You are on page 1of 2

Họ & tên SV : Võ Thị Ngọc Trâm

MSSV : 31201026041
Lớp : Marketing căn bản
Mã học phần : 21C1MAR50300105

THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Câu 1: (5 điểm) Trong trường hợp nào thì doanh nghiệp sản xuất sẽ chọn mục tiêu tồn tại và trong trường hợp nào
thì lại chọn mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trước mắt khi định giá cho một sản phẩm? Muốn đạt được các mục tiêu
đó thì doanh nghiệp sản xuất phải định giá như thế nào? Tại sao?
Câu 2: (5 điểm) Hãy trình bày và giải thích nội dung của những phương pháp để xác định ngân sách quảng cáo cho
một sản phẩm của một doanh nghiệp sản xuất. Anh/Chị có nhận xét gì về việc áp dụng các phương pháp xác định
ngân sách quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Cho ví dụ
thực tế để minh họa.

BÀI LÀM
Câu 1 :
Doanh nghiệp sản xuất sẽ chọn mục tiêu tồn tại trong trường hợp doanh nghiệp đó đang trong tình trạng
quá sức khi thực hiện các chiến lược quảng cáo , khuyến mãi ... nhưng khách hàng không mua hay sự thay
đổi của khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm hay sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh khi
tham gia vào thị trường .

Doanh nghiệp sản xuất sẽ chọn mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận khi doanh nghiệp muốn có lợi nhuận trước
mắt để bù đắp cho các chi phí đã bỏ ra . Doanh nghiệp cần xem xét bán sản phẩm với giá nào để có lợi
nhuận trước mắt cao nhất . Muốn vậy doanh nghiệp cần

Để đạt được mục tiêu tồn tại , doanh nghiệp cần định giá sản phẩm thấp để thu hồi vốn và chi phí bỏ ra cho
việc duy trì doanh nghiệp qua giai đoạn khó khăn chờ đợi thời cơ thích hợp .

Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trước mắt , doanh nghiệp cần xác định số cầu và chi phí ở mỗi
mức giá khác nhau để chọn ra mức giá cho lợi nhuận cao nhất . Để làm được việc này doanh nghiệp cần xác
định các hàm số về cầu và chi phí của mình .

Câu 2 : Để xác định ngân sách quảng cáo cho một sản phẩm doanh nghiệp cần có những phương pháp sau :
Đầu tiên là phương pháp tùy vào khả năng tài chính . Tức là các doanh nghiệp có khả năng tài chính lớn
thực hiện quảng cáo rộng rãi bằng các công cụ đắt tiền và ngược lại các công ty nhỏ không có khả năng tài
chính thực hiện quảng cáo bằng công cụ rẻ tiền .

Thứ hai là phương pháp phần trăm trên mức tiêu thụ . Tức là số tiền bỏ ra để quảng cáo tùy vào doanh thu
bán hàng mà doanh nghiệp quyết định sử dụng các công cụ quảng cáo phù hợp .
Thứ ba là phương pháp ngang bằng với đối thủ cạnh tranh . Tức là ngân sách sử dụng cho quảng cáo tương
tự với ngân sách của đối thủ cạnh tranh bán sản phẩm giống mình . Phương pháp này phù hợp với những
doanh nghiệp mới .

Thứ tư là phương pháp tùy theo mục tiêu và công việc đòi hỏi . Phương pháp này thường được sử dụng bởi
những doanh nghiệp có quy mô lớn , có khả năng tài chính lớn . Mục tiêu của phương pháp này để xây
dựng hình ảnh , đầu tư cho công ty và sản phẩm .

Ngoài bốn phương pháp trên , khi xác định ngân sách quảng cáo cần xem xét them các yếu tố như sau :
Đầu tiên , ngân sách quảng cáo tùy thuộc vào giai đoạn chu kỳ sống sản phẩm . Lúc mới tung sản phẩm ra
thị trường , do chưa có nhiều người biết đến nên chi phí dồn vào giá thành sản phẩm vì vậy cần chọn công
cụ quảng cáo phù hợp để giá sản phẩm không bị nâng lên quá cao không thể bán được .

Vấn đề thứ hai là căn cứ vào thị phần và số người tiêu dùng . Tức là doanh nghiệp chiếm thị phần càng lớn
thì chi phí quảng cáo bỏ ra sẽ thấp hoặc ngược lại . Và nếu doanh nghiệp muốn phổ biến sản phẩm đến
nhiều người tiêu dùng hơn thì chi phí quảng cáo bỏ ra sẽ càng nhiều .

Vấn đề thứ ba là sự cạnh tranh và sự lộn xộn . Tức là sản phẩm tung ra thị trường có nhiều đối thủ cạnh
tranh bán sản phẩm tương tự thì ngân sách dùng cho quảng cáo sẽ tăng lên nhằm thu hút khách hàng về
phía mình . Sự lộn xộn là trong những thành phố lớn , các công ty cạnh tranh nhau quảng cáo qua các
phương tiện truyền hình , truyền thanh hay trên các mặt báo và cạnh tranh các thời điểm vàng , giờ phát
sóng có nhiều lượt xem để quảng cáo sản phẩm của mình nhằm thu hút khách hàng . Vì thế mà đẩy giá của
chi phí quảng cáo tăng lên .

Vấn đề thứ tư là tần suất quảng cáo . Tức là thời gian lặp lại của quảng cáo trên truyền hình hay báo chí
càng nhiều thì chi phí bỏ ra sẽ càng cao .

Cuối cùng là khả năng thay thế của sản phẩm . Tức là căn cứ vào khả năng sản phẩm của doanh nghiệp
mình có thể bị sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thay thế . Nếu khả năng thay thế lớn thì cần quảng cáo
nhiều để giữ khách hàng .

Việc áp dụng các phương pháp xác định ngân sách quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất của
Việt Nam trong thời gian vừa qua đa phần phụ thuộc vào điều kiện tài chính của công ty . Các doanh
nghiệp lớn có thường thực hiện quảng cáo bằng những hình thức quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng như
qua các kênh truyền thông , báo chí hay tổ chức các buổi hội nghị để nâng cao hình ảnh công ty . Còn
những doanh nghiệp nhỏ , không có nhiều điều kiện tài chính thực hiện quảng cáo qua những kênh có chi
phí rẻ hơn như các kênh thương mại điện tử ( Facebook , Youtube … ) .

Chẳng hạn như công ty kinh doanh nông sản The Moshav Farm chỉ mới thành lập cách đây không lâu , vì
thế các sản phẩm chưa được phổ biến tới người tiêu dùng nên việc chi tiêu ngân sách cho quảng cáo cũng
cần những chiến lược phù hợp và hiệu quả . Dựa vào ngân sách tài chính thấp , công ty không thể thực hiện
những hình thức quảng cáo lớn và rộng rãi như trên truyền hình các mặt báo như những doanh nghiệp đã có
sẵn tiềm lực kinh tế mà thay vào đó thực hiện các hình thức quảng cáo thấp hơn như chào hàng trực tiếp
đến các đại lý , người tiêu dùng .

You might also like