You are on page 1of 8

HIỆP ƯỚC NHÂM TUẤT 1862

*Bối cảnh lịch sử:

- Năm 1858, Pháp đã nổ súng tấn công vào xâm lược nước ta, khi thực hiện chiến
dịch đánh nhanh thắng nhanh tại Đà Nẵng chúng đã thất bại nhưng chúng lại tiếp
tục tấn công thành Gia Định. Khi đó quân triều đình đã cố gắng chống cự nhưng
rồi lại tan rã. Nhân dân địa phương ở nhiều nơi cũng đã đứng dậy khởi nghĩa làm
cho chúng khốn đốn. 

- Ngày 24-2-1861, quân Pháp bắt đầu mở cuộc tấn công quy mô vào đại đồn Chí
Hòa. Quân và dân ta kháng cực không nổi, đại đồn Chí Hòa thất thủ. Khi đó Pháp
lợi dụng cơ hội đang thắng nên lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường (12-4-1861),
Biên Hòa (18-12-1861) và Vĩnh Long (23-3-1862). 

- Tuy chiếm được 1 vùng đất rộng lớn, nhưng Pháp chưa thể tổ chức cai trị được ở
4 tỉnh ấy. Các cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta càng phát triển mạnh
hơn. Từ sông Đồng Nai sông Bến Nghé xuống tận Hậu Giang, nhân dân nhất tề
nổi dậy, tự tổ chức và tự làm chủ. Điển hình là các cuộc khởi nghĩa của
+ Nguyễn Trung Trực (1861-1868) :Nổi dậy ở Tây An, chỉ huy nghĩa quân
đốt cháy tàu Espérance (Hy Vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông ( đoạn
chảy qua thôn Nhật Tảo)
+ Trương Định (1859-1864) : Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ
nhất , Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri
Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui
về Gò Công, cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn
giữ vùng Gia Định-Định Tường. Ở đây, Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển
khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài
Gòn, Đồng Tháp Mười và kéo dài đến tận biên giới Campuchia
- Chính giữa lúc phong trào kháng chiến trong nhân dân đang dâng lên cao
như vũ bão làm cho quân giặc hoảng hốt và phải xin nghị hòa, thì triều Nguyễn đã
không huy động quân và dân ta đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi nước, trái lại kí
Hiệp ước 5-6-1862, để hợp tác với Pháp tiêu diệt các phong trào đấu tranh rầm rộ
của nông dân Bắc Kì.
- Về phía Pháp:
+ Mặc dù đang đánh thắng và chiếm đất nhưng chúng nhận thấy nghị hòa sớm
ngày nào là có lợi ngày ấy. Thực tế trên chiến trường Nam Kì chúng không đủ binh
lực để chiếm rộng ra và bình định các nơi đã chiếm được.
+ Dư luận nước Pháp lúc đó đối với việc xâm chiếm Việt Nam chưa nhất trí,. Hơn
nữa, lúc này, một lực lượng quân sự lớn của Pháp lại đang bị sa lầy trên chiến
trường Mêhicô và có nguy cơ bị tiêu diệt.
=>Trong những điều kiện cụ thể như vậy, thực dân Pháp chỉ mong sớm kí kết được
với triều Nguyễn để vừa giữ nguyên được các vùng đất đã chiếm, vừa có thời gian
chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng khi có điều kiện.
- Theo sử gia Phạm Văn Sơn, thì:

“ Giữa lúc quân Pháp không ngờ nhất, thì thiếu tá Simon đang công tác ở ngoài
khơi Trung Kỳ trở về Sài Gòn báo tin là vua Tự Đức vừa đề nghị mở cuộc
giảng hòa. Tháng 4 năm Nhâm Tuất, đô đốc Bonard liền phái Simon mang
chiến hạm Forbin có bố trí đại bác, ba chiếc thuyền gỗ cùng 200 lính đến cửa
Thuận An (Huế), để đưa ra ba yêu sách là: Gửi sứ thần có thẩm quyền quyết
định vào Gia Định, bồi thường chiến phí và phải nạp trước 100.000 Franc để
đảm bảo thiện chí cầu hòa.
Ngày 5-6-1862, Hiệp ước Nhâm Tuất đã được kí kết tại Sài Gòn giữa phái viên của
Pháp - Bôna (Bonard) và hai phái viên của triều đình là Phan Thanh Giản và Lâm
Duy Hiệp
*Nội dung hiệp ước: Hiệp ước có 12 điều khoản trừ các điều khoản có tính cách
ngoại giao, thì 9 khoản sau đây được coi là quan trọng hơn cả:
Khoản 1: Từ nay về sau, hòa bình sẽ mãi mãi được thiết lập giữa một bên là
Hoàng đế Pháp và Nữ hoàng Tây Ban Nha và một bên là Hoàng đế Đại Nam. Tình
hữu nghị toàn diện và lâu bền cũng sẽ được thiết lập giữa thần dân ba nước dù họ ở
bất cứ nơi đâu.
Khoản 2: Thần dân hai nước Pháp và Tây Ban Nha được hành đạo Gia Tô ở nước
Đại Nam, và bất luận người nước Đại Nam ai muốn theo đạo Gia Tô, đều sẽ được
tự do theo, nhưng những người không muốn theo đạo Gia Tô thì không được ép họ
theo.
Khoản 3: Chủ quyền trọn ba tỉnh là Biên Hòa, tỉnh Gia Định và tỉnh Định Tường,
cũng như đảo Côn Lôn, do hiệp ước này, được hoàn toàn nhượng cho hoàng đế
nước Pháp. Ngoài ra, các thương gia Pháp được tự do buôn bán và đi lại bằng bất
cứ tàu bè nào trên sông lớn của xứ Cam Bốt và trên tất cả các chi lưu của con sông
này; các tàu binh Pháp được phép đi xem xét trên con sông này hay trên các chi
lưu của nó cũng được tự do như vậy.
Khoản 4: Sau khi đã nghị hòa, nếu có nước ngoài nào muốn, bằng cách gây sự
hoặc bằng một hiệp ước giành lấy một phần lãnh thổ của nước Đại Nam, thì hoàng
đế nước Đại Nam sẽ báo cho hoàng đế nước Pháp biết bằng một sứ thần,.. để
hoàng đế nước Pháp được hoàn toàn tự do đến tiếp cứu nước Đại Nam hay không.
Nhưng, nếu trong hiệp ước với nước ngoài nói trên, có vấn đề nhượng địa, thì sự
nhượng địa này có thể được thừa nhận nếu có sự ưng thuận của hoàng đế nước
Pháp.
Khoản 5: Người các nước Pháp và Tây Ban Nha được tự do buôn bán tại ba hải
cảng là Tourane (Đà Nẵng), Ba La (Ba Lạt) và Quảng Yên. Người nước Đại Nam
cũng được tự do buôn bán tại các hải cảng của nước Pháp và Tây Ban Nha như
vậy, nhưng phải theo thể thức luật định...
Khoản 8: Hoàng đế nước Đại Nam sẽ phải bồi thường một số tiền là bốn triệu
piastre, trả trong 10 năm. Vì nước Đại Nam không có tiền piastre sẽ được tính bằng
72% lạng bạc.
Khoản 9: Nếu có cướp bóc, giặc biển hoặc kẻ gây rối người nước Nam nào, phạm
tội cướp bóc hoặc gây rối trên các đất thuộc Pháp, hoặc nếu có người Âu Châu
phạm tội nào đó, lẩn trốn trên đất thuộc nước Nam thì ngay khi nhà nước Pháp
thông tri cho nhà chức trách Đại Nam, giới chức này phải cố gắng bắt giữ thủ
phạm để giao nộp cho nhà chức trách Pháp. Vấn đề cướp bóc, giặc biển hay quân
phiến động nước Nam sau khi phạm tội, lẩn trốn trên đất thuộc Pháp, cũng sẽ được
xử như vậy.
Khoản 10: Dân chúng ba tỉnh là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên sẽ được tự do
buôn bán trong ba tỉnh thuộc Pháp miễn tuân theo luật lệ hiện hành, nhưng những
đoàn tàu chở binh lính, vũ khí, đạn dược hay lương thực giữa ba tỉnh nói trên và
Nam Kỳ chỉ được thực hiện bằng đường biển. Tuy nhiên, hoàng đế nước Pháp
thuận cho các đoàn tàu chở các thứ trên vào Cam Bốt được có cửa khẩu là lạch Mỹ
Tho (Định Tường), gọi là Cửa Tiền, song với điều kiện là các giới chức Đại Nam
phải báo trước cho đại diện của hoàng đế nước Pháp, vị đại diện này sẽ trao cho họ
một giấy thông hành. Nếu thể thức này không được tuân theo, và một đoàn vận tải
như vậy nhập nội mà không có giấy phép thì đoàn đó và những gì hợp thành đoàn
đó sẽ bị bắt giữ và các đồ vật sẽ bị phá hủy.
Khoản 11: Thành Vĩnh Long sẽ được binh lính (Pháp) canh gác cho đến khi có
lệnh mới mà không ngăn cản bằng bất cứ cách nào hoạt động của các quan Đại
Nam. Thành này sẽ được trao trả cho hoàng đế nước Đại Nam ngay khi Ngài đình
chỉ cuộc chiến loạn do lệnh Ngài tại các tỉnh Gia Định và Định Tường, và khi
những người cầm đầu cuộc phiến loạn này ra đi và xứ sở được yên tĩnh và quy
phục như trong một xứ bình yên

 
*Hậu quả của Hòa ước Nhâm Tuất năm 1862

Hợp ước được ký kết và để lại hậu quả nghiêm trọng. Có thể thấy hiệp ước Nhâm
Tuất ra đời khiến người dân phải chịu nhiều thiệt thòi, làm vi phạm chủ quyền lãnh
thổ của VN. Hậu quả chính gồm:
+ Triều đình chính thức đầu hàng Pháp.
+ Triều đình Nguyễn từ bỏ trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên
đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
+ Làm mất 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ.

* Nhận xét về hiệp ước Nhâm Tuất:

- Rõ ràng hòa ước vô cùng bất lợi cho nhân dân ta, làm vi phạm chủ quyền lãnh thổ
của VN.
- Với bản hòa ước Nhâm Tuất thì triều Nguyễn đã mất đi 1/2 vựa lúa lớn nhất cả
nước. Đồng thời nó cũng mở cửa biển tạo điều kiện cho Pháp dễ dàng đưa quân
sang tấn công ta nhanh hơn.
- Việc bồi thường chiến phí làm cho lực lượng trong nước càng yếu hơn , nghèo
hơn.
- Nhà Nguyễn bị Pháp đánh trúng tâm lí nên đã mắc mưu là sẽ ”trả lại” thành Vĩnh
Long. Hiệp ước đã chứng tỏ sự nhu nhược, hèn nhát, không chủ động tấn công
địch của triều đình nhà Nguyễn, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng Thực dân
Pháp.
- Triều đình nhà Nguyễn vì quyền lợi giai cấp quên đi nền độc lập của dân tộc,
đồng thời chỉ lo cho sự an nguy của gia tộc chứ không nghĩ tới hậu quả và không
có lòng tin vào nhân dân. Tâm lý sợ địch, không biết sử dụng sức mạnh của nhân
dân để kháng chiến chống Pháp.
- Theo giáo sư Trần Văn Giàu thì "đây là một sự phản bội đối với những
người kháng chiến", vì sau hiệp ước này phong trào chống thực dân Pháp của nhân
dân Việt khó khăn hơn trước: nghĩa quân sẽ phải đơn độc đối phó với đối phương.
Quan trọng hơn nữa là triều đình không chỉ ra lệnh bãi binh, mà lại còn tiếp tay
truy lùng các thủ lĩnh cho họ
 Hòa ước Nhâm Tuất 1862 còn đc xem như Văn kiện bán nước đầu tiên của
triều đình nhà Nguyễn, cũng là cơ sở cho thực dân Pháp xâm lược lâu dài
nước ta.

*Vì sao nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất? 


Triều đình nhà Nguyễn chính thức ký kết hiệp ước vào năm 1862. Hiệp đồng được
ký kết do:

 Do triều đình xuất hiện tư tưởng sợ Pháp, sợ đe dọa đến ngôi vàng
 Triều đình hòa hoãn với Pháp ở Nam Kỳ để tập trung lực lượng đàn áp
phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc và Trung Kì
 Triều đình không tin tưởng vào năng lực kháng chiến của nhân dân.Thấy
Pháp mạnh về vũ khí.
 Lúc đó ở Bắc Kỳ có các cuộc nổi dậy đang đánh phá dữ dội (đáng kể nhất
là của: Tạ Văn Phụng và Cai Tổng Vàng, Nông Hùng Thạc)...mà
trong Nam Kỳ thì thực dân Pháp đã đánh chiếm được bốn tỉnh là: Gia
Định, Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long
*Các tư liệu khác về hiệp ước:

- Sau khi nhận ra sự thua thiệt của mình, và nghe thấy sự bất bình của sĩ dân miền
Nam; nên song song với việc điều quân đi trấn áp các cuộc nổi dậy ở đất Bắc, triều
đình Tự Đức cũng lên kế hoạch khẩn trương để đi chuộc đất, nhưng không thành
công

Sách Việt sử tân biên (quyển 5) chép:


“Ngày 14 tháng ấy, ông Phan và Lâm về kinh tâu bày sự việc. Vua Tự Đức
vừa than vừa thống trách hai vị sứ thần. Cả triều đình đều bất đồng ý kiến về
nội dung của hòa ước, nhưng đòi sửa đổi ngay thì biết rằng không được, nên đề
nghi cho Phan, Lâm trở lại để giao thiệp với súy phủ Sài Gòn...Hai ông Phan,
Lâm bấy giờ chỉ ôm nỗi khổ tâm của mình rồi lên đường vào Nam”
-Trích trong sách La question de Cochinchine au point de vus des intérêts
français của tác giả H. Abel (là sĩ quan hải quân trong bộ tham mưu của đô đốc
Charner một người có vai trò quan trọng ở Nam Kỳ từ năm 1860 đến năm 1865)
“...Triều đình Huế phải đối phó rất gay go cùng một lúc với chiến tranh ở
Bắc và ở Nam thì rất nguy hiểm…Thế nhưng sau khi ký hòa ước 5 tháng 6
năm 1862, triều đình Tự Đức nhận ngay ra sai lầm nghiêm trọng của mình.
Và sách lược của Huế là phải chuộc lại lỗi lầm trên, nhưng về biện pháp thì
lại vừa biểu hiện "quyết tâm của kẻ yếu thế", vừa bộ lộ sự "lúng túng, không
quyết đoán" của họ.
...Bấy lâu nay, triều đình Huế vẫn tỏ ra câm lặng trước mọi phương án,
bỗng quay ra chấp thuận những điều khoản của hiệp ước…Phải chăng đây
là kế sách của một triều đình đã đến bước đường cùng khi nhận ra sức mạnh
của đối phương, và đành phải khuất phục để tránh những tai họa lớn hơn?
Hay đây là sự thắng thế của phe phái này đối với phe kia trong triều đình?
Hay phải chăng đây là do ảnh hưởng của một nhân vật không ngoan? (ám
chỉ Trương Đăng Quế). Hẳn là đã có tất cả các lý do trên .”
- Sử gia P. Cultru nói rằng tuy bề ngoài Pháp làm chủ được nhiều thị trấn ở
miền Nam, nhưng vẫn bị quấy đảo khắp nơi...Nhưng một may mắn đặc biệt đã tới
với họ, giữa lúc họ không ngờ nhất thì Tự Đức đề nghị mở cuộc giảng hòa. Sau khi
thiếu tá Simon trao cho triều đình Huế bản nghị hòa (sơ thảo) thì việc này được
đem ra bàn tại triều đình. Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, Trương Đăng
Quế đều tán thành việc gửi sứ thần vào nghị hòa với Súy phủ Nam Kỳ...Theo ông
Quế, các điều kiện Pháp đưa ra cũng là phải chăng, nếu không lợi dụng dịp tốt này
mà hòa giải cho xong, sau này cuộc phiêu lưu chưa biết tới đâu...
Ký xong hòa ước, Bonard tự coi là đã thành công một cách oanh liệt. Về phía Việt
Nam, nhất là sĩ dân miền Nam rất bất bình vì tại Nam Kỳ bị tổn thất quá
nhiều...Nhưng dù căm phẫn thế nào với Pháp, triều đình Tự Đức vẫn không thể
chiều ý sĩ dân miền Nam mà tái chiến với Pháp. Họ khuyên Trương Định hạ khí
giới. Trương Định không chịu. Tự Đức phải cách chức Trương Định cho khỏi
phiền phức với Pháp
*Ý nghĩa hiệp ước Nhâm Tuất 1862
-Đối với triều đình
Thể hiện sự nhu nhược, tâm lý sợ giặc, chỉ lo cho an nguy cho gia tộc. Khi ký kết
hiệp ước Nhâm Tuất bước đầu đã giúp cho triều đình giữ được an nguy.
-Đối với nhân dân
+Đối với sĩ dân Nam Kỳ sau hiệp ước được xem như ngọn cờ chống thực dân Pháp
xâm lược đã chuyển hẳn sang tay nhân dân.
+Dâng cao ngọn cờ chiến đấu của nhân, tạo thành nội dung chủ yếu của lịch sử
Việt Nam hồi nửa sau thế kỷ 19.
- Phan Thanh Giản
 Nhận định

Về lối sống
Phan Thanh Giản được nhiều người kính trọng vì tính cương trực, khẳng khái, hiếu
nghĩa, thanh liêm
Một sĩ quan Pháp là Reunier, người đã từng tham gia chiến tranh ở Trung
Quốc và Nam Kỳ từ 1857 đến 1863 và cũng là một trong những người chống đối
dự án triệt binh của Pháp ra khỏi Nam kỳ. Năm 1864, Reunier xuất bản dưới bút
hiệu H.Abel hai quyển sách là La question de Cochinchine au point de vue des
interets Francals và Solution pratique de la quesstion de Cochin-chine, trong đó
ông đã có nhận xét về Phan Thanh Giản như sau:
Sống trong 4 tháng gần vị lão thành cao thượng ấy, chúng tôi có thể đánh
giá các đức tính của ông ta... trong thời gian vượt biển này (chuyến đi sứ
sang Pháp) ông không ngớt được khuyến khích bởi lòng nhiệt thành ái quốc
của ông, và thúc đẩy bởi nguyện vọng thực hiện được công chuyện hữu ích
cho nước nhà...

+ Ngày 5 tháng 6 năm 1862, Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp có Trương Vĩnh
Ký làm thông ngôn đã ký với Bonard và Palanca một hiệp ước gọi là Hòa ước
Nhâm Tuất (1862), cắt đứt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, bồi thường chiến phí trong
10 năm, mỗi năm 400 ngàn quan cho đại diện của Pháp ở Sài Gòn. Trước đó,
vua Tự Đức dặn rằng có thể chấp thuận bồi thường chiến phí chứ tuyệt đối không
được cắt lãnh thổ đất nước cho Pháp. Biết tin Phan – Lâm không làm theo lời dặn,
vua Tự Đức đã trách mắng:
“Ôi con dân mấy triệu, tội gì mà khổ thế? Thật là đau lòng. Hai người không
những chỉ là tội nhân của triều đình mà còn là tội nhân muôn đời của hậu thế”.
Do hành động này mà dân gian có câu truyền "Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí
dân" (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước; triều đình bỏ dân chúng).
+ Tháng 11 năm 1868, vì làm mất Nam Kỳ, Triều đình Huế đã xử ông án "trảm
quyết" (nhưng vì chết nên được miễn), lột hết chức tước và cho đục bỏ tên ông ở
bia tiến sĩ. Mãi đến 19 năm sau (1886), dưới thời Pháp thuộc, ông được vua Đồng
Khánh khôi phục nguyên hàm Hiệp tá đại học sĩ và cho khắc lại tên ở bia tiến sĩ.
Việc vua Đồng Khánh khôi phục chức vị cho Phan Thanh Giản có lẽ là do sức ép
của Pháp, vì chính Đồng Khánh cũng là ông vua do Pháp đưa lên ngôi để có danh
nghĩa chống lại vị vua yêu nước Hàm Nghi.
+Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông, quân Pháp tiếp tục đánh chiếm ba tỉnh miền
Tây, lúc đó Phan Thanh Giản với chức Kinh lược toàn quyền quân sự và dân sự ba
tỉnh miền Tây, song ông đã đầu hàng. Theo lệnh của La Grandière, Phan gởi công
thơ cho quan Tổng đốc An Giang, Hà Tiên như sau:
“Hỡi các quan và dân chúng!… Bản chức van vái trời, bản chức nghe theo lẽ phải
và tự nhủ: “Mình còn ngốc khi mình đánh người Phú lang sa bằng võ khí, cũng
như con nai con muốn bắt con cọp. Mình lại kéo về phe mình một cách vô ích
những tai họa lớn, để tai hại ấy đè lên đầu dân mà trời đã giao cho mình chăn.
Vậy bản chức viết công thơ cho các quan văn cũng như các tướng võ hãy bẻ gãy
giáo và gươm giao thành trì khỏi chống lại…”
Trong văn bia tại lăng mộ, vua Tự Đức kết tội những quan đại thần được sai đi bàn
định điều ước với Pháp (trong đó Phan Thanh Giản dẫn đầu), rằng "không hiểu vì
lý do gì lại dễ dàng lập thành hòa nghị. Bỗng chốc đem cả nhân dân cùng đất đai
của các triều nhọc nhằn gây dựng cho giặc hết..."
Vua Tự Đức còn có kết luận rằng: " Hai ngươi (chỉ Phan và Lâm) không chỉ là tội
nhân của triều đình mà còn là tội nhân của vạn thế.!”

You might also like