You are on page 1of 10

LUẬN ÁN BÀN LUẬN VỀ

CHỦ ĐỀ: HÌNH ẢNH CON


CÒ TRONG CA DAO.

Học sinh Vũ Hồng Phúc – 10 Anh 1 – THPT Chuyên Hạ Long


CÁC NỘI DUNG CHÍNH:

I. Mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài.
2. Thực trạng nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.

II. Nội dung:


1. Ca dao là gì?
2. Cơ sở thực tiễn.
3. Đặc điểm của hình ảnh “con cò” trong ca dao.

III. Kết luận:


1. Đưa ra đánh giá về vấn đề vừa nghiên cứu.
I. Mở đầu:

1. Lí do chọn đề tài:
- “Con cò” là hình tượng đặc sắc, khá phổ biến trong ca dao Việt
Nam.

2. Thực trạng nghiên cứu:


- Hình tượng “con cò” đã được sử dụng trong ca dao Việt Nam tuy
nhiên chưa được nghiên cứu một cách kỹ càng về ý nghĩa, tác dụng,
ẩn dụ,… trong cuộc sống và văn học.

3. Mục đích nghiên cứu:


- Nghiên cứu kỹ càng hơn về ý nghĩa, ứng dụng và công dụng của
hình tượng “con cò” trong ca dao Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


- Những tác phẩm ca dao có sự xuất hiện của hình ảnh “con cò”.

5. Phương pháp nghiên cứu:


- Tra cứu các thông tin về hình tượng “con cò” trong ca dao Việt
Nam.
- Tìm, đọc những tác phẩm ca dao có hình ảnh “con cò”.
- Đọc, tham khảo những bài báo cáo khác về chủ đề hình tượng “con
cò” trong ca dao Việt Nam.

II. Nội Dung:

1. Ca dao là gì:
- Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng
những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo
thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.

2. Cơ sở thực tiễn:
Một số bài ca dao Việt Nam có chứa hình ảnh “con cò”:
1.

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!
2.

Cái cò đi đón cơn mưa


Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.

3.

Con cò lấp lé bụi tre


Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời, ở ăn
Sự đời cò lấy làm răn
Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.
4.

Cái cò bay bổng bay lơ


Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.
Đem về nàng nấu nàng rang,
Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.

5.
Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,
Không, không! Tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin ông đứng ông coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!
3. Đặc điểm của hình tượng “con cò” trong ca dao Việt
Nam:

a. Hình ảnh con cò là hình ảnh người nông dân, quê hương:

Con cò là hình ảnh rất quen thuộc với người nông dân Việt Nam, là loài
chim sống gần nước, gần gũi và thân thuộc nhất với người trồng lúa.
Con cò có vẻ ngoài xinh đẹp, quý phái và sang trọng. Con cò trên lưng
trâu bắt ruồi, ve và chăm sóc con trâu, là người bạn đồng hành làm việc
của người nông dân. Nó còn là hình ảnh của sự cần cù, chịu khó, chịu
đựng, tự lực, tự cường, nó biết dựa vào sức mình và chỉ biết tự lo cho
mình, con cái của nó, và gia đình, dòng họ, dòng tộc, đất nước của nó,
cũng giống như người nông dân Việt Nam. Và qua đó ta thấy được rằng
tại sao hình tượng con cò đã xuất hiện trong nhiều bài ca dao nói về làng
quê. Hễ sao cứ nhắc đến cánh cò là người ta lại nhớ đến những thải cỏ
xanh ngát, những rậm tre rì rào tiếng gió. Điều đó đã được thể hiện trong
một số bài ca dao cụ thể như:
Bài “con cò bay lả bay la”
Con cò, là cò bay lả, lả bay la
Bay từ là từ cửa phủ
Bay qua là qua cánh đồng
Bài:
Cái cò, cái vạc, cái nông
Ba con cùng béo vặt lông con nào

b. Ẩn dụ về một số người trong cuộc sống đáng trách


Con cò là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, nhưng trong một số
ca dao, thơ ca, hình ảnh con cò được dùng như ẩn dụ cho những thói hư
tật xấu của người dân. Giống như câu hát dân ca đó:
Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai
Có đánh thì đánh sớm mai,
Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm!.
Bài hát dân ca này được trích từ tuyển tập “Dân ca Việt Nam”. Ở đây,
bài thơ sử dụng con cò như một ẩn dụ cho sự ngược đãi, những người
chồng độc ác, bạo lực gia đình thời bấy giờ. Bài hát dân ca này lợi dụng
sự việc trên để truyền tải một thông điệp đầy ý nghĩa và lên án những
thói hư tật xấu của người chồng bạo hành.

c. Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam xưa


Trong ca dao Việt Nam, con cò đôi khi được ví với hình ảnh người
phụ nữ vất vả, chịu khó. Hình tượng con cò có lẽ để lại trong tâm trí
chúng ta ấn tượng khó quên bởi tấm thân mảnh khảnh, bộ lông và đôi
cánh trắng ngần đã thể hiện được sự trong trắng, ngây thơ của người con
gái Việt Nam. Tuy có thân hình nhỏ bé, xong con cò vẫn tần tảo đi kiếm
mồi, chăm sóc cho gia đình mà không ngại khó, ngại khổ. Qua đó, ta
thấy được ca dao đã lồng ghép hình ảnh một người phụ Việt Nam chịu
khó, cần cù mà trong trắng qua hình tượng “con cò”.
Điều này đã được thể hiện đặc biệt rõ nét qua một số tác phẩm ca dao
tiêu biểu như “Con cò mà đi ăn đêm”. Trong tác phẩm này, con cò dù bị
bắt vẫn xin được nấu bằng nước trong để ngay cả khi chết vẫn giữ được
sự trong trắng:
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao!
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Một bài ca dao khác cũng nói về thân phận con cò, trong đó đã vẽ lên
hình tượng một người vợ, người mẹ giàu đức hy sinh cho chồng, cho
con. Người vợ, người mẹ ấy vẫn cặm cụi như thân cò lặn lội sớm hôm,
vẫn chịu muôn ngàn đắng cay để cho chồng có thể bằng bạn, bằng
người.
Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Cho anh đi trẩy nước non Cao Bằng.

d. Là hình ảnh gợi lên phẩm chất tốt đẹp của tầng lớp binh dân
Người nông dân Việt Nam rất gần gũi và gắn bó với đàn cò. Họ coi con
cò là một người bạn. Ngắm từng đàn cò trắng bay trên cánh đồng bao la,
người ta có cảm giác nhẹ nhõm đến lạ, quên đi mọi mệt nhọc sau một
ngày lao động. Thân cò mảnh khảnh, thân cò gầy và lông có màu trắng
tinh. Cò có vẻ đẹp bình yên biết bao! Khi nhìn con cò đứng bên bờ đồng
rỉa lông, hay khi nhìn thấy con cò bay trong gió, ta liên tưởng đến hình
ảnh người phụ nữ. Vẫn một thân hình mảnh mai, cũng một thân hình
mảnh dẻ, một biểu cảm rất hiền lành, trìu mến, dịu dàng nhẹ nhàng có
thể thấy ở những người phụ nữ nông dân, những bà mẹ, người phụ nữ
nông thôn Việt Nam.
Hình ảnh con cò được nâng lên để tượng trưng cho những đức tính tốt
đẹp của người nông dân như cần cù, chịu khó, cần cù, cần cù, hiền lành,
giản dị… Đọc lời ca dao càng cảm động hơn. Ca dao không chỉ truyền
tải hình ảnh người nông dân cần cù, chịu đựng gian khổ mà còn thể hiện
rõ nét những thử thách trong suốt cuộc đời của người mẹ Việt Nam.
Con cò được so sánh với người nông dân, bởi trong ca dao cổ, hình ảnh
con cò thường nói về cuộc đời, số phận của người nông dân, bởi cò là
loài động vật mỏng manh vất vả đi tìm thức ăn. Những đặc điểm này gần
gũi với đặc điểm, địa vị của người nông dân.

e. Hình tượng con cò khởi thuỷ các cung bậc tình yêu bắt đầu bằng
nỗi nhớ :
Nhìn đàn cò bay lượn trên không, khiến cho lòng những cặp đôi bồn
chồn nhung nhớ. Đặc biệt trong xã hội phong kiến xưa, khi con người ta
không được sống thật với những cảm xúc của mình mà bị xã hội gò bó,
ép buộc thì hình ảnh cánh cò bay lượn trên cao đã thể hiện sức sống,
niềm khao khát tự do trong tình yêu một cách mãnh liệt :
Một đàn cò trắng bay quanh,
Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta.
Hay:
Con cò lặn lội bờ ao
Phất phơ hai dải yếm đào gió bay
Hoặc bài
Con cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
...

III. Kết luận :


Hình tượng ‘con cò’ trong ca dao Việt Nam đã được khai thác một
cách tỉ mỉ với những ý nghĩa và tác dụng sâu sa. Qua hình ảnh con cò,
chúng ta đã thấy được sự bình dị của làng quê hay chính con người nơi
đó. Đồng thời, ta thấy được hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam tần
tảo, cần mẫn, chịu khó mà một đời trong trắng qua hình ảnh cánh cò đó.
hình tượng ‘con cò’ trong ca dao Việt Nam còn có tác dụng phê phán,
phê trách một số cá nhân hoặc một số thành phần trong xã hội đã không
sống đúng với lẽ vợ chồng, phản đối kịch liệt bạo lực gia đình nói riêng
và bạo lực nói chung. Và những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân
và tầng lớp bình dân nói chung thời đó cũng đã được thể hiện rõ nét qua
hình ảnh con cò. Ngoài ra, cánh cò bay còn thể hiện được khát vọng tự
do trong tình yêu. Tổng kết lại, ta thấy được đây là một hình tượng hết
sức ý nghĩa và có sức ảnh hưởng lên nhiều khía cạnh của cuộc sống
cũng như ca dao, văn học.

You might also like