You are on page 1of 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM

-THỜI GIAN THẢO LUẬN: Tiết:1,2,3 Tuần:5


Học kỳ:1 Năm học:2022-2023
-HỌC PHẦN: Quản trị học
Lớp:48k06.
-CHỦ ĐỀ CHƯƠNG PHẦN THẢO LUẬN:
Chương 2: sự phát triển của tư tưởng quản trị- chủ đề: F.W.Taylor
-NỘI DUNG THẢO LUẬN CỤ THỂ:
1)Khái quát về sự ra đời của thuyết học Taylor:
Từ cuối thế kỷ XIX, cách mạng công nghiệp ở châu Âu và châu Mỹ đạt tới đỉnh cao
với sự ứng dụng mạnh mẽ các máy động lực (động cơ hơi nước, động cơ đốt trong).
Các ông chủ tư bản đã biết tổ chức sản xuất công nghiệp với quy mô lớn,hình thành
các nhà máy lớn với hàng trăn, hàng nghì công nhân với sự ứng dụng rộng rãi các máy
móc động lực và phương thức sản xuất dây chuyền. Năng suất lao động trở thành yếu
tố số một của công cuộc cạnh tranh giành ưu thế trên thương trường.Về thể chế kinh
tế, với sự phát triển và phổ biến của quan hệ kinh tế thị trường mà cốt lõi là thuyết bàn
tay vô hình của A.Smith, các nền kinh tế châu Âu, châu Mỹ đã hình thành các ngành
cạnh tranh. Các ngành công nghiệp đều có nhu cầu rất lớn trong tổ chức sản xuất hợp
lý, khoa học để giảm chi phí, giảm giá sản phẩm, tăng năng suất lao động.Trong khi
đó, việc quản lý các doanh nghiệp vẫn chủ yếu do các ông chủ tư bản đảm nhận. Đã
bắt đầu phát triển việc thuê mướn người quản lý (tách chức năng sở hữu – chủ doanh
nghiệp với chức năng quản lý giao cho các kỹ sư làm thuê). Việc quản lý doanh
nghiệp chủ yếu tập trung ở quản lý quá trình sản xuất theo các kinh nghiệm tích lũy
được.Vì nhu cầu phát triển và ứng dụng khoa học quản lý rất lớn, các lĩnh vực quản lý
ngày càng mở rộng, quy mô lớn, công nhân thì không thể hiểu hết máy móc,..và trong
bối cảnh đó, các phương pháp quản lý chặt chẽ, khắt khe sẽ làm cho quan hệ quản lý
trở nên căng thẳng, dẫn đến năng suất lao động giảm, tiền lương khó cải thiện, mâu
thuẫn xã hội và mâu thuẫn giai cấp tăng.
Sự xuất hiện của F. W. Taylor vào đầu thế kỷ XX đã giúp hệ thống sản xuất tư bản
chủ nghĩa như tìm ra cứu cánh về quản lý, giải quyết các mục tiêu về quản lý đã nêu.
Đầu tiên ông Taylor gọi chế độ quản lý mà ông nêu ra là “chế độ quản lý theo số
lượng sản phẩm”. về sau nội dung của phương pháp quản lý này được bổ sung thêm
gọi là quản lý tác nghiệp và mọi người quen gọi là chế độ Taylor. Ông Taylor định
nghĩa: “quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu
rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”, đó cũng chính là tư
tưởng cơ bản của ông về quản lý. Vào đầu thế kỉ XX, lý luận quản lý một cách khoa
học đã ra đời ở Mỹ trường phái cổ điển. Đại diện chủ yếu của trường phái này là F. W
Taylor, người được các học giả về quản lý ở phương Tây mệnh danh là người cha của
lý luận quản lý một cách khoa học. Trường phái cổ điển đã đặt nền móng đầu tiên cho
khoa học quản lý với những đóng góp có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ hoạt động
quản lý trong xí nghiệp công nghiệp, mà những nội dung cơ bản của nó vẫn có giá trị
cao cho đến thời kì phát triển hiện nay của nền kinh tế thế giới
2) F.W Taylor (1856 – 1915)
Xuất thân là một công nhân cơ khí ở Mỹ, với tính thông minh cần cù. Trong vòng
không đầy 10 năm ông đã trở thành một đô đốc công,,kĩ sư trường, tổng công trình
sư ..v..v… Với kinh nghiệm dày dặn của mình,ông đã phân tích quá trình vận động,
các thao tác của công nhân, nghiên cứu quá trình lao động hợp lý (với các động tác
không trùng lặp, tốn ít thời gian và sức lực) để đi đến mục đích cuối cùng là đạt được
năng suất cao. Đó là “sự hợp lý hóa lao động” theo nghĩa rộng tức là tổ chức lao động
một cách có khoa học. Với các công trình nghiên cứu “quản lý ở nhà máy” (1903),
“những nguyên lý quản lý theo khoa học” (1911), ông đã hình thành thuyết “Quản lý
khoa học”, mở ra một “kỷ nguyên vàng” trong quản lý ở Mỹ. Tư tưởng cơ bản về
quản lý của F. W Taylor được thể hiện qua định nghĩa: “quản lý là biết được chính xác
điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc
một cách tốt nhất và rẻ nhất
3)Nội dung quản lý theo khoa học dựa trên các nguyên tắc sau:
a. Xác định một cách khoa học khối lượng công việc hàng ngày của công nhân với
các thao tác và thời gian cần thiết để bố trí quy trình công nghệ phù hợp (chia nhỏ các
phần việc) và xây dựng định mức cho từng phần việc. Định mức được xây dựng qua
thực nghiệm (bấm giờ từng động tác).
b. Lựa chọn công nhân thành thạo từng việc, thay cho công nhân “vạn năng” (biết
nhiều việc song không thành thục). Các thao tác được tiêu chuẩn hóa cùng với các
thiết bị, công cụ, vật liệu cũng được tiêu chuẩn hóa và môi trường làm việc thuận lợi.
Mỗi công nhân được gắn chặt với một vị trí làm việc theo nguyên tắc chuyên môn hóa
cao độ.
c. Thực hiện chế độ trả lương (tiền công) theo số lượng sản phẩm (hợp lệ về chất
lượng) và chế độ thưởng vượt định mức nhằm khuyến khích nỗ lực của công nhân.
d. Phân chia công việc quản lý, phân biệt từng cấp quản lý. Cấp cao tập trung vào
chức năng hoạch định, tổ chức và phát triển kinh doanh, còn cấp dưới làm chức năng
điều hành cụ thể. Thực hiện sơ đồ tổ chức theo chức năng và theo trực tuyến; tổ chức
sản xuất theo dây chuyền liên tục.
Với các nội dung nói trên, năng suất lao động tăng vượt bậc, giá thành thấp; kết quả
cuối cùng là lợi nhuận cao để cả chủ và thợ đều có thu nhập cao. Qua các nguyên tắc
kể trên, có thể rút ra các tư tưởng chính của thuyết Taylor là: tối ưu hóa quá trình sản
xuất (qua hợp lý hóa lao động, xây dựng định mức lao động); tiêu chuẩn hóa phương
pháp thao tác và điều kiện tác nghiệp; phân công chuyên môn hóa (đối với lao động
của công nhân và đối với các chức năng quản lý); và cuối cùng là tư tưởng “con người
kinh tế” (qua trả lương theo số lượng sản phẩm để kích thích tăng năng suất và hiệu
quả sản xuất). Từ những tư tưởng đó, đã mở ra cuộc cải cách về quản lý doanh nghiệp,
tạo được bước tiến dài theo hướng quản lý một cách khoa học trong thế kỷ XX cùng
với những thành tựu lớn trong ngành chế tạo máy.
Người ta cũng nêu lên mặt trái của thuyết này. Trước hết, với định mức lao động
thường rất cao đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực. Hơn nữa, người thợ bị gắn
chặt với dây chuyền sản xuất tới mức biến thành những “công cụ biết nói”, bị méo mó
về tâm - sinh lý, và như vậy là thiếu tính nhân bản. Từ đó, đã từng có ý kiến cho rằng
thuyết này đã né tránh, dung hòa đấu tranh giai cấp mang tính cách mạng. Tuy nhiên,
tương tự nhiều thành tựu khác của khoa học - kỹ thuật, vấn đề là ở người sử dụng với
mục đích nào. Chính vì thế, trong khi Lênin phê phán đó là “khoa học vắt mồ hôi công
nhân”, ông vẫn đánh giá rất cao như một phương pháp tổ chức lao động tạo được năng
suất cao, cần được vận dụng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó điều
kiện lao động được cải thiện và lợi nhuận từ lao động thặng dư được sử dụng để nâng
cao mức sống vật chất, tinh thần toàn xã hội.
Từ tinh thần cốt lõi ban đầu, đã thu hút nhiều nhà quản lý có tài năng tham gia “Hiệp
hội Taylor” để hoàn thiện, phát triển thuyết quản lý theo khoa học.
4) Đóng góp
-giải thích được tầm quan trọng của thù lao cho việc thực hiện công việc
-thực hiện sự khởi đầu của nghiên cứu về nhiệm vụ và công việc
- giải thích được tầm quan trọng của việc tuyển chọn và đào tạo con người
5)Những phê phán
O-không đánh giá cao bối cảnh xã hội và nhu cầu bậc cao của công nhân
-không thừa nhận sự khác biệt giữa các cá nhân
-có khuynh hướng xem công nhân là đồng nhất và phớt lờ những ý tưởng và đề suất
của từng công nhân
6)Câu hỏi thảo luận của nhóm
 Cách tiếp cận chung của Thuyết Taylor là gì?
Cách tiếp cận chung của Thuyết Taylor là: Phát triển một phương thức chuẩn cho việc
thực thi mỗi công việc; Chọn người lao động có khả năng thích hợp cho từng công
việc cụ thể; Đào tạo đội ngũ công nhân theo phương thức chuẩn đã được phát triển
trước đó; Hỗ trợ công nhân bằng cách giúp họ quy hoạch công việc và loại bỏ những
gián đoạn không cần thiết; Trả lương ưu đãi cho công nhân để tăng sản lượng.

 Các yếu tố của Thuyết Taylor?

Người lao động được xác định rõ trách nhiệm/thẩm quyền một cách chính thức; Địa vị
được đặt theo thứ bậc và quản lý theo chiều dọc; Lựa chọn kỹ năng kỹ thuật, chuyên
môn hay kinh nghiệm; Hoạt động và quyết định được ghi lại cho phép ghi nhớ và thực
hiện liên tục; Quản lý có sự khác nhau dưới góc độ quyền sở hữu và cơ cấu tổ chức;
Quản lý dựa trên nguyên tắc/chuỗi thủ tục cho phép dự đoán chắc chắn/xác thực hành
vi.

 Đóng góp của Thuyết Taylor là gì?

Phương pháp tiếp cận khoa học để thúc đẩy tiến bộ và quản lý doanh nghiệp; Tầm
quan trọng của điều chỉnh hiệu suất; Bắt đầu có những nghiên cứu cẩn thận về phân
công lao động và vai trò trong hoạt động tác nghiệp; Tầm quan trọng của các tiêu chí
lựa chọn
7)Ý kiến đóng góp, nhận xét đánh giá hay quan điểm của từng cá nhân
- A: quản trị theo khoa học là một trong những cải tiến có ảnh hưởng nhất, các ý
tưởng được áp dụng sâu rộng trong các tổ chức ngày nay tuy nhiên theo em đọc được
và thấy thì quản trị học chưa được tối ưu hoá vì nó có thể dẫn đến sự xung đột và va
chạm giữa nhà quản trị và người lao động đó là yếu tố bất lợi mà em nghĩ cần được
xem xét
- N: sự cố gắng của Taylor đó cú một cuộc cải cách về quản lý xí nghiệp đã diễn ra
khiến cho việc quản lý nhà máy ở cuối thể kỷ XX đã tiến một bước dài theo hướng
quản lý một cách khoa học. Taylor đã đóng góp sức mình cho lịch sử phát triển của
phương thức quản lý xí nghiệp Tư bản chủ nghĩa, để lại dấu ấn sâu sắc cho thế hệ sau.
Lý luận quản lý một cách khoa học do Taylor đề ra ở một mức độ nhất định, đã phản
ánh nhu cầu khách quan của quá trình phát triển công nghiệp sử dụng máy móc lớn
lúc đó, mày mò và rót ra một phương pháp khoa học để nâng cao hiệu quả sản xuất,
đặt nền móng cho việc khoa học công việc quản lý. Mặc dù có rất nhiều hạn chế
nhưng nú đó cú một giá trị lớn mở ra “kỷ nguyên vàng” trong quản lý ở Mỹ.Với
những mặt tích cực và hạn chế như vậy để vận dụng vào trong điều kiện Việt Nam đòi
hỏi các nhà quản lý ở nước ta phải năng động, sáng tạo, linh hoạt trong việc quản lý
của mình. Nếu những mặt tích cực được phát huy và những mặt hạn chế được khắc
phục thì chắc chắn rằng thuyết quản lý của Taylor không chỉ được vận dụng thành
công ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển đặc biệt là Việt Nam và
như vậy nó sẽ thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước .
-A: Thuyết Quản lý theo khoa học của Taylor chủ yếu đề cập đến công việc quản lý ờ
cấp cơ sở (doanh nghiệp) với tầm vi mô. Tuy nhiên, nó đã đặt nền móng rất cơ bản
cho lý thuyết quản lý nói chung, đặc biệt về phương pháp làm việc tổi ưu (có hiệu quả
cao), tạo động lực trực tiếp cho người lao động và việc phân cấp quản lý. Từ tinh thần
cốt lõi đó, đã tạo ra một phong trào quản lý theo khoa học với “Hiệp hội Taylor” thu
hút nhiều nhà quản lý tài năng góp phần hoàn thiện và phát triển lý thuyết này.Tuy
nhiên, mặt hạn chế của thuyết này là sự hiểu biết phiến diện và máy móc về con
người, bị chi phối bởi tư tưởng triết học “con người kinh tổ” mà tác giả tiếp nhận ở
thời đại đó. Trước hết, với định mức lao động thường rất cao đòi hỏi công nhân phải
làm việc cật lực. Hơn nữa, phân công lao động và chuyên môn hóa quá chi tiết tuy có
làm năng suất lao động tăng lên nhưng khiến con người như một cái đinh ốc trong cỗ
máy gắn chặt với dây chuyền sản xuất.

You might also like