You are on page 1of 8

CHƯƠNG 2 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ


Mục tiêu
Học xong chương này người học phải đạt được các kỹ năng
• Thông hiểu các bối cảnh lịch sử tác động đến thực tiễn quản trị
• Nhận dạng và giải thích sự phát triển cơ bản của các tư tưởng quản trị
• Mô tả được các bộ phận chủ yếu của cách tiếp cận cổ điển và cách tiếp cận theo mối quan hệ con người
• Hiểu được cách tiếp cận theo khoa học quản trị và ứng dụng của nó trong các tổ chức
• Giải thích được các khái niệm chủ yếu của tư duy hệ thống, quan điểm tình huống và quản trị chất lượng toàn
diện
• Nắm bắt được các công cụ sử dụng trong quản trị và những tác nhân tạo ra xu thế thay đổi trong quản trị theo thời
gian
• Mô tả sự thay đổi xuất phát từ sự ứng dụng của kỹ thuật và công nghệ mới tại nơi làm việc, bao gồm vai trò của
các chương trinh truyền thông xã hội, quản trị mối quan hệ khách hàng(CRM)và quản trị chuỗi cung ứng

Nội dung
I: Ý nghĩa của việc nghiên cứu lịch sử các tư tưởng quản trị và bối cảnh ra đời của các tư tưởng quản trị
II: Phân loại các tư tưởng quản trị
1. Tiếp cận quản trị cổ điển
2. Tiếp cận quan điểm con người (quan điểm quản trị hành vi)
3. Quan điểm quản trị theo khoa học
4. Quan điểm hệ thống
5. Quan điểm tình huống
6. Quan điểm quản trị chất lượng toàn diện
7. Nơi làm việc dẫn dắt bởi công nghệ

I. Ý nghĩa việc nghiên cứu lịch sử các tư tưởng quản trị và bối cảnh tác động đến sự ra đời của các tư tưởng
I.1. Ý nghĩa: Việc nghiên cứu lịch sử các tư tưởng quản trị mang lại rất nhiều ý nghĩa:
 Nắm được những khác biệt của quản trị hiện nay so với trước đây
 Nghiên cứu lịch sử giúp nhà quản trị rèn luyện các kỹ năng quản trị
 Giúp nhà quản trị có một tư duy khái quát về các quan điểm quản trị
 Nhân thức được các mô hình đã xuất hiện và khả năng ứng dụng nó hiện nay
 Giúp nhà quản trị nhận thức được những sai lầm đã xảy ra và học tập những thành công trong bối cảnh hiện
tại

I.2.Bối cảnh tác động làm xuất hiện các tư tưởng quản trị
 Trước công nguyên tư tưởng quản trị hết sức sơ khai thường gắn liền với tư tưởng thần linh và tôn giáo.
 Trong thời kỳ này Người Sumer cổ đại đã biết dùng bản ghi chép để hỗ trợ cho hoạt động của nhà nước và
kinh doanh; Quản trị đã hỗ trợ rất lớn trong việc xây dựng các công trình vĩ đại như: kim tự tháp, vạn lý
trường thành
 Thế kỷ 16 thương mại phát triển làm xuất hiện những công cụ quản trị như: thống kê và kế toán.
 Thế kỷ thứ 18 với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy tư tưởng quản trị lên một tầm
cao mới.
 Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 lý thuyết quản trị đã xuất hiện và hình thành những nhà quản trị chuyên
nghiệp.
 Lý thuyết quản trị được phân loại các theo các cách tiếp cận: Cổ điển, hành vi, tình huống, và hiện đại.
 Sự thay đổi các tư tưởng quản trị thường bắt nguồn từ những áp lực của các yếu tố xã hội chính trị và kinh
tế:
 Các áp lực xã hội: Các áp lực xã hội liên quan đến ảnh hưởng của văn hóa xã hội tới mối quan hệ
con người với nhau, từ đó hình thành những quan điểm quản trị phù hợp với từng thời kỳ
 Các áp lực chính trị: Liên quan đến những tác động của các định chế chính trị và pháp lý vào con
người và tổ chức ( Sự gia tăng sự tác động của chính phủ vào hoạt động kinh doanh)
 Các áp lực kinh tế: Gắn liền với nguồn lực và sự phân bổ các nguồn lực trong xã hội làm cho các
nhà quản trị phải đưa ra những giải pháp quản trị phù hợp cho từng thời kỳ

II. Phân loại tư tưởng quản trị

1. Tiếp cận quản trị cổ điển


Giả thuyết :
 Xem xét tổ chức như là một thực thể hợp lý:
 Thiết kế các hoạt động của tổ chức là một hoạt động khoa học
 Nhu cầu của con người thuần túy là kinh tế: Các nhà quản trị tiêu biểu theo cách tiếp cận cổ điển:
 Frederic Taylor (1856-1915) và hai cộng sự Frank Gilbreth (1868-1924) và Lillian Gilbreth (1878-1972)
 Henri Fayol (1841-1925) đề ra 14 nguyên tắc của quản trị khoa học để hoàn thành 5 nhiệm vụ của quản trị
 Max Webber (1864-1920) đề xuất khái niệm tổ chức quan liêu (Bureaucratic organization)

Quan điểm quản trị theo khoa học của Frederic W. Taylor
 Quản trị theo khoa học nhấn mạnh việc xác định các công việc và phương pháp quản trị một cách khoa học
là cách thức để cải thiện hiệu suất và năng suất lao động. Quan điểm quản trị theo khoa hoc có một số đặc
trưng sau:
 Phát triển phương pháp chuẩn để thực hiện mỗi công việc
 Lựa chọn công nhân có khả năng phù hợp với từng công việc ( Chọn công nhân thành thạo công
việc thay vì vạn năng )
 Phải đào tạo công nhân theo chuẩn mực đã phát triển
 Hỗ trợ công nhân bằng cách hoạch định công việc cho họ và loại trừ các nguyên nhân gây gián đoạn
 Cung cấp và khuyến khích tài chính bằng tiền lương khi họ tang năng suất lao động

Ưu và nhược điểm của quan điểm Quản trị khoa học của F.W.Taylor
 Ưu điểm:
 Giải thích được tầm quan trọng của thù lao cho việc thực hiện công việc
 Thực hiện sự khởi đầu cho việc nghiên cứu nhiệm vụ và công việc
 Giải thích được tầm quan trọng của việc tuyển chọn và đào tạo con người
 Nhược điểm:
 Không đánh giá cao bối cảnh xã hội và nhu cầu bậc cao của công nhân
 Không thừa nhận sự khác biệt giữa các cá nhân
 Có xu hướng xem công nhân là đồng nhất, không quan tâm đến các ý tưởng và đề xuất của công
nhân

Các tác giả khác


 Henry Gantt: Xây dựng sơ đồ Gantt để đo lường các công việc được hoạch định và hoàn thành tương ứng
với từng giai đoạn sản xuất theo thời gian
 Hai vợ chồng: Frank B. và Lilian M. Gilbreth đi vào nghiên cứu thời gian hoàn thành các động tác trong
các bước công việc để tìm cách gia tăng thời gian hữu ích

Quan điểm quản trị hành chính của Henri Fayol


 5 quy tắc quản trị ( nhiệm vụ ):
 Dự báo: Hoàn thành một kế hoạch hành động cho tương lai
 Tổ chức: Cung cấp và huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch
 Điều khiển: Lãnh đạo tuyển dụng và đánh giá công nhân để thực hiện tốt nhất kế hoạch đã đề ra
 Phối hợp: hòa hợp các nỗ lực đa dạng, đảm bảo các thông tin luôn được chia sẻ và mọi vấn đề đều
được giải quyết
 Kiểm soát: Đảm bảo mọi việc diễn ra theo kế hoạch và thực hiện việc điều chỉnh khi cần thiết

14 nguyên tắc quản trị


 Phân chia công việc
 Trách nhiệm đi đôi với quyền hạn
 Kỷ luật
 Thống nhất chỉ huy
 Thống nhất điều khiển
 Lợi ích tổ chức phải được ưu tiên trước lợi ích cá nhân
 Thù lao xứng đáng và công bằng
 Quản lý tập trung
 Hệ thống quyền hành
 Trật tự
 Công bằng
 Ổn định nhiệm vụ
 Sáng kiến
 Tạo dựng tinh thần đồng đội

Quan điểm tổ chức quan liêu (Max Weber )


 Đặc trưng của một tổ chức quan liêu:
 Thực hiện chuyên môn hóa lao động rõ ràng (xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn)
 Thứ bậc thẩm quyền rõ ràng: các vị trí được bố trí theo một hệ thống cấp bậc quyền lực
 Các nhà quản trị là đối tượng của các quy tắc, quy định để đảm bảo hành vi đáng tin cậy và dự đoán
được
 Hệ thống quản trị tách rời hệ thống sở hữu
 Các hành động quản lý và quyết định được quy định bằng văn bản
 Lựa chọn và đề bạt lao động dựa trên phẩm chất chuyên môn ( năng lực và thành tích)

Ưu nhược điểm của quan điểm quan liêu bàn giấy


 Ưu điểm:
 Tính hiểu quả và ổn định của tổchức được nâng lên
 Công việc của nhân viên trởnên đơn giản hơn
 Kết quả công việc được tiêu chuẩn hóa với mức độ cần thiết đểđáp ứng mục tiêu của tổ chức
 Nhược điểm:
 Nguyên tắc cứng nhắc và quan liêu
 Luôn tìm cách mở rộng và bảo vệ quyền lực
 Tốc độ ra quyết định chậm
 Không tương hợp với sự thay đổi công nghê

Nhận xét chung


TIÊU CHÍ TỔ CHỨC QUAN LIÊU QUẢN TRỊ KHOA HỌC QUẢN TRỊ HÀNH
CHÍNH
Đặc điểm - Hệ thống nguyên tắc chính - Huấn luyện hàng ngày và làm - Định rõ các chức năng
thức việc theo nguyên tắc - Phân công lao động hợp lý
- Đảm bảo tính khách quan - Luôn có phương pháp tốt nhất - Xây dựng hệ thống cấp
- Phân công lao động hợp lý để hoàn thành công việc bậc
- Xây dựng hệ thống cấp bậc - Động viên bằng lợi ích vật chất - Xây dựng cơ cấu quyền
- Cơ cấu quyền lực chi tiết lực
- Sự cam kết làm việc lâu dài - Luôn tạo ra sự công bằng
Trọng tâm Toàn bộ tổ chức Công nhân Nhà quản trị
Ưu điểm Ổn định hiệu quả Năng suất hiệu quả Cơ cấu rõ ràng đảm bảo
nguyên tắc
Nhược - Nguyên tắc cứng nhắc - Không quan tâm đến nhu cầu - Không đề cập tới môi
điểm - Tốc độra quyết định chậm xã hội của con người trường
- Không tính đến tính hợp lý
trong hành động của nhà
quản tri

2. Quan điểm về con người


Quan điểm về con người trong quản trị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thông hiểu hành vi, nhu cầu và thái độ
của con người tại nơi làm việc cũng như quan hệ tương tác giữa các cá nhân và quy trình làm việc nhóm. Quan
điểm này có 3 hướng nghiên cứu:
 Trào lưu về mối quan hệ con người
 Những người khởi xướng :
 Mary Paker Follett: Là người được đào tạo về triết học và chính trị nhưng lại vận dụng những kiến thức
này vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó bao gồm tâm lý xã hội và quản trị. Bà đã đưa ra một số quan
điểm nghiên cứu sau:
o Về lãnh đạo: Bà nhấn mạnh đến đến tầm quan trọng của con người hơn là sự nhấn mạnh đến các
kỹ thuật thiết kế
o Bà tập trung nghiên cứu về các vấn đề về đạo đức, quyền lực và lãnh đạo theo cách khuyến
khích người lao động làm việc nỗ lực nhất
o Bà còn nghiên cứu nhiều đến trao quyền. Theo bà quản trị nên hỗ trợ hơn là sự kiểm soát nên
cho phép người lao động hành động thùy thuộc vào sự ủy quyền theo tình huống

 Quan điểm này cho rằng việc kiểm soát thực sự hiệu quả chỉ đến từ chính bản thân người lao động thay vì
đến từ sự kiểm soát chặt chẽ bằng quyền lực.
 Nghiên cứu tai công ty điện lực Chicago (nghiên cứu Hawthorne đã cho ra kết quả: Năng suất tăng
không phải do tiền bạc mà nó bắt nguồn từ mối quan hệ con người. Người lao động chỉ hết lòng với
công việc khi được nhà quản trị quan tâm đối xử một cách tích cực

 Quan điểm về nguồn nhân lực


 Trong quan điểm này ngoài việc quan tâm đến sự tham gia của người lao động và sự lãnh đạo quan tâm
đến con người quan điểm này đã nhấn mạnh hơn vào các công việc mà người lao động phải thực hiện
hàng ngày
 Quan điểm này kết hợp cả hai nội dung: thiết kế nhiệm vụ công việc và lý thuyết động viên. Cụ thể các
công việc phải thiết kế sao cho các nhiệm vụ của công việc không bị cảm nhận nó sẽ làm tổn hại đến
con người hay vô nghĩa. Đồng thời phải thiết kế làm sao con người có thể thực hiện tốt nhất tiềm năng
của họ

 Tiếp cận theo khoa hoc hành vi


 Cách tiếp cận này dựa vào việc ứng dụng các môn khoa học xã hội, tâm lý học,nhân chủng học,
kinh tế hoc và các môn khoa học khác để nghiên cứu lý thuyết hành vi và sự tương tác giữa người
và người trong từng bối cảnh của tổ chức

3. Khoa học quản trị


 Phân tích định lượng (analytics) là việc sử dụng và phân tích dữ liệu có hệ thống để lượng hóa các vấn đề
trên cơ sở đó đề ra quyết định thích hợp.
 Cách tiếp cận định lượng giải quyết các vướng mắc trong quản trị được tiến hành như sau:
 Nhận dạng vướng mắc;
 Thu thập thông tin có liên quan;
 Xử lý và phân tích thông tin có hệ thống;
 Nhận dạng giải pháp tối ưu.
Tư tưởng này thường sử dụng trong: Quản trị khoa học, quản trị tác nghiệp, quản trị hệ thống thông tin

4. Các khuynh hướng lịch sử gần đây


a. Quan điểm tổ chức như một hệ thống

b. Quản trị theo tư duy tình huống


 Ba yếu tố tạo nên sự khác biệt của tổ chức này so với tổ chức khác:
 Sự phụ thuộc vào môi trường luôn biến đổi (sự không chắc chắn của môi trường)
 Công nghệ và kỹ thuật
 Quy mô

c. Quản trị chất lượng toàn diện:


Quan điểm về quản trị chất lượng từ trước tới nay đã có những thay đổi :
 Từ việc kiểm tra để kiểm soát chất lượng đến việc nhấn mạnh sự tham gia của người lao động để ngăn ngừa
các sai lệch về chất lượng
 Trong giai đoạn 1980-1990 quản trị chất lượng toàn diện(TQM) nhấn mạnh đến việc quản trị tổng thể tổ
chức để cung cấp hàng hóa dịch vụ với chất lượng tốt nhất cho khách hàng
 Bốn thành phần quan trọng của quản trị chất lượng toàn diện bao gồm:
 Sự gắn bó của người lao động trong quá trình TQM
 Tập trung vào khách hàng
 Đối chuẩn ü Cải tiến liên tục

Quản trị chất lượng W. Edward Deming


1) Xây dựng một mục đích không thay đổi về chất lượng;
2) Khuyến khích xu hướng đổi mới;
3) Xây dựng chất lượng sâu bên trong sản phẩm; ngừng ngay việc chỉ lệ thuộc vào kiểm tra;
4) Xây dựng mối quan hệ dài lâu dựa trên thực hiện công việc, chứ không phải là giá cả;
5) Liên tục cải tiến sản phẩm, chất lượng, và dịch vụ;
6) Đào tạo nhân viên;
7) Nhấn mạnh tầm quan trọng của lãnh đạo;
8) Loại bỏ sự sợ hãi;
9) Phá bỏ những rào cản giữa các bộ phận;
10) Chấm dứt việc diễn thuyết, kêu gọi công nhân;
11) Hỗ trợ, giúp đỡ, nâng cao;
12) Xóa bỏ những rào cản để tự hào về công việc;
13) Xây dựng một chương trình giáo dục và tự cải thiện;
14) Hướng tất cả mọi người trong công ty làm việc theo xu hướng đổi mới của các điều nêu trên.

d. Quản trị theo quá trình : Tư tưởng này do Harold Koontz và cộng sự đề ra vào năm 1960 trên cơ sở tư
tưởng của Henri Fayol
 Tư tưởng này cho rằng là một quá trình thực hiện liên tục các chức năng quản trị: Hoạch định, tổ chức, điều
khiển, kiểm soát

5. Tư duy quản trị đổi mới trong thế giới đang thay đổi
 Một số nội dung quản trị được hầu hết các nhà quản trị quan tâm trong thời gian gần đây:
 Kinh doanh điện tử
 Sự phân quyền
 Quản lý mối quan hệ khách hàng
 Tổ chức ảo
 Trao quyền cho người lao động
 Tái cấu trúc

6. Quản trị nơi làm việc theo định hướng công nghệ
 Các lĩnh vực sử dụng công nghệ trong quản trị
 Các chương trình truyền thông
 Quản trị mối quan hệ khách hàng
 Quản trị chuỗi cung ứng
7. Quản trị tri thức và học tập tổ chức
 Theo Senge có 5 yếu tố xây dựng thành công tổ chức học tập:
 Làm chủ bản thân học tập vàphát triển cánhân
 Các mô hình trí tuệ: các giả định khắc ghi trong tríóc từng cá nhân có tác động đến cách thức mà cá
nhân suy nghĩ về con người , tình huống và tổ chức
 Các tầm nhìn được chia sẻ: Phát triển những quan điểm chung về tương lai của tổ chức
 Học tập theo nhóm: chuyển dịch học tập theo cá nhân sang học tập theo tập thể
 Suy nghĩ toàn hệ thống: Liên kết bốn yếu tố lại với nhau

8. Quản trị trên cơ sở thực chứng


 Khi ra quyết định trong quản trị cần dựa vào 4 nguồn thông tin sau:
 Từ phán đoán của những chuyên gia thực tiễn có năng lực chuyên môn
 Từ các chứng cứ trong từng bối cảnh cụ thể
 Từ việc đánh giá cẩn trọng các chứng cứ nghiên cứu sẵn có tốt nhất
 Từ góc nhìn của những người bị tác động bởi những quyết định được đưa ra

9. Cách tiếp cận văn hóa tuyệt hảo


 7 yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp còn gọi là nguyên tắc 7s và8 thuộc tính của tổ chức nếu
muốn đạt được sự tuyệt hảo:
 Chiến lược (Strategy), cấu trúc tổ chức linh hoạt có hiệu quả(Structure), các hệ thống(systems): bao
gồm các quy trình, quy định chính thức của tổ chức, nhân viên(Staff), Phong cách(Style) hành vi
của nhà quản trị cấp cao và văn hóa của tổ chức, Những giá trị được chia sẻ(Shared values) giữa các
thành viên, các kỹnăng(Skills)

 8 thuộc tính để tổ chức đạt được sự tuyệt hảo
 Định hướng vào hành động
 Gần gũi và gắn kết với khách hàng
 Sựtự chủ và phát triển tinh thần kinh doanh
 Gia tăng năng suất thông qua mọi người
 Nhấn mạnh đến thực tiễn và động lực thúc đẩy từ giá trị: Các công ty phải biết mình đang ở vị trí
nào và luôn tìm cách làm sắc bén những giá trị mình có được
 Làm những gì mà mình thấu hiểu nhất
 Cấu trúc đơn giản, đội ngũ nhân viên tinh gọn
 Thực hiện đồng thời vừa quản lý chặt vừa lỏng lẻo: Cho phép quản lý chặt một số vấn đề đồng thời
trao quyền chủ động khuyến khích sự đổi mới của cá nhân, động viên vai trò khởi xướng của cá
nhân ở một số lĩnh vực khác

You might also like