You are on page 1of 2

Phân tích mối quan hệ giữa xây dựng trường học an toàn và

phòng chống bạo lực học đường


1. Trường học an toàn là gì?
Một trường học an toàn là trường học có cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động dạy
và học trong tất cả các hoạt động (như thiên tai, bạo lực, vấn nạn xã hội,...), có
các hoạt động quản lý và giáo dục về phòng chống các ảnh hưởng tiêu cực để
đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý
và những người đang làm việc trong trường học.
Khi học sinh được học tập trong môi trường học an toàn thì sẽ được phát triển
toàn diện theo hướng đúng đắn, không bị ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực khiến
học sinh bị ảnh hướng tâm lý và dần ảnh hướng đến cuộc sống.
Các tác động tiêu cực tồn tại xung quanh môi trường giáo dục, từ ngoài vào
trong nhà trường, từ khách quan đến chủ quan. Vì vậy cần có những biện pháp
đề phòng, bảo vệ học sinh trước những tiêu cực đó.
2. Bạo lực học đường là gì?
Bạo lực học đường là một trong những tác động tiêu cực có ảnh hưởng mạnh và
xuất hiện, tồn tại qua nhiều thế hệ.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý,
đạo lý, xúc phạm trấn áp, ép buộc người khác ảnh hưởng đến thể chất và tinh
thần của người bị hại trong phạm vi trường học hoặc xuất phát từ trường học,
đối tượng chủ yếu là học sinh và sinh viên.
Các hành vi bạo lực học đường có thể là được thực hiện bằng lời nói như xúc
phạm; bằng vũ lực tác động đến thân thể; bằng xã hội như bịa đặt và truyền tin
không đúng sự thật hoặc bằng hành vi bạo lực qua mạng.
Những hành vi này ảnh hưởng không nhỏ đến những người bị hại, nạn nhân về
tâm lý và thể chất. Hành vi này tuy nhỏ nhưng gây nên những hậu quả mà chúng
ta không lường trước được. Và hơn hết là những chủ thể thực hiện hành vi là
những người có tư duy và tính cách xấu cần được chấn chỉnh.
Nguyên nhân bạo lực học đường xuất phát từ nhà trường không có những giáo
dục về con người; từ gia đình là những ứng xử không đúng trong quan hệ gia
đình được trẻ học theo, từ xã hội do những vấn nạn xảy ra xung quanh, từ đó
ảnh hưởng đến tính cách và suy nghĩ của trẻ.
3. Phân tích mối quan hệ giữa xây dựng trường học an toàn và phòng chống
bạo lực học đường
Từ những định nghĩa trên thì có thể thấy được mối quan hệ chặt chẽ trong xây
dựng trường học an toàn với bạo lực học đường. Bởi bạo lực học đường chính là
một ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến các học sinh cần được ngăn chặn và phòng
ngừa. Những tác động này có thể khiến học sinh bị tâm lý sợ hãi, dè chừng, bị
thương tích, thương tật, bị giảm sút học tập và nguy hiểm nhất là khiến học sinh
sợ hãi và tự tử.
Mối quan hệ này thể hiện tính chất qua lại chỉ khi bạo lực học đường được hạn
chế hoặc đẩy lùi thì quá trình xây dựng trường học an toàn mới được củng cố.
Còn khi bạo lực học đường vẫn tồn tại và gia tăng thì môi trường học đó là môi
trường không an toàn và việc xây dựng trường học an toàn không hiệu quả.
Bởi vì để một môi trường học được đánh giá là an toàn thì có những đánh giá
toàn diện về mọi phương diện như cơ sở vật chất đảm bảo, các thầy cô gương
mẫu chuẩn mực, chất lượng giảng dạy tốt, không có bạo lực học đường, không
có vấn nạn xã hội,.... Khi các vấn đề này được đáp ứng theo tiêu chuẩn thì mức
an toàn của trường học càng nâng cao, còn không thì ngược lại. Và hơn nữa là vì
bạo lực học đường là vấn đề tồn tại qua nhiều thế hệ và thời gian dài, việc ngăn
chặn, xử lý không phải dễ dàng, cần sự quan tâm của cả giáo viên và gia đình
nên chúng luôn tồn tại song hành trong xây dựng một trường học an toàn.

You might also like