You are on page 1of 5

1.

ĐK tiền đề: Nhung Trâm

Trước cách mạng, Anh vẫn là một nước quân chủ chuyên chế với đặc
trưng cơ bản là sự tồn tại của quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời và
lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của sản xuất.

Do kinh tế tư bản chủ nghĩa dần hình thành và lớn mạnh dẫn đến mâu
thuẫn giữa quan hệ sản xuất cũ với lực lượng sản xuất mới được hình
thành và phát triển gay gắt.Trong đó mẫu thuận tập trung vào vấn đề
ruộng đất. Vì muốn phát triển nền sản xuất tư bản chủ nghĩa quy mô
lớn, giai cấp tư sản và một bộ phận trong giới quý tộc đã ngày
càng mở rộng việc chiếm đoạt đất đai của nông dân, cao trào là
trong những năm cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI.

Các cuộc rào đất đã mang tính chất chiếm đoạt “cá lớn nuốt cá bé”. Giới
chủ, thương gia, luật gia, quý tộc, và đại phú nông quây rào các khu đất
công, chiếm dụng làm của riêng, kéo theo đó là việc xóa sổ các nông
trang và đẩy nông dân ra khỏi khu đất canh tác. Đợt trưng thu này kéo
dài khoảng 400 năm và chiếm dụng ít nhất gần 44 triệu mẫu đất, trong
đó đỉnh điểm là giai đoạn 1801-1831 với 27 triệu mẫu đất trưng thu.
Điều này đã khiến cho hàng vạn gia đình nông dân mất ruộng đất trở
thành những người không có nhà cửa, không có tài sản, phiêu bạt khắp
nơi.

Tuy nhiên, phong trào rào đất trưng thu này đã định hình tiến trình cách
mạng nông nghiệp ở Anh, và tạo ra hai thành tố cần thiết cho cách
mạng công nghiệp: lao động cho các nhà máy và thực phẩm cho các
thành phố.

2. Diễn biến: Huyền, Ái

xuất hiện phương thức sản xuất mới : tư bản chủ nghĩa (cô ms nói)

Cuối thế kỉ XV đầu thế kỷ XVI thương nghiệp phát triển, lãnh chúa
chiếm đoạt đất đai

- Anh đã xác lập quyền tư hữu ruộng đất được thực hiện thông
qua quá trình “rào đất cướp ruộng”.giành giật quyền sở hữu đất
với nông dân, khai thác sự thuận lợi mà kinh tế ruộng đất mang lại
Cuối thế kỷ XVII ở Anh 70% ruộng đất bị khoanh vùng để trồng cỏ
nuôi cừu. Nông dân bị đuổi khỏi ruộng đồng đi lang thang kiếm
sống.

- Cuộc Cách mạng Nông nghiệp ở Anh làm gia tăng năng lực
sản xuất nông nghiệp chưa từng thấy ở Anh. Do sự gia tăng năng
suất lao động và hiệu quả sử dụng đất đai từ giữa thế kỷ 17 và
cuối thế kỷ 19. Sản lượng nông nghiệp tăng nhanh hơn dân số
trong thế kỷ 1770 và cả những năm sau đó năng suất vẫn thuộc
hàng cao nhất thế giới.

- Để thác sự thuận lợi mà điều kiện kinh tế mang lại chủ đất có hai cách

+Tự trở thành người chăn nuôi

+Giao đất cho người khá giả để họ khai thác theo kiểu trang trại

Trước đây Tô thu được từ tá điền mang lại giờ đất mới nguồn giá trị quan trọng

Cần phải gạt tá điền ra các mảnh đất này.

-Để tiến hành biện pháp trên có nhiều biện pháp

+ Chiếm đoạt các đất chung trước đây

+ Tiến công vào những đồng mở

+ Nâng cao quá mức số tô

=> Nó làm cho người nông dân mất đi phương tiện sinh sống, tiến công trực tiếp
vào quyền sở hữu đất đai của nông dân

2. Giáo hội — đối tượng thứ 2 của rào đất.

-Giáo hội thiên chúa ở Tây Âu thời phong kiến trước đây nắm trong tay rất nhiều
đất đai chiếm được của nông dân, vì vậy tính cách mạng "rào đất" trở nên đậm
nét khi tấn công vào giáo hội thiên chúa.

3. Kết quả cuộc Cách mạng Nông nghiệp ở Anh: được thể hiện qua 5 ý
chính
- Làm gia tăng năng lực sản xuất nông nghiệp chưa từng thấy ở Anh.
Dẫn chứng: Do sự gia tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng đất
đai từ giữa thế kỷ 17 và cuối thế kỷ 19.
Cụ thể: Sản lượng nông nghiệp tăng nhanh hơn dân số trong thế kỷ
1770 và cả những năm sau đó năng suất vẫn thuộc hàng cao nhất thế
giới.
- Tăng nhanh chóng dân số ở Anh và xứ Wales
Dẫn chứng: từ 5,5 triệu vào năm 1700 lên hơn 9 triệu vào năm 1801
Lý do: Sự gia tăng nguồn cung lương thực
- Giảm tỷ trọng lực lượng lao động trong nông nghiệp => góp phần
sự gia tăng lực lượng lao động đô thị, lao động phụ thuộc vào
công nghiệp hóa
Lý do: Sự gia tăng năng suất
- Tạo ra nguồn nhân công tự do lớn cho sản xuất công nghiệp
Lý do: Nền nông nghiệp quy mô lớn có kĩ thuật, lại là nông nghiệp nuôi
cừu nên cần rất ít nhân công + rào đất nuôi cừu làm cho nhiều nông
dân bán sức lao động của mình để sống.

- Tăng di cư

Dẫn chứng: Vào thế kỷ XVIII hàng nghìn nông dân Anh ồ ạt di cư sang
Mỹ hy vọng trở thành những chủ ruộng, canh tác trong nông nghiệp

Lý do: do dân số phát triển => nhiều người nông dân bị mất vườn ruộng,
phải tìm đường di cư sang Mỹ.

Câu hỏi tại sao lại không di cư từ nông thôn lên thành thị lớn trong
giai đoạn này chủ yếu do giai đoạn này là trước CM công nghiệp nên
thiếu các ngành công nghiệp lớn, và mặc dù năng suất nông nghiệp
được cải thiện đã giải phóng lao động cho các lĩnh vực khác của nền
kinh tế nhưng phải mất hàng thập kỷ để CM công nghiệp diễn ra => các
thành phố không có khả năng tiếp nhận lượng lớn dân số.

Nhưng CM nông nghiệp chính là tiền đề cho CM công nghiệp diễn ra

- Thay đổi quan hệ sản xuất, thay thế phương thức sản xuất mới
thay thế cho phương thức cũ, ít, nhỏ trước đây thời trung cổ

Dẫn chứng: như kỹ thuật nông nghiệp được cải tiến: cày nhẹ ( không có
2 bánh xe) → cày nặng do 2 bánh xe bò kéo
4. Ý nghĩa: Diễm, Sương
Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Anh đã chứng tỏ là một bước
ngoặt lớn, cho phép dân số vượt xa các đỉnh trước đó (vì được gia
tăng lương thực) và duy trì sự phát triển của đất nước, tạo ưu thế
phát triển công nghiệp về sau.

Cuộc cách mạng nông nghiệp đã giúp nước Anh trở thành quốc
gia có năng suất nông nghiệp cao nhất ở châu Âu, với năng suất thế
kỷ 19 cao hơn 80% so với mức trung bình của lục địa. Ngay cả vào cuối
năm 1900, Anh chỉ bị cạnh tranh bởi Đan Mạch, Hà Lan và Bỉ.

CMNN đã đẩy nhanh sự suy giảm tỷ trọng lực lượng lao động trong
nông nghiệp, thêm vào lực lượng lao động đô thị và phụ thuộc vào
công nghiệp hóa. Cuộc cách mạng nông nghiệp do đó đã được
xem là một nguyên nhân của cuộc cách mạng công nghiệp.
Sự phát triển và tiến bộ của các công cụ và máy móc làm giảm nhu cầu
lao động nông thôn. Điều đó cùng với việc tiếp cận đất đai ngày càng
hạn chế buộc nhiều lao động nông thôn phải di cư đến các thành phố,
cuối cùng cung cấp cho nhu cầu lao động do Cách mạng Công nghiệp
tạo ra.

Đến cuối thế kỷ 19, năng suất nông nghiệp của Anh tăng nhanh chóng
nhưng vấp phải sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu rẻ hơn, nhờ vào việc
khai thác các thuộc địa và tiến bộ trong vận tải, điện lạnh và các công
nghệ khác. Những nơi thâm canh (bao gồm nhiều loại cây trồng lâu năm
trong nhiều lĩnh vực) đã được thực hiện trong nhiều thế kỷ.

Cuộc cách mạng trong nông nghiệp (“rào đất cướp ruộng”) đã tạo
ra nguồn nhân công tự do lớn cho sản xuất công nghiệp.Đội ngũ
người dân bị mất đất trở thành lực lượng công nhân công nghiệp cho
một nền công nghiệp hiện đại: đó là tiền đề cực kì cần thiết cho cuộc
cách mạng công nghiệp

- Cm giúp đảm bảo hoá nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng
hơn, số lượng lớn hơn, thực hiện hoá lực lượng lao động giá
rẻ mạt
=> phát triển cmn cn => pt cntb
Cướp bóc tài nguyên từ các nước thuộc địa
- Tiến hành đầu tiên trong lĩnh vực cn nhẹ tới cn nặng. Diễn ra
tự phát vì bắt đầu là nhu cầu thực tại, xu thế tất yếu của lịch
sử. Từ đó anh là công xưởng t/g. Đồng thời thay đổi từ chính
sách bảo hộ hàng hoá cn sang chính sách mậu dịch tự do.
- Cm cn giúp hình thành hàng loạt trung tâm cn ở nước anh.
=> Phá vỡ hình thức sản xuất cũ, hệ thống công xưởng, dẫn đến
phá sản công trường thủ công, đổi mới, hướng đến xí nghiệp.
CMCN đưa nền kinh tế anh lớn nhất t.g mà còn thay đổi đời sống
kte ctri… Mâu thuẫn gay gắt hơn: công nhân bãi công, đình công.

You might also like