You are on page 1of 2

Phân tích bài thơ “Cây chuối” của Nguyễn Trãi.

Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Trãi là một trong số những người toàn tài, xưa nay hiếm. Ông là
một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, đồng thời cũng là một nhà văn, một
nhà thơ có tầm cỡ kiệt xuất, vĩ đại. Riêng ở lĩnh vực thơ, có thể nói Nguyễn Trãi với Quốc âm thi
tập viết bằng chữ Nôm đã đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt. Trong tập thơ nói trên, người đời
sau thường chú ý nhiều đến phần Hoa mộc môn tả các loại cây và các loại hoa. Trong số này,
không thể không nói đến bài thơ Cây chuối được viết theo thể thất ngôn chen lục ngôn.
Theo tinh thần bài thơ, người ta có thể phỏng đoán rằng Nguyễn Trãi sáng tác bài thơ này lúc về
ở ẩn, khi ngắm một cây chuối đang trổ buồng vào một đêm cuối xuân đẹp trời. Bài thơ phác họa
lại những gì thi sĩ đã trông thấy, cảm thấy.
“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, màu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.”
Cây chuối trong bài thơ này ắt hẳn ra hoa vào độ khai xuân, đến nay " bén hơi xuân" nên càng
thêm tươi tốt, bắp chuối ngày một to ra. Giữa cái bắp chuối tròn trĩnh, ngộ nghĩnh màu tím ấy
bật ra những nải chuối con xinh xắn. Chúng thon dài rồi lớn dần lên, tỏa mùi (màu) suốt
đêm...Hương chuối ấy với hương thơm của đất trời, làm dâng lên trong lòng tác giả một niềm
tin yêu vào cuộc sống mỗi ngày một sinh sôi, nảy nở.
Ông chợt nhìn lên ngọn cây. Một đọt chuối non run run trong cơn gió nhẹ, vẫn còn tự cuộn tròn
lại. Đến khi cái nõn đủ độ lớn, chỉ cần một cơn gió thổi qua là sẽ xòe rộng ra, thực sự bắt đầu
cuộc đời của một chiếc lá. Với tâm hồn nghệ sĩ, thiên nhiên qua lăng kính yêu đời, Nguyễn Trãi
tưởng tượng rằng hình ảnh chiếc lá non cuộn tròn như các văn bản cần gửi đi, bên ngoài cột sợi
lụa hay phong bằng sáp ong. Một cuộn thư như thế dễ khiến người ta liên tưởng đến khi ngắm
nõn chuối kia, chỉ khác là chiếc lá non không có sợi lụa cột ngang thân. Nhưng ai dám chắc rằng
không có sợi tơ trời nào đó đang giữ chiếc lá khỏi bị mở ra? Nhà thơ Nguyễn Trãi ngắm chiếc
nõn đã gần đến lúc mở ra và khe khẽ gọi. "Gió nơi đâu? Gượng mở xem!" Cảnh tượng chiếc lá
sẽ từ từ mở ra trong khí xuân tươi tốt, gợi trong lòng nhà thơ niềm thích thú tựa như đang run
run giở xem bức thư tình. Có thể nói rằng bài thơ tả thiên nhiên này hoàn toàn thành công. Chỉ
bằng vài nét phác họa, nhà thơ đã gợi lên bức tranh hoàn hảo mà bình dị làm cho tâm hồn
người đọc cũng lâng lâng cái cảm giác dịu dàng như đang sống giữa thiên nhiên vào một thời
điểm tuyệt vời với cảnh trí thơ mộng đến như vậy.
Nhưng bài thơ không chỉ đơn thuần là bài ca yêu đời, yêu thiên nhiên của thi sĩ. Lồng vào trong
từng chữ, từng ý là cuộc đời của nhà thơ, phảng phất quanh hình ảnh "cây chuối". Ta có thể
hiểu qua hai câu thơ đầu hiện lên con người Nguyễn Trãi. Từ khi ông trưởng thành, hấp thụ tình
yêu nước, tình yêu dân tộc, lại thừa hưởng ở mẹ cha một trí tuệ hơn người, ông khát khao
được sống, được đóng góp, cống hiến cho đất nước... Phải chăng khi tả thực tinh hoa của cây
chuối chứa đựng trong cái buồng lạ kia, Nguyễn Trãi đã ẩn dụ với con người mình. Trong trái tim
ông (tức là cái buồng tim ấy) luôn nuôi ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa mang tình yêu đất nước.
Ngọn lửa ấy lúc nào cũng tỏa sáng, đưa ông đi trên đường giải phóng dân tộc khỏi nạn ngoại
xâm tăm tối. Trong đêm đen của hung tàn, tâm hồn ông luôn tỏa sáng, nêu cao tấm gương anh
hùng muôn thuở, để tiếng thơm ngàn đời.
Lật lại tiểu sử Nguyễn Trãi ta có thể hiểu thêm về hình tượng "Tình thư một bức phong còn kín"
chính là giai đoạn Nguyễn Trãi về ở ẩn. Lúc này " như bức thư phong kín", ông sống khép mình
với thế giới xung quanh, đầy rẫy bọn xiểm nịnh. Ông hướng về nội tâm nơi đó âm ỉ ngọn lửa
trung hiếu. Ông trở về với cuộc sống quạnh hiu, không hẳn là ông quay lưng lại với cuộc sống
sinh động xung quanh mình. Ông luôn tin tưởng một ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ngày đó ông sẽ
quay trở lại phục vụ cho đất nước. Và ông chờ, Ông đợi một làn gió mới, trong thâm tâm, ông
mong cơn gió ấy chóng đến thổi lên đầy sức trẻ, sức xuân, tình đời mà ông hằng nuôi dưỡng.

You might also like