You are on page 1of 4

I.

Quá trình xâm lược của Thực Dân Pháp


1. Nguyên nhân
- Để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhu cầu về thị
trường, thuộc địa và nhân công đặt ra cho các nước tư bản phương Tây ngày càng
bức thiết => các nước này đẩy mạnh việc bành trướng, xâm lược thuộc địa.
- Các nước Đông Nam Á:
+ có vị trí địa lý chiến lược quan trọng.
+ tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào và có nền văn hoá lâu đời.
+ Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
+ Khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội.
→ Các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây.
2. Tiến trình
- Cuối TK XIX, do nhu cầu phát triển kinh tế phong trào xâm chiếm thuộc địa
của chủ nghĩa thực dân phát triển mạnh mẽ. Ở khu vực Đông Nam Á, các nước tư
bản phương Tây chỉ thực sự biết đến Lào khi thực dân Pháp tiến hành mở rộng
thế lực của mình ở khu vực phía Đông.
- Tiến trình:
+ Khi tiến hành xâm lược Việt Nam và Cam-pu-chia, thực dân Pháp đã tính
đến việc thôn tính Lào
+ Năm 1865, nhiều đoàn thám hiểm người Pháp thăm dò khả năng xâm
nhập của Lào (đi ngược sông Mê Công lên thượng nguồn)
+ Gây sức ép buộc triều đình Luông Pha-bang công nhận nền chính trị của
Pháp
+ Đàm phán với Xiêm, đạt được hiệp ước 1893, chính phủ Xiêm thừa nhận
quyền cai trị của Pháp ở Lao
+ Năm 1896, Lào trở thành thuộc địa của Pháp

II. Phong Trào Đấu Tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu TK XX
1. Nguyên nhân
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường khai thác
thuộc địa, đặc biệt là ở Đông Dương - được coi là quan trọng và giàu có
nhất trong hệ thống thuộc địa của Pháp.

- Chính sách khai thác tàn bạo, chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề.

=> Đã bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Đông Dương.
2. Tiến trình

Ngay từ đầu thế kỉ XX, nhân dân Lào đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh bất

khuất trên toàn lãnh thổ để chống lại ách nô dịch tàn bạo của thực dân Pháp. Mở
đầu là cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào (1901-1903) dưới sự chỉ huy của Pha-
ca-đuốc. Phong trào đã phát triển nhanh chóng, giải phóng Xa-van-na-khét,
mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Lào-Việt.

Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-lô-ven, do Ong Kẹo, Com-ma-đam chỉ
huy, nổ ra năm 1901 và kéo dài đến năm 1937.

3. Kết quả

Các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương
cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX mặc dù diễn ra rất sôi nổi, quyết liệt, thể hiện tinh

thần đấu tranh bất khuất vì độc lập tự do của mỗi dân tộc, song đều thất bại.

Nguyên nhân là do các phong trào này đều mang tính tự phát, thiếu đường lối

đúng và thiếu tổ chức mạnh. Những cuộc khởi nghĩa đó đã thể hiện tinh thần yêu

nước và tình đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh

chống thực dân Pháp.

III. "Cách mạng Lào có thành công như hôm nay là nhờ Chủ tịch Hồ Chí Minh"

Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, phóng viên TTXVN tại
Lào đã phỏng vấn bà Sounthone Sayachak, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng
Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về những đóng góp
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Lào…

Sau đây là nội dung bài phỏng vấn:

- Thưa bà, bà đánh giá thế nào về những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối
với cách mạng Lào?

Bà Sounthone Sayachak: Kể từ khi bị thực dân Pháp xâm lược từ cuối thế kỷ 19,
nhân dân 3 nước Đông Dương nói chung và nhân dân Lào nói riêng đã có nhiều
nỗ lực đứng lên đánh đuổi ngoại xâm, tuy nhiên, do thiếu đường lối đúng đắn,
thiếu tổ chức và thiếu lực lượng cần thiết nên các phong trào này đã lần lượt thất
bại.
Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập vào ngày
3/2/1930, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam, Lào và
Campuchia đã có bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng, cùng nhau giành những
thắng lợi vẻ vang, tiến tới giành độc lập tại Việt Nam vào ngày 2/9/1945 và tại
Lào vào ngày 12/10/1945.

Tuy nhiên, nhân dân Lào và Việt Nam chưa kịp hưởng hòa bình, thực dân Pháp đã
quay lại xâm lược Đông Dương lần hai. Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch
Hồ Chí Minh lãnh đạo, tiếp tục lãnh đạo cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù xâm
lược. Dưới sự lãnh đạo kiên cường, sáng suốt của Đảng Công sản Đông Dương,
với quyết tâm thà hy sinh tất cả vì độc lập tự do cho nhân dân, Liên minh chiến
đấu Việt-Lào đã ra đời và trong 9 năm kháng chiến ác liệt, đã cùng nhau đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác, đặc biệt là chiến thắng lịch sử trong chiến dịch
Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu vào đầu tháng 5 năm 1954,
buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, công nhận nền độc lập của
3 nước Đông Dương.

Sau thực dân Pháp, đế quốc Mỹ lại “nhảy vào” Đông Dương, cuộc kháng chiến
lâu dài, đầy hy sinh của quân dân ba nước càng thêm ác liệt, nhưng nhân dân
Lào, Việt Nam và Campuchia đã cùng nhau tiếp tục chiến đấu kiên cường, tiến
tới thắng lợi vẻ vang vào năm 1975, kết thúc một trong những cuộc chiến ác liệt và
gian khổ nhất trong lịch sử của nhân loại.

Đánh giá về hai cuộc kháng chiến vì độc lập, tự do nói trên, Đảng, Quân đội và
nhân dân Lào nhận thức sâu sắc rằng những thắng lợi của cách mạng Lào không
thể tách rời cách mạng Việt Nam; không thể thiếu sự giúp đỡ vô giá, kịp thời của
Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của quân và dân Việt
Nam.

Trong phát biểu tổng kết và rút kinh nghiệm đấu tranh tại Lào vào ngày
21/9/1965, Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã nhấn mạnh về “Mấy nguyên nhân
thắng lợi của cách mạng Lào gồm có sự đúng đắn về đường lối và sự kiên cường
của nhân dân Lào, ngoài ra còn nguyên nhân hết sức quan trọng khác đó là cách
mạng Lào có quan hệ mật thiết với cách mạng Việt Nam…”
Có thể nói cách mạng Lào thành công, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được
thành lập, được rèn luyện và vững mạnh, nhân dân Lào được giải phóng hoàn
toàn và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa như hôm nay là nhờ sự lãnh đạo,
dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã từng nói cách mạng Lào thành
công, cách mạng Việt Nam mới vững chắc, lời dạy của Bác: “Giúp bạn là tự giúp
mình” là chân lý không thể phủ nhận được.

You might also like