You are on page 1of 7

6 BƯỚC NHẬN XÉT THÂN THIỆN BẤT KÌ AI

✅Bước 1: CHÀO - CHÚC - CÁM ƠN

- Em Chào thầy, chào các anh/chị và các bạn đang có mặt trong buổi học Mc nhí của trung tâm đào tạo kỹ năng Đăk Skill
ngày hôm nay.

- Em Xin chúc mừng anh/ chị........... đã có bài thuyết trình rất hay.

-Và cảm ơn anh/ chị....... đã cho em có cơ hội để có đôi lời nhận xét về bài thuyết trình của anh.

✅BƯỚC 2: GIỚI THIỆU NGẮN VỀ BẢN THÂN

♦️- Em xin phép tự giới thiệu về mình,

em tên là ...

Tên đầy đủ của em là……………………….

-Em ……………Năm nay…………tuổi

-Em ………… đang học lớp…………….trường…………………

- Em Rất vui khi………………..có mặt tại lớp học thuyết trình Mc Nhí của thầy Nguyễn Vương cà Cty Dakskill.

- Chúc cho thầy và các bạn có một buổi học thật ý nghĩa

✅Bước 3: KHEN

♦️Anh/Chị thân mến chúc mừng anh chị đã có một bài thuyết trình rất tốt:

(Khen tổng quát đến chi tiết NO MẮT- NO TAI - NO TRÍ)

1- Trang Phục

2- Tác phong sân khấu: ( đứng, tay, miệng, ánh mắt, nụ cười...)

3- Chất Giọng: ( Hay, To, Rõ, Ấm Áp, Nhịp Điệu...)

4- Nội Dung: Đầy đủ rõ ràng:

💫🌹💫 và em tin chắc rằng không chỉ mình em đâu mà thầy cũng như các anh chị và các bạn trong lớp đều thấy đây là một
bài thuyết trình rất hay.

Chúng ta dành một tràng pháo tay để chúc mừng ạ.

✅Bước4: GÓP Ý

Anh /chị thân mến! Anh/chị đã có một bài thuyết trình rất hay và sẽ còn hay hơn nữa khi anh chị để ý một vài điểm nho
nhỏ như sau:

( CHÊ TRÊN THẾ KHEN)

Ví dụ:
-Anh có nụ cười rất tươi và cuốn hút và sẽ cuốn hút hơn khi anh kéo cái micro xuống một xíu để mọi người thấy được nụ
cười của mình)

-Có lẽ là đang hơi hồi hộp nên anh quên mất phần giới thiệu về mục tiêu khi đến lớp em nghĩ anh để ý một chút xíu thì
chắc chắn bài của anh sẽ hoàn thiện hơn nữa

♦️Đó là những lời góp Ý nho nhỏ của em

✅Bước 5: ĐỘNG VIÊN

Em tin chắc rằng với một người thông minh chăm chỉ ham học hỏi như anh vậy chị thì sẽ rất tuyệt cho những lần thực
hành sau.

(nhấn mạnh

Em chúc chị sẽ hoàn thiện thật tốt khóa học này và trở thành một người tự tin khi thuyết trình là một Mc thành công

✅Bước 6: KẾT THÚC (CHÚC CHÀO CÁM ƠN)

- Chúc cho thầy và các bạn có nhiều sức khỏe – hạnh phúc – thành công.

- Chúc cho chúng ta có một buổi học thật ý nghĩa

- E xin chào và xin chân thành cám ơn.

Giao tiếp đúng cách và đúng thời điểm, một lời nói có tác dụng bằng triệu hành động, nhưng
ngược lại, cách đặt vấn đề sai lầm sẽ đem tới tâm lý phản nghịch và hậu quả phản tác dụng
không ngờ.
Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi một số tranh chấp, khó chịu, nhưng phần lớn những vấn đề
này đều có thể giải quyết thông qua lời nói mà không phải dùng tới những biện pháp tiêu cực như bạo
lực. Để làm được điều đó, hãy sở hữu cho mình một số kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

01. Không bạo lực bằng lời nói

Chương trình "Nói chuyện với người lạ" ở Trung Quốc từng chiếu trích đoạn phỏng vấn một nữ sinh bị
bạo lực học đường, tên là Vương Tinh Tinh.

Tuy rất xinh đẹp nhưng suốt thời kỳ trung học phổ thông, cô đã phải chịu đựng bạo lực bằng lời nói
nhiều lần. Các bạn học đồn thổi rằng Vương Tinh Tinh đi phẫu thuật thẩm mỹ, thay bạn trai như thay
áo… Lời đồn ngày càng biến chất, cô cũng bị cô lập, không một ai cùng trường chịu nói chuyện chung.

Vương Tinh Tinh nói: “Tôi không còn là một cá nhân, mà là một bia ngắm để họ dồn hết bực tức lên
đầu, không ai để ý cảm xúc của chính tôi cả.”

Bạo lực bằng lời nói đang dần trở thành một hiện tượng đáng sợ phổ biến trong cuộc sống. Nữ sinh trên
chỉ là một trong vô số nạn nhân.

Tuân Tử có câu: "Lời nói hay giúp người ấm hơn vải lụa. Lời nói dở hại người như gươm dao".

Nếu không nắm được bản chất của việc giao tiếp, trao đổi, để cho cảm xúc tiêu cực chi phối suy nghĩ,
chúng ta rất dễ tạo ra tổn thương cho người xung quanh bởi lời nói của mình.
Lấy ví dụ, khi tức giận vì người yêu không liên lạc, bạn nói: “Tại sao vô duyên vô cớ không trả lời tin
nhắn của em mấy ngày liền hả?”. Những lời này trộn lẫn cả cảm xúc tiêu cực lẫn tình huống hiện thực,
giảm hiệu quả giao tiếp một cách đáng kể.

Ngược lại, nếu bạn bình tĩnh chỉ ra rằng: “Tuần vừa rồi em gửi tin nhắn muốn bàn bạc chuyện mua đồ
với anh nhưng chưa thấy anh trả lời. Em buồn lắm nhưng em nghĩ có lẽ lúc đó anh bận. Cho nên, nếu
hôm nay anh rảnh, chúng ta có thể rút thời gian thảo luận cùng nhau được không?”

Bằng cách này, đối phương vừa nắm rõ được sự kiện đang diễn ra, cảm xúc của bạn là gì, có nhu cầu
gì, từ đó đưa ra phản ứng đáp lại thích đáng hơn.

Cốt lõi của phương pháp giao tiếp này là làm rõ suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của chính bạn bằng
một phương thức thể hiện rõ ràng, bình tĩnh và tôn trọng người khác.

Nếu không nắm được bản chất của việc giao tiếp, trao đổi, để cho cảm xúc tiêu cực chi phối
suy nghĩ, chúng ta rất dễ tạo ra tổn thương cho người xung quanh bởi lời nói của mình.
02. Lấy lùi làm tiến

Vào thời nhà Hán, có một vị tướng gọi là Kình Bố. Ban đầu, ông đi theo Hạng Vũ nhưng sau đó dần
dần cảm thấy bất mãn, ông chuyển đến dưới trước Lưu Bang. Khi Kình Bố vừa phản chiếu, để mượn
sức vị tướng tài này, Lưu Bang đã bày một kế.

Lần đầu gặp mặt, Lưu Bang giả vờ say mèn, vừa tắm rửa vừa ngạo mạn triệu kiến Kình Bố. Đương
nhiên Kình Bố rất tức giận.

Hôm sau, Lưu Bang lại tổ chức một yến hội linh đình để an ủi, cũng đích thân tạ tội, tỏ ý hối hận cho
hành vi vô lễ vì say xỉn của mình. Sau đó, thấy lửa giận của Kình Bố đã hạ bớt, Lưu Bang liền phong
cho ông làm Cửu Giang vương, dành tặng nhiều ưu ái.

Ngay từ đầu, Lưu Bang đã bày ra dáng vẻ khiến người ta không thể chấp nhận được, khiến Kình Bố tự
hạ thấp tiêu chuẩn xuống, tự nhiên sẽ dễ dàng ghi nhận những ưu ái được ban tặng sau đó nhiều hơn.
Đây được cho là một cách lấy lùi làm tiến hiệu quả trong giao tiếp. Khi muốn đạt được một yêu cầu,
chúng ta nên đưa ra một yêu cầu thái quá khác, sau khi bị từ chối thì thương lượng một yêu cầu tương
đối hợp lý hơn. Như vậy, xác suất thành công sẽ cao hơn hẳn.

Giống như George O'Neill đã nói: “Muốn thay đổi gì đó, trước tiên cần lùi một bước rồi mới có thể tiến
hai bước”.

03. Tranh chấp tích cực

Trong cuộc sống, những cuộc tranh chấp vẫn thường xảy ra. Cho dù đây được coi là một dạng trao đổi,
nhưng khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát và trở thành cãi vã theo hướng tiêu cực, những hậu quả bi
kịch rất có thể xảy đến.

Tranh chấp tích cực và tiêu cực khác biệt ở một điểm quan trọng: Trong quá trình lên tiếng, liệu hai bên
có thử giảm bớt mức độ xung đột hay không. Nếu cuộc tranh chấp kết thúc bằng việc chỉ trích lẫn
nhau, không ai muốn tự đặt mình vào cảnh nhún nhường, sau đó là chiến tranh lạnh, không ai muốn
chủ động nhận sai, cũng không có một phương án giải quyết vấn đề ban đầu mang tính xây dựng nào
cả, vậy đó chính là tranh chấp tiêu cực.

Ngược lại, người khôn ngoan hiểu rằng, tranh chấp thực ra là một phương thức để thúc đẩy giao tiếp,
thấu hiểu và giải quyết vấn đề. Cho nên, tranh chấp tích cực là khi hai bên có thể vận dụng công thức
phàn nàn của nhà tâm lý học Haim Ginott : Khi bạn làm X, tôi cảm thấy Y và tôi hy vọng bạn chuyển
sang Z.

Ví dụ: Tối qua cậu tới trễ mà không báo trước, tôi cảm thấy mình không được tôn trọng nên có chút tức
giận, hy vọng rằng lần sau cậu có thể gọi điện thoại trước cho tôi để nói một tiếng.

Cách nói chuyện rõ ràng, trực tiếp mà tích cực như vậy có thể khiến đối phương hiểu chính xác nguyên
tắc và điểm giới hạn của bạn mà không cần công kích cá nhân theo kiểu “Cậu là đồ ích kỷ chỉ biết lấy
mình”.
Ngược lại, người khôn ngoan hiểu rằng, tranh chấp thực ra là một phương thức để thúc đẩy
giao tiếp, thấu hiểu và giải quyết vấn đề. Cho nên, tranh chấp tích cực là khi hai bên có thể
vận dụng công thức phàn nàn của nhà tâm lý học Haim Ginott : Khi bạn làm X, tôi cảm thấy
Y và tôi hy vọng bạn chuyển sang Z.
04. Quy tắc bánh sandwich

Bạn sẽ làm gì khi muốn nhận xét hoặc chỉ trích ai đó?

Vào những năm 1920, Tổng thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge phát hiện ra rằng, tuy thư ký của ông rất
xinh đẹp nhưng năng lực làm việc lại chưa hoàn hảo, thường phạm sai lầm.

Một buổi sáng, khi thư ký bước vào văn phòng, ông đã nói: "Quần áo của cô hôm nay thật đẹp, rất phù
hợp với một người trẻ trung và xinh đẹp như cô."

Nữ thư ký nghe vậy rất vui.

Calvin Coolidge tiếp tục nói, "Và tôi tin rằng công việc mà cô xử lý cũng có thể xinh đẹp như cô vậy.”

Kể từ ngày hôm đó, công tác của nữ thư ký đã đạt hiệu quả cao hơn hẳn.

Phương pháp này được gọi là “Quy tắc sandwich”: Nếu chúng ta kẹp nội dung phê bình vào giữa sự
khẳng định và kỳ vọng, người bị phê bình sẽ tiếp nhận vấn đề trong tâm trạng vui vẻ và thành khẩn
thay đổi hơn hẳn.

Luật Sandwich nhấn mạnh thứ tự phê bình, thường bao gồm ba tầng:

Tầng đầu tiên là sự khẳng định, đánh giá cao và sự quan tâm.

Tầng thứ hai là những lời đề nghị, phê bình hoặc quan điểm bất đồng.

Tầng thứ ba là khuyến khích, hy vọng, tin tưởng và ủng hộ.

Nếu đặt vấn đề không đúng cách và đúng thời điểm, nó rất dễ gây ra tâm lý nổi loạn, kỳ vọng không
được đáp ứng, thậm chí còn tạo ra tác dụng phụ lớn hơn nữa. Đó chính là lý do mà giao tiếp là một
môn học vấn bắt buộc phải có để trở thành người khôn ngoan.
https://www.facebook.com/cohoichoaivn/videos/
428480682309909

https://www.facebook.com/watch/?v=526917766309705

Ổ Phim

BỨC THƯ ĐẦY TÌNH CẢM, DẠY CON CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM NGƯỜI CỦA MỘT NGƯỜI CHA LÀM NGHỀ "MUA VUI CHO
THIÊN HẠ"

Có thể bạn chưa biết, Vua hề Charlie Chaplin có 12 người con, năm 1965, khi đã 76 tuổi, Charlie viết thư cho cô con gái
21 tuổi Geraldine - diễn viên múa sân khấu Paris. Dưới đây là một số trích đoạn trong bức thư dài, chan chứa tình cha ấy:

"Bố nhìn thấy những ước mơ của con, Geraldine ạ, nhìn thấy tương lai của con, ngày hôm nay của con. Bố nhìn thấy một
cô gái đang khiêu vũ trên sân khấu, một nàng tiên đang bay lượn trên bầu trời. Bố nghe thấy khán giả trầm trồ: “Có nhìn
thấy cô gái ấy không? Cô ta là con gái của một anh hề già. Có biết ông ta là Charlie Chaplin không?”

Vâng, bố là Chaplin! Bố là một anh hề gi.à! Hôm nay đến lượt con. Hãy khiêu vũ! Bố đã mặc chiếc quần rách rộng thùng
thình để khiêu vũ, còn con mặc tấm áo lụa dài của một công chúa để khiêu vũ. Những vũ điệu này và những tiếng vỗ tay
như sấm dậy có lúc sẽ nâng con lên chín tầng mây. Con hãy bay! Hãy bay tới đó. Nhưng con cũng hãy hạ cánh xuống mặt
đất! Con phải nhìn thấy cuộc sống của những con người, cuộc sống của những vũ công đường phố đang vừa nhảy vừa
run lên vì lạnh và đói.
Bố đã kể cho con nghe nhiều chuyện cổ tích vào những đêm xa xưa ấy, nhưng chưa bao giờ kể cho con nghe chuyện cổ
tích của mình. Mà nó cũng rất lý thú. Đó là câu chuyện cổ tích về một anh hề đói đã hát và nhảy trong những khu phố
nghèo của London, và sau đó đi xin bố thí. Đó là chuyện cổ tích của bố!

Bố biết thế nào là cái đói, thế nào là không chốn nương thân. Hơn nữa, bố đã nếm trải nỗi khổ nhục của một anh hề
rong, trong ngực sục sôi một đại dương kiêu hãnh, và niềm kiêu hãnh này bị tổn thương bởi những đồng xu người ta
ném cho bố. Nhưng dù sao bố vẫn sống, vì vậy hãy bỏ qua điều đó.

Tốt nhất là hãy nói về con. Sau tên con - Geraldine - là họ của bố - Chaplin. Với cái họ này hơn 40 năm bố đã mua vui cho
mọi người trên trái đất. Nhưng bố khóc nhiều hơn họ cười."

[....]

Bây giờ bố không muốn làm con buồn. Có điều thỉnh thoảng con hãy nhìn vào gương, tại đó con sẽ nhìn thấy những
đường nét của bố. Trong huyết quản của con đang chảy dòng m.á.u của bố. Ngay cả khi m.á.u trong huyết quản bố đã
khô cạn, bố vẫn muốn con không quên bố Charlie của mình.

Bố không phải là thiên thần, nhưng luôn luôn khao khát trở thành một con người."

#Ophim

You might also like