You are on page 1of 3

GIẢI ĐỀ CƯƠNG GDCD

(môn đạo đức giả)

 Bài 1: Tôn trọng lẽ phải


1. Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
 Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo
vệ những điều đúng đắn ; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành
vi của mình theo hướng tích cực ; không chấp nhận và
không làm những việc sai trái.
2. Hiểu được vì sao phải tôn trọng lẽ phải?
 Tôn trọng lẽ phải là giúp mọi người có cách ứng xử phù
hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần
giúp xã hội ổn định và phát triển.
 Bài 3: Tôn trọng người khác
1. Thế nào là tôn trọng người khác?
 Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng
danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác ; thể hiện
các lối sống có văn hóa của mỗi người.
2. Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác?
 Có tôn trọng người thì mới nhận được sự tôn trọng của
người khác đối với mình. Mọi người tôn trọng lẫn nhau
là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng
và tốt đẹp hơn.
 Bài 4: Giữ chữ tín
1. Thế nào là giữ chữ tín?
 Giữ chữ tín là coi trọng tin của mọi người đối với mình,
biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau
2. Biểu hiện của giữ chữ tín?
 Biểu hiện của giữ chữ tín là mặc dù mình đang bận hay
làm việc mình thích như: coi bộ phim mình thích, chơi
game, tập thể dục,......nhưng mình phải đi giúp người
mình đã hứa làm một việc gì đó vì đã hữa thì không
được thất hứa.
3. Ý nghĩa của giữ chữ tín?
 Người biết giữ chữ tín sẽ được sự tin cậy , tín nhiệm của
người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ
dàng hợp tác với nhau.
 Bài 21: Pháp luật của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
1. Kỉ luật là gì?
 Kỉ luật là những quy định , quy ước ở một tập thể, một
cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn. Ví dụ: Nội quy,
quy chế của nhà trường, lớp học. Sử dụng tài liệu trong
giờ thi là vi phạm kỉ luật.
2. Pháp luật là gì?
 Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc,
do Nhà Nước ban hành, được Nhà Nước bảo đảm thực
hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng
chế.
3. Vai trò của pháp luật?
 Giúp cho xã hội ngày càng văn minh tiến xa hơn không
có cướp bóc hay gi*t người nếu không có pháp luật đất
nước sẻ hỗn loạn và hay có chiến tranh.
4. Bản chất của pháp luật?
 Bản chất của nhà nước là nhà nước do dân của dân và vì
dân.
5. Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật?
 Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật trong đời sống cá nhân
và xã hội.
+ Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn
luyện và thống nhất trong hành động.
+ Bảo vệ quyền lợi của mọi người.
+ Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển
theo một định hướng chung.
*lưu ý nhớ học kĩ bài và ôn tập các tình huống trong SGK

You might also like