You are on page 1of 12

Huỳnh Lê Quỳnh Như: Trong tương lai, khi cách mạng công nghiệp 5.

0
diễn ra, mối quan hệ giữa con người và máy móc sẽ ra sao? ( Trần Đặng
Minh Tân)
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, hay Cách mạng công nghiệp 5.0 sẽ
tập trung vào sự hợp tác giữa con người và máy móc, vì trí thông minh của
con người hoạt động hài hòa với “điện toán nhận thức”. Bằng cách đưa con
người trở lại sản xuất công nghiệp với sự phối hợp của robot, người công
nhân sẽ được nâng cao kỹ năng để cung cấp các giá trị gia tăng trong sản
xuất, dẫn đến tùy biến và cá nhân hóa sản xuất sản phẩm hàng cho khách
hàng. 
Khi chuyển từ Công nghiệp 4.0 sang Công nghiệp 5.0, các công việc được tạo
ra có giá trị còn cao hơn nữa so với trước đây vì quyền tự do thiết kế - phản
ứng - sáng tạo sản phẩm đã quay lại được trao cho con người - người sử dụng
sản phẩm. Con người có nhiều trách nhiệm hơn và người ta xử lý công việc
trong một môi trường rộng lớn hơn nhưng dễ dàng hơn, mà an toàn hơn môi
trường trước đó. Các nhà sản xuất trong các xưởng sản xuất bắt đầu tham gia
nhiều hơn vào quá trình thiết kế hơn là quá trình sản xuất – nơi có thể được tự
động hóa nhiều hơn hoặc ít hơn. Nó cho phép tự do trong không gian thiết kế
và sáng tạo… và cho phép các sản phẩm được tạo ra mang tính cá nhân hoá
và chuyên biệt hơn.
Như vậy, nếu cách mạng công nghiệp tiến đến giai đoạn tiếp theo và chúng ta
có dữ liệu thời gian thực, liền mạch giữa các bộ phận, quy trình sản xuất và
thiết kế, chúng ta sẽ đưa con người ra khỏi quy trình sản xuất, nhưng SẼ
THAM GIA NHIỀU HƠN VÀO CÁCH SẢN PHẨM ĐƯỢC SỬ DỤNG VÀ
LÀM THẾ NÀO SẢN PHẨM ĐƯỢC THIẾT KẾ CHẾ TẠO CHO MỤC
TIÊU SỬ DỤNG CỦA TỪNG CÁ NHÂN bởi vì có nhiều thông tin hơn.
Chẳng hạn, việc chuyển ngành công nghiệp ô tô và động cơ từ sử dụng nhiên
liệu hóa thạch sang sử dụng điện sẽ là một thách thức thiết kế quan trọng và
con người sẽ dễ dàng giải quyết hơn nếu các nhiệm vụ đơn giản và cơ bản
được xử lý bằng các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo và robot.
 
 
Danh Thảo Quyên : Vì sao nước Anh sớm tiến hành cách mạng công
nghiệp và là nước tiến hành cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế
giới? (Châu Ngọc Quỳnh, Quốc Thái)
Vì:
  nước Anh sớm nổ ra cách mạng tư sản đưa giai cấp tư sản lên nắm
quyền lãnh đạo đất  nước, tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển,
nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.
Nhiều nhà sử học coi Cách mạng Nông nghiệp là nguyên nhân chính
của Cách mạng Công nghiệp, đặc biệt là về thời điểm và cách thức nó
bắt đầu ở vương quốc Anh. Cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu một
phần do sự gia tăng sản xuất lương thực, đó là kết quả chính của cuộc
Cách mạng Nông nghiệp. Việc sản xuất lương thực gia tăng cho phép
dân số vương quốc Anh cũng tăng lên.
  Anh là nước đầu tiên công nghiệp hóa là nguồn cung than lớn ở
nước này. Than là một thành phần cần thiết trong quy trình công
nghiệp vì nó cung cấp nhiên liệu cho động cơ hơi nước, được sử
dụng trong tàu hỏa, tàu thủy và tất cả các loại máy móc khác.
Vương quốc Anh không chỉ có nguồn cung cấp tài nguyên lớn
mà còn có thể dễ dàng khai thác được. Không giống như các
quốc gia châu Âu khác, than đá ở vương quốc Anh tương đối gần
bề mặt và do đó tương đối dễ dàng cho các nhà khai thác tìm và
khai thác nó. Việc khai thác than càng trở nên dễ dàng hơn sau
khi Thomas Newcomen phát minh ra động cơ hơi nước, vốn ban
đầu được sử dụng để bơm nước ra khỏi các mỏ than.
       -      Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc về giai cấp tư sản
- Lý do chính thứ ba cho sự công nghiệp hóa của Anh là địa lý cơ bản của đất
nước. Một khía cạnh quan trọng của công nghiệp hóa sớm là khả năng vận
chuyển hàng hóa và tài nguyên dễ dàng trên cả nước. Đồng thời, chủ sở hữu
nhà máy cần phải vận chuyển nguyên liệu thô đến nhà máy của họ để có thể
biến thành hàng tiêu dùng. Vào thời điểm đó, vương quốc Anh có những con
sông “thích hợp” để vận chuyển hàng hóa và tài nguyên dễ dàng.
Những cải tiến trong đóng tàu và giới thiệu tàu hơi nước càng làm tăng thêm
sự thống trị của vương quốc Anh trong lĩnh vực này. Cũng như, cuộc cách
mạng công nghiệp bắt đầu ở trong nước, một số doanh nhân, xây dựng hệ
thống kênh đào giúp mở rộng khả năng vận chuyển của vương quốc Anh.
Như vậy, địa lý của đất nước cho phép công nghiệp hóa phát triển vì nó làm
cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng cho các chủ nhà máy.
- Lý do chính tiếp theo khiến Anh là quốc gia đầu tiên công nghiệp hóa là bầu
không khí chính trị thời bấy giờ. Vào những năm 1700, vương quốc Anh có
một chính phủ ổn định sau khi trải qua cuộc nội chiến và cách mạng trong
những thập kỷ trước đó. Ngược lại, Pháp trải qua cuộc cách mạng của riêng
mình vào cuối những năm 1780 và 1790 ( Cách mạng Pháp ), làm cho nó
không quan tâm đến công nghiệp hóa và thay vào đó tập trung vào cuộc xung
đột nội bộ của chính mình.
Đồng thời, chính phủ vương quốc Anh cũng cởi mở với những ý tưởng của
chủ nghĩa tư bản. Điều đó là cần thiết cho công nghiệp hóa xảy ra. Ví dụ,
chính phủ vương quốc Anh đã thúc đẩy các chính sách thương mại tự do với
các nước láng giềng giúp tạo ra thị trường cho hàng hóa sản xuất của vương
quốc Anh. Thúc đẩy tài sản tư nhân, và cho phép chủ sở hữu đất đai giàu mở
rộng trang trại của họ. Điều này sau đó dẫn đến sự di chuyển hàng loạt của
nông dân nhỏ lẻ đến các thị trấn và thành phố để tìm kiếm việc làm.
- Cuối cùng, chính phủ vương quốc Anh ủng hộ các khía cạnh khác của chủ
nghĩa tư bản, giúp các doanh nhân tạo ra sự giàu có bằng cách sở hữu và vận
hành các nhà máy và hầm mỏ. Chẳng hạn, trong những năm đầu Cách mạng
Công nghiệp, chính phủ cho phép lao động trẻ em và không hạn chế chủ sở
hữu về các quy tắc và quy định, như: luật lương tối thiểu hoặc quyền của
người lao động.

Trần Quỳnh Anh: Cách mạng công nghiệp 4.0 nó đã ảnh hưởng như thế
nào đến Việt Nam ( Minh Thảo ) 
Tác động ở cấp độ nền kinh tế
Trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây, Việt Nam hưởng lợi nhiều từ
chiến lược “Trung Quốc cộng một - China Plus One Strategy” của nhiều tập
đoàn đa quốc gia với công nghệ tiên phong dẫn dắt các chuỗi giá trị toàn cầu.
Các tập đoàn này đã và đang chuyển nhà máy gia công lắp ráp của mình ra
khỏi Trung Quốc để đến các địa điểm “nằm ngoài Trung Quốc song gần với
Trung Quốc” nhằm một mặt tránh chi phí lao động đang tăng lên nhanh
chóng ở các vùng ven biển của Trung Quốc, mặt khác vẫn tận dụng được
ngành công nghiệp hỗ trợ rất phát triển ở quốc gia nay để nhập khẩu linh kiện
cũng như dễ dàng xuất khẩu để bán sản phẩm cho tầng lớp trung lưu đang
tăng trưởng nhanh chóng ở Trung Quốc. Nhờ lợi thế về địa kinh tế của mình,
Việt Nam hiện đang là một điểm đến ưa thích của làn sóng FDI mới, qua đó
tham gia nhiều hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu, là một “công xưởng lắp
ráp” mới của nền kinh tế thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của các ngành
công nghiệp chế tạo thâm dụng lao động có định hướng xuất khẩu đang có tác
động đáng kể đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quá trình này giúp
Việt Nam rút lao động ra khỏi nông nghiệp để chuyển sang làm việc trong các
ngành công nghiệp và dịch vụ với năng suất và thu nhập cao hơn, qua đó mở
ra nhiều cơ hội để đất nước thực hiện hiệu quả quá trình tái cơ cấu nền kinh tế
gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển sang quỹ đạo tăng trưởng
nhanh và bền vững hơn.
Hệ quả là lợi thế của Việt Nam về chi phí lao động thấp có thể sẽ bị suy giảm
đáng kể, ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành công nghiệp chế tạo là ngành
có tầm quan trọng đặc biệt đối với các nền kinh tế kém phát triển trong nỗ lực
bắt kịp với các nền kinh tế tiên tiến hơn. Do vậy Việt Nam cần có những nỗ
lực lớn nhằm tận dụng tối đa “cửa sổ cơ hội” hiện có trước khi ngành công
nghiệp chế tạo quay trở lại các nước phát triển hay dừng không chuyển dịch
ra khỏi Trung Quốc, cũng như ứng phó với khả năng của một sự chuyển
hướng khác từ Việt Nam sang các nước đang phát triển khác (Thái Lan,
Indonesia, Campuchia và Myanmar) đang nỗ lực cạnh tranh để thu hút FDI
nói chung và các tập đoàn công nghệ đa quốc gia nói riêng.
Tác động đến các ngành, lĩnh vực
Nhóm ngành năng lượng
Ngành dầu khí của Việt Nam hiện nay đang chịu áp lực rất lớn, trước tiên là
do sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc. Việc đầu tàu của kinh tế thế giới
“ngốn nhiều năng lượng và nguyên vật liệu” này chạy chậm lại ảnh hưởng
mạnh đến các ngành dầu khí và khai thác tài nguyên. Một nguyên nhân khác
mang tính căn bản và có tác động dài hạn hơn là do có những đột phá trong
lĩnh vực năng lượng (khai thác dầu đá phiến, sản xuất năng lượng tái tạo, ắc
qui trữ điện) và vận tải (ô tô điện với chi phí sản xuất và giá giảm nhanh, kinh
tế chia sẻ như Uber hay Grab taxi), nhu cầu đối với dầu thô khó có thể tăng
mạnh. Ngay tại Trung Quốc, như đã nêu trên, nền kinh tế đang chuyển sang
“thâm dụng công nghệ” hơn.
Ngành điện có thể được hưởng lợi khá nhiều nhờ những đột phá trong công
nghệ năng lượng tái tạo, trước hết là công nghệ ứng dụng năng lượng mặt trời
cũng đã tiến bộ rất nhiều ở một số nước tiên tiến như Mỹ, Đức v.v… với tiềm
năng phổ biến nhanh trên toàn cầu nhờ giá sản xuất giảm đáng kể.
Ở Việt Nam, năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời đã có những đột phá
rõ rệt. Tuy hiện nay công suất của các dự án đang hoạt động trong các lĩnh
vực điện gió và điện mặt trời còn khá khiêm tốn song số lượng và công suất
của các dự án đăng ký tăng vọt. Về mặt địa lý, một số địa phương có nhiều
nắng và gió ở miến Trung và Tây Nguyên như Ninh Thuận, Bình Thuận,
Đăklắk, Khánh Hòa hay ở miền Nam như Tây Ninh đang đứng trước những
cơ hội lớn để phát triển các loại hình năng lượng này.
Ngành tài chính - ngân hàng
Trong kỷ nguyên số, những xu hướng quan trọng có tiềm năng tác động đến
lĩnh vực tài chính, ngân hàng ở Việt Nam bao gồm:
Xu hướng “ngân hàng không giấy” sẽ trở nên phổ biến dẫn đến giảm dần vai
trò của các chi nhánh ngân hàng
Nhiều liên kết kinh doanh mới trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính
đang xuất hiện
Mô hình ngân hàng số đang dần thay thế mô hình ngân hàng truyền thống
Tài chính kỹ thuật số thúc đẩy tài chính bao trùm (financial inclusion)
Công nghệ số giúp ước lượng điểm tín dụng từ các dấu vết kỹ thuật số
Ngành du lịch
Ngành du lịch là ngành công nghiệp không khói, có giá trị về mặt kinh tế, văn
hóa và an ninh quốc phòng. Hơn nữa, phân tích số liệu cho thấy, du lịch là
ngành có xu hướng tăng trưởng tích cực trong khi thương mại toàn cầu có xu
hướng chậm lại và suy giảm rõ nét kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu năm 2008.
Một đặc trưng quan trọng của ngành du lịch không phải chịu cạnh tranh mặt
đối mặt trên thị trường du lịch toàn cầu cũng như ít chịu những tác động tiêu
cực của quá trình tự động hóa. Các yếu tố đầu vào của ngành du lịch chính là
con người và các thiết bị khác như nhà ở, nội thất đi kèm, các phương tiện
vận chuyển v.v.,, Trong đó, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng cao trong tổng
chi phí và sẽ ít chịu tác động bởi hội nhập hay sự tự động hóa. Sản phẩm của
ngành du lịch mang tính chuyên biệt, gắn liền với đặc trưng của từng địa
danh, từng vùng miền. Sản phẩm du lịch của vùng cao không thể so sánh
được với sản phẩm du lịch của vùng biển hay ngược lại bởi mỗi loại hình sẽ
cho những trải nghiệm khác nhau.
Như vậy đối với ngành du lịch, hội nhập quốc tế không gây sức ép cạnh tranh
quốc tế mặt đối mặt, những lại đem đến những cơ hội về mở rộng thị trường,
thu hút vốn đầu tư mở rộng khai thác các tiềm năng du lịch, tăng lượng khách
du lịch do các điều kiện về thủ tục xuất nhập cảnh trở nên dễ dàng hơn, quảng
bá du lịch giữa các quốc gia nhanh chóng và thuận tiện. Bên cạnh đó hội nhập
quốc tế cũng tạo điều kiện để các quốc gia tiếp cận công nghệ mới dễ dàng
hơn, nhanh chóng hơn, qua đó giúp giảm chi phí và tăng cường khả năng tiếp
cận các dịch vụ du lịch với giá rẻ hơn, chất lượng cao hơn.
Trong khi đó, nền tảng công nghệ số có ảnh hưởng trực tiếp khi 4 loại hình cơ
bản của ngành du lịch là dịch vụ cung cấp chỗ nghỉ, nhà hàng ăn uống, các
tour tham quan và phương tiện di chuyển đều có thể ứng dụng tốt trên các nền
tảng công nghệ số. Cụ thể là sử dụng nền tảng mạng thông tin www và các
ứng dụng (apps) trên các thiết bị thông minh để quảng cáo, bán hàng, quản lý
và chăm sóc khách hàng trong việc cung cấp các dịch vụ liên quan, cũng như
sự ra đời của các xu hướng và hình thức kinh doanh mới trong ngành du lịch.
Tiếp thị bằng kỹ thuật số “digital marketing” - một khái niệm mới xuất hiện
những năm gần đây khi công nghệ số tiến bộ vượt bậc trong lưu trữ thông tin
và mạng Internet được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới đã có ảnh hưởng
không nhỏ đến ngành du lịch nói riêng và ngành dịch vụ nói chung. “Digital
marketing” tạo ra 5 xu hướng mới trong du lịch, đó là:
Sự gia tăng của nền kinh tế trải nghiệm (The Rise of the experience
economy).
Khách hàng hiện có trong hệ thống mạng xã hội (Customers existing within a
social ecosystem).
Sự lên ngôi của các khuyến nghị (recommendations are king).
Cá nhân hóa siêu dữ liệu (personalisation with big data).
Thực tế ảo (virtual reality).
Việt Nam cần tận dụng những cơ hội này để phát triển ngành du lịch.

Trương Thị Thu Giang : Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 ( Minh Thảo ) 
Cơ hội : Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ
trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản
xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã
hội của thế giới. Có thể khái quát bốn đặc trưng chính của Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư: Một là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm
biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật
sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông
minh. Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn
chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp
ráp các thiết bị phụ trợ - công nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra
sản phẩm mới bằng những phương pháp phi truyền thống, bỏ qua các khâu
trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể. Ba là, công nghệ nano
và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu
hết các lĩnh vực. Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con
người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác
nhanh hơn và chính xác hơn.
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp
công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững
khoa học - công nghệ tiên tiến tăng lên. Công nhân trong các khu công
nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước
ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với các chuyên
gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác
phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được
đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn
hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động
chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công
nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai…
Thách thức : trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn
nhiều hạn chế, bất cập. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng
được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công
nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn
chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ
thống” .
Chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Tuy nhiên, quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế lại chưa tương thích với quá trình chuyển dịch cơ
cấu lao động. Để hướng đến một nền sản xuất công nghiệp hiện đại, số lượng
giai cấp công nhân lao động công nghiệp chỉ chiếm khoảng 24% lực lượng
lao động xã hội là tỷ lệ còn thấp.
Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân nước ta dù được
cải thiện, song vẫn còn thấp, đã ảnh hưởng không thuận đến việc tiếp thu
khoa học - kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Theo Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, với tốc độ tăng năng suất lao động như hiện nay, thì phải
đến năm 2038, năng suất lao động của công nhân Việt Nam mới bắt kịp
Philippines, năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái Lan. Do đó, nếu không
tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có kế hoạch đào tạo đón
đầu, thì chúng ta sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án lớn
đầu tư vào Việt Nam. Một thực trạng đáng quan tâm khác là tỷ lệ thất nghiệp
của những người đã qua đào tạo đang ngày càng cao…
Trong thời gian tới, quá trình toàn cầu hóa sản xuất với sự phân công và hợp
tác lao động diễn ra ngày càng sâu rộng giữa các nước trong khu vực và trên
thế giới. Khi chúng ta thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới,
những rào cản về không gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa học - công
nghệ, thị trường lao động được gỡ bỏ, thì sự cạnh tranh giữa các nước càng
trở nên gay gắt. Hiện ASEAN đã có hiệp định về di chuyển tự nhiên nhân lực,
có thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề chính thức đối với
8 ngành nghề được tự do chuyển dịch: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác
sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch. Việc công nhận trình độ lẫn nhau về kỹ năng
nghề sẽ là một trong những điều kiện rất quan trọng trong việc thực hiện dịch
chuyển lao động giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Nhưng đây cũng
sẽ là thách thức cho Việt Nam, vì số lượng công nhân lành nghề ở nước ta còn
khiêm tốn, buộc phải chấp nhận nguồn lao động di cư đến từ các nước khác
có trình độ cao hơn. Thời gian tới, nếu trình độ của công nhân nước ta không
được cải thiện để đáp ứng yêu cầu, thì chúng ta sẽ bị thua ngay trên “sân
nhà”.
 
HUYNH THI NGOC MAI: Sự bùng nổ đại dịch covid có ảnh hưởng
hay thúc đẩy quá trình cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như nào?
( Xuân Quỳnh )
Ảnh hưởng: Vô vàn ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như việc mất đi việc làm
của hàng triệu lao động do đình trệ từ các công ty, nhà máy, xí nghiệp trong
và ngoài nước.
Thúc đẩy: tạo ra xu hướng mới về việc làm
Đại dịch Covid-19 kéo dài trong hơn một năm qua khiến nhiều doanh nghiệp
trong nước phải thay đổi cách vận hành để thích ứng cũng như tồn tại với thời
cuộc. các ông lớn như Tiki, Shopee, Lazada cũng xuất hiện thường xuyên hơn
trên các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn nhằm tiếp cận nhiều hơn
đến người tiêu dùng.Sự phát triển Internet và các biến động trong đầu năm
2020. Khi dịch bệnh Covid-19 bất ngờ “đổ bộ” đã làm xáo trộn đời sống.
Điều này đã khiến hành vi tiêu dùng của chúng ta thay đổi khi khách hàng
chuyển từ hình thức mua sắm trực tiếp ngoài shop sang mua sắm trực tuyến.
Đây chính là thách thức nhưng cũng chính là “mảnh đất màu mỡ” cho các nhà
bán lẻ, tận dụng cơ hội, xây dựng chiến lược kinh doanh thông minh nhất
nhằm bắt kịp xu thế TMĐT, từ đó xóa dần khoảng cách/ ranh giới giữa shop
truyền thống và shop online.
Tại Đức, ước tính đến năm 2025, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo thêm
khoảng 350.000 việc làm, tăng 5% so với lực lượng lao động 7 triệu người
trong 23 ngành sản xuất hiện đang tham gia nghiên cứu.
Việc phổ biến robot và công nghệ máy tính sẽ làm giảm khoảng 610.000 công
việc lắp ráp và sản xuất, nhưng sẽ có 960.000 công việc bổ sung. Các lĩnh vực
công nghệ thông tin, phân tích, nghiên cứu và phát triển đòi hỏi thêm 210.000
nhân sự có tay nghề cao... tất cả đều là những nguồn cung cấp cơ hội việc làm
mới.
Không những vậy, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tạo ra những ngành
nghề mới lần đầu tiên xuất hiện như các nhà phân tích pháp y dữ liệu điện tử
và quản lý khí thải carbon, kỹ sư phần cứng thông minh, nhân viên vận hành
và bảo trì hệ thống thị giác công nghiệp, kỹ sư mạch tích hợp, nhân viên tư
vấn bán hàng trực tuyến, giảng viên online, cùng với một nghề khá đặc biệt là
chuyên viên dinh dưỡng calo và đánh giá khả năng tự chăm sóc của người cao
tuổi dựa trên một hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Theo “Báo cáo về các loại hình mới của ngành dịch vụ và số người hành nghề
mới vào năm 2020” của Viện Nghiên cứu Mission Institute (Mỹ), có 53,9%
người chọn nghề mới vì thu nhập và 50,4% chọn nghề mới vì đam mê. Trong
đó, nhận thức chung của nhiều người là muốn tận dụng cơ hội từ nghề nghiệp
mới để phát triển nhanh về năng lực chuyên môn, nâng cao mức thu nhập và
khả năng gặp gỡ đối tác cùng chí hướng.
 
Nguyễn Phương Anh: Có mô hình CNH chung cho tất cả nc trên TG k?
(Quốc Thái)
-Tùy theo điều kiện lịch sử kinh tế, chính trị, xã hội mà mỗi qgia chọn lựa mô
hình CNH khác nhau.

Lê Thị Xuân Mai:  Làm sao đảm bảo công nghệ 4.0 mang lại lợi ích cho
mọi doanh nghiệp? (Quốc Thái)
Để đảm bảo lợi ích trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, doanh nghiệp cần
chủ động định hình và lường trước sự bùng nổ của công nghệ. Đón đầu xu
hướng công nghệ mới, tăng trải nghiệm cho khách hàng hay khắc phục tính
bảo mật..., là các giải pháp giúp doanh nghiệp thành công trong giai đoạn này.
Việc chúng sinh cho người tiêu dùng thấy giá trị và ý nghĩa của doanh nghiệp
là điều tất yếu.

Bùi Thị Kim Yến: Tiến hành cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã
có những lợi thế gì đối với Việt Nam (Tú Quyên)
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) giúp phát triển lực lượng sản
xuất, làm thay đổi căn bản công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động. Đây
là thời kỳ tạo tiền đề vật chất để không ngừng củng cố và tăng cường vai trò
của kinh tế nhà nước trong điều tiết sản xuất và dẫn dắt thị trường. Đồng thời,
CNH-HĐH là động lực phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện tăng cường
củng cố an ninh-quốc phòng và là tiền đề cho việc xây dựng một nền kinh tế
độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và
hợp tác quốc tế
Trong quá trình CNH-HĐH, nước ta có thuận lợi cơ bản là nước đi sau, có thể
học hỏi được kinh nghiệm thành công của những nước đi trước và có cơ hội
rút ngắn thời gian thực hiện quá trình này. Trước đây, nước Anh thực hiện
CNH đầu tiên, phải mất 120 năm; nước Mỹ đi sau, chỉ mất 90 năm; sau nữa là
Nhật Bản xuống còn 70 năm; và các nước công nghiệp mới (NICs) có hơn 30
năm. Việt Nam thực thực hiện quá trình này trong bối cảnh loài người đang
bắt đầu chuyển sang phát triển kinh tế tri thức (KTTT), với sự bùng nổ của tự
động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ gen, công nghệ nano, công nghệ
vật liệu mới... đúng như tiên đoán của C. Mác và Ph. Ăng-ghen từ giữa thế kỷ
XIX: ''Tri thức sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp''. Đây chính là cơ hội
lịch sử hiếm hoi mà thời đại tạo ra để các nước đi sau như Việt Nam rút ngắn
khoảng cách và đuổi kịp các nước đi trước. Việc chuyển nền kinh nước ta
sang hướng phát triển dựa vào tri thức trở thành yêu cầu cấp thiết không thể
trì hoãn.

Nguyen Thi Khanh Huong: Có thể nói Việt Nam đã "bỏ lỡ" 3 cuộc cách
mạng công nghiệp trước không? Việt Nam cần làm gì để bứt giá trong
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay? ( Diễm Quỳnh, Nguyễn Hà
Thanh)
Để trả lời câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Khánh Hương  ta cùng tham khảo câu
nói phát biểu của TS Võ Chí Thành tại Diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin
– Truyền thông Việt Nam 2017 (Vietnam ICT Summit 2017)  
“Việt Nam đã bỏ lỡ 3 cuộc cách mạng rồi, liệu lần này có bỏ lỡ nữa không?
Đó là điều trăn trở nhất trong phần phát biểu của tôi. Đây là cuộc cách mạng
thực sự bởi có tới 3 cuộc cách mạng trong đó. Đầu tiên, chưa bao giờ chúng ta
có được cách kết nối và tương tác như bây giờ: Quy mô lớn, theo thời gian
thực và có hiệu quả. Cách mạng thứ 2 là có rất nhiều công nghệ và khoa học
hỗ trợ như IoT, robot, in 3D, vật liệu mới, năng lượng… Cuộc cách mạng thứ
3 là tác động lớn về mọi mặt kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, khoa học…
Cho nên từ cuộc Cách mạng Công nghiệp chưa mô tả đầy đủ tác động mà
chúng ta đã đang và sẽ cảm nhận. Tác động của nó lớn đến mức mà có thể coi
đây là nền tảng mà tất cả các quốc gia cạnh tranh trong phát triển với nhau" -
TS. Võ Chí Thành nhấn mạnh. 
Qua câu nói của TS đã có thể hiểu rằng tuy Việt Nam đã bỏ lỡ 3 cuộc cách
mạng trước nhưng tương lai thì chúng ta sẽ có đủ khả năng và điều kiện để
bước lên con tàu cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong quá khứ, Việt Nam đã bỏ qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp. Và cuộc
cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng thực sự bởi có tới 3 cuộc cách mạng trong
đó. Vì thế, Việt Nam cần phải tiến hành một cách nhanh chóng như: đầu tư hệ
thống hạ tầng, cơ sở vật chất cho các địa phương, các đơn vị tuyến huyện, xã,
đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên
giới… Đồng thời, cần có giải pháp cụ thể cho các ngành, các lĩnh vực khoa
học công nghệ. Bên cạnh đó cần chuẩn số hóa cơ sở dữ liệu trong từng ngành,
lĩnh vực nhằm tạo thuận lợi cho việc tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin,...

You might also like