You are on page 1of 2

Xây dựng 2 tình huống trong mối quan hệ giữa GV với học sinh tiểu học;

giữa GV với cha mẹ học sinh. Đề xuất cách giải quyết và giải thích lý do tại
sao lại lựa chọn cách giải quyết đó.
1. Phát hiện học sinh lấy trộm tiền
Tình huống: Bạn tình cờ bắt gặp hoặc có một học sinh khác mách bạn rằng bạn
A lấy trộm tiền của bạn. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Đề xuất cách giải quyết mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh tiểu học
Đầu tiên, không nhắc đến việc lấy trộm tiền mà hãy vờ buồn bã than thở rằng
bạn bị mất tiền đang rất buồn, về nhà bạn ấy sẽ bị bố mẹ đánh vì làm mất tiền.
Sau đó nói với học sinh rằng nếu đến chiều nay, hoặc qua tiết học này mà vẫn
chưa tìm thấy tiền thì cô sẽ phải báo công an đến điều tra, lục soát từng người.
Đây chính là cơ hội cho em học sinh đấy trả lại tiền cho bạn.
Từ cách xử lý này, có thể phát sinh hai trường hợp:
Thứ nhất, học sinh A trả lại tiền cho bạn: Sau khi em A đã trả lại tiền, bạn
không nên lờ đi luôn mà nên tìm một buổi để gọi riêng em lên nói chuyện. Bạn
nói bạn đã biết em A lấy tiền, bạn sẽ không nói cho ai nhưng em A phải trả lời
tại sao lại lấy tiền. Sau khi biết nguyên nhân, bạn nhẹ nhàng khuyên giải điều
này là sai trái và ví dụ những hậu quả đáng buồn của với hành vi trộm tiền này.
Đồng thời nói rằng cô tin tưởng em là một học sinh ngoan, chắc chắn lần sau em
sẽ không tái phạm nữa.
Thứ hai, trong tình huống học sinh A vẫn không trả lại tiền cho bạn: Bạn vẫn
không nên mắng chửi chì chiết em trước lớp mà nên gọi em ra để nói chuyện
riêng. Bạn nói một cách nghiêm túc rằng đã nhìn thấy em lấy trộm tiền. Bạn hỏi
nguyên nhân trộm tiền và đối với học sinh này, bạn cần răn dạy một cách
nghiêm khắc hơn. Bạn có thể nêu những hậu quả phóng đại như nếu sau này em
còn lấy trộm tiền, để người khác biết được thì em có thể bị bạn bè xa lánh,
không tin tưởng, chia sẻ thứ gì với em nữa, thậm chí còn bị đuổi học và không
có trường nào nhận.
Giải thích lý do tại sao lại lựa chọn cách giải quyết đó:
Học sinh tiểu học vẫn còn ngây thơ và ham chơi nên sẽ sợ sự đe dọa và sợ bị cô
lập. Ở cấp tiểu học, đe dọa về những trường hợp có thể xảy ra vẫn rất hiệu quả
với các em nên không nhất thiết phải áp dụng các biện pháp xử lý thật như mắng
chửi nêu tên trước lớp hay gọi phụ huynh.
Học sinh tiểu học vẫn là những đứa trẻ chưa hoàn toàn phát triển về mặt tâm lý,
nên nhiều khi, các bé có thể lấy trộm đồ vì những nguyên nhân rất đơn giản như
vì bạn bè kích thích nên muốn lấy trộm tiền để mua được đồ cho bằng bạn bằng
bè, muốn gây sự chú ý,.... Biết được nguyên nhân thì bạn sẽ biết cách dạy bảo
khác nhau.
Thứ mà các em cần ở lứa tuổi này không phải sự trừng phạt mà là sự tin tưởng.
Bạn dành cho học sinh 2 cơ hội được tự mình sửa lỗi sẽ giúp em tự thấy xấu hổ,
khắc sâu lỗi lầm của bản thân. Việc tha thứ của giáo viên cũng giúp học sinh
nhận ra nếu biết sai mà sửa thì vẫn sẽ được khoan dung, đón nhận.
2. Nhận thấy một học sinh trung bình yếu có điểm cao bất ngờ
Tình huống: Khi chấm bài kiểm tra hôm nay của học sinh, bạn cảm thấy bất
ngờ vì có một trường hợp đột xuất, đó là bài làm của một học sinh có mức học
trung bình yếu của lớp nhưng lại tốt đến kinh ngạc. Đến hôm trả bài nếu là bạn,
bạn sẽ làm những gì trong tình huống này?
Hướng giải quyết:
Điều đầu tiên mà bạn không thể bỏ qua đó chính là khen ngợi bài làm của học
sinh đó trước lớp vì em ấy đã có cách làm hay và độc đáo. Song song với việc
đó bạn cần khéo léo xem xét xem bài làm đó có thực sự là của em đó hay không
bằng cách gọi em ấy có thể lên bảng nói cách chữa bài và nói về cách làm của
mình để các bạn khác trong lớp cùng nhau học tập theo, việc đó còn có thể giúp
em ấy chứng minh được sự tiến bộ của mình và làm sáng tỏ việc mà bạn đang
băn khoăn. Chắc chắn lúc này sẽ xảy ra 2 trường hợp:
 TH1: Em học sinh này nói một cách trơn tru và làm tốt mọi thứ mà bạn
yêu cầu. Từ đó chứng minh được em đã thực sự tiến bộ
 TH2: Em ấy lúng túng không nói rõ ràng được thì bạn cũng đừng vội phê
bình em ấy ngay trước lớp, mà hãy làm điều này thật tế nhị có thể sau giờ
học bạn nói chuyện riêng với em ấy. Và điểm đó bạn chưa nên ghi vội mà
có thể để xem thời gian tới em ấy thể hiện thế nào.

You might also like