You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------***--------

TIỂU LUẬN TIN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP THEO GIỚI Ở ĐÔNG NAM BỘ
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II

THÀNH VIÊN NHÓM 5

STT HỌ VÀ TÊN MSSV MỨC ĐÓNG GÓP ĐIỂM

01 Mai Quỳnh Anh 2211315002 21.25%

02 Nguyễn Quỳnh Như 2211315017 20%

03 Võ Trần Thanh Minh 2211315014 20.5%

04 Lê Cát Mỹ Trân 2211315022 18.75%

05 Trần Hiếu Nhân 2215315045 19.5%

GIẢNG VIÊN

Trần Anh Tài

TIỂU LUẬN TIN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................8

Chương 1........................................................................................................................... 9

Chương 2......................................................................................................................... 11

2.1 Mục đích nghiên cứu..............................................................................................11

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................11

Chương 3......................................................................................................................... 11

Chương 4......................................................................................................................... 11

4.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................11

4.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................11

4.2.1 Thời gian.........................................................................................................11

4.2.2 Không gian......................................................................................................11

4.2.3 Đối tượng khảo sát..........................................................................................11

Chương 5......................................................................................................................... 12

5.1 Tính mới, tính đóng góp của đề tài.........................................................................12

5.2 Ý nghĩa của đề tài...................................................................................................12

Chương 6......................................................................................................................... 12

Chương 7......................................................................................................................... 13

7.1 Nghiên cứu ngoài nước..........................................................................................13

7.2 Nghiên cứu trong nước...........................................................................................15

Chương 8......................................................................................................................... 17

8.1 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................17

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

8.2 Mô hình nghiên cứu...............................................................................................17

8.2.1 Mô hình đề xuất...............................................................................................17

8.2.2 Tổng quan các biến độc lập và đưa ra giả thuyết.............................................18

8.2.3 Phương pháp đo lường các biến số..................................................................20

Chương 9......................................................................................................................... 23

Chương 10....................................................................................................................... 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................25

MỤC LỤC BẢNG


Table 1............................................................................................................................... 4

Table 2............................................................................................................................. 19

MỤC LỤC HÌNH


Figure 8.1.........................................................................................................................13

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Table 1

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

2 PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

3 PAR Chỉ số cải cách hành chính

4 CCHC Cải cách hành chính

5 CBR Tỷ suất sinh thô

6 ĐNB Đông Nam Bộ

7 GRDB Tổng sản phẩm trên địa bàn

8 GDP 1 Chỉ số giúp phản ánh tình trạng bất bình đẳng thu
nhập theo giới tại các tỉnh thành, quốc gia

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

Chương 1
Thu nhập chính là động lực của người lao động từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đảm bảo được bình đẳng giới thu nhập không những giải phóng sức lao động, tận dụng
nguồn lực, làm lành mạnh thị trường lao động mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Vấn đề bất bình đẳng về lương bổng theo giới đã thu hút được sự quan tâm lớn
của các nhà nghiên cứu hơn cả là khu vực Đông Nam Bộ - một trong hai vùng với nền
kinh tế có tốc độ phát triển lớn nhất nước ta.

Phân tích bất bình đẳng giới trong thu nhập là quá trình phân tích thông tin về thu nhập
giữa nam và nữ nhằm đảm bảo rằng các lợi ích phát triển và các nguồn lực được sử dụng
và phân phối một cách hiệu quả và công bằng cho cả nam giới và phụ nữ. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Duy Lợi và cộng sự (2014):

- Dù chiếm số đông, các lao động nữ chủ yếu thiếu kỹ năng và không qua đào tạo, làm
trong các ngành thâm dụng lao động như giày da và may mặc (78,5%), chế biến và
sản xuất thực phẩm (66,8%), gốm sứ và thủy tinh (59,2%).
- 24,5% phụ nữ là lao động ăn lương so với con số 35,4% lao động nam hưởng lương.
- Trong khu vực việc làm chính thức, cơ hội việc làm có lương định kỳ của nam và nữ
ngang nhau. Tuy nhiên, trong kinh tế phi chính thức và kinh tế hộ, phụ nữ thường
không có các cơ hội việc làm bình đẳng. Trong khu vực việc làm phi chính thức, cơ
hội để phụ nữ có được việc làm trả lương thấp hơn nam giới 64%. Cơ hội thấp nhất
đối với nữ giới có được việc làm hưởng lương là 12,4%, trong khi con số này đối với
nam giới là 34,7%.

Thứ trưởng Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà thông tin tại Hội thảo
công bố Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới ngày 24/9 cho
biết: “Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới được hoàn thành với
những đánh giá, nhận định khách quan nhưng có nhiều giá trị trong bối cảnh Luật Bình
đẳng giới cần được xem xét sửa đổi trong giai đoạn tới đây”. Bởi lẽ trên thực tế, dù nhà
nước ta đã ban hành chính sách nhằm bảo vệ và đảm bảo sự công bằng và quyền lợi giữa
lao động nam và nữ về cơ hội việc làm cũng như cơ cấu được hưởng theo chế độ nghề
nghiệp là như nhau nhưng khi áp dụng vào các doanh nghiệp các mô hình kinh doanh thì
việc đưa ra mức phí thấp hơn của người lao động nữ so với lao động nam là chuyện
“thường gặp”. Xét trung bình, chất lượng việc làm và mức thu nhập của phụ nữ thấp hơn
của nam giới bất luận số giờ làm giữa hai giới là tương đương và đặc tính năng suất tốt
ngang nhau.

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

Vì thế việc nghiên cứu về đề tài “Chênh lệch trong thu nhập giữa lao động nam và nữ ở
Đông Nam Bộ” không chỉ giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan, vừa có thể đánh giá
vấn đề chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ mà còn có thể xác định nguyên nhân và đưa
ra những giải pháp hợp lý giúp cho các nhà chức trách và những người có thẩm quyền
phân bổ tốt hơn các nguồn lực lao động ở Đông Nam Bộ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế nước nhà.

Hiện nay, dù đã có một số bài nghiên cứu đã nói về vấn đề bất bình đẳng thu nhập giữa
nam và nữ ở Đông Nam Bộ, thế nhưng nhìn chung các bài nghiên cứu ấy đều không được
nhiều người đánh giá cao bởi nhiều yếu tố tác động đến sự bất bình đẳng trong thu nhập
cũng như trong bối cảnh hội nhập và thương mại quốc tế. Thế nên điều đó dẫn đến việc
giải quyết triệt để chưa được thực hiện, chưa có gợi ý về giải pháp trọng điểm. Chính vì
vậy đề tài “Chênh lệch trong thu nhập giữa lao động nam và nữ ở Đông Nam Bộ” sẽ là đề
tài nghiên cứu đi sâu vào các vấn đề:

- Sự bất bình đẳng trong thu nhập hiện nay ở Đông Nam Bộ như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bất bình đẳng trong thu nhập.
- Nêu lên được các chỉ tiêu về trình độ văn hóa, về trình độ chuyên môn, cũng như cơ
cấu phân vùng,... để đưa ra được gợi ý giải pháp phù hợp.

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

Chương 2
2.1 Mục đích nghiên cứu

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt trong thu nhập giữa lao động nam và nữ
tại Đông Nam Bộ nhằm giảm bớt hiện trạng bất bình đẳng trong thu nhập theo giới.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu


- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch về thu nhập giữa hai giới.
- Đánh giá thực trạng cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ấy.
- Đề xuất phương hướng làm cơ sở lý thuyết để có thể làm giảm sự chênh lệch thu nhập
giữa hai giới.

Chương 3
- Tìm ra ảnh hưởng của các nhân tố đã chọn đến chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ.
- Tìm ra khác biệt trong mức độ bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị,
giữa các tỉnh, thành Đông Nam Bộ.

Chương 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu

Thu nhập của lao động nam và nữ ở Đông Nam Bộ.

4.2 Phạm vi nghiên cứu


2.1 Thời gian

Từ năm 2015 đến năm 2020

2.2 Không gian

Khu vực nông thôn và thành thị của các tỉnh thành Đông Nam Bộ.

2.3 Đối tượng khảo sát

Lao động nam và nữ ở Đông Nam Bộ.

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

Chương 5
5.1 Tính mới, tính đóng góp của đề tài

Các nghiên cứu trước đó về đề tài này tại Việt Nam hoặc có phạm vi quá lớn, phạm vi cả
nước như nghiên cứu của Nguyễn Thái Hòa (2017), Ho Thi Hoa và cộng sự (2020),
Obermann và cộng sự (2020) hoặc ở phạm vi quá nhỏ, mức độ cấp tỉnh với nghiên cứu
của Trần Huy Phương (2021), Quách Dương Tử (2021), vì vậy còn hạn chế trong số
lượng nghiên cứu có quy mô khu vực hay vùng kinh tế, mang tính khái quát chung, đại
diện cho khu vực ấy mà không quá chi tiết, tách biệt. Tiêu biểu cho nghiên cứu ảnh
hưởng của các yếu tố lên thu nhập của lao động nam nữ theo khu vực có Mai Quang Hợp
và cộng sự (2018) đã xem xét chênh lệch thu nhập không chỉ theo giới mà ở cả thành thị
và nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm góp phần khắc phục lỗ hổng này,
nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch trong thu nhập giữa lao động nam
và nữ ở Đông Nam Bộ” sẽ phân tích tác động của các nhân tố xác định khác nhau lên
khác biệt thu nhập trong lao động hai giới ở một vùng kinh tế, cụ thể là vùng Đông Nam
Bộ - vùng có nền kinh tế phát triển nhất cả nước. Theo Rao (1965), tăng trưởng kinh tế
làm tăng chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn, từ đó nghiên cứu sẽ xét đến
góc độ giới tính.

5.2 Ý nghĩa của đề tài

Nghiên cứu này dự kiến đem lại kết quả nhất định trong việc xác định yếu tố ảnh hưởng
đến chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ tại khu vực Đông Nam Bộ. Từ đó, giúp ta hình
dung được sự bất bình đẳng tiền lương giữa hai giới tính trong thời đại hiện nay. Dựa trên
kết quả đó, nghiên cứu sẽ trở thành cơ sở lý thuyết đáng tin cậy cho việc xây dựng các
chính sách nhằm làm giảm khoảng cách chênh lệch tiền lương giữa nam và nữ ở cả thành
thị và nông thôn tại các tỉnh, thành Việt Nam.

Chương 6
Đề tài được chia thành 5 phần gồm có:

- Tổng quan nghiên cứu


- Tổng quan lý thuyết nghiên cứu
- Phương pháp và mô hình nghiên cứu nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

- Kết luận và đề xuất giải pháp

Chương 7
7.1 Nghiên cứu ngoài nước

Nhiều nghiên cứu quan trọng trên thế giới đã tiến hành kiểm định không chỉ các nhân tố
tác động đến thực trạng bất bình đẳng thu nhập theo giới và mức độ ảnh hưởng của chúng
mà còn cả phạm vi và xu hướng phát triển của thực trạng ấy. Một nghiên cứu tổng quan
tương đối toàn diện về các nỗ lực giải thích cho vấn đề về thu nhập theo giới này đã được
tiến hành bởi Blau và Kahn (2017). Bên cạnh các yếu tố về thị trường lao động, Blau và
Kahn (2017) còn xét đến tác động của các yếu tố tâm lý hay năng lực phi nhận thức (non-
cognitive skill) lên bất bình đẳng.

“Globalization and the gender wage gap.” (Remco H. Oostendorp, 2009) nhìn chung
nghiên cứu này kết luận rằng sự chênh lệch về tiền lương giữa hai giới dường như có xu
hướng giảm khi tăng phát triển kinh tế, thương mại và vốn đầu tư nước ngoài, nhưng
không phải lúc nào cũng vậy. Việc thiếu bằng chứng về tác động thu hẹp của thương mại
và bằng chứng về tác động mở rộng của dòng vốn FDI đối với khoảng cách giới trong
nghề nghiệp kỹ năng cao ở các nước nghèo hơn cho thấy rằng toàn cầu hóa có thể không
làm giảm và trong một số trường hợp có thể làm tăng khoảng cách lương theo giới trong
nghề nghiệp. Phát hiện này bổ sung cho các nghiên cứu trước đây ghi nhận sự gia tăng
bất bình đẳng tiền lương sau khi tự do hóa thương mại ở một số nước đang phát triển.

“Sectoral wage gap in Vietnam” (Liu, Y. C. Amy, 2015) phân tích cẩn thận các yếu tố
góp phần tạo ra khoảng cách tiền lương theo giới tính theo ngành. Nghiên cứu chứng
minh được sự khác biệt trong ngành đóng góp nhiều hơn so với sự khác biệt giữa các
ngành trong việc giải thích thu nhập theo giới tính. Từ đó giúp giảm thiểu tác động không
mong muốn của việc thu hẹp quy mô đối với vị trí kinh tế của phụ nữ.. Phân biệt đối xử
cũng chiếm phần lớn sự khác biệt về tiền lương theo giới tính. Một số hàm ý chính sách
có thể được rút ra từ những phát hiện này.

“Gender pay gap in Vietnam: a propensity score matching analysis” (Obermann, G.,
Oanh, N. H., & Ngoc, N. H., 2020) nghiên cứu mức độ, các yếu tố quyết định và sự thay
đổi của chênh lệch tiền lương theo giới ở Việt Nam giai đoạn 2010–2016. Nghiên cứu
này sử dụng phương pháp so khớp điểm xu hướng (PSM) để kiểm tra sự bất bình đẳng
trong trả lương giữa những người có thu nhập là nữ và nam có chung đặc điểm. Kết quả
khẳng định bên cạnh các yếu tố quan sát được bao gồm trình độ học vấn, nghề nghiệp,

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

khu vực kinh tế và ngành nghề, các yếu tố không quan sát được cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc tạo ra chênh lệch lương theo giới ở Việt Nam. Do đó các chính sách
nhằm giảm thiểu bất bình đẳng trong trả lương theo giới nên tính đến cả các đặc điểm có
thể quan sát được và các yếu tố không thể quan sát được như sự khác biệt về giới không
thể quan sát được ảnh hưởng đến tiền lương và phân biệt giới tính trong trả lương. Tính
độc đáo thể hiện ở việc đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng kỹ thuật đối sánh để điều tra
chênh lệch tiền lương theo giới tính tại Việt Nam.

“Gender and urban-rural pay gap in Mekong Delta” (Hop, M. Q., Liem, N. T., & Anh, T.
T. T. , 2018): Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới về mức độ và xu hướng
chênh lệch tiền lương theo giới tính đã giảm đáng kể bằng cách sử dụng dữ liệu vi mô
của Nghiên cứu Bảng về Động lực Thu nhập (PSID) trong giai đoạn 1980–2010. Kết luận
cho rằng nhiều cách giải thích truyền thống vẫn có giá trị nổi bật. Sự khác biệt về giới
trong nghề nghiệp và ngành công nghiệp, cũng như sự khác biệt về vai trò giới và phân
công lao động theo giới vẫn còn quan trọng, và nghiên cứu dựa trên bằng chứng thực
nghiệm cho thấy rõ ràng rằng không thể giảm nhẹ sự phân biệt đối xử. Các thuộc tính tâm
lý hoặc kỹ năng phi nhận thức là một trong những cách giải thích mới hơn cho sự khác
biệt về kết quả giới tính.

“When home affects pay: An analysis of the gender pay gap among crowdworkers”
(Adams-Prassl, A., & Berg, J. ,2017). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ một nền tảng làm
việc cộng đồng trực tuyến, trong đó nhà tuyển dụng không biết giới tính của người lao
động, để đánh giá liệu có sự chênh lệch về giới tính giữa những người làm việc cộng
đồng hay không. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy khoảng cách thu nhập giữa nam và
nữ phần lớn có thể được giải thích bằng các đặc điểm cá nhân của người lao động (kinh
nghiệm làm việc trong cộng đồng và trình độ học vấn) và trách nhiệm gia đình của phụ
nữ. Phát hiện này chỉ ra nhu cầu thiết lập các chính sách giải quyết sự phân công lao động
theo giới tính trong hộ gia đình, chẳng hạn như chính sách nghỉ phép của cha mẹ, cũng
như cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em và chăm sóc người già một cách công khai để
giảm bớt gánh nặng trách nhiệm chăm sóc cá nhân. Ngoài ra, làm việc theo nhóm hiện
không được quy định bởi luật lao động, điều này đang ảnh hưởng đến mức thu nhập
chung và điều kiện làm việc của những người làm việc theo nhóm.

7.2 Nghiên cứu trong nước

“Phân tích các yếu tố tác động đến bất bình đẳng thu nhập giữa nam và nữ tại Việt Nam
trong bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19.” (Trịnh Thị Hường, Đinh Công Minh,
Hoàng Anh Tuấn, Ngô Duy Đô, 2022) nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng tác động
của đại dịch COVID-19 tới thu nhập của lao động nam giới và nữ giới tại Việt Nam, đặc

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

biệt chú trọng vào một số khu vực kinh tế chính như khu vực kinh tế nhà nước, khu vực
tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài FDI; xây dựng mô hình phân tích
bất bình đẳng thu nhập giữa lao động nam giới và nữ giới tại Việt Nam và rút ra một số
khuyến nghị. Nghiên cứu dựa trên phương pháp phân rã Oaxaca-Blinder.

“Các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập giữa nam và nữ tại các tỉnh, thành ở
Việt Nam” (Trần Huy Phương, Quản Hữu Hoàng Anh, Lù Thị Khuyên, Lương Thị Như
Nguyệt, 2021), nghiên cứu với mục đích nhằm kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố như
FDI theo địa phương, chỉ số PCI, PAR, số sinh viên trên 1000 dân theo địa phương, CBR
theo địa phương, tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên qua đào tạo, tỷ lệ tham gia lực lượng lao
động từ 15 tuổi trở lên của nữ ở các tỉnh đến tình trạng bất bình đẳng thu nhập giữa nam
và nữ tại các tỉnh thành ở Việt Nam. Qua phương pháp hồi quy với dữ liệu mảng, nghiên
cứu đã thu được các kết quả khác nhau giữa 3 mô hình thành thị, nông thôn và khu vực
chung của toàn tỉnh về ảnh hưởng của các nhân tố được chọn đến tình trạng bất bình đẳng
thu nhập giữa nam và nữ tại các tỉnh thành ở Việt Nam. Với độ tin cậy cao, kết quả của
nghiên cứu có thể làm cơ sở, căn cứ cho các nhà hoạch định chính sách địa phương trong
việc triển khai các biện pháp giúp thu hẹp, giảm bớt tình trạng bất bình đẳng thu nhập
giữa nam và nữ trên địa bàn các tỉnh ở Việt Nam.

Trong bài “Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi
ý giải pháp chính sách” (Bùi Thị Nhung, 2021), nghiên cứu này tác giả đã đi sâu vào việc
phân tích để tìm ra các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới trong thu nhập
trong những năm gần đây, thời kỳ chịu tác động lớn của quá trình hội nhập và toàn cầu
hóa. Nghiên cứu này dựa trên việc sử dụng phương pháp tiếp cận của Juhn, Murphy và
Pierce (1991), phương pháp định tính, phương pháp định lượng và nghiên cứu thực
nghiệm. Nhìn chung hạn chế của nghiên cứu do hạn chế về số liệu, chỉ có thời gian trong
hai năm, nên chưa khai thác hết được ưu điểm của số liệu panel, nên chưa đánh giá được
xu hướng bất bình đẳng trong dài hạn cũng như tính ổn định của các yếu tố ảnh hưởng,
chưa phân tách đánh giá được lao động thuộc và không khu vực công. Không những thế,
do bộ số liệu bản thân cũng chưa được xây dựng để làm công cụ phân tích về giới nên
khó có thể tiếp cận so sánh đánh giá các yếu tố ảnh hưởng về tiếp cận nguồn lực, khả
năng lãnh đạo và tham chính.

“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động trong khu vực dịch vụ tại
Việt Nam” (Tống Quốc Bảo, 2015), đây là một nghiên cứu thực nghiệm cung cấp cho
người đọc một bức tranh tổng quát về thu nhập của lao động khu vực dịch vụ tại Việt
Nam và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trong khu vực dịch
vụ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng dựa trên dữ liệu của “Cuộc

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012” của Tổng Cục Thống Kê và
sử dụng mô hình hồi quy phân vị để thấy được sự khác biệt trong phân phối thu nhập trên
từng khoảng phân vị. Thông qua mô hình hồi quy cho thấy được các mức độ ảnh hưởng
khác nhau của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Mô hình hồi quy
cho thấy sự khác biệt trong thu nhập giữa lao động là lãnh đạo, lao động bậc cao, lao
động bậc trung và lao động có kỹ thuật đối với các loại lao động khác. Thu nhập giữa
thành thị khác biệt với nông thôn, loại hình kinh tế nhà nước khác biệt với các loại hình
kinh tế khác. Yếu tố ảnh hưởng nhất đến thu nhập của lao động khu vực dịch vụ vẫn là số
năm đi học, sau đó là số năm kinh nghiệm và cuối cùng là thời gian làm việc trung bình
trong tháng. Việc trả lương như vậy đối với khu vực dịch vụ là hợp lý vì đối với ngành
dịch vụ, thâm niên và học vấn có vai trò quan trọng trong việc phục vụ khách hàng. Đặc
điểm chung của ngành dịch vụ là sản phẩm vô hình nên yếu tố con người đóng vai trò
cực kỳ quan trọng.

“Vấn đề giới trong chính sách cải cách cơ cấu và vĩ mô toàn diện – Lê Anh Tú - Báo cáo
của UNRISD – Viện nghiên cứu phát triển xã hội Liên hợp quốc – (2005)” nghiên cứu
này nhằm phân tích ảnh hưởng của chính sách vĩ mô tới phụ nữ bằng việc phân tích mối
liên hệ giữa cải cách, bình đẳng giới, phát triển kinh tế và phúc lợi dành cho nữ giới trong
những năm 90 ở Việt Nam, thời gian diễn ra công cuộc cải cách toàn diện và có ảnh
hưởng sâu rộng của chính phủ. Nghiên cứu này dựa trên phương pháp mô tả, tổng hợp và
phân tích thống kê nhằm giải thích ảnh hưởng của chính sách tự do hóa thị trường và vĩ
mô đến thu nhập của lao động nam và lao động nữ.

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

Chương 8
8.1 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với bộ dữ liệu thứ cấp, gồm các
số liệu theo thành thị - nông thôn, các tỉnh, thành Đông Nam Bộ của Tổng cục thống kê
giai đoạn 2015 - 2020. Dữ liệu sẽ được sắp xếp theo dạng panel data và xử lý số liệu
bằng phần mềm stata. Nghiên cứu sẽ tiến hành hồi quy ước lượng mô hình nghiên cứu
cho tất cả khu vực theo dữ liệu panel data, đồng thời tiến hành kiểm định Hausman để lựa
chọn mô hình phù hợp với dữ liệu, dự đoán mô hình phù hợp là mô hình FE. Nếu xuất
hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình thì nhóm sẽ tiến hành khắc
phục theo phương pháp GLS.

8.2 Mô hình nghiên cứu


2.1 Mô hình đề xuất

Tỷ lệ nữ trên 15
GRDP bình tuổ i tham gia
quâ n đầ u ngườ i lự c lượ ng lao
độ ng
Tỷ lệ lao độ ng nữ
Tỷ suấ t CBR từ 15 tuổ i trở lê n
qua đà o tạ o phâ n
theo địa phương

Số lượ ng
Chỉ số CPI doanh nghiệ p
củ a tỉnh
thà nh

Bấ t bình
đẳ ng trong
thu nhậ p Số giờ là m
Chỉ số PAR theo giớ i việ c bình
quâ n/tuầ n

Figure 8.1

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên mô hình của Trần Huy Phương (2021).
Trong nghiên cứu của mình, Trần Huy Phương (2021) đã phân tích tác động của các nhân
tố như FDI theo địa phương, chỉ số PCI, PAR, số sinh viên trên 1000 dân theo địa
phương, CBR theo địa phương, tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên qua đào tạo, tỷ lệ nữ giới
tham gia lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở các tỉnh. Hướng tiếp cận tương tự cũng
được sử dụng trong nghiên cứu này, tuy nhiên có sự thay đổi một số biến độc lập.

Nghiên cứu loại bỏ biến FDI theo địa phương vì sự thiếu nhất quán trong các kết quả
nghiên cứu trước đó. Trần Huy Phương (2021), Jamielaa & Kawabata (2018) tìm thấy
ảnh hưởng tích cực của vốn FDI lên tình trạng bất bình đẳng thu nhập giới tính, trong khi
ở các nghiên cứu khác, FDI được kết luận chỉ làm giảm chênh lệch tiền lương theo giới ở
các nước giàu có (Oostendorp, 2009), không giảm bớt khác biệt thu nhập giữa hai giới
(Helble & Takeda, 2020) hay thậm chí có tác động tiêu cực đến vấn đề bất bình đẳng này
(Sharma, 2020). Yếu tố sinh viên trên 1000 dân theo địa phương cũng được xem xét loại
bỏ vì sự thiếu hụt trong kết quả nghiên cứu củng cố tầm quan trọng của yếu tố này đối
với đề tài. Số lượng nghiên cứu về nhân tố này ở Việt Nam theo ghi nhận của chúng tôi là
nghiên cứu của Trần Huy Phương (2021).

Nghiên cứu quyết định kiểm định tác động của GRDP bình quân đầu người do hạn chế
trong số lượng nghiên cứu về nhân tố này tại Việt Nam, đồng thời cũng dựa trên các kết
quả nghiên cứu nước ngoài đã cho thấy mối quan hệ đối nghịch giữa tăng trưởng GDP
nói chung (Seguino, 2000; Oostendorp, 2009) hay GRDP nói riêng (Camila, 2021) và bất
bình đẳng thu nhập theo giới. Bên cạnh đó, số giờ làm việc bình quân theo tuần cũng sẽ
được đưa vào kiểm định vì chúng tôi nhận thấy có mối liên hệ giữa nhân tố này và
khoảng cách thu nhập theo giới thông qua các nghiên cứu ngoài nước của Doiron &
Barrett (1996), Adams-Prassl & Berg (2017), đồng thời có số liệu thống kê đầy đủ trong
Báo cáo điều tra lao động việc làm của Tổng cục thống kê, thuận tiện cho việc nghiên
cứu.

2.2 Tổng quan các biến độc lập và đưa ra giả thuyết

- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI:

Nguyen Phuong Le & Luu Van Duy (2021) đã chứng minh sự tăng trưởng trong chỉ số
PCI có tác động tích cực đến khả năng thu hút doanh nghiệp, lao động và vốn đầu tư
nước ngoài của một vùng. Các tỉnh thành có chỉ số PCI cao đồng thời có chỉ số GDP theo
đầu người cao (Thai Thanh Ha, 2011), đồng nghĩa với thu nhập người dân được nâng
cao. Vì vậy, nhóm đưa ra giả thuyết sau:

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

H1: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giúp làm giảm tình trạng bất bình đẳng thu nhập
giữa nam và nữ tại các tỉnh Đông Nam Bộ.

- Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh PAR:

Chỉ số PAR là công cụ dùng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính (Bộ Nội
vụ). PAR tăng cao cho thấy hiệu quả hoạt động tốt của quản trị và hành chính công cấp
tỉnh trong việc giải quyết, khắc phục các vấn đề về xã hội như thất nghiệp, thiếu việc làm
hay bất bình đẳng trong thu nhập. Vì vậy, nhóm đưa ra giả thuyết sau:

H2: Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh giúp làm giảm tình trạng bất bình đẳng thu nhập
giữa nam và nữ ở các tỉnh thành ở Việt Nam.

- Tỷ suất sinh thô của các tỉnh CBR theo địa phương:

Các giai đoạn không tham gia hoạt động kinh tế do sinh con và chăm sóc con cái làm
giảm thu nhập của phụ nữ (Ruhm, 1998), có thể thấy tỷ suất sinh tăng sẽ gia tăng chênh
lệch thu nhập theo giới do gián đoạn công việc và khả năng cải thiện thu nhập. Việc sinh
con cũng làm giảm năng suất lao động đáng kể ở nữ giới (Xuhang Zhao, 2020), dẫn đến
giảm thu nhập. Vì vậy, nhóm đưa ra giả thuyết như sau:

H3: Tỷ suất sinh thô càng lớn thì bất bình đẳng thu nhập giữa nam và nữ càng cao.

- Tỷ lệ lao động nữ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo:

Kwon, Park & Byun (2020) đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa việc tham gia các loại
hình đào tạo không chính quy khác nhau và thu nhập của người lao động nữ. Bên cạnh
đó, lao động đã qua đào tạo có nhiều khả năng cạnh tranh và cơ hội việc làm hơn
(O’Lawrence, 2017). Vì vậy, có thể nhận xét về tác động tích cực của chất lượng đào tạo
đến thực trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập. Nhóm đưa ra giả thuyết như sau:

H4: Tỷ lệ lao động nữ 15 tuổi trở lên qua đào tạo càng cao thì bất bình đẳng thu bình
đẳng thu nhập của nam và nữ sẽ càng nhỏ.

- Số lượng doanh nghiệp theo địa phương:

Neumark, Zhang & Wall (2006) đã đưa ra bằng chứng cho vai trò quan trọng của gia tăng
số lượng doanh nghiệp mới trong gia tăng cơ hội việc làm. Điều này không chỉ tạo thêm
cơ hội việc làm và thu nhập bền vững cho người lao động nói chung mà còn cho nữ giới
có thể rút ngắn chênh lệch thu nhập so với nam giới. Giả thuyết được đưa ra như sau:

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

H5: Số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh càng nhiều sẽ làm giảm bất bình đẳng thu nhập
giữa nam và nữ của tỉnh đó.

- GRDP bình quân đầu người:

Tăng trưởng GDP nói chung được kết luận là có quan hệ tích cực với bất bình đẳng trong
thu nhập nam nữ (Seguino, 2000), điều tương tự đúng với tăng trưởng GDP theo đầu
người (Oostendorp, 2009). Do đó, nhóm đưa ra giả thuyết như sau:

H6: Tăng GRDP bình quân đầu người sẽ giúp giảm tình trạng bất bình đẳng thu nhập
giữa nam và nữ trên địa bàn tỉnh.

- Số giờ làm việc bình quân trên tuần:

Doiron & Barrett (1996) đã chỉ ra rằng phần lớn sự bất bình đẳng trong thu nhập của nữ
giới chủ yếu từ sự chênh lệch về thời gian làm việc trên tuần của lao động nữ so với lao
động nam. Việc phụ nữ phải đa nhiệm giữa công việc lao động và các nghĩa vụ gia đình
như chăm sóc con cái, cha mẹ, … làm giảm số giờ làm cũng như hiệu suất lao động của
họ, dẫn đến giảm sút trong tiền lương và làm gia tăng chênh lệch thu nhập giữa hai giới
(Adams-Prassl & Berg, 2017). Vì vậy, nhóm đưa ra giả thuyết sau:

H7: Số giờ làm việc trên tuần của lao động nữ càng cao thì sẽ bất bình đẳng thu nhập của
hai giới sẽ càng nhỏ.

- Tỷ lệ nữ trên 15 tuổi tham gia lực lượng lao động:

Altan Aldan (2021) kết luận rằng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của nữ giới có tác
động tích cực lên khoảng cách thu nhập giữa hai giới. Việc phụ nữ tham gia vào các hoạt
động có thể làm tăng năng suất cũng như mức lương của lao động nữ bằng cách thay thế
các lao động nam kém hiệu quả hơn (Weinstein, 2018). Nhóm đưa ra giả thuyết sau:

H8: Tỷ lệ nữ trên 15 tuổi tham gia lao động sẽ làm giảm mức độ chênh lệch giữa hai giới.

2.3 Phương pháp đo lường các biến số

Biến phụ thuộc: bất bình đẳng thu nhập giữa lao động nam và nữ

Theo Trần Huy Phương (2021), chỉ số GDI 1 là chỉ số giúp phản ánh tình trạng bất bình
đẳng thu nhập theo giới tại các tỉnh thành, các quốc gia. GDI 1 nằm trong khoảng 0 đến
1. Khi GDI 1 càng tiến gần 0 thì mức độ bất bình đẳng thu nhập giữa hai giới càng lớn và
ngược lại (Bộ kế hoạch & đầu tư, 2012). Công thức tính GDI 1:

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

GDI 1 = [ K n ữ ( I thunh ậ p n ữ ¿1−ε + K nam ¿

Trong đó:

K nữ : tỷ lệ dân số nữ

K nam: tỷ lệ dân số nam

I thunhập nữ : thu nhập nữ đo lường bằng GDP theo phương pháp PPP_USD của nữ

I thunhập nam: thu nhập nam đo lường bằng GDP theo phương pháp PPP_USD của nam

ε : Hệ số phản ánh mức độ thiệt hại về phương diện phát triển con người mà xã hội gánh
chịu do sự bất bình đẳng

Trong chỉ số phát triển liên quan đến giới, hệ số ɛ = 2, do vậy công thức tính chỉ số GDI 1
thành:

1
GDI 1 = Knữ K nam
+
I thunh ậ p n ữ I thunh ậ p nam

- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI:

Chỉ số PCI là chỉ số đo lường và đánh giá các tiêu chí khác nhau trong hoạt động của các
tỉnh. Phản ánh từ chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi
trường kinh doanh. Cho đến nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh,
thành phố tại Việt Nam. Với các tiêu chí cụ thể được xác định, mang đến đóng góp trong
kinh nghiệm và năng lực quản lý, lãnh đạo. Bên cạnh tính chất điều hành với các hiệu quả
ghi nhận. Kết quả phản ánh từ công tác này được đánh giá trên tiêu chí của chỉ số đề ra.
Qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

- Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh PAR:

Chỉ số cải cách hành chính viết tắt theo tiếng Việt Là Chỉ số CCHC, tiếng Anh là PAR
INDEX (Public Administration Reform Index) là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh
giá hoạt động cải cách hành chính được Bộ nội vụ ban hành theo từng giai đoạn với mục
tiêu đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện cải cách
hành chính hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh.Tổng điểm
của PAR Index là 100 điểm với phương pháp đánh giá như sau: thông qua kết quả tự

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

chấm điểm của địa phương (đánh giá bên trong) với số điểm tối đa là 62/100 điểm và kết
quả điều tra xã hội học (đánh giá bên ngoài) với số điểm tối đa là 38/100 điểm.

- Tỷ suất sinh thô của các tỉnh CBR theo địa phương:

Tỷ suất sinh thô (CBR – Crude Birth Rate) là đơn vị đo mức sinh trưởng được đo bằng số
trẻ sinh ra với số dân tương ứng tại một địa phương, khu vực hay một đất nước. Tỷ suất
sinh là một trong hai thành phần của tăng trưởng tự nhiên của dân số.

Tỷ suất sinh thô bằng số trẻ em sinh ra trong năm trên tổng số dân trung bình của năm và
được nhân với một nghìn. Công thức cụ thể như sau:

B
CBR(‰)= x 1000
P

Trong đó:

CBR là tỷ suất sinh thô

B là tổng số trẻ em sinh trong một năm

P là dân số trung bình trong năm ( thường là số dân trung bình giữa năm)

- Tỷ lệ lao động nữ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo:

Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên qua đào tạo là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ so sánh số lao động đã
qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ với tổng số lực lượng lao động trong kỳ. Lấy số liệu
theo từng năm dân số phân theo độ tuổi từ 15 tuổi trở lên.

- Số lượng doanh nghiệp theo địa phương:

Là số doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và đang hoạt động tại địa phương.

- GRDP theo địa phương:

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP hay GDP tính toán theo địa phương) là chỉ tiêu đánh
giá đúng đắn nhất, tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất cuối cùng của địa
phương trong một năm.

- Số giờ làm việc bình quân trên tuần:

Là số giờ làm việc bình quân trên tuần được tính toán dựa trên lực lượng lao động trên
các tỉnh thành.

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

- Tỷ lệ nữ trên 15 tuổi tham gia lao động của tỉnh thành:

Là tỷ lệ phần trăm nữ giới từ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động, tham gia vào lực
lượng lao động trên thị trường lao động.

Chương 9
Table 2

Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

10/10 30/10 3/11 8/11 11/11 24/11 3/12 5/12

Đề xuất đề tài theo ý kiến

Xác định đề tài

Đọc và tìm tài liệu

Xác định mục tiêu, mục đích nghiên cứu

Chỉnh sửa đề tài và mục tiêu nghiên cứu

Viết tính cấp thiết của đề tài

Viết tổng quan nghiên cứu

Xác định phương pháp nghiên cứu

Xây dựng mô hình nghiên cứu

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

Viết tổng quan các biến

Xác định nguồn dữ liệu

Chỉnh sửa tổng quan

Tạo mục lục, danh sách trích dẫn

Hoàn thiện bài nghiên cứu

Nộp bài cho giảng viên

Chương 10
Nhóm nghiên cứu gồm bốn thành viên: Mai Quỳnh Anh, Võ Trần Thanh Minh, Nguyễn
Quỳnh Như, Lê Cát Mỹ Trân, Trần Hiếu Nhân đảm nhiệm các phần công việc khác nhau,
đảm bảo tiến độ nghiên cứu.

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Trần, H. P. (2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập giữa nam và nữ tại
các tỉnh, thành ở Việt Nam.

Hoa, H. T., Van Hieu, P., Thao, N. T., Ninh, H. H., & Thuy, L. T. (2020). Research on
Income Inequality by Gender in Vietnam. International Journal of Human Resource
Studies, 10(3), 206222-206222.

Quách, D. T. (2021). Giới tính và sự khác biệt trong tiền lương của người lao động tại
thành thị và nông thôn Việt Nam.

Lợi, N.D. (2014). “Thu hẹp khoảng cách: cùng giảm bất bình đẳng ở Việt Nam.”

Hoa, N. T. (2017). Bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động ở Việt Nam.

Obermann, G., Oanh, N. H., & Ngoc, N. H. (2020). Gender pay gap in Vietnam: A
propensity score matching analysis. Journal of Economics and Development.

Hop, M. Q., Liem, N. T., & Anh, T. T. T. (2018). Gender and urban-rural pay gap in
Mekong Delta. Science & Technology Development Journal-Economics-Law and
Management, 2(1), 38-48.

Blau, F. D., & Kahn, L. M. (2017). The gender wage gap: Extent, trends, and
explanations. Journal of economic literature, 55(3), 789-865.

Jamielaa, M., & Kawabata, K. (2018). Trade openness and gender wage gap: evidence
from Indonesia. Journal of International Cooperation Studies, 26(1), 25-40.

Oostendorp, R. H. (2009). Globalization and the gender wage gap. The World Bank
Economic Review, 23(1), 141-161.

Helble, M., & Takeda, A. (2020). Do women benefit from FDI? FDI and labor market
outcomes in Cambodia (No. 1093). ADBI Working Paper Series.

Seguino, S. (2000). Gender inequality and economic growth: A cross-country analysis.


World development, 28(7), 1211-1230.

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

Camila, E. M. (2021). Revisiting The Dynamics of Gender-Based Development: An


Approach to Development Studies. EcceS (Economics, Social, and Development Studies),
8(1), 86-109.

Doiron, D. J., & Barrett, G. F. (1996). Inequality in male and female earnings: the role of
hours and wages. The review of Economics and Statistics, 410-420.

Adams-Prassl, A., & Berg, J. (2017). When home affects pay: An analysis of the gender
pay gap among crowdworkers. Available at SSRN 3048711.

Le, N. P., & Duy, L. V. (2021). Effect of provincial competitiveness index on enterprise
attraction in the Central Highlands, Vietnam. Plos one, 16(9), e0256525.

Ruhm, C. J. (1998). The economic consequences of parental leave mandates: Lessons


from Europe. The quarterly journal of economics, 113(1), 285-317.

Zhao, X. (2020, April). Influence of Women’s Childbearing on Their Labor Productivity.


In 5th International Conference on Social Sciences and Economic Development (ICSSED
2020) (pp. 294-301). Atlantis Press.

Kwon, K., Park, J., & Byun, S. Y. (2020). Gender, Nonformal Learning, and Earnings in
South Korea. Compare: A Journal of Comparative and International Education, 50(2),
202-215.

Ha, T. T. (2012). Identifying the public administration reform performance through the
lens of provincial competitiveness index and GDP per capita in Vietnam

O'Lawrence, H. (2017). The workforce for the 21st century. International Journal of
Vocational Education & Training, 24(1).

Neumark, D., Zhang, J., & Wall, B. (2006). Where the jobs are: Business dynamics and
employment growth. Academy of Management Perspectives, 20(4), 79-94.

Aldan, A. (2021). Rising Female Labor Force Participation and Gender Wage Gap:
Evidence From Turkey. Social Indicators Research, 155(3), 865-884.

Weinstein, A. (2018). When more women join the workforce, wages rise—including for
men. Harvard Business Review Digital Articles, 2-7.

Rao, V. K. R. V. (1965). Economic growth and rural-urban income distribution. the


Economic Weekly, 373.

SINH VIÊN TIN206


TIỂU LUẬN TIN

Sharma, S. (2020). The impact of foreign direct investment on gender inequality in India.
Transnational Corporations Journal, 27(3).

Hường, T. T., Minh, Đ. C., Tuấn, H. A., & Đô, N. D. (2022). PHÂN TÍCH YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP GIỮA NAM VÀ NỮ TẠI VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19. TNU Journal of
Science and Technology, 227(12), 96-103..

Bảo, T. Q. (2015). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động trong khu
vực dịch vụ tại Việt Nam. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH-KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH, 10(2), 170-184.

Tú, A.L. (2005). Vấn đề giới trong chính sách cải cách cơ cấu và vĩ mô toàn diện. Báo
cáo của UNRISD – Viện nghiên cứu phát triển xã hội Liên hợp quốc.

Nhung, B.T. (2021). Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách.

SINH VIÊN TIN206

You might also like