You are on page 1of 27

ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯỜNG KINH TẾ
š&›

TÊN NHÓM TÁC GIẢ


QTH – T2 – 123 – N1 ( VÙNG ĐẤT CÂM LẶNG)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


CỦA TẬP ĐOÀN NESTLÉ

CHUYÊN ĐỀ QUẢN TRỊ HỌC


Mã học phần: KT103

Tháng 11 Năm 2023


ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG KINH TẾ

TÊN NHÓM TÁC GIẢ


QTH – T2 – 123 – N1 (VÙNG ĐẤT CÂM LẶNG)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


CỦA TẬP ĐOÀN NESTLÉ

CHUYÊN ĐỀ QUẢN TRỊ HỌC


Mã số học phần: KT103

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TS.HUỲNH HỮU THỌ

Tháng 11 Năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA

ĐÁNH
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
GIÁ

Trần Tú Uyên
1 B2201282 92%
(Trưởng nhóm)

Nguyễn Thị Ngọc Diện


2 B2201223 85%
(Thành viên)

Phạm Nguyễn Cát Tiên


3 B2201274 86%
(Thành viên)

Nguyễn Ngọc Khánh Vy


4 B2201285 83%
(Thành viên)

Nguyễn Minh Kha


5 C2200086 49%
(Thành viên)

Lâm Hải Nam


6 C2300041 80%
(Thành viên)
MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NESTLÉ ..................................... 1

1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1

1.2 Mô tả lĩnh vực, địa bàn kinh doanh và sản phẩm chủ lực ........................... 1

1.2.1 Mô tả lĩnh vực và sản phẩm chủ lực ................................................. 1

1.2.2 Địa bàn kinh doanh ........................................................................... 1

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ..................... 3

2.1 Mô trường bên trong .................................................................................... 3

2.1.1 Nguồn lực về tài chính ...................................................................... 3

2.1.2 Nguồn nhân lực ................................................................................. 3

2.1.3 Nguồn lực vật chất ............................................................................ 4

2.1.4 Nguồn lực thông tin .......................................................................... 4

2.1.5 Văn hoá tổ chức................................................................................. 5

2.2 Môi trường bên ngoài .................................................................................. 5

2.2.1 Môi trường vi mô .............................................................................. 5

2.2.2.Môi trường vĩ mô .............................................................................. 9

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA NESTLÉ................ 16

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 18

4.1 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm .................................................. 18

4.2 Giải pháp củng cố và phát triển hệ thống phân phối trên cả nước ............ 18

4.3 Giải pháp nâng cao chất lượng các chương trình quảng cáo ..................... 19

i
4.4 Giải pháp duy trì mức giá cạnh tranh ........................................................ 19

4.5 Giải pháp nâng cao quản lý nhân lực ........................................................ 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 20

ii
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang

Bảng 2. 1 Bảng cân đối kế toán từ tháng 9/2022 đến tháng 6/2023 .................. 3

Bảng 2. 2 Báo cáo thu nhập từ tháng 9/2022 đến tháng 6/2023 ........................ 3

Bảng 3. 1 Ma trận SWOT của Nestlé .............................................................. 16

iii
DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 1. 1 Một số sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn Nestlé 1

Hình 1. 2 Doanh thu 2022 tại các địa bàn hoạt động của Nestlé ....................... 2

Hình 2. 2 Công ty THHH Nestlé Việt Nam tiếp tục được ghi nhận về các nỗ lực
........................................................................................................................... 7

Hình 2. 3 Cách phân biệt Milo hàng thật và giả ................................................ 8

Hình 2. 4 Các sản phẩm thay thế ....................................................................... 9

Hình 2. 5 Văn hoá uống cà phê của người Việt Nam ...................................... 11

Hình 2. 6 Biểu đồ tăng trưởng GDP theo quý từ năm 2011 đến quý II/2023 . 13

Hình 2. 7 Biểu đồ diễn biến giá xăng dầu từ đầu năm 2020 đến tháng 4/3023
......................................................................................................................... 13

Hình 2. 8 Biểu đồ thể hiện lãi suất ngân hàng theo quý từ năm 2018 đến quý
III/2023 ............................................................................................................ 14

iv
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NESTLÉ

1.1 Lý do chọn đề tài


Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, có
rất nhiều doanh nghiệp và tổ chức xã hội xuất hiện. Để duy trì và phát triển tốt
tổ chức của mình thì nhà quản trị cần có những phương pháp tổ chức phù hợp
và hiệu quả, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp và tổ chức lớn lại càng phức
tạp. Một công ty, doanh nghiệp muốn giữ vị thế của mình trên thương trường
phải thường xuyên phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp;
các điểm mạnh điểm yếu và cùng với đó là những cơ hội, thách thức từ đó đưa
ra các giải pháp phù hợp.
Nestlé là một tập đoàn đa quốc gia, sản phẩm rất đa dạng vì thế có nhiều
đối thủ cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Cùng với việc tâm lý, hành vi
người tiêu dùng thay đổi sau đại dịch Covid-19, ảnh hưởng của chiến tranh và
lạm phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì thế mà nhóm chúng tôi mong muốn mang những kiến thức đã học để
phân tích cũng như đưa ra những giải pháp để góp phần vào sự phát triển của
doanh nghiệp này.
1.2 Mô tả lĩnh vực, địa bàn kinh doanh và sản phẩm chủ lực
1.2.1 Mô tả lĩnh vực và sản phẩm chủ lực
Được thành lập cách đây 150 năm bởi Henri Nestlé, Nestlé là tập đoàn
thực phẩm và đồ uống lớn nhất, đa dạng nhất thế giới. Sản phẩm của họ có mặt
tại hầu hết các quốc gia trên thế giới với hơn 2000 thương hiệu, từ các thương
hiệu biểu tượng nổi tiếng toàn cầu và đáng tin cậy như Milo and Nido, Maggi,
Nestcafe đến các thương hiệu địa phương.

Hình 1. 1 Một số sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn Nestlé

1.2.2 Địa bàn kinh doanh


Nestlé cung cấp sản phẩm của mình tại hơn 188 quốc gia ở tất cả các châu
lục (châu Mỹ, châu Âu, châu Á và Thái Bình Dương, châu Phi và Trung Đông).
Là công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và giải khát vì thế
sản phẩm chủ lực của họ bao gồm từ nước khoáng, thực phẩm cho trẻ em, cafe
và các sản phẩm khác từ sữa. Tại Việt Nam Nestlé đang điều hành 6 nhà máy

1
với số lượng khoảng 2300 nhân viên. Tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu USD. Với
mong muốn phát triển lâu dài và hơn hết là nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người tiêu dùng tại Việt Nam.

Hình 1. 2 Doanh thu 2022 tại các địa bàn hoạt động của Nestlé

2
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

2.1 Mô trường bên trong


2.1.1 Nguồn lực về tài chính

Bảng 2. 1 Bảng cân đối kế toán từ tháng 9/2022 đến tháng 6/2023

Đơn vị tính: CHF (đơn vị tiền Thuỵ Sĩ).


Cuối Kỳ: 30/06/2023 31/03/2023 31/12/2022 30/09/2022
Tổng tài sản 131600 131600 135182 135182
Tổng nợ phải trả 94777 94777 92390 92390
Tổng vốn sở hữu 36823 36823 42792 42792

Bảng 2. 2 Báo cáo thu nhập từ tháng 9/2022 đến tháng 6/2023
Đơn vị tính: CHF (đơn vị tiền Thuỵ Sĩ).
Cuối Kỳ: 30/06/2023 31/03/2023 31/12/2022 30/09/2022
Tổng doanh thu 23238 23238 24511 24511
Lợi nhuận gộp 10652 10652 10955 10955
Thu nhập hoạt động 3905 3905 4062 4062
Thu nhập ròng 2824.5 2824.5 2011.5 2011.5
Nestlé là một tập đoàn chế biến thực phẩm và đồ uống đa quốc gia của
Thụy Sĩ có trụ sở chính tại Vevey, Vaud, Thụy Sĩ. Đây là công ty thực phẩm lớn
nhất trên thế giới, được đo lường bằng doanh thu và các số liệu khác, kể từ năm
20141. Chính vì vậy mà công ty đã không ngường đầu tư vì thế có thể liên tục
đưa ra những sản phẩm mới, cải tiến chất lượng sản phẩm bao bì nhằm phụ vụ
nhu cầu thực phẩm dinh dưỡng đối với người tiêu dùng.
2.1.2 Nguồn nhân lực
Hơn 280.000 nhân viên, với 8500 tiếp thị có kinh nghiệm hoạt động trên
191 quốc gia. Hơn một phần ba (33,9%) của lực lượng lao động nằm ở Châu
Âu, 38% ở Châu Mỹ, 28,1% ở Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Phi. Cùng
với đó, Nestlé sở hữu đội ngũ hơn 300 nhà khoa học giỏi và kinh nghiệm hoạt
động trong 17 trung tâm R&D trên thế giới, họ có nhiều sáng kiến và cải tiến
tạo ra những sản phẩm mới chất lượng đáp ứng nhu cầu sức khỏe của người tiêu
dùng. Vì thế Nestlé luôn có nguồn nhân lực đủ để hoạt động trong hiện tại và
dự trữ trong tương lai.

3
Chính vì thế mà sự tôn trọng các nền văn hóa khác nhau và giá trị nền tảng
nhân viên tạo được uy tín, có lòng tin và sự trung thành của nhân viên công ty
là điều rất cần thiết. Các nhà quản lý luôn phải thúc đẩy khuyến khích nhân viên
của mình cải tiến trong công việc để tìm ra sự đổi mới luôn có sự hòa thuận,
phát triển và cải tiến cho doanh nghiệp.
2.1.3 Nguồn lực vật chất
Các sản phẩm của Nestlé: bao gồm thực phẩm dành cho trẻ em, thực phẩm
y tế, nước đóng chai, ngũ cốc ăn sáng, cà phê và trà, bánh kẹo, các sản phẩm từ
sữa, kem, thực phẩm đông lạnh, thức ăn cho vật nuôi và đồ ăn nhẹ. Công ty sở
hữu cho mình 29 thương hiệu có doanh thu hàng năm trên 1 tỷ Franc Thụy Sĩ
(khoảng 1,1 tỷ USD), bao gồm Nespresso, Nescafé, Kit Kat, Smarties, Nesquik,
Stouffer’s và Maggi. Ngoài ra Nestlé lưu trữ hơn 250 bằng phát minh sáng chế
từng năm và quản lý một danh mục đầu tư với hơn 200,000 bằng sáng chế trên
thế giới.
Nestlé có 447 nhà máy, hoạt động tại 189 quốc gia và sử dụng khoảng
339,000 người. Đây là một trong những cổ đông chính của L’Oreal, công ty mỹ
phẩm lớn nhất thế giới.

Sự trải rộng đó đã giúp Nestlé tiếp cận được nhu cầu khách hàng, từ đó
tạo ra các sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Đó là kết quả
to lớn từ những nỗ lực không mệt mỏi của tập đoàn qua một quá trình kinh
doanh lâu dài để đạt được hệ thống toàn cầu mà không đối thủ nào có thể dễ
dàng có được.
2.1.4 Nguồn lực thông tin
2.1.4.1 Sử dụng nền tảng Workplace

Nestlé là môi trường đặt con người lên ưu tiên hàng đầu. Luôn quan tâm
đến quá trình phát triển của nhân viên và cung cấp cho họ những công cụ phù
hợp, thuận tiện trong những hoạt động. Nhằm nâng cao chất lượng và ý kiến cá
nhân của từng nhân viên. Vì vậy, Workplace là lựa chọn hoàn hảo để liên kết
giữa những cá nhân lại với nhau. Đây là một nền liên kết mọi người vô cùng
hiệu quả, và Nestlé đã dùng để làm công cụ giao tiếp nội bộ cho 210.000 nhân
viên trên thế giới.
2.1.4.2 Sử dụng Supermetrics để báo cáo dữ liệu digital Marketing
Trước đây Nestlé dựa vào Agency để cung cấp dữ liệu chính, nhưng nó
không tốt và hiệu quả như họ mong đợi. Đây là một vấn đề lớn, để có thể tiếp
cận người tiêu dùng hơn thì bà Lyndsay Weir (giám đốc Phân tích và dữ liệu

4
toàn cầu của Nestlé, trước khi đảm nhận vị trí này ở Thụy Sĩ, beà từng là Trưởng
bộ phận Phân tích dữ liệu cho thị trường Vương quốc Anh của Nestlé) và nhóm
của bà đã bắt đầu tìm kiếm giải pháp2.

Và giải pháp đáp ứng được nhu cầu là Supermetrics thay cho Google Data
Studio của thời điểm trước đó. Các tích hợp của Supermetrics cho phép Nestlé
trực tiếp tìm nạp những dữ liệu cần thiết từ các bên thứ ba vào Google Data
Studio một cách trực tiếp. Nhóm có thể chỉ định các chỉ số chính xác, và có
được cái nhìn tổng quan đầy đủ nhất về hiệu suất Marketing, tập trung vào việc
phân tích dữ liệu thay vì thực hiện nhiều công việc thủ công khác.

Điều này cho phép Nestlé tiết kiệm 80% thời gian cho việc thiết lập báo
cáo và chiến ditigal Marketing và từ đó Nestlé tiếp cận việc kích hoạt dữ liệu
nhanh hơn và đưa ra các quyết định kinh doanh có liên quan kịp thời hơn.

2.1.5 Văn hoá tổ chức


Nhân viên công ty được kết nối qua nên tảng Workplace. Từ đó việc trao
đổi, liên kết giữa các nhân viên được thắt chặt hơn. Thông tin từ cấp trên đưa
xuống sẽ đến với mỗi cá nhân một cách xác thực và chính xác, với nền tảng này
thì cấp trên có thể theo dõi, quản lý nhân viên một cách dễ dàng và sát sau. Và
điều đặc biệt ở nền tảng này là hoàn toàn không có quảng cáo không ảnh hưởng
đến công việc và độ bảo mật an toàn rất cao.
Nhân viên đều cơ hội, phát triển, thăng tiến như nhau. Mọi ý kiến, sáng
kiến, sáng tạo đóng góp của mọi nhân viên đều được ghi nhận và đánh gia một
cách công tâm, để có thể đánh giá năng lực và sớm nhận ra tiềm năng của nhân
viên công ty. Để ghi nhận những đóng góp đó Nestlé có riêng một nền tảng để
khen thưởng cho những nhân viên của mình. Trên nền tảng EveHR Nestlé lan
tỏa thông điệp “#SparkYourWay: hãy tỏa sáng theo cách của bạn”3. Từ đây tạo
niềm tin cho nhân viên họ có động lực sẽ luôn cầu tiến trong việc, và đó cũng
là cơ hội thăng tiến không bị ràng buộc bởi rào cản cấp bậc, đòi hỏi sự bứt phá
cao, tính kiên trì nhẫn nại và sự nhạy bén trong công việc song song đó Nestlé
có được một nguồn lao động lớn trung thực, đóng góp hết sức mình vào công
ty.
2.2 Môi trường bên ngoài
2.2.1 Môi trường vi mô
2.2.1.1 Đối thủ cạnh tranh
Nestlé là công ty lớn, phát triển lâu đời vì vậy số lượng sản phẩm của
Nestlé rất đa dạng, gồm nhiều sản phẩm trên nhiều lĩnh vực nên có nhiều đối
thủ cạnh tranh đặc biệt là các đối thủ trong nghành đồ uống và thực phẩm như

5
TH True Milk, Highlands coffee, Cà Phê Trung Nguyên, Pepsico…. Và còn vô
số những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, trong tương lai nếu có điều kiện thuận lợi,
lợi nhuận trong ngành tăng sẽ thu hút các doanh nghiệp mới nhập ngành.
Bên cạnh đó vẫn có cạnh tranh không lành mạnh như vấn đề hàng kém
chất lượng, làm giả bao bì, nhãn hiệu của công ty... bán tràn lan trên thị trường
gây nguy hiểm cho người tiêu dùng và ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của công
ty.
2.2.1.2 Khách hàng
Khi kinh doanh ở thị trường Việt Nam, Nestlé đã nghiên cứu về thói quen,
sở thích cũng như phong cách tiêu dùng của người dân Việt Nam nhằm mang
đến sản phẩm phù hợp với nhiều phân khúc thị trường. Đối tượng khách hàng
mà công ty hướng đến là toàn dân, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ em.
Khách hàng là thượng đế, là bộ phận không thể tách rời trong môi trường
kinh doanh, sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị mà bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng muốn có. Sự tín nhiệm có được khi khách hàng được thoả mãn
nhu cầu và thị hiếu của mình khi tiêu dùng các sản phẩm của doanh nghiệp.
Khách hàng có hành vi mua sắm tìm kiếm sự đa dạng, mới mẻ… hiện nay
trên thị trường các sản phẩm rất đa dạng với nhãn hiệu, màu sắc, hương vị khác
nhau nhằm tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Chính vì thế mà khách
hàng dễ dàng thay đổi lựa chọn sản phẩm từ các nhãn hiệu nhiều lần, có thể lần
đầu họ chọn mua bất kì nhưng những lần sau họ sẽ nhận xét xem sẽ tiếp tục mua
sản phẩm đó nữa hay không. Đối với những sản phẩm (bánh kẹo, đồ uống) giá
cả không chênh lệch nhiều người tiêu dùng sẽ thay đổi nhãn hiệu chỉ để tìm
kiếm sự đa dạng.
2.2.1.3 Nhà cung ứng
Nestlé không chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng cao mà còn thể hiện
được đạo đức trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà cung cấp phải tuẩn thủ
các nguyên tắc kinh doanh khắc nhằm đảm bảo cung ứng sản phẩm tốt, đạt chất
lượng cao. Được tuân thủ theo các nguyên tắc:
- Tính liêm chính trong kinh doanh
- Tính bền vững
- Tiêu chuẩn lao động
- An toàn và sức khỏe
- Môi trường

6
Nhà cung ứng có vai trò quan trọng quyết định các yếu tố đầu vào như
máy móc thiết bị, nguyên liệu - vật liệu, cung ứng dịch vụ vận tải,… với Nestlé
sẽ liên quan đến các nhà cung ứng bao bì sản phẩm, đường, sữa, cà phê….
2.2.1.4 Chính phủ

Hình 2. 1 Nestlé được khen thưởng thành tích đóng góp cho nhà nước

Hình 2. 2 Công ty THHH Nestlé Việt Nam tiếp tục được ghi nhận về các nỗ
lực
Chính phủ quy định các mức thuế cho doanh nghiệp, tùy vào ngành nghề,
lĩnh vực kinh doanh; phạm vi kinh doanh; địa bàn kinh doanh… khác nhau sẽ
có mức thuế phù hợp. Khuyến khích các dự án đầu tư có quy mô lớn, dự án
được hỗ trợ đầu tư đặc biệt hoặc sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sẽ được
ưu đãi thuế. Miễn hoặc giảm thuế nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng
và đáp ứng đủ một số tiêu chí.
Chính phủ cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn…
doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp ngoài nước và doanh nghiệp có vốn

7
đầu tư nước ngoài hợp tác, kết nối nhau cùng nhau phát triển, phát triển chuỗi
cung ứng, cạnh tranh lành mạnh.
Khuyến khích sự hợp tác giữa doanh nhân của doanh nghiệp với đội ngũ
tri thức, nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu kinh tế thị trường… trung
tâm, viện nghiên cứu khoa học, công nghệ để cùng nhau tìm hiểu, khám phá,
sáng tạo, tạo sự đột phá, sự khác biệt, đổi mới hình thức, cải tiến công nghệ,
tăng năng suất lao động cho sản phẩm, hoạt động sản suất và kinh doanh cho sự
phát triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp.
2.2.1.5 Các nhóm áp lực
Doanh nghiệp cần nhạy bén nhận ra các áp lực nào đang đe dọa đến tổ
chức, cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Khéo léo trong
việc giải quyết các vấn đề liên quan.
Áp lực từ cạnh tranh không lành mạnh, hàng giả: tập đoàn Nestlé (Thụy
Sĩ) vừa xác nhận việc phát hiện bao bì và bột Milo chocolate giả tại một cơ sở
ở bang Negeri Sembilan, phía nam thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia.

Hình 2. 3 Cách phân biệt Milo hàng thật và giả

8
Áp lực từ các sản phẩm thay thế: điển hình là bên cạnh Nescafé của
Nestlé, thì G7 của Trung Nguyên, Vinacafe và Wake up của Vinacafé Biên Hòa,
Cafe Phố của Food Empire (Singapore) là top 5 thương hiệu cà phê hòa tan nổi
tiếng hiện nay. Hoặc Ovaltine là thương hiệu thức uống của công ty Wander
AG Thụy Sỹ, cạnh tranh trực tiếp với Milo.

Hình 2. 4 Các sản phẩm thay thế


Trách nhiệm với môi trường và trách nhiệm xã hội: điển hình là các cam
kết và ưu tiên của Tập đoàn Nestlé và Nestlé Việt Nam như giúp bảo vệ, tái tạo,
tái sinh với 4 ưu tiên:
- Góp phần vào ăn uống bổ dưỡng và có tính bền vững.
- Bảo vệ, tái tạo, tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiếu tối
đa các tác động lên nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Giúp phát triển cộng đồng thịnh vượng, nâng cao kinh tế chất lượng cuộc
sống.
- Hoạt động kinh doanh có trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh lành
mạnh.
Áp lực về truyền thông bẩn: phát hiện có côn trùng, tạp chất, dị vật trong
các sản phẩm… bị người tiêu dùng đăng lên các trang mạng xã hội, kêu gọi tẩy
chay sản phẩm của công ty.
2.2.2.Môi trường vĩ mô
2.2.2.1 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là nhân tố cần thiết cho hoạt động kinh doanh, có tác
động đến hoạt động Marketing của công ty. Đối với từng khu vực địa lý khác

9
nhau như cách biệt vùng miền, giữa thành thị và nông thôn… công ty sẽ nghiên
cứu mặt hàng phù hợp với thị hiếu, mức thu nhập của người tiêu dùng.
Tuy nhiên nguồn nghiên liệu khan hiếm cũng ảnh hưởng đến hoạt động
sản suất làm tăng các chi phí đầu vào của nguyên liệu đầu vào và các vấn đề
hạn chế ô nhiễm môi trường Nestlé cũng sử dụng nguyên liệu tái chế với chi
phí thấp hơn, hài lòng người tiêu dùng hơn đồng thời đây cũng là tiêu chí về
công nghiệp xanh mà Nestlé đang muốn hướng tới. Tài nguyên thiên nhiên là
hữu hạn nhưng nhu cầu con người lại vô hạn nên phải biết khai thác hợp lý, vừa
sử dụng, vừa nuôi dưỡng, tái tạo sử dụng chúng một cách bền vững.
Mật độ dân số ở các khu vực là không đồng đều, dân cư chủ yếu tập trung
ở đồng bằng, các khu đô thị, thành phố; thưa thớt ở miền núi, vùng sâu vùng
xa. Sản phẩm khi cung úng cần ưu tiên ở khu vực đông dân cư.
2.2.2.2 Môi trường khoa học kỹ thuật và công nghệ
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật tác động đến thị trường. Thông qua hoạt
động Marketing (trực tiếp, qua quảng cáo trên Tivi, các nền tảng mạng xã hội
Facebook, Tiktok, các sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee…) giúp sản phẩm
công ty được biết phổ biến hơn.
Sự tiến bộ của công nghệ giúp cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc,
phương tiện, nhằm nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm. Vòng
đời sản phẩm ngắn lại, luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn bắt kịp xu hướng.
2.2.2.3 Môi trường chính trị pháp luật
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định
hướng chủ nghĩa xã hội có môi trường chính trị ổn định và hệ thống pháp luật
ngày càng hoàn thiện.
- Nhà nước có những chính sách khuyến khích phát triển, đầu tư kinh
doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam.
- Nhà nước ban hành rất nhiều bộ luật: Luật thương mại, Luật doanh
nghiệp, Luật kinh tế, Luật bảo vệ môi trường… Doanh nghiệp chỉ kinh doanh
những ngành mà pháp luật không cấm. Vì thế, doanh nghiệp khi hoạt động cần
tuân thủ đúng pháp luật, thiếu hiểu biết về pháp luật sẽ gây ra các hậu quả
nghiêm trọng.
2.2.2.4 Môi trường văn hóa xã hội
Xác định thị trường mục tiêu xuất phát từ cơ cấu dân số, giới tính, tuổi
tác… để lựa chọn sản phẩm phù hợp cung cấp cho thị trường.

10
- Trước khi muốn đưa một sản phẩm vào thị trường, doanh nghiệp cần
nghiên cứu thêm về nhu cầu và thị hiếu, các nét văn hóa của người tiêu dùng
xem có phù hợp, và họ sẽ chấp nhận sản phẩm ấy hay không.
- Văn hóa tiêu dùng của gia đình một thế hệ hay nhiều thế hệ cùng chung
sống sẽ có quyết định mua như thế nào. Ví dụ gia đình nhỏ thường sẽ lựa những
sản phẩm vừa phải, những gia đình lớn thì lựa chọn sản phẩm size to hơn… đòi
hỏi doanh nghiệp phải đa dạng sản phẩm về kích cỡ.
- Cơ cấu dân số, tuổi tác, giới tính cũng có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt
động kinh doanh của công ty. Vào tháng 10/2023 Nestlé thông báo sẽ đóng cửa
một nhà máy sản xuất sữa bột cho trẻ em ở Trung Quốc vì tỷ lệ sinh thấp bởi hệ
luỵ của tình trạng lão hoá dân số nhanh4.
- Điển hình như xã hội phát triển và mức sống người dân tăng lên nên việc
lựa chọn sữa cho trẻ em cũng được quan tâm và chú trọng hơn. Các bậc cha mẹ
ưu tiên chọn các loại sữa giàu dinh dưỡng, dễ uống. Vì vậy Nestlé chọn thị
trường mục tiêu của Milo là cho trẻ em, trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi độ tuổi
từ 6-14 tuổi. Hay người dân Việt Nam rất thích cà phê, việc phát triển hơn các
sản phẩm từ cà phê sẽ có tiềm năng.

Hình 2. 5 Văn hoá uống cà phê của người Việt Nam


2.2.2.5 Môi trường quốc tế
Thách thức từ xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế:
- Nestlé là doanh nghiệp đa quốc gia, với số lượng danh mục sản phẩm
nhiều nên đối mặt với nhiều vấn đề trong kinh doanh. Như chi phí và sự thích
ứng với nhiều môi trường kinh doanh mới, khác biệt nhau. Đặc điểm của FMCG
(Faѕt Moᴠing Conѕumer Goodѕ có nghĩa là các sản phẩm tiêu dùng nhanh) là
giá thành hợp lý, sản phẩm được đóng gói nhỏ, bán số lượng lớn, lợi nhuận trên
từng sản phẩm thấp (nhưng tổng lợi nhuận cao) và bị tranh tranh gay gắt.
- Hầu hết các công ty đa quốc gia khác như Pessico, Coca Cola,… cũng
kinh doanh trên lĩnh vực FMCG, họ cũng đưa sản phẩm của mình ra kinh doanh

11
trên thị trường quốc tế. Mặc dù có sự khác biệt về nhãn hiệu, thương hiệu sản
phẩm nhưng sản phẩm của Nestlé vẫn bị đe dọa từ các sản phẩm thay thế khác
từ các công ty đối thủ.
Cơ hội: thị trường châu Á đang vẫn còn là mảnh đất màu mỡ cho việc đầu
tư và phát triển, các công ty đa quốc gia khác bắt đầu chú ý đặt nhà máy sản
xuất tại đây. Khu vực Đông Âu, châu Á và Mỹ Latinh cũng là những khu vực
có mức độ tăng trưởng về kinh tế cao, tốc độ gia tăng dân số nhanh cũng được
Nestlé chú ý đầu tư.
2.2.2.6 Môi trường kinh tế
* Ảnh hưởng của dịch Covid-19
Trong 3 năm qua ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã có tác động không nhỏ
đến tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết
các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
- Năm 2021, kinh tế Việt Nam với mức tăng trưởng GDP là 2,58%, thấp
hơn so với mức tăng 2,91% năm 2020, cũng so với mục tiêu đặt ra là 6,5%. Đây
cũng là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
- Quý III năm 2021 nhiều địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài gây khó khăn trong các hoạt động sản
xuất và kinh doanh. Vừa phải phòng chống dịch bệnh vừa duy trì sản xuất - kinh
doanh.
- Nhưng vào năm 2022 GDP đã có tốc độ tăng cao, mục tiêu ban đầu là
tăng 6 - 6,5%, nhưng thực tế đã vượt qua 8%, con số tăng đầu tiên sau nhiều
thập kỷ.
- Trong quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kì năm trước, mặc
dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kì các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn
từ năm 2011 đến 2023.

12
Hình 2. 6 Biểu đồ tăng trưởng GDP theo quý từ năm 2011 đến quý II/2023
- Đặc biệt là giá xăng dầu tăng, giá gas bán lẻ tăng… gây áp lực đến sinh
hoạt người dân và cả doanh nghiệp. Khi giá vận chuyển tăng kéo theo giá các
nguyên liệu đầu vào tăng.

Hình 2. 7 Biểu đồ diễn biến giá xăng dầu từ đầu năm 2020 đến tháng 4/3023
Trước bối cảnh dịch Covid-19, doanh nghiệp đã nỗ lực hết mình nhằm bảo
đảm tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong bối cảnh

13
các chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Dịch bệnh làm hàng
ngàn doanh nghiệp phá sản hoặc đang đứng trước nguy cơ phá sản, công nhân
thất nghiệp. Nhiều người giảm nhu cầu tiêu dùng, có xu hướng tiết kiệm hơn,
ưu tiên sản phẩm an toàn cho sức khỏe, vấn đề an toàn tại nơi làm việc, thiếu
nhân công và đặc biệt là đứt gãy chuỗi cung ứng.
Nestlé Việt Nam thực hiện phương án “3 tại chỗ” (sản xuất, cách ly, ăn
nghỉ tại chỗ), áp dụng nghiêm nghặc nguyên tắc 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn,
Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế) tại các nhà máy. Tích cực tham
gia phòng chống dịch, hỗ trợ và tài trợ các sản phẩm dinh dưỡng, khẩu trang,
trang thiết bị y tế cho các khu cách ly và tiền mặt là hơn 55 tỷ đồng. Cùng với
đó là các giải pháp gồm thuê thêm kho bãi để tăng khả năng tích trữ nguyên liệu
và bao bì tại chỗ; đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua việc giao hàng
trực tiếp đến các cửa hàng không cần qua kho trung chuyển5….
*Lãi suất ngân hàng
Lãi suất ngân hàng tăng6 cũng gây khó khăn trong việc vay vốn để mở
rộng quy mô kinh doanh, hoặc việc xây dựng, thành lập của các doanh nghiệp
mới nhập ngành. Điều này cũng là cơ hội cũng là thách thức đối với công ty vì
lãi suất tăng cao thì sự nhập ngành giảm làm giảm đi đối thủ cạnh tranh. Nhưng
lãi suất huy động vốn tăng cao đòi hỏi Nestlé phải có chính sách sử dụng nguồn
vốn hiệu quả.

Hình 2. 8 Biểu đồ thể hiện lãi suất ngân hàng theo quý từ năm 2018 đến quý
III/2023

14
*Lạm phát
Sau đại dịch Covid-19 và trong thời kỳ bất ổn chính và nền kinh tế chung
của thế giới cụng có nhiều bất ổn. Chính vì sự bất ổn chính trị, kinh tế và nhiều
nguyên nhân khác đã làm tình trạng lạm phát tăng mạnh trên thế giới nói chung
cũng như ở từng quốc gia nói riêng, điển hình là gia cả tăng, đồng tiền đang mất
giá. Nestlé đã phải tiến hành đợt tăng giá mới để bù đắp cho những thiệt hại mà
tập đoàn này phải gánh chịu do lạm phát gây ra7. Khi tăng giá thì sức cạnh tranh
cũng kém hơn so với các đối thủ cùng ngành, đòi hỏi công ty phải có những
điều chỉnh về nhân lực, chiến lượt Marketing phù hợp để giữ vững thị phần.

15
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA NESTLÉ
Bảng 3. 1 Ma trận SWOT của Nestlé

Những điểm mạnh (S) Những điểm yếu (W)


Môi trường bên trong
doanh nghiệp 1. Thương hiệu nổi 1. Giá thành cao.
tiếng. 2. Có sản phẩm lỗi đưa
2. Sản phẩm đa dạng. ra thị trường.
3. Nghiên cứu và phát 3. Tồn kho sản phẩm cũ.
triển mạnh mẽ. 4. Chi phí quảng cáo
4. Thương mại điện tử cao.
phát triển. 5. Chế độ khen thưởng
5. Lượng lớn người tiêu chưa hấp dẫn.
dùng.

Môi trường bên 6. Năng lực tài chính


ngoài doanh nghiệp vững mạnh.
7. Hệ thống phân phối
rộng.
Những cơ hội (O) Các chiến lược SO Các chiến lược WO
1. Có nhiều phân khúc 1. S1+2+3 O1+2: chiến 1. W1+2+3+4 O1+2+3:đầu tư
thị trường tiềm năng. lược phát triển sản phẩm vận chuyển, chiến lược
2. Mua sắm trực tuyến. mới, và nâng cao chất Marketing hiệu quả, đầu
lượng sản phẩm. tư nghiên cứu, cải tiến
3. Tình hình chính trị sản phẩm để thâm nhập
Việt Nam ổn định. 2. S4+5+6+7 O3: tận dụng
năng lực tài chính nhằm thị trường mới.
mở rộng thì trường. 2. W5 O3: có các chính
sách thu hút nguồn lao
động chất lượng cao.

16
Môi trường bên Những điểm mạnh (O) Những điểm yếu (W)
trong doanh
nghiệp

Môi trường bên


ngoài doanh nghiệp
Những thách thức (T) Các chiến lược ST Các chiến lược WT
1. Nhiều hàng giả, hàng 1. S1+2+3+4+6 T1: tận dụng 1. W1 T1+2: giữ mức giá
nhái. sử nổi tiếng và nguồn tài ổn định tạo sự tin tưởng
2. Có nhiều đối thủ cạnh chính mạnh để làm công cho khách hàng.
tranh. tác chống hàng giả. 2. W2+3 T3: nên có các
3. Lạm phát làm tăng 2. S1+5+6+7 T2+3: tận dụng chương trình khuyến
chi phí nguyên – vật thế mạnh về thương mãi để thu hút người
liệu. hiệu và tài chính để đàm tiêu dùng.
phán mua nguyên vật 3. W
4+5 T2: xây dựng
liệu rẻ hơn. Kênh phân chế độ khen thưởng, bồi
phối đa dạng để tiếp cận dưỡng, đào tạo nhân
gần hơn với khách hàng viên.
nhằm giảm thiểu sự
cạnh tranh.

17
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
4.1 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
Ngày nay sự cạnh tranh trong ngành thực phẩm và đồ uống ngày càng gay
gắt, vì thế chất lượng sản phẩm cũng là một yếu tố quyết định đến sự lựa chọn
của khách hàng. Chất lượng các sản phẩm của Nestlé được nhiều người tín dụng
nhưng còn thua điểm so với một số đối thủ cạnh tranh ở một số ngành hàng như
Vinacafe ở mặt hàng cafe hay Chinsu đối với ngành hàng nước tương. Vì thế để
tăng sức cạnh tranh, Nestlé cần chú trọng:
- Quản lý tốt chất lượng của toàn chuỗi cung ứng
- Nghiên cứu khẩu vị và thăm dò ý kiến khách hàng để điều chỉnh khẩu vị
phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở Việt Nam. Thường xuyên so sánh mùi
vị của công ty so với sản phẩm của đối thủ để có cải tiến phù hợp.
- Doanh nghiệp nên đầu tư vào cải tiến dây chuyền sản xuất, cải tiến bao
bì, tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm.
4.2 Giải pháp củng cố và phát triển hệ thống phân phối trên cả nước
Nestlé có hệ thống phân phối mạnh trên cả nước, tuy nhiên vẫn còn một
số vấn đề còn mắc phải như tình trạng thiếu hàng ở các nhà phân phối. Điều này
gây khó khăn trong việc cung cấp sản phẩm một cách liên tục đến khách hàng,
tạo điều kiện cho các sản phẩm của đối thủ thế chỗ. Để khắc phục công ty cần:
- Xây dựng mối quan hệ với các kênh phân phối, giữ mối quan hệ tốt với
các kênh phân phối cũ, đồng thời tìm kiếm và xây dựng với các kênh phân phối
mới. Nhằm duy trì ổn định lượng sản phẩm cung cấp cho từng ngành hàng cụ
thể.
- Phối hợp chặt chẽ nhiều khâu để dự đoán các chỉ số như doanh thu, lên
kế hoạch sản xuất đến theo dõi doanh số bán hàng từ các phòng ban. Từ đó sản
xuất đúng số lượng và thời gian yêu cầu nhằm vận chuyển hàng kịp thời đến
với nhà phân phối.
- Cần có chính sách khen thưởng để khuyến khích các kênh phân phối khi
hoàn thành kế hoạch đề ra.
- Công ty cần tập trung chú tâm hơn đến việc lên kết với các siêu thị, trung
tâm thương mại, mở rộng gian hàng và trưng bày đa dạng nhiều sản phẩm hơn.

18
4.3 Giải pháp nâng cao chất lượng các chương trình quảng cáo
Để phát huy thế mạnh về thương hiệu, Nestlé cần phát huy và nỗ lực bằng
một số giải pháp sau:
- Công ty cần chú trọng khâu trưng bày sản phẩm: vì việc này đảm báo
các yếu tố cơ bản như vừa lôi cuốn người mua, vừa cung cấp đầy đủ thông tin
đến khách hàng.
- Đầu tư cho việc thiết kế bao bì: điều này giúp tạo dấu ấn về thương hiệu
các sản phẩm của Nestlé trong tâm trí người tiêu dùng. Đây cũng là một cách
không tốn nhiều chi phí như các các chương trình quảng cáo khác.
- Tổ chức các chương trình khuyến mãi: khuyến mãi là công cụ tiếp thị
hữu ích giúp giới thiệu sản phẩm, mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường. Ngoài
ra còn giúp giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
4.4 Giải pháp duy trì mức giá cạnh tranh
Nestlé theo đuổi chiến lược định giá cao hơn các đối thủ nhưng vẫn giữ
được khả năng cạnh tranh. Do Nestlé theo đuổi chiến lược này nên phù hợp với
phân khúc thị trường của những người có thu nhập cao. Vì thế chính sách giá
vẫn chưa linh hoạt đối với phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình, thấp.
Và để cải thiện thì công ty cần nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, thị trường và
khách hàng một cách thường xuyên và kĩ càng. Tập trung nghiên cứu, cải tiến
và đa dạng nhiều sản phẩm để góp phần điều chỉnh chính sách giá phù hợp, linh
hoạt với nhiều phân khúc thị trường.
4.5 Giải pháp nâng cao quản lý nhân lực
Chú trọng vào quy trình tuyển dụng nhân sự để tìm ra đội ngũ nhân sự có
năng lực, phù hợp với văn hoá doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến
sự phát triển của công ty, tiết kiệm thời gian chi phí và hạn chế tình trạng nhân
viên nhảy việc.
Chú trọng vào chế độ đãi ngộ, đây chính là các yếu tố giúp giữ chân nhân
viên cũ và thu hút nguồn nhân lực chất lượng mới. Ngoài ra đây còn là động lực
giúp nhân viên hoàn thành công việc một cách tốt nhất để đạt được kết quả cao
trong công việc.
Công nghệ ngày càng phát triển vì thế doanh nghiệp cần phát triển mô
hình quản lý nhân lực thông qua công nghệ. Điều này giúp hạn chế lỗi do con
người, tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả quản lý. Thông tin truyền
đi hạn chế sai số và bảo mật cao.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nestle SA (NESN) Tóm Tắt Tài Chính.


https://vn.investing.com/equities/nestle-ag-financial-summary.
2. Nestlé: Tiếp cận chiến lược dữ liệu trong Digital Marketing -
MarketingTrips. https://Marketingtrips.com/digital/nestle-tiep-can-
chien-luoc-su-dung-du-lieu-trong-digital-Marketing/.
3. SparkYourWay | Nestlé Việt Nam - Sống Vui Khoẻ.
https://www.nestle.com.vn/vi/jobs/sparkyourway.
4. Nestle vừa phải đóng cửa 1 nhà máy sữa bột vì lý do bất ngờ.
https://cafef.vn/nestle-vua-phai-dong-cua-1-nha-may-sua-bot-vi-ly-do-
bat-ngo-188231021101617699.chn.
5. Nestlé Việt Nam nỗ lực ứng phó với đại dịch và bảo đảm phát triển bền
vững. https://baochinhphu.vn/nestle-viet-nam-no-luc-ung-pho-voi-dai-
dich-va-bao-dam-phat-trien-ben-vung-102300173.htm.
6. Lãi suất tiền gửi có thể về dưới 7%/năm cuối năm 2023 - Tạp chí Tài
chính. https://tapchitaichinh.vn/lai-suat-tien-gui-co-the-ve-duoi-7-nam-
cuoi-nam-2023.html.
7. Tập đoàn thực phẩm Nestle tiếp tục tăng giá sản phẩm do lạm phát |
Vietnam+ (VietnamPlus). https://www.vietnamplus.vn/tap-doan-thuc-
pham-nestle-tiep-tuc-tang-gia-san-pham-do-lam-phat-post846622.vnp.

20

You might also like