You are on page 1of 3

THỜI TRANG TỪ ĐỘNG VẬT

Thế nào là thời trang từ động vật?

Thời trang là là một sự thể hiện thẩm mỹ phổ biến tại một thời gian, địa điểm cụ thể, trong
một bối cảnh cụ thể bằng cách sử dụng quần áo, giày dép, lối sống, phụ kiện, cách trang
điểm, kiểu tóc và tỷ lệ cơ thể.

Động vật là tất cả vật có thể tự di chuyển được.

Thời trang từ động vật ở đây được hiểu là các loại quần áo được làm những bộ phận
của động vật như lông, da,…

Lịch sử thời trang từ động vật

Hallet tin rằng người Neanderthal châu Âu và các họ hang khác đã làm quần áo từ long, da
động vật cách đây 120.000 năm trước đặc biệt là khi họ sống trong môi trường ôn đới và lạnh
giá.

Ở Bắc Cực, những chiếc áo lông trở thành trang phục giữ nhiệt hàng ngày của dân tộc
Inuit. Còn tại vùng Scandinavia, Nhật Bản và Nga, áo lông được xem là một phần của
trang phục truyền thống của đất nước.
Theo thời gian, áo long thú bắt đầu có sự thay đổi vì con người không chỉ dùng nó để ủ ấm mà còn cảm
nhận được sự an toàn khi khoác lên mình chiếc áo này. Cách đây khoảng 30.000 năm lịch sử, con người
đã bắt đầu biết dùng những mũi kim đơn gian từ xương thú làm nên các trang phục may từ lông và da
động vật.

CHÚNG TA THƯỜNG COI ĐỘNG VẬT LÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH, GIÚP CHO CUỘC SỐNG TRỞ
NÊN THÚ VỊ VÀ TRỌN VẸN HƠN. TUY NHIÊN, NHIỀU NGƯỜI VẪN MẠC TRÊN MÌNH NHỮNG BỘ QUẦN ÁO
ĐƯỢC LÀM BẰNG DA THÚ. VIỆC SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC ĐỘNG VẬT ĐỂ SẢN XUẤT RA QUẦN ÁO CHO CON
NGƯỜI DẪN ĐẾN CÁC “NÚI XÁC CHẾT” CHỒNG CHẤT CỦA HÀNG NGHÌN LOÀI ĐỘNG VẬT NHƯ LÀ CÁO,
CHỒN, THỎ, HỔ VÀ GẤU…

Cách con người đã khai thác động vật cho ngành thời trang.

Da thuộc là một vật liệu phổ biến dùng để làm ra các sản phẩm thời trang như là: túi xách, giày và
thắt lưng da. Loại vatah liệu này thường được lấy từ động vật cũng được sử dụng làm thực phẩm. Một số
tài liệu đã ghi lại hình ảnh những con bò bị chặt chân để không thể bỏ chạy khi bị lột da lúc còn sống, một
số con khá thì bị đánh đập và hành hạ trước khi bị đem vào phòng mổ.

Nhiều con thú bị nhốt trong cùng một chuồng nhỏ hẹp, phải đè lên nhau khiến cho các loài thú
này bị gãy xương cổ và lưng. Những chuồng thép này còn được đặt lên trên phân của các con thú bị nhốt,
rất dễ gây bệnh cho thú vật. Nhưng đa phần là chúng sẽ bị giết trước trước khi đầy một tuổi.

Thông thường, khoảng 35 con vật bị giết để làm ra được một chiếc áo khoác. Hãy tưởng tượng
có bao nhiêu con vật phải hy sinh để một công ty thời trang có thể sản xuất đủ cho bộ sưu tập của họ.

Ngoài những trại nuôi thú để lấy lông, hang triệu động vật ngoài thiên nhiên cũng bị săn đuổi và
gài bẫy để khai thác long. Những con vật mắc bẫy phải chịu khổ đến nhiều ngày vì đói khát, hoặ bị giết bởi
các động vật và thợ săn khác. Lông vũ không phải là vật liệu đầu tiên mà chúng ta sẽ nghĩ tới khi nhắc về
thời trang hiện nay. Nhưng những loài chim như ngỗng phải chịu đựng một quá trình nhổ long trong đau
đớn, khi chúng còn hoàn toàn tỉnh táo.

Tiếng kêu thét đằng sau tấm áo.


Lông và da động vật được coi là một vật liệu quyền uy nhất của ngành công nghiệp thời trang.
Không những có giá trị cao mà nó còn đem tới vẻ sang trọng, vương giả cho người mặc.

LIỆU CO SGIF LÀ NGHỊCH LÝ KHI HÀNG NGÀY CÁC FASHIONISTA ÔM ẤP, YÊU CHIỀU THÚ CƯNG LẠI
CÓ THỂ HÂN HOAN, HỒ HỞI MẶC TRANG PHỤC ĐƯỢC LÀM NÊN BỞI CHÍNH ĐỒNG LOẠI CỦA NHỮNG
NGƯỜI BẠN NHỎ BÊN CẠNH MÌNH?

Hàng năm, theo thông kê của các tổ chức phi chính phủ về bảo tồn môi trường, có hang triệu
động vật hoang dã bị giết hại để nhàm cung cấp da, long, sừng cho ngành công nghiệp thời trang. Lông
thú nuôi tự nhiên được ưa chuộng một thì lông, da thú hoang dã phải được săn lùng gấp mười bởi tính
chất “đẳng cấp”, hiếm, độc của mình. Đây cúng là một trong những nguyên nhân chính khiến hang nghìn
loài động vật có tên trong danh sách đỏ đứng bên bờ tuyệt diệt và vô số loài quý hiếm đã bị tuyệt chủng.
Cái chết thương tâm của chúng có thể chỉ bị đánh đổi để tạo nên những món đồ phù phiếm, kiêu sa có
thể sẽ nằm lãng quên hang thập kỷ trong tủ quần áo bệ vệ của những quý bà sành mốt chỉ sau một vài lần
sử dụng.

Ngay tại Canada, một đất nước được coi là tiến bộ văn minh, nạn thảm sát động vật để lấy lông, da
cũng nhức nhối tới không ngờ. Mỗi năm có tới 3.332.250 cá thể, cả động vật hoang dã lẫn thú nuôi bị giết để
lấy da, lông nhằm cung cấp cho ngành công nghiệp thời trang. Nhiều nhất trong số này là chồn, cáo, hải cẩu,
thỏ, sóc, gấu và cả chó sói... Tất cả những con vật này đều bị đối xử tàn tệ, nhốt trong một chiếc chuồng chật
chội, không có nước uống và thức ăn trong vài ngày trước khi bị lôi ra đập mạnh bằng gậy, bị dẫm mạnh vào
đầu hoặc rach để lấy lông, da ngay khi chúng còn sống. Nhiều con đã chết ngay trong chuồng vì bị “bạn tù” đạp
lên người nhằm tìm đường thoát thân. Một số khác ra đi thảm thương vì đói, khát, nhiễm trùng. Tuy nhiên như
thế cũng không có ảnh hưởng gì mấy tới chủ các trang trại này vì thịt của chúng chỉ là thứ yếu, cái đáng quan
tâm là lông và da, món hời lớn có lợi nhuận khổng lồ khi bán cho các hãng thời trang

Trung Quốc, đất nước có ngành công nghiệp khai thác lông, da đang rất phát triển, lại là nơi có
hình thức giết hại động vật dã man nhất. Mỗi năm tại đây có khoảng 2 – 3 triệu con chó, mèo bị
giết để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất đồ may mặc. Sở dĩ có số lượng lớn như thế này
vì phải cần rất nhiều lông thú mới có thể làm nên được các sản phẩm thời trang. Mặc một chiếc
áo choàng bằng lông hoặc da thú thật đồng nghĩa với với việc bạn có thể đã khoác lên mình bộ
lông của 3 -5 con sói, 8 con hải cẩu, 10-15 con chó trưởng thành, 10-20 con cừu, 20-30 con mèo,
30-40 con thỏ, 60-70 con chồn, 100 – 120 hamster, 100 – 400 con sóc… Những con thú được bắt
hoặc nuôi theo kiểu công nghiệp. Người ta nhốt chúng trong những chiếc lồng hoặc chuồng bẩn
thỉu, chật chội ở ngoài trời bất kể thời tiết. Thậm chí để ngăn chặn tiếng kêu la của chúng, người
ta còn cắt lưỡi, chọc mù mắt của các con vật đáng thương để chúng không thể gây tiếng ồn hoặc
nhìn thấy đồng loại bị giết, hạn chế việc nhao nhao lên làm loạn. Thời tiết cũng được coi như
một thứ công cụ để các “món hàng” thêm giá trị, người chủ sẽ nhốt những con vật trên ngoài
trời mưa lạnh, gió bấc để khí hậu rét buốt khiến theo cơ chế thích nghi giúp lớp lông chúng thêm
dày, sẽ có giá trị kinh tế hơn.
Để lấy da một con chó, những tay thợ máu lạnh thường dùng dây kim loại xiết cổ, cắt chân và
đâm dao nhọn vào bẹn để lột da khi nó còn sống. Mèo thì bị treo ngược lên và cũng bị lột da
sống. Thỉnh thoảng cũng có trường hợp nhân đạo hơn khi tay đồ tể chích điện gây tê hoặc đổ
nước làm mèo chết ngạt trước khi giết. Cáo bị giết bằng cách dùng luồng điện mạnh chích vào
hậu môn, nhiều con khác bị dẫm nát đầu trước khi đem lột lông hoặc bị bẻ gẫy cổ để thao tác cho
nhanh…. Tất cả tạo nên một bộ phim giết chóc đầy bạo lực, máu me. Nhiều người sau khi chứng
kiến đoạn video clip lấy da một con chồn tại Trung Quốc trên Youtube đã phải bàng hoàng và mất
ngủ khi tận mắt thấy con chồn đó vẫn còn sống, với thân hình đỏ hỏn be bét máu vì bị lột da, đôi
mắt nó tròn xoe ngấn nước như van lơn, cầu khẩn, thể hiện sự tuyệt vọng tới khôn cùng. Và mọi
sự đau đớn tột đỉnh mà những loài động vật phải chịu đựng trong các xưởng sơ chế đó đều chỉ để
phục vụ một mục đích đơn giản, đó là tạo ra những bộ quần áo vô tri vô giác sang trọng.
Tổ chức PETA (Hội nhân đạo bảo vệ động vật) đã khẳng định: ”Mặc trang phục làm từ lông hay
sử dụng đồ da là bạn đang vô tình tắm máu của biết bao con thú vô tội và gián tiếp hủy hoại trái
đất”. Ý kiến này đã nhận được rất nhiều sự đồng tình của người dân tại các nước Phương Tây
khiến họ phải đối mặt với con số hơn 50 triệu động vật bị giết chỉ để phục vụ ngành công nghiệp
thời trang. Nhiều fashionista đã phải giật mình ngoảnh lại xem mình đã và đang sở hữu bao nhiêu
món đồ có quá khứ “bất hảo” như thế.
KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN NGÀNH THỜI TRANG MAY MẶC NGÀY MỘT PHÁT TRIỂN
ĐEM TỚI CHO NHÂN LOAI NHIỀU LỢI ÍCH, NIỀM VUI, CẢM HỨNG SÁNG TẠO… TUY
NHIÊN KHÔNG CÓ GÌ LÀ HOÀN MỸ, NÓ CŨNG GÂY RA HÀNG LOẠT NHỮNG MỐI
NGUY HẠI CHO CHÚNG TA.

You might also like