You are on page 1of 1

MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO

1. Phân tích các yếu tố giúp Xiêm vẫn giữ được độc lập.
- Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các
nước tư bản phương Tây, vì:
- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:
+ Tiến hành cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự,
giáo dục,…
+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Nhờ cuộc cải cách này đã
giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản.
- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":
+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.
+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.
+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã
Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.

2. Phân tích tính chất phi nghĩa của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
Vì:
- Mục đích tham chiến của các nước đế quốc: tranh giành thuộc địa của nhau, khuếch
trương thế lực,… nhằm phân chia lại thế giới. Những mục đích trên chỉ đem lại lợi nhuận cho
giai cấp tư sản nắm quyền.
- Hậu quả: nặng nề trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội,… Những hậu quả này đè
nặng lên vai những người dân vô tội.

3. Nhận định cuộc chiến tranh (1914-1918) là Chiến tranh thế giới.
Sở dĩ cuộc chiến tranh (1914-1918) gọi là Chiến tranh thế giới, vì:
- Quy mô của cuộc chiến tranh này không chỉ dừng lại ở một nước, một khu vực mà lan ra
toàn thế giới: lôi kéo hơn 30 nước vào cuộc chiến, gây hậu quả khác nhau đến tất cả các nước
trên thế giới, kể các nước trung lập, các bên tham chiến.
- Là cuộc chiến tranh tổng lực trên mọi phương diện với cường độ cao: quân sự, chính
trị,kinh tế.
- Phương thức chiến tranh hiện đại.
- Ngoài ra, cuộc chiến tranh này còn để lại hậu quả rất nặng nề. Và đó chính là mầm mống
đẩy thế giới vào cuộc chiến tranh khác khốc liệt hơn đó là Chiến tranh thế giới thứ hai.

4. Nhận xét phong trào đấu tranh của nhân dân ở châu Phi và Mĩ Latinh (thế kỉ XIX -
đầu thế kỉ XX).
* Tích cực:
- Phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi đã thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho
giai đoạn sau (đầu thế kỉ XX).
- Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Kết quả là hầu
hết khu vực đã thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trở thành
những quốc gia độc lập.
* Hạn chế:
- Các phong trào có trình độ tổ chức thấp, chênh lệch lực lượng lớn nên dễ bị thực dân đàn
áp.
- Phong trào đấu tranh ở châu Phi vẫn chưa giành được thắng lợi hoàn toàn. Nhân dân châu
Phi tiếp tục đấu tranh trong các giai đoạn sau.
- Mĩ Latinh sau khi giành độc lập, các quốc gia ở Mĩ Latinh vẫn phải tiếp tục đấu tranh
chống lại chính sách bành trướng của Mĩ.

You might also like