You are on page 1of 3

28 NHẬN ĐỊNH VỀ TRUYỆN NGẮN

1. “Truyện ngắn chính là cách cưa lấy một khúc đời sống” (Tô Hoài)

2. “Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ : Chỉ
liếc qua những đường vân trên cái khoanh gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả
cuộc đời của thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu)

3. “Hay niềm nở nhưng cũng hãy cảnh giác với những chữ và cách đặt câu lúc nào cũng
đứng chực sẵn , lấp ló ngay đầu ngòi bút”.

4. “Truyện ngắn là sự trình bày một sự kiện theo trình tự của câu chuyện diễn biến hoặc
theo trình tự của tâm tình” (Maugham)

5. “Truyện ngắn là một truyện viết rất ngắn gọn , trong đó cái không bình thường hiện ra
như một cái gì đó bình thường, và cái bình thường hiện ra như một cái gì không bình
thường” (Pauxtopki)

6. “Nếu như thơ có những vần luật chặt chẽ , chính xác thì theo tôi hiểu văn xuôi cũng
phải có nhịp điệu của nó” (Pauxtopki)

7. “Cả tư tưởng, cả tính cách nhân vật cũng chưa làm nên truyện ngắn thực thụ. Còn phải
nói cái này nữa: giọng điệu, cái nhạc tính của tâm trạng, cái khiến cho người đọc không
ngừng nảy sinh những liên tưởng , những cảm xúc , thiếu nó, không thể có nghệ thuật”
(Varonin)

8. “Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô của chim muông què quặt, của
hành tinh lạnh ngắt nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người”..

9. “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không
phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra câu hỏi hoặc trả
lời những câu hỏi đó”.

10. “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa
dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ ngoài kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.

11. “Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân”.

12. “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra ra”

13. “Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học”.

14. “Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một
cách thời hợt nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong
sách một cách thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của quá trình nuôi
dưỡng cảm hứng thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn sinh động, thể hiện những
vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người. Nhân vật trong tác
phẩm của một thiên tài thật sự nhiều khi thật hơn cả con người ngoài đời, bởi chính sức
sống lâu bền bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật ta thấy cả một tầng lớp 1 giai
cấp một thời đại thậm chí có nhân vật vượt lên khỏi thời đại có ý nghĩa nhân loại vĩnh
cửu sống mãi với thời gian”.

15. “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết, tôi và các nhà văn cùng chí hướng như
tôi muốn tiểu thuyết là sự thật ở đời”.

16. “Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy là cuộc sống –
trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã cảm
thấy sâu sắc mọi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với
những nỗi lo âu bực bội tuổi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó
chính là cái hơi thở cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại”.

17. “Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà
có”.

18. “Nghệ thuật luôn vận động và phát triển trong sự ràng buộc tự nhiên với đời sống xã
hội. Những giá trị nghệ thuật chân chính từ xưa tới nay đều là sáng tác bắt rễ sâu xa trong
mảnh đất thực tế của thời đại mình. Những đỉnh cao nghệ thuật trong bất kỳ một nền văn
học nào cũng đều được xây cất trên nền tảng vững chắc của thực tại cuộc sống”.

19. “Phong cách là cái còn lại hoặc hạt nhân mà sau khi từ nhà văn chúng ta bóc đi những
cái không phải của bản thân anh ta và tất cả những thứ mà anh ta giống với người khác”.

20. “Văn như con người của nó, văn thâm hậu thì con người nó trầm mà tỉnh, văn ôn nhu
thì con người của nó khiêm mà hòa, văn cao khiết thì con người của nó đạm mà giản, văn
hùng hồn thì con người nó cương và nhanh, văn chuyên sâu thì con người nó thuần túy
mà đứng đắn”.

21. “Phải Chăng Anh chưa bao giờ đọc hàng giấy biết kín mà có có cảm giác rằng anh
cũng có thể viết không kém và đúng nguyên như thế cũng nên, vì trong ấy không có gì là
đặc sắc riêng biệt. Nhưng liền ngay đó anh bắt gặp một mẩu truyện ngắn, một bức phác
thảo, một vài dòng thôi và anh cảm thấy khác hẳn, anh không thể nói được như thế và có
thể là hay hơn hoặc kém hơn, nhất định là phải khác, bởi vì muốn nói được như thế,
muốn bắt đúng cái nốt ấy thì phải có một thanh quản tổ chức đúng như thế, cũng giống
như chim ấy. Đó là nét riêng biệt chủ yếu của một tài năng độc đáo và đầy sức sống”.
22. “Nếu như đó là một nhà văn cũ đã quen thuộc thì câu hỏi không phải là anh ấy là
người như thế nào mà sẽ là: nào anh có thể cho tôi thêm một điều gì mới– Một nhà văn
lớn quyết không thể chỉ có một con dấu”.

23. “Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là một phát minh về hình thức và khám phá mới về
nội dung”

24. “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của chính mình. Cái giọng riêng
của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác”

25. “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo vì vậy Nó đòi hỏi phải có phong cách tức là
phải có nét gì đó rất mới rất riêng thể hiện trong tác phẩm của mình”.

26. “Nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng – chủ quan – của mình, tìm
thất trong những ấn tượng đó cái có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy
có được hình thức riêng” (M.Gorky)

27. “Trong một nhân tài thì một phần mười là thiên bẩm và chín phần mười là nước mắt
và mồ hôi”.

28. “Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người đọc bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về
những điều, nhưng việc ai cũng biết cả rồi”.

You might also like