You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


--------------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


Học phần: Địa lý kinh tế thế giới – Mã học phần: TMA201

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ,
VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA THÁI LAN

Lớp tín chỉ : TMA201(GD2-HK2-2122).1


Nhóm thực hiện : Nhóm 6
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Ngô Hoàng Quỳnh Anh,
ThS. Phùng Bảo Ngọc Vân

Hà Nội, tháng 05 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN, PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

Mức độ
STT Họ và tên Mã số sinh viên Phân công công việc
hoàn thành

Trần Thị Thùy


1 2011120005 Trình bày chương 2 100%
Dương (NT)

Làm slide thuyết


2 Cao Thùy Anh 2011110007 100%
trình

3 Lê Linh Chi 2011110040 Trình bày chương 1 100%

Trần Thiên
4 2014110114 Trình bày mục 3.1 100%
Hương

Trần Thị Diệu


5 2011110204 Trình bày mục 3.3 100%
Quỳnh

Nguyễn Quỳnh
6 2011110253 Trình bày mục 3.2 100%
Trang

Võ Thị Hoài
7 2014120139 Hoàn chỉnh bản word 100%
Thương

ii
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................V

DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. VI

DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................ VII

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN CỦA THÁI LAN ..............................................................................................2

1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................2

1.2. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................3

1.2.1. Về diện tích ....................................................................................................3

1.2.2. Về địa lý .........................................................................................................3

1.2.3. Về khí hậu......................................................................................................7

1.3. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................................7

CHƯƠNG 2: DÂN CƯ – XÃ HỘI VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ CỦA THÁI LAN...9

2.1. Dân cư ..................................................................................................................9

2.2. Xã hội .................................................................................................................11

2.2.1. Giáo dục .......................................................................................................11

2.2.2. Y tế................................................................................................................12

2.2.3. Văn hóa ........................................................................................................13

2.2.4. An sinh xã hội .............................................................................................15

2.2.5. Lao động ......................................................................................................15

2.3. Chế độ chính trị.................................................................................................15

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ THÁI LAN ................................18

3.1. Tổng quan nền kinh tế ......................................................................................18

3.1.1. Sơ bộ lịch sử nền kinh tế Thái Lan ............................................................18

3.1.2. Tổng quan nền kinh tế Thái Lan hiện nay ................................................19

iii
3.1.3. Các chỉ số kinh tế của Thái Lan .................................................................19

3.1.4. Tổng kết các mốc phát triển kinh tế của Thái Lan ....................................23

3.2. Các ngành kinh tế .............................................................................................24

3.2.1. Nông, lâm, ngư nghiệp ...............................................................................25

3.2.2. Công nghiệp.................................................................................................28

3.2.3. Dịch vụ .........................................................................................................31

3.3. Các vùng kinh tế ...............................................................................................35

3.3.1. Bangkok và vùng phụ cận ..........................................................................37

3.3.2. Miền Đông. ..................................................................................................39

3.3.3. Miền Trung ..................................................................................................40

3.3.4. Miền Bắc ......................................................................................................41

3.3.5. Miền Nam ....................................................................................................42

3.3.6. Miền Đông Bắc............................................................................................43

3.3.7. Miền Tây ......................................................................................................44

KẾT LUẬN ..................................................................................................................45

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................46

iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Các nước có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới năm 2021 ............12
Bảng 2: Tỉ lệ tăng trưởng của vùng và tỉ lệ sản phẩm nội địa so với cả nước (%) .......37

v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Các dân tộc tại Thái Lan ................................................................................9


Biểu đồ 2: Cơ cấu tuổi Thái Lan năm 2018 ..................................................................10
Biểu đồ 3: Tốc độ gia tăng dân số của Thái Lan từ năm 1951 đến năm 2020 ..............10
Biểu đồ 4: GDP của các nước ASEAN năm 2020 ........................................................19
Biểu đồ 5: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan 2012-2021 (%) ..................20
Biểu đồ 6: Biểu đồ tổng sản phẩm quốc gia của Thái Lan 2010-2020 .........................20
Biểu đồ 7: GDP bình quân đầu người Thái Lan 2010-2020 .........................................21
Biểu đồ 8: Tỷ lệ lạm phát của Thái Lan giai đoạn 2010-2021 ......................................22
Biểu đồ 9: Tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan giai đoạn 2010-2021 ..................................22
Biểu đồ 10: Tỷ trọng các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP Thái Lan 2010 - 2020 ......24
Biểu đồ 11: Các nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới 2021/2022 ............................26
Biểu đồ 12: Sản lượng dự báo của các loại cây trồng chính .........................................27
Biểu đồ 13: GDP phân ngành sản xuất của Thái Lan giai đoạn 2012 – 2021 ...............28
Biểu đồ 14: GDP từ điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí của Thái Lan .......29
Biểu đồ 15: GDP từ ngành sản xuất của Thái Lan giai đoạn 2012 – 2021 ...................30
Biểu đồ 16: Tỷ trọng ngành du lịch trong GDP của Thái Lan giai đoạn 2017 - 2020 .31
Biểu đồ 17: Nguồn nhập khẩu chính của Thái Lan (2018) ...........................................33
Biểu đồ 18: Các điểm đến xuất khẩu chính của Thái Lan (2018) .................................33
Biểu đồ 19: Cơ cấu thu nhập sản xuất danh nghĩa của Bangkok và vùng phụ cận 2019
.......................................................................................................................................37
Biểu đồ 20: Cơ cấu thị trường kinh tế số theo vùng của Thái Lan ...............................38
Biểu đồ 21: Cơ cấu thu nhập sản xuất danh nghĩa của miền Đông 2019 ......................39
Biểu đồ 22: Cơ cấu thu nhập sản xuất danh nghĩa của miền Trung 2019 .....................40
Biểu đồ 23: Cơ cấu thu nhập sản xuất danh nghĩa của miền Bắc 2019 ........................41
Biểu đồ 24: Cơ cấu thu nhập sản xuất danh nghĩa của miền Nam 2019 .......................42
Biểu đồ 25: Cơ cấu thu nhập sản xuất danh nghĩa của miền Đông Bắc 2019 ..............43
Biểu đồ 26: Cơ cấu thu nhập sản xuất danh nghĩa của miền Tây 2019 ........................44
vi
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Vị trí địa lý của Thái Lan ...................................................................................2
Hình 2: Một số hình ảnh miền Bắc Thái Lan ..................................................................3
Hình 3: Hình ảnh miền Đông Bắc Thái Lan....................................................................4
Hình 4: Hình ảnh miền Trung Thái Lan ..........................................................................5
Hình 5: Hình ảnh miền Đông Thái Lan ...........................................................................5
Hình 6: Hình ảnh miền Tây Thái Lan .............................................................................6
Hình 7: Hình ảnh miền Nam Thái Lan ............................................................................6
Hình 8: Bản đồ kinh tế của Thái Lan ..............................................................................8
Hình 9: Mật độ dân số Thái Lan ....................................................................................11
Hình 10: Các Phật tử trong ngày lễ Phật đản tại Thái Lan ............................................13
Hình 11: Những bản kinh có niên đại trên 2.000 năm tuổi ...........................................14
Hình 12: Múa cổ truyền Thái Lan .................................................................................14
Hình 13: Màn biểu diễn múa sạp tại Lễ hội Văn hóa Đông phương 2015....................14
Hình 14: Các vùng kinh tế của Thái Lan .......................................................................36

vii
LỜI MỞ ĐẦU

Khi nghiên cứu về nền kinh tế của các nước và khu vực trên thế giới, châu Á –
Thái Bình Dương luôn là khu vực nhận được nhiều sự chú ý bởi tốc độ tăng trưởng và
nhịp độ phát triển năng động trong những thập kỷ gần đây. Trong đó, Thái Lan là một
điểm sáng về kinh tế, đầu tư và du lịch ở khu vực này. Thái Lan nằm ở Đông Nam Á
với vị trí địa lý có nhiều thuận lợi cho phát triển thương mại và du lịch. Sở hữu nguồn
tài nguyên tương đối phong phú, khí hậu nhiệt đới gió mùa và nhiều yếu tố khác, Thái
Lan đã biết tận dụng lợi thế để không ngừng phát triển các ngành công nghiệp, nông
nghiệp và dịch vụ trong nước cũng như tăng cường xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Đặc biệt, đây là quốc gia được biết đến với kim ngạch xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.

Kinh tế Thái Lan là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới phụ thuộc lớn
vào du lịch và xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu chiếm khoảng 60% GDP.
Theo dữ liệu của quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ 2 trong khu
vực Đông Nam Á (chỉ sau Indonesia), xếp thứ 8 châu Á và thứ 22 thế giới theo GDP
danh nghĩa, thứ 7 châu Á và thứ 20 thế giới nếu xét theo sức mua. Sau dịch Covid-19,
nền kinh tế Thái Lan đang trên đà phục hồi trở lại với những tín hiệu tích cực về mở cửa
thế giới để đón khách du lịch.

Nhận thấy Thái Lan là một nước có nhiều điểm tương đồng về địa lý, tự nhiên,
khí hậu, văn hóa - xã hội với Việt Nam, đồng thời lại đang có những bước phát triển ấn
tượng trong kinh tế, nhóm 6 quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm địa lý, kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Thái Lan” để tìm hiểu và làm rõ thêm về những đặc
điểm địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của nước này. Nội dung bài tiểu luận sẽ
gồm 3 phần chính:

Chương 1: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Thái Lan

Chương 2: Dân cư – xã hội và chế độ chính trị của Thái Lan

Chương 3: Tổng quan về nền kinh tế Thái Lan

1
CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN CỦA THÁI LAN

1.1. Vị trí địa lý

Thái Lan thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Lào và Myanmar; phía
Đông giáp Campuchia và vịnh Thái Lan; phía Nam giáp Malaysia; phía Tây giáp biển
Andaman và Mianma. Biên giới trên đất liền dài 4,863 km (Myanmar 1800 km,
Campuchia 803 km, Lào 1754 km, Malaysia 506 km) và có đường bờ biển dài 3219 km.

Có thể nói địa lý đất nước Thái Lan nhận được vô vàn sự ưu ái và thuận lợi để
phát triển. Nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi trong khu vực, lại có đường biên giới tiếp
xúc với nhiều quốc gia, dân tộc, Thái Lan từ sớm đã kế thừa trọn vẹn những nét độc đáo
của các dân tộc láng giềng và xây dựng, phát triển những giá trị rất riêng tạo nên một
Thái Lan đặc biệt ở hiện tại. Do không bị chiến tranh tàn phá, lại có vị trí địa lý “đắc
địa”, Thái Lan từ một nước nông nghiệp thuần hậu vươn lên thành một quốc gia nổi bật
của Châu Á và Thủ đô Krungthep Mahanakhon được đánh giá là “viên ngọc sáng” của
Đông Nam Á.

Hình 1: Vị trí địa lý của Thái Lan

2
1.2. Điều kiện tự nhiên

1.2.1. Về diện tích

Diện tích Thái Lan là 513,120 km2. Thái Lan xếp thứ 50 trên thế giới về diện
tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanmar.

1.2.2. Về địa lý

Hội đồng nghiên cứu Quốc gia phân chia Thái Lan thành 6 vùng địa lý, dựa trên
các đặc điểm tự nhiên bao gồm địa hình và dòng chảy, cũng như mô hình văn hóa của
con người. Đó là: khu vực phía Bắc, Đông Bắc, miền Trung, miền phía Đông, miền Tây
và miền Nam. Mặc dù Bangkok về mặt địa lý là một phần của đồng bằng trung tâm, vì
là thủ đô và thành phố lớn nhất, khu vực này có thể coi là khía cạnh khác, một khu vực
riêng biệt. Mỗi vùng trong 6 vùng địa lý khác so với vùng khác ở dân số, các nguồn lực
cơ bản, đặc điểm tự nhiên và mức độ phát triển kinh tế xã hội. Sự đa dạng của các vùng
thực tế là thuộc tính nổi bật trong địa chất Thái Lan.

− Miền Bắc Thái Lan

Miền Bắc Thái Lan là một khu vực miền núi. Các dãy núi song song mở rộng từ
dãy Daen Lao, phía Nam của vùng Shan, theo hướng Bắc/Nam, dãy Dawna hình thành
biên giới phía Tây của Thái Lan giữa Mae Hong Son và sông Salween, dãy Thanon
Thong Chai, dãy Khun Tan, dãy Phi Pan Nam, cũng như phía Tây của dãy
Luangprabang.

Hình 2: Một số hình ảnh miền Bắc Thái Lan

Những ngọn núi cao được phủ bởi các thung lũng sông trũng và vùng đất cao
nằm sát biên giới trung tâm. Hầu hết các con sông, bao gồm cả các sông Nan, Ping,
Wang và Yom, hội tụ lại ở vùng đồng bằng của vùng hạ lưu phía Bắc và khu vực trung
tâm. Sông Ping và sông Nan hợp lại tạo thành sông Chao Phraya. Phần Đông Bắc được
nạp nước bởi các sông chảy vào lưu vực Mekong như sông Kok và Ing.
3
Những đặc điểm tự nhiên này đã tạo nhiều hình thức nông nghiệp khác nhau, bao
gồm trồng lúa nước ở các thung lũng và canh tác nương rẫy ở vùng cao. Rừng núi cũng
được đẩy mạnh sự độc lập khu vực. Các khu rừng, bao gồm các loại gỗ tếch và các loại
gỗ cứng có ích cho nền kinh tế đã từng chiếm ưu thế vùng phía Bắc và phía Đông Bắc
đã giảm từ những năm 1980 xuống 130.000 km². Năm 1961, rừng chiếm 56% diện tích
đất nước nhưng giữa năm 1980 rừng đã giảm xuống dưới 30% diện tích của Thái Lan.

Trong suốt mùa đông ở vùng núi phía Bắc Thái Lan, nhiệt độ đủ lạnh để trồng
trái cây như vải và dâu tây.

− Miền Đông Bắc Thái Lan

Miền Đông Bắc với đất nghèo, không thích hợp cho nông nghiệp. Tuy nhiên, gạo
nếp, lương thực chính của khu vực này, phải trồng trọt trên đất ngập, kém mất nước. Vì
vậy, ruộng lúa phát triển mạnh nơi bị ngập từ gần dòng sông và ao, thường có thể sản
xuất hai vụ mỗi năm. Các cây trồng thu lợi nhuận chẳng hạn như mía đường và sắn được
trồng trọt trên quy mô lớn. Sản xuất lụa là một ngành thủ công nghiệp quan trọng và
đóng góp đáng kể vào nền kinh tế.

Hình 3: Hình ảnh miền Đông Bắc Thái Lan

Khu vực này bao gồm chủ yếu là cao nguyên Khorat khô trong đó một số vùng
rất bằng phẳng và một ít đồi núi thấp nhưng là đồi núi đá như núi Phu Phan. Mùa mưa
ngắn gây lũ lụt nặng ở các thung lũng sông. Khác với những vùng màu mỡ hơn của Thái
Lan, miền Đông Bắc có mùa khô kéo dài và phần lớn diện tích được bao phủ bởi các
bãi cỏ thưa. Dãy núi bao quanh cao nguyên ở phía Tây và phía Nam và sông Mê Kông
phân định phần lớn phía Bắc và phía Đông. Một số loại thảo dược cổ truyền, đặc biệt là
chi nghệ, họ gừng có nguồn gốc tự nhiên trong vùng.

− Miền Trung Thái Lan

4
Hình 4: Hình ảnh miền Trung Thái Lan

Miền Trung Thái Lan thường được gọi là "bát gạo của châu Á.". Ở đây cảnh quan
khá bằng phẳng tạo điều kiện cho giao thông đường thủy nội địa. Khu vực màu mỡ đã
duy trì mật độ dân đông, 422 người/km² năm 1987, so với trung bình là 98 trong cả
nước. Bangkok, trung tâm thương mại, giao thông vận tải và hoạt động công nghiệp,
nằm ở rìa phía Nam của khu vực ở đầu vịnh Thái Lan và bao gồm một phần của đồng
bằng Chao Phraya.

− Miền Đông Thái Lan

Miền Đông Thái Lan nằm giữa dãy Sankamphaeng, tạo thành biên giới của cao
nguyên Đông Bắc phía Bắc và vịnh Thái Lan về phía Nam. Phía Tây của dãy Phnom
Kravanh, được biết đến ở Thái Lan là Thio Khao Banthat, kéo dài vào Đông Thái Lan.
Địa lý của vùng có đặc điểm là các dãy núi ngắn xen kẽ với các lưu vực nhỏ của các
sông ngắn chảy vào vịnh Thái Lan.

Hình 5: Hình ảnh miền Đông Thái Lan

Cây ăn quả là một mảng chính của nông nghiệp trong khu vực và du lịch đóng
một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Vị trí ven biển của vùng đã giúp thúc đẩy phát
triển công nghiệp, một nhân tố chính trong nền kinh tế của khu vực.

− Miền Tây Thái Lan

5
Dãy núi dài biên giới Thái Lan với Myanmar tiếp tục trải dài xuống phía Nam từ
phía Bắc tới Tây Thái Lan với dãy núi Tenasserim, được biết đến ở Thái Lan là Thio
Khao Tanaosi. Địa lý của vùng miền Tây Thái Lan giống như ở miền Bắc, có điểm đặc
trưng là núi cao và thung lũng sông dốc.

Hình 6: Hình ảnh miền Tây Thái Lan

Miền Tây Thái Lan có nhiều khu vực rừng tự nhiên. Nước và khoáng sản cũng
là những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng. Đây là khu vực có nhiều đập chính
của đất nước và khai mỏ là một ngành công nghiệp quan trọng của khu vực.

− Miền Nam Thái Lan

Hình 7: Hình ảnh miền Nam Thái Lan

Miền Nam Thái Lan là một phần của bán đảo hẹp, đặc biệt về khí hậu, địa hình
và tài nguyên. Nền kinh tế dựa trên du lịch dầu cọ và đồn điền cao su. Ví dụ trong tỉnh
Krabi, đồn điền cọ chiếm 1.568 km², hay 52% diện tích nông nghiệp của tỉnh. Các nguồn
thu nhập khác bao gồm: dừa, khai thác thiếc. Địa hình núi và không có nhiều hệ thống
sông lớn là đặc điểm nổi bật của miền Nam.

6
1.2.3. Về khí hậu

Thái Lan có khí hậu nhiệt đới. Mưa mùa lớn từ tháng 6 đến tháng 10. Từ tháng
10 đến tháng 3 khí hậu mát mẻ. Từ tháng 3 đến tháng 6 khí hậu nóng.

1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Thái Lan có tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng bao gồm:
khoáng sản, rừng, đất trồng trọt và thuỷ hải sản. Một số tài nguyên khoáng sản khai thác
ở Thái Lan bao gồm than, khí đốt tự nhiên, vàng, fluorit, chì, mangan, cao su, đá vôi, đá
bazan, niobi, kẽm, thiếc, vonfram, thạch cao và than non. Trong nhiều năm, Thái Lan là
nhà sản xuất thiếc lớn. Tuy nhiên, nước này hiện tập trung nhiều vào khai thác vàng hơn
là thiếc. Nhà sản xuất than hàng đầu của Thái Lan là Banpu PCL đặt tại Krungthep. Khí
đốt tự nhiên cũng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng ở Thái Lan. Tiền gửi
của nó được phát hiện ra nước ngoài vào những năm 1970; giảm sự phụ thuộc của Thái
Lan vào xăng dầu nhập khẩu do chi tiêu cao.

Sau Canada, Thái Lan là nước xuất khẩu thạch cao lớn thứ hai thế giới. Khoáng
sản này chủ yếu được tiêu thụ bởi ngành xây dựng. Khoảng 28% đất đai của Thái Lan
được trồng rừng với lâm sản có giá trị nhất là gỗ cứng. Trước đây, Thái Lan đã xuất
khẩu một loại gỗ cứng nhiệt đới phổ biến được gọi là gỗ tếch. Tuy nhiên, sau khi khai
thác gỗ không được kiểm soát, chính phủ đã tuyên bố khai thác gỗ bất hợp pháp vào
năm 1989. Do đó, quốc gia này đã chỉ định 25% diện tích đất cho rừng được bảo vệ
cũng như 15% đất để sản xuất gỗ. Bên cạnh những con voi là điểm thu hút khách du lịch
ở Thái Lan, chúng cũng được đào tạo để tạo điều kiện cho việc khai thác gỗ trong ngành
gỗ. Họ kéo khúc gỗ, chất đống chúng và kéo chúng lên xe tải.

Thái Lan có một số khu vực đánh cá quan trọng bao gồm câu cá biển cũng như
câu cá nước ngọt. Đánh bắt cá đóng góp phần lớn cho nền kinh tế của Thái Lan cả về
thu hút khách du lịch và ngành công nghiệp đánh bắt cá khi nước này xuất khẩu sản
phẩm cá. Các loại cá phổ biến ở Thái Lan là tôm, sò, cá trê khổng lồ Mekong, cá trê
đuôi đỏ, cá lóc khổng lồ, cá chép Xiêm, Arapaima, Wallago và Barramundi. Các điểm
câu cá hàng đầu trong cả nước bao gồm hồ Shadow, hồ Bungsamran, công viên Câu cá
Jurassic, đập Khao Laem và hồ Shadow.

7
Hình 8: Bản đồ kinh tế của Thái Lan

8
CHƯƠNG 2: DÂN CƯ – XÃ HỘI VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ CỦA THÁI LAN

2.1. Dân cư

Dân số hiện tại của Thái Lan là 70.057.371 người tương đương với khoảng 0,88%
dân số thế giới (ngày 02/05/2022 - số liệu từ Liên Hợp Quốc). Thái Lan đang đứng thứ
20 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

− Sắc tộc:

Do nằm ở vị trí tiếp giáp với nhiều nước và vùng lãnh thổ, Thái Lan là nơi có số
lượng lớn người nhập cư, chính vì vậy, đây là quốc gia đa tộc người, gồm 23 dân tộc.
Trong đó, dân tộc Thái chiếm 75%; 14% là người gốc Hoa và 3% người gốc Mã Lai; số
còn lại là những dân tộc thiểu số khác (như Môn, Khơ-me và các tộc khác) (Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 2020).

Biểu đồ 1: Các dân tộc tại Thái Lan

Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Theo cách phân loại về ngôn ngữ học, ở Thái Lan có trên 60 nhóm ngôn ngữ
khác nhau. Chính phủ Thái Lan đưa ra sự phân loại với 2 loại cư dân: nhóm Thái (Tai)
và nhóm không phải Thái (non-Tai). Nhóm Thái chiếm 91%. Trong số 9% còn lại là
người Thái gốc Hoa (chiếm 2%); người Thái gốc Mã Lai (chiếm 6%); các tộc người bản
địa vùng cao (được người Thái gọi là chao khao chiếm 1.000.000 người) (Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam, 2020). Đối với nhóm không phải Thái (non-Tai), chính phủ
Thái Lan chưa có số liệu thống kê chính thức; trong đó bao gồm các đối tượng di dân tị
nạn, lao động nhập cư trái phép vào Thái Lan, những người nước ngoài sinh sống ở Thái
9
Lan; số lượng nhóm người này đang có xu hướng gia tăng, đặt ra nhiều vấn đề về kinh
tế - xã hội cho chính phủ Thái Lan.

− Cơ cấu tuổi:

Biểu đồ 2: Cơ cấu tuổi Thái Lan năm 2018

Nguồn: Britannica

Độ tuổi trung bình ở Thái Lan là 40,9 tuổi với số lượng người trên 60 tuổi chiếm
hơn 1/5 dân số. Cơ cấu dân số già của Thái Lan được coi là bài toán lớn với nhiều hệ
lụy xã hội có nguy cơ xảy ra như sụt giảm năng suất lao động, thiếu hụt cung lao động,
tạo áp lực cho ngân sách chính phủ. Với đặc điểm là một thị trường mới nổi dựa chủ
yếu vào lao động giá rẻ và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, tỷ lệ sinh giảm đang tác
động tới nước này trầm trọng hơn.

Biểu đồ 3: Tốc độ gia tăng dân số của Thái Lan từ năm 1951 đến năm 2020

Nguồn: Danso.org

10
− Phân bổ dân cư:

Hình 9: Mật độ dân số Thái Lan

Nguồn: Britannica

Mật độ dân số của Thái Lan là 137 người/km2 với tổng diện tích đất là 510.844
km2. 52,16% dân số sống ở thành thị (số liệu từ Liên Hợp Quốc, 2022). Dân cư tập trung
chủ yếu quanh khu vực thủ đô Bangkok và đồng bằng với mật độ từ 250-1.000
người/km2.

2.2. Xã hội

2.2.1. Giáo dục

Số người biết đọc, biết viết trung bình đạt 93,8%, tỉ lệ này ở nam là 96% và ở nữ
là khoảng 91,6% (Vietnam Export, 2016).

Nhà nước Thái Lan coi trọng giáo dục và luôn luôn đầu tư cho giáo dục. Giáo
dục tiểu học 6 năm là bắt buộc và được miễn phí hoàn toàn.

Theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 được công bố
mới đây của US News, những quốc gia đứng đầu về giáo dục được US News xếp hạng
gồm: Mỹ, Anh, Đức, Canada, Pháp, … Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan xếp thứ
11
46 toàn cầu, là nước có môi trường giáo dục tốt thứ 2, chỉ sau Singapore (xếp thứ 21)
(Báo Chính phủ, 2022).

2.2.2. Y tế

Các sáng kiến chăm sóc sức khỏe cùng Chính sách bao phủ toàn dân của Thái Lan
từ năm 2002 đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, cải thiện việc kiểm soát
các bệnh truyền nhiễm như HIV-AIDS và chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Trong khi đó, vào tháng 4 năm 2021, tạp chí CEOWORLD tại Hoa Kỳ đã công bố
danh sách các quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới năm 2021. Trong
số 89 quốc gia được khảo sát, Thái Lan đứng ở vị trí 13 toàn cầu và đồng thời là quốc
gia hàng đầu Đông Nam Á về chỉ số chăm sóc sức khỏe với tổng điểm 59,52.

Bảng 1: Các nước có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới năm 2021

Nguồn: CEO World

Giữa tâm dịch Covid-19 trong năm 2020 - 2021, Thái Lan dù có tốc độ lây nhiễm
nhanh nhưng đồng thời với sự tiến bộ trong công tác y tế và hành động của chính phủ,
tỷ lệ tiêm chủng của nước này rất cao, tạo điều kiện cho nới lỏng giãn cách và mở cửa
du lịch - ngành dịch vụ đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế nước này.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Thái Lan kể từ giữa thế kỷ XX đã cho
phép chính phủ cải thiện đáng kể các dịch vụ y tế và phúc lợi, nhưng sự tăng trưởng
kinh tế này cũng tạo ra sự bất bình đẳng rõ rệt về mức sống. Trong vòng hơn 10 năm
qua, công tác y tế có được chú ý hơn, tuy nhiên số lượng bác sĩ, cơ sở và công cụ khám
chữa bệnh ở những nơi vùng sâu vùng xa còn thiếu thốn trầm trọng. Chính vì vậy,
12
khoảng cách giữa nông thôn và thành thị về chất lượng và sự sẵn có của dịch vụ chăm
sóc sức khỏe đã gia tăng kể.

2.2.3. Văn hóa

Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo - tôn giáo
chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này.

Trước khi những cải cách hiện đại hóa bắt đầu được thực hiện vào cuối thế kỷ 19
dưới thời Vua Chulalongkorn, đời sống văn hóa Thái Lan xoay quanh cung đình Xiêm
La và đền đài Phật giáo. Nhiều tập tục cổ xưa gắn liền với triều đình và đền thờ đã trở
thành các yếu tố của di sản quốc gia Thái Lan đương đại. Chế độ quân chủ, thông qua
việc tham gia vào các chức năng hoàng gia, nghi lễ nhà nước và lễ hội phổ biến, đóng
một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và bảo tồn di sản này. Một số ngày lễ Phật
giáo nhất định đã được công nhận là ngày lễ quốc gia, trong đó có Visakha Puja (Lễ
Phật đản) - lễ hội kỷ niệm sự ra đời, giác ngộ và qua đời của Đức Phật, và sự bắt đầu và
kết thúc của “Mùa chay Phật giáo”. Ngày nay, trong văn hóa ứng xử thường ngày, người
Thái luôn tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính Hoàng gia, trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.

Hình 10: Các Phật tử trong ngày lễ Phật đản tại Thái Lan

Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao... bắt nguồn từ Phật giáo và
Ấn Độ là vốn quý của văn học cổ truyền người Thái. Người Thái sớm có chữ viết nên
nhiều tài liệu cổ (văn học, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản, lá cọ, trên vỏ cây,
trên da thú và trên những chiếc đĩa bằng kim loại. Bên cạnh đó, âm nhạc và các điệu
múa truyền thống nổi tiếng như múa xòe, múa sạp cũng được coi là di sản quốc gia.

13
Hình 11: Những bản kinh có niên đại trên 2.000 năm tuổi

Hình 12: Múa cổ truyền Thái Lan

Hình 13: Màn biểu diễn múa sạp tại Lễ hội Văn hóa Đông phương 2015

14
2.2.4. An sinh xã hội

Toàn cầu hóa nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan nhưng đồng
thời, tình trạng nghèo đói vẫn tiếp tục tồn tại và có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở các
vùng nông thôn. Dù các chương trình xóa đói giảm nghèo được thiết lập, nhưng các
chính sách của chính phủ liên quan đến xây đập, khai thác gỗ và đánh cá, kết hợp với sự
hỗ trợ không đầy đủ cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, đã khiến một bộ phận
lớn dân cư nông thôn trở nên nghèo khó hơn.

Sự khoan dung về văn hóa, sự gia tăng thu nhập khả dụng và thiếu ý chí chính trị
trong việc kiểm soát ngành công nghiệp tình dục (vốn thu hút nhiều khách du lịch tại
nước này) đã khiến Thái Lan trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ mại dâm và tệ
nạn xã hội bình quân đầu người cao nhất thế giới. Do đó, đất nước này đặc biệt dễ bị tổn
thương khi các ca nhiễm HIV bắt đầu lan rộng. Trong một số năm, Thái Lan có tỷ lệ
nhiễm HIV và AIDS cao nhất Châu Á.

Đặc biệt, sự hoành hành của đại dịch Covid-19 đã làm giảm đáng kể chất lượng
cuộc sống của một bộ phận công dân dễ bị tổn thương tại nước này.

2.2.5. Lao động

Một vấn đề phúc lợi mới đã xuất hiện ở Thái Lan kể từ đầu thế kỷ 21 khi ngày
càng có nhiều người làm việc trong nhiều nhà máy của nước này đối mặt với rủi ro
nghiêm trọng của tai nạn lao động. Hơn nữa, tỷ lệ sinh giảm và sự già hóa dân số dẫn
đến giảm số lượng lực lượng lao động, trong khi chính phủ gặp áp lực lớn hơn trong
việc cung cấp vốn hỗ trợ cho nhóm người cao tuổi. Trong đại dịch Covid-19, nhiều
người ở Thái Lan đã đổi nghề, làm tự do, bị sa thải trong khi lao động nước ngoài phải
về nước và không thể quay lại. Tỉ lệ thất nghiệp tại nước này đang ở mức cao nhất trong
một thập kỷ qua (Liên hiệp Công thương Thái Lan, 2022). Một nghịch lý trong bối cảnh
gần 2 triệu người thất nghiệp, vẫn có rất nhiều công ty, đặc biệt trong các lĩnh vực như
du lịch, chế biến thực phẩm, ngư nghiệp, lại không thể tìm đủ người lao động.

2.3. Chế độ chính trị

Chính thể: Quân chủ lập hiến.

Các khu vực hành chính: 76 tỉnh.

Hiến pháp: Quốc gia này đã có 17 bản hiến pháp, bản hiến pháp gần đây nhất
được soạn thảo vào năm 2007. Chính phủ Thái Lan không ngừng hoàn thiện hành lang
pháp lý và bộ máy quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân, huy động nguồn
lực cho công nghiệp hóa.
15
Nền chính trị Thái Lan từng chứng kiến 20 cuộc đảo chính hoặc nỗ lực đảo chính
của quân đội từ năm 1932 tới năm 2014. Lệnh thiết quân luật của nước này cho phép
quân đội có quyền hạn lớn trong việc ban hành lệnh cấm tụ tập, hạn chế đi lại và bắt giữ
người.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước là vua. Theo hiến pháp, nhà vua được ban cho rất ít quyền
lực, nhưng vẫn là người đứng đầu và là một biểu tượng quốc gia của Thái Lan.

Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Thái Lan theo chế độ quân chủ, cha truyền
con nối; người đứng đầu của đảng có thể thành lập được liên minh đa số thường trở
thành Thủ tướng.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm hai viện: Thượng viện (200 ghế, được bầu theo
phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 6 năm) và Hạ viện (500 ghế, được bầu theo phổ thông
đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm).

Vào tháng 5 năm 2014, sau một cuộc đảo chính quân sự, hiến pháp năm 2007 bị
đình chỉ (ngoại trừ các điều khoản liên quan đến chế độ quân chủ), và một hội đồng các
nhà lãnh đạo quân sự lên nắm quyền. Hội đồng đó đã bổ nhiệm một cơ quan lập pháp
lâm thời gồm 200 thành viên vào cuối tháng Bảy. Người lãnh đạo của hội đồng được bổ
nhiệm làm thủ tướng lâm thời vào cuối tháng Tám.

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Quốc vương bổ nhiệm.

Thái Lan đã có một hệ thống luật pháp tinh vi trước những ảnh hưởng của phương
Tây khiến nước này phải áp dụng một hệ thống luật học dựa trên các mô hình của châu
Âu.

Các bộ luật đầu tiên - ra đời từ đầu thế kỷ 15 - dựa trên bộ luật Manu của Ấn Độ.
Là một phần của cải cách hiện đại hóa vào cuối thế kỷ 19, một hệ thống pháp luật mới
đã được phát triển, chủ yếu dựa trên mô hình của Pháp (Napoléon). Chính phủ hiện đại
hóa của Vua Chulalongkorn cũng nhận được lời khuyên pháp lý từ các cố vấn Anh.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu và bắt buộc.

Các đảng phái chính: Đảng Dân tộc Thái (TNP), Đảng Dân chủ (DP), Đảng
Nguyện vọng mới (NAP), Đảng Phát triển dân tộc (NDP), Đảng Hành động xã hội
(SAP), Đảng Dân chủ Tự do (LDP), Đảng Đoàn kết (SP), v.v.

16
Hệ thống đảng chính trị Thái Lan được coi có mức độ thể chế hóa yếu với việc
thành lập các đảng, giành ghế trong bầu cử và sau đó nhanh chóng “biến mất” (ví dụ:
Đảng Hành động xã hội, Đảng Công dân Thái... và gần đây là sự giải thể Đảng Hướng
tới tương lai sau khi đảng này giành vị trí thứ ba trong cuộc tổng tuyển cử năm 2019).
Một trong những nguyên nhân dẫn đến mức độ thể chế hóa yếu của hệ thống đảng chính
trị Thái Lan là do sự tồn tại với mức độ ảnh hưởng cao của giới tinh hoa tại các địa
phương, khu vực. Chính vì vậy, hệ thống đảng chính trị Thái Lan chưa đóng vai trò nổi
bật đối với quá trình củng cố dân chủ tại nước này.

17
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ THÁI LAN

3.1. Tổng quan nền kinh tế

3.1.1. Sơ bộ lịch sử nền kinh tế Thái Lan

Trước những năm 1960, nền kinh tế Thái Lan chủ yếu dựa vào sản xuất gạo và
các loại thực phẩm, hàng hóa khác cho tiêu dùng trong nước; xuất khẩu gạo, cao su, gỗ
tếch và thiếc. Sau đó, chính phủ bắt đầu thúc đẩy chuyển đổi từ nông nghiệp sang sản
xuất hàng dệt may, hàng tiêu dùng và cuối cùng là linh kiện điện tử để xuất khẩu. Đến
những năm 1980, Thái Lan đã tham gia vào con đường công nghiệp hóa vững chắc;
ngay cả cuộc khủng hoảng kinh tế cuối thế kỷ 20 chỉ làm chậm lại, nhưng không dừng
lại, sự chuyển đổi kinh tế này.

Từ năm 1963 đến năm 1997, nền kinh tế Thái Lan là một trong những nền kinh
tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Việc thông qua kế hoạch phát triển quốc gia đầu
tiên vào năm 1963 đã thúc đẩy sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp. Trong
những năm 80 và 90, nhiều ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu đã xuất hiện, chủ
yếu ở các khu vực xung quanh Bangkok. Sự di cư quy mô lớn của phụ nữ và nam giới
trẻ tuổi từ các vùng nông thôn đến Bangkok đã làm thiếu hụt lao động ở nông thôn.
Những người tiếp tục theo đuổi nông nghiệp ngày càng chuyển sang sử dụng máy móc
để bù đắp sự thiếu hụt lao động, mang lại sự chuyển dịch kinh tế nông thôn từ tự cung
tự cấp sang nông nghiệp định hướng thị trường. Hầu hết vốn đầu tư vào công nghệ mới
trong lĩnh vực nông nghiệp là từ tiền tiết kiệm của các thành viên trong gia đình đã
chuyển đến làm việc ở thành phố.

Các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu và các tổ chức tài chính, đặc biệt
là những ngành được thành lập trong những năm 80 và 90, phụ thuộc nhiều vào vốn
nước ngoài, khiến nền kinh tế Thái Lan dễ bị tác động hơn trước những thay đổi của
tình hình kinh tế toàn cầu. Từ 1988 – 1995 kinh tế Thái Lan đạt tốc độ tăng trưởng cao
từ 8% đến 10%. Nhưng đến năm 1996 tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 5,9%. Sau
đó, năm 1997, sự sụt giảm đột ngột và nhanh chóng về giá trị của đồng tiền Thái Lan -
đồng baht, đã gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính và nhanh chóng lan sang các nước
châu Á khác. Kinh tế Thái Lan rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng: giá trị đồng Baht
giảm mạnh, nợ nước ngoài lớn, các ngành sản xuất mũi nhọn như công nghiệp ô tô, dệt,
điện tử suy giảm nghiêm trọng; thất nghiệp gia tăng. Cuộc khủng hoảng không chỉ nói
lên sự phụ thuộc quá mức của Thái Lan vào nguồn vốn nước ngoài mà còn cho thấy hậu
quả của sự phát triển không đồng đều và những yếu kém trong một số lĩnh vực của nền
kinh tế. Đến đầu thế kỷ 21, nền kinh tế bắt đầu phục hồi, nhưng cuộc khủng hoảng kinh

18
tế trước đó và sự xuất hiện của một trật tự chính trị dân chủ hơn đã khiến các chính sách
kinh tế trở thành đối tượng tranh luận gay gắt của công chúng.

3.1.2. Tổng quan nền kinh tế Thái Lan hiện nay

Nền kinh tế Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ 26 trên toàn cầu về tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) và là nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Tuy
nhiên, nó chỉ đứng thứ 85 trên thế giới về GDP bình quân đầu người và chỉ đứng thứ tư
ở khu vực Đông Nam Á, sau Singapore, Brunei và Malaysia.

1200
1059.64
Tỷ USD

1000

800

600 501.71
337.01 361.49 339.98 343.11
400

200 81.26
12 25.19 18.82
0

Nước

Biểu đồ 4: GDP của các nước ASEAN năm 2020

Nguồn: Statista

Trong 40 năm qua, Thái Lan đã có những bước tiến lớn trong sự phát triển kinh
tế xã hội, nâng cao vị thế từ một quốc gia có thu nhập thấp thành một quốc gia có thu
nhập trung bình. Đây là lý do tại sao đất nước này được công nhận rộng rãi là một đất
nước phát triển thành công, đã có thể duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đồng thời
giảm đáng kể tình trạng nghèo nàn.

3.1.3. Các chỉ số kinh tế của Thái Lan

− GDP (Tổng sản phẩm quốc nội)

19
8 7.2

%
6
4.2 4.2
4 3.1 3.4
2.7 2.3
1.6
2 1

0
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
-2

-4

-6
-6.2
-8
Năm

Biểu đồ 5: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan 2012-2021 (%)

Nguồn: Trading Economics

Về GDP, GDP của nền kinh tế lớn thứ 8 của châu Á, tăng trung bình 9,5% mỗi
năm từ năm 1987 đến 1996, trong khi tăng trưởng chậm lại trung bình 3,9% trong năm
2000 - 2014. Năm 2020, nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng âm 6,2% ảnh hưởng nặng nề
của đại dịch Covid-19.

Để thúc đẩy nền kinh tế từ đại dịch bị suy thoái, tổng thể bốn biện pháp kích thích
kinh tế đã được chính phủ đưa ra vào năm ngoái. Sau khi nới lỏng các biện pháp ngăn
chặn và mở cửa trở lại của đất nước, nền kinh tế Thái Lan đã mở rộng 1,6% vào năm
2021.

− GNP (Tổng sản phẩm quốc gia)

600
524.21
Tỷ USD

482.06 487.77
500
435.91
393.47 386.38 380.6 393.95
400 361.88 379.34
326.82
300

200

100

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Năm

Biểu đồ 6: Biểu đồ tổng sản phẩm quốc gia của Thái Lan 2010-2020

Nguồn: Số liệu kinh tế


20
Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy trong giai đoạn 2010-2020 GNP của Thái
Lan đạt đỉnh cao nhất vào năm 2019 với 524.21 tỷ USD. Năm 2020 GNP của Thái Lan
là 487,77 tỷ USD, giảm -6,95%, với mức thay đổi -36,44 tỷ USD so với con số 524,21
tỷ USD của năm 2019. Từ đó, ta cũng thấy đại dịch Covid-19 đã có ảnh hưởng không
hề nhỏ đến nền kinh tế của Thái Lan.

− GDP bình quân đầu người

9000 25.00%
USD/ người

%
8000
20.00%
7000
15.00%
6000

5000 10.00%

4000 5.00%
3000
0.00%
2000
-5.00%
1000

0 -10.00%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Năm

Biểu đồ 7: GDP bình quân đầu người Thái Lan 2010-2020

Nguồn: World Bank

Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy trong giai đoạn 2010-2020 GDP bình quân
đầu người của Thái Lan đạt đỉnh cao nhất vào năm 2019 với 7.817 USD/người. GDP
bình quân đầu người của Thái Lan là 7.189 USD/người vào năm 2020. Tốc độ tăng
trưởng GDP/người đạt -8.03% trong năm 2020, giảm -628 USD/người so với con số
7.817 USD/người của năm 2019. GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm 2021 dự
kiến sẽ đạt 6.611 USD/người nếu nền kinh tế Thái Lan vẫn giữ nguyên tốc độ tăng
trưởng GDP và mức dân số như năm vừa rồi.

− Lạm phát

21
5
3.8

%
4
3.2 3
3
2.2
1.9
2
1.1 1.2
0.7 0.7
1
0.2
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
-1
-0.9 -0.8
-2
Năm

Biểu đồ 8: Tỷ lệ lạm phát của Thái Lan giai đoạn 2010-2021

Nguồn: World Bank

Tỷ lệ lạm phát đối với giá tiêu dùng ở Thái Lan đã dao động trong 11 năm qua
từ -0,9% đến 3.8%. Trong thời gian quan sát từ năm 2010 đến năm 2021, tỷ lệ lạm phát
trung bình là 1,36% mỗi năm. Đối với năm 2021, tỷ lệ lạm phát được tính là 1,2%.

Vào năm 2015 và 2020, Thái Lan đạt tỷ lệ lạm phát âm. Điều này có nghĩa là mặt
bằng giá chung ngày càng giảm và giá tiêu dùng ngày càng rẻ. Trường hợp này được
gọi là giảm phát, so với các nước khác, mức tăng giá mạnh không còn ở mức trung bình.
Thông thường đây là dấu hiệu của sự bất ổn về chính trị và kinh tế.

− Thất nghiệp

1.6 1.42
%

1.4
1.2 1.02
1 0.83
0.77 0.72
0.8 0.66 0.69
0.62 0.58 0.58 0.6
0.6
0.4
0.2
0.25
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Năm

Biểu đồ 9: Tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan giai đoạn 2010-2021

Nguồn: World Bank

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan luôn duy trì ở mức
thấp, giao động từ 0.25%-1.42% giai đoạn 2010-2021. Một xếp hạng của World Bank
22
vào năm 2018 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan là mức thấp thứ 9 trong số 233
quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, tỉ lệ thất nghiệp của Thái
Lan tăng nhanh hơn so với những năm trước đó, đạt kỉ lục và vượt quá mức 1%. Đại
dịch Covid-19 đã và đang là một trong những thách thức hàng đầu đối với thị trường
việc làm Thái Lan về lâu dài.

Theo Cơ quan Giám sát Kinh tế Thái Lan, cú sốc đại dịch COVID-19 đã khiến
nền kinh tế Thái Lan giảm 6,2% trong năm 2020 do nhu cầu bên ngoài sụt giảm ảnh
hưởng đến thương mại và du lịch, gián đoạn chuỗi cung ứng và tiêu dùng trong nước
suy giảm. Sau khi chịu sự suy giảm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
vào năm 2020, nền kinh tế đã mở rộng 1,6% vào năm 2021 trong bối cảnh bốn đợt đại
dịch và dự kiến sẽ không phục hồi trở lại mức trước COVID-19 cho đến năm 2023. Đại
dịch COVID-19 cũng có tạo ra một số thách thức trên thị trường lao động.

Nhìn chung, Thái Lan đã đạt được những tiến bộ ấn tượng về kinh tế và xã hội
trong vài thập kỷ. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 diễn ra trong những năm gần đây đã
làm gián đoạn tiến trình này. Nhờ có khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý, Thái
Lan đã có đủ khả năng để ứng phó nhanh chóng với tình hình kinh tế suy thoái mạnh.
Tuy nhiên, để đạt được vị thế quốc gia có thu nhập cao, bên cạnh một chương trình phục
hồi mạnh mẽ, Thái Lan còn cần có một loạt các cải cách chính sách tập trung vào tăng
trưởng năng suất và tích lũy vốn con người.

3.1.4. Tổng kết các mốc phát triển kinh tế của Thái Lan

Ngay từ đầu, Thái Lan 1.0 tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp bao gồm cả cây
trồng và vật nuôi. Khi Thái Lan trở thành Thái Lan 2.0, họ đang tập trung vào các ngành
công nghiệp nhẹ như quần áo, giày dép, túi xách, văn phòng phẩm, v.v. Hiện tại nền
kinh tế Thái Lan đang ở Thái Lan 3.0, nó tập trung vào ngành công nghiệp nặng và xuất
khẩu như nhà máy lọc dầu, ô tô, thép và xi măng để tiếp tục tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, hiện nay khi nền kinh tế toàn cầu trở nên cạnh tranh cao trong tất cả các lĩnh vực,
Thái Lan 3.0 là không đủ. Do đó, nền kinh tế Thái Lan phải được phát triển thành Thái
Lan 4.0. Trung Quốc 4.0 là mô hình kinh tế với tầm nhìn ổn định thịnh vượng và bền
vững để đối phó với sự thay đổi nhanh chóng trong thế kỷ 21.

Thái Lan 4.0 đánh dấu sự thay đổi đáng kể của nền kinh tế nước này sang nền
kinh tế dựa trên giá trị hay nền kinh tế định hướng đổi mới. Nó tập trung vào tư duy
sáng tạo công nghệ và lĩnh vực dịch vụ để tăng thêm các giá trị. Nó nhắm mục tiêu vào
năm ngành công nghiệp chính là: một - nông nghiệp, thực phẩm và công nghệ sinh học;
hai - chăm sóc sức khỏe và y sinh; ba - thiết bị thông minh, rô bốt và cơ điện tử; bốn -

23
công nghiệp kỹ thuật số, IOT và công nghệ nhúng; năm - công nghiệp sáng tạo và dịch
vụ giá trị cao.

Con đường phía trước của Thái Lan sẽ tuân theo một mô hình kinh tế gọi là Thái
Lan 4.0, nhằm mục đích đưa đất nước thoát khỏi một số thách thức kinh tế và thoát khỏi
bẫy thu nhập trung bình. Mô hình kinh tế tập trung vào 4 mục tiêu: thịnh vượng về kinh
tế, xã hội an toàn, nâng cao giá trị con người và bảo vệ môi trường.

Để đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, các động lực chính sẽ là đổi mới, công
nghệ và sáng tạo. Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu nâng chi tiêu nghiên cứu và phát
triển lên 1,5% GDP, tăng trưởng kinh tế với tốc độ hàng năm không dưới 5% trong vòng
5 năm và nâng cao thu nhập quốc dân trên đầu người từ 5.470 USD năm 2014 lên 15.000
USD vào năm 2032.

Để thúc đẩy phúc lợi xã hội, mô hình Thái Lan 4.0 tập trung vào việc khuyến
khích tất cả các thành viên trong xã hội phát huy hết tiềm năng của họ, đồng thời giảm
bớt sự chênh lệch xã hội và bất bình đẳng về thu nhập. Mô hình kinh tế cũng nhằm mục
đích phát triển vốn con người bằng cách chuyển đổi lao động hiệu quả về chi phí thành
lực lượng lao động có kỹ năng.

3.2. Các ngành kinh tế

Thái Lan là quốc gia lớn thứ hai trong số 10 quốc gia ASEAN xét theo quy mô
GDP, đạt mức 501,71 tỷ USD vào năm 2020, chỉ sau Indonesia (Statista, 2021). Nền
kinh tế Thái Lan có 3 ngành then chốt: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Biểu đồ 10: Tỷ trọng các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP Thái Lan 2010 - 2020

Nguồn: Statista

24
Từ biểu đồ có thể thấy, ngành nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất và
ngành dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. Ngoài ra, nông nghiệp
và công nghiệp là 2 ngành có xu hướng giảm về tỷ trọng, trong khi đó dịch vụ đã và
đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thái Lan với tỷ trọng khoảng 58,3%. Nỗ lực
phát triển kinh tế và chuyển đổi số, cùng với những thế mạnh về tự nhiên, du lịch… của
Thái Lan được cho là nguyên nhân dẫn đến xu hướng này.

3.2.1. Nông, lâm, ngư nghiệp

− Nhận xét chung

Nông nghiệp là một phân ngành rất cạnh tranh và đa dạng ở Thái Lan. Ngành
này đã mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người dân Thái Lan (khoảng 40% lực lượng
lao động), cùng với ngành dịch vụ. Trong ngành nông nghiệp của Thái Lan, phân ngành
trồng trọt và chăn nuôi đóng góp 75% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tiếp đến lần
lượt là phân ngành ngư nghiệp và chế biến nông sản với giá trị lần lượt là 14% và 11%.
(Charuk Singhapreecha, 2014). Xét về tác động của ngành đối với tăng trưởng kinh tế
của Thái Lan, tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp là nhỏ nhất so với các
ngành khác. Tuy nhiên, đã có sự tăng trưởng trong những năm gần đây mặc dù tương
đối chậm. Bất chấp một số suy thoái kinh tế, Thái Lan vẫn là một xã hội nông nghiệp
thành công do đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, khí hậu, địa hình và
đất đai thuận lợi cho phát triển từ các loại cây trồng đa dạng đến trồng trọt và thủy sản.

− Trồng trọt

Với khoảng 127 triệu mẫu đất, Thái Lan có khoảng 52% đất trong số đó thích
hợp cho nông nghiệp. Mặc dù canh tác cây trồng ở đất nước này rất đa dạng, nhưng cây
lúa luôn là hơi thở của xã hội nông nghiệp Thái Lan và đóng một vai trò quan trọng
trong truyền thống của đất nước. Lúa gạo không chỉ là cây lương thực chính của đất
nước mà còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính. Thái Lan trong nhiều thập kỷ là
một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Cụ thể, Thái Lan đứng thứ 6
trong số 10 nước có sản lượng lúa gạo cao nhất thế giới năm 2020 (Statista, 2020) và
đứng thứ 3, chỉ sau Ấn Độ, Việt Nam, về lượng gạo xuất khẩu (Statista, 2022). Năm
2021, sản lượng gạo mà Thái Lan sản xuất là 21,4 triệu tấn, cho thấy mức tăng nhẹ so
với năm trước.

25
Biểu đồ 11: Các nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới 2021/2022

Đơn vị: nghìn tấn


Nguồn: Statista

Ngoài trồng lúa, đất nước này còn trồng cây cao su, mía, sắn và các cây trồng
chính khác như hẹ, khoai tây, tỏi, hành, nhãn, xoài, dứa, sầu riêng, hạt điều, rau và hoa...
Các loại cây công nghiệp đem lại nguồn thu lớn như cao su, cà phê, mía và nhiều loại
trái cây được sản xuất chủ yếu bởi các doanh nghiệp nông nghiệp, trên những vùng đất
rộng lớn do họ sở hữu. Trong những năm gần đây, sản lượng mía ở Thái Lan là cao nhất
trong số các cây trồng chính khác. Năm 2021, sản lượng cây trồng lớn nhất ở Thái Lan
là mía với khối lượng dự báo khoảng 66,28 triệu tấn, tiếp theo là sắn và củ hẹ. (Statista,
2021).

26
Biểu đồ 12: Sản lượng dự báo của các loại cây trồng chính

ở Thái Lan năm 2021

Đơn vị: nghìn tấn


Nguồn: Statista

Sự đa dạng sinh học tự nhiên đã giúp Thái Lan trở thành một nước sản xuất và
xuất khẩu nông sản nhiệt đới hàng đầu thế giới. Lợi thế này đã thu hút các doanh nghiệp
nước ngoài rót vốn đầu tư vào những dự án nông nghiệp ở Thái Lan và thu được nhiều
thành công. Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan đã và đang được đa dạng hóa,
hiện đại hóa một cách đáng kể, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế
giới.

− Chăn nuôi và ngư nghiệp

So với trồng trọt, phân ngành chăn nuôi có tỷ trọng tương đối nhỏ. Vùng Đông
Bắc của Thái Lan từ lâu đã được biết đến với trâu và gia súc. Khi nền nông nghiệp ngày
càng trở nên cơ giới hóa, nhu cầu về trâu nước, từng được sử dụng để cày, bừa giảm
xuống rõ rệt. Tuy nhiên, sản lượng bò ở vùng đông bắc tăng do nhu cầu thịt bò ở các
khu vực thành thị tăng đáng kể. Đông Bắc cũng là nơi sản xuất lợn lớn, để đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng về thịt lợn. Nuôi gia cầm ở Thái Lan phát triển mạnh trong những
năm qua, với sản lượng tăng hàng năm.

Ngoài ra, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng đóng vai trò quan trọng trong nền
nông nghiệp của Thái Lan và đóng góp đáng kể vào GDP của Thái Lan. Phần lớn sản
lượng thủy sản của Thái Lan có nguồn gốc từ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản chiếm
khoảng 35% tổng sản lượng. Giá trị sản xuất của động vật thủy sản được dự báo đạt gần
83 tỷ Baht Thái từ đánh bắt và gần 105 tỷ Baht Thái từ nuôi trồng thủy sản. Mặc dù sản
lượng thấp hơn, nhưng nuôi trồng thủy sản chiếm ưu thế về giá trị. Các loài hải sản là
quan trọng nhất đối với ngành thủy sản, cá ngừ và tôm là những loài đóng góp chính
cho sản lượng đánh bắt và nuôi trồng. Về thương mại, Thái Lan đứng trong top 10 quốc
gia thương mại thủy sản hàng đầu thế giới, cả về xuất nhập khẩu.

− Lâm nghiệp

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, lâm nghiệp cũng đóng góp lớn
cho nền kinh tế Thái Lan. Thái Lan là một trong những quốc gia có vị trí địa lý và địa
hình thuận lợi nhất ở Đông Nam Á, diện tích rừng của Thái Lan chiếm khoảng 1/3 tổng
diện tích đất. Rừng là một hệ sinh thái quan trọng và là ngành kinh tế then chốt ở Thái
Lan, cũng như là nơi sinh sống của một phần lớn dân số. Với nguồn tài nguyên môi
27
trường phong phú, Thái Lan đã tận dụng và biến những lợi thế tự nhiên thành lợi nhuận.
Ví dụ, gỗ cây cao su và gỗ tếch rừng trồng là một trong những sản phẩm gỗ có sản lượng
sản xuất cao nhất. Trong năm 2018, các sản phẩm từ rừng chiếm khoảng 118 tỷ Baht
Thái (3,9 tỷ USD) trong kim ngạch xuất khẩu — tương đương khoảng 1,2% tổng hàng
hóa và dịch vụ xuất khẩu.

3.2.2. Công nghiệp

− Sản xuất

Lĩnh vực sản xuất ở Thái Lan có tính cạnh tranh cao do một số yếu tố, chẳng hạn
như nguồn nguyên liệu dồi dào, lao động chi phí thấp và công nghệ tiên tiến. Công
nghiệp sản xuất là một trong những động lực chính của nền kinh tế Thái Lan. Mặc dù
đóng góp của khu vực sản xuất vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan trong
thập kỷ qua có biến động, nhưng nó đã đóng góp vào khoảng 4,4 nghìn tỷ baht Thái vào
năm 2021. Tính đến quý 4 năm 2021, tỷ trọng của khu vực sản xuất trong đóng góp kinh
tế của Thái Lan là 34%, vượt lên trên các ngành công nghiệp chính khác như dịch vụ và
thương mại.

Biểu đồ 13: GDP phân ngành sản xuất của Thái Lan giai đoạn 2012 – 2021

Nguồn: Statista

Các phân khúc dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất:

Kể từ năm 1958, chính phủ Thái Lan đã thúc đẩy khu vực tư nhân tham gia vào
sản xuất. Điều này dẫn đến việc mở rộng một số phân khúc sản xuất, chẳng hạn như
thiết bị điện và điện tử, phụ tùng ô tô, máy móc và phụ kiện, thực phẩm và đồ uống, và
các sản phẩm hóa chất. Gần đây, điện tử và xe cộ là những mặt hàng sản xuất chính
được xuất khẩu từ Thái Lan. Tính đến tháng 2 năm 2022, nhóm hàng thực phẩm có chỉ
số sản xuất chế biến (MPI) cao nhất, lên tới 125,09 điểm. Điều thú vị là các sản phẩm

28
thuốc lá có chỉ số MPI thấp nhất mặc dù là một trong những sản phẩm được sản xuất và
xuất khẩu nhiều nhất ở Thái Lan.

− Tài nguyên và năng lượng

Ngành năng lượng của Thái Lan đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước
nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên cho năng lượng sơ cấp và năng lực sản xuất năng
lượng cuối cùng cao. Các cơ sở sản xuất năng lượng cũng được đặt trên khắp đất nước,
đặc biệt là đối với khí đốt tự nhiên, dầu thô và than đá. Những nguồn tài nguyên này cần
thiết để sản xuất điện cho đất nước, cung cấp điện và khí đốt cho các hộ gia đình Thái
Lan. Ngoài ra, GDP từ điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí của nước này đã
tăng dần cho đến năm 2020.

Biểu đồ 14: GDP từ điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí của Thái Lan

giai đoạn 2012 – 2021

Nguồn: Statista

Các nguồn năng lượng chính ở Thái Lan:

Khí tự nhiên chiếm tỷ trọng cao nhất trong sản xuất năng lượng ở Thái Lan, trong
số các loại năng lượng khác như dầu, than non, than đá, thủy điện và chất ngưng tụ.
Tổng cộng có 13 cơ sở sản xuất khí đốt tự nhiên trên cả nước, với cơ sở chính đặt tại
Vịnh Thái Lan. Trong chín tháng đầu năm 2020, khí đốt tự nhiên chiếm khoảng 88%
tổng công suất phát điện của cả nước, tiếp theo là than và than non chiếm khoảng 28%.
Ngoài năng lực sản xuất cao, Thái Lan còn nhập khẩu và xuất khẩu một khối lượng lớn
năng lượng. Từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2021, tổng thương mại quốc tế về năng lượng
của Thái Lan lên tới gần 850 tỷ baht Thái. Mặc dù nhập khẩu chiếm phần lớn trong
thương mại quốc tế về năng lượng, nhưng xuất khẩu năng lượng cũng đóng một vai trò
to lớn, đặc biệt là đối với dầu mỏ.
29
Triển vọng và tiêu thụ năng lượng:

Trong bảy tháng đầu năm 2021, khoảng hai triệu thùng dầu tương đương với
năng lượng sơ cấp thương mại đã được tiêu thụ ở Thái Lan, trong đó phần lớn năng
lượng tiêu thụ được tạo ra từ khí đốt tự nhiên và các sản phẩm dầu mỏ. Khi việc sử dụng
năng lượng tăng lên hàng năm, chính phủ Thái Lan thúc đẩy việc sử dụng các giải pháp
thay thế thân thiện với môi trường hơn dưới dạng các nguồn năng lượng tái tạo. Vì sự
bền vững, việc phát triển các công nghệ sản xuất năng lượng tái tạo đã được giới thiệu
và thực hiện. Cho đến nay, các biện pháp này đã góp phần vào việc sử dụng năng lượng
tái tạo ở Thái Lan tăng hàng năm.

− Xây dựng

Ngành xây dựng đã được chứng tỏ là một ngành đóng góp lớn cho nền kinh tế ở
Thái Lan. Nó chiếm khoảng 439 tỷ baht Thái (tương đương khoảng 2,5%) trong GDP
của đất nước năm qua (Statista, 2022). Các công trình xây dựng ở Thái Lan được chia
thành hai loại - khu vực công và khu vực tư nhân. Nói chung, cơ sở hạ tầng chiếm gần
80% các công trình xây dựng của khu vực công. Ngoài ra, nó bao gồm các tòa nhà công
cộng khác và nơi ở của các quan chức. Ngoài ra, giá trị thị trường của xây dựng khu vực
công được dự báo sẽ tăng trong vài năm tới. Đối với các công trình xây dựng của khu
vực tư nhân, hơn một nửa là xây dựng nhà ở, còn lại là các công trình công nghiệp và
thương mại. Không giống như khu vực công, thị trường xây dựng của khu vực tư nhân
được dự báo sẽ giảm vào năm 2022.

Biểu đồ 15: GDP từ ngành sản xuất của Thái Lan giai đoạn 2012 – 2021

Nguồn: Statista

Thị trường vật liệu xây dựng


30
Tại Thái Lan, vật tư xây dựng cơ bản như xi măng và thép xây dựng là những vật
liệu thiết yếu. Năm 2020, thép xây dựng và xi măng cùng chiếm thị phần lớn nhất trên
thị trường vật liệu xây dựng, chiếm 40% gộp lại. Tiếp theo là bê tông trộn sẵn. Tuy
nhiên, gạch men có mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước cao nhất về doanh số
bán trong nước tính đến quý 1 năm 2021. Ngược lại, đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ ảnh
hưởng thương mại bán lẻ vật liệu xây dựng ở Thái Lan, dẫn đến sự sụt giảm của thị
trường bán lẻ vật liệu xây dựng vào năm 2020. Tuy nhiên, người ta ước tính rằng thị
trường này sẽ bắt đầu phục hồi khi nhu cầu tăng trở lại.

3.2.3. Dịch vụ

− Du lịch

Biểu đồ 16: Tỷ trọng ngành du lịch trong GDP của Thái Lan giai đoạn 2017 - 2020

Nguồn: Statista

Thái Lan là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới. Đất nước này
nổi tiếng với sự đa dạng của nền văn hóa độc đáo: từ những món ăn lạ miệng đến những
cảnh quan tuyệt đẹp và di sản văn hóa phong phú. Thái Lan bắt đầu thiết lập lại ngành
du lịch vào cuối những năm 1950. Trong thời gian đó, cả nước có khoảng 40 nghìn
khách quốc tế mỗi năm. Số lượng khách quốc tế đến mỗi năm kể từ đó đã tăng liên tục
lên đến hàng triệu, và lợi nhuận từ lĩnh vực này cũng tăng theo. Doanh thu du lịch từ du
khách nước ngoài tại Thái Lan đã tăng dần kể từ năm 2015 cho đến năm 2019. Du lịch
cũng mang lại cơ hội việc làm và mở rộng kinh doanh lớn cho các công ty Thái Lan
trong lĩnh vực du lịch. Đã có hơn bốn triệu người làm việc trong ngành du lịch ở nước
này kể từ năm 2017. Ngành du lịch vẫn luôn là một trong những ngành kinh tế trọng
điểm của đất nước này và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu GDP, khoảng 18% trong
giai đoạn 2017 - 2019. Đến năm 2020, ngành du lịch đóng góp khoảng 6,78% vào GDP
của Thái Lan, con số này đã giảm mạnh so với năm trước do đại dịch COVID-19.

31
Du lịch nội địa

Thủ đô Bangkok của Thái Lan là điểm đến chính của rất nhiều du khách. Từ
tháng 1 đến tháng 6 năm 2021, Bangkok tạo ra doanh thu cao nhất từ khách du lịch trong
bối cảnh đại dịch COVID-19, lên tới hơn 41 tỷ baht Thái. Bangkok được biết đến với
cuộc sống về đêm đầy màu sắc, các khu mua sắm và các điểm tham quan di sản văn hóa.
Ngoài Bangkok, các tỉnh thành khác như Chiang Mai, Phuket và Pattaya cũng là những
địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng. Du khách cũng bị thu hút đối với các điểm đến thiên
nhiên, đặc biệt là các khu vực có vườn quốc gia. Mặc dù có nhiều dịch vụ và điểm đến
để cung cấp, Thái Lan vẫn bị xếp hạng khá thấp về mức độ an toàn và thân thiện với
môi trường. Tuy nhiên, đã có sự gia tăng chi tiêu của chính phủ cho việc bảo vệ môi
trường trong những năm gần đây với những nỗ lực được thực hiện để làm sạch các bãi
biển và hòn đảo nổi tiếng.

Tác động của đại dịch Covid-19

Tổng cục Du lịch Thái Lan đã áp dụng một số biện pháp để giảm thiểu sự lây lan
của Covid-19, chẳng hạn như các chính sách hạn chế biên giới và kiểm dịch. Điều này
đã có ảnh hưởng ngay lập tức đến ngành du lịch. Ngành du lịch Thái Lan bị ảnh hưởng
nghiêm trọng bởi các biện pháp như phụ thuộc vào lượng khách du lịch và chi tiêu.
Không có gì ngạc nhiên khi số lượng khách du lịch quốc tế đến Thái Lan đã giảm đáng
kể, chỉ đạt khoảng 20 nghìn khách du lịch vào quý đầu tiên của năm 2021. Điều này sau
đó đã ảnh hưởng đến nhiều chủ doanh nghiệp quy mô nhỏ vốn phụ thuộc vào khách
nước ngoài, đặc biệt là khách Trung Quốc. So với các quốc gia khác ở Châu Á Thái
Bình Dương, Thái Lan là một trong năm quốc gia có lượng khách du lịch mất đi nhiều
nhất vào năm 2020. Ngoài ra, Thái Lan cũng nằm trong số các quốc gia hàng đầu bị ảnh
hưởng kinh tế bởi đại dịch ở Châu Á Thái Bình Dương,

− Thương mại

32
Biểu đồ 17: Nguồn nhập khẩu chính của Thái Lan (2018)

Nguồn: Britannica

Đối tác thương mại chính của nước này là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc,
Singapore và Malaysia. Các nhóm hàng nhập khẩu quan trọng nhất theo giá trị là máy
móc; hóa chất và các sản phẩm liên quan; xăng dầu; sắt, thép và các kim loại khác; và
nguyên liệu các loại. Máy móc cũng là mặt hàng xuất khẩu được sản xuất quan trọng,
cùng với hóa chất và sản phẩm hóa chất, thiết bị viễn thông, phương tiện giao thông
đường bộ, quần áo và phụ kiện. Hoa Kỳ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn
nhất của Thái Lan, Nhật Bản là một trong những nguồn nhập khẩu lớn nhất của nước
này. Trong những năm 1990, thâm hụt đã tăng lên rõ rệt cho đến phần cuối của thập kỷ
này, thặng dư thương mại đạt được phần lớn là do nhập khẩu giảm. Nợ nước ngoài đã
giảm cho đến cuối thập kỷ trước, khi nó tăng đáng kể, đạt đỉnh vào năm 2000, trước khi
bắt đầu giảm vào đầu thế kỷ 21.

Biểu đồ 18: Các điểm đến xuất khẩu chính của Thái Lan (2018)

33
Nguồn: Britannica

− Giao thông vận tải

Bangkok là trung tâm của hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ và đường
hàng không của Thái Lan. Các con sông của châu thổ Chao Phraya đã được sử dụng từ
thời cổ đại, và các kênh tưới tiêu hiện đại đã bổ sung vào mạng lưới giao thông đường
thủy. Hệ thống đường sắt, được xây dựng từ đầu thế kỷ 20 và về cơ bản hoàn thành vào
những năm 1950, vẫn còn quan trọng. Tuy nhiên, nó đã bị lu mờ bởi một hệ thống đường
cao tốc và những con đường phù hợp với mọi thời tiết được xây dựng với sự hỗ trợ của
Hoa Kỳ bắt đầu từ những năm 1950. Vào cuối thế kỷ 20, những con đường đã được mở
rộng đến cả những vùng cao hẻo lánh ở phía bắc.

Siam thời tiền hiện đại đã (Thái Lan ngày nay) tham gia vào thương mại quốc tế,
và việc lựa chọn Bangkok là thủ đô vào cuối thế kỷ 18 một phần dựa trên sức hút của
nó như một cảng. Cảng Bangkok, tại Khlong Toei, là cảng lớn nhất và nhộn nhịp nhất
trong cả nước, xử lý gần như tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu.

Sân bay quốc tế Don Mueang, phía bắc Bangkok, là trung tâm của mạng lưới
hàng không của Thái Lan cho đến cuối năm 2006, khi phần lớn lưu lượng hàng không
thương mại của nó sau đó được chuyển hướng đến Suvarnabhumi, một sân bay quốc tế
lớn mới cách thành phố khoảng 30km về phía đông. Tuy nhiên, các vết nứt trên đường
băng và tình trạng đông đúc tại cơ sở mới đã dẫn đến việc Don Muang tạm thời mở cửa
trở lại cho cả các chuyến bay quốc tế và nội địa. Một số sân bay tỉnh nhỏ hơn, chủ yếu
nằm ở các trung tâm du lịch nổi tiếng như Chiang Mai, Phuket và Koh Samui, cũng xử
lý các chuyến bay quốc tế. Nhiều cảng hàng không, sân bay khác phục vụ các chuyến
bay nội địa nằm rải rác khắp cả nước.

− Viễn thông

Trong những ngày đầu của lĩnh vực viễn thông ở Thái Lan, phần lớn các công tỷ
trọng ngành là doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù hiện nay chúng đã được tập hợp hóa và
đổi thương hiệu, các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông phải chịu sự giám sát của
Văn phòng Ủy ban Phát thanh và Viễn thông Quốc gia (NBTC), một tổ chức độc lập
của nhà nước. Tính đến ngày nay, lĩnh vực viễn thông ở Thái Lan có cơ sở khách hàng
hơn 60 triệu, trở thành lĩnh vực viễn thông lớn thứ hai ở Đông Nam Á. Xét về tình hình
hoạt động của thị trường, giá trị thị trường của lĩnh vực viễn thông ở Thái Lan luôn biến
động trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, giá trị thị trường của ngành vẫn ổn định
trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19 gần đây do nhu cầu kết nối ngày càng tăng
từ các chính sách giãn cách xã hội.
34
Hiện trạng của ngành viễn thông Thái Lan

Ngành viễn thông có thể được chia thành nhiều loại như thông tin liên lạc băng
rộng cố định và cố định, thông tin di động và truyền thông dựa trên internet. Tại Thái
Lan, truyền thông không dây thống trị thị trường và đã cho thấy sự tăng trưởng đáng kể
của thị trường đối với các thiết bị truyền thông không dây trong những năm gần đây. Do
đó, các thuê bao điện thoại cố định ở Thái Lan đã giảm, phản ánh doanh thu của các số
điện thoại cố định trong những quý gần đây.

Mạng và truyền thông di động ở Thái Lan

Một đóng góp lớn vào sự thống trị của kết nối không dây ở Thái Lan là sự tăng
trưởng của thị trường thông tin di động. Số lượng thuê bao di động phát triển ổn định
trong suốt những năm qua, có một số biến động nhẹ. Ngoài ra, sự ra đời của 5G vào năm
2020 cho thấy hứa hẹn sẽ mở rộng hơn nữa thị trường di động đồng thời được chính phủ
chỉ định là một trong những động lực chính để phục hồi nền kinh tế sau những ảnh
hưởng của đại dịch gần đây.

3.3. Các vùng kinh tế

Theo Ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia Thái Lan - Office of the National
Economic and Social Development Board of Thailand (NESDB), Thái Lan được chia
thành 7 tiểu khu kinh tế: Bangkok và vùng phụ cận, miền Trung, miền Tây, miền Đông,
miền Nam, miền Bắc và Đông Bắc.

35
Hình 14: Các vùng kinh tế của Thái Lan

Nguồn: NESDC (2019)

Kinh tế của Thái Lan phần lớn tập trung ở khu vực Bangkok & các vùng phụ cận
và khu vực miền Đông (với tổng sản lượng của Bangkok chiếm 47,5% và ở miền Đông
là 18% so với GDP cả nước năm 2019).

Bangkok và vùng phụ cận cũng là nơi có tốc độ phát triển cao nhất trong giai
đoạn 2011-2019, với tỉ lệ phát triển là 3,6% năm 2019, theo sau là miền Nam (3,0%),
miền Bắc (1,8%). (Theo Gross Regional and Provincial Product Chain Volume Measure
2019 Edition - NESDC)

Vùng Tỉ lệ tăng trưởng thực tế Phần trăm GDP

2018 2019 2018 2019

Miền Đông Bắc 3,9 0,1 9,6 9,5

Miền Bắc 4,2 0,9 7,7 7,7

36
Miền Nam 4,8 3,0 8,6 8,7

Miền Đông 2,8 1,8 18,3 18,0

Miền Tây 5,4 -0,8 3,6 3,5

Miền Trung 1,3 -0,9 5,2 5,1

Bangkok & vùng phụ cận 4,9 3,6 47,0 47,5

Vương quốc Thái Lan 4,2 2,3 100,0 100,0

Bảng 2: Tỉ lệ tăng trưởng của vùng và tỉ lệ sản phẩm nội địa so với cả nước (%)

Nguồn: NESDC

3.3.1. Bangkok và vùng phụ cận

Biểu đồ 19: Cơ cấu thu nhập sản xuất danh nghĩa của Bangkok và vùng phụ cận 2019

Nguồn: NESDC

Kinh tế của Thái Lan phần lớn tập trung ở khu vực này với tỉ lệ GDP chiếm tới
47,5% năm 2019. Con số trên đạt được do sự phát triển mạnh hoạt động bán buôn, bán
lẻ thương mại; sản xuất chế tạo; các hoạt động tài chính và bảo hiểm. Có thể thấy thủ
37
đô Bangkok là khu vực có cơ cấu kinh tế đa dạng và phát triển mạnh về thương mại, tài
chính, công nghiệp dịch vụ.

Thủ đô Bangkok còn là nơi thu hút nhiều nguồn nhân lực lao động di cư từ các
nước khác. Tại Thái Lan, hơn 80% người lao động sinh ra ở nước ngoài có xu hướng
tập trung vào Bangkok và các khu vực miền Nam và miền Đông, và một nửa số người
nhập cư đã sống ở Bangkok và các khu vực miền Đông. Những khu vực này cũng chiếm
khoảng 90% tỷ trọng lao động nước ngoài có tay nghề cao và 75% GDP của Thái Lan,
trong đó Bangkok và vùng phụ cận có GDP lớn nhất cả nước với khoảng hơn 160 tỷ
USD, tiếp theo là miền Đông với 51,2 tỷ USD và miền Nam khu vực ở mức 25,9 tỷ đô
la.

Ngoài ra, Bangkok và vùng phụ cận cũng là nơi đi đầu về kinh tế số. Những
doanh nghiệp hoạt động trong các ngành đóng góp trực tiếp cho phát triển kinh tế số đều
tập trung ở Bangkok và miền Trung. Trong đó Bangkok mạnh về dịch vụ số và phần
mềm khi cung cấp hơn 98% dịch vụ số và 76% nguồn cung phần mềm của Thái Lan.
(Theo Readiness of Thailand towards the Digital Economy 2022 - Juthathip
Jongwanich).

Biểu đồ 20: Cơ cấu thị trường kinh tế số theo vùng của Thái Lan

Nguồn: The Digital Promotion Agency

38
3.3.2. Miền Đông.

Biểu đồ 21: Cơ cấu thu nhập sản xuất danh nghĩa của miền Đông 2019

Nguồn: NESDC

Chỉ đứng sau khu vực thủ đô Bangkok về tổng sản phẩm nội địa với tổng sản
lượng chiếm 18% GDP cả nước. Nguồn thu nhập sản phẩm của miền Đông Thái Lan
đến từ hoạt động sản xuất chế tạo; bán buôn và bán lẻ thương mại; và khai thác mỏ, khai
thác đá.

Như vậy, đây là nơi tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp và công nghiệp
nặng của Thái Lan. Bờ biển phía Đông của Thái Lan đã có kết nối mạnh mẽ với các
nước láng giềng và các thiết lập tuyến thương mại. Các cảng biển tại đây đã thành công
trong các ngành công nghiệp hóa dầu, ô tô và điện tử.

Đặc biệt vào ngày 01/02/2018, Quốc hội Thái Lan đã thông qua luật thương mại
và đầu tư trong Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC). EEC bao gồm ba tỉnh phía đông
của Thái Lan - Chonburi, Rayong và Chachoengsao - ngoài khơi Vịnh Thái Lan và trải
dài tổng cộng 13.285 km vuông. Trọng tâm chính của EEC là cải thiện kết nối hiện có
và thúc đẩy sản xuất và đổi mới. Với EEC, Thái Lan hy vọng sẽ phát triển các tỉnh phía
Đông của mình thành một khu kinh tế hàng đầu ASEAN.

Chính phủ hy vọng sẽ hoàn thành EEC vào năm 2021, biến các tỉnh này thành
trung tâm sản xuất công nghệ và dịch vụ với khả năng kết nối mạnh mẽ với các nước
láng giềng ASEAN bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.

Tính đến quý 4 năm 2021, EEC đã thu hút được 382,140 triệu Bath Thái (khoảng
11,1 tỷ USD) vốn FDI, theo dữ liệu được cung cấp bởi Hội đồng Đầu tư Thái Lan (BOI).

39
3.3.3. Miền Trung

Biểu đồ 22: Cơ cấu thu nhập sản xuất danh nghĩa của miền Trung 2019

Nguồn: NESDC

Tổng sản lượng của Miền Trung chiếm 5,1% GDP, chủ yếu đến từ lĩnh vực sản
xuất chế tạo; thương mại bán buôn và bán lẻ; và nông nghiệp, lâm nghiệp và đánh bắt
cá.

Như vậy, Miền Trung cũng là khu vực tập trung nhiều cho công nghiệp sản xuất
và có đóng góp lớn cho sản lượng phi nông nghiệp của Thái Lan. Đặc biệt cảng Laem
Chabang của miền Trung Thái Lan là địa điểm quan trọng để vận chuyển cao su thiên
nhiên của Thái Lan qua các thị trường lớn ở cả nội địa chẳng hạn như Bangkok và Hat
Yai, và các thị trường quốc tế, chẳng hạn như Singapore và Tokyo. Ngoài ra, lượng
nước sản xuất ở miền Trung còn cao hơn đáng kể so với các khu vực khác với sản lượng
lên tới xấp xỉ một tỷ mét khối năm 2020.

Cùng với thủ đô Bangkok, miền Trung Thái Lan cũng đi đầu trong phát triển kinh
tế số. Về hoạt động phục vụ trực tiếp cho kinh tế số, đây là nơi cung cấp đến hơn 55%
phần cứng và thiết bị điện tử. Bên cạnh đó lĩnh vực phần mềm của miền Trung cũng
phát triển mạnh hơn rất nhiều so với các vùng khác của Thái Lan (chiếm hơn 12%), chỉ
đứng sau Bangkok. Về phía người dân, tính đến 2020, số người sử dụng Internet ở miền
Trung chiếm đến 88,4% dân số của vùng này.

Sự phát triển mạnh về công nghiệp và kinh tế số đã khiến miền trung phải đối
mặt với vấn đề lớn về rác thải. Hàng năm có khoảng 31,6 nghìn người tạo ra chất thải ở
miền trung Thái Lan. Trong cùng năm đó, cả nước đã phát sinh khoảng 18,1 triệu tấn
chất thải công nghiệp nguy hại và không nguy hại.

40
3.3.4. Miền Bắc

Biểu đồ 23: Cơ cấu thu nhập sản xuất danh nghĩa của miền Bắc 2019

Nguồn: NESDC

Miền Bắc chiếm 7,7% GDP, dẫn đầu là nông, lâm nghiệp và thủy sản; chế tạo;
và thương mại bán buôn và bán lẻ. Nông nghiệp là một trong các ngành chủ lực của
miền Bắc, bên cạnh đó các hoạt động phi nông nghiệp có xu hướng phát triển mạnh hơn
gần đây.

Cụ thể là vào 2019 nông nghiệp tại vùng này đã giảm do giảm thiểu các sản phẩm
trồng trọt, và cả các dịch vụ phục vụ cho hoạt động nông nghiệp. Điều này kéo theo sự
chững lại nhóm hàng lương thực.

Tuy nhiên miền Bắc lại là khu vực có doanh thu cao từ bán buôn bán lẻ thương
mại, đặc biệt là các ngành sản xuất đồ uống, sản xuất khoáng sản phi kim loại lại thuận
lợi mở rộng do nhu cầu trong nước đang cao hơn. Trong năm 2020, dù Thái Lan bị giảm
27,5% doanh thu từ buôn bán thương mại nhưng miền Bắc lại tăng đến 8%.

41
3.3.5. Miền Nam

Biểu đồ 24: Cơ cấu thu nhập sản xuất danh nghĩa của miền Nam 2019

Nguồn: NESDC

Miền Nam chiếm 8,7% GDP, dẫn đầu là nông nghiệp, lâm nghiệp và khai thác
thủy sản; các hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống; và thương mại bán buôn và bán lẻ.

Với đặc điểm địa hình nằm trên bán đảo Mã Lai, có nhiều sông, hồ nhân tạo và rừng,
miền Nam Thái Lan có nhiều địa điểm làm nơi du lịch thu hút du khách. Vì thế dù còn
nghèo và lạc hậu so với phần còn lại của đất nước và nông nghiệp là chủ yếu (theo thống
kê 2020, số hộ gia đình kết nối internet chỉ bằng ⅕ so với cả nước), thu nhập của người
dân vùng này có được nhiều qua các dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống cho du khách nước
ngoài. Vào năm 2020, khách nước ngoài ở khu vực miền Nam của Thái Lan chiếm tới
26% tổng số khách của các cơ sở lưu trú tại Thái Lan.

Do đó dịch bệnh năm 2019 đã ảnh hưởng tiêu cực đến ngành dịch vụ du lịch và
giao thông vận tải của vùng này bởi để đối phó với đại dịch COVID-19 ở Thái Lan,
khách quốc tế hiện bị cấm cho đến khi có thông báo mới. Bù lại, Tổng cục Du lịch Thái
Lan đã khuyến khích hàng triệu người Thái đi du lịch địa phương để hỗ trợ du lịch trong
nước. Trong số các khu vực khác ở Thái Lan, khu vực miền Nam đứng thứ hai về doanh
thu từ du khách địa phương với 96 tỷ baht Thái, chỉ đứng sau thủ đô Bangkok

Ngoài ra, với nỗ lực của chính phủ trong các giải pháp kích thích kinh tế như thẻ
phúc lợi và Chim Shop Chai, ngành bán buôn bán lẻ thương mại và sửa chữa mô tô vẫn
tiếp tục đà phát triển.

42
3.3.6. Miền Đông Bắc.

Biểu đồ 25: Cơ cấu thu nhập sản xuất danh nghĩa của miền Đông Bắc 2019

Nguồn: NESDC

Chiếm 9,5% sản lượng GDP của cả nước, miền Đông Bắc Thái Lan chủ yếu tập
trung vào hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; bên cạnh đó là sự
đóng góp của các hoạt động bán buôn và bán lẻ thương mại.

Mặc dù có tỉ lệ sản phẩm nội địa đứng thứ ba và cũng là vùng lớn nhất về diện
tích và dân số, nhưng Đông Bắc lại được ghi nhận là vùng nghèo nhất Thái Lan, trong
đó GDP bình quân đầu người chỉ bằng 1/3 mức bình quân chung của cả nước. Nguyên
nhân chủ yếu là do đặc điểm địa lý của vùng này ít tưới tiêu, đất đai kém màu mỡ, thiếu
nước trong mùa khô nên năng suất ngành nông nghiệp thấp. Hơn nữa, sự sụt giảm của
các dịch vụ sản xuất và thu hoạch cây trồng cũng kéo nông nghiệp của vùng này giảm
theo.

Sự sụt giảm trên tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động phi nông nghiệp, cụ thể là bán
buôn bán lẻ thương mại, tài chính bảo hiểm bị ảnh hưởng bởi thu nhập hộ gia đình thấp
hơn trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tuy nhiên, các ngành sản xuất có sự mở rộng thuận lợi như vận tải và kho bãi
tăng 8,2% năm 2019, tăng so với mức 2,8% năm 2018 do nhu cầu vận tải hành khách
đường bộ và đường thủy tăng cũng như sự mở rộng dịch vụ bưu chính, chuyển phát
nhanh.

43
3.3.7. Miền Tây

Biểu đồ 26: Cơ cấu thu nhập sản xuất danh nghĩa của miền Tây 2019

Nguồn: NESDC

Cuối cùng, miền Tây ghi nhận 3,5% GDP, chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp,
lâm nghiệp và đánh bắt cá; sản xuất chế tạo; thương mại bán buôn và bán lẻ.

Với địa hình núi cao và thung lũng dốc, miền Tây tồn tại nhiều khu rừng nguyên
sinh và dồi dào về nguồn nước và khoáng sản. Vì thế khu vực này là nơi có nhiều đập
lớn của Thái Lan và ngành khai thác mỏ là một ngành công nghiệp quan trọng.

Dù nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất,... ở đây bị chững lại do
ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và dịch bệnh, ngành khai thác - khai thác đá vẫn tăng
nhẹ và đặc biệt là dịch vụ cung cấp nước, thoát nước, hoạt động quản lý và xử lý rác
thải, nước thải vẫn phát triển tốt (tăng 8,5% trong năm 2019).

44
KẾT LUẬN

Thái Lan là một điểm sáng kinh tế và đầu tư của khu vực Đông Nam Á. Cả Việt
Nam và Thái Lan hiện đều đang là thành viên của ASEAN, đồng thời với việc Thái Lan
là nước có vị trí địa lý gần gũi với Việt Nam, việc nghiên cứu địa lý kinh tế nước này
có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế nước ta và mối quan hệ song phương Việt
Nam – Thái Lan. Quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước ngày một phát triển, biểu hiện
qua các dự án đầu tư kinh doanh, các nỗ lực hợp tác về du lịch, giao lưu văn hóa, các dự
án hợp tác về giáo dục – đào tạo,… Dự kiến trong tương lai, mối quan hệ này sẽ còn
phát triển hơn nữa cả về chiều rộng và chiều sâu.

Thông qua bài tiểu luận này, nhóm hy vọng đã mang đến cho người đọc những
kiến thức, hiểu biết bổ ích về đất nước Thái Lan. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng bài
tiểu luận của nhóm ắt không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm 6 hy vọng sẽ nhận được
những nhận xét và góp ý bổ sung từ giảng viên và các bạn đọc để hoàn thiện hơn những
bài về sau. Nhóm xin chân thành cảm ơn!

45
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Chính sách của Thái Lan đối với dân tộc thiểu số. Truy cập ngày 30/04/2022, từ
https://www.vass.gov.vn/tap-chi-vien-han-lam/chinh-sach-cua-thai-lan-doi-voi-
dan-toc-thieu-so-15
2. Dân số Thái Lan. Truy cập ngày 30/04/2022, từ https://danso.org/thai-lan/

3. Địa hình và 6 vùng địa lý của Thái Lan. Truy cập ngày 29/04/2022, từ
https://www.tourthailan.net.vn/dia-diem-du-lich/dia-hinh-va-6-vung-dia-ly-cua-
thai-lan.html

4. Địa lý Thái Lan. Truy cập ngày 09/05/2022, từ


https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba_l%C3%BD_Th%C3%
A1i_Lan

5. GNP của Thái Lan. Truy cập ngày 29/04/2022, từ https://solieukinhte.com/gnp-


cua-thai-lan/

6. Phòng Chính trị Kinh tế Đối ngoại, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh. (2006).
Thông tin cơ bản về Vương quốc Thái Lan. Truy cập ngày 28/04/2022, từ
http://www.mofahcm.gov.vn/vi/tintuc_sk/tulieu/nr051205111332/nr060803163
020/ns061205123511

7. Tổng quan về Thái Lan. Truy cập ngày 28/04/2022, từ


http://vietnamexport.com/nuoc-lanh-tho/188/tong-quan.html
8. Thông tin tổng quan về Thái Lan. Truy cập ngày 28/04/2022, từ
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/cac-nuoc-
vung-lanh-tho/chau-a/thai-lan-thailand-1048

Tài liệu tiếng Anh

1. About Thailand. Truy cập ngày 01/05/2022, từ


https://www.nesdc.go.th/nesdb_en/ewt_dl_link.php?nid=4317
2. Economy Overview. Truy cập ngày 28/04/2022, từ
https://www.sme.go.th/en/page.php?modulekey=373

3. GDP per captital of Thailand. Truy cập ngày 04/05/2022, từ


https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD?locations=TH

46
4. Gross domestic product (GDP) of the ASEAN countries from 2016 to 2026. Truy
cập ngày 02/05/2022, từ https://www.statista.com/statistics/796245/gdp-of-the-
asean-countries/

5. Growth rate of residential real estate units sold in Thailand in 2020, by region.
Truy cập ngày 01/05/2022, từ
https://www.statista.com/statistics/1290948/thailand-growth-of-residence-units-
sold-by-region/
6. Impact of international labor migration on regional economic growth in
Thailand. Truy cập ngày 01/05/2022, từ
https://journalofeconomicstructures.springeropen.com/articles/10.1186/s40008-
020-00192-7

7. Inflation, consumer prices (annual %) Thailand. Truy cập ngày 05/05/2022, từ


https://data.worldbank.org/indicator/FP.CPI.TOTL.ZG?locations=TH

8. National Statistic Office. Truy cập ngày 02/05/2022, từ http://web.nso.go.th/

9. Readiness of Thailand towards the Digital Economy. Truy cập ngày 01/05/2022,
từ https://www.icrc-econtu.com/wp-content/uploads/2022/03/Readiness-of-
Thailand-to-Digital-Economy.pdf

10. Thailan Full Year GDP Growth. Truy cập ngày 03/05/2022, từ
https://tradingeconomics.com/thailand/full-year-gdp-growth

11. Thailand Economy in Overview. Truy cập ngày 05/05/2022, từ


https://www.asiafundmanagers.com/int/thailand-economy/
12. Thailand. Truy cập ngày 08/05/2022, từ
https://kids.nationalgeographic.com/geography/countries/article/thailand

13. Thailand. Truy cập ngày 28/04/2022, từ


https://www.britannica.com/place/Thailand

14. Thailand’s Eastern Economic Corridor – What You Need to Know. Truy cập
ngày 01/05/2022, từ https://www.aseanbriefing.com/news/thailand-eastern-
economic-corridor/

15. The world bank in Thailand. Truy cập ngày 08/05/2022, từ


https://www.worldbank.org/en/country/thailand/overview#1

16. Unemployment total Thailand. Truy cập ngày 06/05/2022, từ


https://data.worldbank.org/indicator/SL.UEM.TOTL.ZS?locations=TH

47
17. What Are The Major Natural Resources Of Thailand?. Truy cập ngày
01/05/2022, từ https://www.worldatlas.com/articles/what-are-the-major-natural-
resources-of-thailand.html

48

You might also like