You are on page 1of 1

Câu 1: Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)

*Nguyên nhân sâu xa:


- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế,
chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. - Mâu thuẫn về vấn đề
thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên
+ Chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895).
+ Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898).
+ Chiến tranh Anh - Bộ ở (1899 - 1902).
+ Chiến tranh Nga- Nhật (1904 - 1905).
- Để chuẩn bị một cuộc chiến tranh lớn nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã
thành lập 2 khối quân sự đối lập:
+ Khối Liên minh gồm Đức – Áo - Hung (1882).
+ Khối Hiệp ước gồm Anh, Pháp và Nga (1907).
*Nguyên nhân trực tiếp:
Cả 2 khối đều tích cực chạy đua vũ trang, nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.
- Duyên cớ: 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát, Đức và Áo - Hung chớp lấy
cơ hội gây chiến tranh.

Câu 2: Phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
-Gọi là chiến tranh thế giới vì có 38 nước lao vào đấu đá mang tính phi nghĩa chiến tranh đế quốc.
- Mục đích tranh giành thuộc địa, khuếch trương thế lực -> phân chia lại thế giới
=> chỉ đem lại lợi ích cho tư sản nắm quyền.
+ Xâm lược, chiếm đoạt lãnh thổ thuộc địa đối phương
-Hậu quả: nặng nề trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội,… đối với nước thua và cả các nước
thắng trận (trừ Mĩ). Những hậu quả nảy đè nặng lên đôi vai người dân vô tội.

Câu 3:Từ những hậu quả nặng nề mà chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) để lại cho
nhân loại, em hãy liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hoà
bình thế giới.
 -Học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân tốt, góp phần xây dựng đất nước
giàu mạnh, bảo vệ độc lập, hòa bình của đất nước,… 
- Tích cực tham gia những phong trào chung nhằm tuyên truyền ý thức bảo vệ hòa bình, chống chiến
tranh trong phạm vi nhà trường, địa phương, cũng như cả nước và quốc tế,…

You might also like