You are on page 1of 3

Đề: Thuyết minh về vật nuôi có ích

Bài Làm

Trâu ơi ta bảo trâu này


Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cái cày nối nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Hình ảnh làng quê Việt Nam gắn liền với những chú trâu đang cần
mẫn cày ruộng hay thong thả gặm cỏ. Con trâu là những người bạn
thân thiết đã gắn bó lâu đời với người nông dân . Và con trâu đã trở
thành một biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

Trâu được người nông dân thuần hoá từ cách đây vài nghìn năm
có lẽ là cùng thời điểm nghề trồng lúa nước. Trâu bắt nguồn từ loài
trâu rừng, sống hoang dã ở đầm lầy. Trâu thuộc loài lớp thú, động vật
có vú và là một loài gia súc có ích.

Trâu có thân hình vạm vỡ, nặng chừng 350 đến 750 kg. Bao toàn
cơ thể là một lớp lông màu xám hoặc màu xám đen cũng có khi có
màu trắng. Dù có mọc dày đến mấy thì chiếc áo choàng lông của
chúng vẫn bị mai một đi bởi thời gian và sự cọ sát phong trần ví
công việc trên đồng ruộng. Trâu còn có một đôi sừng dài, nó uốn
cong như hình lưỡi liềm trên đỉnh đều và đó là thứ giúp chúng chóng
lại kẻ thù. Đặc biệt là trâu không có hàm trên, đặc điểm này đã được
dân ta giải thích qua câu chuyện “ Trí Khôn Của Ta Đây”. Khi con trâu
thấy con hổ bị người nông dân trói vào gốc cây và bị thiêu đốt thì
trâu ta thích chí quá thế là cười ngặt nghẽo, cười đến nỗi va răng vào
đó mà gãy hết hàm trên. Nhưng thực chất đó là đặc điểm thích nghi
với điều kiện làm việc cực nhọc. Trâu có thân hình lực lưỡng, bốn
chân thì chắc chắn như bốn cái cột nhà nhỏ, vai u những bắp thịt bởi
trời sinh ra là để trâu kéo cày. Ngoài kéo cày ra nó còn có thể kéo xe,
kéo gỗ, giúp con người. Phía sau là cái đuôi ngoe nguẩy theo nhịp
bước chân, thỉnh thoảng lại dùng cái đuôi để xua đuổi ruồi muỗi.
Trâu được sinh ra ở nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nó không
chịu được thời tiết quá lạnh nhưng cũng không chiu được thời tiết
quá nóng. Nước ta có điều kiện tốt để nuôi trâu, có khí hậu ấm áp,
cây cỏ phát triển. Chăm sóc trâu hay những loài vật khác đều cần
một chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng mát. Nếu không thì trâu sẽ mắc
một số bệnh như viêm da nổi cục, lở mồm long móng, và một số
bệnh kí sinh trùng,… Ở nước ta thì thường nuôi trâu theo hình thức
chăn thả.

Thường thì trâu đến ba tuổi là có thể đẻ lứa đầu tiên, một đời trâu
cái thì có thể đẻ năm đến sáu nghé con. Nghé sơ sinh nặng từ 22
đến 25 kg. Trâu trưởng thành thì có thể đạt trọng lượng 300 đến 700
kg

Trâu gắn bó rất thân thiết với người nông dân tần tảo sớm khuya.
Nó không chỉ giúp cho người nông dân kéo cày mà còn làm rất nhiều
việc. Thường thì ở đường đất bằng phẳng thì trâu có thể kéo với tải
trọng 700 đến 800 kg. Và trên đường nhựa với bánh xe hơi thì nó có
thể kéo trên một tấn. Chính vì vậy người nông dân vẫn coi con trâu là
đầu cơ nghiệp của họ. Trâu cũng có thể làm thực phẩm cung cấp
sữa cho con người. Trung bình mỗi con trâu có thể cho từ 400 đến
500 lít sữa trong mỗi chu kì vắt. Và sữa trâu rất giàu chất đạm. Da
trâu tuy không tham gia vào việc làm ra những sản phẩm độc đáo
như giầy, dép, túi xách như một số loài da khác vì da trâu rất cứng
nhưng có thể làm mặt trống, những chiếc trống gắn bó thân thiết với
học sinh, với nhà trường và các lễ hội :
“ Dù ai đi đâu về đâu
Nhớ ngày lễ hội chọi trâu mà về”

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một tập tục cổ, có từ xa xưa. Đây là một
lễ hội mà cũng là một lễ nghi quan trọng và trong khoảng khắc đó có
lẽ những chú trâu đã rất tự hào vì trở thành niềm vui và vật thiêng
liêng của con người tổ tiên. Sea Game 22 cũng lấy hình ảnh chú trâu
để làm biểu tượng. Nó tên là Trâu Vàng với bản chất hiền lành, hoà
đồng, chăm chỉ. Trâu Vàng là tượng trưng cho ước vọng về mùa
màng tốt đẹp, ấm nó, hạnh phúc, sức mạnh và tinh thần thượng võ
của người Việt Nam

Ngày nay, đã có rất nhiều máy móc hiện đại xuất hiện khắp cánh
đồng Việt Nam nhưng những con trâu vẫn là con vật gắn bó với
người nông dân. Con vật thiêng liêng ấy luôn là những người bạn
đáng tin cậy và hiền lành. Hơn hết nó chính là nét đẹp của con
người, nông dân Việt Nam.

You might also like