You are on page 1of 7

Báo cáo nghiên cứu về một

vấn đề văn học dân gian

Chủ đề: Hình ảnh con cò trong ca dao Việt Nam


Người nghiên cứu: 1. Nguyễn Triều Nguyên (Nhóm trưởng)
2. Thiều Ngọc Yến Nhi
3. Nguyễn Minh Ánh
4. Dương Anh Đức
5. Đỗ Hà Linh
1. Hình ảnh con cò là hình ảnh của người nông dân
Con cò là hình ảnh rất gần gũi và gắn bó với người nông dân ở Việt
Nam. Con cò là loài chim sống ở bờ nước, gần cận nhất, thân thiết nhất
với nhà nông dân trồng lúa nước. Con cò có dáng đẹp, thanh cao, thoát
tục. Cò lạng bay vút lên không trung rồi thả mình trong gió, mỏ dài, cổ
dài, thân thon nhỏ, chân dài, tất cả duỗi thẳng theo một đường thẳng,
liệng la đà trên sóng gió.Họ xem con cò như những người bạn của mình
vì khi nhìn những chú cò kiếm ăn trên cánh đồng họ liên tưởng đến cuộc
đời và số phận của mình. Con cò sát cánh với nhà nông trong việc đồng
ruộng. Cứ đầu mùa mưa, tức đầu mùa xuân ở đất Bắc, cò lại bay về đồng
nước báo cho nhà nông biết mùa trồng lúa bắt đầu. Có loài cò “gọi mưa”
giống như cóc ếch, khi cất tiếng kêu gọi mưa là nhà nông biết trời sắp
đổ cơn mưa…Rồi đến cuối thu, mùa lúa chín, mùa gặt hái, cò lại rủ nhau
cất cánh bay đi. Ngày ngày, nhà nông sáng tinh mơ ra đồng khi bầy vạc
đi ăn đêm bay về tổ buông những tiếng kêu trong vắt trên không trung
lúc ban mai, giống như tiếng hạc trong truyện Kiều mà Nguyễn Du đã
mô tả: ” trong như tiếng hạc bay qua” và mãi tới chạng vạng tối nhà
nông mới trở về nhà khi đàn cò đi ăn ban ngày gọi nhau bay về tổ, gõ
nhịp mỏ rộn ràng trong cái tĩnh lặng của hoàng hôn.Trên cánh đồng,
con cò đi theo sau cầy cuốc, bầu bạn cùng nhà nông trong lúc cầy sâu
cuốc bẫm . Con cò trên bờ ruộng bắt sâu bọ, cào cào, châu chấu, cua
cáy… giúp nhà nông một tay trong việc bảo vệ mùa màng. Con cò trên
mình trâu, bắt ruồi bọ, ve vắt, săn sóc cho con trâu, người bạn đồng lao
đồng tác với nhà nông. Con cò là hình ảnh của cần cù, siêng năng, chịu
khó, chịu khổ, tự túc, tực cường, chỉ biết trông cậy vào sức mình, chỉ
biết tự lực cánh sinh để lo cho bản thân, cho con cái, cho gia đình, cho
dòng tộc, đất nước giống như những người nông dân Việt Nam:
Hỏi cò vội vã đi đâu?
Xung quanh mặt nước, một màu bao la.
Cò tôi bay lả bay la,
Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng.
Trời sinh, mẹ đẻ tay không,
Nên tôi bay khắp tây đông kiếm mồi.
Trước là nuôi cái thân tôi,
Sau nuôi đàn trẻ nên đời cò con.
Một mai khôn lớn vuông tròn,
Rủ nhau bay khắp nước non xa gần.
Kiếm mồi tự lập lấy thân,
Vẻ vang hãnh diện cho dân con cò.
Mỗi ngày một lớn một to,
Chớ đừng ỷ lại mà lo cậy người.
Để cho nông, vạc chê cười.
Ấy tôi lấy thế làm vui tuổi già.
Nên tôi bay lả bay la,
Bay từ cửa tổ, bay ra cánh đồng…
(Trích bài ca dao: Con cò bay lả bay la)
Hàng ngày bên bờ sông rộng, sóng to, cò cần cù lặn lội kiếm ăn:
Cái cò lặn lội bờ sông,
Cổ dài, mỏ cứng, cánh cong, lưng gù,
Bãi xa, sông rộng, sóng to,
Vì lo cái bụng, đi mò cái ăn.
(Trích bài thơ: Cái cò đi đón cơn mưa)
Những lúc mưa to, gió lớn cây quả cong queo thu hình, con ốc nằm co
nghỉ ngơi,con tôm vui đùa vùng vẫy đánh đáo trong vũng nước bùn thì
lại là lúc cò phải dầm mưa đi kiếm ăn.
Thiều Ngọc Yến Nhi
2. Là ẩn dụ chỉ một số mẫu người đáng chê trách trong
cuộc sống
Con cò là một biểu tượng của người phụ nữ việt nam nhưng trong
một số bài ca dao, bài thơ hình ảnh con cò lại được dùng để ẩn dụ cho
những thói hư tật xấu của người dân. Như bài ca dao:
Cái cò là cái cò quăm
 Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai
Có đánh thì đánh sớm mai,
Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm!.
Bài ca dao được trích trong tập "Ca dao việt nam" . Ở đây bài thơ đã
lấy con cò để ẩn dụ cho người chồng vũ phu, tệ bạc và thói quen bạo
lực gia đình ở thời bấy giờ. Bài ca dao đã thông qua sự kiện trên để gửi
gẵm những thông điệp ý nghĩa và lên án những thói hư tật xấu của
người chồng vũ phu.
Nguyễn Minh Ánh
3. Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam xưa
Hình ảnh con cò còn là hình ảnh của người phụ nữ. Con cò có dáng vẽ
mảnh khảnh, có bộ lông trắng muốt, khi nào cũng cần cù, siêng năng
kiếm ăn. Con cò mẹ mang hình bóng của người phụ nữ Việt Nam rất cao
đẹp và tuyệt vời.
Và mỗi khi nhắc đến con cò với những phẩm chất của nó gợi ta liên
tưởng đến hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó,
tận tụy suốt đời vì chồng vì con.

“Cái cò lặn lội bờ sông,


Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non.
– Nàng về nuôi cái cùng con,
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.
Ở nhà có nhớ anh chăng?
Để anh kể nỗi Cao Bằng mà nghe.”
(Trích Ca Dao Việt Nam)

Bài ca dao phản ánh phần nào cảnh gia đình ly tán trong thời kỳ chúa
Trịnh và nhà Mạc đánh nhau trong mấy chục năm thời nhà Lê Trung
Hưng.

Bằng biện pháp tu từ nhân hoá và ẩn dụ, tác giả như nói lên hình ảnh con
cò được tượng trưng cho người phụ nữ.Người vợ lại phải lặn lội thân cò,
gánh gạo đưa chồng trong tiếng khóc nỉ non ai oán.Nhưng rồi họ vẫn
cam chịu, vẫn phải chấp nhận sự hi sinh.Một thân một mình vất vả nuôi
mẹ, nuôi con cho chồng ra chiến trận.

Nếu không có một tấm lòng yêu thương tha thiết, đức tính cần cù, nhẫn
nhục hi sinh thì làm sao những người phụ nữ bé nhỏ yếu đuối kia lại có
thể đem thân cò cùa mình mà gánh vác hết nỗi vất vả gian lao…

Nguyễn Anh Đức


4. Là hình ảnh gợi lên phẩm chất tốt đẹp của tầng lớp
binh dân
Người nông dân Việt Nam rất gần gũi và gắn bó với con cò. Họ đã
từng xem cò như là bạn. Nhìn đàn cò trắng bay trên cánh đồng bát
ngát, lòng người cảm thấy phơi phới lạ thường, quên hết nỗi nhọc nhằn
sau một ngày làm việc. Dáng cò mảnh khảnh, thân cò gầy gầy, bộ lông,
cò trắng muốt. Cò mang một vẻ đẹp thanh thoát làm sao! Nhìn cò đứng
bên bờ ruộng rỉa lông, cò chao liệng trên bầu trời lộng gió ta chợt liên
tưởng đến dáng vẻ của người phụ nữ. Cũng cái mảnh dẻ ấy, cũng cái
thân gảy gầy ấy, ta bắt gặp ở người phụ nữ nông dân Việt Nam, người
mẹ, người vợ của nông thôn ngày xưa nét dịu hiền đằm thắm, thanh
thoát nhẹ nhàng như thế đấy!
Ở đây hình ảnh con cò lại được tượng trưng cho người phụ nữ.
Người vợ lại phải lặn lội thân cò, gánh gạo đưa chồng trong tiếng khóc
nỉ non ai oán.Nhưng rồi họ vẫn cam chịu, vẫn phải chấp nhận sự hi
sinh.Một thân một mình vất vả nuôi mẹ, nuôi con cho chồng ra chiến
trận. Nếu không có một tấm lòng yêu thương tha thiết, đức tính cần cù,
nhẫn nhục hi sinh thì làm sao những người phụ nữ bé nhỏ yếu đuối kia
lại có thể đem thân cò của mình mà gánh vác hết nỗi vất vả gian lao.
Sống trong xã hội tối tăm đầy cạm bẫy, người phụ nữ bé nhỏ cũng như
con cò phải đương đầu với biết bao trở ngại. Nhưng dù cuộc sống có
tối tăm thế nào, dù phải gặp hoàn cảnh trái ngang hiểm nghèo đến đâu
thì tâm hồn của người phụ nữ vẫn sáng trong, vẫn luôn tinh khiết như
con cò trong lời ca dao:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi Ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
( Trích: Con cò mà đi ăn đêm)
Hình ảnh con cò được nâng lên thành biểu tượng cho những đức tính
tốt đẹp của người nông dân như siêng năng, cần mẫn, lam lũ, chịu khó,
hiền lành, chất phác...
Đọc lời ca dao ta lại càng thấm thía. Bài ca dao không chỉ nói lên hình
ảnh của người nông dân cần cù chịu đựng gian khổ mà còn thế hiện rõ
nỗi khổ nhọc của những người mẹ Việt Nam suối đời tần tảo. Vì đàn con
thơ, mẹ phải đem thân cò kiếm ăn trong mưa bão. Mẹ không thể ngơi
nghỉ một ngày nào.Cuộc sống cơ hàn vất vả có bà mẹ nào đành lòng để
con đói rét lầm than. Nên mặc cho con ốc nằm co, con tôm đánh đáo thì
con cò vẫn phải kiếm ăn. Con cò được ví như người nông dân bởi vì
hình ảnh con cò trong ca dao xưa thường để nói về cuộc đời và thân
phận của người nông dân, vì con cò là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu
khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩm chất và
thân phận của người nông dân.
Đỗ Hà Linh

You might also like