You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 8 GIỮA KỲ II

I. Trắc nghiệm khách quan :


Câu 1. Khi tấn công Đà Nẵng 1858, Pháp thực hiện kế hoạch
A. “đánh nhanh thắng nhanh”.
B. chiếm Đà Nẵng, kéo quân vào Gia Định.
C. buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.
D. chiếm Đà Nẵng không chế cả miền Trung.
Câu 2. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở
A. ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.
B. ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
C. ba tỉnh miền Đông Nam Kì với đảo Phú Quốc.
D. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì với đảo Côn Đảo
Câu 3Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, ba cửa biển triều đình Huế đồng ý mở cho Pháp vào buôn
bán là
A. Đà Nẵng, Thuận An, Quy Nhơn. B. Đà Nẵng, Thuận An, Quảng Yên.
C. Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.D. Đà Nẵng, Ba Lạt, Cửa Việt.
Câu 4. Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam là
A. nhu cầu về thị trường và thuộc địa.
B. chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn.
C. chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.
D. nhà Nguyễn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
Câu 5: Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình vì Việt Nam là vì
A. có vị trí chiến lược ở khu vực Nam Á.
B. có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên và thị trường rộng lớn.
C. giàu tài nguyên khoáng sản, nhất là kim cương.
D. chế độ quân chủ lập hiến đã suy yếu.
Câu 6: Nửa đầu thế kỉ XIX, Việt Nam vẫn là một quốc gia
A. thuộc địa, nửa phong kiến.
B. phong kiến, nửa thuộc địa.
C. độc lập, có chủ quyền.
D. độc lập, nằm trong liên bang Đông Dương thuộc Pháp
Câu 7: Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mời hết người Nam đánh
Tây” là của
A. Trương Định.   B. Trương Quyền.
C. Nguyễn Trung Trực.   D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 8: Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh
Nam Kì là đất thuộc Pháp?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.                    
B. Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Hác-măng.                             
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Câu 9: Hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam từ một quốc gia độc lập biến thành một nước
thuộc địa nửa phong kiến?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
C. Hiệp ước Giáp Tuất. D. Hiệp ước Liên minh
Câu 10: Tại sao trong trận chiến ở thành Hà Nội 1873, quân triều đình dù đông nhưng vẫn bị
quân Pháp đánh bại?
A. Nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến.
B. Nhà Nguyễn không còn tướng tài.
C. Quân triều đình vũ khí thô sơ, tổ chức kém.
D. Không có sự ủng hộ của quý tộc nhà Nguyễn
Câu 11: Khu vực nào thuộc quyền cai quản của triều đình Nguyễn theo hiệp ước Hác-măng
(1883)?
A. Bắc Kì B. Trung Kì
C. Nam Kì D. Thuận Quảng
Câu 12: Theo hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874 triều đình Huế đã:
A. Chính thức thừa nhận Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
B. Chính thức thừa nhận Pháp 6 tỉnh miền Đông Nam Kì.
C. Chính thức thừa nhận bảo hộ Pháp trên toàn đất nước.
D. Chính thức thừa nhận Pháp 3 tỉnh miền Bắc Kì.A. Lý Anh Tông
Câu 13:Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai vào thời gian nào?
A. Năm 1880 B. Năm 1881 C. Năm 1882 D. Năm 1883
Câu 14: Hiệp ước nào đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong
kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?   
A. Hiệp ước Nhâm Tuất C. Hiệp ước Hác - măng
B. Hiệp ước Giáp Tuất D. Hiệp ước Pa – tơ - nốt.
Câu 15:Đánh Hà Nội lần thứ hai, thực dân Pháp có được kết quả
A. Hoàng Diệu nộp khí giới trao thành cho giặc.
B. Thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tuẫn tiết.
C. Quân ta chống trả quyết liệt.
D. Thành Hà Nội bị bao vây.
Câu 16:Trước sự thất thủ thành Hà Nội lần thứ hai, triều Huế có thái độ như thế nào?
A. Cho quân tiếp viện C. Cầu cứu nhà Thanh, thương thuyết với Pháp.
B. Cầu cứu nhà Thanh D. Thương thuyết với Pháp
Câu 17:Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?
A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.
C. Triều đình trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.
Câu 18.Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quấn ra Bắc lần thứ nhất
năm 1873
A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862.
B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.
C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy – Puy.
D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.
.Câu 19. Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứ nhất vào thời gian
nào?
A. Sáng 20 – 11 – 1873 C. Sáng 22 – 11 – 1873
B. Sáng 21 – 11 – 1873 D. Sáng 23 – 11 – 1873
Câu 20. Nguyên nhân cơ bản nhất nào sau đây biến nước ta trở thành thuộc địa của Pháp?
A. Nhân dân ta không kiên quyết chống Pháp .
B. Vũ khí của nhân dân còn thô sơ.
C. Chính sách bảo thủ của triều đình Huế.
D. Lực lượng của Pháp đông.
Câu 21: Mở đầu cuộc xâm lược nước ta, sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà

A. vũ khí của quân ta mạnh hơn quân Pháp.
B. Pháp không liên kết với quân Tây Ban Nha.
C. quân ta anh dũng chiến đấu dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương.
D. Pháp thực hiện âm mưu đánh chắc, tiến chắc.
Câu 22:Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?
A. Việt nam có vị trí địa ý thuận lợi.
B. Việt Nam có vị trí quan trộng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.
C.  Việt Nam là một thị trường rộng lớn.
D. Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đã suy yếu.
Câu 23: Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?
A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.
B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hội.
C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.
D. Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần.
Câu 24:Sau hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình đã có hành động gì?
A. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kỳ.
B. Lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến.
C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng.
D. Hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân.
Câu 25:Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây?
A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng.
   B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch khong đánh.
   C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắt, bị giết.
   D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế
Câu 26: Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng quân Pháp đã kéo tới
A. thành Gia Định.
B. kinh thành Huế.
C. thành Thăng Long.    
D. Bình Định.
Câu 27:Nửa đầu thế kỉ XIX, Việt Nam vẫn là một quốc gia
. thuộc địa, nửa phong kiến.
B. phong kiến, nửa thuộc địa.
C. độc lập, có chủ quyền.
D. độc lập, nằm trong liên bang Đông Dương thuộc Pháp.
Câu 28:Ý nào không phải lí do mà Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công
nước ta?
A. Đà Nẵng gần kinh đô Huế - đầu não của Việt Nam.
B. Đà Nẵng có cảng nước sâu thuận tiện cho việc tấn công.
C. Chiếm Đà Nẵng để uy hiếp triều đình Huế.
D. Đà Nẵng là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam
Câu 29:Kết quả của cuộc tấn công Đà Nẵng của Pháp là
A. Pháp chiếm được Đà Nẵng.
B. Thực dân Pháp phải rút quân về nước.
C. Pháp bị giam chân tại Sơn Trà trong 5 tháng.
D. Triều đình và Pháp giảng hoà.
Câu 30:Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước
A. Giáp Tuất.
B. Nhâm Tuất.
C. Hác-măng.
D. Pa-tơ-nốt.
Câu 31: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã tác động như thế nào đến kế hoạch
xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
A. Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp
B. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta
C. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp
D. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta
Câu 32: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà nguyễn chấp nhận kí Hiệp ước Nhâm Tuất
1862?
A. Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân
B. Sai lầm trong nhận thức của kẻ thù
C. Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài
D. Phái chủ hòa chiếm ưu thế trong triều đình
Câu 33: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc được diễn ra vào thời gian nào?
A. 1873-1884
B. 1872-1884
C. 1873-1885
D. 1873-1887
Câu 34: Trong cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ 1873-1874 chiến
thắng nào là tiêu biểu nhất ?
A. Nam Định
B. Sơn Tây
C. Cầu Giấy
D. Cửa ô Thanh Hà
II.Tự luận
Câu 1. Những nguyên nhân nào khiến thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Vì sao thưc dân
Pháp lại xâm lược Bắc Kỳ?
* Gợi ý
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông
để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu để phục vụ cho nền kinh tế đang phát triển.
- Các nước phương tây đang trong giai đoạn phát triển từ CNTB lên CNĐQ.
- Việt Nam lại là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến ở Việt Nam lại đang ở vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu.
* Thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì
- Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa.
-Thực dân pháp muốn vơ vét các nguồn tài nguyên ở Bắc kỳ để phục vụ cho nền kinh tế đang trên
đà phát triển của minh đặc biêt là nguồn tài nguyên thanh đá.
- Muốn án ngữ biên giới phía Nam Trung Quốc để dễ bề xâm lươc trung quốc.
-Muốn biến Bắc Kỳ làm bàn đạp để đánh chiếm cam pu chia và 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
Câu 2: Nộidung của Hiệp ước Hác -Măng bao gồm những điều khoản nào? Hãy tìm điểm
khác nhau giữa Hiệp ước Hác - Măng và Hiệp ước Pa - tơ - nốt?
* Những điều khoản chính trong nội dung của Hiệp ước Hác – măng:
- Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận
ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
- Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất
Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. Khâm sứ Pháp ở các
tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc vủa quan lại triều đình, nắm các quyền trị an
và nội vụ.
- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế
phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
* Điểm khác nhau giữa Hiệp ước Hác - Măng và Pa - tơ - nốt: Chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới
khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.
Câu 3: Nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862?
Hiệp ước đã vi phạm điều gì? Nêu nội dung của bản Hiệp ước đó?
* Gợi ý
*. Nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862
- Nhà Nguyễn nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ đồng thời để rảnh tay ở
phía Nam đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
* Hiệp ước đã vi phạm chủ quyền dân tộc: cắt đất cho Pháp.
* Nội dung của bản Hiệp ước Nhâm Tuất 1862
- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Định
Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở ba của biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn
bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trướ đây; bồi
thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lượng bạc; Pháp sẽ trả “trả lại” thành Vĩnh
Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến…
Câu 4: Trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân Nam Kỳ? Nhận xét của em về phong trào
đó? Em có nhận xét gì về phong trào đó (hoàn cảnh, số lượng, quy mô, kết quả)?
Gợi ý:
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế. Tháng 6-1867, quân Pháp chiếm luôn các tỉnh miền Tây Nam

- Nhân dân Nam Kì nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi. Nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập; Đồng Tháp
Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên với các lãnh tụ nổi tiếng:
Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân. Các Nho sĩ dùng thơ văn
chống Pháp như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Hồ Huân Nghiệp…trong đó có câu nói nổi tiếng của
Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánhTây”
* Nhận xét:
- Hoàn cảnh: Cuộc kháng chiến ngày càng khó khăn vì thái độ bạc nhược của triều đình câu kết với giặc
để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân và triều đình nhà Nguyễn
- Số lượng người tham gia: Đông đảo, nhiều tầng lớp nhân dân đặc biệt là nông dân
- Quy mô: Rộng khắp 6 tỉnh Nam Kỳ
- Kết quả: Thất bại
Câu 5: Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì. Vì sao triều đình Huế lại ký Hiệp ước
Giáp Tuất 1874. Nêu nhận xét về Hiệp ước 1874 so với hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862?
- Sau khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Ki, thực dân Pháp xây dựng bộ máy cai trị ; đẩy mạnh
chính sách bóc lột về kinh tế, tô thuế, cướp đoạt ruộng đất, vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào
tạo tay sai, xuất bản báo chí tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.
- Trong khi đó tình hình nhà Huế ngày càng khó khăn. Các ngành kinh tế nông nghiệp, cpong nghiệp sa
sút; tài chính thiếu hụt; binh lực suy yếu; đời sống nhân dân cơ cực. khởi nghĩa nông dân nổ ra và bị đàn
đáp dữ dội. Triều đình vẫn muốn thương lượng để chia sẻ quyền thống trị với Pháp.
* Triều đình Huế lại ký Hiệp ước Giáp Tuất 1874. Nêu nhận xét về Hiệp ước 1874 so với hiệp ước
Nhâm Tuất năm 1862
- Hiệp ước 1874 xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ triều đình Huế. Đây là một
sự tính toán thiếu cẩn trọng khiến triều đình Huế bị trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn.
Chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện những âm mưu xâm lược
tiếp theo
- So với Hiệp ước năm 1862, thì Hiệp ước năm 1874 khiến nước ta mất thêm ba tỉnh Nam Kỳ mất thêm
một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại.

You might also like