc để mực nước dâng cao thêm 1cm nữa.
Biết rằng các viên bi là hình cầu có đường kính 1cm , chìm hoàn toàn
trong nước và có số lượng đủ dùng. Hỏi con quạ cần thả ít nhất mấy viên
bi vào cốc để có thể uống được nước ?
A. 24 viên . B. 76 viên . C. 48 viên . D. 6 viên .

CÂU 47: Bạn Tít có một hộp bi gồm 2 viên đỏ và 8 viên trắng. Bạn Mít cũng có một hộp bi
giống như của bạn Tít. Từ hộp của mình, mỗi bạn lấy ra ngẫu nhiên 3 viên bi. Tính xác suất
để Tít và Mít lấy được số bi đỏ như nhau.

117
11 1 7 12
A. . B. . C. . D. .
25 120 15 25

CÂU 48: Cho hình chóp S . ABC có SA , SB , SC đôi một vuông góc và SA  a , SB  a 2 ,
SA  a 3 .Tính khoảng cách từ S đến mặt phẳng  ABC  .

11a a 66 6a a 66
A. . B. . C. . D. .
6 6 11 11
CÂU 49: Biết z  a  bi (�, � ∈ �) là nghiệm của phương trình 1  2i  z   3  4i  z  42  54i .
Tính tổng a  b .
A. 27 . B. 3 . C. 3 . D. 27 .
2
ln x b b
CÂU 50: Biết 
1
x 2
dx  a ln 2  (với a là số hữu tỉ, b , c là các số nguyên dương và là
c c
phân số tối giản). Tính giá trị của S  2a  3b  c .
A. S  4 . B. S  6 . C. S  6 . D. S  5 .
CÂU 51: Phong với Phú là 2 anh em sinh đôi, Phương nhỏ tuổi hơn Phong, Phát nhỏ tuổi hơn
Phú, Phú bằng tuổi Phúc. Câu nào sau đây đúng?
A. Phương nhỏ tuổi hơn Phú. B. Phong nhỏ tuổi hơn Phát.
C. Phú lớn tuổi hơn Phong. D. Phúc nhỏ tuổi hơn Phương .
CÂU 52: Có 4 bạn Long, Minh, An, Phi đậu các chiếc xe màu nâu, trắng, đen, cam. Biết rằng.
Xe nâu trước xe cam, Xe An trước xe Long, Minh đi xe trắng, Xe Long giữa xe cam với xe
Minh, Long không đi xe đen. Hỏi xe nào xếp cuối cùng?
A. Cam. B. Đen. C. Trắng. D. Nâu.
Sử dụng thông tin sau để giải câu hỏi 53 đến 56
Một công ty gồm 7 bộ phận: F, H, I, L, P, S, T chuyển đến một tòa nhà mới xây dựng gồm 3
tầng (tầng dưới cùng là tầng 1, tầng trên cùng là tầng 3). Bố trí các bộ phận theo ràng buộc
sau:
Mỗi bộ phận chỉ được bố trí ở một tầng.
Mỗi tầng có tối đa 4 bộ phận.
P và T được bố trí cùng 1 tầng.
H được bố trí ở tầng liền trên với I.
L chiếm toàn bộ 1 tầng.
CÂU 53: Cách sắp xếp đúng có thể là cách nào sau đây?
A. Tầng 3: L; tầng 2: I, P, T; tầng 1: F, H, S.
B. Tầng 3: F, H, P; tầng 2: I, S, T; tầng 1: L.
C. Tầng 3: H, P, T; tầng 2: F, I, S; tầng 1: L.

118
D. Tầng 3: F, H, P, T; tầng 2: L; tầng 3: I, S.
CÂU 54: Nếu I và P đều được bố trí vào tầng 2, sắp xếp nào sau đây đúng?
A. S được bố trí ở tầng 1. B. F được bố trí ở tầng 2.
C. H được bố trí ở tầng 2. D. L được bố trí ở tầng 3.
CÂU 55: Cách nào sau đây không thể được bố trí vào bất kỳ tầng nào?
A. F, H, P, T. B. F, I, P, T. C. H, P, S, T. D. F, P, S, T.
CÂU 56: Nếu F và S được bố trí chung một tầng, khẳng định nào sau đây đúng?
A. Tầng 2 có 2 bộ phận. B. Tầng 3 có 3 bộ phận.
C. Tầng 3 có 2 bộ phận. D. Tầng 2 có 3 bộ phận.
Sử dụng thông tin sau để giải câu hỏi 57 đến 60
Một họa sĩ có 8 bức tranh A, B, C, D, E, F, G, H. Ông sắp xếp các bức tranh theo chiều từ trái
sang phải theo ràng buộc sau:
H được xếp thứ 3.
C xếp sau D nhưng trước F.
H xếp sau D nhưng trước A và E.
B xếp sau A.
E xếp trước G.
Nếu A hoặc F xếp thứ 5 thì E xếp thứ 7.
CÂU 57: Cách sắp xếp nào sau đây đúng?
A. D, C, F, H, A, B, E, G. B. D, C, H, F, A, E, B, G.
C. D, H, C, F, E, G, A, B. D. D, C, H, A, F, B, E, G.
CÂU 58: Nếu F được xếp thứ 5 thì khẳng định nào sau đây đúng?
A. F xếp trước A. B. B xếp trước E. C. C xếp sau H. D. B xếp sau G.
CÂU 59: Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. B xếp cạnh H. B. A xếp thứ 6. C. G xếp trước F. D. B xếp sau H.
CÂU 60: Nếu A không xếp thứ 4 hay thứ 6 hay thứ 7, khẳng định nào sau đây đúng?
A. A xếp thứ 8. B. F xếp thứ 4. C. G xếp thứ 7. D. E xếp thứ 5.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63

119
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
CÂU 61: Dịch vụ tiêu dùng nào chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 năm 2021?
A. Du lịch lữ hành. B. Dịch vụ lưu trú và ăn uống.
C. Dịch vụ khác. D. Bán lẻ.
CÂU 62: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dung của ngành dịch vụ ăn
uống tháng 1 năm 2020 khoảng bao nhiêu?
A. 50,8 nghìn tỷ đồng. B. 48,7 nghìn tỷ đồng.
C. 60,8 nghìn tỷ đồng. D. 58,7 nghìn tỷ đồng.
CÂU 63: Tổng mức bản lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 từ năm 2017 đến
2021 tăng bao nhiêu phần trăm?
A. 44,5%. B. 47,5%. C. 45,4%. D. 48,5%.

120
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 67

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)


CÂU 64: Tổng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 1 năm 2021 là bao
nhiêu?
A. 22,233 nghìn tỷ đồng. B. 23,233 nghìn tỷ đồng.
C. 23,333 nghìn tỷ đồng. D. 22,333 nghìn tỷ đồng.
CÂU 65: Vốn đăng ký điều chỉnh vào tháng 1 năm 2020 khoảng bao nhiêu triệu USD?
A. 0,35 B. 3,5. C. 35. D. 350.
CÂU 66: Tỷ lệ vốn địa phương chiếm bao nhiêu phần tram tổng số vốn đầu tư thực hiện từ
ngân sách nhà nước của nước ta năm 2021?
A. 86,59%. B. 89,56%. C. 69,58%. D. 65,98%.

121
CÂU 67: Giả sử sau mỗi tháng tổng số vốn thực hiện tăng 5% so với tháng trước thì sau bao
lâu, tổng số vốn thực hiện sẽ vượt ngưỡng 3 tỷ USD?
A. 13 tháng. B. 14 tháng. C. 15 tháng. D. 16 tháng.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 68 đến 70

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)


CÂU 68: Chỉ số giá tiêu dùng của tháng 1 năm 2021 như thế nào so với tháng 12 năm 2020?
A. Giảm 0,06%. B. Tăng 0,06%. C. Giảm 0,07%. D. Tăng 0,07%.

122
CÂU 69: Số người chết vì tai nạn giao thông vào tháng 1 năm 2020 khoảng bao nhiêu người?
A. 590 người. B. 591 người. C. 592 người. D. 593 người.
CÂU 70: Số lượng người bị thương nhẹ vì tai nạn giao thông vào tháng 1 năm 2020 cao gấp
mấy lần số lượng người bị thương nhẹ vì tai nạn giao thông vào tháng 1 năm 2021?
A. 0,95 lần. B. 1,05 lần. C. 1,15 lần. D. 1,25 lần.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CÂU 71: Cho 5g kẽm viên vào cốc đựng 50ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường
(25oC). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi?
A. Thay 5g kẽm viên bằng 5g kẽm bột.
B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
C. Thực hiện phản ứng ở 50oC.
D. Dùng lượng dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu.
CÂU 72: Cấu hình nào sau đây là của nguyên tố nhóm B?
A. 1s22s22p63s23p64s2. B. 1s22s22p63s23p63d104s24p3.
C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p63d54s1.
CÂU 73: Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác
dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất
monoclo đồng phần của nhau. Tên của X là
A. 2-metylpropan. B. 2,3-đimetylbutan.
C. Butan. D. 3-metylpentan.
CÂU 74: Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucozơ theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Nhỏ từng giọt dung dịch NH3 5% đến dư vào ống nghiệm và lắc đều đến khi thu
được hiện tượng không đổi.
Bước 3: Thêm 1 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm.
Bước 4: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong cốc nước nóng) vài phút ở 60 - 70°C.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 4 quan sát thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
(b) Ở bước 2 quan sát được hiện tượng xuất hiện kết tủa rồi lại tan hết thành dung dịch trong
suốt.
(c) Có thể thay glucozơ bằng saccarozơ thì các hiện tượng không đổi.
(d) Sản phẩm hữu cơ thu được trong dung dịch sau bước 4 có công thức phân tử là C6H15NO7.
(e) Ở bước 4 xảy ra phản ứng oxi hóa - khử trong đó glucozơ là chất khử.
(g) Ở bước 4 xảy ra phản ứng oxi hóa - khử trong đó glucozơ là chất bị khử.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
CÂU 75: Khi một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều, gia tốc và vận tốc của vật
A. Cùng hướng. B. Ngược hướng. C. Vuông góc. D. Bằng không.
CÂU 76: Một vật chuyển động không vận tốc đầu, sau 10 s đi được quãng đường 100 m. Độ
lớn gia tốc của vật bằng bao nhiêu?

123
A. 1 m/s2. B. 2 m/s2. C. 3 m/s2. D. 4 m/s2.

CÂU 77: Khi vật A tác dụng vào vật B một lực � A/B , theo định luật III Newton vật B sẽ tác
dụng lên vật A một lực �B/A. Hệ thức nào dưới đây chính xác?
1
A. �A/B = �B/A. B. �A/B = - �B/A. C. �A/B = 2 �B/A. D. �A/B = 2�B/A.

CÂU 78: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới một đoạn
8 cm rồi thả nhẹ. Sau khoảng thời gian nhỏ nhất tương ứng là Δt1, Δt2 thì lực hồi phục và lực
∆� 3
đàn hồi của lò xo triệt tiêu, với ∆�1 = 4. Lấy g = π2 = 10 m/s2. Chu kì dao động của con lắc là:
2

A. 0,4 s. B. 0,3 s. C. 0,79 s. D. 0,5 s.


CÂU 79: Đặc điểm hệ tiêu hóa của thỏ và ngựa là
A. Răng nanh phát triển, răng hàm to.
B. Dạ dày đơn, manh tràng rất phát triển.
C. Dạ dày đơn, manh tràng kém phát triển.
D. Dạ dày đơn, ruột ngắn.
CÂU 80: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vận tốc máu là áp lực của máu tác động lên thành mạch.
B. Hệ tuần hoàn của động vật gồm 2 thành phần là tim và hệ mạch.
C. Huyết áp tâm trương được đo ứng với lúc tim giãn và có giá trị lớn nhất.
D. Dịch tuần hoàn gồm máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô.
CÂU 81: Trong một quần thể giao phối tự do, xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương
ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là
0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Cho rằng không có sự tác động của các yếu tố làm thay đổi tần số các alen. Theo lí thuyết,
trong tổng số cá thể mang 2 tính trạng trội, tỉ lệ cá thể thuần chủng là:
A. 51,17%. B. 81,25%. C. 87,36%. D. 35,90%.
CÂU 82: Điều nào không đúng đối với vai trò của nhân bản vô tính ở động vật?
A. Có triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
B. Tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người.
C. Mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các
cơ quan tương ứng.
D. Để cải tạo và tạo giống mới.
CÂU 83: Phát huy thế mạnh của vị trí địa lý nước ta trong hội nhập quốc tế là loại hình giao
thông vận tải:
A. Đường ô tô và đường hàng không. B. Đường hàng không và đường biển.
C. Đường sắt và đường ô tô. D. Đường sông và đường biển.
CÂU 84: Các cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu chủ yếu của vùng Trung du và miền
núi Bắc bộ là:
A. Cao su, cà phê, hồ tiêu. B. Chè, cà phê, cao su.

124
C. Chè, quế, hồi. D. Cà phê, chè, hồ tiêu.
CÂU 85: Để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, công nghiệp nước ta cần phải:
A. Dầu tư theo chiều sâu. B. Tăng tỷ trọng ngành khai thác.
C. Mở rộng thị trường. D. Dầu tư theo chiều rộng.
CÂU 86: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư của Hoa Kỳ?
A. Hoa Kỳ có số dân đông thứ ba trên thế giới.
B. Dân số Hoa Kỳ tăng nhanh, một phần quan trọng là do nhập cư.
C. Dân số Hoa Kỳ có nguồn gốc đa số là người châu Phi.
D. Thành phần dân cư của Hoa Kỳ đa dạng.
CÂU 87: Hai ngành kinh tế thu hút sự đầu tư mạnh nhất của tư bản Pháp trong chương trình
khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương là:
A. Công nghiệp và thủy sản. B. Công nghiệp và thương nghiệp.
C. Công nghiệp và chế biến thực phẩm. D. Công nghiệp và nông nghiệp.
CÂU 88: Mỹ đề ra chiến lược toàn cầu nhằm:
A. Dàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.
B. Giúp đỡ các nước tư bản phát triển kinh tế.
C. Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.
D. Xây dựng một thế giới “đa cực”.
CÂU 89: Trong những địa phương sau đây, địa phương cuối cùng của miền Nam Việt Nam
được giải phóng trong năm 1975 là:
A. Rạch Giá. B. Châu Đốc. C. Trà Vinh. D. Hà Tiên.
CÂU 90: Trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là
thuộc địa của những nước nào?
A. Anh và Mỹ. B. Các nước đế quốc châu Âu và Mỹ.
C. Nhật. D. Anh, Pháp, Mỹ, Nhật.
Dựa vào thông tin bên dưới để trả lời từ câu 91 đến câu 93
Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α – aminoaxit liên kết với nhau bởi các liên kết
peptit.
Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α- aminoaxit. Nhóm -CO-NH- giữa 2 đơn
vị amino axit được gọi là peptit.
Do có liên kết peptit, các peptit có hai phản ứng quan trọng là phản ứng thủy phân và phản
ứng màu với Cu(OH)2 (từ tripeptit trở lên).
Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. Nhiều
protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và bị đông tụ lại khi đun nóng hoặc gặp
các axit, bazơ và một số muối.

125
Tương tự như peptit, protein cũng bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim, sản phẩm
thủy phân cuối cùng thành hỗn hợp các α- amino axit; protein có phản ứng màu biure với
Cu(OH)2 tạo phức màu tím.
CÂU 91: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Để nhanh chóng làm sạch vết bẩn, nên giặt quần bằng tơ tằm trong các dung dịch kiềm
mạnh.
B. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
C. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
D. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α-amino axit.
CÂU 92: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng(protein) 10%.
Bước 2: Thêm tiếp vào ống nghiệm 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4
2%.
Bước 3: Lắc nhẹ ống nghiệm.
Hiện tượng quan sát được là
A. Có kết tủa màu xanh, sau đó tan ra tạo dung dịch màu tím.
B. Có kết tủa màu đỏ gạch, kết tủa không bị tan ra.
C. Có kết tủa màu xanh, sau đó kết tủa chuyển sang màu đỏ gạch.
D. Có kết tủa màu tím, sau đó tan ra tạo dung dịch xanh.
CÂU 93: Tiến hành thí nghiệm về phản ứng màu biure của lòng trắng trứng (protein) theo
các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2% + 1 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
Bước 3: Thêm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều.
Nhận định nào sau đây sai?
A. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh lam.
B. Có thể thay thế dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch Gly – Ala.
C. Sau bước 3, kết tủa bị hòa tan và dung dịch có màu tím đặc trưng.
D. Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức.
Dựa vào thông tin bên dưới để trả lời từ câu 94 đến câu 96
Ở nước ta các vụ ngộ độc khí CO (cacbon monoxit) xảy ra rất nhiều ở các vùng núi cao hay
phía Bắc bởi người dân thường đốt lò sưởi bằng than trong phòng khi ngủ. Trong quá trình
đốt đó đã thải ra một lượng khí CO và lượng CO này đã âm thầm cướp đi sinh mạng của cả
một gia đình.
CO có khả năng liên kết rất mạnh với ion Fe2+ trong hồng cầu của chúng ta, đẩy khí O2 mà
hồng cầu đang liên kết. Từ đó, oxy không được vận chuyển đến các cơ quan và não bộ gây ra
hiện tượng thiếu oxy và tử vong. Trong đám cháy, khí CO thường được sinh ra kèm với các
khí khác như SO2, SO3, CO2… Ngộ độc CO ở mức độ nhẹ (400 ppm – 800 ppm trong 1-2 giờ)
thì gây nhức đầu, chóng mặt; mức độ trung bình (1600 ppm – 3200 ppm trong 5-20 phút)
nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa và có thể dẫn đến tử vong; ngộ độc nặng (>6400 ppm trong
khoảng 1-3 phút) ngoài các triệu chứng chóng mặt, nôn mửa thì tiếp xúc khoảng sau 3 phút.
(C.E.Housecroft, A.G.Sharpe. Inorganic Chemistry – Fourth edition, Pearson, 2012)

126
CÂU 94: Cấu hình electron của ion Fe2+ là
A. 1s22s22p63s23p63d6. B. 1s22s22p63s23p63d44s2
C. 1s22s22p63s23p63d54s1. D. 1s22s22p63s23p63d64s2
CÂU 95: Những triệu chứng có thể gặp ở người nhiễm độc khí CO là
A. Cười liên tục, mê sảng, nói năng lung tung.
B. Không có triệu chứng.
C. Chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa, có thể tử vong nếu tiếp xúc lâu.
D. Tiểu tiện liên tục, nổi mẩn đỏ.
CÂU 96: Liên kết trong phân tử CO là:
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. Liên kết hiđro.
D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi 97 đến 99:
Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng các thông số trang thái: áp suất p, thể tích
V và nhiệt độ tuyệt đối T.
Quá trình biến đổi trạng thái là quá trình biến đổi của lượng khí từ trạng thái này sang trạng
thái khác. Nếu biến đổi trạng thái mà còn một thông số không đổi thì quá trình đó được gọi là
đẳng quá trình.
Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái, trong đó nhiệt độ được giữ nguyên
không đổi. Trong quá trình đẳng nhiệt, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích của khối khí p1V1 =
p2V2. Đường đẳng nhiệt là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ
không đổi và trong hệ tọa độ (p, V) đường đằng nhiệt là đường hyperbol.
CÂU 97: Trong hệ tọa độ OpV, đường biểu diễn sự đẳng nhiệt là đường
A. Thẳng. B. Parabol. C. Hyperbol. D. Tròn.
CÂU 98: Trong quá trình biến đổi trạng thái sao cho thể tích của khối khí không thay đổi thì
ta gọi là
A. Quá trình đẳng nhiệt. B. Quá trình đẳng tích.
C. Quá trình đẳng áp. D. Quá trình đoạn nhiệt.
CÂU 99: Một khối khí có áp suất ban đầu p1 = 1 atm, thể tích ban đầu V1 = 1 l biến đổi đẳng
nhiệt qua trạng thái tiếp theo có áp suất p2 = 2 atm. Thể tích trạng thái sau của khối khí là
A. 1 l. B. 2 l. C. 0,5 l. D. 4 l.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi 100 đến 102:
Khi điện năng được truyền tải từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ, điện năng sẽ bị hao phí dưới
dạng tỏa nhiệt. Lượng tỏa nhiệt này rất lớn, tỉ lệ với chiều dài của đường dây truyền tải (tỉ lệ
với điện trở của dây).

127
Để giảm đi hao phí này, người ta thường tăng hiệu điện thế hai đầu dây lúc trước khi truyền
tải lên. Hiệu điện thế được tăng n lần thì công suất hao phí sẽ giảm đi n2 lần. Tuy nhiên, khi
đến nơi tiêu thụ, ta phải giảm hiệu điện thế này xuống để phù hợp với nhu cầu sử dụng điện
của từng hộ dân hay nhà máy. Điển hình như hiệu điện thế truyền tải của đường dây điện cao
thế của nước ta là 500 kV, nhưng khi đến nơi tiêu thụ hiệu điện thế này được giảm xuống còn
220 V, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ điện của các hộ gia đình.
Để tăng hay giảm hiệu điện thế, ta dùng máy biến áp. Máy biến áp đơn giản được cấu tạo
gồm hai phần: lõi thép với các lá thép cách điện và cuộn dây với hai vòng dây có số vòng
khác nhau. Để tăng hiệu điện thế ở đầu đường dây truyền tải, ta sẽ sử dụng máy tăng áp.
Ngược lại, để giảm hiệu điện thế ở cuối đường dây truyền tải, ta sẽ sử dụng máy hạ áp.
CÂU 100: Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn
thứ cấp. Máy biến áp này có tác dụng
A. Giảm điện áp mà không thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
B. Giảm điện áp và giảm tần số của dòng điện xoay chiều.
C. Tăng điện áp và tăng tần số của dòng điện xoay chiều.
D. Tăng điện áp mà không thay đồi tần số của dòng điện xoay chiều.
CÂU 101: Hiệu điện thế các hộ gia đình nước ta sử dụng có giá trị là
A. 380 V. B. 220 V. C. 500 kV. D. 100 V.
CÂU 102: Khi tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây lên 10 lần, công suất hao phí khi truyền tải
sẽ
A. Tăng 10 lần. B. Giảm 10 lần. C. Tăng 100 lần. D. Giảm 100 lần.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Radhakant Baijpai – Người đàn ông có lông tai dài nhất thế giới.
Sự phát triển tóc trong ống tai thường được quan sát thấy là tăng ở những người đàn ông lớn
tuổi. Một số đàn ông, đặc biệt là ở dân số nam Ấn Độ có túm lông ở vành tai phát triển.
Chính thức được Guinness công nhận vào năm 2003 là người có lông tai dài nhất thế giới,
ông Radhakant Baijpai đã cẩn thận nuôi dưỡng lông tai của mình từ độ dài kỷ lục 13,2cm đến
25cm.
Sự phát triển quá mức của lông trong hoặc trên tai được biết đến về mặt y học là tật có túm
lông ở vành tai. Theo những nghiên cứu, ở người, tật di truyền này là do đột biến gen trên
NST giới tính Y ở vùng không tương đồng.

128
Câu 103: Tính trạng này di truyền theo quy luật
A. Tương tác gen. B. Di truyền theo dòng mẹ.
C. Di truyền chéo. D. Di truyền thẳng.
CÂU 104: Giả sử quần thể người cân bằng di truyền, trong 10000 nam giới Ấn Độ, có 4
người có túm lông ở vành tai. Tần số alen gây ra tật này là
A. 0,02. B. 0,04. C. 4.10-4. D. 2.10-4.
CÂU 105: Giả sử ông Radhakant Baijpai sinh được 2 người con, 1 trai, 1 gái. Dự đoán nào
sau đây sai về kiểu hình của 2 người này?
A. Cả 2 đều có túm lông ở vành tai.
B. Con gái có túm lông còn con trai thì không có.
C. Con gái không có túm lông, con trai thì có túm lông.
D. Cả 2 người con đều không có túm lông ở vành tai.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Nghiên cứu quá trình phát triển phối của nhiều lớp động vật có xương sống, vào đầu thế kỉ
XIX, V.Bero (Baer) và Hêcken (Haeckel) đã nhận thấy các loài có các đặc điểm ở giai đoạn
trưởng thành rất khác nhau lại có thể có các giai đoạn phát triển phôi rất giống nhau. Ví dụ,
phối của cá, kỳ giông, rùa, gà cho tới các loài động vật có vú kể cả người, đều trải qua giai
đoạn có các khe mang ; hay tim phối trong giai đoạn phối của các loài động vật có vú lúc đầu
cũng có 2 ngăn như tim cá, sau đó mới phát triển thành 4 ngăn. Các loài có họ hàng càng gần
gũi thì sự phát triển phối của chúng càng giống nhau và ngược lại.

129
CÂU 106: Bằng chứng trên thuộc loại bằng chứng
A. Sinh học phân tử. B. Giải phẫu so sánh. C. Phôi sinh học. D. Hóa thạch.
CÂU 107: Cánh gà và tay người được coi là cơ quan
A. Tương đồng. B. Tương tự. C. Thoái hóa. D. Tương quan.
CÂU 108: Sự tương đồng về phát triển phôi ở các loài khác nhau chứng minh
A. Các loài này có sự biểu hiện của các gen trong giai đoạn phôi giống nhau.
B. Các loài này có môi trường sống giống nhau.
C. Các loài này có cùng nguồn gốc.
D. Môi trường sống ảnh hưởng tới quá trình phát triển phôi của các loài giống nhau.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Kinh nghiệm du lịch Hòa Bình chỉ cần đi trong 1 ngày bạn nên nhớ nhé
1. Thời gian đi
Hòa Bình nằm sát ngay cạnh Hà Nội nhưng với địa hình núi cao bạn có thể chọn bất kỳ một
ngày nào trong năm để đi du lịch Hòa Bình. Kinh nghiệm du lịch Hòa Bình trong 1 ngày bạn
nên chú ý nếu vào mùa hè nóng nực lên Hòa Bình bạn sẽ tận hưởng không khí mát mẻ rừng
núi, còn nếu muốn cảm nhận cái rét không quá khắc nghiệt bạn cũng có thể chọn 1 ngày mùa
đông bất kì.
Đặc biệt đi vào mùa nào bạn cũng có thể được trải nghiệm văn hóa đặc sắc của người dân tộc
nơi đây. Kinh nghiệm đi Hòa Bình trong 1 ngày bạn nên chọn khoảng thời gian từ tháng 1
đến tháng 4 âm lịch vì thời gian này nhiều lễ hội đặc trưng của các dân tộc nơi đây.
2. Phương tiện đi lại

130
Hòa Bình nằm sát Hà Nội tuy nhiên những điểm du lịch lại cách xa nhau, kinh nghiệm du
lịch Hòa Bình là bạn nên lựa chọn địa điểm trước rồi mới tính đến phương tiện đi lại. Có thể
đi xe khách Hà Nội – Hòa Bình có rất nhiều tuyến xe ở các bến hoặc có thể lựa chọn đi các
chuyến xe khác như Sơn La, Điện Biên cũng đi qua Hòa Bình.
Đối với các bạn có kinh nghiệm đi du lịch trong 1 ngày bạn nên lựa chọn xe máy là phương
tiện dễ dàng nhất để có thể chủ động về thời gian cũng như địa điểm bạn đến. …]
(https://dulichvietnam.com.vn/)
CÂU 109: Hoà Bình giáp với những tỉnh (thành phố) nào của nước ta?
A. Phú Thọ, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Sơn La, Thanh Hoá.
B. Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Sơn La, Thanh Hoá.
C. Phú Thọ, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Sơn La.
D. Phú Thọ, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình, Sơn La, Thanh Hoá.
CÂU 110: Thời gian nào diễn ra nhiều lễ hội đặc trưng của các dân tộc ở Hoà Bình?
A. Tháng 2 – Tháng 5. B. Tháng 1 – Tháng 4.
C. Tháng 3 – Tháng 6. D. Tháng 1 – Tháng 5.
CÂU 111: Công trình nhà máy thuỷ điện Hoà Bình do nước nào đã viện trợ cho Việt Nam?
A. Liên Xô. B. Pháp. C. Hàn Quốc. D. Anh.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
Hiệp định CPTPP tác động ban đầu cho xuất khẩu.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực với
Việt Nam từ ngày 14/1/2019, tính tới nay đã hơn 2 năm. Cùng thời điểm này, kinh tế Việt
Nam và thế giới bị xáo trộn nghiêm trọng dưới tác động của đại dịch Covid-19, vì thế các kết
quả thực thi CPTPP từ khi có hiệu lực đến nay hầu như chỉ có thể được phản ánh tương đối
xác thực.
Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác CPTPP năm
2019 đạt tăng trưởng trung bình 7,2% so với năm 2018, trong khi nhập khẩu chỉ tăng nhẹ ở
mức 0,7%. Xuất khẩu sang các thị trường mới trong CPTPP ghi nhận mức tăng trưởng ấn
tượng (trong khoảng từ 26%-36%). Trong bối cảnh hầu như tất cả các đối tác CPTPP đều
giảm nhập khẩu, việc Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng này cho thấy CPTPP đang ít nhiều
tạo ra những tác động ban đầu tích cực.
Đặc biệt, CPTPP đang thể hiện hiệu ứng tốt trong mở đường cho hàng hóa xuất khẩu Việt
Nam tiến vào châu Mỹ một cách trực tiếp (ở các thị trường mà CPTPP đã có hiệu lực, gồm
Canada và Mexico) và cả gián tiếp (thông qua động lực thúc đẩy thương mại song phương
với các thị trường mà CPTPP chưa có hiệu lực như Peru, Chile).
(https://cafef.vn/)
CÂU 112: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước CPTPP năm 2019 là bao nhiêu %?

131
A. 7,9. B. 7,2.
C. 0,7. D. Tất cả đều sai.
CÂU 113: Năm 2019, tổng nhập khẩu của Việt Nam là 108 triệu tấn thì năm 2018, tổng nhập
khẩu của Việt Nam xấp xỉ bao nhiêu triệu tấn?
A. 107,243. B. 107,3. C. 107,2492. D. 107,25.
CÂU 114: Trong 2 tháng đầu năm 2021, mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước ta
là:
A. Điện thoại và linh kiện. B. Điện tử, máy tính.
C. Hàng dệt may. D. Máy móc và thiết bị.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:
HỘI ĐỒNG BẢO AN - CƠ QUAN QUAN TRỌNG NHẤT CỦA LIÊN HỢP QUỐC.
Điều 24 của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) quy định, các nước thành viên LHQ trao cho
HĐBA trách nhiệm chính trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Theo đó, HĐBA có
thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết,
có thể sử dụng các biện pháp, kể cả cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe dọa, phá
hoại hòa bình, hoặc các hành động xâm lược. HĐBA gồm 15 nước thành viên, trong đó có 5
nước Ủy viên thường trực, thường được gọi là Nhóm P5, gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung
Quốc. Còn lại là 10 nước thành viên không thường trực (gọi tắt là Nhóm E10) do Đại hội
đồng LHQ bầu ra với nhiệm kỳ hai năm trên cơ sở phân chia công bằng về mặt địa lý và có
tính tới sự đóng góp của những nước này cho tôn chỉ và mục đích của LHQ và không được
bầu lại nhiệm kỳ kế ngay sau khi mãn nhiệm.
Về cơ cấu tổ chức, HĐBA có các ủy ban và cơ quan chủ chốt sau: 1/Các Ủy ban thường trực:
gồm Ủy ban chuyên gia về các vấn đề thủ tục, Ủy ban về các cuộc họp của HĐBA không
diễn ra tại trụ sở LHQ và Ủy ban về việc kết nạp thành viên mới; 2/Ban Tham mưu quân sự:
Chức năng nhiệm vụ của Ban là tư vấn cho Hội đồng về tất cả các vấn đề liên quan đến các
yêu cầu quân sự để bảo vệ và duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, việc sử dụng và chỉ huy các
lực lượng đặt dưới sự chỉ đạo của Ban; 3/Ủy ban chống khủng bố: Ủy ban này được thành lập
theo Nghị quyết 1373 (2001) về một số biện pháp chống lại các mối đe doạ đối với hòa bình
và an ninh quốc tế của các hành động khủng bố, nhằm giám sát việc thực hiện nghị quyết này;
4/Các Ủy ban cấm vận: Chuyên thực hiện, giám sát cấm vận của LHQ, gồm các Ủy ban như
Ủy ban cấm vận Iraq, Ủy ban cấm vận Lybia… Chức năng chính của HĐBA là duy trì hoà
bình và an ninh quốc tế. Theo Điều 39 của Hiến chương, HĐBA là cơ quan duy nhất của
Liên hợp quốc có quyền quyết định đánh giá thực trạng nguy cơ đối với hoà bình, phá hoại
hòa bình hoặc hành động xâm lược, và sẽ khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần
được tiến hành phù hợp với các Điều 41 và 42, để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh
quốc tế. Khi thực thi chức năng này, HĐBA được coi là hành động với tư cách thay mặt cho
tất cả các thành viên LHQ. Trong khi các cơ quan khác của LHQ chỉ có thể đưa ra các quyết
định mang tính khuyến nghị đối với các chính phủ của các quốc gia thành viên, các quyết
định và nghị quyết của HĐBA một khi đã được thông qua đều có tính chất ràng buộc và tất
cả các thành viên của LHQ đều có nghĩa vụ phải tôn trọng và thi hành.

132
HĐBA có thể tiến hành điều tra bất cứ một tranh chấp hoặc một tình thế nào có thể dẫn tới
những xung đột quốc tế hoặc đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, từ đó đưa ra khuyến nghị về
biện pháp, nội dung công việc cần làm để giải quyết những xung đột đó. Hiến chương quy
định, tất cả các nước thành viên LHQ phải cam kết cung ứng cho HĐBA, căn cứ theo những
thỏa thuận đặc biệt thông qua thương lượng đối với những đề xuất của HĐBA, những lực
lượng vũ trang, những trợ giúp và các phương tiện cần thiết khác để duy trì hòa bình và an
ninh quốc tế.
(https://baotintuc.vn/)
CÂU 115: Năm quốc gia Ủy viên thường trực trong Hội đồng Bảo an là?
A. Mỹ, Đức, Liên Xô, Pháp, Trung Quốc.
B. Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
C. Mỹ, Anh, Nhật Bản, Liên Xô, Trung Quốc.
D. Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.
CÂU 116: Các quyết định, nghị quyết của Hội đồng Bảo an có tính chất gì khác so với các
Hội đồng khác của Liên Hợp Quốc.
A. Tính bắt buộc. B. Tính ràng buộc.
C. Tính cưỡng bức. D. Tính khuyến nghị.
CÂU 117: Chủ tịch Hội đồng Bảo an hiện tại là người nước nào?
A. Việt Nam. B. Tây Ban Nha. C. Hàn Quốc. D. Ye Men.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng,
thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc.
Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng
súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải
ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về
dân tộc ta!

133
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm
Kháng chiến thắng lợi muôn năm
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946, Hồ Chí Minh
CÂU 118: Nội dung thông tin trên là lời kêu gọi của Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến
nào?
A. Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp,
vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Pháp
quay trở lại xâm lược và thực hiện những hành động tàn bạo.
C. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2.
D. Tổng khởi nghĩa tháng 8.
CÂU 119: Sự kiện nào được xem là hiệu lệnh mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp lần thứ 2 của nhân dân ta?
A. Trung đoàn Thủ đô tấn công vào Bắc Bộ Phủ.
B. Thực dân Pháp đốt nhà thông tin ở phố Tràng Tiền.
C. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy.
D. Pháp tấn công vào phố Hàng Bún.
CÂU 120: Tại sao Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại phát động toàn quốc
kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)?
A. Do Việt Nam đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
B. Do hành động bội ước và xâm lược của thực dân Pháp.
C. Do nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng để nổi dậy.
D. Do sự tác động của cục diện hai cực, hai phe trên thế giới.

134
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH TĂNG TỐC TAQ

ĐỀ SỐ 06

PHẦN 1. NGÔN NGỮ


1.1 Tiếng Việt
CÂU 1: Chọn từ đúng dưới đây điền vào chỗ trống: “Ăn một bát…, chạy ba quãng…”.
A. Cháo/đường. B. Cơm/đồng. C. Cháo/đồng. D. Cơm/đường.
CÂU 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa
Vội vàng chi, trăng lạnh quá, khách ơi
Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở, lòng em cô độc quá
Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả
Tay em đây mời khách ngả đầu say
Đây rượu nồng. Và hồn của em đây
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử”.
(Xuân Diệu, Lời kỹ nữ)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
A. Thất ngôn bát cú. B. Song thất lục bát. C. Tám chữ. D. Lục bát.
CÂU 3: Đọc đoạn trích trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” sau và cho biết câu
“Đòi một cái máng thật à?” thuộc kiểu câu nào?
Con cá vàng trả lời:
- Ông lão ơi! Đừng băn khoăn nữa. Cứ về đi. Tôi sẽ giúp ông. Ông sẽ có một cái máng mới.
Ông lão về đến nhà thì mụ vợ đã có một cái máng mới thật. Nhưng mụ lại quát to hơn:
- Đồ ngu! Đòi một cái máng thật à? Một cái máng thì thấm vào đâu! Đi tìm lại con cá vàng và
đòi lại một cái nhà rộng.
(A. Pu-skin kể, theo bản dịch của Vũ Đình Liên và Lê Trí Viễn)
A. Câu cầu khiến. B. Câu nghi vấn. C. Câu trần thuật. D.Câu cảm thán.
CÂU 4: Điền vào chỗ trống:
“Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

135
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
………………………………………”
(Tố Hữu, Bác ơi!)
A. Hơn tượng đồng phơi những lối mòn. B. Hơn tượng đồng phơi những lối về.
C. Hơn tượng đồng phơi những lối ra. D. Hơn tượng đồng phơi những lối đi.
CÂU 5: Kịch là gì?
A. Là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực
của văn học.
B. Là sự kết hợp giữa 2 yếu tố bi và hài kịch.
C. Là một thể loại thơ ca, sự kịch tính được đối chiếu với các giai thoại sử thi và thơ ca.
D. Tất cả đều đúng.
CÂU 6: Người ta dựa vào đâu để đặt tên cho hành động nói?
A. Ý nghĩa của hành động nói. B. Mục đích của hành động nói.
C. Quan hệ giữa người nói và người nghe. D. Nội dung của hành động nói.
CÂU 7: Tập thơ “Nhật ký trong tù” do Hồ Chí Minh sáng tác, tên tập thơ trong từ Hán Việt
là gì?
A. Ngục tại nhật ký. B. Khổ sai nhật ký.
C. Trung ngục nhật ký. D. Ngục trung nhật ký.
CÂU 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (...):
“Anh nghèo (...) cười mai mỉa
Được mất hơn thua... quá rõ mà.”
(Dương Tuấn, Được gì và mất chi)
A. Ngặt nghẹo B. Ngặt nghẽo C. Ngặt nghèo D. Ngặt
CÂU 9: Đâu không phải nội dung của hai câu thơ bên dưới?
“Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
(Xuân Diệu, Vội vàng)
A. Nhà thơ bỗng hoài xuân, tiếc xuân khi mùa xuân chỉ vừa bắt đầu.
B. Nhà thơ cảm nhận rõ bước đi của thời gian trong hơi thở của trời đất.
C. Sự bâng khuâng tiếc nuối khi nhận ra giới hạn của cuộc đời.
D. Tình yêu cuồng nhiệt, đắm say muốn chiếm đoạt tất cả hương vị cuộc đời.
CÂU 10: Đoạn thơ dưới đây thuộc thể thơ nào?
“Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp

136
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
(Huy Cận, Tràng Giang)
A. Tự do. B. Thất ngôn tứ tuyệt. C.Bảy chữ. D. Bốn dòng.
CÂU 11: Những câu nào dưới đây mắc lỗi:
I. Nghệ thuật so sánh của tác giả đã làm nổi bật sự hi sinh to lớn của những người mẹ Việt
Nam.
II. Với anh một con người luôn hi sinh hạnh phúc của mình cho người khác.
III. Diện mạo của một nền văn học Việt Nam giàu tính truyền thống và hiện đại là một chân
dung đang hình thành.
IV. Ở Châu Úc, diện tích trồng ngô giảm một nửa, nhưng năng suất lại tăng gấp đôi.
A. I. B. II và IV. C. I và IV. D. II và III.
CÂU 12: Câu “ Với kết quả của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở đã động viên em
rất nhiều” là câu:
A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ.
C. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ. D. Sai logic.
CÂU 13: “Tí tẹo” là từ láy gì?
A. Láy tiếng. B. Láy cả âm lẫn vần. C. Láy âm đầu. D. Láy vần.
CÂU 14: Xác định đại từ có trong hai câu sau:
“Mình về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.”
(Tố Hữu, Việt Bắc)
A. Mình, ta. B. Hoa, người. C. Nhớ. D. Về.
CÂU 15: Đoạn thơ dưới đây sử dụng kiểu điệp ngữ nào?
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.”
(Bằng Việt, Bếp lửa)
A. Điệp ngữ cách quãng. B. Điệp ngữ nối tiếp.
C. Điệp ngữ chuyển tiếp. D. Cả B và C đều đúng.

137
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Ðã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Ðã bật lên những tiếng căm hờn.
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
CÂU 16: Hãy cho biết thể loại của bài thơ?
A. Thơ bảy chữ. B. Thơ tự do. C. Thơ tám chữ. D. Thơ cổ thể.
CÂU 17: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
A. Trong kháng chiến chống Pháp. B. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp.
C. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. D. Trước Cách mạng tháng Tám.
CÂU 18: “Dây thép gai đâm nát trời chiều” là biện pháp nghệ thuật gì?
A. Nhân hóa. B. Ẩn dụ.
C. Hoán dụ. D. Nhân hóa và ẩn dụ.
CÂU 19: Ý nghĩa của đoạn thơ: “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất – Những buổi ngày xưa
vọng nói về.”
A. Lịch sử truyền thống bất khuất của dân tộc vẫn luôn vang vọng lại đến thế hệ sau.
B. Những câu chuyện kể mà tác giả nghe ở chiến khu.
C. Kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả.
D. Âm thanh của thiên nhiên, của đất nước.
CÂU 20: Tâm trạng chung của tác giả qua đoạn trích?
A. Niềm yêu thương, tự hào về quê hương.
B. Xót thương cho đất nước trước tình cảnh chiến tranh.
C. Nỗi căm hờn giặc xâm lược.

138
D. Tất cả đều đúng.
1.2. TIẾNG ANH
CÂU 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
CÂU 21: “Remember to phone me when you arrive at the airport”
A. I remember. B. I do. C. I don’t. D. I will.
CÂU 22: We should participate in the movements the natural environment.
A. Organizing to conserve. B. Organized conserving.
C. Organized to conserve. D. Which organize to conserve.
CÂU 23: Certificates provide proof of your .
A. Qualifications. B. Diplomas. C. Ambitions. D. In order that.
CÂU 24: Prices continued to rise while wages remained low the Government
became increasinglyunpopular.
A. On condition that. B. With the result that .
C. Provided that. D. Bound.
CÂU 25: There is to be a serious energy crisis in the next century.
A. Reputed. B. Known. C. Foreseen. D. Qualities.
CÂU 26 - 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.
CÂU 26: Antarctic blue whales can be 100 foot long and weigh more than any dinosaur that
ever lived.
A. Can be 100 foot long. B. More than. C. Ever. D. Lived.
CÂU 27: The nests of most bird species are strategic placed to camouflage them against
predators.
A. Most bird. B. Species. C. Strategic. D. Camouflage.
CÂU 28: All data in computer are changed into electronic pulses by an input unit.
A. In computer. B. Changed into. C. Pulses. D. An input.
CÂU 29: Ancient people made a clay pottery because they needed it for their survival.
A. A clay. B. Because.
C. It. D. Their survival.
CÂU 30: Chemical engineering is based on the principles of physics, chemists, and
mathematics.
A. On. B. Principles. C. Chemists. D. Mathematics.
CÂU 31- 35: Which of the following best restates each of the given sentences.
CÂU 31: It was an interesting novel. I stayed up all night to finish it
A. I stayed up all night to finish the novel so it was interesting.
B. Unless it were an interesting novel, I would not stay up all night to finish it.
C. Though it was an interesting novel, I stayed up all night to finish it.
D. So interesting was the novel that I stayed up all night to finish it.
CÂU 32: The teacher gave some instructions. I don’t understand any of them.
A. The instructions the teacher gave are not understanding to me.
B. It was the instructions the teacher gave that confused me.
C. It hasn’t been clear to me about the instructions given by the teacher.

139
D. I’m finding it difficult to figure out what the teacher required according to his
instructions.
CÂU 33: You should have persuaded him to change his mind.
A. It was essential to persuade him to change his mind but you didn’t.
B. You didn't persuade him to change because of his mind.
C. You should persuade him to change his mind.
D. You persuaded him to change his mind but he didn't listen.
CÂU 34: When the unemployment rate is high, the crime rate is usually also high.
A. The unemployment rate and the crime rate are both higher.
B. The higher the unemployment rate is, the higher the crime rate is.
C. The unemployment rate is as high as the crime rate.
D. The high rate of unemployment depends on the high rate of crime.
CÂU 35: 1 wish you hadn't said that.
A. I wish you not to say that.
B. If only you didn’t say that.
C. I hope you will not say that.
D. It would be nice if you hadn’t said that.
CÂU 36 – 40: Read the following passage and answer the questions below
According to airline industry statistics, almost 90 percent of airline accidents are survivable
or partially survivable. But passengers can increase their chances of survival by learning and
following certain tips. Experts say that you shouldread and listen to safety instruction before
take off and ask questions if you have uncertainties. You should fasten your seat belt low on
your hips and as tightly as possible. Of course, you should also know how the release
mechanism of your belt operates. During takeoffs and landings, you are advised to keep your
feet flat on the floor. Before take off, you should locate the nearest exit and an alterative exit
and count the rows of seats between you and the exits so that you can reach them in the dark
if necessary. In the event that you are forewarned of a possible accident, you should put your
hands on your ankles and keep your head down until the planes comes to a complete stop. If
smoke is present in the cabin, you should keep your head low and cover your face with
napkins, towels, or clothing. If possible, wet these for added protection against smoke
inhalation. To evacuate as quickly as possible, follow crew commands and do not take
personal belongings with you. Do not jump on escape slides before they are fully inflated,
and when you jump, do so with your arms and legs extended in front of you. When you get to
the ground, you should move away from the plane as quickly as possible, and smoke near the
wreckage.
CÂU 36: What is the main topic of the passage?
A. Procedures for evacuation aircraft.
B. Guidelines for increasing aircraft passenger survival.
C. Airline industry accident statistics.
D. Safety instructions in air travel.
CÂU 37: Travelers are urged by experts to read and listen to safety instruction .
A. If smoke is in the cabin . B. In an emergency.
C. Before locating the exits. D. Before take-off.

140
CÂU 38: According to the passage, airline travelers should keep their feet flat on the floor .
A. Especially during landings. B. Throughout the flight.
C. Only if an accident is possible. D. During take-offs and landings.
CÂU 39: According to the passage, which exits should an airline passenger locate before
take-off?
A. The ones with counted rows of seats between them.
B. The nearest one.
C. The two closest to the passenger’s seat.
D. The ones that can be found in the dark.
CÂU 40: The word “them” in bold refers to
A. Seats. B. Rows. C. Exits. D. Feet.
PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
CÂU 41: Hai người cùng làm chung một công việc thì sau 4 giờ 30 phút họ làm xong công
việc. Nếu một mình người thứ nhất làm trong 4 giờ, sau đó một mình người thứ hai làm trong
3 giờ thì cả hai người làm được 75% công việc. Hỏi nếu một mình người thứ nhất làm thì sau
bao lâu sẽ xong công việc? (Biết rằng năng suất làm việc của mỗi người là không đổi)
A. 10 giờ. B. 11 giờ. C. 12 giờ. D. 13 giờ.
CÂU 42: Một đội bóng có 15 người, có bao nhiêu cách chọn một đội trưởng và một đội phó
từ 15 người trong ban chấp hành?
A. 15!. B. 105. C. 210. D. 152.
CÂU 43: Giá trị lớn nhất của hàm số � � = �4 − 10�2 + 2 trên đoạn −1; 2 bằng
A. 2. B. -22. C. -23. D. -7.
�−1 �−2 �−1
CÂU 44: Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng �: 2
=
3
=
1
và mặt phẳng (a):

� − 2� + � − 1 = 0. Tọa độ giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng (a) là:
A. (-9;-13;4). B. (1;2;1). C. (-1;-1;0). D. (3;5;-2).
CÂU 45: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. ���� �∝ =∝ ���� �với mọi số a, b dương và a≠1.
1
B. ���� � = ��� � với mọi số a, b dương và a≠1.

C. ���� � + ���� � = ���� �� với mọi a, b dương và a≠ 1.


��� �
D. ���� � = ���� � với mọi số a, b, c dương và a≠ 1.

CÂU 46: Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 vừa kết thúc, Nam đỗ vào trường Đại học Khoa
học tự nhiên. Kỳ I của năm nhất gần qua, kỳ II sắp đến. Hoàn cảnh không được tốt nên gia
đình rất lo lắng về việc đóng học phí cho Nam, kỳ I đã khó khăn, kỳ II càng khó khăn hơn.
Gia đình đã quyết định bán một phần mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 50 m, lấy tiền lo cho
việc học của Nam cũng như tương lai của Nam. Mảnh đất còn lại sau khi bán là một hình

141
vuông cạnh bằng chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật ban đầu. Tìm số tiền lớn nhất mà gia
đình Nam nhận được khi bán đất, biết giá tiền 1m2 đất khi bán là 1.500.000 VN đồng.
A. 112.687.500 VN đồng. B. 114.187.500 VN đồng.
C. 115.687.500 VN đồng. D. 117.187.500 VN đồng.
CÂU 47: Người ta dùng 18 cuốn sách bao gồm 7 cuốn sách Toán, 6 cuốn sách Lý và 5 cuốn
sách Hóa (các cuốn sách cùng loại thì giống nhau) để làm phần thưởng cho 9 học sinh A, B, C,
D, E, F, G, H, I, mỗi học sinh nhận được 2 cuốn sách khác thể loại (không tính thứ tự các
cuốn sách). Tính xác suất để hai học sinh A, B nhận được phần thưởng giống nhau?
5 7 7 5
A. 9. B. 9. C. 18. D. 18.

CÂU 48: Cắt một khối nón bằng một mặt phẳng qua trục của nó ta được thiết diện là một tam
giác đều cạnh a. Thể tích của khối nón đã cho bằng:
��3 3��3 ��3 3��3
A. 8
. B. 12
. C. 12
. D. 24
.

CÂU 49: Điểm M trong hình vẽ biểu diễn số phức nào dưới đây?

A. 2+3i. B. 2-3i. C. -2-3i. D. -3+2i.


CÂU 50: Thể tích khối trong xoay tạo thành khi quay hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của hàm
số � = �. �� , Trục hoành và hai đường thẳng x = 0 và x = 1 xung quanh trục Ox được tính bởi
công thức nào dưới đây?
1 2 2� 1
A. � = � 0
� . � ��. B. � = � 0
�. �� ��.
1 2 2� 1 2 �
C. � = 0
� . � ��. D. � = � 0
� . � ��.
CÂU 51: Cho mệnh đề sau là một mệnh đề đúng: “Nếu hôm nay trời nắng và cửa hàng mở
cửa thì anh Thạnh sẽ đi mua đồ và anh Thạnh sẽ đi bơi”. Biết rằng trời chỉ có nắng hoặc mưa,
cửa hàng chỉ có mở cửa hoặc đóng cửa.
Trong các mệnh đề dưới đây, mệnh đề nào là một mệnh đề đúng?
I. Nếu hôm nay anh Thạnh không đi mua đồ hoặc không đi bơi thì trời mưa hoặc cửa hàng
đóng cửa.
II. Hôm nay, cửa hàng đóng cửa đồng thời anh Thạnh đi mua đồ hoặc anh Thạnh đi bơi hoặc
trời mưa.

142
III. Hôm nay, trời mưa hoặc anh Thạnh đi mua đồ và đi bơi.
A. Chỉ I. B. Chỉ II.
C. Chỉ III. D. Mệnh đề II và III.
CÂU 52: TRÒ CHƠI TÌM “VAI TRÒ”
Bốn bạn Nam, Tuấn, Minh, Hải tham gia trò chơi tìm vai trò lẫn nhau, có 4 vai trò là: vua,
người hầu, tướng và dân thường. Mỗi người phát biểu một ý kiến như sau:
Nam: “Tôi không làm vua và người hầu”.
Tuấn: “Tôi không làm tướng và dân thường”.
Minh: “Tôi chỉ có thể là người hầu hoặc tướng”.
Hải: “Tôi không phải là vua và dân thường”.
Biết rằng chỉ có Hải là người nói sai sự thật.
Hỏi người có thể làm vua và Tuấn có thể giữ vai trò gì (xét trong cùng một trường hợp có thể
xảy ra)?
A. Tuấn – vua. B. Minh – người hầu.
C. Hải – người hầu. D. A và C đúng.
Sử dụng các thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 53 đến câu 56
Một cuộc họp thường niên diễn ra gồm 7 người A, B, C, D, E, F, G ngồi vào một dãy bàn dài
được đánh số từ 1 đến 7. Biết rằng:
1. A không ngồi ở vị trí số 3 và 6.
2. B không ngồi gần E và G.
3. C không ngồi cạnh D và F.
4. E không ngồi ở vị trí số 1 và 5.
CÂU 53: Thứ tự ngồi nào sau đây là đúng (tính từ ghế 1 đến ghế 7)?
A. B, C, F, G, D, A, E. B. C, E, B, F, G, D, A.
C. A, B, C, E, F, D, G. D. B, A, C, F, D, E, G.
CÂU 54: Nếu C và B lần lượt ngồi ở vị trí số 3 và số 5 thì khẳng định nào sau đây chắc chắn
đúng?
A. E ngồi ở vị trí số 2. B. G ngồi ở vị trí số 2.
C. A ngồi ở vị trí số 4. D. F ngồi ở vị trí số 6.
CÂU 55: Nếu G và C lần lượt ngồi ở vị trí số 2 và số 4 thì phát biểu nào sau đây có thể đúng?
A. F ngồi vị trí số 6. B. A ngồi vị trí số 7.
C. E ngồi vị trí số 4. D. Tất cả đều đúng.
CÂU 56: Với dữ kiện câu 55, nếu B cũng không được ngồi gần C thì phát biểu nào sau đây là

143
chắc chắn đúng?
A. B ngồi ở vị trí số 6. B. A ngồi ở vị trí số 5.
C. F ngồi ở vị trí số 1. D. E ngồi ở vị trí số 7.
Sử dụng các thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 57 đến câu 60
Một trận thi đấu bóng đá diễn ra có 6 bạn M, N, P, Q, R, S rủ nhau đi xem và mua vé từ A01
đến A06. Các bạn xếp chỗ ngồi thoả mãn:
1. P ngồi giữa M và Q.
2. N không ngồi ở ghế A03 và A05.
3. R không ngồi cạnh Q và S.
4. P ngồi ghế A04.
CÂU 57: Cách xếp chỗ ngồi nào sau đây là phù hợp để các bạn có thể xem đá bóng (theo thứ
tự ghế từ A01 đến A06)?
A. M, N, P, Q, R, S. B. M, R, N, P, Q, S.
C. R, N, M, P, Q, S. D. N, R, Q, P, M, S.
CÂU 58: Nếu R ngồi ở ghế A02 thì khẳng định nào sau đây chắc chắn đúng?
A. N ngồi ở ghế A01. B. Q ngồi ở ghế A05.
C. S ngồi ở ghế A05. D. Tất cả đều sai.
CÂU 59: Với dữ kiện câu 58, nếu N không ngồi cạnh Q thì có bao nhiêu cách xếp chỗ ngồi
thoả mãn?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 60: Nếu Q ngồi ở ghế A02 thì khẳng định nào sau đây chắc chắn sai?
A. N ngồi ở ghế A01. B. M ngồi ở ghế A05.
C. R ngồi ở ghế A05. D. S ngồi ở ghế A05.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63
Biểu đồ bên dưới thể hiện tỷ lệ phần trăm chi phí trong một năm của một công ty.

144
CÂU 61: Tổng chi của công ty gấp bao nhiêu lần so với chi cho Nghiên cứu?
A. 27. B. 20. C. 18. D. 8.
CÂU 62: Nếu chi cho Quảng cáo là 210 triệu đồng thì chênh lệch giữa chi cho Vận chuyển
và chi cho Thuế là bao nhiêu triệu đồng?
A. 125. B. 95. C. 65. D. 35.
CÂU 63: Nếu chi cho Lãi vay là 245 triệu đồng thì tổng chi cho Quảng cáo, Thuế và Nghiên
cứu là bao nhiêu triệu đồng?
A. 700. B. 540. C. 420. D. 300.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 67
Bảng số liệu cung cấp giá vé xe buýt giữa các địa điểm.

Địa điểm I II III IV V

I — 10.000đ 5.000đ 15.000đ 10.000đ

II 10.000đ — 7.000đ 25.000đ 20.000đ

III 5.000đ 7.000đ — 20.000đ 15.000đ

IV 15.000đ 25.000đ 20.000đ — 10.000đ

V 10.000đ 20.000đ 15.000đ 10.000đ —

CÂU 64: Trong các tuyến sau đây, tuyến nào có giá vé thấp nhất?
A. Tuyến I-V. B. Tuyến II-IV. C. Tuyến IV-V. D. Tuyến II-III.
CÂU 65: Hành khách từ địa điểm III đi đến địa điểm nào có giá vé thấp nhất?
A. I. B. II. C. IV. D. V.

145
CÂU 66: Một du khách đi từ địa điểm I đến địa điểm IV và muốn dừng ở hai địa điểm nữa
để tham quan. Lộ trình nào sẽ có giá vé thấp nhất cho du khách?
A. I-II-III-IV. B. I-III-II-IV. C. I-V-III-IV. D.I-III-V-IV.
CÂU 67: Do giá nhiên liệu tăng nên giá vé xe buýt được điều chỉnh tăng thêm 1.000đ cho
các tuyến có giá dưới 10.000đ. Nếu số vé được bán ra cho tuyến I-III gấp đôi số vé được bán
ra cho tuyến II-III thì tổng doanh thu từ hai tuyến này tăng lên bao nhiêu phần trăm? Biết
rằng số vé được bán ra ở mỗi tuyến là không đổi so với thời điểm trước khi tăng giá.
A. 16,67%. B. 17,65%. C. 30,95%. D. 25,00%.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 68 đến 70
Tập đoàn X có 6 công ty A, B, C, D, E, F. Trong năm 2020, tỷ lệ doanh thu của các công ty
này được biểu thị như biểu đồ:

CÂU 68: Nếu doanh thu của công ty D là 650 tỷ đồng thì doanh thu của công ty B là bao
nhiêu tỷ đồng?
A. 1.860. B. 1.680. C. 1.920. D. 1.690.
CÂU 69: Doanh thu của công ty F nhiều hơn doanh thu của công ty D là bao nhiêu phần
trăm?
A. 48%. B. 60%. C. 36%. D. 65%.
CÂU 70: Nếu doanh thu của công ty E tăng 15% vào năm 2021 và doanh thu của các công
ty khác không thay đổi thì tổng doanh thu của tập đoàn X tăng bao nhiêu phần trăm?
A. 2,1%. B. 3,5%. C. 1,8%. D. 4,2%.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CÂU 71: Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Trong bảng hệ thống tuần hoàn,
nguyên tố R thuộc
A. Chu kì 3, nhóm VIIA. B. Chu kì 3, nhóm VIIIA
C. Chu kì 4, nhóm IA. D. Chu kì 4, nhóm IB.
CÂU 72: Xét các cân bằng hóa học sau:
I. Fe2O3(r) + 3CO(k) ⇆ 2Fe(r) + 3CO2(k)

146
II. CaO (r) + CO2(k) ⇆ CaCO3(r)
III. 2NO2 (k) ⇆ N2O4(k)
IV. H2 (k) + I2(k) ⇆ 2HI(k)
Khi tăng áp suất, các cân bằng hóa học không bị dịch chuyển là:
A. I, III. B. I, IV. C. II, IV. D. II, III.
CÂU 73: Tetrahydrocannabinol (THC) là một trong 113 hợp chất cannabinoid tìm thấy và cô
lập được trong cây cần sa. THC là một trong những hợp chất gây nên sự ảo giác, hưng phấn
khi sử dụng cần sa. Sau khi sử dụng phương pháp phân tích nguyên tố, kết quả thu được gồm
có các nguyên tố C, H, O với tỉ lệ % khối lượng lần lượt là 80,25; 9,55; 10,20. Xác định công
thức phân tử của THC
A. C21H30O2. B. C22H28O2.
C. C20H22O4. D.C21H34O2.
CÂU 74: Methamphetamine hay còn được gọi với tên thân quen là ma túy đá. Đây là một
chất kích thích được con người sử dụng làm thú vui tiêu khiển. Nó khiến cho người dùng cảm
giác nâng cao tâm trạng, tăng sức sống, tuy nhiên sử dụng liều cao và lâu dài gây ra sự rối
loạn tâm thần, co giật,… Methamphetamine có công thức phân tử là C10H15N. Xác định độ
bất bão hòa của methamphetamine.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 75: Hai điểm M và N chuyển động tròn đều, cùng chiều trên một đường tròn tâm O,
bán kính R > 0 với cùng tốc độ dài vo. Biết góc MON bằng 60o. Gọi K là trung điểm MN,
hình chiếu của K xuống đường kính của đường tròn đang chứa K khi chưa chuyển động có
phương trình vận tốc theo thời gian là:
1 v π 3 v π
A. v = v sin( R0 t
2 o
+ ).
2
B. v = 2
vo sin( R0 t − 2 ).
3 v 1 v
C. v = 2
vo sin( R0 t ). D. v = v sin( R0 t +
2 o
π).

CÂU 76: Cho phản ứng hạt nhân: T + D → α + n. Biết năng lượng liên kết riêng của hai hạt
nhân T và α lần lượt là 2,823 MeV; 7,076 MeV và độ hụt khối của hạt nhân D là 0,0024 u.
Năng lượng trao đổi của phản ứng là:
A. 17,599 MeV. B. - 17,599 MeV. C. 3,135 MeV. D. – 3,135 MeV.
CÂU 77: Mạch dao động LC đang thực hiện dao động điện từ tự do với chu kì T. Tại một
thời điểm xác định, dòng điện trong mạch có cường độ 4π (mA). Sau đó một khoảng thời
gian là 0,25T thì điện tích trên bản tụ có độ lớn 10-9 (C). Giá trị chu kì T là:
A. 0,25 µs. B. 0,5 µs. C. 0,25 ms. D. 0,5 ms.
CÂU 78: Chiếu tia ánh sáng trắng là tổng hợp của các tia sáng đơn sắc có màu trải từ đỏ đến
tím từ không khí vào một chậu nước với góc tới 30o, chậu nước có đáy là gương phẳng nằm
ngang quay mặt phản xạ về mặt nước. Biết nước trong chậu có độ sâu h = 10 cm, chiết suất
của nước đối với ánh sáng màu đỏ là 1,32 và đối với ánh sáng màu tím là 1,34. Độ rộng của
dải ánh sáng ngay khi chúng ló ra khỏi mặt nước là:
A. 1,23 cm. B. 1,42 cm. C. 1,23 mm. D. 1,42 mm.
CÂU 79: Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm gì để được gọi là hở?

147
A. Vì tốc độ máu chảy chậm.
B. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.
C. Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch
nối
D. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu.
CÂU 80: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người
A. Miệng, ruột non, thực quản, dạ dày, ruột già, hậu môn.
B. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
C. Miệng, ruột non, dạ dày, hầu, ruột già, hậu môn.
D. Miệng, dạ dày, ruột non, thực quản, ruột già, hậu môn.
CÂU 81: Cho cây hoa đỏ P tự thụ phấn, thu được F1 gồm 56,25% cây hoa đỏ: 37,5% cây hoa
hồng và 6,25% cây hoa trắng. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F1 giao phấn với nhau, thu được
F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết tỷ lệ kiểu hình ở F2 là
A. 4 cây hoa đỏ: 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng.
B. 4 cây hoa đỏ: 8 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng.
C. 2 cây hoa đỏ: 4 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng.
D. 2 cây hoa đỏ: 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng.
CÂU 82: Giả sử có hai cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe. Người ta sử dụng công
nghệ tế bào để tạo ra các cây con từ hai cây này. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau về
các cây con, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBB
hoặc DDEe.
(2) Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần
chủng có kiểu gen khác nhau.
(3) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu
gen AABB, aaBB hoặc DDEE, DDee.
(4) Cây con được tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) của hai cây với nhau
có kiểu gen AaBBDDEe.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
CÂU 83: Ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn đến khí hậu vùng Tây Bắc được biểu hiện ở:
A. Ngăn gió mùa đông bắc tràn sang Tây Bắc.
B. Gây mưa nhiều ở sườn đón gió trong mùa mưa.
C. Có đủ các đai khí hậu theo độ cao.
D. Tất cả đều đúng.
CÂU 84: Đảo và quần đảo ở nước ta có đặc điểm gì?
A. Phần lớn các đảo ven bờ. B. Quần đảo ở ngoài khơi xa.
C. Nhiều đảo nhỏ. D. Tất cả đều đúng.
CÂU 85: Trong nền kinh tế thị trường, vai trò to lớn của thương mại được biểu hiện ở việc gì?
A. Đưa lại những hiệu quả to lớn về mặt kinh tế, xã hội.

148
B. Góp phần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với khu vực và thế giới.
C. Góp phần thúc đẩy quá trình phân công lao động theo lãnh thổ ở nước ta.
D. Tất cả đều đúng.
CÂU 86: Nơi nào có trữ lượng dầu khí vào loại lớn nhất nước ta là bể trầm tích?
A. Nam Côn Sơn. B. Cửu Long. C. Thổ Chu – Mã Lai. D. Sông Hồng.
CÂU 87: Nhiệm kì của các nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
là:
A. 2 năm. B. 3 năm. C. 4 năm. D. 5 năm.
CÂU 88: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc mang tính chất:
A. Một cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.
B. Một cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Một cuộc nội chiến.
CÂU 89: Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là:
A. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.
B. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến tư bản trên đất Trung
Hoa.
C. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội thế giới và tăng cường sức mạnh của
phong trào giải phóng dân tộc.
D. Đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
CÂU 90: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc tiến hành trong khoảng thời gian nào?
A. 1949 – 1953. B. 1953 – 1957. C. 1957- 1961. D. 1961 – 1965.
Dựa vào thông tin bên dưới để trả lời từ câu 91 đến câu 93
Chuẩn độ là một trong những phương pháp để xác định nồng độ của một chất trong một
khoảng nồng độ cho phép. Chuẩn độ có nhiều phương pháp chuẩn độ khác nhau như chuẩn
độ oxi hóa khử, chuẩn độ kết tủa, chuẩn độ axit-bazơ.
Một học sinh pha 100 ml dung dịch HCl chưa biết nồng độ chính xác. Để xác định nồng độ
của HCl, học sinh đã thực hiện phép chuẩn độ axit mạnh và bazơ mạnh.
- Bước 1. Học sinh lấy 10 ml dung dịch HCl trên cho vào bình erlen, cho tiếp 3 giọt
phenolphtalein và lắc đều.
- Bước 2. Học sinh cho 25 ml dung dịch NaOH 0,1M lên buret
- Bước 3. Học sinh bắt đầu thực hiện phép chuẩn độ:
+ Học sinh mở khóa buret từ từ để các giọt nhiễu xuống theo tốc độ 1 giây 1 giọt. Cứ 3 giọt
thì lắc bình erlen 1 lần
+ Khi mặt lõm của dung dịch trong buret chạm vạch 9.00 thì giảm tốc độ nhiễu giọt: 3 giây 1
giọt, lắc bình erlen sau khi 3 giọt rơi xuống

149
+ Khi chạm tới vạch 9.50 thì cứ rơi 1 giọt sẽ lắc 1 lần, tốc độ nhiễu giọt giảm xuống là 5 giây
1 giọt. Khi dung dịch chuyển sang màu …(1)…, lắc và để yên trong vòng 30 giây, nếu màu
không mất thì dừng phép chuẩn độ và ghi lại giá trị dung dịch NaOH.
CÂU 91: Học sinh ghi nhận kết quả trên buret là 9.90 ml. Xác định nồng độ của dung dịch
HCl trên.
A. 0,099M B. 0,01M. C. 0,0099M. D. 0,02M.
CÂU 92: Màu ở (1) là màu
A. Đỏ. B. Hồng nhạt. C. Không màu. D. Xanh lá.
CÂU 93: Hình ảnh bên dưới mô tả bộ dụng cụ chuẩn độ. Vì sao HCl được để trong bình
erlen, NaOH được để trong buret mà không phải đổi ngược lại?

A. Vì HCl nguy hiểm nên để trong bình erlen dễ thao tác.


B. Vì NaOH trong bình erlen tiếp xúc với khí cacbonic trong không khí, làm sai phép
chuẩn độ.
C. Vì HCl phản ứng với thủy tinh trong buret làm mờ số.
D. Vì NaOH trong bình erlen, khi nhỏ phenolphtalein vào erlen thì màu hồng đậm xuất
hiện, không thấy được hiện tượng diễn ra.
Dựa vào thông tin bên dưới để trả lời từ câu 94 đến câu 96
Than đá là một loại nguyên liệu quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người và các
hoạt động công nghiệp.
Đối với các ngành công nghiệp như nhiệt điện, than đá là nhiên liệu để hoạt động và tạo ra
điện năng cho con người sử dụng. Tuy nhiên, việc đốt than đá để sản xuất ra điện năng tạo ra
một lượng lớn khí cacbonic gây ra hiện tượng nhà kính.
Còn trong đời sống sinh hoạt của con người, than đã được sử dụng để nấu ăn hay sưởi ấm ở
những nơi có khí hậu lạnh (chẳng hạn như miền Bắc-Việt Nam). Tuy nhiên, có rất nhiều vụ
việc xảy ra đáng tiếc gây thương vong về người.
CÂU 94: Than đá với thành phần chính là nguyên tố cacbon (Z = 6). Xác định vị trí của
cacbon trong bảng tuần hoàn hóa học
A. Ô 12, nhóm IVA, chu kì 3. B. Ô 20, nhóm IIA, chu kì 3.
C. Ô 6, nhóm IVA, chu kì 2. D. Ô 14, nhóm IVA, chu kì 1.
CÂU 95: Xác định loại liên kết và độ phân cực của hợp chất khí cacbonic (CO2)
A. Liên kết cộng hóa trị không phân cực, độ phân cực = 0.
B. Liên kết cộng hóa trị phân cực, độ phân cực > 0.
C. Liên kết cộng hóa trị ion, độ phân cực > 0.

150
D. Liên kết cộng hóa trị phân cực, độ phân cực = 0.
CÂU 96: Khí được sinh ra trong quá trình con người đốt than củi để sưởi ấm là CO. Giải
thích vì sao có các vụ thương vong khi hít khí này?
A. Vì CO liên kết tốt với hemoglobin so với O2 (hơn 200 lần) nên CO đẩy khí O2 ra khỏi
hemoglobin.
B. Vì CO vào trong máu kết hợp với O2 tạo thành CO2 làm con người thiếu khí O2.
C. Vì CO nặng hơn không khí, nên khi CO vào cơ thể con người, khí này đè các nội tạng
trong cơ thể.
D. Vì CO không có độc, nhưng khi vào cơ thể, có enzyme amilaza xúc tác làm CO có độc
tính mạnh.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi 97 đến 99:
Năm 1911, Rutherford đã đưa ra giả thiết mẫu hành tinh nguyên tử. Tuy nhiên, mô hình
Rutherford không thể giải thích được cấu trúc quỹ đạo của electron liên quan đến các quá
trình hóa học, đặc biệt không giải thích được tại sao nguyên tử tồn tại cân bằng bền và
electron không bị rơi vào hạt nhân.
Năm 1913, Bohr đã vận dụng thuyết lượng tử ánh sáng vào hệ thống nguyên tử và đưa ra một
mẫu nguyên tử mới gọi là mẫu nguyên tử Bohr. Mẫu này giải thích được sự tạo thành quang
phổ vạch của các nguyên tử, đặc biệt là nguyên tử Hidro.
Trong mẫu này, Bohr vẫn giữ mô hình hành tinh nguyên tử của Rutherford là nguyên tử chứa
hạt nhân gồm các notron không mang điện và hạt proton mang điện tích qp = 1,6.10-19 C, các
electron mang điện tích qe = - qp = -1,6.10-19 C với khối lượng me = 9,1.10-31 kg chuyển động
xung quanh hạt nhân. Ông cho biết thêm rằng hệ thống nguyên tử bị chi phối bởi những quy
luật đặc biệt có tính lượng tử và đã đề ra hai tiên đề mang tên mình.
Trong nguyên tử Hidro bán kính quỹ đạo dừng thứ nhất r0 = 5,3.10-11 m, bán kính các quỹ
đạo tiếp tăng tỉ lệ với bình phương các số nguyên liên tiếp. Lực tương tác giữa electron và hạt
��2
nhân là lực điện Coulomb với hằng số tỉ lệ k = 9.109 ��2
.

CÂU 97: Mẫu nguyên tử Bohr khác mẫu nguyên tử Rutherford ở điểm nào dưới đây?
A. Hình dạng quỹ đạo các eletron.
B. Lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử.
C. Trạng thái có năng lượng ổn định.
D. Mô hình nguyên tử có hạt nhân.
CÂU 98: Bán kính quỹ đạo dừng thứ 3 của nguyên tử Hidro là
A. 1,59.10-11 m. B. 4,77.10-10 m. C. 2,21.10-10 m. D. 3,07.10-10 m.
CÂU 99: Tốc độ của electron trên quỹ đạo thứ nhất là
A. 2,19.106 m/s. B. 5,22.106 m/s. C. 1,15.106 m/s. D. 3,12.105 m/s.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi 100 đến 102:

151
Ngày nay, mọi người ở thành thị, nông thôn, núi cao, biển xa đều có thể sử dụng điện thoại,
nghe đài phát thanh, xem truyền hình một cách dễ dàng với đủ loại dịch vụ như điện thoại di
động, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, internet không dây…
Để truyền được các thông tin như âm thanh, hình ảnh… đến những nơi xa, người ta đều áp
dụng một quy trình chung là
- Biến các âm thanh (hoặc hình ảnh) muốn truyền đi thành các dao động điện được gọi là
các tín hiệu âm tần (hoặc thị tần).
- Dùng sóng điện từ tần số cao – gọi là sóng mang – để truyền các tín hiệu âm tần qua anten
phát.
- Dùng máy thu với anten thu để chọn và thu lấy sóng điện từ cao tần trong không gian dựa
vào hiện tượng cộng hưởng.
- Tách tín hiệu ra khỏi sóng cao tần rồi dùng loa để nghe âm thanh đã truyền tới.
CÂU 100: Nguyên tắc thu – phát sóng điện từ là dựa trên hiện tượng
A. Cảm ứng điện từ. B. Cộng hưởng điện từ.
C. Phát xạ cảm ứng. D. Tự cảm.
CÂU 101: Bộ phận có khả năng biến dao động âm thành dao động điện là
A. Micro. B. Mạch khuếch đại. C. Anten. D. Loa.
CÂU 102: Máy thu thanh và máy phát thanh giao tiếp với nhau thông qua bộ phận nào sau
đây?
A. Micro. B. Mạch chọn sóng. C. Anten. D. Loa.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Cho một đoạn ADN chứa gen cấu trúc có trình tự các nuclêôtit như sau:
5’ …AXATGTXTGGTGAAAGXAXXX...3’
3’ …TGTAXAGAXXAXTTTXGTGGG...5’
CÂU 103: Trình tự các ribônuclêôtit của mARN được sao mã từ gen cấu trúc trên là.
A. 3’ ….AUGUXUGGUGAAAGXAXXX….5’.
B. 5’ ….AUGUXUGGUGAAAGXAXXX….3’.
C. 5’ ….AXAUGUXUGGUGAAAGXAXXX….3’.
D. 3’ ….UGUAXAGAXXAXUUUXGUGGG….5’.
CÂU 104: Viết trình tự các axit amin của chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh được giải mã hoàn
chỉnh từ đoạn gen trên. Biết các bộ ba quy định mã hóa các axit amin như sau: GAA: Glu;
UXU, AGX: Ser; GGU: Glixin; AXX: Thr; UAU: Tyr; AUG: (Mã mở đầu) Met; UAG: mã
kết thúc.
A. Ser – Glixin - Glu – Ser - Thr. B. Ser – Glixin - Glu – Thr - Ser.
C. Ser – Glixin – Thr – Ser - Glu. D. Ser – Glixin – Ser – Glu - Thr.
CÂU 105: Hãy cho biết đột biến nào sau đây trên gen cấu trúc không làm sản phẩm giải mã
thay đổi:

152
A. Thay cặp G – X ở vị trí số 7 bằng cặp A – T.
B. Thay cặp T – A ở vị trí số 4 bằng cặp X – G.
C. Mất cặp G – X ở vị trí thứ 2.
D. Thêm cặp A – T ở vị trí giữa cặp số 3 và số 4.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Số lượng cá thể của quần thể ảnh hưởng bởi 4 nhân tố:
Mức sinh sản (Births): Số cá thể mới do quần thể sinh ra trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Mức tử vong (Deaths): Số cá thể của quần thể chết đi trong 1 khoảng thời gian nhất định
Mức nhập cư (Immigration): Số cá thể từ các quần thể khác chuyển đến trong 1 khoảng thời
gian nhất định.
Mức xuất cư (Emigration): Số cá thể rời bỏ quần thể trong 1 khoảng thời gian nhất định

Mật độ cá thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mật độ
được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới
mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
CÂU 106: Xét các nhân tố: mức độ sinh sản (B), mức độ tử vong (D), mức độ xuất cư (E) và
mức độ nhập cư (I) của một quần thể. Trong trường hợp nào sau đây thì kích thước của quần
thể giảm xuống?
A. B > D, I = E. B. B. B + I > D + E.
C. B + I = D + E. D. B = D; I < E.
CÂU 107: Giả sử 4 quần thể của một loài sinh vật kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân
bố và mật độ cá thể như sau:
Quần thể A B C D
Diện tích khu phân bố 100 120 80 90
(ha)
Mật độ (cá thể/ha) 22 25 26 21
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?Cho biết diện tích khu phân bố của 4
quần thể không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư.

153
I. Quần thể D có kích thước nhỏ nhất.
II. Kích thước của quần thể A lớn hơn kích thước của quần thể C.
III. Nếu kích thước của quần thể B tăng 5%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể
này là 26,25 cá thể/ha.
IV. Nếu kích thước của quần thể C tăng 5%/năm thì sau 1 năm quần thể này tăng thêm 152 cá
thể.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
CÂU 108: Giả sử quần thể động vật này ở thời điểm ban đầu có 110000 cá thể, quần thể này
có tỉ lệ sinh là 12%/năm, xuất cư 2%/ năm, tử vong 8%/ năm, nhập cư 4%/năm. Sau 2 năm,
số cá thể trong quần thể được dự đoán là bao nhiêu?
A. 1125000. B. 113440. C. 114244. D. 123596.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Minh Hóa có 123.000 ha đất lâm nghiệp là một thế mạnh ít địa phương ở tỉnh Quảng Bình có
được. Do vậy, trong những năm qua, huyện Minh Hóa đã chọn phát triển kinh tế lâm nghiệp
mà trọng tâm là trồng rừng là ngành kinh tế trọng điểm của địa phương. Theo Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Minh Hóa, so với giống keo lai giâm hom trước đây thì
giống keo lai nuôi cấy mô bây giờ có nhiều ưu điểm vượt trội nên được huyện lựa chọn và
khuyến khích người dân đưa vào trồng rừng. Với giống cây keo lai nuôi cấy mô, diện tích
rừng trồng phát triển thành rừng cây gỗ lớn và có khả năng chống chịu với gió bão, đồng thời
góp phần tăng giá trị kinh tế và môi trường của rừng. Thực tế các trận gió bão và áp thấp
nhiệt đới trong gần hai tháng qua không làm thiệt hại về rừng ở Minh Hóa.
Mới đây, UBND huyện Minh Hóa đã lồng ghép, trích từ các nguồn kinh phí để hỗ trợ mua
giống cây keo lai nuôi cấy mô cho nhân dân trồng rừng với mức 2.100 đồng/cây. Đồng thời,
huyện có chủ trương hỗ trợ, khuyến khích người dân trồng rừng bằng các loại cây bản địa
như dỗi, lim, huỵnh, sưa… để phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và ít gãy đổ do gió
bão, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Minh Hóa Đinh Gia Tuyết cho biết: “Địa phương đang triển khai thí điểm mỗi xã một
mô hình trồng rừng bằng giống cây bản địa để nhân rộng. Tham gia mô hình này, các hộ dân
được huyện hỗ trợ 18 triệu đồng/ha để mua giống, phân bón và công chăm sóc. Chúng tôi xác
định trồng rừng bằng giống cây bản địa thì thời gian để khai thác dài gấp đôi so với rừng
trồng nguyên liệu bằng giống cây keo, tràm song hiệu quả kinh tế lại gấp vài chục lần. Trồng
rừng cây bản địa không chỉ mang lại nguồn thu nhập khá, lâu dài cho người dân mà còn góp
phần bảo vệ môi trường và bảo tồn nhiều giống cây rừng quý hiếm đang có nguy cơ mất đi
do nạn khai thác rừng bừa bãi”. Từ những chính sách phù hợp của Đảng bộ và chính quyền
địa phương, cùng với sự tham gia tích cực của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển
rừng, những cánh rừng ở Minh Hóa một thời bị tàn phá dần được phục hồi. Đến cuối năm
2020, toàn huyện có 11.628 ha rừng trồng, trong đó gần 1.000 ha rừng trồng theo mô hình
cây gỗ lớn. Việc trồng rừng bằng các loại cây giống tự nhiên tại địa phương cũng bước đầu
mang lại kết quả tích cực. Nhờ vậy, đến nay Minh Hóa là địa phương có tỷ lệ che phủ rừng
vào loại cao ở Quảng Bình, đạt 79%.
(Nguồn: Hương Giang, Báo Nhân Dân điện tử ngày 25/11/2020)

154
CÂU 109: Lợi ích thiết thực nhất của việc trồng rừng đối với huyện Minh Hóa là:
A. Cho cây gỗ lớn, phát triển nghề mộc.
B. Giúp chống chịu với gió bão.
C. Góp phần tăng giá trị kinh tế cho địa phương.
D. Phát triển giống cây keo lai với nhiều ưu thế.
CÂU 110: Ý nào sau đây là đúng:
A. Huyện Minh Hóa yêu cầu người dân trồng rừng bằng các loài cây bản địa để phát triển
kinh tế.
B. Các hộ dân trồng rừng ở huyện Minh Hóa được huyện hỗ trợ tiền để mua giống, phân
bón và công chăm sóc.
C. Việc trồng rừng tại địa phương sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong tương lai.
D. Trồng rừng là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
CÂU 111: Vì sao nên trồng rừng bằng các loại cây giống tự nhiên tại địa phương?
A. Vì các loại cây giống tự nhiên tại địa phương có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cây
khác.
B. Vì các loại cây giống tự nhiên tại địa phương giúp gia tăng khả năng chống chịu với gió
bão.
C. Vì các loại cây giống tự nhiên tại địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao.
D. Vì các loại cây giống tự nhiên tại địa phương phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ
nhưỡng.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia cho biết, xâm nhập mặn vùng đồng bằng
sông Cửu Long mùa khô năm 2020-2021 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không
nghiêm trọng như mùa khô năm 2019 - 2020; các đợt xâm nhập mặn tăng cao tiếp theo ở cửa
sông Cửu Long khả năng tập trung vào thời kỳ từ ngày 12 đến 16-3 và từ ngày 27-3 đến 1-4;
riêng các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn từ ngày 9 đến 14-4 và từ ngày 24 đến 30-4, sau giảm dần.
Theo dự báo, từ ngày 1 đến 3-3, các địa phương khu vực Trung Bộ và Nam Bộ có chỉ số về
tia cực tím (UV) cực đại ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao. Theo đó, tại TP Đà Nẵng lần
lượt là 9-9-8, TP Hội An là 9-8-8, TP Nha Trang là 8-10-9, TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ,
Cà Mau là 10-10-10.
Tổng cục Thống kê cho biết, hai tháng đầu năm, diện tích rừng trồng mới tập trung trên địa
bàn cả nước ước đạt 15.800 ha; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 10,7 triệu cây. Trong
hai tháng, cả nước có 200 ha rừng bị thiệt hại, trong đó diện tích rừng bị cháy là 82,9 ha.
Thiên tai xảy ra trong hai tháng đầu năm nay làm một người mất tích, một người bị thương,
634 nhà dân bị sập, đổ và hư hỏng, 3.300 con gia súc và gia cầm bị chết, 288 ha lúa và 110 ha
hoa màu bị hư hỏng; ước giá trị thiệt hại về tài sản khoảng 27 tỷ đồng.

155
Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức lễ phát động Tết trồng cây Xuân Tân Sửu năm
2021 tại khu bảo tồn tre, trúc của Học viện. Học viện phấn đấu trồng khoảng 164 loài tre, trúc
phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.
UBND huyện Văn Bàn (Lào Cai) vừa tổ chức Tết trồng cây, hưởng ứng phong trào trồng một
tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025. Tại chương trình, các đại biểu và nhân dân đã trồng gần
200 cây xanh bóng mát. TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) vừa phối hợp Công ty cổ phần Than Cao
Sơn phát động Tết trồng cây. Sau lễ phát động các đại biểu, lực lượng vũ trang, công nhân,
đoàn viên, thanh niên trên địa bàn trồng hơn 1.000 cây xanh. Huyện Quản Bạ (Hà Giang) vừa
tổ chức phát động Tết trồng cây năm 2021. Sau lễ phát động, các đại biểu và nhân dân đã
trồng 2.500 cây cảnh quan, trong đó gồm 2.000 cây hoa dã quỳ, 500 cây hoa anh đào.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang vừa phối hợp Ban Quản lý rừng phòng hộ
huyện Sơn Động phát động Tết trồng cây. Tại lễ phát động, các đại biểu trồng 1.500 cây xanh
tại khu vực Trạm bảo vệ rừng Khe Ủy. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên vừa tổ
chức lễ phát động Tết trồng cây. Các cán bộ, chiến sĩ đã trồng cây xanh, cây ăn quả trong
khuôn viên đơn vị.
Năm 2021, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) được giao kế hoạch trồng 550 ha rừng, trong đó trồng
rừng sau khai thác 500 ha, trồng rừng phân tán 50 ha, cơ cấu giống chủ yếu là mỡ, keo và quế.
Huyện Đại Từ (Thái Nguyên) có hơn 29.500 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất là
gần 14.800 ha. Trồng rừng hiện nay không chỉ có tác dụng phòng hộ, cải thiện môi trường
sinh thái, tạo nguồn sinh thủy mà còn đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân.
(Nguồn: nhandan.com.vn)
CÂU 112: Đâu không là địa phương có chỉ số về tia cực tím (UV) cực đại ở mức nguy cơ gây
hại cao đến rất cao?
A. TP. Hồ Chí Minh. B. TP. Hà Giang. C. TP. Biên Hòa. D. TP. Cần Thơ.
CÂU 113: Đâu là điều không đúng về ảnh hưởng của thiên tai đối với nước ta trong 2 tháng
đầu năm 2021?
A. Làm một người mất tích, một người bị thương.
B. 634 nhà dân bị sập, đổ và hư hỏng, 3.300 con gia súc và gia cầm bị chết.
C. Ước giá trị thiệt hại về tài sản khoảng 29 tỷ đồng.
D. 288 ha lúa và 110 ha hoa màu bị hư hỏng.
CÂU 114: Lợi ích mà việc trồng rừng hiện nay mang lại là?
A. Phòng hộ, tạo nguồn sinh thủy. B. Cải thiện môi trường sinh thái.
C. Đem lại nguồn thu nhập ổn định. D. Cả A, B, C đều đúng.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:
TẠI SAO MỸ NÉM BOM NGUYÊN TỬ HIROSHIMA VÀ NAGASAKI?
Đầu tháng 5/1945, điều không còn nghi ngờ đối với tất cả các nước đồng minh là Hồng quân
Liên Xô sẽ đập tan Đệ tam Quốc xã. Vai trò chính trong việc tiêu diệt Đức Quốc xã chắc

156
chắn thuộc về Liên Xô, còn người Mỹ thì sao? Muốn “dây máu ăn phần”, giới tinh hoa Mỹ
suy nghĩ và cân nhắc nghiêm túc về cách cường quốc này góp công vào kết cục lịch sử Thế
chiến II.
Với họ, chỉ còn việc đánh bại quân phiệt Nhật Bản. Nhưng vào cuối cuộc chiến đẫm máu
nhất trong lịch sử nhân loại, người Mỹ không muốn hy sinh mạng sống những người lính của
mình. Vì vậy, việc tấn công bằng vũ khí nguyên tử chống lại Nhật Bản đã được quyết định.

Việc ném bom nguyên tử các thành phố Nhật Bản và ý nghĩa quân sự của nó đến nay vẫn
đang là chủ đề tranh luận.
(Nguồn: salik.biz)
Bằng cách này, Mỹ sẽ đạt được hai mục tiêu. Đầu tiên, sau đòn tấn công hạt nhân, Nhật Bản
sẽ không chậm trễ đầu hàng. Thứ hai, tấn công hạt nhân sẽ là một cuộc trình diễn cho toàn
thế giới biết về vũ khí mạnh nhất trong tay người Mỹ mà vẫn chưa nước nào có được.
Sau khi được Tổng thống Truman bật đèn xanh, trước giới chức quân sự chóp bu Mỹ, một
câu hỏi đã được đặt ra - sẽ đánh bom thành phố nào? Năm mục tiêu được đề xuất gồm
Hiroshima, Kyoto, Yokohama, Niigata và Kokura. Các mục tiêu ưu tiên được cho là các
thành phố Kyoto và Hiroshima. Kyoto là một trung tâm công nghiệp quân sự lớn, còn
Hiroshima là hải cảng lớn nhất - nơi tập trung một số lượng lớn tàu chiến Nhật.
Tiếp theo, Yokohama - một thành phố với một danh sách ấn tượng các nhà máy quân sự. Hai
thành phố cuối danh sách Kokura và Niigata - là các thành phố có kho vũ khí lớn nhất.
Nagasaki không nằm trong danh sách các thành phố phải “thanh lý”.
[…] Ngày 6/8/1945, một trong những chiếc B-29 “Great Artist” đã thả quả bom “Cậu bé”
(Little Boy) xuống thành phố Hiroshima. Ba ngày sau, một máy bay ném bom B-29 khác của
Mỹ được phái đi ném bom Kokura, và nếu không thể, thì hủy diệt Nagasaki.

157
Hành vi tiếp theo của các phi công cũng bất thường. Khi đã đến được Kyoto một cách an toàn,
các phi công đã báo cáo với cấp trên rằng, thành phố đầy khói, không thể thả bom, sau đó họ
bay đến Nagasaki. Quả bom hạt nhân “Lão béo” (Fat Man) đã được ném xuống Nagasaki vào
ngày 9/8, lúc 11h. Hiroshima và Nagasaki đều bị phá hủy hoàn toàn; cú sốc của việc sử dụng
vũ khí mới mạnh đến nỗi, ngày 15/8, chính phủ Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
[…] Có phải việc ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki là không thể khác, và có sự cần
thiết về mặt quân sự? Cho đến nay, các nhà sử học và chính trị gia vẫn tranh luận về điều này.
Theo các chuyên gia, không có ý nghĩa quân sự trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại
thường dân. Có một sự thật là ném bom Nagasaki người Mỹ đã không bị ngăn cản bởi vị trí
của một nhà giam tù binh từ các đồng minh chống phát xít ở ngoại ô thành phố này, mà phần
lớn trong số đó là lính Mỹ và Anh. Điều đó không đáng xấu hổ? Hay đánh bom trại tù binh
cũng là một phần trong kế hoạch của người Mỹ
CTV Lê Ngọc/VOV.VN(tổng hợp)
CÂU 115: Quả bom nguyên tử đầu tiên mà Mỹ ném xuống Nhật Bản xảy ra ngày tháng năm
nào?
A 6/8/1945. B. 9/8/1945. C. 12/8/1945. D. 15/8/1945.
CÂU 116: Hai quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản có tên gọi lần lượt là gì?
A. Little Boy & Bat Man. B. Little Boy & Fast Man.
C. Little Boy & Fat Man. D. Middle Boy & Fat Man.
CÂU 117: Chính phủ Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào ngày tháng năm nào?
A. 15/8/1945. B. 16/8/1945. C. 17/8/1945. D. 18/8/1945.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120.
ĐỘI CỨU QUỐC QUÂN I
(Bqp.vn) - Sau một thời gian củng cố, ngày 14/02/1941, bộ đội du kích Bắc Sơn được thành
lập tại khu rừng Khuổi Nại thuộc xã Vũ Lễ, chân Bắc Sơn (Lạng Sơn). Đồng chí Hoàng Văn
Thụ thay mặt Trung ương Đảng công nhận và trao nhiệm vụ cứu nước, cờ đỏ sao vàng cho
Bộ đội du kích Bắc Sơn.
Toàn đội có 32 người chia làm ba tiểu đội do hai đồng chí Lương Văn Tri và Chu Văn Tấn
chỉ huy. Cán bộ tiểu đội được chọn trong các đảng viên dũng cảm, tháo vát và khỏe mạnh
nhất. Còn các đội viên đều là đảng viên hoặc quần chúng cách mạng hăng hái nhất đã từng
chiến đấu trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, số khác là những cán bộ, đảng viên ở dưới xuôi lên.
Vũ khí của đội có 5 súng trường, còn toàn súng kíp và dao găm. Quân số tuy còn ít, nhưng
bao gồm đủ các thành phần miền ngược và miền xuôi, con em các dân tộc: Tày, Nùng, Dao,
Kinh... Đó là một đội ngũ vững vàng kiên quyết, có chất lượng cao. Tinh thần của đội được
thể hiện rõ trong 5 lời thề:
1. Không phản Đảng
2. Tuyệt đối trung thành với Đảng.

158
3. Kiên quyết chiến đấu và trả thù cho các đồng chí bị hy sinh.
4. Không hàng giặc.
5. Không hại dân.
Sau Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng (tháng 5/1941). Đồng chí Trường Chinh, Tổng
Bí thư của Đảng, thay mặt Trung ương phổ biến tinh thần nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của
Trung ương-Đảng cho toàn thể cán bộ, chiến sỹ bộ đội du kích Bắc Sơn nhằm làm cho lực
lượng vũ trang của Đảng thông suốt đường lối, chính sách của Đảng. Ngay sau đó, bộ đội du
kích Bắc Sơn được mang tên mới: Cứu Quốc quân, cho phù hợp với nhiệm vụ cứu nước.
Bách khoa tri thức QPTD
CÂU 118: Đội du kích Bắc Sơn được thành lập ở khu rừng nào?
A. Khuổi Nại B. Khuổi Nậm. C. Vũ Lễ. D. Bắc Sơn.
CÂU 119: Lúc mới thành lập, đội có bao nhiêu tiểu đội?
A. 32. B. 3. C. 5. D. 8.
CÂU 120: Sau Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng (tháng 5/1941), đội du kích Bắc Sơn
có tên gọi mới là gì?
A. Cứu Quốc Quân.
B. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
C. Tâm Tâm Xã.
D. Việt Minh.

159
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH TĂNG TỐC TAQ


ĐỀ SỐ 07
PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1. Tiếng Việt
CÂU 1: “Ăn trộm ăn cướp thành Phật thành tiên, đi chùa đi chiền bán thân bất toại.”
Câu thơ trên thuộc thể loại?
A. Tục ngữ. B. Ca dao. C. Thành ngữ. D. Vè.
CÂU 2: Cụ Mết và Tnú là các nhân vật do tác giả nào tạo ra?
A. Lưu Quang Vũ. B. Nguyên Hồng.
C. Kim Lân. D. Nguyễn Trung Thành.
CÂU 3: Dựa vào đoạn sau đây trả lời câu hỏi:
“Chúng ta sợ điều náo nhiệt nhưng cũng sợ niềm tịch liêu
Không chen không lấn và không cố đẩy ngược chiều”.
(Đen Vâu, Cho mình em)
Từ “tịch liêu” trong 2 câu trên mang nghĩa là gì?
A. Tĩnh mịch, hoang vắng. B. Nghèo khó.
C. Ồn ào, xa hoa. D. Cô đơn một mình.
CÂU 4: Dựa vào đoạn sau đây trả lời câu hỏi:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết?
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rũ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.

160
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dày uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.”
(Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn)
Đâu không phải là nội dung mà tác giả nhắc đến trong đoạn thơ?
A. Nỗi cô đơn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi.
B. Người phụ nữ cảm giác về thời gian chờ đợi.
C. Người phụ nữ cố tìm cách giải khuây nhưng không được..
D. Nỗi nhớ thương người chồng ở phương xa.
CÂU 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.”
A. Hoán dụ. B. Ẩn dụ. C. So sánh. D. Đảo ngữ.
CÂU 6: Trong các bài thơ sau, bài thơ nào được sáng tác đầu tiên?
A. Từ ấy – Tố Hữu. B. Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão.
C. Nhớ rừng – Thế Lữ. D. Chiều tối – Hồ Chí Minh.
CÂU 7: Mị là nhân vật chính trong phần mở đầu của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Đây là
nhân vật tiêu biểu, đại diện cho:
A. Số phận của những người con dâu gạt nợ ở miền núi.
B. Người nông dân nghèo khó trong xã hội mới.
C. Người lao động trong thời kì mới.
D. Giai cấp cầm quyền tàn ác, hung bạo.
CÂU 8: Trong những từ sau, từ nào viết sai chính tả?
A. Tháo dỡ. B. Trau dồi. C. Suông sẻ. D. Vô hình trung.
CÂU 9: Trong những câu sau, câu nào có từ viết sai chính tả?
A. Bởi vì sự sơ suất của anh ấy mà công ty đã bị lỗ đến 100 tỷ đồng.
B. Cô ấy vượt qua bài thi cuối kì một cách xuất sắc.
C. Trải nghiệm luôn đem đến cho con người nhiều bài học quý giá.
D. Ở cái tuổi 28, cô ấy quả là một người phụ nữ sắc xảo.
CÂU 10: Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu sau:
“Qua câu chuyện trên em mới thấm thía một điều: "Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp dữ". Tấm
lòng __________ sẽ giúp cho người có có được hạnh phúc.”
A. Nhân hậu. B. Phúc hậu. C. Cần cù. D. Độc ác.
CÂU 11: Dựa vào đoạn sau đây trả lời câu hỏi:
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống

161
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
(Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng điển tích nào trong 2 câu trên?
A. Cao Sơn Lưu Thuỷ Khúc. B. Thuần Vu Phần.
C. Lưu Thuỷ Hữu Tình. D. Bá Nha Tử Kỳ.
CÂU 12: Câu nào sau đây không có thành phần biệt lập?
A. Này, cậu đừng có mà trơ trẽn như vậy!
B. Cậu gì đó ơi, đi với tôi một chút được không.
C. Đối với anh, những chuyện này quả là quá sức chịu đựng quá rồi.
D. Hắn ta có lẽ vẫn chưa đi quá xa đâu.
CÂU 13: Câu nào dưới đây sai về cách dùng từ:
A. Khác với chú chó thông minh đã giải cứu được đàn cừu, con sói đó thật lanh lợi.
B. Mỗi ngày đều có nhiều đoàn người qua lại cái chợ này.
C. Tiếng đoàn xe lửa làm xáo động cả không gian tĩnh mịch.
D. Người ta thường chỉ muốn nghe và hiểu những gì họ đang trông đợi.
CÂU 14: “Đừng buồn nữa bạn ơi!”. Đây là câu:
A. Câu nghi vấn. B. Câu trần thuật.
C. Câu cảm thán. D. Câu cầu khiến.
CÂU 15: “Anh lính bị hai vết thương, một ở đùi, một ở Sài Gòn.”. Câu trên là câu:
A. Dùng từ sai. B. Sai cách liên kết câu.
C. Sai logic. D. Sai trật tự câu.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bấc, cù bơ.
(Từ ấy, Tố Hữu)
CÂU 16: Đoạn thơ trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
A. Báo chí. B. Khoa học. C. Chính luận. D. Nghệ thuật.
CÂU 17: Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong câu trên là?
A. So sánh. B. Điệp ngữ. C. Hoán dụ D. Nhân hoá.
CÂU 18: Cụm từ “vạn kiếp phôi pha” dùng để chỉ?
A. Những em bé mồ côi, lang thang vất vưởng.

162
B. Đại gia đình của giai cấp cần lao.
C. Những người đau khổ, bất hạnh trong cuộc đời.
D. Đồng bào ta yêu thương và trân quý con người dù bất kể là bạn hay thù.
CÂU 19: Đâu không là thái độ của tác giả trong đoạn thơ trên là?
A. Quyết tâm gắn bó máu thịt với giai cấp cần lao nghèo khổ trong xã hội.
B. Coi giai cấp cần lao là đại gia đình của mình, là mẹ cha, là anh em ruột thịt
C. Quyết tâm chiến đấu đem lại cuộc sống tự do, hạnh phúc, công bằng.
D. Đả kích sự trắng trợn, hai mặt của địch căm phẫn đối với sự bất công ngang trái trong
xã hội.
CÂU 20: Câu trả lời nào sau đây là nội dung không được đề cập trong đoạn thơ trên?
A. Sự hòa hợp giữa con người với con người.
B. Quan niệm mới mẽ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa "cái tôi" cá nhân với "cái ta"
chung của mọi người.
C. Lí tưởng của Đảng đã khai sáng tâm hồn con người.
D. Say mê hoạt động cách mạng, tha thiết cống hiến đời mình.
1.2. Tiếng Anh:
CÂU 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank
Question 21. I have a mere of German.
A. Smattering. B. Knowledge. C. Acquaintance. D. Command.
CÂU 22. Please don't a word of this to anyone else, it's highly confidential.
A. Breathe. B. Speak. C. Pass. D. Mutter.
CÂU 23. The silver medalist was later for running outside her lane.
A. Banned. B. Disqualified. C. Disallowed. D. Outlawed.
CÂU 24. It’s a small lamp, so it doesn't off much light.
A. Cast. B. Give. C. Shed. D. Spend.
CÂU 25. The fumes were so thick that he was for breath.
A. Suffocating. B. Inhaling. C. Gasping. D. Wheezing.
CÂU 26 - 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.
CÂU 26. Students suppose to read all the questions carefully and find out the answers to them.
A. Suppose. B. All the questions. C. Out. D. Them.
CÂU 27: Yesterday morning, Joe arrives late for school for the first time.
A. Morning. B. Arrives. C. School. D. First.
CÂU 28: In different parts of the world, elephants are still hunted for its ivory tusks.
A. Different. B. Of. C. Are. D. Its.
CÂU 29: It is essential to provide high school students with adequate career orientation, so
they can make more informative decisions about their future major.
A. Essential. B. Orientation. C. Informative. D. Major.

163
CÂU 30: The man, together with his family, were invited to the Clambake last night.
A. The. B. Together with. C. Were. D. To the.
CÂU 31- 35: Which of the following best restates each of the given sentences.
CÂU 31. Considering that we travelled right across the country, the bus ticket was
surprisinglyreasonable.
A. Because we were able to move right through the country, the price of the bus ticket
didn't bother us.
B. The ticket for the bus, which took us from one side of the country to the other, was the
cheapest that wecould find.
C. The most reasonable way to go right across the country was by bus, so we bought
ourselves a ticket.
D. As the bus brought us right across the country, we found the price of the ticket to be
cheaper than its value tous.
CÂU 32. When he called to tell me that he was studying, I didn't believe him because I
could hear thenoise of a party in the background.
A. I didn't believe that he could study properly with the noise of a party in the background
and I told him thatwhen he telephoned.
B. Although he rang me to tell me that he was studying, I couldn't hear what he was saying
properly because ofmy unbelievably noisy party.
C. Because of the sounds of a party I heard in the background when he phoned, I didn't
believe his claim that hewas studying.
D. Though he was studying when he called, I thought he was lying because in the
background there were party-like sounds.
CÂU 33. I feel completely exhausted when I've listened to Marion for half-an-hour.
A. It is completely exhausting after half-an-hour I listening to Marion.
B. Half-an-hour listening to Marion leaves me feeling completely exhausted.
C. Feeling completely exhausted, I spent half-an-hour listening to Marion.
D. When I've listened to Marion for half-an-hour, she feels exhausting completely.
CÂU 34: His parents are away on holiday. He really needs their help now.
A. As long as his parents are at home, they will be able to help him.
B. He wishes his parents were at home and could help him now.
C. If his parents are at home, they can help him now.
D. If only his parents had been at home and could have helped him.
CÂU 35: He finally contracted the disease. He was aware of the importance of preventive
measures only then.
A. But for his awareness of the importance of preventive measures, he could have
contracted the disease.
B. Hardly had he been aware that preventive measures were essential when he contracted
the disease.
C. Not until he was aware of the importance of preventive measures did he contract the
disease.

164
D. Only after he had contracted the disease was he aware that preventive measures were
essential
CÂU 36 – 40: Read the following passage and answer the questions below
Long ago prehistoric man began to domesticate a number of wild plants and animals for his
own use. This not only provided a more abundant food source but also allowed more people
to live on a smaller plot of ground. We tend to forget that all of our present-day pets,
livestock, and food plants were taken from the wild and developed into the forms we know
today.
As centuries passed and human cultures evolved and blossomed, humans began to organise
their knowledge of nature into the broad field of natural history. One aspect of early natural
history concerned the use of plants for drugs and medicine. The early herbalists sometimes
overworked their imaginations in this respect. For example, it was widely believed that a
plant or part of a plant that resembles an internal organ would cure ailments of that organ.
Thus, an extract made from a heartshaped leaf might be prescribed for a person suffering
from heart problems.
Nevertheless, the overall contributions of these early observers provided the rudiments of our
presentknowledge of drugs and their uses.
CÂU 36: What does this passage mainly discuss?
A. Cures from plants. B. The beginning of natural history.
C. Prehistoric man. D. Early plants and animals.
CÂU 37: Domestication of plants and animals probably occurred because of .
A. The need for more readily available food. B. Lack of wild animals and plants.
C. Early man’s power as a hunter. D. The desire of prehistoric man to be
nomadic.
CÂU 38: The word “This” in the first paragraph refers to .
A. Providing food for man.
B. Man’s domestication of plants and animals.
C. Man’s ability to live on a small plot of land.
D. The earliest condition of prehistoric man.
CÂU 39: The word “blossomed” in the second paragraph is closest in meaning to .
A. Produced flowers. B. Changed. C. Learned. D. Flourished.
CÂU 40: An herbalist is which of the following?
A. A dreamer. B. An early historian.
C. Someone who uses plants in medicine. D. A farmer.
PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, XỬ LÍ SỐ LIỆU
CÂU 41: Tòa nhà Bitexco Financial (hay Tháp Tài chính Bitexco) là một tòa nhà chọc trời
được xây dựng tại trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tòa nhà có 68 tầng (không
tính 3 tầng hầm). Biết rằng, khi toà nhà có bóng in trên mặt đất dài 47,5 mét, thì cùng thời
điểm đó có một cột cờ (được cắm thẳng đứng trên mặt đất) cao 12 mét có bóng in trên mặt
đất dài 2,12 mét. Tính chiều cao của toà nhà (làm tròn đến hàng đơn vị)
A. 268m. B. 269m. C. 270m. D. 271m.
CÂU 42: Gieo một con xúc sắc cân đối và đồng chất hai lần. Tính số phần tử của biến cố:
“Tổng số chấm của hai lần gieo không quá 5”.

165
A. 8. B. 9. C. 10. D. 11.
CÂU 43: Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như hình dưới. Hàm số y = f(x) đồng biến

trên khoảng nào dưới đây?


A. (0; +∞). B. (-∞; 2). C. (1; 2). D. (-∞; 0).
CÂU 44: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai mặt phẳng (∝):� + 2� − � − 1 = 0
và � : 2� + 4� − �� − 2 = 0. Tìm m để hai mặt phẳng này song song với nhau.
A. Không tồn tại. B. � = 1. C. � = 2. D. � =− 2.
CÂU 45: Xét các số thực a, b thỏa mã điều kiện log5 5�. 125� = log25 5 . Mệnh đề nào
dưới đây đúng?
A. 2� + 6� = 1. B. 6�� = 1. C. 6� + 2� = 1. D. � + 3� = 2.
CÂU 46: Để lắp đạt hệ thống năng lượng mặt trời, gia đình bạn A vay ngân hàng một số tiền
là 600 triệu đồng với lãi suất 0,6%/tháng. Sau đúng một tháng kể từ ngày lắp đặt, gia đình
bạn A bắt đầu đưa vào vận hành hòa lưới thì mỗi tháng công ty điện lực trả cho gia đình bạn
A 16 triệu đồng. Nên sau sau đúng một tháng kể từ khi vay, gia đình bạn A bắt đầu hoàn nợ,
hai lần hoàn nợ cách nhau đúng một tháng, mỗi tháng hoàn nợ đúng một số tiền là 16 triệu
đồng. Hỏi sau bao nhiêu tháng, gia đình bạn A trả hết nợ?
A. 41. B. 42. C. 43. D. 44.
CÂU 47: Cho đa giác đều 12 đỉnh nội tiếp đường tròn tâm O. Chọn ngẫu nhiên 3 đỉnh của đa
giác đó. Tính xác suất để 3 đỉnh được chọn tạo thành một tam giác không có cạnh nào là cạnh
của đa giác đã cho?
2 28 31 52
A. 5. B. 55. C. 55. D. 55.
CÂU 48: Thiệt diện qua trục của hình nón (N) là một tam giác vuông cân có cạnh góc vuông
bằng a. Thể tích khối nón (N) bằng:
� 2�3 ��3 � 3�3 � 2�3
A. 12
. B. 6
. C. 12
. D. 6
.
CÂU 49: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm M trong hình vẽ là điểm biểu diễn số phức z.

166
Tìm z?
A. � =− 4 + 3�. B. � = 3 + 4�. C. � = 3 − 4�. D. � =− 3 + 4�.
1 1
CÂU 50: Cho −2
� � �� = 3. Tính tích phân � = −2
2� � − 1 �� = ?
A. -3. B. 3. C. 5. D. -9.
CÂU 51: Một tổ gồm 6 sinh viên (An, Bình, Cường, Danh, Giang, Hoàng) được chia thành 3
cặp làm bài tập thực hành. An cùng làm với Danh; Cường không cùng làm với Giang; Bình
không cùng làm với Cường. Hỏi Giang cùng làm với ai?
A. Cường. B. Bình. C. An. D. Hoàng.
CÂU 52: Một nhóm 6 người M, N, P, Q, R, S ngồi quanh một bàn tròn. Q ngồi cạnh M và R;
P ngồi cạnh R nhưng không ngồi cạnh S. Vậy N ngồi cạnh hai người nào?
A. M và P. B. R và M. C. M và S. D. S và P.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56
Trong một cuộc thi Olympic, năm giải thưởng cao nhất được trao cho các học sinh M, N, P,
Q, R. Dưới đây là các thông tin của buổi trao giải:
‐ N hoặc Q đạt giải tư.
‐ R đạt giải cao hơn M.
‐ P không đạt giải ba.
CÂU 53: Danh sách nào dưới đây có thể là thứ tự các học sinh đạt giải, từ giải nhất đến giải
năm?
A. M, P, N, Q, R. B. P, R, N, M, Q.
C. N, P, R, Q, M. D. Q, M, R, N, P.
CÂU 54: Nếu Q đạt giải năm thì M sẽ đạt giải nào?
A. Nhất. B. Nhì. C. Ba. D. Tư.
CÂU 55: Nếu M đạt giải nhì thì phát biểu nào sau đây có thể sai?
A. N không đạt giải ba. B. P không đạt giải nhất.
C. P không đạt giải tư. D. Q không đạt giải nhất.
CÂU 56: Nếu P đạt giải cao hơn N đúng 2 bậc thì phát biểu nào sau đây nêu đầy đủ và chính
xác danh sách các học sinh có thể đạt giải nhì?
A. P. B. M, R. C. P, R. D. M, P, R.

167
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60.
Có 7 học sinh được xếp ngồi vào 7 ghế trong một hàng từ trái sang phải. Trong đó có 4 học
sinh nam là M, N, P, Q và 3 học sinh nữ là X, Y, Z. Chỗ ngồi của học sinh được xếp theo các
nguyên tắc:
‐ Mỗi ghế chỉ có 1 học sinh ngồi;
‐ Các học sinh nam không ngồi cạnh nhau;
‐ P ngồi ở ghế thứ năm (từ trái qua phải);
‐ Y ngồi phía bên phải P;
‐ M ngồi cạnh X.
CÂU 57: M và X (theo thứ tự) không thể ngồi ở vị trí nào sau đây?
A. Thứ nhất và thứ hai. B. Thứ hai và thứ ba.
C. Thứ ba và thứ tư. D. Thứ bảy và thứ sáu.
CÂU 58: Phát biểu nào sau đây sai?
A. N và Q ngồi bên phải M. B. N và X ngồi bên phải M.
C. N và Q ngồi bên trái M. D. Q và X ngồi bên phải M.
CÂU 59: Nếu Z ngồi cạnh P và M thì phát biểu nào sau đây có thể sai?
A. M và P ngồi bên phải X. B. M và Y ngồi bên phải X.
C. M và Z ngồi bên trái Y. D. M và X ngồi bên trái Q.
CÂU 60: Nếu không có học sinh nữ nào ngồi cạnh cả M và P thì phát biểu nào sau đây có
thể đúng?
A. Q ngồi bên trái P. B. X ngồi bên trái M.
C. Z ngồi bên trái M. D. Z ngồi bên trái X.
Sử dụng các thông tin sau đây để trả lời câu hỏi từ 61 đến 63:

168
(Nguồn: infographics.vn)
CÂU 61: Công suất gió lắp đặt tích lũy của Liên minh châu Âu chiếm bao nhiêu phần trăm
tổng công suất lắp đặt điện gió toàn thế giới tính đến năm 2013 là?
A. 2.06%. B. 26%. C. 2.6%. D. 20.6%.
CÂU 62: Có bao nhiêu vùng và lãnh thổ trong Liên minh Châu Âu có công suất năng lượng
gió sắp đặt tích lũy từ 20 GW trở lên?
A. 8. B. 9. C. 10. D. 11.
CÂU 63: Công suất lắp đặt điện gió toàn thế giới năm 2013 lớn hơn bao nhiêu phần trăm so
với công suất lắp đặt điện gió toàn thế giới năm 2012?
A. 13.32%. B. 12.32%. C. 13.22%. D. 13.23%.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 67:
Cho sơ đồ dưới được thể hiện theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong năm
2020. Cho biết cán cân thương mại được tính hiệu số của xuất khẩu và nhập khẩu hay còn gọi
là thặng dư.
Biểu đồ: Diễn biến xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam theo
tháng trong năm 2020

169
CÂU 64: Doanh thu xuất nhập khẩu cả năm của nước ta năm 2020 gần nhất với bao nhiêu tỷ
USD?
A. 546,36. B. 545,36. C. 544,36. D. 543,36.
CÂU 65: Hỏi quý có thặng dư cao nhất là và tổng thặng dư quý đó là bao nhiêu:
A. Quý I, 3.74. B. Quý II, 2.01.
C. Quý III, 10.72. D. Quý IV, 3.24.
CÂU 66: Tốc độ tăng trưởng doanh thu xuất khẩu nhanh nhất vào tháng:
A. 3. B. 4. C. 8. D. 12.
CÂU 67: Dự đoán thặng dư T1 năm 2021:
A. -1.97. B. -0.72. C. -0.98. D. -1.44.
Dựa vào các thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi 68 đến 70:

Tỷ lệ tốt nghiệp
Tỷ lệ ra trường sau Tỷ lệ SV ra trường
Khóa đúng hạn của (4
thời hạn (> 4 năm) có việc làm
năm)

Lớp 1 48.27% 39.73%


2011-2012 76.09%
Lớp 2 43.07% 43.93%

2012-2013 35.38% 49.62% 51.60%

2013-2014 43.56% - 68.90%

(Bảng: Thống kê 1 số vấn đề của sinh viên tốt nghiệp ĐH của trường X-HCM.)
CÂU 68: Biết rằng, số lượng sinh viên nghỉ học của khóa 2011 – 2012 là 60 người cho cả 2

170
lớp. Trong đó lớp 2 nghỉ nhiều hơn lớp 1 4 sinh viên. Hãy tính tổng số sinh viên 4 năm trước
của ngành trên của khóa 2011 - 2012.
A. 233. B. 246. C. 479. D. 497.
CÂU 69: Nhà trường cần chọn ngẫu nhiên 6 SV tốt nghiệp khóa 2013 – 2014 để đại diện SV
tốt nghiệp cho ngành trong buổi lễ tốt nghiệp tháng 7/2018. Hãy cho biết tỷ lệ 1 nhóm bạn 5
SV cùng tốt nghiệp đúng hạn có ít nhất 3 SV được chọn là bao nhiêu %
A. 0,140%. B. 0,151%. C. 0,162%. D. 0,173%.
CÂU 70: Tổng số SV của khóa 2012 – 2013 là bao nhiêu SV thất nghiệp. Biết rằng trong 4
năm học có 35 SV nghỉ/bỏ học.
A. 34. B. 72. C. 90. D. 100.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CÂU 71: Cho sơ đồ phản ứng sau:
KMnO4 + KCl + H2SO4  MnSO4 + K2SO4 + H2O + Cl2
Sau khi cân bằng với hệ số nguyên dương nhỏ nhất, hệ số của khí clo là …(1)… và …(2)…
là chất bị khử. (1) và (2) lần lượt là:
A. 1, KMnO4. B. 3, KCl. C. 5, KMnO4. D. 8, KCl.
CÂU 72: Có bốn dung dịch, mỗi dung dịch chứa một chất tan cùng nồng độ mol: K3PO4,
NaNO3, NH3, CH3COOH. Dãy pH nào dưới đây là phù hợp khi xếp các dung dịch theo thứ tự
pH tăng dần.
A. pH (NaNO3) < pH(CH3COOH) < pH (K3PO4) < pH (NH3).
B. pH (K3PO4) < pH (CH3COOH) < pH (NaNO3) < pH (NH3).
C. pH (CH3COOH) < pH (K3PO4) < pH (NaNO3) < pH (NH3).
D. pH (CH3COOH) < pH (NaNO3) < pH (K3PO4) < pH (NH3).
CÂU 73: Cho các chất sau: C2H4O2, C4H8O, C3H8O3, C6H12O6. Chất có độ bất bão hòa bằng
0 là:

A. C3H8O3. B. C2H4O2. C. C4H8O. D. C6H12O6.


CÂU 74: Alizarin - 1,2-dihydroxyanthraquinone là một chất nhuộm hữu cơ được dùng để tạo
màu đỏ cho vải và thân thiện với con người. Để xác định thành phần của alizarin, các nhà
khoa học đã tiến hành đốt hợp chất 2,40 gam alizarin rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua H2SO4
đặc và Ca(OH)2 thì thấy bình đựng H2SO4 nặng thêm 0,72 gam. Lọc kết tủa ở bình Ca(OH)2
thì được 14 gam kết tủa. Công thức phân tử của alizarin là:
A. C14H8. B. C15H7O5. C. C12H10O4. D. C14H8O4.

CÂU 75: Một người quan sát một chiếc phao nổi trên mặt biển và thấy nó nhô lên cao 9 lần
trong 16 s. Coi sóng biển là sóng ngang. Biết vận tốc truyền sóng là 3m/s. Tính bước sóng?
A. 5 m. B. 6 m. C. 7 m. D. 8 m.

171
CÂU 76: Một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là 200 ngày. Ban đầu có 100 g, hỏi sau bao
lâu chất phóng xạ trên còn lại 20 g?
A. 356,6 ngày. B. 450 ngày. C. 464,4 ngày. D. 365 ngày.
CÂU 77: Tìm biểu thức đúng về chu kỳ của mạch LC dao động điều hòa với độ lớn cường
độ dòng điện cực đại là I0 và điện tích cực đại trong mạch là Q0.
2��0 2��0 �
A. �0
. B. �0
. C. 2��0 �0 . D. 2��
0
.
CÂU 78: Một chiếc xe ô tô có khối lượng 1 tấn. Hỏi chiếc xe có trọng lượng bằng bao nhiêu?
Biết gia tốc trọng trường tại đó có giá trị là g = 9,8 m/s2
A. 9800 N. B. 1000 N. C. 10000 N. D. 9000 N.
Câu 79: Hệ tuần hoàn có chức năng:
A. Vận chuyển các chất vào cơ thể.
B. Vận chuyển các chất từ ra khỏi cơ thể.
C. Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động
sống của cơ thể.
D. Dẫn máu từ tim đến các mao mạch.
Câu 80: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?
A. Tiêu hoá hoá và cơ học.
B. Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
C. Chỉ tiêu hoá cơ học.
D. Chỉ tiêu hoá hoá học.
Câu 81: Phép lai giữa 2 cá thể khác nhau về 3 tính trạng trội, lặn hoàn toàn AaBbDd ×
AaBbDd sẽ có:
A. 4 kiểu hình : 9 kiểu gen. B. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen.
C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen. D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen.
Câu 82: Ở ruồi giấm cho con đực có mắt trắng giao phối với con cái mắt đỏ thu được F1
đồng hợp mắt đỏ . Cho các cá thể F1 giao phối tự do với nhau, đời F2 thu được 3 con đực mắt
đỏ , 4 con đực mắt vàng , 1 con đực mắt trắng : 6 con cái mắt đỏ , 2 con cái mắt vàng . Nếu
cho con đực mắt đỏ F2 giao phối với con cái mắt đỏ F2 thì kiểu hình mắt đỏ ở đời con có tỉ lệ
là :
A. 24/41. B. 19/54. C. 31/54. D. 7/9.

CÂU 83: Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm gì?


A. Trình độ đô thị hóa thấp. B. Tỉ lệ dân thành thị giảm.
C. Phân bố đô thị đều giữa các vùng. D. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
CÂU 84: Hiện nay, nước ta được phân thành mấy vùng nông nghiệp?

172
A. 5. B. 4. C. 7. D. 8.
CÂU 85: Thế mạnh nào dưới đây là của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Khai thác và chế biến lâm sản, trồng lúa.
B. Khai thác và chế biến dầu khí, thủy điện.
C. Khai thác và chế biến bôxít, thủy sản.
D. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.
CÂU 86: Việc phân chia các trung tâm công nghiệp ở nước ta thành trung tâm rất lớn, trung
tâm lớn, trung tâm trung bình là dựa vào:
A. Vị trí địa lí của trung tâm công nghiệp. B. Diện tích của trung tâm công nghiệp.
C. Giá trị sản xuất của trung tâm công nghiệp. D. Vai trò của trung tâm công nghiệp.
CÂU 87: Hiệp định sơ bộ được kí vào thời gian nào?
A. 3/1946. B. 4/1946. C. 5/1946. D. 6/1946.
CÂU 88: Cao ủy Pháp ở Đông Dương năm 1947 là?
A. Georges Thierry d'Argenlieu. B. Jean de Lattre de Tassigny.
C. Émile Bollaert. D. Jean Letourneau.
CÂU 89: Hiệp định Genève được kí vào năm nào? Ở đâu?
A. 1954, Thụy Sỹ. B. 1954, Thụy Điển.
C. 1955, Thụy Sỹ. D. 1955, Thụy Điển.
CÂU 90: Cơ quan nào của Liên hợp quốc gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một
lần để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương
A. Đại hội đồng. B. Hội đồng bảo an.
C. Hội đồng kinh tế- xã hội. D. Hội đồng Quản thác

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93.
Một loài rong có tên khoa học là Palisada intermedia được hái tại đảo Lý Sơn, Việt Nam đã
cô lập được nhiều hợp chất, trong đó có hai hợp chất là xuyên lập thể phân của nhau

Với công thức trên có 2 loại nét khác nhau và được xét trên không gian 3 chiều: 1 là nét đậm
nghĩa là liên kết đó hướng ra ngoài (nghĩa là hướng vào mặt người nhìn); 2 là nét đứt đoạn
nghĩa là liên kết đó hướng vào bên trong (nghĩa là hướng vào trong mặt giấy).
(Vuong Trung Doan, Van Thong Pham, Chi Hien Dat Le, Thi Thanh Nhan Luu, To Uyen Dam, Ho

173
Khanh Hy Le, Quang Ton That, Kim Phi Phung Nguyen & Thi Thuy Duong Ngo (2023) Two new
halogenated sesquiterpene lactones from Palisada intermedia, Natural Product Research, DOI:
10.1080/14786419.2023.2171407)
CÂU 91: Hãy cho biết vị trí của nhóm OH của hai hợp chất laurenolide A và B.
A. OH của laurenolide A và laurenolide B hướng ra.
B. OH của laurenolide A và laurenolide B hướng vào.
C. OH của laurenolide A hướng ra, OH của laurenolide B hướng vào.
D. OH của laurenolide A hướng vào, OH của laurenolide B hướng ra.
CÂU 92: Công thức tính độ bất bão hòa và độ bất bão hòa của 2 hợp chất trên là:
A. k = (2C + 2 – H + Br)/2; 5. B. k = (2C + 2 – H - Br)/2; 5.
C. k = (2C + 2 – H + Br)/2; 4. D. k = (2C + 2 – H - Br)/2; 4.
CÂU 93: Trong quá trình phân lập và tách chất, laurenolide A có khối lượng nhiều hơn nên
được đi để thực hiện thử phản ứng este hóa. Một sinh viên cho laurenolide A và axit axetic
băng, cho vài giọt axit sunfuric đặc vào trong bình cầu, rồi lắp vào hệ thống sinh hàn. Hãy
cho biết tại sao sinh viên phải thực hiện phản ứng này trong hệ sinh hàn?

(Hệ thống sinh hàn điều chế este)


A. Giúp làm nguội hỗn hợp phản ứng nhanh hơn
B. Hệ sinh hàn xúc tác cho phản ứng xảy ra nhanh hơn.
C. Nếu đun không có hệ sinh hàn, lượng dung dịch trong quá trình đun sôi bay hơi làm
giảm hiệu suất của phản ứng.
D. Không có mục đích trong quá trình điều chế, chỉ gây thêm sự phức tạp của phản ứng.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96.
NH3 hay còn gọi là khí amoniac là một loại khí có mùi khai, độc và khi ở nồng độ cao thì có
mùi sốc. NH3 có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh nên nó cũng có tính bazơ như NaOH,
KOH,… nhưng yếu hơn. Tuy nhiên, NH3 có khả năng tạo kết tủa giống như NaOH và có 1

174
khả năng khác là tạo phức với một số ion kim loại như Cu2+…
CÂU 94: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4 thì hiện tượng xảy ra là:
A. Xuất hiện kết tủa màu xanh sau đó tan dần.
B. Xuất hiện kết tủa màu xanh và không tan.
C. Xuất hiện dung dịch màu xanh.
D. Xuất hiện kết tủa màu xanh và sủi bọt khí.
CÂU 95: Sử dụng máy pH để đo giá trị pH của dung dịch NH3 và NaOH. So sánh giá trị pH
của hai dung dịch này.
A. pHNH3 > pHNaOH. B. pHNH3 = pHNaOH.
C. pHNH3 < pHNaOH. D. Không thể so sánh.
CÂU 96: Một sinh viên thực hiện kết tủa dung dịch MgSO4 bằng dung dịch NH3. Ban đầu
theo dự tính phản ứng xảy ra theo sau
2NH3 + 2H2O + Mg2+  Mg(OH)2 + 2NH4+
Sinh viên tính toán và dự kiến lượng NH3 dùng là 3 ml. Tuy nhiên, khi thực hiện thì 3 ml vẫn
chưa xuất hiện kết tủa Mg(OH)2 và sinh viên phải lấy thêm 6 ml dung dịch NH3 thì thu được
hiệu suất phản ứng kết tủa là 98,12%. Giải thích vì sao có hiện tượng chênh lệch thể tích giữa
thực tế và lý thuyết tính toán.
Biết rằng quá trình hidroxo của ion Mg2+ là Mg2+ + H2O  MgOH+ + H+
A. Vì thời tiết thay đổi làm giãn nở dung dịch nên các phân tử không có hiệu quả nên
không có kết tủa ở 3 ml.
B. Vì NH3 bị tiêu tốn bởi quá trình hidroxo của Mg2+ (trung hòa H+)
C. Vì sinh viên quên nhân hệ số trong phản ứng.
D. Vì dung cụ đong dung dịch chia vạch sai.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi 97 đến 99:
Dao động điều hòa là chuyển động lặp đi lặp lại quanh vị trí cân bằng, tuân theo quy luật hàm
sin hoặc hàm cos. Lực tổng hợp tác dụng lên vật dọc theo phương chuyển động luôn hướng
về vị trí cân bằng nên có tên gọi là lực hồi phục hay lực kéo về.
Khi vật có li độ x, lực kéo về có biểu thức là F = -kx, với k là hệ số đặc trưng cho khả nằng
phục hồi về vị trí cân bằng của vật. Tại gốc tọa độ O, lực tác dụng lên vật bằng 0 nên O là vị
trí cân bằng của vật.
CÂU 97: Hệ số hồi phục k có đơn vị là
A. N.m. B. N/m2. C. N.m2. C. N/m.
CÂU 98: Khi vật có li độ x = 5 cm thì lực hồi phục tác dụng lên vật có độ lớn F = 3,2 N. Hệ
số hồi phục của hệ có giá trị bằng (với đơn vị được xem như đáp án Câu 1)

175
A. 64. B. 100. C. 200. D. 32.
CÂU 99: Gia tốc của vật tỉ lệ với li độ x theo hệ thức a = - px. Đại lượng p thỏa mãn hệ thức
nào sau đây?
A. k = mp2. B. k = mp. C. p = mk. D. p = mk2.
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi 100 đến 102:
Trái Đất – nơi chúng ta đang sống là một hành tinh trong vũ trụ bao la. Ngoài vũ trụ có nhiều
điều thú vị mà con người chúng ta chưa hiểu hết. Các nhà khoa học luôn không ngừng tìm tòi,
nghiên cứu để khám phá thế giới vũ trụ rộng lớn. Những nhà du hành và tàu vũ trụ được
phóng ra không gian để tìm hiểu những hành tinh xa xôi kia. Khi các nhà du hành sống trong
các con tàu vũ trụ ngoài không gian, họ cần thích nghi môi trường không trọng lực ngoài đó.
Để đo khối lượng của nhà du hành vũ trụ người ta để người này ngồi vào ghế rồi cho chiếc
ghế dao động điều hòa. Chiếc ghế có khối lượng m = 12 kg được gắn vào đầu một chiếc lò xo
có độ cứng k = 480 N/m. Khi có người ngồi vào ghế và khi có người ngồi thì chu kì dao động
của chiếc ghế khác nhau từ đó ta có thể đo được khối lượng các nhà du hành.
CÂU 100: Khi các nhà du hành vũ trụ muốn gửi thông tin về Trái Đất thì họ sử dụng sóng vô
tuyến nào?
A. Sóng cực ngắn. B. Sóng ngắn. C. Sóng trung. D. Sóng dài.
CÂU 101: Chu kì ghế dao động khi không có người ngồi là
A. 1 s. B. 1,5 s. C. 0,5 s. D. 2 s.
CÂU 102: Người ta đo được chu kì dao động của ghế trước và sau khi người ngồi vào thay
đổi 2,5 lần. Khối lượng nhà du hành là
A. 80 kg. B. 63 kg. C. 75 kg. D. 70 kg.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105.
Khi nghiên cứu về tính trạng khối lượng hạt của 4 giống lúa (đơn vị: g/1000 hạt), người ta thu
được như sau:
Giống lúa Số 1 Số 2 Số 3 Số 4
Khối lượng tối đa 300 310 335 325
Khối lượng tối thiểu 200 220 240 270
Câu 103: Tại sao cùng 1 giống lúa lại có kiểu hình khác nhau:
A. Do giống có các kiểu gen khác nhau.
B. Do giống bị đột biến.
C. Hạt là đời con F1 nên đa dạng về kiểu gen, kiểu hình.
D. Sự biểu hiện của 1 tính trạng ra ngoài thành kiểu hình phụ thuộc kiểu gen và chịu ảnh
hưởng của môi trường.

176
CÂU 104: Tính trạng khối lượng hạt của giống nào có mức phản ứng rộng nhất.
A. Giống 1. B. Giống 2. C. Giống 3. D. Giống 4.
CÂU 105: Muốn có khối lượng hạt lúa trên 350g/1000 hạt thì ta phải?
A. Cung cấp nước đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.
B. Cải tạo đất trồng, đánh luống cao.
C. Thay giống cũ bằng giống mới.
D. Cung cấp phân bón đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108.
Xét 3 quần thể của cùng 1 loài có số lượng cá thể của các nhóm tuổi như sau:
Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản
Số 1 150 150 120
Số 2 200 120 70
Số 3 60 120 155
Câu 106: Quần thể có kích thước bé nhất là?
A. 1. B. 2. C. 3. D. Cả 2 và 3.
CÂU 107: Quần thể có số lượng cá thể đang suy giảm
A. 1. B. 2. C. 3. D. Cả 2 và 3.
CÂU 108: Quần thể nào có thể tiếp tục khai thác
A. 1. B. 2.. C. 3. D. Cả 2 và 3.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111.

Hiện nay trên thế giới sự phát triển của công nghệ thông tin công nghệ tri thức đồng diễn ra
với tốc độ chóng mặt, cuộc cách mạng đó đã đem đến thành tựu to lớn cho nhiều nước biết
vận dụng vào hàng sản xuất, đưa họ trở thành nhiều cường quốc phát triển trên thế giới hiện
nay Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nền kinh tế vẫn ở trong trình độ thấp,
chịu ảnh hưởng của nền kinh tế cửa hàng phong kiến kéo dài, nông nghiệp vẫn chủ yếu là
trồng lúa. Nền công nghiệp lạc hầu chưa có thành tựu nào đóng góp quan trọng cho nền kinh
tế quốc dân. Muốn đưa nền kinh tế đi lên để có thể sánh ngang với các nước trong khu vực
Đông Nam Á Thái Bình Dương và để trở thành con Rồng Kinh tế thì Công Nghiệp Hoá-
Hiện Đại Hoá phải được coi trọng, đánh giá đúng mức sự cần thiết của CNH- HĐH trong giai
đoạn hiện nay nước ta mới có thể trở thành một nước phát triển. Có thu nhập cao đời sống
nhân dân được nâng cao.
(http://www.zun.vn/)
CÂU 109: Nền nông nghiệp nước ta chủ yếu là?
A. Trồng lúa. B. Chăn nuôi gia cầm.
C. Trồng cây công nghiệp. D. Chăn nuôi gia súc.
CÂU 110: Có bao nhiêu đặc điểm của công nghiệp hoá – hiện đại hoá nước ta?
I.Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu "dân

177
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
II.Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
III.Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước.
IV.Công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt Nam tích cực,
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 111: Nước ta có bao nhiêu vùng công nghiệp?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114.
Dãy Trường Sơn là dãy núi dài nhất Việt Nam, với tổng chiều dài khoảng 1.100 km, bắt đầu
từ thượng nguồn sông Cả (Thanh Hóa -Nghệ An) và Lào, kéo dài đến Bình Thuận. Dãy núi
có hình cánh cung với mặt lồi hướng ra biển Đông. Trường Sơn Bắc (từ thượng nguồn sông
Cả đến dãy Bạch Mã) bao gồm những dãy núi dọc theo biên giới Việt Lào gồm nhiều dãy núi
song song chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Tây - Đông chạy ra sát biển ngăn cách
địa hình tạo thành các đồng bằng chạy dọc ven biển như đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh và
Bình Trị Thiên. Trường Sơn Nam bao gồm các khối núi phía Nam dãy Bạch Mã đến Bình
Thuận, kết cấu phức tạp tạo nên địa hình phân hóa, chia cắt mạnh.
CÂU 112: Từ địa hình khu vực Trường Sơn Bắc. Hãy cho biết ở các đồng bằng Thanh -
Nghệ - Tĩnh và Bình - Trị - Thiên (phân bố ở phía Đông dãy Trường Sơn) thường có mưa to
vào mùa gió nào?
A. Mùa gió Đông Bắc. B. Mùa gió Tây Nam.
C. Mùa gió Nam. D. Mùa gió Tây Bắc.

CÂU 113: Tại sao các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận lại có khí hậu khô hạn nhất cả nước
mặc dù nằm sát biển?
A. Vì địa hình ở đây phần lớn là núi, đồng bằng nhỏ hẹp và lan ra sát biển.
B. Vì dãy Trường Sơn Nam và đường bờ biển tại đây chạy dọc theo hướng gần Đông Bắc
- Tây Nam nên không thể đón gió mùa và gây mưa nhiều.
C. Vì ở đây ko có hệ thống sông ngòi phát triển nên việc điều tiết nước và khí hậu bị hạn
chế.
D. Vì hai tỉnh này không nằm trong vùng có vĩ độ với lượng mưa nhiều và độ ẩm rất thấp
không thuận lợi cho việc điều hòa khí hậu.

CÂU 114: Dựa vào câu dữ kiện trên và các mùa gió ở Việt Nam, hãy cho biết lời hát
"Trường Sơn Tây anh đi, thương em bên ấy mưa nhiều, con đường mà gánh gạo,..." trong bài
hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây (Hoàng Hiệp) đang nhắc đến mùa gió nào?
A. Mùa gió Tây Nam. B. Mùa gió Đông Nam.

178
C. Mùa gió Đông Bắc. D. Mùa gió Tây Bắc.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117.
Từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960
đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”. Năm 1968, kinh tế Nhật
Bản đã vượt Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Canada, vươn lên đứng thứ hai
thế giới tư bản (sau Mỹ). Từ đầu năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm
kinh tế- tài chính lớn của thế giới cùng với Mỹ và và Tây Âu. Nhật Bản coi trọng giáo dục và
khoa học – kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh
sáng chế. Tính đến năm 1968 số tiền để mua bằng phát minh đã có trị giá tới 6 tỉ USD.
Những lý do Nhật Bản nhanh chóng vươn lên là nhờ 6 yếu tố sau: con người; sự quản lý hiệu
quả của Nhà nước; các công ty có tầm nhìn, tiềm lực mạnh và sức cạnh tranh cao; áp dụng
khoa học – kĩ thuật nhanh chóng giúp tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; chi phí cho
quốc phòng thấp; tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
CÂU 115: Nhận định nào đúng về Nhật Bản năm 1970?
A. Là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
B. Là một cường quốc hạt nhân.
C. Là một nước có công nghệ sản xuất xe hơi phát triển mạnh.
D. Là một trong những nước có ngành khoa học vũ trụ phát triển.
CÂU 116: Khoa học kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản chủ yếu tập trung chủ yếu vào lĩnh
vực
A. Quốc phòng. B. Hàng không vũ trụ. C. Dân dụng. D. Luyện kim.
CÂU 117: Đâu là những yếu tố bên ngoài mà Nhật Bản tận dụng tốt
(a) Viện trợ của Mỹ
(b) Chiến tranh Triều Tiên
(c) Chiến tranh Việt Nam
(d) Tài nguyên Trân Châu Cảng
A. (a), (d). B. (a), (b), (c).
C. (b), (c). D. (a), (b), (c), (d).
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của Pháp làm chuyển biến tình hình kinh tế
- xã hội Việt Nam, tạo cơ sở xã hội (giai cấp) và điều kiện chính trị (phong trào yêu nước) để
tiếp thu nguồn tư tưởng cách mạng vô sản.
Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nước khác đến với chủ nghĩa Mác-Lenin, truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lenin, những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc về con đường giải phóng dân tộc
Việt Nam và bài học của Cách mạng tháng Mười Nga về trong nước, đã làm chuyển biến
phong trào yêu nước chống Pháp từ lập trường tư sản sang lập trường vô sản.
Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của một bộ phận tiểu tư sản chuyển sang lập
trường vô sản, cùng với phong trào công nhân chuyển sang tự giác, đòi hỏi phải có Đảng của
giai cấp vô sản lãnh đạo. Ba tổ chức cộng sản ra đời vào nửa sau năm 1929 rồi thống nhất
thành một đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) đã đáp ứng yêu cầu đó.

179
CÂU 118: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất
vào các ngành nào?
A. Công nghiệp chế biến. B. Nông nghiệp và khai thác mỏ.
C. Nông nghiệp và thương nghiệp. D. Giao thông vận tải.
CÂU 119: Sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến
tranh thế giới nhất?
A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11 - 1917).
B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6 - 1919).
C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng xã hội Pháp(12-1920).
D. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế.
CÂU 120: Những sự kiện nào sau đây tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin vào Việt Nam?
A. Quốc tế Cộng sản được thành lập (2 - 1919).
B. Đảng Cộng sản Pháp ra đời (12 - 1920).
C. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (7 - 1921).
D. Tất cả các sự kiện trên.

180
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH TĂNG TỐC TAQ


ĐỀ SỐ 08

PHẦN 1. NGÔN NGỮ


1.1. TIẾNG VIỆT
CÂU 1: Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu sau: “Ăn cho đều, … cho sòng”
A. Chi. B. Thu. C. Tiêu. D. Dùng.
CÂU 2: “Ông lão đánh cá và con cá vàng” được Pu-skin kể lại bằng 205 câu thơ dựa trên cơ
sở truyện ngắn dân gian của nước nào?
A. Nga, Đức. B. Nga, Pháp. C. Đức, Ba Lan. D. Nga, Ba Lan.
CÂU 3: Đọc đoạn dưới đây và trả lời câu hỏi?
“Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!”
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. Thơ Mới. B. Thơ cách mạng. C. Thơ trung đại. D. Thơ dân gian.
CÂU 4: Văn bản “Một thức quà của lúa non: Cốm” - Thạch Lam (SGK Ngữ văn lớp 7 - tập 1)
thuộc thể loại nào?
A. Bút kí. B. Tùy bút. C. Truyện kí. D. Truyện ngắn.
CÂU 5: Xác định biện pháp tu từ trong đoạn thơ dưới đây?
“Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.”
(Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến)
A. So sánh. B. Điệp từ. C. Nói quá. D. Phép đối.
CÂU 6: Theo truyện ngắn “Cô bé bán diêm” (An – đéc – xen), khi cô bé quẹt que diêm thứ 2,
hình ảnh nào đã hiện ra trong trí tưởng tượng của cô bé?
A. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả
một con ngỗng quay.

181
B. Một cây thông Nô-en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực,
lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ.
C. Hình ảnh người bà đang mỉm cười với em.
D. Hình ảnh lò sưởi bằng sắt với những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa
cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.
CÂU 7: Đoạn thơ viết về Bác Hồ dưới đây thể hiện điều gì?
"Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê?
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?"
(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
A. Lòng kính yêu đối với Bác.
B. Sự gian lao và ý chí của Bác.
C. Thời tiết khắc nghiệt.
D. Các công việc nặng nhọc Bác đã từng làm thời trẻ.
CÂU 8: Trong những từ sau, từ nào viết đúng chính tả?
A. Thăm quan. B. Chín mùi. C. Mạnh dạn. D. Thẳng thắng.
CÂU 9: Trong những câu sau, câu nào có từ viết sai chính tả?
A. Một người ích kỷ như anh ấy thì làm sao có thể chấp nhận chia sẽ bí quyết đó được chứ.
B. Đúng tức là đúng, sai tức là sai. Việc mà tôi không làm thì tại sao tôi phải nhận.
C. Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa.
D. Chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm
dịu.
CÂU 10: Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu sau: “Thế nhưng, trong bối cảnh dịch Covid-
19 vẫn phức tạp, khó lường và … bên ngoài như những bóng ma thì khuyến cáo này hợp lý,
hợp tình.”
A. Chập chờn. B. Lởn vởn. C. Dai dẳng. D. Rong ruổi.
CÂU 11: “Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu
bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa” (Theo
Hà Ánh Minh, báo Người Hà Nội)
Từ “lữ khách” trong câu trên mang ý nghĩa gì?
A. Khách vãng lai. B. Người đi đường xa.
C. Người thích đi đây đi đó. D. Người bí ẩn.
CÂU 12: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
“Giờ cháu đã đi xa.
Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,

182
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?”
(Bếp lửa - Bằng Việt)
A. Ẩn dụ. B. Hoán dụ. C. Câu hỏi tu từ. D. Phép đối.
CÂU 13: Câu nào dưới đây sai ngữ pháp hoặc sai chính tả tiếng Việt?
A. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu
vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
B. Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói.
C. Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn
dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, ...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn.
D. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại
nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình,
có khi bỗng im bặt một thoáng rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc
người nào.
CÂU 14: Từ nào dưới đây không cùng loại với những từ còn lại?
A. Rón rén. B. Lẻo khẻo. C. Chỏng quèo. D. Soàn soạt.
CÂU 15: Cho câu sau: “Những nguồn ánh sáng ấy đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh
từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng bên tối.”
Đây là câu:
A. Đúng. B. Sai chính tả.
C. Sai logic. D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20:
Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng sẽ có những người bạn thân thiết, người mà chúng ta
có thể thoải mái chia sẻ những niềm vui, những nỗi buồn trong cuộc sống. Người bạn như
một món quà quý giá mà thượng đế ban tặng cho mỗi người. Và quan hệ tình bạn ấy như thế
nào, tốt đẹp hay tiêu cực thì hoàn toàn nằm ở cách lựa chọn bạn bè, cách cư xử, quan tâm
giữa những người bạn ấy. Nếu ta trân trọng và chân thành trong mối quan hệ ấy thì ta sẽ có
được những người bạn đích thực, và ngược lại, ta sẽ cảm thấy cô đơn, trống trải vì chỉ có một
mình. Và cũng rất may mắn, trong cuộc sống của mình, em cũng đã tìm kiếm được một người
bạn đích thực, người có thể sẻ chia, đồng hành cùng em trên suốt con đường đời phía trước.
CÂU 16: Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm và tự sự. B. Biểu cảm và ẩn dụ.
C. Miêu tả và biểu cảm. D. Ẩn dụ và tự sự.
CÂU 17: Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?
A. Diễn tả tâm trạng của người kể về cuộc sống.
B. Truyền tải cách ứng xử nhân văn về tình bạn trong cuộc sống.
C. Diễn tả tâm trạng của con người trong hoản cảnh nghèo khổ.
D. Truyền tải thông điệp nhân văn về cuộc sống.
CÂU 18: Trong đoạn văn, hình thức nào đã được dùng để có người bạn thân đích thực?

183
A. Quan tâm, chăm sóc, lo lắng.
B. Tặng quà, hỏi han và giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
C. Biết trân trọng và chân thành trong mối quan hệ.
D. Biết lựa chọn, cách cư xử và quan tâm đúng người.
CÂU 19: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong văn bản?
A. Độc thoại nội tâm. B. Nhân hóa, hoán dụ.
C. So sánh, ẩn dụ. D. So sánh, tương phản.
CÂU 20: Câu nói “Người bạn như một món quà quý giá mà thượng đế ban tặng cho mỗi
người” mang ý nghĩa thông điệp gì?
A. Thể hiện một người đồng hành hỗ trợ đắc lực cho bạn trong công việc.
B. Là một người mà bạn không thể thiếu trong cuộc sống.
C. Biểu hiện sự gắn kết giữa người với người trong cộng đồng.
D. Thể hiện về sự cao đẹp, quý giá của tình bạn.
1.2. TIẾNG ANH
CÂU 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank
CÂU 21: My mother is often last person to go to bed in my family.
A. A. B. Ø (no article). C. The. D. An.
CÂU 22: The air quality in this area has improved a lot since that factory .
A. Was closing. B. Would close. C. Closed. D. Will close.
CÂU 23: The striker had already celebrated the goal, but the
decided that he had been offside.
A. Examiner. B. Judge. C. Referee. D. Inspector .
CÂU 24: An accomplished chef himself, Ronald is about his use of ingredients and spices,
especiallywhen preparing feasts.
A. Creditable. B. Receptive. C. Feasible. D. Particular.
CÂU 25: I'm planning my children to the new amusement park this weekend.
A. Taking. B. Take. C. To take. D. To taking.
CÂU 26 - 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.
CÂU 26: The team's spirits were really low after the first loss, but their morality was
improved remarkably by the next three consecutive victories.
A. Low. B. Morality. C. Remarkably. D. Consecutive.
CÂU 27: In some areas, solar energy is used to light, heat, and cooling houses and buildings.
A. In. B. Is used. C. Cooling. D. And.
CÂU 28: My house look more beautiful in spring when the front garden is full of flowers.
A. Look. B. In. C. When. D. Flowers.
CÂU 29: Sleeping, resting, and to drink fruit juice are the best ways to care for a cold.
A. Sleeping. B. To drink. C. Juice. D. Best ways.
CÂU 30: He was so exhausted that he felt asleep at his desk.
A. So. B. Exhausted. C. Felt asleep. D. At.

184
CÂU 31- 35: Which of the following best restates each of the given sentences.
CÂU 31: It is compulsory for all the students to obey the class rules.
A. All the students must obey the class rules.
B. All the students may obey the class rules.
C. All the students needn't obey the class rules.
D. All the students can't obey the class rules.
CÂU 32: "I'm going to participate in a volunteer program this summer," said Martha.
A. Martha said that she was going to participate in a volunteer program that summer.
B. Martha said that I was going to participate in a volunteer program this summer.
C. Martha said that I am going to participate in a volunteer program this summer.
D. Martha said that she is going to participate in a volunteer program that summer.
CÂU 33: Mary is more intelligent than her brother.
A. Mary's brother is more intelligent than she is.
B. Mary is less intelligent than her brother.
C. Mary isn't as intelligent as her brother.
D. Mary's brother isn't as intelligent as she is.
CÂU 34: The Internet connection was not stable. The teacher couldn't conduct the online
lesson successfully
A. Suppose that the Internet connection hadn't been stable, the teacher could conduct the
online lessonsuccessfully.
B. Without the stable Internet connection, the teacher could conduct the online lesson
successfully.
C. If the Internet connection had been unstable, the teacher could have conducted the
online lesson successfully.
D. But for the unstable Internet connection, the teacher could have conducted the online
lesson successfully.
CÂU 35: Body shaming is hurtful. Many people enjoy making fun of others' appearance.
A. Such is many people's enjoyment in making fun of others' appearance that body
shaming is lesshurtful.
B Hurtful though body shaming is, many people enjoy making fun of others' appearance.
C. Body shaming is hurtful in order that many people enjoy making fun of others'
appearance.
D. Were body shaming hurtful, many people wouldn't enjoy making fun of others'
appearance.
CÂU 36 – 40: Read the following passage and answer the questions below
Most of us have taken a selfie at one time or another, be it a photo of ourselves in a beautiful
place, during a performance by our favourite band, or on a memorable night out with friends.
But today, more and more people are putting their lives at risk in an attempt to get the most
shocking pictures to share on social media. In several cases, this action has had disastrous
consequences.
Take, for example, the Spaniard who was killed by a bull while he was taking a selfie during
the annual bull run in a village near his hometown, or the Singaporean tourist who died when
he fell from cliffs on the coast of Bali. Such incidents have led to the death toll from selfie-

185
related incidents reaching double figures for the first time in 2015, overtaking the number of
victims of shark attacks.
Despite the risks, social media is full of pictures featuring near misses that could have been
fatal under other circumstances. Under the caption 'Most dangerous selfie ever', a woman
posing at a stadium can be seen narrowly avoiding being hit in the head by a baseball
approaching her. Yet the photo has received thousands of 'likes', and the comments below it
suggest that this behaviour is something to be admired.
In response to the increasing threat posed by the selfie, the authorities have started to take
action. The Russian Interior Ministry, for instance, has launched a public education campaign
advising selfie-takers against balancing on dangerous surfaces or posing with their pets,
among other things. But if instructions like this are really necessary, then perhaps it is about
time we asked ourselves which is more important, a 'like' or a life?
(Adapted from Solutions - Third Edition by Tim Falla and Paul A Davies)
CÂU 36: What could be the best title for the passage?
A. Posing with Animals. B. Dying for a Selfie.
C. A Ban on Selfie-taking. D. Positive Trends in Photography .
CÂU 37: According to paragraph 1, selfie-takers try to get shocking pictures mainly to .
A. Upset other people. B. Share them with others.
C. Have lovely memories with friends. D. Show off their beautiful lives.
CÂU 38: The word "overtaking" in paragraph 2 is closest in meaning to_____.
A. Dealing with. B. Becoming greater than.
C. Competing with. D. Becoming better than.
CÂU 39: The word "it" in paragraph 3 refers to
A. The photo. B. The head. C. A baseball. D. A stadium.
CÂU 40: Which of the following is NOT mentioned in the passage?
A. Taking a selfie with pets is considered the most dangerous.
B. Pictures of near misses are popular on social media.
C. Action has been taken to warn selfie-takers against dangerous situations.
D. There was an increase in the number of selfie-related deaths in 2015.
PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
CÂU 41: Bạn An chọn một số nguyên, nhân số đó với 4 rồi trừ đi 30. Lấy kết quả có được
nhân với 2 và cuối cùng trừ đi 10 thì được một số có hai chữ số. Số lớn nhất An có thể chọn
có hàng đơn vị bằng:
A. 8. B. 0. C. 1. D. 2.
CÂU 42: Một hộp đựng 8 quả cầu xanh, 12 quả cầu đỏ. Lấy ngẫu nhiên 1 quả cầu trong hộp,
sau đó lấy ngẫu nhiên 1 quả cầu trong các quả cầu còn lại. Xác suất để lấy được 2 quả cầu
cùng màu là:
A. 50,53%. B. 49,47%. C. 85,26%. D. 14,74%.
CÂU 43: Hàm số y = 2x3 − 3 m + 1 x2 + 6mx + 1 nghịch biến trên khoảng (1;3) khi và
chỉ khi:
A. m ≥ 1. B. 1 < m < 3. C. m > 3. D. m ≥ 3.
CÂU 44: Gọi (P) là mặt phẳng chứa điểm B(0;1;2) sao cho khoảng cách từ điểm A(1;2;1)

186
đến (P) là lớn nhất. Phương trình của (P) là:
A. x + y + z − 3 = 0. B. x + y − z + 1 = 0.
C. x − y − z + 3 = 0. D. x + 2y + z − 4 = 0.
CÂU 45: Đặt a = log27 5 , b = log8 7 , c = log2 3. Khi đó log12 35 bằng:
3ac+3b 2ac+3b 3ac+3b 2ac+3b
A. c+1
. B. c+3
. C. c+2
. D. c+2
.
CÂU 46: Lan mua một máy tính xách tay tại một cửa hàng với giá niêm yết đã giảm 20% so
với giá ban đầu. Tổng số tiền Lan phải trả là 10 triệu đồng, bao gồm 8% thuế giá trị gia tăng
trên giá niêm yết. Giá ban đầu của máy tính trên là:
A. 8.640.000đ. B. 8.800.000đ. C. 11.574.074đ. D. 11.363.636đ
CÂU 47: Cho hai đường thẳng d1 và d2 song song với nhau. Trên d1 lấy 5 điểm phân biệt,
trên d2 lấy 4 điểm phân biệt. Số tam giác có 3 đỉnh là 3 điểm có được từ các điểm trên là:
A. 90. B. 180. C. 140. D. 70.
CÂU 48: Cho khối lăng trụ ABC. A'B'C' có thể tích bằng 12. Thể tích của khối tứ diện
AA'B'C' là:
A. 3. B. 6. C. 4. D. 2.
CÂU 49: Số nghiệm thực của phương trình z2 + z = 0 là:
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
CÂU 50: Một vật chuyển động với vận tốc thay đổi theo thời gian t là v = f t (m/s). Gọi
F t và g t lần lượt là nguyên hàm và đạo hàm của f t . Quãng đường vật đi được từ thời
điểm t = a s đến thời điểm t = b (s) bằng:
A. F a − F(b). B. g b − g(a).
C. g a − g b . D. F b − F(a).
CÂU 51: Có 5 bạn Nam, Tùng, Sơn, Lâm và Lan đi khám sức khỏe. Biết Sơn thấp hơn Nam
và cao hơn Tùng. Tùng cao hơn Lâm. Để kết luận Lan cao hơn Tùng thì cần biết thêm thông
tin nào:
A. Lan cao hơn Lâm. B. Sơn cao hơn Lan.
C. Nam cao hơn Lan. D. Lan cao hơn Sơn.
CÂU 52: Có 6 người A, B, C, D, E và F ngồi thành một vòng tròn. Biết C ngồi cạnh A. E
ngồi cạnh B. D ở ngồi cạnh A và B. Hỏi F ngồi ở:
A. Cạnh C và A. B. Cạnh B và E. C. Cạnh A và D. D. Cạnh E và C.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56:
Có 7 nhóm nhạc A, B, C, D, E, F và G cùng tham dự một buổi biểu diễn gây quỹ từ thiện.
Mỗi nhóm nhạc sẽ biểu diễn một tiết mục. Trình tự biểu diễn được sắp xếp như sau: C biểu
diễn ngay trước D. B biểu diễn sau E. Giữa F và G có đúng 1 tiết mục.
CÂU 53: Giả sử F biểu diễn thứ 5 thì phát biểu nào sau đây chắc chắn sai?
A. B không thể biểu diễn thứ 3. B. G chỉ có thể biểu diễn thứ 7.
C. E biểu diễn thứ 6. D. A có thể biểu diễn tiết mục đầu tiên.
CÂU 54: Giả sử B biểu diễn thứ 4, ngay sát tiết mục của G thì tiết mục F có thể được xếp ở

187
những vị trí nào?
A. 1, 7. B. 2, 3 và 5. C. 1, 6. D. 1, 3, 5 và 7.
CÂU 55: Nếu D biểu diễn thứ 4 thì G có thể biểu diễn tiết mục thứ mấy?
A. 5 hoặc 7. B. 3. C. 1 hoặc 3. D. A, B, C đều sai.
CÂU 56: Nếu tiết mục của C được xếp đầu tiên, G biểu diễn ngay sau D. Nhóm nhạc nào có
thể biểu diễn thứ 6?
A. A. B. E. C. B. D. Tất cả đều đúng.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60:
Một cuộc thi có 5 giải thưởng:1 giải nhất, 2 giải nhì và 2 giải ba. 5 bạn A, B, C, D và E chiến
thắng cuộc thi trên. Biết có 1 ý sai trong các ý sau:
- Thành tích của A thấp hơn B.
- C không đạt giải nhất.
- D không đạt giải nhì.
- A và D đồng hạng.
CÂU 57: Nếu không có ý nào sai thì đâu là thứ tự giải đúng:
A. B, A, D, C E. B. B, C, E, A D. C. C, B, D, A E. D. B, C, D, A E.
CÂU 58: Thành tích của B không thể là:
A. Giải nhất. B. Giải nhì. C. Giải ba. D. Tất cả đều đúng.
CÂU 59: Nếu ý thứ 4 là ý sai thì xác suất A đạt giải nhì là bao nhiêu phần trăm?
A. 0 %. B. 25 %. C. 50 %. D. 75 %.
CÂU 60: Thêm điều kiện nào vào để chỉ có 1 kết quả:
A. B đạt giải ba. B. E có hạng cao hơn A.
C. C và E đồng hạng. D. Tất cả đều sai.

188
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63:

(Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)

CÂU 61: Trong giai đoạn 2001-2021, năm nào có khách du lịch nội địa là nhiều thứ 4?
A. 2018. B. 2019.
C. 2016. D. 2010.
CÂU 62: Giai đoạn nào trong giai đoạn từ 2001-2021 có sự tăng mạnh về khách du lịch nội
địa?

189
A. 2010-2014. B. 2010-2019.
C. 2015-2020. D. 2015-2019.
CÂU 63: Năm nào có khách du lịch nội địa giảm mạnh và doanh thu du lịch nội địa năm
trước đó là bao nhiêu?
A. 2017, 225. B. 2018, 334.
C.2019, 334. D. 2020, 334.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 67:

(Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)

190
CÂU 64: Năm nào có trung bình số vụ tai nạn là ít nhất?
A. Năm 2017. B. Năm 2018.
C. Năm 2019. D. Năm 2021.
CÂU 65: Có bao nhiêu giấy phép lái xe không bị tước?
A. 2529. B. 4024. C. 6058. D. 5058.
CÂU 66: Năm 2020 so với 2021 thì tỉ lệ số người chết giảm bao nhiêu phần trăm, giả sử với
tỉ lệ giảm như vậy thì từ năm 2021 tới năm bao nhiêu thì còn 1 người chết:
A. 23.684%, năm 2036. B. 23.684%, năm 2035.
C. 36.31%, năm 2036. D. 25.12%, năm 2030.
CÂU 67: Số vụ tai nạn đường bộ năm 2021 có số người chết chiếm tổng cộng bao nhiêu phần
trăm tổng số người chết từ 2015-2021?
A. 9,04%. B. 9%. C. 15.12%. D. 10.23%.

191
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 68 đến 70:

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

CÂU 68: Đâu là nước có tỉ lệ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ AI cao nhất?
A. Tây Ban Nha. B. Ireland.

192
C. Malta. D. Phần Lan.
CÂU 69: Đâu không là nước không có cùng tỉ lệ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ AI?
A. Bồ Đào Nha. B. Tây Ban Nha. C. Italy. D. Đức.
CÂU 70: Tỉ lệ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ AI của Litva bằng bao nhiêu phần trăm so
với Malta?
A. 60%. B. 37.47%. C. 47.47%. D. 47.36%.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CÂU 71: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai chu kì kế tiếp trong hệ thống tuần hoàn và cùng
phân nhóm. Tổng số proton trong hạt nhân hai nguyên tố bằng 24. X và Y lần lượt là?
A. Cacbon và silic. B. Nitơ và photpho.
C. Oxi và lưu huỳnh. D. Flo và clo.
CÂU 72: Khi điện phân dung dịch NiSO4, ở anot xảy ra quá trình:
2H2O → O2 + 4H+ + 4e
Như vậy, anot bình điện phân được làm bằng?
A. Zn. B. Ni. C. Fe. D. Pt.
CÂU 73: Cho phản ứng:
Cu2+ + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ion Fe3+ là chất khử.
B. Cu bị khử thành ion Cu2+.
C. Cu2+/Cu và Fe3+/Fe2+ là hai cặp oxi hóa khử liên hợp.
D. Ion Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe3+.
CÂU 74: Dung môi để hòa tan các hợp chất trong bút xóa có tên là methylcyclohexane. Xác
định công thức phân tử và phân tử khối của methylcyclohenxane
A. C7H14, 98. B. C6H12, 84. C. C7H16, 100. D. C6H14, 86.
CÂU 75: Một sóng cơ lan truyền trên mặt nước từ nguồn O với phương trình :
u  2cos 0,25t  cm . Cho tốc độ truyền sóng không đổi. Tại một điểm cách nguồn một
khoảng d, độ lệch pha của dao động tại điểm đó ở thời điểm cách nhau 1,2s là?
A. 0,3π. B. 3π. C. 0.8π. D. 1.3π.
CÂU 76: Chất phóng xạ X có chu kì bán rã T. Số hạt nhân ban đầu của chất phóng xạ là N0.
Sau khoảng thời gian t=T thì số hạt nhân X bị phân rã là
A. 0,25N0. B. 0,5N0. C. 0,875N0. D. 0,125N0.

CÂU 77: Đặt một điện áp xoay chiều u  U 2 cos t  V vào hai đầu mạch điện AB mắc
nối tiếp theo thứ tự gồm điện trở R, cuộn dây không thuần cảm (L, r) và tụ điện C với R = r.
Gọi N là điểm nằm giữa điện trở R và cuộn dây, M là điểm nằm giữa cuộn dây và tụ điện.
Điện áp tức thời u AM và u NB vuông pha với nhau và có cùng một giá trị hiệu dụng là
30 5 V . Giá trị của U bằng?

193
A. 60 2. B. 120 2. C. 60 V. D. 120 V.
CÂU 78: Mạch dao động dùng để chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện có
điện dung C0 và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Máy này thu được sóng điện từ có bước
sóng 20 m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 60 m, phải mắc song song với tụ điện C0
của mạch dao động một tụ điện có điện dung?
A. C = C0 . B. C = 2C0 . C. C = 8C0 . D. C = 4C0 .
CÂU 79: Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào?
A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm.
B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì.
C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào.
D. Tất cả các ý trên.
CÂU 80: Theo dõi chu kỳ hoạt động của tim ở một động vật thấy tỉ lệ thời gian của 3 pha :
tâm nhĩ co : tâm thất co : dãn chung lần lượt là 1 : 2 : 3. Biết thời gian pha giãn chung là 0,6
giây. Thời gian (s) tâm thất co là?
A. 1/6. B. 1/5. C. 2/5. D. 5/6.
CÂU 81: Trong 1 quần thể, gen 1 có 3 alen, gen 2 có 5 alen. Cả 2 gen thuộc nhiễm sắc thể X,
không có alen trên Y. Gen 3 có 4 alen thuộc nhiễm sắc thể Y, không có alen trên X. Số loại
giao tử và số kiểu gen nhiều nhất có thể có là:
A. 15 và 180. B. 19 và 180. C. 20 và 120. D. 15 và 120.
CÂU 82: Ở một loài sinh vật lưỡng bội, cho biết mỗi cặp NST tương đồng gồm 2 chiếc có
cấu trúc khác nhau. Trong quá trình giảm phân, ở giới cái không xảy ra đột biến mà có 1 cặp
xảy ra trao đổi chéo tại một điểm nhất định, 1 cặp trao đổi chéo tại 2 điểm đồng thời; còn giới
đực không xảy ra trao đổi chéo. Quá trình ngẫu phối đã tạo ra 221 kiểu tổ hợp giao tử. Bộ
NST lưỡng bội của loài này là:
A. 2n=14. B. 2n=16. C. 2n =18. D. 2n=20.
CÂU 83: Điểm cực Bắc của nước ta là xã Lũng Cú thuộc tỉnh?
A. Cao Bằng. B. Hà Giang. C. Lạng Sơn. D. Yên Bái.
CÂU 84: Nước ta có gió Tín Phong hoạt động là do vị trí nước ta?
A. Thuộc châu á.
B. Thuộc nửa cầu bắc.
C. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
D. Nằm ven biển đông, phía tây thái bình dương.
CÂU 85: Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm gì?
A. Trình độ đô thị hóa thấp. B. Tỉ lệ dân thành thị giảm.
C. Phân bố đô thị đều giữa các vùng. D. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
CÂU 86: So với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng có?
A. Diện tích lớn hơn. B. Số dân ít hơn.

194
C. Kinh tế kém phát triển hơn. D. Mùa đông ngắn hơn và đỡ lạnh hơn.
CÂU 87: Sau Chiến tranh lạnh, sự kiện nào ở khu vực Đông Nam Á trở thành tấm gương tiêu
biểu cho việc giải quyết hòa bình ở những khu vực có xung đột trên thế giới?
A. Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết (1991).
B. Việt Nam - Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1995).
C. Việt Nam, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ (1991).
D. Ba nước Đông Dương đã gia nhập ASEAN (1995-1999).
CÂU 88: Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925) có vai trò như thế
nào
đối với cách mạng Việt Nam?
A. Thúc đẩy phong trào công nhân chuyển dần từ tự phát sang tự giác.
B. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào cách mạng Việt Nam.
C. Chuẩn bị về chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.
CÂU 89: Một điểm tương đồng giữa trật tự hai cực Ianta so với trật tự thế giới theo hệ thống
Vécxai - Oasinhtơn là?
A. Được xác lập bởi các cường quốc thắng trận.
B. Không có sự đối lập về hệ tư tưởng giữa các nước.
C. Có sự tham gia của các lực lượng hòa bình, dân chủ.
D. Giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa các cường quốc.
CÂU 90: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) là:
A. Chưa có quá trình chuẩn bị chu đáo. B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn.
C. Điều kiện khách quan chưa chín muồi. D. Đã diễn ra trong tình thế bị động.
Dựa vào thông tin bên dưới để trả lời các câu từ 91 đến 93:
Các thành phần thông thường được tìm thấy trong nước hoa là benzyl alcohol, acetone,
linaool, ethanol, ethyl acetate, benzylaldehyde, camphor, formaldehyde, methylene chloride
và limonene. Coumarin, benzyl benzoate, p-anisaldehyde, benzyl acetate là một số hợp chất
thơm được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm và nước hoa. Còn lại là các thành phần bí mật
riêng được các chuyên gia chế tạo.
Nước hoa trên thế giới rất đa dạng, với rất nhiều nhãn hàng và sản phẩm nổi tiếng. Trong đó
nước hoa được thành 4 loại chính với thời gian lưu hương khác nhau:
- Eau de Parfum là loại nước hoa mạnh nhất với 10-20% hàm lượng tinh dầu nước hoa trong
lọ, được nhiều nhãn hàng và khách hàng lựa chọn. Khả năng lưu hương của loại này lên đến
hơn 8 giờ.
- Eau de Toilette chứa khoảng 5-15% hàm lượng tinh dầu nước hoa trong lọ, mùi hương của
loại nước hoa này tạo mùi hương ban đầu rất ấn tượng nhưng phai rất nhanh. Khả năng lưu
hương của loại này trong khoảng 4 đến 7 giờ.

195
- Eau de Cologne chứa khoảng 2-4% hàm lượng tinh dầu nước hoa trong lọ, và thường được
sử dụng như một loại nước hoa trên cơ thể. Thời gian lưu hương của loại này khoảng 2-3 giờ.
- Eau Fraiche chỉ chứa 1-2% hàm lượng tinh dầu nước hoa trong lọ, và thích hợp cho những
người không thích mùi nặng hay dị ứng với mùi của nước hoa. Chúng lưu hương kém,
khoảng vài giờ nhưng có mùi hương tinh tế, nhẹ nhàng.
(https://www.perfumedirect.com/pages/a-guide-to-perfume-strengths-and-types)
CÂU 91: Công thức phân tử của các hợp chất: benzyl alcohol, ethyl acetate, formaldehyde,
benzyl acetate lần lượt là?
A. C H OH, C H COOCH , HCHO, CH COOC H .
6 5 2 5 3 3 6 5

B. C H CH OH, CH COOC H , HCHO, CH COOCH C H .


6 5 2 3 2 5 3 2 6 5

C. C H CH OH, CH COOC H , HCHO, CH COOC H .


6 5 2 3 2 5 3 6 5

D. C H OH, CH COOC H , HCHO, C H COOCH .


6 5 3 2 5 6 5 3

CÂU 92: Hãy cho biết ý nghĩa của cụm từ “hợp chất thơm”?
A. Hợp chất có mùi thơm. B. Hợp chất chiết xuất từ trái thơm.
C. Hợp chất hương phương (có vòng benzen). D. Hợp chất không có mùi.
CÂU 93: Một khách hàng thường khó chịu với các mùi nước hoa nặng mùi, khó phai. Tuy
nhiên, khách hàng hàng lại thích các kiểu nước hoa nhẹ nhàng, có mùi thoang thoảng thơm.
Hãy xác định loại nước hoa khách hàng cần mua?
A. Eau de Parfum. B. Eau de Toilette.
C. Eau de Cologne. D. Eau Fraiche.
Dựa vào thông tin bên dưới để trả lời các câu từ 94 đến 96:
Một số hợp chất đã được sử dụng làm màu nhuộm cho vải vóc, cơ thể trong đời sống con
người trong hàng trăm năm. Các màu này đều đến từ tự nhiên, từ các hợp chất vô cơ như
atacamite (Cu (OH) Cl), màu xanh lục bích (Cu(CH COO) .3Cu(AsO ) ), malachite
2 3 3 2 2 2

(2CuCO .Cu(OH) )…
3 2

Tuy nhiên, các hợp chất nhuộm này gây ra hiện tượng nhiễm độc kim loại trên cơ thể người
và môi trường xung quanh bị ảnh hưởng khi nguồn nước giặt đồ được thải ra ngoài sông,
suối… Vì vậy để hạn chế tình trạng nhiễm kim loại nặng, một số hợp chất nhuộm màu được
tổng hợp, trong đó có hợp chất Na (Al Si O )Cl có màu lam sẫm (ultramarine blue). Tùy theo
8 6 6 24 2

tỉ lệ của khối lượng Al:Si mà màu sẽ thay đổi ánh màu


Mã màu Ánh màu Al/Si Mã màu Ánh màu Al/Si
BR020 Đỏ 0.7153 BVE12 Xanh lá 0.7683
C120 Đỏ 0.7161 CVE12 Xanh lá 0.7846
No.12 Đỏ 0.7208 DVE12 Xanh lá 0.7951
CR020 Đỏ 0.7213 PVE12 Xanh lá 0.7959
PR020 Đỏ 0.7698

CÂU 94: Xác định số oxi hóa của Cu của hợp chất acatamite?
A. +2. B. +1. C. 0. D. +3.
CÂU 95: Xác định phần trăm về khối lượng của Cu trong hợp chất malachite?
A. 44,4%. B. 55,5%. C. 64,5%. D. 12,8%.

196
CÂU 96: Thêm vào Si vật liệu Na (Al Si O )Cl để tăng độ ánh màu của vật liệu. Tỉ lệ của các
8 6 6 24 2

nguyên tố thay đổi tạo thành vật liệu mới Na (Al Si O )Cl thì vật liệu này có ánh màu gì
8 5,135 6,865 24 2

và mã màu là gì?
A. Ánh màu xanh lá, DVE12. B. Ánh màu xanh lá, CVE12.
C. Ánh màu đỏ, CR020. D. Ánh màu đỏ, BR020.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99:
Iphone 14 promax là một trong những chiếc điện thoại cao cấp nhất năm 2022. Chiếc điện
thoại này có nhiều cải tiến về camera, hiệu nằng và đặc biệt là dung lượng pin siêu khủng.
Iphone 14 promax được trang bị pin có dung lượng pin rất lớn: 4323 mAh. Dung lượng cao
mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Hơn nữa chiếc điện thoại thông minh này còn
được hỗ trợ tần số quét màn hình 120 Hz giúp người dùng có những trải nghiệm tốt nhất khi
sử dụng.
CÂU 97: Trong chiếc điện thoại Iphone 14 promax
A. Chỉ có máy thu sóng vô tuyến.
B. Chỉ có máy phát sóng vô tuyến.
C. Có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến.
D. Không có máy thu và máy phát sóng vô tuyến.
CÂU 98: Biết cường độ dòng điện trung bình chạy qua điện thoại Iphone 14 promax khi hoạt
động bình thường có độ lớn là 0,355 A. Khi sạc đầy pin điện thoại thì có thể sử dụng trong
thời gian bao lâu?
A. 12,17 giờ. B. 6,5 giờ. C. 11 giờ. D. 10,25 giờ.
CÂU 99: Màn hình Iphone 14 promax có tần số quét màn hình là 120 Hz có nghĩa là
A. Có 120 hình ảnh trên màn hình được cập nhật trên một giây.
B. Có 60 hình ảnh trên màn hình được cập nhật trên một giây.
C. Có 120 hình ảnh trên màn hình được cập nhật trên một phút.
D. Có 60 hình ảnh trên màn hình được cập nhật trên một phút.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102:
Một vật có khối lượng m = 20 g được gắn vào lò xo nằm ngang có độ cứng k = 20 N/m đặt
trên mặt bàn. Kéo lò xo ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4 cm rồi buông tay cho vật dao động.
Bỏ qua ma sát, lấy π2 = 10.
CÂU 100: Dao động của con lắc là dao động
A. Tắt dần. B. Điều hòa. C. Duy trì. D. Cưỡng bức.
CÂU 101: Chu kì dao động của con lắc là là
A. 0,2 s. B. 0,3 s. C. 0,1 s. D. 0,5 s.

197
CÂU 102: Nếu giữa vật và sàn có ma sát, dao động của vật là dao động
A. Tắt dần. B. Điều hòa. C. Duy trì. D. Cưỡng bức.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105:
Quan sát hình ảnh sau:

CÂU 103: Một số nhận định được đưa ra về hình ảnh trên, các em hãy cho biết có bao nhiêu
nhận định không đúng?
(1) Hình ảnh trên mô tả sự điều hoà hoạt động của opêron Lac khi môi trường không có
lactôzơ.
(2) Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế liên kết với vùng khởi động ngăn cản
quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.
(3) Vùng vận hành là trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó enzim ARN polimeraza bám vào và
khởi đầu phiên mã.
(4) Gen điều hoà R nằm trong opêron Lac khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin ức chế.
(5) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen cấu trúc đều diễn ra trong tế bào chất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 104: Trong mô hình cấu trúc của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động là nơi?
A. Arn pôlymeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
B. Mang thông tin quy định cấu trúc các enzim phân giải đường lactôzơ.
C. Prôtêin ức chế có thể liên kết vào để ngăn cản quá trình phiên mã.
D. Mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
CÂU 105: Hoạt động của operon Lac có thể sai xót khi các vùng, các gen bị đột biến. Các
vùng, các gen khi bị đột biến thường được ký hiệu bằng các dấu – trên đầu các chữ cái (R-, P-,
O-, Z-). Cho các chủng sau:
Chủng 1 : R+ P- O+ Z+ Y+ A+
Chủng 2 : R- P+ O+ Z+ Y+ A+
Chủng 3 : R+ P- O+ Z+ Y+ A+ / R+ P+ O+ Z- Y+ A+
Chủng 4 : R+ P- O- Z+ Y+ A+ / R+ P+ O+ Z- Y+ A+
Trong môi trường có đường lactose chủng nào không tạo ra sản phẩm β-galactosidase?
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 2, 3.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108:
Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E.
Sinh khối ở mỗi bậc là: A = 400 kg/ha; B = 500 kg/ha; C = 4000 kg/ha; D = 60 kg/ha; E = 4

198
kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như
sau:
Hệ sinh thái 1: A | B | C | E
Hệ sinh thái 2: A | B | D | E
Hệ sinh thái 3: C | A | B | E
Hệ sinh thái 4: E | D | B | C
CÂU 106: Trong các hệ sinh thái trên, hãy cho biết hệ sinh thái (HST) nào có thể là một hệ
sinh thái bền vững?
A. HST 1. B. HST 3. C. HST 4. D. HST 2.
CÂU 107: Trong hệ sinh thái 3, sinh khối ở bậc dinh dưỡng cấp 3 là?
A. 4000 kg/ha. B. 400 kg/ha. C. 500 kg/ha. D. 4 kg/ha.
CÂU 108: Cho một hệ sinh thái trên cạn, sinh vật có sinh khối nào sau đây phù hợp nhất là
sinh vật sản xuất?
A. 400 kg/ha. B. 4000 kg/ha. C. 4 kg/ha. D. 60 kg/ha.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
MƯA ĐÁ TẠI LÀO CAI
Ngày 21/3/2021, không khí lạnh mạnh đã ào ạt tràn xuống Lào Cai gây mưa, mưa rào đều
khắp và dông rải rác, trời chuyển rét hại. Đặc biệt, từ khoảng thời gian giữa trưa đến đầu giờ
chiều ngày 21/3/2021, rải rác xuất hiện mưa đá trong cơn dông tại thành phố Lào Cai và
huyện Mường Khương.
Tại huyện Mường Khương, mưa đá xuất hiện ở các xã Lùng Khấu Nhin và Lùng Vai. Mưa đá
với mật độ khá dày, đường kính trung bình khoảng 1 - 1,5cm. Trận mưa đá kéo dài khoảng
15 phút khiến một số diện tích cây trồng như lúa, ngô xuân, chè vụ xuân đang vào vụ sản
xuất bị ảnh hưởng. Hiện, trên địa bàn huyện vẫn tiếp tục có mưa lớn.
Các phường Cốc Lếu, Bắc Lệnh và Nam Cường thuộc thành phố Lào Cai cũng xuất hiện mưa
đá với cường độ nhẹ. Thời gian mưa đá kéo dài khoảng 5 phút, bắt đầu lúc 11 giờ 40 phút,
kết thúc lúc 11 giờ 45 phút. Đường kính trung bình của hạt đá to bằng hạt ngô, những hạt lớn
đạt mức 0,5cm. Mưa đá đi kèm với mưa rào và gió mạnh cấp 4-5, giật cấp 6. Rất may do hạt
đá rơi thưa nên không gây ra thiệt hại.

199
(Nguồn TTXVN, Ngày 21/3/2021)

CÂU 109: Tại sao lại có mưa đá?


A. Sự bất ổn trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau.
B. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
C. Do sự ảnh hưởng qua lại của các yếu tố thời tiết.
D. Tất cả đều đúng.
CÂU 110: Mưa đá thường có thể xảy ra ở những vùng nào của nước ta?
A. Vùng núi. B. Khu vực giáp biển.
C. Bán sơn địa. D. Tất cả đều đúng.
CÂU 111: Phường (xã) nào có thời gian mưa đá diễn ra nhiều nhất được đề cập ở thông tin
trên?
A. Lùng Khấu Nhin. B. Cốc Lếu. C. Bắc Lệnh. D. Nam Cường
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
Hà Giang mang đến nhiều trải nghiệm thú vị. mảnh đất nàykhông chỉ đẹp bởi phong cảnh
hùng vĩ, những con đường uốn lượn quanh co dài bất tận, mà nó còn đẹp bởi Sắc Hoa và Tình
Người. Hoa nở quanh năm với các mầu sắc diệu kỳ như: Vàng vàng của Hoa Cải, Tim Tím
của Tam Giác Mạch, Trắng muốt của Hoa Mận, và một loài hoa đặc biệt nữa đó là “Hoa Đá”
xám đen của những khối đá trên Cao Nguyên Đồng Văn.
Các điểm du lịch nổi bật ở Hà Giang
Cổng trời và núi đôi Quản Bạ

200
Cổng trời Quản Bạ – cao 1500m so với mặt biển, đây là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên
Đồng Văn. Năm 1939, người ta dựng một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở
ngay Cổng trời. Một thời, sau cánh cửa gỗ này là một “thế giới” khác – còn gọi là “Vùng tự
trị của người Mèo”, gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc, Yên Minh và Đồng Văn.

Núi Đôi Quản Bạ, nằm cạnh quốc lộ 4C, cách thị xã Hà Giang 40 km. Giữa núi đá và ruộng
bậc thang trùng điệp, nổi lên hai trái núi có hình dáng kỳ lạ, khiến du khách không khỏi ngỡ
ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hóa. Hai trái núi này gắn với truyền thuyết Núi Cô Tiên thi
vị.
Cao nguyên đá Đồng Văn

201
Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên
bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3
tháng 10 năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng
tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận
là Công viên địa chất toàn cầu. Đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông
Nam Á.
Cột cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển,
thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường
biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên
giới Việt Nam-Trung Quốc thành một chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A pa
Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái.
(https://hagiangsensetravel.com/)
CÂU 112: Hà Giang giáp với các tỉnh nào của nước ta?
A. Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai.
B. Cao Bằng, Yên Bái, Sơn La, Tuyên Quang.
C. Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái.
D. Tất cả đều sai.
CÂU 113: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về Hà Giang trong thông tin trên?

I. Cao nguyên đá Đồng Văn trải dài ở 4 huyện.

202
II. Điểm cực Bắc của Việt Nam là cột cờ Lũng Cú.

III. Núi Đôi Quản Bạ gắn liền với truyền thuyết Núi Cô Tiên thi vị.

IV. Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 114: Loài hoa nào là đặc trưng của Hà Giang?

A. Hoa Cải. B. Tam giác mạch. C. Hoa Mận. D. Hoa Đá.


Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:

3 chiến dịch lớn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975

Tháng 10 và tháng 12-1974, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương cùng các bộ chủ chốt ở chiến
trường đã họp bàn về quyết tâm và kế hoạch giải phóng miền Nam trong thời gian hai năm
1975-1976.

Ngoài kế hoạch này, Bộ Chính trị còn dự kiến: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975
thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết
định chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

Ban Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn,
Hà Nội, tháng 4-1975.

203
Thực hiện quyết tâm chiến lược trên đây của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, hai miền
Nam, Bắc khẩn trương hoàn tất các mặt chuẩn bị, cả về thế và lực. Bộ Chính trị, Bộ Tổng
tham mưu quyết định thành lập 3 quân đoàn 1, 2, 4; mở rộng và kéo dài tuyến vận tải chiến
lược Bắc - Nam tới Nam Bộ; miền Bắc dồn sức chi viện mạnh mẽ, toàn diện, liên tục cho
miền Nam.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giai phóng hoàn toàn miền Nam mở màn từ ngày 4-3-1975
bằng chiến dịch Tây Nguyên mà trận đột phá chiến lược là việc đánh chiếm thị xã Buôn Ma
Thuột. Qua 20 ngày đêm chiến đấu, đến ngày 24-3-1975, chiến dịch Tây Nguyên đã giành
thắng lợi hoàn toàn. Quân, dân miền Nam đánh bại cuộc phản kích của Sư đoàn 23 Việt Nam
cộng hòa, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng rút chạy trên đường số 7, tiêu diệt và làm
tan rã Quân đoàn 2, Quân khu II, giải phóng Tây Nguyên, nhanh chóng phát triển xuống các
tỉnh ven biển miền Trung.

Những thắng lợi to lớn trong chiến dịch Tây Nguyên là cơ sở để Bộ Chính trị kịp thời bổ
sung quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975.

Trong lúc đó, từ ngày 6-3-1975, Quân giải phóng bắt đầu tiến công ở Trị Thiên và Khu 5.
Đến ngày 21-3, phát huy thắng lợi nhanh chóng và dồn dập ở Tây Nguyên và đồng bằng
miền Trung, hai chiến dịch ở Quân khu V và Quân khu Trị Thiên đã phát triển thành chiến
dịch tiến công Huế - Đà Nẵng.

Ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị bổ sung quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm
1975.

Ngày 26-3-1975, Huế được giải phóng.

Ngày 29-3, Đà Nẵng được giải phóng.

Sau 25 ngày đêm chiến đấu (6-3 đến 29-3), Quân giải phóng tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ
lực lượng Quân đoàn 1, Quân khu I. Đến ngày 3-4, toàn bộ các tỉnh đồng bằng ven biển miền
Trung được giải phóng.

Ngày 4-4, Quân uỷ Trung ương giao cho Khu 5 và lực lượng hải quân tiến công giải phóng
các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Từ ngày 14 đến ngày 29-4, toàn bộ các đảo trên được giải
phóng.

Từ ngày 26-4 đến ngày 30-4-1975, chiến dịch lịch sử mang tên Hồ Chí Minh diễn ra và giành
toàn thắng. Sài Gòn - Gia Định và miền Đông Nam Bộ được sạch bóng quân thù. 11 giờ 30
phút ngày 30-4-1975, Tổng thống Dương Văn Minh buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều
kiện. Toàn bộ Quân đoàn 3, Quân khu III quân đội Sài Gòn bị tiêu diệt và tan rã.

Ở khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cuộc tiến công và nổi dậy của quân dân miền
Nam từ đầu tháng 3-1975, đến ngày 1-5-1975 đã giải phóng toàn bộ khu vực này, tiêu diệt và

204
làm tan rã Quân đoàn 4, Quân khu IV. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân
Việt Nam đã kết thúc thắng lợi.

Thắng lợi trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là kết quả cuối cùng
của cả một quá trình kháng chiến lâu dài, bền bỉ, quyết chiến, quyết thắng của quân và dân
trên cả hai miền Nam - Bắc nhằm đánh bại từng chiến lược chiến tranh của Mỹ và chính
quyền Sài Gòn. Đó là thắng lợi của bản lĩnh Việt Nam, văn hoá Việt Nam; thắng lợi của sự
vận dụng sáng tạo tư tưởng quân sự tiên tiến vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của cách mạng
và chiến tranh cách mạng Việt Nam; thắng lợi của sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết
quốc tế, của chế độ xã hội mới được xây dựng trên miền Bắc và ở vùng giải phóng miền Nam,
của tình đoàn kết chiến đấu, gắn bó keo sơn, bền chặt giữa nhân dân ba nước Việt Nam - Lào
– Campuchia.

CÂU 115: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam bắt đầu bằng
chiến dịch nào?
A. Huế - Đà Nẵng. B. Tây Nguyên.
C. Sài Gòn – Gia Định. D. Hồ Chí Minh.
CÂU 116: Đâu là phương châm chiến lược được đề ra trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm
1975?
A. Đánh chắc, thắng chắc.
B. Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.
C. Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa.
D. Đánh chắc, tiến chắc.
CÂU 117: Chiếc xe tăng nào đã húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975?
A. Xe tăng T59 số hiệu 390. B. Xe tăng T54B số hiệu 843.
C. Xe tăng T59 số hiệu 490. D. Xe tăng T54B số hiệu 348.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:
NHỮNG NÉT NỔI BẬT TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN TỪ
SAU NĂM 1945
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại lệ thuộc vào Mĩ,
tiêu biểu là kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (tháng 9-1951), chấp nhận đặt dưới sự bảo hộ
hạt nhân của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên đất Nhật và sau đó
gia hạn Hiệp ước này vào các năm 1960, 1970, 1996, 1997 làm cho chi phí ; của Nhật giảm
(chỉ chiếm 1% GDP).
- Từ nhiều thập kỉ qua, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính sách và
phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị
để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.
CÂU 118: Chính sách đối ngoại cơ bản của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

205
A. Liên minh chặt chẽ với Đông Âu và các nước Liên Xô.
B. Hợp tác chặt chẽ với các nước châu Á và châu Phi.
C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
D. Hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
CÂU 119: Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết nhằm mục đích gì?
A. Biến Nhật trở thành căn cứ quân sự của Mĩ.
B. Hình thành một liên minh chống lại các nước Xã hội chủ nghĩa và phong trào giải
phòng dân tộc vùng Viễn Đông.
C. Thiết lập mối liên minh quân sự để bảo vệ an ninh của hai quốc gia.
D. Nhật muốn tận dụng vốn, kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.
CÂU 120: Nguyên nhân chặt chẽ để Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ sau chiến tranh thế
giới thứ hai là gì?
A. Đảm bảo quyền lợi, lợi ích quốc gia của Nhật Bản.
B. Để nhận viện trợ của Mĩ.
C. Cùng Mĩ chống lại phong trào giải phóng dân tộc.
D. Giúp Mĩ chống lại các nước Xã hội chủ nghĩa.

LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH TĂNG TỐC TAQ


ĐỀ SỐ 09
PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT
CÂU 1: Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu sau: “Chó đâu có sủa lỗ không, chẳng thằng ăn
trộm cũng ông …”
A. Trốn tìm. B. Ăn mày. C. Giang hồ. D.Ăn cướp.
CÂU 2: Tác giả của những câu thơ sau là ai:
“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối”.
A. Như Quỳnh .B. Xuân Quỳnh. C. Quỳnh Như. D. Quỳnh Giao.
CÂU 3: “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

206
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Hoán dụ. B. Nhân hóa. C. So sánh. D. Ẩn dụ.
CÂU 4: Điền vào chỗ trống:
“Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho chúng chích luân bất phản,
Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn,
………………………………………….!”
(Hịch xuất quân – Nguyễn Huệ)
A. Đánh cho sử tri Nam quốc sơn hà chi hữu chủ.
B. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
C. Đánh cho Nam quốc sơn hà chi hữu chủ.
D. Đánh cho Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
CÂU 5: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, được tác giả viết trong hoàn cảnh nào?
A. Tác giả viết trên giường bệnh trước khi mất.
B. Tác giả viết khi đi chơi du xuân.
C. Tác giả viết khi đi lên vùng rừng núi Tây Bắc.
D. Tác giả viết khi đi lên vùng Tây Nguyên.
CÂU 6: Trong tác phẩm “Hịch Tướng Sĩ”, Trần Quốc Tuấn đã lấy ai ra để làm dẫn chứng
cho ý “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có ?”. Hãy chọn
đáp án sai.
A. Do Vu. B. Hàn Tín. C. Kính Đức. D. Cảo Khanh.
CÂU 7: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, tác nhân nào đã đánh thức lòng yêu thương của
Mị, dẫn đến hành động cắt dây trói cứu A Phủ trong đêm tình mùa xuân?
A. Mùa xuân ở Hồng Ngài. B. Tiếng sáo gọi bạn tình.
C. Hơi rượu. D. Giọt nước mắt của A Phủ.
CÂU 8: Trong những từ sau, từ nào viết sai chính tả?
A. Cọ xát. B. Ăn xổi. C. Dông dài. D. Giành dật.
CÂU 9: Câu nào sau đây sai chính tả?
A. Trần Thủ Độ đã khẳng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
B. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nhậm chức Chủ tịch nước.
C. Tuy thằng Tí nhỏ người nhưng bù lại nó rất sáng dạ.
D. Ngày mai lúc 7h, đoàn chúng ta sẽ chuẩn bị đi tham quan di tích Thánh địa Mỹ Sơn.
CÂU 10: Từ “viên tịch” để chỉ cái chết của ai?
A. Nhà vua. B. Vị hoà thượng.

207
C. Người rất cao tuổi. D. Người có công với đất nước.
CÂU 11: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước trong bài thơ “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương
muốn nói gì về người phụ nữ?
A. Vẻ đẹp về hình thể. B. Vẻ đẹp tâm hồn.
C. Số phận bất hạnh. D. Vẻ đẹp và số phận long đong.
CÂU 12: “Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn.”. Đây là
câu:
A. Sai logic. B. Thiếu chủ ngữ. C. Sai quan hệ từ. D. Đúng.
CÂU 13: “Thế là cha mẹ ăn bạc nhà giàu kiếp trước, bây giờ người ta bắt con trừ nợ.” Đây là
câu:
A. Sai logic. B. Thiếu chủ ngữ. C. Sai quan hệ từ. D. Đúng.
CÂU 14: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm ___ ?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
____ man mác biết là về đâu?”
(Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều, Nguyễn Du)
A. Phương xa, hoa trôi. B. Xa xa, hoa trôi.
C. Phương xa, bèo trôi. D. Xa xa, bèo trôi.
CÂU 15: Thể loại truyện “Sọ dừa” là:
A. Truyền thuyết. B. Truyện ngụ ngôn.
C. Sự tích. D. Truyện cổ tích.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi từ 16 đến 20
“Tim thắt lại khi người hỏi quê tôi
Hàng phi lao bên ngôi làng chài nhỏ
Nhà ngói mới vẫn in màu đo đỏ
Mỗi chiều chiều đàn cò trắng tung tăng.
Khói ngút ngàn mùi rơm rạ hăng hăng
Diều theo gió sáo đâu nghe văng vẳng.
Biển một bên những đêm ngày ngụp lặn.
Cạnh bãi bồi chứ chẳng phải con đê.
Thuở thiếu thời lũ trẻ mãi đê mê
Ham trốn tìm đường về đâu có dễ
Đợi triều xuống biết bao điều muốn kể
Xây khung thành mà để cạnh bờ sông.
Khi nước lên dã tràng chỉ không công

208
Sân bóng đá tan thành nhiều cơn sóng
Đợi đỉnh đầu ánh trăng nhoè loang bóng
Đi bắt còng nuôi đàn vịt long nhong.
Đêm trung thu màu ký ức vẫn còn
Ôi lửa trại cả đoàn người rước đuốc
Biển rực rỡ khác những ngày thân thuộc
Gió ào ào tựa như chuốc men say.”
(Văn Thạnh, “Một thoáng quê hương”)
CÂU 16: Phương thức biểu đạt chính bài là gì?
A. Tự sự. B. Nghị luận. C. Miêu tả. D. Biểu cảm.
CÂU 17: Nêu ý chính của bài thơ trên.
A. Tuổi thơ lớn lên cùng với biển.
B. Quê hương là một bức tranh nhiều màu sắc.
C. Nỗi nhớ quê hương da diết.
D. Cuộc sống trữ tình nơi làng chài.

CÂU 18: Có bao nhiêu từ láy đã được sử dụng trong bài thơ trên?
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
CÂU 19: Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong bài thơ trên ?
A. Ẩn dụ. B. Hoán dụ. C. Liệt kê. D. Phép đối.
CÂU 20: Việc sử dụng nhiều từ láy trong bài thơ trên có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh các chi tiết. B. Tạo cảm giác nhẹ nhàng, êm dịu.
C. Điểm xuyết cho bức tranh phong cảnh. D. Tất cả các ý trên.
1.2 TIẾNG ANH
CÂU 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank
CÂU 21: Dubai is famous its exciting nightlife.
A. To. B. With. C. On. D. For.
CÂU 22: The director extended his gratitude to all the staff for their support, without
which thecompany couldn't have overcome its difficult time.
A. Unmoving. B. Unbending. C. Unfailing. D. Unfeeling.
CÂU 23: Even little things like turning off the lights when not in use can make a difference to
the amount ofelectricity .
A. Is consuming. B. Consuming. C. Consumed. D. Is consumed .
CÂU 24: Thousands of packed into the stadium to support their team in the final match.
A. Viewers. B. Audiences. C. Witnesses. D. Spectators.
CÂU 25: He won't understand what the responsibilities of a father are
A. Until he has his first child. B. After he had had his first child.

209
C. As soon as he had his first child. D. Once he had his first child.
CÂU 26 - 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.
CÂU 26: My mother always give me a big hug before I go to school in the morning
A. Give. B. Big. C. In. D. Morning.
CÂU 27: Reading books, listening to music, and play sports are among the most popular
leisure activities.
A. Play. B. Are. C. The. D. Activities.
CÂU 28: One necessary preventive measure to be taken is that the public should be on the
outlook for symptoms of the disease.
A. Preventive. B. Taken. C. The public. D. Outlook.
CÂU 29: Everybody in my house have to do their share of household chores when we are at
home.
A. Everybody. B. Have to.
C. Their share. D. Household chores.
CÂU 30: So far this term, the students in writing class have learned how to write thesis
statements, organize the material, and summarizing the conclusion.
A. Have learned. B. Write. C. Organize. D. Summarizing.
CÂU 31- 35: Which of the following best restates each of the given sentences.
CÂU 31: Tom is more ambitious than his elder sister.
A. Tom is as ambitious as his elder sister.
B. Tom's elder sister is more ambitious than he is.
C. Tom's elder sister is not as ambitious as he is.
D. Tom is less ambitious than his elder sister.
CÂU 32: It is compulsory for all the students to finish their class work before going home.
A. All the students needn't finish their class work before going home.
B. All the students must finish their class work before going home.
C. All the students may finish their class work before going home.
D. All the students can't finish their class work before going home.
CÂU 33: "I'm going to have a job interview tomorrow," said Paul.
A. Paul said that I am going to have a job interview tomorrow.
B. Paul said that he was going to have a job interview the following day.
C. Paul said that I was going to have a job interview the following day.
D. Paul said that he was going to have a job interview tomorrow.
CÂU 34: Some mobile applications are very tempting. They may expose users to identity
theft.
A. So tempting are some mobile applications that they limit users' exposure to identity
theft.
B. Tempting though some mobile applications are, they may expose users to identity theft.
C. It is the temptation of identity theft that exposes users to some mobile applications.
D. Not only is identity theft tempting, it also exposes users to some mobile applications.
CÂU 35: The English patient made a miraculous recovery from Covid-19. This was thanks
to the efforts ofthe Vietnamese medical staff.

210
A. If the English patient had made a miraculous recovery from Covid-19, the
Vietnamese medical staff wouldhave made efforts.
B. But for the efforts of the Vietnamese medical staff, the English patient couldn't
have made a miraculousrecovery from Covid-19.
C. Without the efforts of the Vietnamese medical staff, the English patient couldn't make
a miraculous recoveryfrom Covid-19.
D. Suppose that the English patient made a miraculous recovery from Covid-19, the
Vietnamese medical staffwould make efforts.
CÂU 36 – 40: Read the following passage and answer the questions below
"I have not paid a single electricity bill since the year 1970," says Richard Perez with
noticeable glee. He can afford to be smug. He lives "off-grid" - unconnected to the power grid
and the water, gas and sewerage supplies that most people in the world rely on. He generates
his own electricity, sources his own water and deals with his own waste disposal - and he
prefers it that way. "There are times when the grid blacks out," he says. "I really like the
security of having my own electricity company."
Perez is not alone. Once the preserve of mavericks, hippies and survivalists, there are now
approximately 200,000 off-grid households in the United States of America, a figure that
Perez says has been increasing by a third every year for the past decade. For all of the people
who live off-grid, self-sufficiency means guilt-free energy consumption and peace of mind.
"It feels brilliant to make use of clean, free energy thatis not from fossil fuels," says Suzanne
Galant, a writer who lives off-grid in a rural area in Wales. "And if something goes wrong,
we can fix it ourselves." Now even urbanites are seeing the appeal of generating some if not
all of their own power needs. So is energy freedom an eco pipe-dream or the ultimate good
life?
Well, there is only one way to find out: begin to explore the possibilities of solar, wind or
hydro power.
But unless you live on a sunny, south-facing hillside with access to a nearby river or stream,
that might proveprohibitively expensive!
There is no doubt that being off-grid has its problems, and it is not always the cheapest way
to get the energy you need. Even so, pioneers like Perez have proved that it can be done, and
without giving up a 21- century lifestyle: "I have got five personal computers, two laser
scanners, two fridge-freezers, a microwave, a convection oven, vacuum cleaners - you name
it," says Perez "There is an external beam antenna on the roof for the phone and a satellite
dish for an Internet connection. I have got 70 kWh in batteries that could last me five days. I
have too much electricity." Too much electricity and no more bills. That has got to be worth
aiming for.
(Adapted from English Unlimited by Adrian Doff and Ben Goldstein)
CÂU 36: Which best serves as the title for the passage?
A. Unplugging from the Grid . B. No Water, No Life!
C. A Day in the Life of an 'Off-gridder'. D. Living without Electricity.
CÂU 37: The phrase "blacks out" in paragraph 1 mostly means .
A. Serves Many Purposes. B. Fails To Work.
C. Has No Functions. D. Is Able To Run.

211
CÂU 38: According to paragraph 1. Richard Perez has managed to .
A. Provide energy for people in his neighborhood.
B. Save a lot of money with his own company.
C. Stay independent of certain public utilities.
D. Pay off his electricity bills since 1970.
CÂU 39: The word "pipe-dream" in paragraph 2 mostly means .
A. A terrible situation. B. An impractical hope .
C. A promising vision. D. A real nightmare.
CÂU 40: The word "it" in paragraph 4 refers to .
A. Being a pioneer. B. Giving up a 21 century lifestyle.
st

C. Being off-grid. D. Getting the energy.


PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
CÂU 41: Một con ốc sên phải leo lên đỉnh của cái cột cao 10m. Mỗi ngày nó leo được 4m
nhưng đêm lại bị tụt xuống 3m. Hỏi nếu nó bắt đầu vào sáng thứ 2 thì ngày nó lên tới đỉnh là
thứ mấy?
A. Thứ bảy. B. Chủ nhật. C. Thứ hai. D. Thứ ba.
CÂU 42: Gọi X là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 6 chữ số đôi một khác nhau. Lấy ngẫu
nhiên một số thuộc tập X. Tính xác suất để số lấy được luôn chứa đúng ba số thuộc tập Y =
{1; 2; 3; 4; 5} và ba số này đứng cạnh nhau, có số chẵn đứng giữa hai số lẻ.
37 25 25 37
A. P = 63. B. P = 189. C. P = 378. D. P = 945.
CÂU 43: Cho hàm số y = f x có đạo hàm liên tục trên R và có bảng biến thiên của f'(x) như
sau:

Có bao nhiêu số nguyên m để hàm số g x = f x − mx nghịch biến trên khoảng (-∞;3),


đồng biến trên khoảng (4;+∞)?
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
CÂU 44: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, tứ diện ABCD với A −1; − 2; 4 , B −4; −
2; 0 ,
C 3; − 2; 1 và D(1; 1; 1). Khoảng cách từ D đến (ABC) bằng
5
A. 3. B. 1. C. 2. D. 2.
CÂU 45: Có bao nhiêu bộ số (a;b;c) với a,b∈ −1; 0; 1; 2; 3; 4; 5 và c > 1 là số thực thỏa
mãn loga b + c = 2c

212
A. 6. B. 8. C. 10. D. 12.
CÂU 46: Số ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng ở một tỉnh vào ngày thứ x trong một giai
đoạn được tính theo công thức f x = A. er.x trong đó A là số ca nhiễm ngày đầu của giai
đoạn, r là tỉ lệ gia tăng số ca nhiễm hằng ngày của giai đoạn đó và trong cùng một giai đoạn
thì r không đổi. Giai đoạn thứ nhất tính từ ngày tỉnh đó có 9 ca bệnh đầu tiên và không dùng
biện pháp phòng chống lây nhiễm nào thì đến ngày thứ 6 số ca bệnh của tỉnh là 180 ca. Giai
đoạn hai (kể từ ngày thứ 7 trở đi) tỉnh đó áp dụng biện pháp phòng chống lây nhiễm nên tỷ lệ
gia tăng số ca hằng ngày giảm đi 10 lần so với giai đoạn trước. Đến ngày thứ 6 của giai đoạn
hai thì số ca bệnh của tỉnh đó gần nhất với số nào sau đây?
A. 242. B. 90. C. 16. D.422.
CÂU 47: Một nhóm học sinh gồm 6 nam trong đó có Phúc và 4 bạn nữ trong đó có Quỳnh
được xếp ngẫu nhiên vào 10 ghế trên một hàng ngang dự lễ tổng kết năm học. Xác suất để
xếp được hai bạn nữ gần nhau có đúng 2 bạn nam, đồng thời Phúc không ngồi cạnh Quỳnh là
1 109 109 1
A. 5040. B. 60480
. C. 30240
. D. 280
.
CÂU 48: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ có thể tích V. Một mặt phẳng (Q) đi qua trọng tâm
của tam giác ABD và trung điểm CC’ đồng thời (Q) song song với BD. Mặt phẳng (Q) chia
khối hộp ABCD.A’B’C’D’ thành hai phần. Thể tích của phần chứa A’ bằng:
181 187 185 191
A. 216 V. B. 216
V. C. 216
V. D. 216
V.

CÂU 49: Biết phương trình bậc hai với hệ số thực Az2 + Bz + C = 0, A, B, C ở dạng tối giản,
có một nghiệm z = 2 + i. Tính tổng A + B + C:
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
5 3
CÂU 50: Biết rằng 1 x2 +3x
dx = a ln 5 + b ln 2 (a, b ∈ Z) .Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. a + 2b = 0 B. 2a – b = 0 C. a – b = 0 D. a + b = 0
CÂU 51: Biết rằng: “Nếu group ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC có tổ chức thi thử hằng tuần thì
ngày thi thử sẽ rơi vào thứ tư” là một mệnh đề đúng.
Biết rằng: “Các em tương tác thường xuyên nếu và chỉ nếu các admin liên tục ra đề mới, chất
lượng” là một mệnh đề đúng.
Hỏi có bao nhiêu mệnh đề dưới đây là đúng:
I. Group ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC không tổ chức thi thử hằng tuần và ngày thi thử sẽ rơi vào
thứ tư.
II.Nếu group ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC không tổ chức thi thử hằng tuần thì ngày thi thử sẽ
không rơi vào thứ tư.
III. Các admin ra đề mới liên tục hoặc nếu group ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC có tổ chức thi thử
hằng tuần thì ngày thi thử sẽ rơi vào thứ tư.
IV.Các admin liên tục ra đề mới khi và chỉ khi các em tương tác thường xuyên.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 52: Điểm kiểm tra Toán, Lí, Hóa, Sinh của An lần lượt là X, Y, Z, T. Biết X cao hơn Z
nhưng nhỏ hơn Y, Y cao hơn T và X. Điểm kiểm tra môn nào cao nhất?
A. Toán. B. Lí. C. Hóa. D. Sinh.

213
Sử dụng thông tin sau để giải câu hỏi 53 đến 56
Một nhóm 7 bạn học sinh A, B, C, D, E, F, G được cô giáo chủ nhiệm phân chia thành ba
nhóm 1, 2, 3 khác nhau. Biết rằng:
1. C là bạn học sinh duy nhất một mình một nhóm.
2. Mỗi nhóm không được quá bốn bạn học sinh.
3. Mỗi học sinh chỉ được bố trí vào đúng một nhóm.
4. A và B luôn được bố trí chung vào một nhóm.
5. D luôn khác nhóm với E và F.
CÂU 53: Cách chia nhóm nào sau đây của giáo viên chủ nhiệm là phù hợp nhất?
A. Nhóm 1: C; Nhóm 2: A, B, G; Nhóm 3: D, E, F.
B. Nhóm 1: C; Nhóm 2: A, B, F; Nhóm 3: D, E, G.
C. Nhóm 1: C; Nhóm 2: A, B, D; Nhóm 3: G, E, F.
D. Nhóm 1: C; Nhóm 2: A, B, G, E; Nhóm 3: D, F.
CÂU 54: Nếu F và A được xếp chung vào nhóm 2 thì ai là người có thể xếp vào nhóm 3?
A. D, G. B. C. C. D, C. D. D, G, C.
CÂU 55: Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Nếu D khác nhóm với A thì F chung nhóm với A và B.
B. Nếu D khác nhóm với A thì E khác nhóm với A và B.
C. Nếu D chung nhóm với A thì F có thể chung nhóm với G.
D. Nếu D chung nhóm với A thì G có thể chung nhóm với E.
CÂU 56: Nhóm học sinh nào dưới đây không thể cùng tạo thành một nhóm?
A. A, B, D, G. B. A, B, E. C. A, E, F, B. D. G, E, F.
Sử dụng thông tin sau để giải câu hỏi 57 đến 60
Một khoá học tin học cơ sở cho trường đại học X gồm có học các phần mềm của Microsoft
Office là Word, Powerpoint, Excel, Access. Có 7 bạn sinh viên A, B, C, D, E, F, G tham gia
lựa chọn đúng một phần mềm để học và phần mềm nào cũng có bạn sinh viên học.
Cho các thông tin sau:
1. Nếu A hoặc E học Word thì chỉ mình B học Power point.
2. C, D không học Power point và Access.
3. Nếu F học Word thì C học Excel và G học Access.
4. B không học Word và Access.
CÂU 57: Các môn học ứng với 7 bạn sinh viên thoả các dữ kiện trên lần lượt là:
A. Word: A, C; Excel: D, G; Power point: B; Access: E, F.
B. Word: A, D; Excel: G; Power point: B, C; Access: E, F.
C. Word: A, C; Excel: D, G; Power point: F; Access: E, B.
D. Word: A, F; Excel: C, D; Power point: G; B; Access: E.

214
CÂU 58: Nếu chỉ có B học Excel chung với F thì phát biểu nào sau đây luôn đúng?
A. C học word. B. A học Powerpoint. C. G học Access. D. E học Access.
CÂU 59: Nếu A và F cùng học Word thì khẳng định nào sau đây có thể đúng?
A. E học Word. B. D học Excel.
C. G chỉ có thể học Access. D. Tất cả đều đúng.
CÂU 60: Nếu số lượng học 4 loại phần mềm Word, Excel, Powerpoint, Access lần lượt là 1,
2, 2, 2 và C học chung với B thì điều nào sau đây luôn đúng?
A. A và E học chung Powerpoint. B. G và A học chung Access.
C. F và G học chung Powerpoint. D. D học Word.
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu hỏi từ 61 đến 63
Biểu đồ sau thể hiện Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm của nước ta giai đoạn 2011-2020

CÂU 61: Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm năm 2015 gấp bao nhiêu lần so với năm 2020?
A. 2,88. B. 3,12. C. 3,49. D. 3,74.
CÂU 62: Năm nào tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm của nước ta trong giai đoạn trên ở mức
âm?
A. 2012. B. 2020.
C. 2016. D. Không có năm nào.
CÂU 63: Nếu GDP 6 tháng đầu năm của nước ta năm 2017 là 120 (tỉ USD) thì đến 6 tháng
đầu năm 2020 tăng trưởng GDP của nước ta gần với giá trị nào sau đây nhất(đơn vị: tỉ USD)?
A. 130. B. 140. C. 150. D. 160.

215
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu hỏi từ 64 đến 67:
Thống kê về số bàn thắng trong kì World Cup 2018 được tổ chức tại Nga

Theo vnexpress.net
CÂU 64: Trong kì World Cup này, có tất cả bao nhiêu trận đấu?
A. 56. B. 60. C. 64. D. 68.
CÂU 65: Số quả phạt đền trung bình của một trận đấu gần nhất với số nào sau đây?
A. 0,3. B. 0,4. C. 0,5. D. 0,6.
CÂU 66: Số bàn phạt đền lớn hơn số bàn phản lưới bao nhiêu phần trăm?
A. 83,33%. B. 75%. C. 66,67%. D. 50%.
CÂU 67: Nếu số bàn thắng ghi được chỉ là 120, số bàn thắng trung bình mỗi trận sẽ giảm bao
nhiêu phần trăm?
A. 35,6%. B. 40,8%. C. 47,7%. D. 52,9%.
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu hỏi từ 68 đến 70:
Thông tin về dân số, lao động, việc làm của nước ta trong năm 2020.

216
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
CÂU 68: Số dân thành thị năm 2020 là bao nhiêu (đơn vị: triệu người)?
A. 34,9 .B. 35,9 .C. 36,9. D. 37,9.
CÂU 69: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm bao nhiêu phần trăm dân số?

217
A. 53,95%. B. 54,95%. C. 55,95%. D. 56,95%.
���
CÂU 70: Chênh lệch tỉ lệ �ữ
của trẻ em mới sinh và của toàn dân số trong năm 2020 là?

A. 0,126. B. 0,127. C. 0,128. D. 0,129.


PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CÂU 71: Nguyên tố X có cấu hình e là: 1s22s22p63s23p3. Kết luận không đúng là
A. X có 15 proton nên X có số thứ tự là 15 trong bảng hệ thống tuần hoàn.
B. X có 3 lớp electron nên X thuộc chu kì 3 trong bảng hệ thống tuần hoàn.
C. Số electron lớp ngoài cùng của X bằng 3 nên X thuộc nhóm III A trong bảng hệ thống
tuần hoàn.
D. X có xu hướng nhận thêm 3 electron trong các phản ứng hóa học để đạt được cấu hình
electron bền vững của khí hiếm.
CÂU 72: Khi nhiệt độ tăng 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần. Khi nhiệt độ tăng từ
20oC lên 80oC thì tốc độ phản ứng tăng lên
A. 18 lần. B. 27 lần. C. 243 lần. D. 729 lần.
CÂU 73: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4).
Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là
A. (3), (2), (4), (1). B. (4), (1), (2), (3).
C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (1).
CÂU 74: Trong phòng thí nghiệm, tiến hành điều chế H2 bằng cách cho Zn tác dụng với
dung dịch HCl loãng. Khí H2 sẽ thóa ra nhanh hơn nếu thêm vào hệ phản ứng vài giọt dung
dịch nào sau đây?
A. AlCl3. B. CuCl2. C. MgCl2. D. NaCl
CÂU 75: Vận tốc trung bình của một chất điểm dao động điều hòa trong một chu kì là bao
nhiêu?
� 4� 2�
A. �. B. �
. C. �
. D. 0.
CÂU 76: Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 1.10 14 Hz đến 3.5.10 14 Hz.
Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong
thang sóng điện từ?
A. Vùng tia Rơnghen. B. Vùng tia tử ngoại.
C. Vùng ánh sáng nhìn thấy. D. Vùng tia hồng ngoại.
CÂU 77: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch thì công suất tiêu thụ của đoạn
mạch là 600 W. Trong khoảng thời gian 25 phút, điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ là
A. 250Wh. B. 15kWh. C. 0.9.106 J. D. 1.2 106 J.4
CÂU 78: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 18 km/h.

218
Động lượng của vật bằng
A. 9 kg.m/s. B. 2,5 kg.m/s. C. 6 kg.m/s. D. 4,5 kg.m/s.
CÂU 79: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?
A. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn. B. Vì mao mạch thường ở xa tim.
C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn. D. Vì áp lực co bóp của tim giảm.

CÂU 80: Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành
những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng
phức tạp thành những chất đơn giản.
C. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong
khoang túi) và nội bào.
D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong
khoang túi.

CÂU 81: Tại Vũ Hán, Trung Quốc, tính tới 22h30 ngày 23/2/2020 đã có 2.442 người chết
do COVID – 19 (Coronavirus disease 2019). Đây là ví dụ về dạng biến động
A. Theo chu kì nhiều năm. B. Theo chu kì mùa.
C. Không theo chu kì. D. Chu kì tuần trăng.

CÂU 82: Một quần thể của một loài thực vật,xét gen A có 2 alen A và gen a; gen B có 3 alen
B1; B2; B3. Hai gen A,B nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Trong quần thể này tần số alen của
A là 0,6, tần số của B1 là 0,2 ; B2 là 0,5. Nếu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền và
trong quần thể có 10000 cá thể thì theo lý thuyết, số lượng cá thể mang kiểu gen đồng hợp về
cả gen A và gen B là
A. 1976. B. 1808. C. 1945. D. 1992.

CÂU 83: Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là do:
A. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ quy định.
B. Ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và phí nam lên.
C. Sự phân hoá phức tạp của địa hình vùng núi, trung du, đồng bằng ven biển.
D. Ảnh hưởng của biến đông.
CÂU 84: Các ngấn nước trên các vách đá ven biển là dấu vết của kỉ Đệ Tứ của giai đoạn Tân
Kiến Tạo vì:
A. Giai đoạn này hoạt động xâm thực bồi tụ được đẩy mạnh.
B. Giai đoạn này, khí hậu toàn cầu có những thay đổi lớn với các lần biển tiến, biển lùi.
C. Tác động của vận động tạo núi anpi nên có các hoạt động uốn nếp, đứt gãy.
D. Tác động của vận động tạo núi anpi làm các bồn trũng lục địa bị bồi lấp.

219
CÂU 85: Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động hiện nay ở nước ta, hướng nào
sau đây đạt hiệu quả cao nhất?
A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. B. Thực hiện tốt chính sách dân số
C. Phát triển kinh tế, chú ý đến ngành dịch vụ. D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
CÂU 86: Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng so với Đồng bằng sông Hồng chủ
yếu là do:
A. Lượng mưa ít hơn.
B. Lượng mưa phân bố không đều mỗi tháng.
C. Do địa hình dốc ra biển, không có đê nên dễ thoát nước.
D. Mật độ dân cư thấp hơn, ít những công trình xây dựng lớn, đồng bằng nhỏ hẹp, bị cắt
xẻ.
CÂU 87: Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài trong khoảng thời gian nào?
A. 1417 – 1426. B. 1418 – 1427. C. 1417 – 1427. D. 1416 – 1427.
CÂU 88: Cuộc cách mạng tư sản Pháp diễn ra vào năm nào?
A. 1789. B. 1790. C. 1791. D. 1792.
CÂU 89: Sắp xếp theo thứ tự chiến dịch sau theo năm tăng dần: Tây Bắc, Hồ Chí Minh, Biên
Giới, Điện Biên Phủ, Việt Bắc.
A. Việt Bắc, Biên Giới, Tây Bắc, Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh.
B. Biên Giới, Việt Bắc, Tây Bắc, Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh.
C. Việt Bắc, Tây Bắc, Biên Giới, Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh.
D. Việt Bắc, Biên Giới, Điện Biên Phủ, Tây Bắc, Hồ Chí Minh.
CÂU 90: Vị chúa Trịnh cuối cùng của nước ta là ai?
A. Trịnh Bồng. B. Trịnh Sâm. C. Trịnh Kiểm. D. Trịnh Tùng.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93:
Sự điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một
chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng
hóa học mà nếu không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân:
* Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của
nguồn điện một chiều.
* Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn
điện một chiều. Cho dãy điện hóa sau

220
Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch chứa đồng thời
Pb(NO3)2 và Mg(NO3)2 bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực than chì.
Dựa theo dãy điện hóa đã cho ở trên và từ Thí nghiệm 1, hãy cho biết:

CÂU 91: Bán phản ứng nào xảy ra ở anot?


A. Pb  Pb2+ + 2e. B. Mg  Mg2+ + 2e
C. 2H2O  O2 + 4H+ + 4e. D. 4NO3-  2N2O5 + O2 + 4e
CÂU 92: Giá trị pH của dung dịch thay đổi như thế nào?
A. pH tăng do OH– sinh ra ở catot.
B. pH giảm do H+ sinh ra ở anot.
C. pH không đổi do không có H+ và OH– sinh ra.

D. pH không đổi do lượng H+ sinh ra ở anot bằng với lượng OH- sinh ra ở catot.
CÂU 93: Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân theo sơ đồ như hình

Sau một thời gian, sinh viên quan sát thấy có 3,24 gam kim loại bạc bám lên điệc cực của
bình 2. Biết trong hệ điện phân nối tiếp, số điện tử truyền dẫn trong các bình là như nhau.
Nguyên tử khối của Ag, Zn và Al lần lượt là 108; 65 và 27 đvC.
Từ Thí nghiệm 2, số gam kim loại Zn bám lên điện cực trong bình 1 là
A. 0 gam. B. 3,9 gam. C. 0,975 gam. D. 1,95 gam.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96:
Trong dãy hoạt động hóa học, các kim loại đứng trước H+ phản ứng được với các dung dịch
axit như HCl, H2SO4, HNO3,… Còn các kim loại đứng sau H+ thì có thể tác dụng với các
dung dịch axit như HNO3, H2SO4 đặc, nóng. Tuy nhiên, các kim loại như Au, Pt thì không
thể phản ứng được các axit trên. Để hòa tan các kim loại này, các nhà giả kim hàng trăm năm

221
trước đã tìm ra hỗn hợp gọi là nước cường toan, hỗn hợp gồm HCl và HNO3 theo tỉ lệ mol là
HNO3:HCl = 1:3.
CÂU 94: Những kim loại có khả năng phản ứng được với dung dịch HCl là
A. Fe, Cu, Ag, Na. B. Zn, Mg, Ba, Au.
C. Al, Mg, Fe, Zn. D. Pt, Au, Ag, Na.
CÂU 95: Những kim loại có khả năng phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc nóng là
A. Au, Ag, Na, Fe. B. Ag, Fe, Zn, Cu.
C. Al, Pt, Na, Ba. D. Au, Pt, Hg, Mn.
CÂU 96: Phản ứng giữa Au và nước cường toan là
A. Au + HNO3 + 3HCl → AuCl3 + 2H2O + NO↑
B. Au + HNO3 + 3HCl → AuCl + H2O + NO2↑
C. Au + HNO3 + 3HCl → AuCl3 + NO↑
D. Au + HNO3 + 3NaCl → AuCl3 + 2H2O + NO↑

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Phóng xạ là quá trình phân rã tự phát của hạt nhân không bền vững. Quá trình phân rã này có
thể kèm theo sự tạo ra các hạt nhân con và có thể kèm theo sự phát ra các bức xạ điện từ. Có
hai loại đồng vị phóng xạ: đồng vị phóng xạ tự nhiên và đồng vị phóng xạ nhân tạo.
Radium-226 được tìm ra vào năm 1898, là nguyên tố thứ 88 trong bảng tuần hoàn các nguyên
tố hóa học. Radium-226 là chất phóng xạ tự nhiên, phân rã ra hạt α và có chu kỳ bán rã 1600
năm.
Ra-226 được sử dụng chính là xạ trị áp sát chữa các khối u tử cung. Ngoài ra, Ra-226 còn
được sử dụng trong sơn phát quang, thiết bị chống sét, thiết bị báo cháy, thiết bị điện tử, phủ
lên catod (âm cực) của các đèn điện tử.
CÂU 97: Chọn phát biểu không đúng.
A. Phóng xạ là quá trình phân rã tự phát của một hạt nhân không bền.
B. Quá trình phóng xạ kèm theo các tia phóng xạ.
C. Quá trình phóng xạ chỉ có trong tự nhiên.
D. Sự phóng xạ có thể kèm theo các bức xạ điện từ.
CÂU 98: Trong một mẫu chỉ chứa Ra-226 tinh khiết, sau bao lâu hạt Ra-226 chứa trong mẫu
giảm một nửa?
A. 1600 năm. B. 800 năm. C. 3200 năm. D. 400 năm.
CÂU 99: Ứng dụng chính của Ra-226 là
A. Xạ trị áp sát chữa các khôi u tử cung.

222
B. Cáp quang truyền tín hiệu.
C. Mạ điện.
D. Sơn phát quang.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102:
Cảm biến quang học chuyển đổi tia sáng thành tín hiệu điện tử. Cảm biến quang là một loại
thiết bị cảm biến có thể phát hiện được đồ vật hoặc vật thể được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Ví dụ, để xác định được mức độ cao của mực cà phê, nước ngọt, chất lỏng trong lon, hộp thì
người ta sử dụng thiết bị cảm biến quang. Cảm biến quang là thiết bị nhạy sáng, khi ánh sáng
chiếu vào thì kim trên đồng hồ của nó nhảy số thể hiện tương ứng năng lượng mà ánh sáng
chiếu vào. Để xác định khoảng vân trong thí nghiệm giao thoa khe Young, người ta cũng sử
dụng thiết bị cảm biến quang. Biết khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm; khoảng cách từ hai
khe đến màn quan sát là 2,4 m. Nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ có bước sóng 450 nm
và 750 nm.
CÂU 100: Cảm biến quang học chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành
A. Tín hiệu điện tử. B. Tín hiệu âm tần.
C. Năng lượng nhiệt học. D. Năng lượng cơ học.
CÂU 101: Cảm biến quang được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực
A. Chiếu sáng. B. Tự động hóa. C. Hóa học. D. Sinh học.
CÂU 102: Vị trí cảm biến hiện số “0” lần đầu tiên cách vân sáng trung tâm một khoảng bằng
A. 4,75 mm. B. 1,25 mm. C. 3,25 mm. D. 2,25 mm.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105:
Bệnh máu không đông (Máu khó đông) hay còn gọi là bệnh ưa chảy máu (Hemophilia) là
một rối loạn hiếm gặp trong đó máu của người bệnh không đông máu như bình thường vì do
thiếu yếu tố đông máu trong chuỗi 12 yếu tố giúp đông máu. Nếu mắc bệnh máu không đông,
người bệnh có thể bị chảy máu trong thời gian dài, khó cầm máu hơn sau khi bị chấn thương
so với người bình thường.

223
Người phụ nữ mang gen bệnh sẽ không biểu hiện ra bên ngoài nên vẫn có kiểu hình bình
thường.
Câu 103: Gen gây bênh máu khó đông dạng phổ biến nhất có đặc điểm
A. Gen trội, nằm trên NST thường. B. Gen lặn, nằm trên NST giới tính X.
C. Gen lặn, nằm trên NST thường. D. Gen trội, nằm trên NST giới tính X.
CÂU 104:Một người bị bệnh máu khó đông có bố và mẹ đều bình thường nhưng ông ngoại
của họ bị bệnh máu khó đông. Khả năng để người em trai của người đó cũng bị bệnh máu
khó đông là:
A. 100%. B. 50%. C. 25%. D. 12,5%.
CÂU 105: Anh Vũ có bố bị máu khó đông, khi lập gia đình, Vũ lo rằng các con của mình có
thể bị bệnh. Trường hợp nào sau đây những người con của Vũ chắc chắn không bị bệnh?
A. Bố mẹ vợ không bị bệnh máu khó đông. B. Người vợ không bị máu khó đông.
C. Vũ sinh toàn con trai. D. Vợ Vũ không mang gen bệnh.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108:
Các nhà khoa học tính toán rằng, nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển trước năm 1850 là
khoảng 274 ppm. Năm 1958, một trạm giám sát đã được xây dựng ở mũi Mauna Loa của
Hawaii, là nơi ở xa thành phố và có độ cao phù hợp, để đo chính xác nồng độ khí CO2 trong
bầu khí quyển. Ở vào thời gian đó, nồng độ khí CO2 là 316 ppm. Ngày nay, nồng độ này đã
vượt quá 380 ppm, tăng khoảng 40% kể từ giữa thế kỷ XIX.
Nồng độ của khí nhà kính tăng lên trong thời gian dài, ví dụ như nồng độ khí CO2 đang làm
thay đổi nhiệt độ của Trái Đất.
Dưới đây là chu trình tuần hoàn cacbon trong tự nhiên:

224
Câu 106: Kể từ Cách mạng công nghiệp, nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đã ngày một
tăng lên, đó là do kết quả của quá trình:
A. Trồng rừng hàng loạt. B. Sản xuất công nghiệp.
C. Số lượng sinh vật tăng. D. Tuần hoàn cacbon trong tự nhiên.
CÂU 107: Nếu không có hoạt động sản xuất công nghiệp thì nồng độ CO2 được giảm xuống
bởi
A. Hoạt động hô hấp của các sinh vật.
B. Hoạt động quang hợp của sinh vật tự dưỡng.
C. Cacbon được luân chuyển trong chu trình liên tục, không có sự lắng đọng, thất thoát.
D. Ánh sáng.
CÂU 108: CO2 là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Theo chu trình cacbon, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Cacbon di vào chu trình dưới dạng cácbon đioxit (CO2).
II. Tất cả lượng cácbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
III. CO2 là một loại khí nhà kính nhưng cũng là một khí vô cùng quan trọng với sự sống.
IV. Mọi sinh vật đều thải CO2 vào khí quyển.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

225
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:
Về mặt hành chính, Tây Bắc hiện nay gồm có 6 tỉnh là Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện
Biên, Sơn La, Hòa Bình. Tổng diện tích của vùng Tây Bắc là khoảng 5,645 triệu ha chiếm
10,5 % so với tổng diện tích cả nước. Tây Bắc do địa hình đồi núi là chủ yếu nên số lượng
dân cư ở Tây Bắc chỉ khoảng 4,5 triệu người.
Một số phần của Phú Thọ và 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái nằm ở hữu ngạn sông Hồng, tuy nhiên
phạm vi hành chính của vùng Tây Bắc không bao gồm Phú Thọ, đôi khi 2 tỉnh Lào Cai, Yên
Bái cũng được xếp vào Đông Bắc Bộ. Tuy nhiên, hiện nay trụ sở của Ban chỉ đạo Tây Bắc
nằm ở thành phố Yên Bái, tỉnh lỵ của tỉnh Yên Bái nên Yên Bái vẫn thuộc khu vực Tây Bắc
Việt Nam.
Khí hậu của Tây Bắc là yếu tố khiến du lịch Tây Bắc được nhiều du khách yêu thích. Dãy
Hoàng Liên Sơn là yếu tố quyết định rất lớn đến điều kiện thời tiết khí hậu của vùng Tây Bắc.
Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đóng
vai trò của một bức tường thành ngăn không cho gió mùa đông vượt qua để vào lãnh thổ Tây
Bắc mà không bị suy yếu nhiều. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậu Tây
Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 độ C.
Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn
đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió
"phơn" - gió lào được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc. Điều
thú vị đó là những địa điểm du lịch ở Tây Bắc lại thường mát mẻ quanh năm thậm chí có
tuyết rơi như ở Sapa vào mùa Đông bởi địa hình cao hơn rất nhiều so với những khu vực
khác của Tây Bắc. Khí hậu mát mẻ là điều kiện thuận lợi cho du lịch Tây Bắc chiếm được
cảm tình của đông đảo khách du lịch đến đây tận hưởng kỳ nghỉ tuyệt vời, tránh cái nắng cái
nóng oi ả ở thành phố hay trải nghiệm cái lạnh âm độ C.
Ngoài khung cảnh thiên nhiên mộng mơ, hùng vĩ với những ngọn núi cao, những thửa ruộng
bậc thang uốn lượn quanh sườn núi hay những con đèo quanh co thì Tây Bắc còn khiến du
khách xao xuyến bởi nét đẹp văn hóa đa dạng và là cơ hội tốt để tìm hiểu về văn hóa con
người các dân tộc anh em.

226
Hầu hết Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe tiêu
biểu là điệu múa xòe hoa rất nổi tiếng được nhiều người biết đến. Mường là dân tộc có dân số
lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như H'Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng,...
Ai đã từng qua Tây Bắc không thể quên được hình ảnh những cô gái Thái với những bộ váy
áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc. Khách du lịch đến đây cũng thường tìm đến thăm quan
những bản làng để có những trải nghiệm mới mẻ trong chuyến du lịch Tây Bắc của mình.
Ngoài được tìm hiểu về phong tục tập quán thì bạn còn có thể được thưởng thức những món
ăn ngon đặc sản của Tây Bắc.
Tây Bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt: vùng rẻo cao (những khu đỉnh
núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng Miến. Đồng bào
dân tộc ở đây chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp, phát nương làm rẫy và phụ thuộc rất
nhiều vào thiên nhiên.
Vùng sườn núi là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, người dân
lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công. Ở vùng
thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường,
Thái - Kadai, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề
khác. Mỗi vùng lại mang nét văn hóa độc đáo khác nhau nên bạn có thể cảm nhận được rõ rệt
khi đặt chân đến từng khu khác nhau ở Tây Bắc nhé
(Nguồn: hoatieu.vn)
CÂU 109: Khu vực Tây Bắc nằm ở:
A. Giữa sông hồng và sông cả. B. Phía đông thung lũng sông hồng.
C. Từ nam sông cả đến dãy bạch mã. D. Phía nam dãy bạch mã.
CÂU 110: Ý nào dưới đây không đúng về các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer?
A. Sống ở vùng sườn núi.
B. Lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn.
C. Bị phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
D. Chăn nuôi gia súc.
CÂU 111: Đâu không là tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc?
A. Sơn La. B. Lạng Sơn. C. Lai Châu. D. Yên Bái.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
Ngày 23-3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tỉnh Long An cho biết,
năm 2021, mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh phấn đấu đạt hơn 60.000 tấn, tăng
khoảng 2.000 tấn so với năm 2020; trong đó, sản lượng tôm nước lợ các loại đạt hơn 15.000
tấn và sản lượng thủy sản nước ngọt đạt hơn 45.000 tấn, tăng lần lượt gần 1.500 tấn và 500
tấn so với năm trước.
Theo Sở NN và PTNT Kiên Giang, năm 2021, tỉnh có kế hoạch thả nuôi tôm nước lợ 136.000
ha, phấn đấu đạt sản lượng 98.000 tấn, với ba loại hình nuôi chủ yếu gồm: nuôi tôm công
nghiệp - bán công nghiệp 4.000 ha, tôm - lúa 104.500 ha, quảng canh cải tiến 27.500 ha…

227
Thời gian qua, Chi cục Chăn nuôi thú y và Thủy sản tỉnh Hậu Giang đã xây dựng nhiều mô
hình nuôi cá ruộng tại các huyện: Long Mỹ, Phụng Hiệp và Vị Thủy; trong đó tập trung các
đối tượng nuôi như cá rô đồng, cá lóc đồng, trê vàng… Năm 2021, Chi cục đề ra mục tiêu
phát triển mô hình nuôi thủy sản trên ruộng theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả gắn với tiêu
thụ và chế biến, toàn tỉnh sẽ phát triển khoảng 4.700 ha nuôi cá ruộng, tăng 30 ha so với năm
2020.
Theo Sở NN và PTNT Sóc Trăng, năm 2021, tỉnh đặt mục tiêu thả nuôi 51.000 ha tôm nước
lợ (tôm sú 16.000 ha, tôm thẻ chân trắng 35.000 ha) với sản lượng ước đạt 172.000 tấn. Ðồng
thời triển khai các giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, giúp
người nuôi, doanh nghiệp trên địa bàn phát huy những lợi thế có sẵn, khắc phục khó khăn,
ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh để hướng đến một vụ tôm thành công.
Ðến nay, huyện Bình Ðại (tỉnh Bến Tre) đã thả nuôi hơn 312 ha tôm biển thâm canh và bán
thâm canh; trong đó tôm thẻ chân trắng 176,65 ha, tập trung tại các xã: Bình Thới, Thạnh
Phước, Ðịnh Trung, Ðại Hòa Lộc, Thừa Ðức, Thạnh Trị... Theo kế hoạch năm 2021, nông
dân trên địa bàn huyện sẽ thả nuôi 14.000 ha tôm biển, trong đó tôm thâm canh và bán thâm
canh khoảng 5.000 ha; sản lượng thu hoạch ước đạt từ 12 đến 15 tấn tôm thương phẩm/ha.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, người dân đang tập trung nuôi hai đối tượng chủ lực
là tôm hùm và các loại cá tại một số vùng nuôi trọng điểm thuộc huyện Vạn Ninh, thị xã
Ninh Hòa, TP Nha Trang và TP Cam Ranh. Hiện trên địa bàn có 60.647 ô lồng nuôi tôm hùm,
với sản lượng hàng năm hơn 1.500 tấn, chủ yếu là tôm hùm bông, tôm hùm xanh.
Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
tỉnh là 6.271 ha. Trong đó, nuôi quảng canh 711,2 ha, nuôi quảng canh cải tiến 5.174 ha, nuôi
bán công nghiệp 137,5 ha, nuôi công nghiệp 249,8 ha). Công tác phòng, chống dịch bệnh
thủy sản được thực hiện khá tốt.
(Nguồn: nhandan.com.vn)
CÂU 112: Trong năm 2021, mục tiêu nuôi trồng thủy sản của tỉnh Long An phấn đấu đạt:
A. Hơn 50.000 tấn. B. Hơn 70.000 tấn.
C. Hơn 60.000 tấn. D. Hơn 80.000 tấn.
CÂU 113: Diện tích nuôi trồng tôm thẻ chân trắng của huyện Bình Ðại (tỉnh Bến Tre) chiếm
bao nhiêu phần trăm tổng diện tích nuôi tôm biển của huyện?
A. 56,56%. B. 56,58%. C. 56,60%. D. 56,62%.
CÂU 114: Đâu không là một trong các vùng nuôi thủy sản trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa?
A. Huyện Vạn Ninh. B. Thị xã Ninh Hòa.
C. Huyện Khánh Sơn. D. Thành phố Cam Ranh.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:
Tổng thống tại vị lâu nhất lịch sử nước Mỹ
Franklin Delano Roosevelt (1882 - 1945) là Tổng thống tại vị lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ,
khi giành chiến thắng trong bốn cuộc bầu cử liên tiếp, trở thành một trong các nhân vật có

228
tầm ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20. Ông đã tạo ra một liên minh bền vững giúp tái tổ chức
nền chính trị Mỹ trong nhiều thập niên. Trong sự nghiệp của mình, mặc dù bị chứng bại liệt,
song “ông chủ” Nhà trắng luôn nỗ lực không ngừng với mục tiêu cải thiện hơn nữa đời sống
người dân, nâng cao vị thế nước Mỹ trên trường quốc tế.
Trong thời gian học tại Đại học Harvard, chàng sinh viên Franklin Roosevelt tuyên bố gia
nhập đảng Dân chủ dù ở thời điểm đó, ông đang ngưỡng mộ bác họ mình là Tổng thống
Theodore Roosevelt, người thuộc đảng Cộng hòa. Sau khi rời Đại học Harvard, ông theo học
chuyên ngành Luật tại Đại học Columbia. Năm 1907, ông vượt qua kỳ thi vào Liên đoàn luật
sư New York. Tuy nhiên, chỉ sau ba năm hành nghề, ông đã chán công việc luật sư. Vì vậy,
khi một số người thuộc đảng Dân chủ đề nghị ông ra tranh cử vào Thượng viện bang New
York, ông đã lập tức chấp nhận, từ đó chính thức bước chân vào con đường chính trị.
Năm 1910, ông được bầu làm
Thượng nghị sĩ bang New York, sau
đó trở thành trợ lý Bộ trưởng Hải
quân dưới thời Tổng thống
Woodrow Wilson. Năm 1920, một
thời gian ngắn sau thất bại trong
cuộc đua giành vị trí Phó Tổng thống,
Roosevelt mắc bệnh bại liệt, phải
ngồi xe lăn một thời gian. Tuy nhiên,
ông vẫn cố gắng chứng tỏ bản thân
trên chính trường Mỹ và niềm vui đã
đến khi ông đắc cử Thống đốc bang
New York nhiệm kỳ 1929 - 1932. Ở
cương vị này, ông nổi tiếng với các
chương trình giảm thuế, công tác xã
hội, trợ giúp người già, hỗ trợ người
thất nghiệp, nhất là khi thị trường
chứng khoán Phố Wall sụp đổ hồi
tháng 10-1929, đánh dấu sự bắt đầu
thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Năm 1932, đảng Cộng hòa bị người
dân chỉ trích về cuộc đại suy thoái.
Nhìn thấy cơ hội chính trị rộng mở,
tại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ khi
đó, Franklin Roosevelt ra tranh cử
với cam kết sẽ can thiệp nền kinh tế để cải thiện tình hình. Điều này giúp ông đánh bại đối
thủ “nặng ký” của đảng Cộng hòa là Tổng thống đương nhiệm Herbert Hoover. Ngày 4-3-
1933, Franklin Roosevelt chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 32. Dù gặp khó khăn
trong việc đi lại, song ông luôn cố gắng đứng thẳng trước cử tri, không bao giờ để công
chúng thấy mình ngồi trên xe lăn. Cũng nhờ thế, hình ảnh “ông chủ” Nhà trắng kiên cường
chống chọi với bệnh tật được người dân “xứ cờ hoa” đánh giá rất cao.
Franklin D. Roosevelt bắt đầu 100 ngày đầu tiên trên cương vị “ông chủ” Nhà trắng với sự
hợp tác chưa từng có giữa Quốc hội và Tổng thống nhằm giải quyết những khó khăn nghiêm
trọng về kinh tế. Trong nước, ông Roosevelt ban hành chính sách kinh tế mới, gồm cải cách
sâu rộng thanh tra ngành ngân hàng; lập cơ quan điều hành thực hiện những biện pháp kinh tế
khẩn cấp; hỗ trợ giá, giảm thuế cho người dân; tạo việc làm; điều chỉnh thị trường chứng
khoán... Nhờ những điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế Mỹ từng bước phục hồi. Về ngoại giao,

229
Tổng thống Mỹ chủ động nối lại quan hệ với Liên Xô (trước đây) sau khi bị cắt đứt từ năm
1917. Năm 1933, lần đầu sau 16 năm, hai nước tiến hành trao đổi đoàn cấp đại sứ.
(Nguồn: nhandan.com.vn)
CÂU 115: Đâu là vị trí mà Franklin Delano Roosevelt chưa từng đảm nhiệm trong bộ chính
trị Mỹ?
A. Tổng thống. B. Thượng nghị sĩ. C. Phó tổng thống. D. Thống đốc.
CÂU 116: Đâu không là cải cách trong chính sách kinh tế mới của Tổng thống Roosevelt
được đề cập đến trong đoạn văn trên?
A. Nối lại quan hệ ngoại giao với Liên Xô. B. Điều chỉnh thị trường chứng khoán.
C. Thay đổi chế độ quân sự Mỹ. D. Giảm thuế và tạo việc làm cho dân.
CÂU 117: Sau khi đắc cử Thống đốc bang New York, Franklin Delano Roosevelt nổi tiếng
vì?
A. Chương trình giảm thuế. B. Công tác xã hội, trợ giúp người già.
C. Hỗ trợ người thất nghiệp. D. Cả A, B & C đều đúng.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Ðảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã
để lại bài học thành công trên các vấn đề rất căn bản và trọng yếu của một cuộc biến đổi
chính trị, xã hội sâu sắc và triệt để. Ðó là bài học về giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc
vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào; bài học về đại đoàn kết toàn dân
tộc, phát huy cao nhất chủ nghĩa yêu nước, vì lợi ích quốc gia, dân tộc; bài học về kiên định
mục tiêu chiến lược đồng thời khôn khéo về sách lược với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị
của lãnh tụ và đội tiền phong lãnh đạo; bài học về xử lý đúng đắn tình thế và thời cơ cách
mạng.
Trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc, phát huy nhân tố con người, Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chân thành, thật sự tin cậy, tập hợp và đoàn kết các lực lượng nhân sĩ, trí thức tham
gia tích cực vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc do Ðảng Cộng sản lãnh đạo. Là thành viên
của Mặt trận Việt Minh, Hội Văn hóa cứu quốc từ năm 1943 đã tập hợp đông đảo trí thức,
các nhà hoạt động văn hóa hướng theo mục tiêu cách mạng về văn hóa và sẵn sàng tham gia
vào cuộc cách mạng chính trị, đánh đổ chế độ phong kiến, thực dân để xây dựng chế độ mới
tiến bộ. Ðược sự giúp đỡ của những người cộng sản, Ðảng Dân chủ Việt Nam ra đời ngày 30-
6-1944 tập hợp rộng rãi những trí thức yêu nước đấu tranh cho nền độc lập. Ở Nam Kỳ, tháng
5-1945, Xứ ủy (Tiền Phong) chủ trương lập tổ chức "Thanh niên tiền phong" do bác sĩ Phạm
Ngọc Thạch lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo thanh niên, sinh viên. Nhóm Huỳnh, Mai,
Lưu (Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước) có ảnh hưởng lớn với ca khúc Lên
đàng. Ở Bắc Kỳ, trí thức văn nghệ sĩ có hoạt động rất sôi nổi. Văn Cao sáng tác Tiến quân ca,
Nguyễn Ðình Thi với ca khúc Diệt phát xít và trong ngày Hà Nội khởi nghĩa là sự hào hùng
của ca khúc 19 tháng 8 của Xuân Anh. Ðó là vũ khí đấu tranh có sức mạnh to lớn, độc đáo và
sáng tạo.
Ðường lối của Ðảng, chính sách của Mặt trận Việt Minh có sức cổ vũ và lan tỏa rộng rãi.
Trong những ngày diễn ra Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lực lượng trí thức, thanh niên,
sinh viên tham gia đông đảo, tích cực. Quốc dân Ðại hội Tân Trào họp ngày 16-8-1945 với
hơn 60 đại biểu của cả nước, trong đó có những đại biểu trí thức, nhân sĩ tiêu biểu. Ủy ban
Giải phóng dân tộc được thành lập do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch trong đó có nhiều trí
thức yêu nước tiêu biểu như Cù Huy Cận, Nguyễn Ðình Thi, Dương Ðức Hiền, Trần Huy

230
Liệu, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Ðang.
Cách mạng thành công, ngày 28-8-1945, tại Hà Nội, Ủy ban Giải phóng dân tộc từ Tân Trào
trở thành Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuẩn bị cho lễ tuyên bố
độc lập và ra mắt Chính phủ. Ðiều đặc biệt là một số đảng viên cộng sản trong đó có Tổng Bí
thư Trường Chinh (Ðặng Xuân Khu), đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã xin rút khỏi Chính
phủ lâm thời để mời các nhân sĩ, trí thức tham gia Chính phủ. Ðó là việc làm cao cả. Sau này,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: "Ðó là một cử chỉ vô tư tốt đẹp không ham chuộng địa vị,
đặt lợi ích của dân tộc, của đoàn kết toàn dân lên trên lợi ích cá nhân. Ðó là một cử chỉ đáng
khen, đáng kính mà chúng ta phải học"(1). Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch
kiêm Bộ trưởng ngoại giao với 15 thành viên trong đó có chín bộ trưởng là nhân sĩ, trí thức
và nhiều người đã suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Cụ Nguyễn Văn Tố, sinh
năm 1889, người con của Hà Nội, làm Hội trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ từ năm 1939, giữ
chức Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội và ngày 2-3-1946 được Quốc hội bầu làm Trưởng ban
Thường trực Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Chủ tịch Quốc
hội), cụ đi kháng chiến và anh dũng hy sinh tháng 10-1947 ở Việt Bắc.
Ngày 6-1-1946, cử tri cả nước bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Nhiều nhân
sĩ, trí thức được bầu làm đại biểu Quốc hội. Nhiều vị tham gia Chính phủ chính thức, tiêu
biểu như cụ Huỳnh Thúc Kháng, một nhà yêu nước nổi tiếng và khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi
thăm nước Pháp (5-1946) đã ủy nhiệm cụ Huỳnh làm Quyền Chủ tịch. Các vị khác cũng
mang hết trí tuệ, công sức tham gia Chính phủ: Phan Anh, Ðặng Thai Mai, Vũ Ðình Hòe,
Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Ngô Tấn Nhơn, Trần Ðăng Khoa, Trương Ðình Tri,
Bồ Xuân Luật,... Chính phủ thật sự là hình ảnh của tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
(Nguồn: nhandan.com.vn)
CÂU 118: Ủy ban Giải phóng dân tộc được thành lập do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch
trong đó không có ai sau đây?
A. Phạm Ngọc Thạch. B. Nguyễn Đình Thi.
C. Trần Huy Liệu. D. Lưu Hữu Phước.
CÂU 119: Cử tri cả nước bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập vào ngày nào?
A. 16-1-1946. B.16-1-1964. C. 6-1-1946. D. 6-1-1964.
CÂU 120: Sự kiện nào diễn ra vào tháng 5-1945 ở Nam Kỳ?
A. Văn Cao sáng tác ca khúc “Tiến quân ca”.
B. Thành lập tổ chức "Thanh niên tiền phong".
C. Nguyễn Ðình Thi sáng tác ca khúc “Diệt phát xít”.
D. Xuân Anh sáng tác ca khúc “19 tháng 8.

231
LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 TAQ EDUCATION

SÁCH TĂNG TỐC TAQ

ĐỀ SỐ 10
PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1 TIẾNG VIỆT
CÂU 1: Đọc các câu thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Câu thơ trên thuộc thể loại nào?
A. Tục ngữ. B. Ca dao. C. Thành ngữ. D. Vè.
CÂU 2: Vợ chồng Văn Minh, cô Tuyết là những nhân vật do tác giả nào sáng tạo nên?
A. Lưu Quang Vũ. B. Nguyên Hồng.
C. Kim Lân. D.Vũ Trọng Phụng
CÂU 3: Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi. Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.”
(Chế Lan Viên, Con cò)
Hình ảnh con cò trong đoạn thơ trên là hình ảnh ẩn dụ cho:
A. Mẹ. B. Ước mơ.
C. Con cò trong dân gian. D. Hy vọng của mẹ dành cho con.
CÂU 4: Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
“Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,

1
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?”
(Bà Huyện Thanh Quan, Chiều hôm lữ thứ)
Đâu không phải là nội dung mà tác giả nhắc đến trong đoạn thơ?
A. Nỗi cô đơn của người lữ khách.
B. Nỗi nhớ nhà của người lữ khách.
C. Nỗi niềm cần tâm sự của người lữ khách.
D. Nỗi niềm thương xót quê hương của người lữ khách.
CÂU 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
A. Hoán dụ. B. Ẩn dụ. C. So sánh. D. Đảo ngữ.
CÂU 6: Trong văn bản Thái sư Trần Thủ Độ của Ngô Sĩ Liên (SGK Ngữ Văn 10), đâu là câu
chuyện thể hiện tính cách chí công vô tư, trọng luật pháp của Trần Thủ Độ?
A. Chuyện có người mách vua về sự chuyên quyền của ông.
B. Chuyện vợ ông bị tên quân hiệu chặn lại.
C. Chuyện có người tới nhà xin chức câu đương.
D. Chuyện vua muốn phong tướng cho anh trai ông.
CÂU 7: Hình tượng anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
(SGK Ngữ Văn 9) đại diện cho:
A. Con người lao động trong thời kì mới với lý tưởng và phẩm chất cao đẹp.
B. Con người lao động trong thời kì mới luôn hết mình vì cuộc sống tươi đẹp.
C. Con người lao động trong thời kì mới với khát vọng và hoài bão to lớn.
D. Con người lao động trong thời kì mới luôn yêu thương con người và đất nước.
CÂU 8: Trong những từ sau, từ nào viết sai chính tả?
A. Giả thuyết. B. Trìu mến. C. Đọc giả. D. Sáp nhập.
CÂU 9: Trong những câu sau, câu nào có từ viết sai chính tả?
A. Người ta nghe phong thanh bà cụ từng là mỹ nữ ở đất kinh kỳ.

2
B. Hàng ngày anh ta cứ phải nghe cô ấy huyên thiên đủ thứ chuyện.
C. Anh ta dắt cô ấy đi tham quan một ngôi chùa rất cổ kính.
D. Anh ta nói bâng quơ vô hình chung lại gây hiểu lầm cho cô ấy.
CÂU 10: Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu sau:
“Lần đầu tiên cô được thấy một người đẹp như vậy. Gương mặt của cậu ta không có vẻ gì là
hung bạo, trái lại nó còn có đôi phần ............ và hiền hậu ”.
A. Thanh thoát. B. Nhẹ nhàng. C. Thanh cao. D. Thanh thản.
CÂU 11: Từ nào gần nghĩa với từ “nỉ non” nhất trong câu ca dao: “Con cò lặn lội bờ
ao/Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non."?
A. Thổn thức. B. Tỉ tê. C. Thánh thót. D. Ai oán.
CÂU 12: Câu nào sau đây không có thành phần biệt lập?
A. Này, đừng có mà nói dối trước mắt tôi như vậy!
B. Cậu gì đó ơi, lấy cho tôi quyển sách ở bên cạnh với.
C. Đối với anh, những chuyện này không hề đáng để tâm đến.
D. Hắn ta có lẽ đã chạy đến một nơi xa lắm rồi.
CÂU 13: Câu nào dưới đây sai về cách dùng từ:
A. Hắn ta từ trước đến nay vẫn luôn là một kẻ dối trá và xảo quyệt.
B. Mỗi ngày đều có hàng đoàn người qua lại nơi này.
C. Tiếng xe máy nổ giòn làm xáo động cả không gian tĩnh mịch.
D. Con người chỉ thích nghe, nhìn và hiểu những gì họ muốn và trông đợi.
CÂU 14: “Trong không gian xung quanh đang sáng dần lên, đầy sắc màu và sự ấm áp”
Câu này là câu:
A. Đúng. B. Thiếu vị ngữ.
C. Thiếu chủ ngữ. D. Thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
CÂU 15: “Biết là hành động ăn cắp của cậu bé thật khó chấp nhận. Nhưng cậu ấy cũng chỉ vì
đói nên làm liều mà thôi”.
Nhận xét về hai câu trên là:
A. Đúng. B. Sai cách liên kết câu.
C. Sai cách dùng dấu câu. D. Sai trật tự câu.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ
chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm,
chúng dã man bán nước ta hai lần cho Nhật.

3
Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để
chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn nữa.
Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên bái và
Cao bằng.
Tuy vậy, đối với nước Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau
cuộc biến động ngày mồng 9 tháng 3, Việt minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên
thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho
họ.
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc
địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính
quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
(Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh)
CÂU 16: Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
A. Báo chí. B. Khoa học. C. Chính luận. D. Nghệ thuật.
CÂU 17: Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính cùng với biện pháp tu từ được sử dụng
trong đoạn: “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, ....., chứ không phải từ tay Pháp.”
A. Tự sự; điệp từ. B. Tự sự; điệp cấu trúc.
C. Nghị luận; điệp từ.. D. Nghị luận; điệp cấu trúc.
CÂU 18: Hành động nhân đạo của đồng bào ta đối với thực dân Pháp thể hiện qua đoạn văn
trên mang ý nghĩa:
A. Đồng bào ta yêu thương và trân quý con người dù bất kể là bạn hay thù.
B. Đồng bào ta bỏ qua cho hành động của thực dân pháp.
C. Đồng bào ta nhượng bộ, lấy lòng pháp để dễ bề chiến đấu với nhật.
D. Đồng bào ta tôn trọng và muốn pháp là đồng minh.
CÂU 19: Từ “bảo hộ” được đặt trong dấu ngoặc kép không vì mục đích nào sau đây?
A. Nhấn mạnh những gì mà thực dân Pháp đem lại hoàn toàn trái ngược.
B. Châm biếm thực dân Pháp là những kẻ tàn ác, man rợ.
C. Nhắc nhở việc thực dân Pháp nói dối khi đã không bảo hộ Việt Nam.
D. Đả kích sự trắng trợn, hai mặt của thực dân Pháp khi vơ vét tài nguyên dưới danh nghĩa
bảo hộ Việt Nam.
CÂU 20: Câu trả lời nào sau đây là nội dung không được đề cập trong đoạn văn trên?
A. Thực dân Pháp thể hiện bộ mặt hèn nhát mà tàn ác, man rợ với đồng bào ta.
B. Nhật là điểm tựa cho Pháp để tiếp tục thôn tính Việt Nam.

4
C. Đồng bào ta giành được quyền độc lập, tự do sau khi nổi dậy lật đổ nền cai trị của đế
quốc Nhật.
D. Việt Nam thể hiện tinh thần nhân đạo nhưng không khoan nhượng những hành động
của thực dân Pháp đối với Việt Nam.
1.2 TIẾNG ANH
CÂU 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank
CÂU 21: I can't give chapter and , but to the best of my knowledge, it's a line
from“Romeo and Juliet".
A. Rhyme. B. Scene. C. Verse. D. Note .
CÂU 22: Fathers can a good example to their children by helping with thehousehold
chores.
A. Set. B. Hold. C Raise. D. Follow.
CÂU 23: The football team has waited the championship for 30 years.
A About. B. Up. C. For. D. To.
CÂU 24: If I you, I wouldn't go out in this weather
A. Am. B. Had been. C Were. D. Will be.
CÂU 25: My mother is often_ first person to get up in the family.
A. A. B. The. C. Ø (no article) D. An.
CÂU 26 - 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.
CÂU 26: Protective gear for firefighters is supposed to be made of inflammable materials so
as to eliminate the risk of fire.
A Protective. B. Inflammable. C. Eliminate. D. Risk.
CÂU 27: It always take parents a lot of time and patience to bring up their children.
A Take. B. A lot of. C. Patience. D. Their.
CÂU 28: The company is looking for a candidate who is honest, hard-working, and
responsibility.
A Is. B. For.
C. Who. D. Responsibility.
CÂU 29: Our principal is that everyone has to join hands to do the housework
A Principal. B. Has to. C. Hands . D. Do.
CÂU 30: Linguistics find out the ways in which languages work.
A Find. B. Out. C. Which. D. Work.
CÂU 31- 35: Which of the following best restates each of the given sentences.
CÂU 31: Single-use plastic products are convenient. They are detrimental to theenvironment.
A. It is their detriment to the environment that makes single-use plastic products
convenient.
B. Convenient though single-use plastic products are, they are detrimental to the
environment.
C. Not only are single-use plastic products convenient, they are also detrimental to the
environment.
D. Were single-use plastic products convenient, they would be detrimental to the

5
environment.
CÂU 32: There were unexpected twists in the movie. It was so fascinating.
A. If there had been unexpected twists in the movie, it would have been so fascinating.
B. But for the unexpected twists in the movie, it wouldn't have been so fascinating.
C. Without the unexpected twists in the movie, it wouldn't be so fascinating.
D. Suppose that there were unexpected twists in the movie, it would be so fascinating.
CÂU 33: Peter is more successful than his sister.
A. Peter is as successful as his sister.
B. Peter's sister is more successful than he is.
C. Peter is less successful than his sister.
D. Peter's sister is not as successful as he is.
CÂU 34: “I'm going on a picnic tomorrow," he said.
A. He said that he was going on a picnic the following day.
B. He said that I was going on a picnic tomorrow.
C. He said that he was going on a picnic tomorrow.
D. He said that I am going on a picnic the following day.
CÂU 35: It is compulsory for all the students to hand in their assignments on time.
A. All the students must hand in their assignments on time.
B. All the students can't hand in their assignments on time.
C. All the students may hand in their assignments on time.
D. All the students needn't hand in their assignments on time.
CÂU 36 – 40: Read the following passage and answer the questions below
More and more young people are choosing to take a gap year between finishing school and
starting university. Alternatively, they may decide to take a gap year between graduating from
university and starting a career feeling the need for some time out before joining the rat race.
Most students see the time as an opportunity to travel. The idea of travelling to as many
foreign places as possible appeals greatly.
A large percentage of gap-year students have wealthy parents who can easily subsidize their
travel. Others have to save up before they go, or look for some form of employment while
travelling For example, they may work on local farms or in local hotels. By doing so, they not
only earn some money, but they are likely to meet local people and acquire some
understanding of their culture.
There are some students who choose to work for the whole of their gap year. A number may
decide to get work experience, either at home or abroad, in an area which they hope to make
their career, such as medicine or computers. A large proportion of students are now choosing
to work with a charity which arranges voluntary work in various parts of the world. The
projects provide hands-on experience of a very varied nature, from teaching to helping build
roads or dams.
The gap year is not just an adventure. Young people can benefit greatly from encountering
new and varied experiences and from communication with a wide range of people. Perhaps
most importantly, gap-year students have to learn to stand on their own two feet.
CÂU 36: What could be the best title for the passage?
A. Working for Life. B. Taking Time Out.

6
C. Studying Overseas. D. Contributing to the Community.
CÂU 37: The word “subsidize" in paragraph 2 could be best replaced by _
A. Ask for. B. Pay for. C. Work for. D. Apply for.
CÂU 38: The word "their" in paragraph 2 refers to _
A. Local farms. B. Local hotels.
C. Local people. D. Gap-year students.
CÂU 39: According to the passage, which of the following is TRUE?
A. The number of students taking a gap year between high school and university is falling.
B. None of the students choose to work for the whole of their gap year to get experience.
C. Most students consider a gap year as a chance to travel.
D. Students can take a gap year only before starting university.
CÂU 40: According to the passage, what is perhaps the most important benefit of students'
taking a gap year?
A. They learn how to become independent.
B. They receive practical training for their future careers.
C. They have an opportunity to meet local people.
D. They earn money to support their further studies.
PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
CÂU 41: Cho tam giác ABC vuông tại A. AH vuông góc với BC tại H. AH=6, BC=10. Tính
diện tính tam giác ABC.

A. 2. B. 3.
C. 6. D. Không tính được.
CÂU 42: Bạn Phúc chơi game trên máy tính điện tử, máy có bốn phìm di chuyển như hình vẽ
bên. Mỗi lần nhấn phím di chuyển, nhân vật tròn game sẽ di chuyển theo hướng mũi tên và
độ dài các bước đi luôn bằng nhau. Tính xác suất để sau bốn lần di chuyển, nhân vật trong
game trở về đúng vị trí luôn bằng nhau. Tính xác suất để sau bốn lần di chuyển, nhân vật
trong game trở về đúng vị trí ban đầu?

7
9 2 1 5
A. 64
. B. 3
. C. 8. D. 8.

CÂU 43: Cho hàm số y=f(x) có đồ thị như hình vẽ sau:


Số nghiệm thuộc đoạn − 2 ; 3� của phương trình 2�(2 ��� ��� � + 1) + 3 = 0 là

A. 6. B. 7. C. 11. D. 12.

CÂU 44: Trong không gian Oxyz cho ba vector �, � �à � khác 0 . Khẳng định nào dưới đây
là sai?

A. � cùng phương với b ⬄ [�, �] = 0. B. �, �, � đồng phẳng ⬄ [�, �]. � = 0.

C. �, �, � không đồng phẳng⬄[�, �]. � ≠ 0. D. [�, �] = � . � . ��� ( �, �).


CÂU 45: Với a,b là hai số dương tùy ý và a khác 1, ���� (�2 �3 ) bằng:
A. 3loga b . B. 3loga b + 1. C. 3loga b + 2. D. 3loga b + 3.
CÂU 46: Anh Phúc Dang làm nghề bán hột xoàn. Ngày đầu anh bán được 5 sản phẩm nhưng
do quảng cáo truyền thông hiệu quả và chất lượng sản phẩm tốt nên những ngày sau số lượng
hột xoàn bán ra đều gấp đôi so với ngày trước đó. Số ngày ít nhất để anh Phúc bán hết số
lượng hột xoàn 1200 là?
A.9. B.10. C.7. D.8.
CÂU 47: Cho đa giác lồi n cạnh (� ∈ �, � ≥ 5). Lấy ngẫu nhiên 4 đỉnh của đa giác. giác.
Biết rằng xác suất để 4 đỉnh lấy ra tạo thành một tứ giác có tất cả các cạnh đều là đường chéo
30
của đa giác đã cho bằng 91. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. � ∈ [13; 15]. B. � ∈ 10; 12 . C. � ∈ [7; 9]. D. � ∈ [16; 18].

8
CÂU 48: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với
mặt phẳng (ABCD), góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (ABCD) bằng 45ᴼ. Khoảng cách
giữa hai đường thẳng SB và AC bằng?
4� 2� 10� 10�
A. 7
. B. 5
. C. 5
. D. 7
.

CÂU 49: Trên tập số phức, phương trình �2017 = �� có bao nhiêu nghiệm?
A. 0. B. 1. C. 2017. D. 2019.
1
CÂU 50: Cho hàm số f(x) có � 1 = 2 − 2 2 và �' � = �+1 �+� �+1
với x > 0. Khi đó
3
1
� �� bằng:
8 2 2 2 2 2 2
A. 4 3 + 3
− 12. B. 3 + 3
− 4. C. 3 + 3
− 3. D. 3 + 3
− 3.

CÂU 51: Giả sử mệnh đề “Hàng hóa không đạt chất lượng luôn có giá rẻ” là đúng thì mệnh
đề nào sau đây là đúng?
A. Một vài hàng hóa không đạt chất lượng có giá cao.
B. Hàng hóa giá rẻ luôn là hàng không đạt chất lượng.
C. Hàng hóa giá cao chưa chắc là hàng đạt chất lượng.
D. A, B và C đều sai.
CÂU 52: Năm đầu bếp mất 5 phút để nướng xong 5 cái bánh. Hỏi cần bao nhiêu đầu bếp để
nướng 120 cái bánh trong vòng 40 phút.
A. 12. B. 15. C. 40. D. 35.
Sử dụng thông tin sau để giải câu hỏi 53 đến 56
Có 6 bạn A, B, C, D, E, F xếp thành 1 hàng dọc. Cho các dữ kiện sau:
1. A, D, E, F có 2 người: một người đầu hàng, một người cuối hàng.
2. D đứng sau B và E.
3. A, F không đứng cạnh nhau.
4. C không đứng thứ 3 và 4.
CÂU 53: Cách xếp nào sau đây phù hợp với các dữ kiện ở đề bài?
A. A, C, F, B, D, E. B. F, C, B, E, A, D.
C. A, C, B, D, F, E. D. B, C, A, F, E, D.
CÂU 54: Nếu F đứng thứ tư thì có bao nhiêu khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây?
I. A có thể đứng cuối.
II. B có thể đứng thứ hai.
III. D có thể đứng thứ tư.

9
IV. E có thể đứng đầu.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 55: Nếu C đứng thứ hai và F đứng thứ tư thì vị trí thứ 5 có thể là ai?
A. E, B, D. B. E, B. C. A, E, B, D. D. B, D.
CÂU 56: Thêm dữ kiện để có duy nhất một cách xếp hàng thoả mãn, có bao nhiêu cách thoả
mãn?
I. F đứng thứ 4 và E đứng thứ 5.
II. F đứng thứ 4 và B đứng thứ 5.
III. B đứng thứ 3 và E đứng thứ 5.
IV. B đứng thứ 2 và F đứng thứ 4.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Sử dụng thông tin sau để giải câu hỏi 57 đến 60
Có 9 bạn A, B, C, D, E, F, G, H, I trong đó A, B, G, I là nữ, còn lại là nam được chia đều
thành 3 nhóm. Cho các dữ kiện sau:
1. Nhóm nào cũng có cả nam và nữ.
2. A và F; B và C không chung nhóm.
3. H nằm ở nhóm 3, D nằm ở nhóm 1.
CÂU 57: Cách xếp nhóm nào sau đây là phù hợp với dữ kiện đề ra?
A. 1(AGI), 2(BCF), 3(DEH). B. 1(ADE), 2(FBG), 3(CIH).
C. 1(AGD), 2(BCF), 3(EIH). D. 1(FDE), 2(ABG), 3(CIH).
CÂU 58: Nếu F nằm ở nhóm 2, A ở nhóm 1, nhóm 2 có nhiều nữ nhất thì có bao nhiêu khẳng
định sai trong các khẳng định dưới đây?
I.B có thể ở nhóm 1.
II.E có thể ở nhóm 2.
III.I có thể ở nhóm 1.
IV.I có thể ở nhóm 3.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 59: Nếu A, C, I lần lượt ở nhóm 1, 2, 3 và số nữ ở nhóm 1 là nhiều nhất thì cần thêm
điều kiện nào để chắc chắn biết nhóm của cả 9 bạn?
A. G và E chung nhóm. B. B nằm ở nhóm thứ 2.
C. E nằm nhóm thứ 2. D. Tất cả đều sai.

10
CÂU 60: Nếu A, I cùng ở nhóm 1 và B ở nhóm 3 thì biết được chắc chắn vị trí nhóm của bao
nhiêu bạn?
A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63:

(Nguồn: Tổng cục thống kê)


CÂU 61: Có bao nhiêu trường hợp mắc bệnh tay chân miệng trong tháng 1 năm 2020?
A. 1.084. B. 1.274. C. 1.586. D. 2.901.
CÂU 62: Trong khoảng từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021 số trường hợp mắc bệnh
Tay chân miệng đã tăng bao nhiêu lần?
A. 2,2715. B. 2,2759. C. 2,2771. D. 2,2788.
CÂU 63: Đâu không phải là biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng trong các biện pháp
nói trên?
A. Ăn chín, uống chin. B. Không tụ tập nơi đông người.
C. Không tiếp xúc gần với người bệnh. D. Rửa tay thường xuyên.

11
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 67:
Dưới đây là biểu đồ của giá xăng E5 RON 92 và RON 95-III từ 28/7/2020 đến 25/2/2021:

(Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)


CÂU 64: Lần tăng giá cao nhất của xăng E5 RON 92 là vào ngày nào?
A. 26/11/2020. B. 11/12/2020. C. 26/01/2021. D. 25/02/2021.
CÂU 65: Tính đến ngày 25/2/2021 giá xăng RON 95-III đã tăng khoảng bao nhiêu phầm
trăm so với giá ngày 28/7/2020?
A. 21,19%. B. 20,78%. C. 19,65%. D. 20,69%.
CÂU 66: Nếu giá xăng E5 RON 92 trong kỳ tới tăng 20%. Thì giá xăng sẽ là bao nhiêu
đồng/lít?
A. 20.4372. B. 21.7008. C. 19.5708. D. 20.724.
CÂU 67: Nếu trong kỳ tới giá xăng E5 RON 92 là 18.363 đồng/lít thì giá xăng RON 95-III sẽ
khoảng bao nhiêu đồng/lít? Biết phần trăm giá xăng tăng của hai loại là bằng nhau.
A. 17.294. B. 19.498. C. 18.263. D. 18.676.

12
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 68 đến 70:
Dưới đây là biểu đồ thanh ngang khảo sát sự ảnh hưởng của Covid-19 đến doanh thu lên từng
lĩnh vực của quý II/2020 so với quý trước ở Việt Nam.

(Nguồn: Tạp chí lao động và xã hội)


CÂU 68: Đâu là lĩnh vực chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất?
A. IT. B. Ngân hàng.
C. Thực phẩm/Đồ uống. D. Bất động sản.
CÂU 69: Đâu là lĩnh vực ít bị ảnh hưởng bởi covid-19 nhất so với các lĩnh vực còn lại?
A. Khoa học y tế. B. Sản xuất.
C. Xây dựng. D. Chuỗi cung ứng.
CÂU 70: Nếu lĩnh vực ngân hàng chịu ảnh hưởng tiêu cực khiến doanh thu so với quý trước
giảm 13,7 tỷ đồng thì doanh thu của lĩnh vực bất động sản so với quý trước giảm khoảng bao
nhiêu tỷ đồng?
A. 37,675. B. 34,25. C. 41,1. D. 28,77.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CÂU 71: Cấu hình electron của ion Br (Z = 35) là -

A. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p
2 2 6 2 6 10 2 6
B. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p .
2 2 6 2 6 10 2 5

C. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p .
2 2 6 2 6 10 2 7
D. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p .
2 2 6 2 6 10 2 4

CÂU 72: Trong số những chất cho dưới đây, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. Axit axetic. B. Axeton. C. Rượu etylic. D. Benzen.
CÂU 73: Trộn lần hai dung dịch có thể tích bằng nhau HCl 0,2M với Ba(OH) 0,2M. Vậy pH 2

của dung dịch thu được bằng

13
A. 1,3. B. 7. C. 13. D. 13,3
CÂU 74: Tiến hành các thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2-3 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%
Bước 2: Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến sôi trong khoảng 1 phút
Cho các nhận định sau:
(a) Ở bước 2 xảy ra hiện tượng đông tụ lòng trắng trứng, phần đông tụ có màu trắng
(b) Ở bước 2, thay vì đun nóng, ta nhỏ vài giọt dung dịch HNO3 đậm đặc vào ống nghiệm thì
lòng trắng trứng không bị đông tụ
(c) Hiện tượng đông tụ cũng xảy ra khi thay dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch thịt
cua (giã thị cua sau. khi đã bỏ mai, cho nước vừa đủ, vắt lấy nước lọc)
(d) Sau khi ăn hải sản không nên ăn trái cây như hồng, nho, lựu„ trong các trái cây này có
chứa nhiều axit tannic, khi gặp protein trong hải sản sẽ tạo nên hiện tượng đông đặc và sinh
ra những chất khó
(e) Hải sản có vỏ không nên dùng chung với những trái cây chứa nhiều vitamin C bởi các loại
hải sản này rất giàu asen, khi gặp vitamin C trong trái cây lập tức biến đổi và gây ra độc tố.
Số nhận định đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4
CÂU 75: Vận tốc cực tiểu của chất điểm dao động điều hòa có giá trị là?
A. 0. B. ��. C. −��. D. −��2 .
CÂU 76: Gọi �1 , �2 lần lượt là chiết suất của không khí và nước đối với tia sáng, khi chiếu
một tia sáng đơn sắc từ nước thì thấy tia sáng ra ngoài không khí. Khẳng định nào sau đây là
đúng?
�1 �1 �2 �2
A. � ≥ �2
. B. � < �2
. C. � ≥ �1
. D. � < �1
.

CÂU 77: Cho một đoạn mạch chứa hai điện trở �1 �à �2 . Mắc hai điện trở nối tiếp và song
song thì có hai giá trị điện trở tương đương lần lượt là ��� �à �∥ (��� > 4�∥ ). Giá trị của hai
điện trở R1 và R2 là?

−��� ± �2�� −4��� �∥


A. �1,2 = 2
. B. �1,2 =− ��� ± �2�� − 4��� �∥ .

��� ± �2�� −4��� �∥


C. �1,2 = ��� ± �2�� − 4��� �∥ . D. �1,2 = .
2

CÂU 78: Trong quá trình đảng áp của chất khí lý tưởng, khi nén chất khí một lượng ∆� thì
chất khí sinh công hay nhận công? Và công này có giá trị là bao nhiêu?
A. Nhận công. � =− �∆�. B. Nhận công. � = �∆�.
C. Sinh công. � =− �∆�. D. Sinh công. � = �∆�.
CÂU 79: Sự bắt và tiêu hóa côn trùng ở cây nắp ấm giống với quá trình
A. Tiêu hóa ở trùng đế giày. B. Tiêu hóa của thuỷ tức.
C. Tiêu hóa ở động vật ăn thực vật. D. Tiêu hóa ở động vật ăn thịt.

14
CÂU 80: Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục)
và chọn kết luận đúng:

A. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra
O.
2

B. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO . 2

C. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra
CO . 2

D. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra
CaCO . 3

CÂU 81: Một cơ thể thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n=14. Một tế bảo sinh dưỡng ở
mô phân sinh của cơ thể này tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần, tạo ra 256 tế bào con.
Số lần nguyên phân từ tế bào ban đầu và số phân tử ADN được tổng hợp mới hoàn toàn từ
nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp là:
A. 8 và 3556. B. 8 và 255. C. 8 và 3570. D. 8 và 254.
CÂU 82: Gen A có 2 alen, gen D có 3 alen, 2 gen này cùng nằm trên một NST. Số loại kiểu
gen dị hợp tử tối đa có thể được tạo ra trong quần thể cây tứ bội là
A. 15. B. 140. C. 120. D. 126.
CÂU 83: Vùng lãnh thổ giàu tài nguyên bậc nhất nước ta là:
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ.
CÂU 84: Nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên là
A. Gió mùa Đông Bắc. B. Gió Lào.
C. Gió mùa Tây Nam. D. Gió Tín phong.
CÂU 85: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư của Đông Nam Á?
A. Đông Nam Á có số dân đông, mật độ dân số cao.
B. Đa phần lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.

15
C. Phân bố dân cư của Đông Nam Á không đều.
D. Tỉ suất gia tăng tự nhiên trước đây khá cao, hiện nay đang có chiều hướng giảm.
CÂU 86: Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam là?
A. Thủy điện. B. Than đá. C. Dầu mỏ, khí đốt. D. Than nâu.
CÂU 87: Công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên vào
năm nào?
A. 1939. B. 1931. C. 1941. D. 1930.
CÂU 88: Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hoá chiến
tranh” là gì?
A. Quy mô toàn cõi Đông Dương.
B. Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.
C. “Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”.
D. Được tiến hành song song với chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
CÂU 89: Một trong những yếu tố giúp Mỹ và Nhật trở thành siêu cường kinh tế thế giới là?
A. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Áp dụng tốt các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất.
C. Chi phí cho quốc phòng thấp.
D. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
CÂU 90: Cơ quan nào trong bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc là cơ quan hành chính – tổ
chức của Liên hợp quốc?
A. Đại hội đồng. B. Toà án Quốc tế. C. Hội đồng Bảo an. D. Ban Thư kí.
Dựa vào thông tin bên dưới để trả lời từ câu 91 đến câu 93
Nhóm halogen gồm các nguyên tố thường gặp là F, Cl, Br, I. Tính phi kim và độ âm điện của
các nguyên tố …(1)… từ F đến I. Các axit tương ứng của các nguyên tố có tính axit …(2)…
theo chiều từ HF đến HI.
Các hợp chất của nhóm halogen có một số độc tính gây ảnh hưởng đến con người. Chẳng hạn
khí clo có màu vàng lục, gây cay mắt, gây rát hệ hô hấp bởi khí clo tiếp xúc với nước trong
hệ hô hấp tạo thành các axit. Iot dạng I khi ở ngoài không khí có hiện tượng …(3)… - đây là
2

hiện tượng chất rắn chuyển hóa thành khí. Khi con người vô tình hít một lượng lớn khí iot
vào hệ hô hấp, iot sẽ kết tinh trong mạch máu và gây vỡ mạch máu cục bộ, gây ra hiện tượng
xuất huyết mũi liên tục.
CÂU 91: Điền vào vị trí (1) và (2)
A. (1) tăng dần; (2) tăng dần. B. (1) tăng dần; (2) giảm dần.
C. (1) giảm dần; (2) giảm dần. D. (1) giảm dần; (2) tăng dần.
CÂU 92: Vị trí (3) ứng với cụm từ
A. Bay hơi. B. Đông tụ. C. Thăng hoa. D. Hóa lỏng.

16
CÂU 93: Khi khí clo vào hệ hô hấp tiếp xúc với nước trong màng mũi, màng hô hấp tạo
thành axit
A. HCl. B. HCl, HClO. C. HClO. D. HClO . 2

Dựa vào thông tin bên dưới để trả lời từ câu 94 đến câu 96
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este
thường có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ
phẩm, thực phẩm...
Để điều chế este của ancol, người ta thường thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ và
ancol thu được este và nước.
Nhưng đối với các este đặc biệt như este của phenol, người ta phải thực hiện phản ứng giữa
anhiđrit axit và phenol, hay este vinyl axetat, người ta thực hiện phản ứng giữa axit axetic và
axetilen...
CÂU 94: Phương trình phản ứng điều chế este nào dưới đây là không đúng?
A. CH COOH + (CH ) CHCH CH OH
3 3 2 2 2 CH COOCH CH CH(CH )
3 2 2 3 2

B. CH COOH + C H OH
3 6CH COOC H + H O
5 3 6 5 2

C. (CH CO) O + C H OH → CH COOC H + CH COOH


3 2 6 5 3 6 5 3

D. CH COOH + CH≡CH → CH COOCH=CH


3 3 2

CÂU 95: Thực hiện phản ứng điều chế este isoamyl axetat theo phương trình phản ứng
CH COOH + (CH ) CHCH CH OH
3 3 2 CH COOCH CH CH(CH ) + H O
2 2 3 2 2 3 2 2

Dùng cách nào dưới đây thì cân bằng phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch?
A. Dùng H SO đặc để hút nước và làm xúc tác.
2 4

B. Tăng nồng độ của este tạo thành bằng cách cho thêm este vào.
C. Tăng nồng độ của axit hoặc ancol.
D. Tăng áp suất của hệ.
CÂU 96: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
+ Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH
40%.
+ Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và
thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
+ Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để
yên hỗn hợp. Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi lên.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi
hỗn hợp.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không
xảy ra.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra
tương tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và
glixerol.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

17
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Laser là một trong những thành tựu lớn nhất của Vật lí hiện đại thế kỉ XXI. Sự ra đời của tia
laser có khởi nguồn từ thuyết lượng tử của nhà vật lí Albert Einstein (1916). Đến năm 1954,
một số nhà bác học người Anh và Mỹ đồng thời sáng chế ra máy phát tia laser ứng dụng vào
thực tiễn đầu tiên trên thế giới.
Laser là nguồn ánh sáng phát ra chùm sáng cường độ lớn dựa trên việc ứng dụng hiện tượng
phát xạ cảm ứng. Laser chỉ là một trong nhiều nguồn sáng nên mỗi photon trong nguồn laser
cũng có lượng tử năng lượng hf. Laser có ứng dụng nhiều trong y học như làm dao mổ trong
phẫu thuật tinh vi như mắt, mạch máu. Ngoài ra, laser còn được sử dụng trong liên lạc vô
tuyến, truyền tin bằng cáp quang, đo khoảng cách, ngắm đường thẳng… Laser còn được sử
dụng trong đầu đọc đĩa CD, bút chỉ bảng và trong các thí nghiệm quang học ở trường phổ
thông.
CÂU 97: Laser không được ứng dụng trong
A. Làm dao mổ trong y học.
B. Xác định tuổi cổ vật trong khảo cổ.
C. Truyền tin bằng cáp quang.
D. Đo các khoảng cách trong trắc địa.
CÂU 98: Cho nguồn phát laser phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45 μm với công suất 1,2
W. Trong mỗi giây, số photon trong chùm sáng phát ra là
A. 4,42.1012 photon. B. 4,42.1018 photon.
C. 2,72.1012 photon. D. 2,72.1018 photon.
CÂU 99: Thực hiện giao thoa đối với ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,40 μm đến 0,75 μm.
Hai khe cách nhau 0,5 mm; màn hứng trên vân giao thoa cách hai khe 1 m. Số vân sáng đơn
sắc trùng nhau tại điểm M cách vân sáng trung tâm 4 mm là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102:
Một máy ra đa quân sự đặt trên mặt đất tại đảo Trường Sa phát ra tín hiệu sóng truyền thẳng
đến đất liền. Tại một điểm M trên đất liền cách đảo Trường Sa 300 hải lí, sóng truyền về
8
hướng Tây. Cho tốc độ lan truyền sóng điện từ trong môi trường không khí là 9c và 1 hải lý =
1852 m.
CÂU 100: Máy ra đa quân sự để xác định các mục tiêu bay là
A. Sóng dài. B. Sóng trung.
C. Sóng ngắn. D. Sóng cực ngắn.
CÂU 101: Thời gian sóng truyền từ đải Trường Sa đến điểm M là

18
A. 1 ms. B. 2 ms. C. 3 ms. D. 4 ms.
CÂU 102: Cường độ điện trường tại M đang có độ lớn cực đại và truyền theo hướng Bắc.
Cảm ứng từ tại M có hướng và độ lớn là
A. Từ trên xuống dưới và cực đại. B. Từ dưới lên trên và cực đại.
C. Từ trên xuống dưới và cực tiểu. D. Từ dưới lên trên và cực tiểu.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105:
Quá trình nhân đôi ADN được diễn ra theo trình tự gồm 3 bước sau:
Bước 1: Phân tử ADN mẹ tháo xoắn:
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ
Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đầu 3’-OH, còn mạch kia có đầu 5’-P.
Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới:
Enzim ADN-pôlimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các
nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. Vì enzim ADN-pôlimeraza chỉ tổng
hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’
Trên mạch khuôn có đầu 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp liên tục theo chiều 5’→ 3’cùng
chiều với chiều tháo xoắn.
Trên mạch khuôn có đầu 5’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn
ngắn gọi là đoạn Okazaki cũng theo chiều 5’→ 3’ ngược chiều với chiều tháo xoắn, sau đó
các đoạn này được nối lại với nhau nhờ enzim nối ADN – ligaza.
Bước 3: Hai phân tử mới được tạo thành Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn (một
mạch được tổng hợp và một mạch cũ của phân tử ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo thành
hai phân tử ADN con.
Kết thúc quá trình nhân đôi: Hai phân tử ADN con được tạo thành có cấu trúc giống hệt nhau
và giống ADN mẹ ban đầu.

19
Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi diễn ra ở nhiều điểm tái bản khác nhau (nhiều đơn vị
tái bản).
Ở sinh vật nhân sơ chỉ chỉ xảy ra tại một điểm (đơn vị tái bản).

(Nguồn: sinhhoc247.com)
CÂU 103: Có bao nhiêu khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây?
1. Enzim ADN-pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
2. ADN – ligaza giúp nối các đoạn gen lại với nhau.
3. Kết thúc quá trình nhân đôi thì hai phân tử ADN con được tạo thành.
4. Enzim ADN-pôlimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các
nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc A – U, G – X.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CÂU 104: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN?
A. Trên mạch khuôn có đầu 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các
đoạn ngắn gọi là đoạn Okazaki.
B. Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch tháo xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử
ADN con.
C. Hai phân tử ADN con được tạo thành có cấu trúc giống nhau sau quá trình nhân đôi.
D. Enzim ADN-pôlimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với
các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn tự do.
CÂU 105: Gen là gì?
A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi protein.
B. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit
hay một phân tử ARN.
C. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit

20
hay
một số phân tử ARN.
D.Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một số loại chuỗi
protein hay một số loại phân tử ARN.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108:
Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh: Thực trạng đáng báo động
Khoảng một thập kỷ trở lại đây vấn đề kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đã được thông
báo nhiều và dày đặc hơn trên các tạp chí chuyên ngành vi sinh, truyền nhiễm. Khác với
trước đó, đa phần các bác sỹ rất coi nhẹ đến cụm từ “Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh” bởi
vì lúc đó các kháng sinh được kê theo kinh nghiệm có vẻ vẫn có tác dụng tốt trên hầu hết các
chủng vi khuẩn gây bệnh. Thực trạng kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu, đặc biệt là ở
các nước đang phát triển với các bệnh truyền nhiễm còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật
như: nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và
nhiễm khuẩn bệnh viện… đang là gánh nặng thực sự vì sự gia tăng chi phí do phải bắt buộc
thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới đắt tiền. Việc kiểm soát các loại bệnh
này đã và đang chịu sự tác động bất lợi của sự phát triển và lan truyền tình trạng kháng kháng
sinh của vi khuẩn. Xu hướng kháng lại các thuốc kháng sinh thường dùng, làm cho thuốc đó
không còn tác dụng trên lâm sàng, không còn tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Khi đó
thuốc kháng sinh đang dùng điều trị cho người bệnh không tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh.
Ngay cả khi chúng ta sử dụng kháng sinh với
nồng độ cao, thời gian kéo dài. Việc kháng
thuốc kháng sinh là một mối hiểm họa to lớn
bởi lẽ vi khuẩn gây bệnh sẽ thoải mái lộng
hành, phát triển mà không còn sợ hãi trước
các vũ khí của con người. Những vi khuẩn
kháng thuốc sẽ nhân lên nhanh chóng, lây lan,
gây bệnh trước sự bất lực của các bác sỹ.
Theo báo cáo của trung tâm phòng chống
bệnh tật Châu Âu (ECDC), hằng năm ở Châu
Âu có trên 25.000 bệnh nhân chết vì nhiễm
phải vi khuẩn đa kháng thuốc. Các vi khuẩn kháng thuốc như MRSA, vi khuẩn tiết ESBL…
tăng lên rõ rệt hằng năm. Cũng theo ECDC, vi khuẩn tiết ESBL đã tăng 6 lần trong vòng 4
năm từ 2005 đến 2009.
Gần đây, đã có sự lây lan một cách nhanh chóng của các vi khuẩn Gram âm mang gen kháng
kháng sinh mới: gen New Delhi Metallo Beta lactamase 1 (NDM-1) kháng lại được nhóm
kháng sinh mạnh nhất hiện nay và là lựa chọn cuối cùng mà con người đang có khi xuất hiện
vi khuẩn đa kháng thuốc đó là nhóm carbapenem. Lúc đầu các chủng vi khuẩn có gen NDM-
1 chỉ có ở Ấn Độ, nhưng đến này người ta đã phát hiện được ở nhiều nước trên thế giới như
Anh, Mỹ, Nhật Bản… Tại Việt Nam cũng đã phát hiện được một số vi khuẩn đường ruột có
mang gen NDM-1.

21
Các vi khuẩn thường gặp trong bệnh viện ở Việt Nam theo báo cáo của ASTS (Chương trình
theo dõi kháng kháng sinh) của nước ta năm 2006 bao gồm các vi khuẩn: E. coli, trực khuẩn
mủ xanh, Klebsiella, A. baumannii, tụ cầu vàng. Tại các bệnh viện lớn như Bạch mai, Chợ
Rẫy, Bệnh viện TWQĐ 108, Bệnh viện TW Huế… các vi khuẩn nêu trên có tỷ lệ kháng rất
cao với các kháng sinh thường dùng, cụ thể là với E. coli các kháng sinh hay sử dụng để điều
trị là gentamicin và cefotaxim đã bị kháng lần lượt là 51% và 50,3%. Tụ cầu vàng kháng
methiciline là 41,7%, đây chính là các chủng MRSA (2010).
Đặc biệt với Acinetobacter baumannii, một căn nguyên nhiễn trùng bệnh viện hàng đầu hiện
nay thì tỷ lệ kháng kháng sinh đã ở mức báo động đỏ cụ thể là với hơn 3000 chủng A.
baumannii phân lập được tại 7 bệnh viện lớn, đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam Việt
Nam. Kết quả cho thấy vi khuẩn này đã có tỷ lệ kháng cao với hầu hết các kháng sinh thông
thường dùng trong bệnh viện (tỷ lệ kháng trên 70% ở 13 trên tổng số 15 loại kháng sinh được
thử nghiệm). Trong đó tỷ lệ kháng với nhóm carbapenem với 2 đại diện imipenem và
meropenem lần lượt là: 76,5% và 81,3%. Nhóm cephalosporin kháng trên 80%, trong đó
kháng 83,9% với cefepim, 86,7% với ceftazidin, 88% với cefotaxim, 93,1% với ceftriaxone
(2013).
Thuốc kháng sinh được coi là một giải pháp cho loài người trong điều trị các bệnh do nhiễm
vi khuẩn. Nhờ có thuốc kháng sinh mà chúng ta có thể kiểm soát được nhiều dịch bệnh. Tuy
nhiên, hiện nay con người đang sử dụng kháng sinh chưa thật hợp lý, chính điều này đang
dẫn nhanh tới tình trang kháng thuốc của vi khuẩn.
Nguồn: Bệnh Viện quân đội 108, benhvien108.vn
CÂU 106: Trong vòng 4 năm trên toàn cầu từ 2005 đến 2009, vi khuẩn tiết ESBL đã tăng bao
nhiêu lần?
A. 6. B. Không đủ dữ liệu để kết luận.
C. 5. D. 4.
CÂU 107: Với E. coli các kháng sinh hay sử dụng để điều trị là cefotaxim và gentamicin đã
bị kháng lần lượt là bao nhiêu?
A. 51%, 50,3%. B. 50,3%, 51%. C. 50%, 51,3%. D. 51,3%, 50%.
CÂU 108: Có bao nhiêu khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây?
I. Tỷ lệ kháng với nhóm carbapenem của Klebsiella với 2 đại diện imipenem và meropenem
lần lượt là: 76,5% và 81,3%.
II. Tụ cầu vàng kháng methiciline là 41,7%.
III.Việc kháng thuốc kháng sinh là một mối hiểm họa to lớn bởi lẽ vi khuẩn gây bệnh sẽ thoải
mái lộng hành, phát triển mà không còn sợ hãi trước các vũ khí của con người.
IV.Tại Việt Nam cũng đã phát hiện được một số vi khuẩn kí sinh trong gan có mang gen
NDM-1.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111:

22
Tái tạo rạn san hô ở vịnh Nha Trang
Nạn khai thác san hô trái phép, đánh bắt hải sản những năm trước đây đã làm cho số lượng và
diện tích rạn san hô tại Vịnh Nha Trang bị thu hẹp. Bởi thế, các nhà khoa học đã tiến hành thả
rạn nhân tạo nhằm phục hồi đa dạng sinh học nơi đây.
Sau 4 năm thả rạn, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa đã
tiến hành theo dõi, đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác sự phát triển nguồn lợi thủy sản tại
khu rạn nhân tạo vịnh Nha Trang.

Nhóm nghiên cứu ghi nhận ở khu vực rạn nhân tạo hiện có 91 loài cá, trong đó họ cá sơn,
bàng chài, thia, lượng, phèn và cá bướm chiếm đa số. Mật độ trung bình cá phân bố tại các
cụm rạn có xu hướng tăng theo thời gian, cụ thể, tháng 6/2017 có 1.626 cá thể/cụm, đến
tháng 8/2018 tăng lên 1.713 cá thể/cụm. Nhóm cá có kích thước nhỏ dưới 10cm chiếm tỷ lệ
trung bình 87,6%; nhóm cá có kích thước 10 - 20 cm chiếm 10,1%; nhóm cá có kích thước
trên 20cm chỉ chiếm 2,2%. Đặc biệt, nhóm cá kích thước trên 20 cm, có sự xuất hiện của một
số loài có giá trị thực phẩm như cá hồng chấm đen, cá mú, cá kẽm hoa…
Mật độ cá phân bố có sự khác nhau giữa không gian trong khu vực rạn và xung quanh rạn.
Ngoài ra, còn có 16 loài sinh vật đáy cỡ lớn, gồm: ốc vôi, ốc gai, cầu gai đen, tôm hùm, sò
quạt, san hô mềm… So với kết quả khảo sát cách đây khoảng 3 năm, thành phần loài cá tại
khu vực rạn không thay đổi, nhưng mật độ cá tăng, sinh vật đáy trù phú hơn, phát hiện thêm
san hô mềm và các sinh vật đáy khác bám tại khu vực rạn. Điều đó cho thấy, rạn nhân tạo
thích hợp cho một số loài đến cư ngụ. Tuy vậy, cá phân bố tại khu vực rạn chủ yếu cá cỡ nhỏ,
các loài cá có giá trị thực phẩm chiếm tỷ lệ thấp, các sinh vật đáy có giá trị kinh tế xuất hiện
thưa thớt.
Ngoài ra, khu vực rạn nhân tạo có tiềm năng khai thác du lịch theo hướng sinh thái, đồng thời
có thể sử dụng mô hình rạn như mô hình mẫu phục vụ công tác tham quan học tập hay nâng
cao hiệu quả tuyên truyền về vai trò của rạn nhân tạo trong phục hồi nguồn lợi. Chính vì vậy,
hướng quản lý, khai thác tại rạn được đề xuất trong thời gian tới là đơn vị được giao quyền sử
dụng rạn sẽ phối hợp cùng doanh nghiệp du lịch tái thiết lập mô hình quản lý nhằm phục vụ
công tác bảo vệ kết hợp liên kết khai thác du lịch tại rạn; đồng thời triển khai các hoạt động
nâng cao nhận thức cộng đồng và các hoạt động bảo vệ, phục hồi nguồn lợi. Thời gian qua,

23
Ban Quản lý vịnh Nha Trang đã lắp đặt phao khoanh vùng bảo vệ rạn nhân tạo, tổ chức lặn
khảo sát đánh giá khu vực rạn theo định kỳ 3 tháng/lần.
(Nguồn: http://monre.gov.vn.)
CÂU 109: Điều nào sau đây đúng khi nói về rạn san hô nhân tạo được thả ở vịnh Nha Trang:
Rạn san hô nhân tạo:
A. Được thả nhằm tạo quần thể san hô mới ở vịnh nha trang.
B. Là nơi tập trung nhiều loài cá lớn, có giá trị thực phẩm.
C. Dần trở thành nơi sinh cư của nhiều loài sinh vật đáy và san hô mềm.
D. Hiện tại so với 3 năm trước đã có thêm nhiều loài cá mới đến cư trú.
CÂU 110: Loài cá nằm trong nhóm những loài cá có kích thước lớn nhất và có giá trị thực
phẩm được đề cập trong bài viết là?
A. Cá bướm. B. Cá đuối. C. Cá mú. D. Cá sơn đỏ.
CÂU 111: Điều không đúng khi nói về lợi ích của việc thả rạn san hô nhân tạo:
Rạn san hô nhân tạo:
A. Có tiềm năng khai thác du lịch sinh thái.
B. Được sử dụng như mô hình mẫu phục vụ cho công tác học tập và tuyên truyền về lợi
ích của rạn san hô nhân tạo.
C. Phục hồi đa dạng sinh học.
D. Giúp tăng giá trị kinh tế của các loài cá trong khu vực rạn.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114:
TỔNG QUAN CÁC LƯU VỰC SÔNG CỦA MIỀN BẮC, MIỀN TRUNG, TÂY
NGUYÊN VIỆT NAM
Miền Bắc (Vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng) Địa hình miền Bắc được
chia làm 2 khu vực với hướng núi khác nhau. Với đặc điểm địa hình chi phối, các lưu vực
sông (LVS) ở miền Bắc có bề mặt thấp dần, có hình nan quạt, chảy theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam, được thể hiện thông qua hướng chảy của các dòng sông lớn. Miền Bắc có khí hậu
nhiệt đới gió mùa biến tính với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Trong đó, mùa hè (tháng
4-9) có mưa nhiều và nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 8. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 2 năm sau với khí hậu lạnh và hanh khô. Các yếu tố khí hậu chi phối đến chế độ thủy
văn các sông miền Bắc, mùa mưa đến sớm làm cho lượng nước trong mùa mưa khá dồi dào,
thời gian lũ kéo dài do khả năng thoát lũ chậm (do các sông có hình nan quạt, chảy tập trung
vào một số dòng chính dẫn đến nước sông bị dồn ứ làm nước lũ lên nhanh, xuống chậm). Các
LVS miền Bắc còn có một đặc điểm khác biệt so với các LVS khác, đó là hệ thống đê điều ở
hai bên bờ sông. Do vậy, dòng chảy của các sông thường chảy tập trung trong một phạm vi
nhất định giữa hai bờ đê bao. Miền Trung (Vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung)
Địa hình miền Trung có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông; có mật độ sông suối dày đặc,
phân cắt thành nhiều LVS nhỏ như: Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Gianh, Thạch Hãn, Hương,

24
Trà Khúc, Kone và Thanh. Sông ở miền Trung thường có lòng sông hẹp, độ dốc lớn, diện
tích lưu vực nhỏ. Dòng chảy thường tập trung nhanh, lưu lượng lớn nên vào mùa mưa lũ
thường gây ngập lụt ở vùng hạ lưu (các khu vực đồng bằng thấp phía Đông) làm thiệt hại đến
đời sống của người dân khu vực và ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH của các địa phương.
Khu vực Tây Nguyên
Địa hình của lưu vực khá phức tạp với những cao nguyên xen kẽ núi cao, núi trung bình và
hướng dốc chính thấp dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam ở phía Bắc và hướng Đông Nam
- Tây Bắc ở phía Nam. Phần lớn các dòng sông của Tây Nguyên chảy theo hướng Đông sang
Tây (chảy từ Việt Nam sang Lào).

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2018 chuyên đề: Môi trường nước &
Các lưu vực sông)
CÂU 112: Ở khu vực nào các dòng sông phần lớn chảy theo hướng từ Đông sang Tây?
A. Tây Bắc. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ.
CÂU 113: Điều nào sau đây đúng khi nói về nguyên nhân thời gian lũ kéo dài ở miền Bắc?
A. Do sông ở miền Bắc thường có lòng sông hẹp, độ dốc lớn.
B. Do các sông có hình nan quạt, chảy vào một số dòng chính gây dồn ứ nước sông.
C. Do địa hình miền Bắc chia làm 2 khu vực với 2 hướng núi khác nhau.
D. Do hệ thống đê điều ở hai bên bờ sông.
CÂU 114: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Tranh thuộc lưu vực hệ
thống sông nào?
A. Sông Mã. B. Sông Thu Bồn. C. Sông Gianh. D. Sông Cả.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:

25
HỆ THỐNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH
Trong sự tác động của các vấn đề mang tính toàn cầu, trước nhu cầu cần phải đối mặt với kẻ
thù chung là chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới, các nước tư bản đế quốc khôn khéo
tạo lập sức mạnh hệ thống, giúp Mỹ duy trì một cực trong trật tự thế giới thời kỳ Chiến tranh
lạnh. Với ưu thế áp đảo về tiềm lực kinh tế, quân sự, đế quốc Mỹ xây dựng học thuyết
Truman (5-1947) với nội dung chống cộng, bài Xô và kế hoạch Mácsan (11-1947) giúp Tây
Âu khôi phục sau chiến tranh. Sức mạnh của hệ thống Chủ nghĩa tư bản (CNTB) được củng
cố trên cơ sở mối quan hệ liên minh, liên kết, phối hợp hành động giữa Mỹ và các cường
quốc tư bản khác trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao...
Về mặt chính trị - quân sự, các cường quốc tư bản đế quốc cấu kết với nhau trong chiến lược
toàn cầu phản cách mạng. Tháng 4/1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra
đời với vai trò lãnh đạo của Mỹ và vai trò chủ đạo thuộc về các lực lượng vũ trang Mỹ.

Về mặt kinh tế, CNTB tăng cường sức mạnh hệ thống thông qua sự phối hợp điều tiết vĩ mô
ở phạm vi quốc tế giữa các nhà tư bản và các tập đoàn tư bản độc quyền đối với hệ thống tài
chính - tiền tệ quốc tế, thúc đẩy liên kết kinh tế quốc tế, tổ chức các hội nghị thượng đỉnh G7
hàng năm....
Về ngoại giao, chủ nghĩa tư bản kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa Đại Tây Dương với chủ nghĩa
Châu Âu, gắn Bắc Mỹ với Tây Âu thành một khối chống lại chủ nghĩa xã hội trong đường lối
đối đầu Đông – Tây.
Những kết quả đạt được trong việc tạo lập sức mạnh hệ thống không hề che lấp được bản
chất không thể thống nhất của chủ nghĩa tư bản. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Đờ Gôn thập kỷ
60 đã bùng nổ mâu thuẫn Pháp - Mỹ và hình thành các trục quan hệ Pháp - Đức, Mỹ - Anh
ngay trong nội bộ các cường quốc tư bản. Cũng từ đó, hình thành trong lòng chủ nghĩa tư bản

26
hiện đại 3 trung tâm Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản cạnh tranh gay gắt với nhau trên mọi lĩnh vực
kinh tế, thương mại, tài chính, bản quyền, thị trường... Ý đồ chiến lược không che giấu của
Tây Âu và Nhật Bản là đòi chia quyền lực quốc tế với Mỹ. Đây là các nhân tố làm cho cơ chế
vận động của trật tự thế giới hai cực Xô - Mỹ trở nên ngày càng đa dạng và phức tạp hơn.
Nguồn:https://kmacle.duytan.edu.vn/.
CÂU 115: Sự hình thành các liên minh NATO ở châu Âu, CENTO ở Trung Cận Đông, tổ
chức Hiệp ước Vacsava ở Đông Âu... trong những thập niên sau Chiến tranh thế giới thứ II
phản ánh điều gì?
A. Liên kết khu vực đang là một xu thế của thế giới.
B. Nỗ lực của các quốc gia để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới.
C. Sự đối đầu quyết liệt giữa hai cực trong trật tự Ianta.
D. Chiến lược toàn cầu, xác lập vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ đã thất bại.
CÂU 116: Các phương diện chính trị - quân sự, kinh tế, ngoại giao,… được tăng cường sức
mạnh nhằm mục đích sâu xa nào?
A. Giúp Tây Âu khôi phục sau chiến tranh.
B. Giúp Mỹ duy trì một cực trong thời kì chiến tranh lạnh.
C. Đối trọng với Liên Xô.
D. Đẩy lùi hệ thống Xã hội chủ nghĩa và cách mạng thế giới.
CÂU 117: Thực chất mối quan hệ giữa các cường quốc tư bản từ năm 60 trở đi trong chiến
tranh lạnh là gì?
A. Có nhiều mâu thuẫn, chia ra nhiều phe cánh.
B. Đồng lòng đưa Mỹ trở thành siêu cường quốc, hướng tới tham vọng một cực trong trật
tự thế giới.
C. Mỗi nước tự hoạt động độc lập, không gây hấn, không giúp đỡ lẫn nhau.
D. Các nước gây chiến lẫn nhau, mâu thuẫn sâu sắc.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:
Sau ba năm theo đuổi chiến tranh, tới cuối năm 1916 và đầu năm 1917 nước Nga đã lâm vào
một tình trạng khủng hoảng kinh tế và xã hội - chính trị trầm trọng. Chiến tranh càng kéo dài
càng phơi bày rõ mọi sự lạc hậu về kinh tế và quân sự của đất nước, càng làm gay gắt mọi
mâu thuẫn trong xã hội.
Chiến tranh đã tàn phá nặng nề và nhiều thảm họa đối với các tầng lớp nhân dân. Đã có tới
1,5 triệu người chết và 4 - 5 triệu người bị thương.
Nền kinh tế quốc dân kiệt quệ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình đốn. Vận tải đường
sắt không còn đủ sức chuyên chở hành khách và hàng hóa. Nạn thất nghiệp tăng nhanh. Ở các
thành phố lớn, việc cung cấp bánh mì, đường sữa ngày càng thất thường. Nạn đói đã xảy ra
trầm trọng ở nhiều vùng nông thôn. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đã tăng

27
lên mạnh mẽ.
Chế độ Nga hoàng khủng hoảng trầm trọng, nội bộ giai cấp thống trị ngày càng rạn nứt và
mâu thuẫn sâu sắc với nhau. Chính phủ Nga hoàng quyết định giải tán viện Duma quốc gia,
chuyển chính quyền sang tay bọn độc tài quân sự. Chúng bắt đầu đàm phán bí mật và âm
mưu kí hòa ước riêng rẽ với Đức để có thể rảnh tay đối phó với phong trào cách mạng, củng
cố nền thống trị của chúng. Giai cấp tư sản Nga chống lại việc kí hòa ước đó, bởi nhờ chiến
tranh mà họ đã phát tài lớn và thực hiện những tham vọng đế quốc chủ nghĩa. Họ chủ trương
theo đuổi cuộc chiến đến cùng. Trước âm mưu của chính phủ Nga hoàng muốn kí hòa ước
riêng rẽ với Đức, giai cấp tư sản dự định tiến hành ''một cuộc đảo chính cung đình'' lật đổ
Nga hoàng Nicolai II Rôma Nốp, bắt y trao ngai vàng cho đứa con trai còn nhỏ tuổi, và đưa
quận công Mikhain Rômanốp - em trai Nga hoàng, một phần tử tư sản không thân Đức - lên
làm phụ chính nắm chính quyền.
Các nước đế quốc Anh, Pháp…đã hoàn toàn ủng hộ giai cấp tư sản Nga. Chế độ Nga hoàng
bị cô lập sâu sắc. Nước Nga đã tiến sát tới cuộc cách mạng, Lênin cho rằng: ''Nội dung xã hội
của cuộc cách mạng sắp nổ ra ở nước Nga chỉ có thể là nền chuyên chính dân chủ cách mạng
của giai cấp vô sản và nông dân. Cách mạng không thể thắng lợi ở nước Nga, nếu không lật
đổ chế độ quân chủ và bọn địa chủ phong kiến. Song giai cấp vô sản không thể lật đổ chúng
nếu không được nông dân giúp đỡ”. Trong điều kiện lịch sử mới, khác với cuộc Cách mạng
1905 - 1907, Lênin đã chỉ ra: cuộc cách mạng dân chủ tư sản sắp tới ở Nga có nhiều khả năng
thuận lợi và ''hết sức gần'' để chuyển sang cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Nguồn: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn
CÂU 118: Đâu là thể chế chính trị của nước Nga sau cuộc Cách mạng 1905 -1907?
A. Dân chủ tư sản. B. Dân chủ cộng hòa.
C. Quân chủ lập hiến. D. Quân chủ chuyên chế.
CÂU 119: Ý nào trong bài không chứng minh được việc “Chế độ Nga hoàng bị cô lập sâu
sắc”?
A. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đã tăng lên mạnh mẽ.
B. Giai cấp tư sản Nga chống lại việc Nga hoàng kí hòa ước riêng rẽ với Đức.
C. Các nước đế quốc Anh, Pháp…đã hoàn toàn ủng hộ giai cấp tư sản Nga.
D. Nội bộ giai cấp thống trị ngày càng rạn nứt và mâu thuẫn sâu sắc với nhau.
CÂU 120: Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ đặt ra cho cuộc Cách mạng tháng Hai năm
1917 ở Nga?
A. Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga.
B. Lật đổ chế độ Nga hoàng do Nicolai II đứng đầu.
C. Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động.

28
29

You might also like