You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG SỬ

Câu 1: Nội dung cuộc cải cách của Minh Trị


-Cuối 1867 – đầu 1868, chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ → Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi.
→ Tiến hành một loạt cải cách tiến bộ trên mọi lĩnh vực.
* Chính trị: Xác lập quyền thống trị củ quý tộc và tư sản, ban hành hiến pháp, thiết lập chế độ quân chủ
lập hiến .
* Kinh tế:
- Thống nhất thị trường, tiền tệ.
- Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá.
* Quân sự:
- Tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây.
- Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự.
- Phát triển công nghiệp quốc phòng.
* Giáo dục:
- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung KHKT.
- Cử HS ưu tú đi du học phương Tây.
Câu 2: Tôn Trung Sơn và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911)
a/ Tôn Trung Sơn và sự thành lập TQ đồng minh hội
* Hoàn cảnh: Giai cấp tư sản ra đời cuối TK XIX, phát triển mạnh đầu TK XX nhưng bị PK và tư bản đế
quốc chèn ép nên họ nổi dậy tập hợp lực lượng lập tổ chức riêng, Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú.
* Thành lập:
- 8/1905 Tôn Trung Sơn cùng các đồng chí của mình thành lập “TQ đồng mình hội”→ chính đảng của
giai cấp tư sản TQ.
- Cương lĩnh dựa trên học thuyết “Tam dân” của TTS:
+ Độc lập dân tộc.
+ Dân quyền tự do.
+ Dân sinh hạnh phúc.
-Mục tiêu: + Đánh đổ chế độ PK, đánh đuổi đế quốc thực dân
+ Khôi phục Trung Hoa, lập dân quốc
b/ CM Tân Hợi 1911
* Nguyên nhân: 9/5/1911 chính quyền Mãn Thanh kí sắc lệnh quốc hưu hóa đường sắt (bán rẻ cho đế
quốc) → bất bình.
* Diễn biến:
-  10/10/1911, Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương  lan rộng khắp miền Nam, miền Trung
-  Ngày 29/12/1911, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc. Tôn Trung Sơn làm
Đại Tổng thống.
- Tháng 2-1912, Tôn Trung Sơn mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải đồng ý nhường cho
ông ta làm Tổng thống. Cách mạng chấm dứt.
* Tính chất: CM Tân Hợi là 1 cuộc CM dân chủ TS.
* Ý nghĩa: - Đã lật đổ chế độ PK Mãn Thanh → thành lập Trung Hoa dân quốc → tạo điều kiện phát
triển kinh tế TBCN.
- Có ảnh hưởng lớn đến PT giải phóng dân tộc ở châu Á trong đó có VN.
* Hạn chế của CM Tân Hợi:
- Chưa xóa bỏ chế độ PK
- Chưa đụng chạm đến đế quốc thực dân.
Câu 3: Siam – Thái Lan giữa TK XIX – đầu TK XX
- Giữa TK XIX, Xiêm đứng trước sự đe dọa của chủ nghĩa TD phương Tây ( Anh – Pháp).
- Từ thời Vua Ra – ma IV (1851 – 1868) và đặc biệt là Ra – ma V (1868 – 1910) thực hiện 1 loạt các
cuộc cải cách về kinh tế, chính trị, văn hóa và ngoại giao theo khuôn mẫu của các nước phương Tây
→Xiêm thay đổi bộ mặc.
- Tạo cho Xiêm phát triển theo TBCN → Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong KV mà
giữ được độc lập.
Câu 4: Chiến tranh thế giới thứ nhất
a/ Nguyên nhân của chiến tranh
*Nguyên nhân sâu xa:
- Cuối TK XIX, đầu TK XX do sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị, thuộc địa giữa các nước
đế quốc:

Đế quốc già: → Nhiều thuộc địa >< Đế quốc trẻ:→Ít thuộc địa
Anh – Pháp – TBN – BĐN – Hà Lan Đức – Ý – Áo - Hung
-Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau → một số cuộc chiến tranh KV đã nổ ra.
+ 1898: Mỹ - TBN
+ 1899: Anh – Bô-ơ
+1905: Nga – Nhật
-Nhằm chuẩn bị cho 1 cuộc CT lớn các nước đế quốc đã liên minh với nhau thành các khối quân sự:

1882: Phe Liên minh >< 1904 – 1907: Phe Hiệp ước

Đức – Áo – Hung Anh – Pháp – Nga


→ Cả 2 phe đều ra sức chạy đua vũ trang nhằm tranh giành làm bá chủ thế giới.
*Nguyên nhân trực tiếp:
- 28/6/1914: Thái tử Áo – Hung bị ám sát.
- Đức – Áo – Hung nhân sự kiện đã gây ra chiến tranh.
b/ Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất
-Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tổn thất to lớn cho nhân loại
+ 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương.
+ Nhiều thành phố, làng mạc, nhà cửa, công trình văn hóa bị phá hủy.
+ Thiệt hại lên đến 85 tỉ USD.
-Chiến tranh chỉ mang lại lợi ích cho các nước thắng trận nhất là Mỹ, bản đồ thế giới đc chia lại, Đức mất
hết thuộc địa, Anh, Pháp, Mỹ có thêm thuộc địa.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc cũng là thắng lợi của CM XHCN ở nước Nga.
* Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là 1 cuộc chiến tranh phi nghĩa cả 2 phía không mang lại lợi ích
gì cho các nước trên thế giới.

You might also like