You are on page 1of 1

II.

Kinh tế - Xã hội:
1. Tình hình kinh tế:
a) Nông nghiệp và ruộng đất
- Sau khi tái lập, nhà Nguyễn chủ trương “ dĩ nông vi bản” ( lấy nghề nông làm gốc) nhằm khôi phục lại nền kinh tế đã bị
hủy hoại trong thời kỳ nội chiến. Tuy nhiên, nền kinh tế ngày càng sa sút, nông nghiệp rơi vào bế tắc, tiêu điều. Sở hữu tư
nhân về ruộng đất ngày càng phát triển, nạn kiêm tính ruộng đất của địa chủ ngày càng tăng. Trước tình hình đó, năm
1805, nhà Nguyễn lệnh cho các làng xã ở miền Bắc và miền Trung làm địa bạ, kê khai rõ ruộng đất các loại. Sau đó, năm
1832 - 1836, lệnh cho các địa phương trong cả nước phải hoàn thành việc lập địa bạ. Nhờ vậy, năm 1840, nhà nước đã tính
được tổng ruộng đất trong cả nước khoảng 2 triệu ha, trong đó ruộng tư chiếm khoảng 83%, còn ruộng công chiếm khoảng
17%. Đặc điểm nổi bật là ở Nam Kỳ hầu hết là ruộng đất tư (tập trung chủ yếu vào tay giai cấp địa chủ), còn ở miền Trung
và miền Bắc thì đại bộ phận cũng là ruộng tư, tập trung vào tay giai cấp địa chủ loại vừa và nhỏ, với 1 số làng xã không
còn ruộng đất công.
- Để tăng cường số ruộng công,
 Năm 1804 nhà Nguyễn đã ban hành lại chính sách “quân điền”. Tuy nhiên, chính sách này không còn hiệu quả trong thực tế
như ở thời Lê. Theo chính sách này, ruộng đất công ở các làng xã được đem chia cho mọi người theo tỷ lệ các quý tộc vương
hầu được cấp 18 phần, quan nhất phẩm được cấp 15 phần, dân nghèo mỗi suất được ba phần. Đến năm 1840, do ruộng đất
công ngày càng bị thu hẹp, vua Minh Mệnh đã cho phép các làng xã được tuỳ theo tục lệ chia đều cho dân, nhưng vẫn ưu tiên
cho bọn quan lại, quân lính, nên người nông dân chẳng còn được bao nhiêu . Bên cạnh đó, công cuộc khai hoang cũng được
nhà Nguyễn khuyến khích, nhất là ở Nam kì.
 Từ năm 1802 - 1855, triều đình đã ban hành 25 Quyết định về khai hoang (Nam kì có 16 Quyết định). Trong đó, hình thức
chủ yếu là chiêu mộ dân phiêu tán để khai hoang, lập nên các xóm làng, đồn điền, trại ấp. Tuy công cuộc khẩn hoang đạt nhiều
kết quả, giải quyết khó khăn về ruộng đất cho nông dân. Nhưng ngay sau đó, ruộng đất lại rơi vào tay giai cấp địa chủ phong
kiến. Hiện tượng nông dân phá sản, phải đi tha phương cầu thực trở nên phổ biến.

- Năm 1828 về sau , theo đề nghị của Nguyễn Công Trứ, tham tán quân vụ Bắc thành, Minh Mệnh còn ban hành chế độ
doanh điền được xem là chính sách có hiệu quả cao nhất . Theo quy định của chế độ này thì nhà nước đứng ra tổ chức,
quy hoạch tổng thể và đầu tư một phần kinh phí, còn các nhà giàu góp thêm kinh phí và đứng ra chiêu mộ dân nghèo để tổ
chức khẩn hoang ở những vùng đất cụ thể (làng, ấp, trại), còn lực lượng khai hoang chủ yếu là dân nghèo không có đất để
sản xuất. Dưới sự tổ chức chỉ đạo của Nguyễn Công Trứ, hai huyện Tiền Hải (Thái Bình vào năm 1828) và Kim Sơn (Ninh
Bình vào năm 1829) được thành lập với số ruộng khai hoang được ở Tiền Hải là 18.970 mẫu, ở Kim Sơn là 14.970 mẫu.
Hình thức này tiếp tục được thực hiện ở nhiều tỉnh khác nhau ở Bắc và Nam Kỳ và đạt được những thành tựu đáng kể.
- Số ruộng đất khai khẩn không nhỏ nhưng chính sách doanh điền và khai hoang vẫn không thể giải quyết được mâu thuẫn
đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam thời bấy giờ.
- Ngoài ra, nền kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa vượt ra khỏi phương thức sản xuất cổ truyền với các nông cụ thô
sơ, sức kéo đơn giản lại thiếu thốn. Cuộc sống của nông dân và các tầng lớp lao động khác vẫn nghèo đói khốn khó.
- Bên cạnh đó, nạn sưu cao thuế nặng, lao dịch nặng nề, đê điều không được chăm lo chu đáo, sức dân không được nuôi
dưỡng, cộng với thiên tai, bão lũ và dịch bệnh đã khiến nông thôn Việt Nam giữa thế kỷ XIX rơi vào cảnh tiêu điều, xơ
xác. Số nông dân bị bần cùng hóa ngày càng nhiều. Họ sẵn sàng tham gia vào các cuộc nổi dậy chống lại triều đình.

You might also like