You are on page 1of 1

TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN TRI

Báo cáo nghiên cứu về vấn đề văn học dân gian


Đề tài: Hình tượng con cò trong ca dao, dân ca Việt Nam
-Người thực hiện:
1.Khánh 2.Trung Nghĩa 3.Tuấn Nghĩa 4.Vi Huy 5.Hội 6.Xuyến 7.Hà Hường 8.Đào 9. Linh
I.Đặt vấn đề
1.Lý do chọn hình tượng:
- Con cò là hình tượng đặc sắc, khá phổ biến trong văn học dân gian Việt Nam nói chung và ca dao
Việt Nam nói riêng.
II.Giải quyết vấn đề:
*) phân tích ý nghĩa của hình tuợng:
-Cò được nêu lên trong bài ca dao và đôi khi được ví von với người phụ nữ hay thân phận vất vả, tần
tảo của người phụ nữ. Ca dao Việt Nam đã dùng hình ảnh con cò là biểu tượng để lại dấu ấn sâu đậm
nhất trong tâm thức mỗi con người Việt vì cánh cò mỏng manh, nhỏ bé, cần cù mà trắng trong như
người phụ nữ suốt một đời
- Hình tượng con cò còn được khai thác ở ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng
người mẹ lúc nào cũng theo sát bên con. Dù là ở đâu, dù là lúc nào, dù là
cuộc sống có nhọc nhằn ra sao thì mẹ vẫn luôn ở bên con. Hình tượng ấy
được khái quát thành một quy luật sâu sắc, bền vững của tình mẫu tử, được
biểu hiện qua bài ca dao:
Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non.
Nàng về nuôi cái cùng con,
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.

*) nhận xét, đánh giá sức sống của hình tượng được tái sinh trong thơ ca đời sau:
- hình tượng con cò đã trở thành một phần không thể thiếu trong tư duy và ý thức của người Việt Nam.
Con cò là nguồn cảm hứng và niềm tự hào của người dân trong việc vượt qua khó khăn và tìm kiếm
hạnh phúc do đó sẽ luôn ở các thơ ca đời sau này.
III. Kết luận:
*)Khẳng định giá trị đặc sắc của hình tượng:
-Con cò là biểu tượng quan trọng trong văn hóa Việt Nam, là một biểu tượng tinh thần của người Việt,
những nét đẹp và giá trị đáng quý của người phụ nữ Việt Nam, cũng như tinh thần cần cù và chịu khó
của người dân nơi đây. Bức tranh đa diện của văn hóa Việt Nam hiện lên trước mắt ta, tạo nên sự tự
hào và tình yêu đối với quê hương.
IV.Danh mục tài liệu tham khảo:
-Vũ Nghọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Văn học, 1956
-Hải Yến Ca dao tục ngữ Việt Nam , NXB Văn học
-Bài thờ “Con Cò” của Chế Lan Vien

You might also like